Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường tài chính hàng đầu, tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳng như các NHTM trong nước. BIDV Từ Sơn được thành lập từ tháng 01/9/2006 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II thuộc BIDV Bắc Ninh.Trong những năm đầu hoạt động là một chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam đối tượng khách hàng cá nhân chưa thực sự được chú trọng và phát triển nhiều. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển các dịch vụ NHBL trên địa bàn của BIDV Từ Sơn, BIDV Từ Sơn đã tổ chức cơ cấu lại bộ máy và định hướng kinh doanh tập trung vào các dịch vụ NHBL song hành cùng với những thế mạnh vốn có (nhiều làng nghề truyền thống: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Vân Hà, Liên Hà, Sắt thép Đa Hội, Chợ vải Ninh Hiệp…) đưa hoạt động này trở thành một hoạt động cốt lõi của Ngân hàng. Từ đó xuất hiện nhu cầu vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra một thị trường tín dụng giàu tiềm năng, tuy nhiên việc đầu tư vốn vào khu vực làng nghề còn cầm chừng, phân tán ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và chất lượng của các làng nghề. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn”.
Trang 1mẫn văn khánh
phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng tmcp
đầu t và phát triển việt nam - chi nhánh từ sơnChuyên ngành: quản trị kinh doanh thơng mại
Ngời hớng dẫn khoa học :
pgs.ts nguyễn văn tuấn
Hà Nội - 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu ”Phát triển cho vay sản xuất kinhdoanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng TMCP đầu tư
và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn” là của riêng tôi, dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn Kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, số liệuđược sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Luận văn không sao chép bất
kỳ công trình nghiên cứu nào đã từng công bố
Tác giả luận văn
MẪN VĂN KHÁNH
Trang 3Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn: “Phát triển cho vay sảnxuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàngTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn”, em đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ và góp ý quý báu của Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tếQuốc dân
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ tình cảm chân thành và gửi lời cảm ơn tới toànthể thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đặc biệt là các thầy côgiáo Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã tận tình dạy bảo, truyền đạt lại cho emnhững kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại nhà trường
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, người đã dànhrất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, bổ sung ý tưởng và giúp đỡ
em hoàn thành tốt bài luận văn này
Nhân đây, em cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và anh chị em đồngnghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Từ Sơn đã hỗ trợ, tạo điều kiện và động viên em trong quá trình thực hiệnluận văn này
Em xin chân thành cảm ơn
Tác giả luận văn
MẪN VĂN KHÁNH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
1.1 Tổng quan về phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề 5
1.1.1 Những vấn đề cơ bản của làng nghề 51.1.2 Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trongcác làng nghề 71.1.3 Sự cần thiết phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ giađình trong làng nghề của ngân hàng thương mại 9
1.2 Nội dung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề tại ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hoạt động cho vay sản xuấtkinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề 111.2.2 Phát triển khách hàng vay trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanhcủa cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề 131.2.3 Phát triển phương thức cho vay trong hoạt động cho vay sản xuất kinhdoanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề 141.2.4 Phát triền hệ thống cung ứng dịch vụ trong hoạt động cho vay sản xuấtkinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề 16
Trang 51.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay sản xuất kinh doanh
của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề tại ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 19
1.3.2 Nhân tố thuộc về làng nghề 23
1.3.3 Nhân tố khách quan 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY SXKD CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TẠI BIDV TỪ SƠN 27 2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn 27
2.1.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Thị xã Từ Sơn và các vùng lân cận 27
2.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn 28
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn 30
2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 38
2.2.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 38
2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay SXKD của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 44
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển cho vay SXKD của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 54
2.3.1 Kết quả đạt được 54
2.3.2 Hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân 64
Trang 6BIDV TỪ SƠN 69
3.1 Định hướng phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình
trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn trong thời gian tới .69
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn trong thời gian tới 69
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn 72
3.2 Giải pháp phát triển cho vay SXKD trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 73
3.2.1 Giải pháp đối với Ngân hàng 73
3.2.2 Giải pháp đối với khách hàng 86
3.3 Một số kiến nghị 90
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 90
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 92
3.3.3 Kiến nghị với các làng nghề 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7T
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
20 QLKHDN Quản lý khách hàng doanh nghiệp
Trang 8BIDV Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam
Ngân hàng Thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 9Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn năm 2012 đến năm 2014 32
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng BIDV Từ Sơn 35
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh BIDV Từ Sơn 37
Bảng 2.4: Kết quả cho vay theo sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề 47
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 49
Bảng 2.6: Kết quả cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình theo địa bàn 52
Bảng 2.7: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân hộ gia đình tại một số ngân hàng tại Từ Sơn 53
Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay SXKD của khách hàng 54
Bảng 2.9: Lãi suất cho vay của một số ngân hàng trong địa bàn Từ Sơn 57
Bảng 2.10: Đánh giá chất lượng phục vụ dịch vụ của khách hàng 61
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn xác định khách hàng tín dụng bán lẻ mục tiêu 80
HÌNH Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Từ Sơn 30
Hình 2.2: Huy động vốn cuối kỳ (2012-2014) 31
Hình 2.3: Dư nợ tín dụng cuối kỳ BIDV Từ Sơn 34
Hình 2.4: Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn 45
Hình 2.5: Tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tại một số ngân hàng địa bàn Từ Sơn 54
Hình 2.6: Số lượng khách hàng có quan hệ với BIDV Từ Sơn 56
Trang 11mẫn văn khánh
phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng tmcp
đầu t và phát triển việt nam - chi nhánh từ sơnChuyên ngành: quản trị kinh doanh thơng mại
Ngời hớng dẫn khoa học :
pgs.ts nguyễn văn tuấn
Hà Nội - 2015
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với nềnkinh tế thế giới Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt,
mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường tài chính hàng đầu, tuynhiên cũng đặt ra không ít thách thức khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinhdoanh bình đẳng như các NHTM trong nước
BIDV Từ Sơn được thành lập từ tháng 01/9/2006 trên cơ sở nâng cấp từchi nhánh cấp II thuộc BIDV Bắc Ninh.Trong những năm đầu hoạt động là mộtchi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam đối tượng khách hàng cá nhân chưathực sự được chú trọng và phát triển nhiều Tuy nhiên, nhận thức được tầmquan trọng và tiềm năng phát triển các dịch vụ NHBL trên địa bàn của BIDV
Từ Sơn, BIDV Từ Sơn đã tổ chức cơ cấu lại bộ máy và định hướng kinh doanhtập trung vào các dịch vụ NHBL song hành cùng với những thế mạnh vốn có(nhiều làng nghề truyền thống: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, HươngMạc, Vân Hà, Liên Hà, Sắt thép Đa Hội, Chợ vải Ninh Hiệp…) đưa hoạt độngnày trở thành một hoạt động cốt lõi của Ngân hàng Từ đó xuất hiện nhu cầuvốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra một thị trường tín dụng giàutiềm năng, tuy nhiên việc đầu tư vốn vào khu vực làng nghề còn cầm chừng,phân tán ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và chất lượng của các làng nghề Vì
vậy tôi chọn đề tài: “Phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn”.
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làngnghề là hoạt động tăng quy mô cả số lượng và chất lượng dư nợ cho vay nhằm thựchiện mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tăng, đảm bảo ngân hàng phát triển bền vữngtrong nền kinh tế thị trường Do đó ngân hàng phát triển theo bốn hướng:
Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hoạt động cho vay sản xuất
kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề: Để phát triển đươc cho
vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề, ngân hàngcần nâng cao các tiện ích của sản phẩm đã có, phát triển mới các sản phẩm kháctương tác hỗ trợ các sản phẩm trước, phát triển và đa dạng hóa các danh mục chovay cá nhân, hộ gia đình cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của các sản phẩm
đó, để phát triển được những điều trên, ngân hàng cần phải phát triển và ưu tiên vềvấn đề phát triển kiến thức về dịch vu, sản phẩm Điều rất quan trọng là các nhânviên chi nhánh phải có được kiến thức về sản phẩm một cách thích đáng, để nhậnbiết được nhu cầu của khách hàng, và có thể phát họa những dịch vụ của NH đểthỏa mãn những nhu cầu đó Trong việc phát họa dịch vụ mới để chắc chắn rằngnhững nguyên tắc thích hợp được thiết lập sẽ khuyến khích sự phát triển kinh doanhtrong cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề mộtcách tích cực
Phát triển khách hàng vay trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của
cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề: Khách hàng chính là những người
cung cấp hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổchức Đối với NHTM, khách hàng không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn lànhững đối tượng cung cấp vốn cho hoạt động của một ngân hàng Các chiến lượchoạt động marketing đối với phát triển khách hàng của ngân hàng Sau khi xác
Trang 14định được thi trường mục tiêu, ngân hàng tập trung vào nhưng tính đồng nhất vềnhu cầu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để xây dựng một chương trìnhmarketing không phân biệt nhằm thu hút được đông đảo khách hàng, mở rộngdoanh số và tăng hình ảnh của ngân hàng mình bằng cách tuyền truyền quảngcáo rộng với quy mô lớn để tạo uy tín, hình ảnh của sản phẩm dịch vụ ngân hàngphù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Phát triển phương thức cho vay trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề: Thời hạn cho vay sản xuất kinh
doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề của ngân hàng cũng phong phú
và đa dạng Nó có thể cung cấp các khoản tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, cũng cóthể cho vay dài hạn tuỳ vào nhu cầu và điều kiện của khách hàng cần nguồn vốn.VìVậy những phương thức cho vay được áp dụng triển khai trong cho vay SXKD của
cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề sau: Phương thức cho vay từng lần,Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, Cho vay trả góp, Cho vay thấu chicầm cố sổ tiết kiệm
Phát triền hệ thống cung ứng dịch vụ trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề:Mạng lưới văn phòng giao
dịch, chi nhánh trong phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ giađình cũng rất cần thiết, một địa điểm phù hợp, thuận tiện cho giao dịch sẽ tiết kiệm
và đẩy nhanh tiêu thụ Hiện nay, có các cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ như: cungcấp tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ; cung cấp một số dịch vụ ngân hàng đặc biệthay chuyên biệt; tự động hoàn toàn nhờ vào kỹ thuật điện tử.Đặc biệt, việc pháttriển hệ thống cung ứng dịch vụ càng cần thiết hơn đối với cho vay cá nhân, hộ giađình trong các làng nghề, bời việc phát triển mở rộng thêm các văn phòng giao dịch,chi nhánh thể hiện để khách hàng biết đến hình ảnh của ngân hàng nhiều hơn cũngnhư quản lý khách hàng được tốt hơn tại từng chi nhánh, từng khu vực khác nhau
Trang 15CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY SXKD CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TẠI BIDV TỪ SƠN
Kết quả cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làngnghề tại BIDV Từ Sơn: Năm 2012 dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề cuối kỳ đạt 650 tỷ đồng Năm 2013, dư nợ tín dụngcuối kỳ đạt 931 tỷ đồng, tức tăng 281 tỷ đồng (tương đương 43,23%) so với năm
2012 Đến năm 2014, dư nợ tín dụng tăng 77 tỷ đồng so với năm 2013 (tươngđương tăng 8,27%) và ở mức 1008 tỷ đồng Để giải thích việc dư nợ cho vay sảnxuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tăng lên mạnh vàonăm 2013 là do đường lối đúng đắn của BIDV Từ Sơn, phát triển cho vay bán lẻ tạicác làng nghề truyền thống như đồ gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc; sắt thép ĐaHội, Đa Vạn; chợ vải Ninh Hiệp do tình hình thị trường tại các làng nghề đồ gỗ
mỹ nghệ trở nên sôi động trở lại nên nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ gia đình tăngcao Bên cạnh đó, BIDV Từ Sơn còn phát triển mạnh sản phẩm cho vay thấu chicầm cố bằng sổ tiết kiệm Đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 11% là do ảnhhưởng bởi suy thoái kính tế nên ngân hàng thắt chặt hơn trong việc cho vay
Xét theo loại hình sản phẩm: Trong những sản phẩm tín dụng BIDV Từ sơn cungcấp ra thị trường, chủ yếu sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác do lãi suất cho vaycủa BIDV Từ Sơn thấp hơn, khách hàng tìm ở đây thấy giá rẻ và an toàn, thủ tục đơngiản, thuận tiện, nhanh gọn Hiện tại BIDV Từ Sơn áp dụng các sản phẩm để phát triểncho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề là: Cho vay
hộ kinh doanh, cho vay thấu chi SXKD, cho vay mua sắm tài sản cố định
Trong các sản phẩm phục vụ cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ giađình trong các làng nghề của BIDV Từ Sơn, sản phẩm cho vay hộ kinh doanhchiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất, trên 80% tổng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanhcủa cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinhdoanh của BIDV trong năm 2013 đạt 931 tỷ đồng, tăng về số tuyệt đối so với năm
Trang 162012 là 281 tỷ đồng Năm 2014, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộgia đình trong các làng nghề tăng chậm hơn so với năm 2013 và tăng tuyệt đối sovới năm 2013 là 77 tỷ đồng, nhưng ở năm 2014 ngoài việc cho vay với hộ sản xuấtthì BIDV còn tập trung phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ như cho vay thấu chi nên
tỷ lệ phân bố dư nợ tín dụng cho các đối tượng tương ứng với các sản phẩm là khác
so với xu hướng của các năm trước Tỷ trọng của dư nợ của các sản phẩm năm 2014phần lớn đều tăng so với năm 2013 do ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cácsản phẩm và dịch vụ đặc biệt là sản phẩm cho vay thấu chi cầm cố bằng sổ, thẻ tiếtkiệm, giấy tờ có giá
Sản phẩm cho vay mua sắm tài sản cố định tăng nhẹ, năm 2013 là năm mà thịtrường đồ gỗ mỹ nghệ sôi động nên nhu cầu mua sắm máy đục, máy xẻ,nhàxưởng phục vụ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ tăng mạnh do đó chính sáchtín dụng ngân hàng nới lỏng hơn và có nhiều điểm tiện ích thuận lợi hơn
Cho vay thấu chi, cầm cố bằng giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng tương đối lớn,hầu hết các sản phẩm đều có xu hướng tăng lên, cho vay thấu chi cầm cố bằng giấy
tờ có giá có xu hướng tăng cao
Về quy mô hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề: Quy mô hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề tại chi nhánh BIDV Từ Sơn có tăng trưởng quatừng năm, năm 2013 tăng 43,51% đến năm 2014 thì tăng trưởng 8,4% Năm 2014tăng trưởng thấp, điều này cũng là do nguyên nhân khách quan: thị trường kinhdoanh của các cá nhân tại các khu vực làng nghề chịu ảnh hưởng sâu sắc từ việctranh chấp trên biển Đông, cá nhân và hộ sản xuất gia đình khó có thể bán hàngđược Ngoài ra, thị trường trên địa bàn thị xã Từ Sơn nhỏ hẹp mà lại có rất nhiềuNgân hàng thương mại hoạt động lên việc cạnh tranh trong năm 2014 càng khốc liệthơn những năm trước Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân chủ quan từ phía Ngânhàng do có những chính sách thắt chặt trong việc cho vay
Xét theo địa bàn cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn: Dựa vào kết quả cho vay sản xuất kinh doanh của
Trang 17cá nhân, hộ gia đình phân theo địa bàn, địa bàn Đồng Quang luôn chiếm tỷ trọngcao trên 50% dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình do khuvực này tập trung các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc nên nhu cầu vay lớn vì vậy BIDV Từ Sơn xác định Đồng Quang là địa bàn trọngđiểm và chú trọng đầu tư phát triển Ngoài ra các địa bàn như Ba Gia, Châu Khê,Yên Phong cũng tập trung nhiều làng nghề như làng vải Linh Hiệp, sắt Đa Hội,nhôm đồng phế liệu Văn Môn BIDV xác định đó là thị trường tiềm năng cho nênchủ trương của BIDV Từ Sơn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên các địa bàn này vàthực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với từnglàng nghề nhằm thu hút các khách hàng vay Năm 2014 dư nợ cuối kỳ địa bàn ĐồngQuang đạt 565, tăng 40 tỷ đồng so với năm 2013 do thị trường đồ gỗ mỹ nghệ cóchiều hướng đi xuống nên BIDV Từ Sơn thắt chặt hơn trong việc cho vay thị trườngnày Ngoài ra nhận thấy các địa bàn Ba Gia, Châu Khê, Yên Phong là thị trườngtiềm năng và là thị trường kinh doanh ổn định cho nên BIDV Từ Sơn đã có chínhsách phù hợp cùng sự cố gắng của các cán bộ, công nhân viên cùng sự chỉ đạo củaban lãnh đạo mà các địa bàn này mới được chú trọng phát triển và đã cho kết quảtốt, cụ thể như địa bàn Yên Phong năm 2014 dư nợ đạt 75 tỷ đồng chiếm 7,45%tăng 38 tỷ đồng Địa bàn Ba Gia năm 2014 đạt 100 tỷ đồng tăng 30 tỷ đồng Địabàn Từ Sơn tập trung nhiều ngân hàng nên sự cạnh tranh quyết liệt nên sự phát triểnđịa bàn này khó khăn nhưng luôn chiếm tỷ trọng trên 15% dư nợ cho vay SXKDcủa cá nhân, hộ gia đình của chi nhánh
Trang 18CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY SXKD CỦA
CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TRONG CÁC LÀNG NGHỆ TẠI BIDV TỪ SƠN
Giải pháp phát triển cho vay SXKD của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn.
Giải pháp đối với Ngân hàng
- Gia tăng thêm tiện ích cho sản phẩm, phát triển danh mục sản phẩm, dịch vụ
- Tăng cường hoạt động Marketing và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ
- Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với cho vay sản xuất kinh doanh của
cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
- Giải pháp quản lý khách hàng
+ Xác định khách hàng mục tiêu trên địa bàn
+ Phát triền và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm quản lý khách hàngmột cách hiệu quả và chuyên nghiệp
- Nâng cao chất lượng dịch vụ
- Chính sách Quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả
Giải pháp đối với khách hàng.
- Tăng cường công tác chăm sóc đối với khách hàng
- Áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các làng nghề
- Đa dạng các phương thức cho vay đối với khách hàng trong cho vay sảnxuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tại các làng nghề
- Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt để tạo điều kiện cho kháchhàng có thể tiếp xúc với ngân hàng dễ dàng hơn
Trang 19mẫn văn khánh
phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng tmcp
đầu t và phát triển việt nam - chi nhánh từ sơnChuyên ngành: quản trị kinh doanh thơng mại
Ngời hớng dẫn khoa học :
pgs.ts nguyễn văn tuấn
Hà Nội - 2015
Trang 20MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với nềnkinh tế thế giới Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổchức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt,
mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường tài chính hàng đầu, tuynhiên cũng đặt ra không ít thách thức khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinhdoanh bình đẳng như các NHTM trong nước
Thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh ngày cànggay gắt đã đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam vào thế phải thay đổi chiến lược kinhdoanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu,ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không nằm ngoài xu thế
đó Truyền thống hoạt động của BIDV trước đây là ngân hàng phục vụ đầu tư phát triểnđất nước (đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây lắp) với việc chủ yếu tập trung cung cấpnguồn vốn cho các dự án trung và dài hạn Tuy nhiên hiện nay khi các ngân hàng thươngmại khác đã từng bước lớn mạnh về quy mô và tiềm lực tài chính và phương pháp quản
lý, phục vụ nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Chính điều kiện khách quan trên đã đặtBIDV vào thế phải tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, thay đổi chhính điều kiện khách quantrên đã đặt BIDV vào thế phải tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, thay đổi chiến lược kinhdoanh và nhóm khách hàng mục tiêu Để có thể cạnh tranh với các NHTM năng độngtrong và ngoài nước vốn có ưu thế mạnh về mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ BIDV đãxác định chiến lược kinh doanh phát triển song hành bán buôn với bán lẻ mà tín dụngbán lẻ là trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu
BIDV Từ Sơn được thành lập từ tháng 01/9/2006 trên cơ sở nâng cấp từchi nhánh cấp II thuộc BIDV Bắc Ninh.Trong những năm đầu hoạt động là mộtchi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam đối tượng khách hàng cá nhân chưathực sự được chú trọng và phát triển nhiều Tuy nhiên, nhận thức được tầmquan trọng và tiềm năng phát triển các dịch vụ NHBL trên địa bàn của BIDV
Trang 21Từ Sơn, BIDV Từ Sơn đã tổ chức cơ cấu lại bộ máy và định hướng kinh doanhtập trung vào các dịch vụ NHBL song hành cùng với những thế mạnh vốn có(nhiều làng nghề truyền thống: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, HươngMạc, Vân Hà, Liên Hà, Sắt thép Đa Hội, Chợ vải Ninh Hiệp…) đưa hoạt độngnày trở thành một hoạt động cốt lõi của Ngân hàng Từ đó xuất hiện nhu cầuvốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra một thị trường tín dụng giàutiềm năng, tuy nhiên việc đầu tư vốn vào khu vực làng nghề còn cầm chừng,phân tán ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và chất lượng của các làng nghề Vì
vậy tôi chọn đề tài: “Phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, làngnghề và phát triển cho vay làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh Phân tích thực trạng hoạtđộng cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề tạiBIDV Từ Sơn từ đó đánh giá kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế nhằm đưa
ra các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân,
hộ gia đình tại BIDV Từ Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình trong làngnghề đang được triển khai tại ngân hàng BIDV
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động cho vay SXKD của cá nhân,
hộ gia đình tại BIDV Từ Sơn
Thời gian: Các tài liệu, số liệu phân tích được nghiên cứu trong thời gian
từ năm 2011 đến 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: logic, biện chứng, phân tích tổng hợp, thống kê sơ đồbiểu đồ
Trang 22Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp định lượng: sử dụng các số liệu thu thập được nhằm tính toán
các chỉ số cần thiết để đánh giá thực trạng phát triển cho vay sản xuất kinh doanhcủa cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hang TMCP Đầu tư và pháttriển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn
- Phương pháp phân tích tổng hợp :
Trên cơ sở lý thuyết các quy trình thực hiện các nghiệp vụ cho vay sản xuấtkinh doanh của cá nhân, hộ gia đình và tiêu chuẩn được ban hành để phân tích thựctrạng phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làngnghề tại ngân hang TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn
- Phương pháp so sánh:
Dùng phương pháp so sánh để đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay sảnxuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại ngân hang TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn thông qua sự thay đổi về chất lượng và
số lượng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình; số lượng sảnphẩm dịch vụ cho vay, hệ thống cung ứng và các phương thức cho vay,… qua cácnăm.Từ đó rút ra được những đánh giá về kết quả đạt được cũng như hạn chế trongthực tế hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làngnghề tại ngân hang TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu cho đến nay
Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều công trình, luận văn, nghiên cứukhoa học đề cập đến vấn đề cho vay tín dụng cá nhân Sau đây là một số tài liệu liênquan đến vấn đề nghiên cứu :
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Ngọc Lê Ca: “Giải pháp phát triển tín dụng cánhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam ” bảo vệ tại trường Đại HọcKinh Tế TP HCM năm 2011 tập trung nghiên cứu về tất cả các sản phẩm cho vayđối với cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nhưng chưa đi sau vàonghiên cứu một loại sản phẩm cho vay cá nhân nào cụ thể Do đó công trình nghiêncứu chưa đề cập sâu vào cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình
Trang 23 Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng: “Nâng cao chất lượng cho vay kháchhàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam” bảo vệ tại trường Học việntài chính năm 2013 tập trung vào chất lượng cho vay đối với khách hàng là cá nhântại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam nhưng tác giả chưa thể hiện được sựlogic giữa cơ sở lý luận về nội dung chất lượng cho vay đối với thực tế thực hiệnnội dung này tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ Mai Thanh Bình: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động tín dụng cá nhân ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – Chi nhánhCần Thơ” bảo vệ tại Đại học Cần Thơ năm 2008 tập trung vào phân tích thực trạnghoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – Chi nhánhCần Thơ nhưng tác giả chưa đi sâu vào các sản phẩm tín dụng của ngân hàng pháttriển tại Cần Thơ và số liệu chưa được thực tế đúng với địa bàn
Tất cả các đề tài trên đều đã chỉ ra được thực trạng cho vay cá nhân tại cácngân hàng tương ứng Tuy nhiên chưa có đề tài nào từ trước tới nay đề cập đến vấn
đề phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tại BIDV TừSơn Vì vậy, đề tài luận văn là không trùng lặp với các công trình đã công bố
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay sản xuất kinh doanhcủa cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Chương 2: Thực trạng phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộgia đình trong làng nghề tại BIDV Từ Sơn
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển cho vay sản xuất kinh doanhcủa cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề tại BIDV Từ Sơn
Trang 24CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ
1.1.1.2 Đặc điểm của làng nghề
Đặc điểm về trình độ công nghệ:
Công nghệ sản xuất của làng nghề nông thôn mang tính truyền thống, có từ lâuđời.Công cụ lao động chính của người thợ là đôi bàn tay và các dụng cụ, thiết bịđơn giản, do vậy mà năng suất thấp, quy mô sản xuất nhỏ, tiêu hao nguyên liệulớn.Từ sau đại hội toàn quốc lần thứ VI được Đảng và Nhà nước đầu tưkhuyến khích làng nghề nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi bước đầu vềcông nghệ thông qua cải tiến theo hướng hiện đại hoá công nghệ truyền thống.Theo điều tra phi nông nghiệp của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy37% các doanh nghiệp ở nông thôn đã có những thay đổi về công nghệ, từngbước cơ khí hoá các khâu trong sản xuất Trong những năm gần đây các làngnghề đã đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất như: làng Đa Hội, đầu tư hơn 600máy móc thiết bị công nghệ mới cho sản xuất; Phong Khê ( Yên Phong) đầu tư 40dây chuyền sản xuất giấy hoàn chỉnh công suất từ 150 - 750 tấn giấy một năm
Trang 25Nhưng nhìn chung, tốc độ còn chậm, địa bàn còn chưa được mở rộng, chủng loạimẫu mã chưa phong phú, đa dạng Kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu phần lớn làthủ công; cũng đã có nơi mua lại công nghệ của nước ngoài( Trung Quốc, ĐàiLoan) nhưng hầu hết đã qua sử dụng, do vậy năng suất, chất lượng không vàhàm lượng công nghệ của sản phẩm không cao, sức cạnh tranh trên thị trườnggiảm Mặt khác, tính bảo thủ và trì trệ về kỹ thuật còn khá phổ biến trong cáclàng nghề do thiếu thông tin, thiếu kiến thức và nguồn vốn hạn hẹp Thực tếhiện nay ở các làng nghề cho thấy (ở Bắc Ninh) - cơ sở có giá trị thiết bị dưới
100 triệu đồng chiếm 47% - cơ sở có giá trị thiết bị từ 100 - 500 triệu chiếm 32%
- cơ sở có giá trị thiết bị từ 500 triệu đến 1 tỷ chiếm 12% - cơ sở có giá trị thiết bịtrên 1 tỷ chiếm 9%
Đặc điểm về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất:
Một gia đình là một đơn vị cơ bản của sản xuất trong các làng nghề nôngthôn, với nguồn nhân lực là các thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng sẵn có Những đặc điểm cơ bản của làng nghề chủ yếu đơn giản, ít công đoạn Một
hộ sản xuất sẽ đảm bảo từ công đoạn đầu cho đến công đoạn cuối là cho gia sảnphẩm Các làng nghề phức tạp, càng có nhiều công đoạn, chi phí cho công đoạn đócàng lớn thì càng dễ được chuyên môn hoá Mỗi gia đình chỉ thực hiện một trongcác công đoạn của quá trình sản xuất.Việc quy hoạch, định hướng phát triển cholàng nghề của các tỉnh còn chậm, nhất là việc quy hoạch mặt bằng cho sản xuất,quản lý nhà nước còn lúng túng thiếu chặt chẽ Cho đến nay ở các địa phương( thôn, xã) đến huyện thị -ngành còn buông lỏng và chưa được phân cấp, phânđịnh rõ ràng nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu khách quan nềnkinh tế của tỉnh Do các chỉ tiêu về làng nghề chưa có cơ quan nào quản lý chặt chẽ
và đầy đủ, nên đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các làng nghề Từ sảnxuất đến tiêu thụ sản phẩm đều do cá nhân và các hộ trong làng tự lo liệu Do đódẫn đến tình trạng làng nghề nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thìlàng đó tồn tại phát triển, còn làng nghề nào không tiếp cận được thị trường thì rơivào tình trạng khó khăn, thậm chí đến nfday vẫn không phục hồi được Chính hình
Trang 26thức tổ chức sản xuất đơn lẻ ở quy mô hộ gia đình đã tạo nhiều khó khăn cho chínhquyền địa phương trong quản lý, cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm Đặc biệtkhó khăn hơn cả là việc quản lý lượng chất thải, thải vào môi trường của mỗi hộsản xuất Hiện nay có một số làng nghề có điều kiện tổ chức lại sản xuất như ởĐồng Kỵ Bắc Ninh đã xây dựng được khu vực sản xuất riêng tách hẳn ở với khudân cư Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, thu gom chất thải, xử
lý tập trung và giảm giá thành xử lý Nếu như tất cả các làng nghề đều làm đượcnhư vậy thì môi trường làng nghề sẽ được cải thiện
Đặc điểm về quy mô sản xuất:
Quy mô sản xuất của làng nghề Việt Nam hiện nay đều nhỏ chỉ ở mức độ quy
1.1.2 Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
1.1.2.1 Khái niệm cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề
“Cho vay làmột hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” theo mục 1 điều 3 QĐ1627/2001/NHNN
Cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề làsản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để thực hiện các phương án sảnxuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Trang 271.1.2.2 Đặc trưng cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề
Một là việc cho vay phải gắn liền với hoạt động kinh doanh sản xuất của làngnghề Khi đầu tư cho vay xác định bằng các đặc điểm của làng nghề là dựa vàonguyên liệu đầu vào hoặc công nghệ sản xuất, yếu tố người lao động và số lượnglao động, nhu cầu vốn của ngành nghề kinh doanh, thị trường đầu ra
Hai là quan hệ vốn trong các làng nghề thường là hộ kinh doanh nên vừa là hộchuyên và vừa là hộ mang tính thời vụ Do đó nhu cầu tín dụng thường mang tínhthời vụ rõ rệt và gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ trong làng nghề.Hơn nữa thị trường tài chính nông thôn chưa phát triển và còn hạn chế về khả năngtích lũy nên hộ kinh doanh trong làng nghề phụ thuộc lớn vào nguồn vốn tín dụngcủa ngân hàng
Ba là điều kiện vay vốn thường không đầy đủ, số lượng khách hàng và mónvay nhiều nhưng giá trị món vay nhỏ và cơ chế cho vay nhiều ngành nghề chưa cóthường áp dụng cơ chế cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh Do đó cáchtiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng gặp khó khăn
Bốn là ngành nghề đa dạng, đối tượng vay vốn đa dạng, điều kiện kinh tế từng
hộ khác nhau vì vậy nhu cầu vốn và thời hạn vay, hình thức trả nợ, hình thức giảingân (bằng tiền mặt hay chuyển khoản) mỗi khu vực, mỗi đối tượng là khác nhau.Ngoài ra nơi sinh sống của khách hàng thường cố định tại địa phương, tài sản đảmbảo nợ vay thường đồng sở hữu trong gia đình, có tính cha truyền con nối và các tàisản gần nhau thường của các hộ gia đình có quan hệ với nhau vì vậy việc định giátài sản, việc phát mại sẽ khó khăn
Năm là cho vay trong làng nghề thì đối với bên đi vay thường ít hiểu biết vềcác sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Do đó cán bộ thực hiện cần tiếp thị, hướngdẫn khách hàng và đi sâu vào giúp đỡ để nắm giữ khách hàng, mở rộng và phát triểncho vay trong làng nghề
Trang 281.1.3 Sự cần thiết phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề của ngân hàng thương mại
Phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làngnghề là hoạt động tăng quy mô cả số lượng và chất lượng dư nợ cho vay nhằm thựchiện mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tăng, đảm bảo ngân hàng phát triển bền vữngtrong nền kinh tế thị trường.Như vậy, cho vay của các tổ chức tín dụng đối với làngnghề được thể hiện:
Một là, phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình củacác tổ chức tín dụng đối với làng nghề phải góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triểnphù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà nước nếu không sự phát triển đó sẽ làphiến diện Nhưng NH không thể cho vay thiếu sự tính toán, cân nhắc vì phát triểnđầu tư tín dụng không thể tham gia bằng bất kỳ giá nào vào quá trình sản xuất kinhdoanh Phát triển cho vay phải được xác định , định lượng, định tính gắn liền vớichất lượng và hiệu quả đầu tư tín dụng
Hai là, phát triển cho vay sản xuất kinh doanh trong các làng nghề phải chovay có hiệu quả trong việc áp dụng các cơ chế đầu tư tín dụng và tuân theo quy định
về cho vay của nhà nước
Ba là, phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tronglàng nghề còn phải bảo đảm thực hiện mục tiêu của nguồn vốn huy động Chẳnghạn mục tiêu của nguồn vốn huy động là để cho vay xóa đói giảm nghèo, có hoàntrả, không hoàn trả, có lãi suất, không lãi suất… Thì không thể lấy nguồn vốn này
mà cho vay xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm thiết bị máy móc… Tùy theo tínhchất của nguồn vốn mà đầu tư, cho vay thế nào theo hình thức nào sao cho hiệu quảtrong việc sử dụng nguồn vốn đó tránh tình trạng thất thoát và đầu tư nguồn vốnkhông hiệu quả
Do đó đối với sự phát triển của làng nghề thì phát triển cho vay sản xuất kinhdoanh của cá nhân, hộ gia đình đối với làng nghề là rất quan trọng Vì vậy sự cầnthiết phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đối với làngnghề được thể hiện qua các yếu tố sau:
Trang 29Thứ nhất: cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đáp ứng nhu cầu vốn của làng nghề để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.
Các làng nghề muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn đầu tư, việc đầu tư từvốn ngân sách cho phát triển làng nghề còn rất hạn chế bởi khả năng tài chính củaNhà nước thấp, bên cạnh đó khả năng tự đầu tư của bản thân làng nghề là rất thấp
Sự hạn chế đó bắt nguồn từ hạn chế về khả năng tích lũy của các hộ gia đình và cơ
sở sản xuất Không những vậy, nhu cầu để các hộ kinh doanh trong làng nghề trongviệc mở rộng sản xuất, quy mô hoạt động ngày càng lớn, cho nên nhu cầu về vốn làrất lớn Chính vì vậy, để thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện cho làng nghềphát triển đáp ứng bằng vốn vay của ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn trong việc tàitrợ vốn ban đầu cho sản xuất kinh doanh Chính sự hỗ trợ vay vốn của NH đã giúplàng nghề mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, bên cạnh đó hoạt động chovay của ngân hàng cũng giúp các hộ gia đình, cơ sở sản xuất quay vòng vốn nhanh,sản phẩm ngày càng nhiều, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân
Thứ hai, cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của làng nghề.
Các hộ và cơ sở khi vay vốn của ngân hàng đều phải trả lãi, họ bị thúc ép vềnghĩa vụ tài chính, nên phải tính toán cẩn thận để việc kinh doanh có hiệu quả Mỗiđồng vốn vay của ngân hàng phải đem lại lợi ích kinh tế cao vì hộ kinh doanh phảitrả phí cho những đồng vay vốn này Doanh thu thu được phải bảo đảm bù đắp đủchi phí sản xuất, lãi ngân hàng, thuế… mà vẫn có lãi (lãi ròng) Do vậy qua hoạtđộng cho vay, ngân hàng buộc khu vực này phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốnthông qua hiệu quả kinh doanh như: Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,nâng cao trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp…
Thứ ba, cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình góp phần thay đổi bộ mặt làng nghề theo hướng kinh tế thị trường.
Ngay từ khi mới bắt đầu vào sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình và các cơ sởsản xuất tại làng nghề cần nhà xưởng, đất đai để người lao động có nơi sản xuất Tuynhiên nguồn vốn tự có không đủ cho nên họ phải vay ngân hàng Một khi hoạt độngphát triển hệ thống nhà xưởng sẽ được mở rộng thêm, mức độ tập trung hóa được tăng
Trang 30cường thì thông qua việc gián tiếp thúc đẩy tập trung hóa lao động nông thôn, hìnhthức cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đã góp phần thay đổi theophát triển kinh tế làng nghề theo cơ chế thị trường Đồng thời việc giúp làng nghề pháttriển sẽ tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp mà làng nghề làm vệ tinh.
Thứ tư, cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình không những mang lại lợi ích kinh tế cao mà còn mang lại lợi ích chính trị, xã hội cho làng nghề.
Cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình không những mang lạilợi ích kinh tế trực tiếp có thể thấy được qua thực tế sản xuất kinh doanh và các con
số của cá nhân và các hộ gia đình mà nó gián tiếp mang lại các lợi ích chính trị và
xã hội khác như: tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất ngiệp, khắc phục thời giannhàn rỗi, hạn chế các tệ nạn xã hội…qua đó có cơ sở củng cố tiềm lực kinh tế -quốc phòng tại địa phương
Thứ năm, cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình tham gia vào quá trình hình thành một số làng nghề mới và thúc đẩy làng nghề hiện tại phát triển.
Hiện nay, các làng nghề phục vụ cho các nhu cầu trong nước xuất hiện ngàymột nhiều Tuy nhiên, mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, để có thể trởthành làng nghề cần có sự mạnh dạn đầu tư về vốn, trang thiết bị công nghệ cũngnhư có sự hỗ trợ của chính phủ Hình thức cho vay này tác động vào nhu cầu về vốn
sẽ giúp cho các làng nghề này có khả năng phát triển thành các làng nghề mới Vớicác làng nghề đang tồn tại thì tín dụng ngân hàng cung ứng vốn để duy trì và mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó giúp các làng nghề này ngày một pháttriển, từ đó góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiệnthắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra
1.2 Nội dung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia
đình trong làng nghề tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong trong điều kiện côngnghê hiện đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển không ngừng như hiện
Trang 31nay, nhu cầu về khách hàng ngày càng cao và đa dạng Ngân hàng nào muốn tồn tạiphát triển và tạo được vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải cải tiến hoạt độngkinh doanh sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Vì vậy ngoài nhữngsản phẩm đã có, các ngân hàng thường phát triển để đa dạng hóa các danh mục sảnphẩm vừa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, làm tăng khảnăng cạnh tranh cho ngân hàng và đồng thời làm giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng.Không chỉ phát triển các sản phẩm dịch vụ cho vay và phát triển mới nhiểusản phẩm dịch vụ khác mà ngân hàng cũng cần phải thúc đẩy các sản phẩm danhmục khác cũng phát triển Sở dĩ vậy, vì các sản phẩm dịch vụ ngân hàng luôn cómối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất Huyđộng vốn tạo nguồn cho nghiệp vụ cho vay và dịch vụ Mặt khác nếu nghiệp vụ chovay và dịch vụ của ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện cho huy động vốn được dễdàng hơn do sự có uy tín của ngân hàng.
Không những vậy khi ngân hàng mở rộng sản phẩm dịch vụ đồng thời ngânhàng cũng mở rộng được thị trường và khách hàng Với việc mở rộng ngân hàng sẽ
sử dụng triệt để nguồn vốn, cơ sở kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ Do đó, ngânhàng có thể khai thác được những khoảng trống nhỏ để tăng thị phần đồng thờigiảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động từ đó tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuậnngày càng bền vững của ngân hàng
Ngoài việc, phát triển đa dạng hóa các danh mục sản phẩm cho vay thì ngânhàng còn nâng cao chất lượng dịch vụ của các sản phẩm đối với khách hàng Nângcao chất lượng dịch vụ các sản phẩm của ngân hàng bắt nguồn từ việc nắm bắt đượcnhu cầu thị hiếu của khách hàng, biết quan tâm, theo dõi và lắng nghe khách hàngtạo cho khách hàng được phục vụ một cách hài lòng nhất, đó cũng chính là cáchngân hàng tiếp thị gián tiếp đến các khách hàng khác nhằm phát triển sản phẩm chovay của ngân hàng nói chung và cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ giađình nói riêng
Để phát triển đươc cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trongcác làng nghề, ngân hàng cần nâng cao các tiện ích của sản phẩm đã có, phát triển
Trang 32mới các sản phẩm khác tương tác hỗ trợ các sản phẩm trước, phát triển và đa dạnghóa các danh mục cho vay cá nhân, hộ gia đình cũng như nâng cao chất lượng dịch
vụ của các sản phẩm đó, để phát triển được những điều trên, ngân hàng cần phảiphát triển và ưu tiên về vấn đề phát triển kiến thức về dịch vu, sản phẩm Điều rấtquan trọng là các nhân viên chi nhánh phải có được kiến thức về sản phẩm một cáchthích đáng, để nhận biết được nhu cầu của khách hàng, và có thể phát họa nhữngdịch vụ của NH để thỏa mãn những nhu cầu đó Để đạt được trình độ mong muốn
về kiến thức, sự nổ lực, quan tâm, động viên và đào tạo nhân viên là cần thiết chongân hàng với mọi trình độ Đặc biệt trong những ngân hàng nơi mà các nhân viênngân hàng được xem như những nhà quản trị đại diện cho ngân hàng thực hiện giaodịch với khách hàng Vì thế, nguyên tắc chỉ đạo tiếp thị dịch vụ rất quan trọng choviệc cung cấp kiến thức sản phẩm Trong việc phát họa dịch vụ mới để chắc chắnrằng những nguyên tắc thích hợp được thiết lập sẽ khuyến khích sự phát triển kinhdoanh trong cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làngnghề một cách tích cực
1.2.2 Phát triển khách hàng vay trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Khách hàng chính là những người cung cấp hoạt động kinh doanh, quyết định
sự thành công hay thất bại của một tổ chức Đối với NHTM, khách hàng không chỉmang lại lợi nhuận mà còn là những đối tượng cung cấp vốn cho hoạt động của mộtngân hàng Do vậy, bên cạnh việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, các NHTMluôn chú trọng công tác thu hút khách hàng thông qua chiến lược khách hàng củamình, đặc biệt trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt thì chiến lược kháchhàng luôn được chú trọng, được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển củangân hang đặc biệt trong cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đìnhtrong các làng nghề
Các chiến lược hoạt động marketing đối với phát triển khách hàng của ngânhàng Sau khi xác định được thi trường mục tiêu, ngân hàng tập trung vào nhưngtính đồng nhất về nhu cầu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để xây dựng một
Trang 33chương trình marketing không phân biệt nhằm thu hút được đông đảo khách hàng,
mở rộng doanh số và tăng hình ảnh của ngân hàng mình bằng cách tuyền truyềnquảng cáo rộng với quy mô lớn để tạo uy tín, hình ảnh của sản phẩm dịch vụ ngânhàng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng
Ngoài ra ngân hàng cần phân biệt các đối tượng khách hàng lớn, vừa và nhỏ
để có những chiên lược và sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng kháchhàng nhằm tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài cũng như thu hút và phát triển kháchhàng đối với ngân hàng
Ngân hàng phân biệt các môi trường, lĩnh vực cho vay để có thể quản lý mộtcách tốt nhất, đối với cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trongcác làng nghề thì cán bộ tín dụng cần phân biệt và tập trung vào một làng nghề nào
đó để phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình một cách hiệuquả nhất
1.2.3 Phát triển phương thức cho vay trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Thời hạn cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làngnghề của ngân hàng cũng phong phú và đa dạng Nó có thể cung cấp các khoản tíndụng: ngắn hạn, trung hạn, cũng có thể cho vay dài hạn tuỳ vào nhu cầu và điềukiện của khách hàng cần nguồn vốn (Theo quyết định 1672/2001/QĐ-NHNN ngày31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với kháchhàng Có những phương thức cho vay được áp dụng trong cho vay cá nhân, hộ giađình trong các làng nghề sau:
Phương thức cho vay từng lần:
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hang cá nhân có nhu cầuvay vốn từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủtục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng
Phương thức này thường được áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầuvay thường xuyên Khách hàng có vòng quay vốn lưu động thấp, khách hàng là cá
Trang 34thể, phương thức này rất phù hợp với cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề cũngnhư phù hợp với ngành nghề và tình hình kinh tế hiện tại trong các làng nghề.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng là cách thức cho vay bằng cách ngân hàngxác định cho khách hàng của mình một hạn mức tín dụng trong khoảng thời giannhất định
Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp trong các làng nghề thìphương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuấtkinh doanh của từng đối tượng Theo đó, ngân hàng nơi cho vay xác định mức tíndụng cho cả phương án sản xuất kinh doah tổng hợp
Phương thức cho vay này áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn(thường xuyên) với ngân hàng, khách hàng có vòng quay vốn lưu động cao
Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗilần rút vốn vay khách hàng và ngân hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từphù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo dư nợ khôngvượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết
Cho vay thấu chi cầm cố sổ tiết kiệm:
Là việc cho vay mà ngân hang thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho kháchhàng vay tiền bằng cách thấu chi sổ tiết kiệm, khách hàng có thể vay theo nhu cầucủa khách hàng, lãi suất vay bằng với lãi suất trên sổ tiết kiệm, và thời gian vay tínhtheo số ngày thực tế mà khách hàng vay Phương thức này mới được áp dụng tạingân hàng BIDV nhưng đã thu hút được lượng khách hàng sử dụng, đặc biệt làkhách hàng cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Trang 351.2.4 Phát triền hệ thống cung ứng dịch vụ trong hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề
Mạng lưới văn phòng giao dịch, chi nhánh trong phát triển cho vay sản xuấtkinh doanh của cá nhân, hộ gia đình cũng rất cần thiết, một địa điểm phù hợp, thuậntiện cho giao dịch sẽ tiết kiệm và đẩy nhanh tiêu thụ Một mạng lưới rộng khắp,phân theo địa danh hành chính đôi lúc gây cản trở, lãng phí trong giao dịch ngânhàng, ngược lại một mạng lưới phân phối được nghiên cứu kỹ càng “ở đâu có nhucầu về sản phẩm, xét thấy hiệu quả” đặt chi nhánh văn phòng giao dịch, số lượngnhân viên tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, sự phát triển của đơn vị là tiếtkiệm, hiệu quả Hoạt động ngân hàng cung cấp dịch vụ tại nhà thông qua bưu điện,máy vi tính được nối mạng, đội ngũ nhân sự tận tâm hoà nhã cũng giúp cho ngânhàng phân phối sản phẩm tốt có hiệu quả Phong cách phục vụ, thái độ phục vụ, kỹnăng ứng xử với khách hàng, mối quan hệ gia đình, bạn bè thân thuộc cũng giúp íchcho việc phân phối dịch vụ ngân hàng tốt hơn
Hiện nay, có các cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ như:
Các chi nhánh cung cấp tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ, đây là cách cungcấp truyền thống yêu cầu khách hàng phải đến ngân hàng để giao dịch
Các chi nhánh cung cấp một số dịch vụ ngân hàng đặc biệt hay chuyên biệt:
Ưu điểm chi phí thấp, chuyên môn cao, chỉ cung cấp các dịch vụ có lợi nhuận cao
do đó nâng cao lợi nhuận của ngân hàng
Các chi nhánh tự động hoàn toàn nhờ vào kỹ thuật điện tử: Ưu điểm nhanhchóng, phí thấp, nhưng đôi lúc mọi người cũng không tin vào máy móc lắm
Đặc biệt, việc phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ càng cần thiết hơn đối vớicho vay cá nhân, hộ gia đình trong các làng nghề, bời việc phát triển mở rộng thêmcác văn phòng giao dịch, chi nhánh thể hiện để khách hàng biết đến hình ảnh củangân hàng nhiều hơn cũng như quản lý khách hàng được tốt hơn tại từng chi nhánh,từng khu vực khác nhau
Trang 361.2.5 Các tiêu chí phát triển cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề
1.2.5.1 Chỉ tiêu định tính
Thứ nhất, Phát triển cho vay đối với làng nghề có hiệu quả hay không điều đóthể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng Đối với khách hàng thì điềunày thể hiện trước hết ở thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịpthời và an toàn Nhờ vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí giao dịch, thời gian
và nhất là không bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt Tuy nhiên đây mới chỉ là yêu cầu ban đầu,trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì mới có thể mở rộng cho vay đối vớilàng nghề có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, để đạt đượcđiều đó thì ngoài việc đáp ứng nhanh chóng kịp thời, nhu cầu vốn thì ngân hàngphải thực sự trở thành người bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ khó khănvới khách hàng Chẳng hạn trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn nếu không thấykhả thi thì thay vì từ chối cho vay ngân hàng có thể góp ý, tư vấn cho khách hàng để
họ xem xét lại, ngoài ra ngân hàng có thể cung cấp thông tin bổ ích về thị trường,khoa học công nghệ cho khách hàng và đưa ra những phương án kinh doanh hiệuquả hơn nếu có thể làm được điều đó thì nguồn vốn của khách hàng mới thực sựphát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế đối với ngân hàng và khách hàng đồng thờilàm cho việc phát triển cho vay đối với làng nghề có hiệu quả cao hơn và tăngtrưởng được bền vững hơn
Thứ hai, để việc mở rộng cho vay đối với làng nghề có hiệu quả thì phải đápứng được mức độ khả năng và nhu cầu kinh doanh của ngân hàng Điều này khôngchỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn phụ thuộc vào khách hàng Một khoản vay cóhiệu quả chỉ khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để, sử dụng vốn vayđúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn Việc tuân thủ cácnguyên tắc cho vay vừa là điều kiện cần thiết vừa là biểu hiện khoản vay có chấtlượng Như vậy sử dụng vốn vay đúng mục đích cùng với sự năng động nhạy béntrong kinh doanh của khách hàng và sự giúp đỡ có hiệu quả của ngân hàng sẽ tạođiều kiện để khách hàng đầu tư vốn có hiệu quả Đây cũng là tiền đề cho khách
Trang 37hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bềnvững củangân hàng.
Tóm lại chỉ tiêu định tính là căn cứ để xác định mở rộng cho vay đối với làngnghề có hiệu quả, nhưng để có kết luận chính xác hơn cần phải dựa vào hệ thống chỉtiêu định lương sau:
1.2.5.2 Chỉ tiêu định lượng
Đối với Ngân hàng
Chỉ tiêu về doanh số và tốc độ tăng doanh số cho vay đối với làng nghề:
Doanh số cho vay là tiêu chí phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đốivới làng nghề là chỉ tiêu phản ánh chính xác tuyệt đối về hoạt động cho vay trongmột thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm Do đó nếukết hợp doanh số cho vay của các thời kỳ liên tiếp thì có thể thấy được hướng hoạtđộng tín dụng của ngân hàng đối với làng nghề Còn tốc độ tăng trưởng doanh sốthể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay qua các thời kỳ Doanh số cho vay lớnvới tốc độ tăng trưởng nhanh cho thấy khả năng mở rộng hoạt dộng cho vay đối vớilàng nghề đang ở tình trạng tốt
Đối với khách hàng
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá mở rộng cho vay đối với làng nghề gồm:
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tăng và mức tăng năngsuất lao động từ việc thực hiện phương án SXKD Các chỉ tiêu này càng cao càngcho thấy hiệu quả sử dụng vốn của làng nghề Đó là tiền đề để khách hàng thực hiệnđúng cam kết trả nợ cho ngân hàng, đồng thời bản thân khách hàng có lợi nhuậnđóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước
Đối với sản phẩm của Làng nghề:
Thông thường các sản phẩm làng nghề nhất là những sản phẩm truyền thốngvừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục
vụ nhu cầu tiêu dùng vừa là vật trang trí trong nhà, đền, chùa, công sở nhà nước,…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạonghệ thuật các hàng thủ công truyền thống mang tính khác biệt và có sắc thái riêng
Trang 38của mỗi làng nghề Do vậy các sản phẩm này thường có thị trường tiêu thụ rộng lớn,phong phú, đa dạng Sản phẩm của các làng nghề vừa đáp ứng được nhu cầu tiêudùng của người dân địa phương trong nước vừa để xuất khẩu, trong đó nhu cầu đểxuất khẩu bán cho khách tham quan du lịch chiếm tỷ trọng lớn.Tóm lại sản phẩmcàng đa dạng, thi trường tiêu thụ càng rộng điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanhcủa làng nghề càng lớn Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn khi xác định mở rộng chovay đối với làng nghề.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay sản xuất kinh
doanh của cá nhân, hộ gia đình trong làng nghề tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Thứ nhất, chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng của một NH là hệ thống các biện pháp liên quan đến việckhuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định củangân hàng thương mại đó nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.Bất kỳ một chính sách tín dụng nào cũng đạt 3 mục tiêu: lợi nhuận của ngân hàng, ítrủi ro, sự lành mạnh của khoản tín dụng Một chính sách tín dụng luôn phải trả lờicâu hỏi: quy mô của các khoản cho vay là bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao nhiêu làphù hợp?sử dụng các hình thức cho vay nào? Lĩnh vực cho vay nào đang có xuhướng phát triển?
Mỗi Ngân hàng có những chính sách tín dụng riêng trong từng thời kỳ để cóthể phát triển được hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng, trong thời kỳ nào
mà Ngân hàng đưa ra những chính sách về ưu đãi lãi suất trong từng ngành nghềkhác nhau là khác nhau, chính sách này còn tùy thuộc vào làng nghề đó đang pháttriển hay không, một khi làng nghề nào đó có tiềm lực phát triển mạnh thì Ngânhàng sẽ có những chính sách để đẩy mạnh cho vay đối với nghề đó nhằm thu hútkhách hàng và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với Ngân hàng Ngoài chính sách ưuđãi về lãi suất cho một số làng nghề thì chính sách cho vay ưu đãi về thời hạn vaytạo điều kiện cho cá nhân hộ gia đình trong các làng nghề chủ động có thời gian thuhồi vốn trong thời hạn cho vay đó, thường thì thời hạn cho vay sản xuất kinh doanh
Trang 39cá nhân hộ gia đình trong làng nghề là 6 tháng, tuy nhiên có một số làng nghề ngânhàng sẽ áp dụng chính sách kéo dài thời hạn vay cho khách hàng lên 12 tháng trongmột số thời kỳ nhất định để tao điều kiện thuân lợi hơn cho khách hàng cũng nhưthu hút thêm khách hàng từ các làng nghề đó.
Có một số chính sách về chương trình cho vay làng nghề đối với cá nhân hộgia đình khó khăn trong một số làng nghề đang có tiềm năng phát triển để tạo điềukiện cho cá nhân hộ gia đình đó có thể sản xuất kinh doanh và phát triển tại làngnghề đó làm tăng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân hộ gia đình
Về chính sách tăng hạn mức tín dụng cho cá nhân hộ gia đình trong một sốlàng nghề giúp đáp ứng nhu cầu tăng vốn của khách hàng cũ để mở rộng sản xuấtkính doanh làm tăng dư nợ cho vay của ngân hàng
Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tốkhác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàngNhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng Khicác yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đối với mỗi kháchhàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp.Ví dụ như vớicác khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tàisản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàngkhác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết
Từ những chính sách trên ta thấy, Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết địnhtới sự thành công hay thất bại của một ngân hàng Một chính sách tín dụng đúngđắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tíndụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội
Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thươngm ại có đúng đắn hay không Bất cứ Ngânhàng nào muốn có chất lượng tín dụng đều phải có chính sách tín dụng khoa học,phù hợp với thực tế của Ngân hàng cũng như thị trường
Trang 40Thứ hai, quy trình tín dụng: quy trình tín dụng bao gồm những quy định phảithực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nóđược bắt đầu thực hiện từ bước đầu tiên là chuẩn bị cho vay sau đó phát triển vay,cho vay và kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi nợ Trong quy trình tíndụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàng nhập hồ sơvay vốn) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫnkháchhàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định kháchhàng và phương án, dự án vay vốn Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vào chấtlượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngânhàng thương mại Hoạt động cho vay có được đảm bảo hay không tùy thuộc vàoviệc thực hiện tốt các quy định ở từng bước, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bướctrong quy trình tín dụng… điều đó sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luânchuyển bình thường theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tíndụng cũng như là phát triển tín dụng Ngoài ra, một quy trình tín dụng hợp lý,không rườm rà và hỗ trợ một cách nhanh chóng và kịp thời giải ngân cho kháchhàng từ đó đảm bảo uy tín với khách hàng, thu hút nhiều khách hàng hơn đồng thời
có thể làm tăng dư nợ cho ngân hàng và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng
Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng: nhân tố con người luônđóng vai trò hết sức quan trọng Sự thành công trong hoạt động cho vay đối với làngnghề hay không phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của người cán bộ tín dụng.Bởi vì cán bộ tín dụng là những người trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi làmhợp đồng tín dụng và cho vay cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng Trước khicho vay, cán bộ tín dụng phải phân tích kỹ phương án vay vốn, tình hình tài chínhcủa các hộ, cơ sở sản xuất để đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc cho vaynhằm hạn chế rủi ro trong cho vay, trong suốt thời hạn cho vay, cán bộ tín dụngluôn phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các cá nhân, hộ gia đình đó có sử dụngđúng mục đích vay vốn hay không để kịp thời đưa ra những giải pháp và hạn chế rủi
ro Bởi vì hiện nay, làng nghề đang ngày càng mở rộng và phát triển cho nên việcnâng cao năng lực, trách nhiệm nhân sự là rất cần thiết, điều đó phòng tránh chongân hàng rủi ro trong cho vay đối với làng nghề