1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11

14 572 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 699,27 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11

Trang 1

Họ và Tên: Nguyễn Văn Ngọc

Địa chỉ: Trường THPT Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: 0969008181

Tên công trình: Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11

A-PHẦN MỞ ĐẦU

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1-Cơ sở lý luận

Mục tiêu học tập của môn Lịch sử nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những kỹ năng cần thiết: Biết để hiểu lịch sử, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức lịch sử

Đặc điểm của môn lịch sử không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng, nhân vật trong quá khứ

Mục đích của việc dạy học lịch sử không phải là cung cấp cho học sinh những kiến thức sẵn có qua kênh chữ sách giáo khoa mà mục đích cuối cùng giúp học sinh để hiểu được lịch sử

Giải pháp nâng cao tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 11 nhằm vận dụng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với môn học, đặc điểm đối tượng học sinh gây sự hứng thú, sinh động trong giờ học

2-Cơ sở thực tiễn

Động cơ học tập và hiểu biết lịch sử của học sinh còn nhiều hạn chế

Đặc trưng môn lịch sử là đi nghiên cứu, tìm hiểu từ xa đến gần, từ quá khứ đến hiện tại, từ phức tạp đến đơn giản, mang tính không lặp lại, không tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử Khắc phục những sai lầm hiện đại hóa lịch sử

Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học Tổ chức tiết dạy có hiệu quả sinh động, gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử

Việc sử dụng kênh hình để minh họa các sự kiện nhân vật, kết hợp với lời nói truyền cảm có sức thuyết phục cao đối với học sinh vì thế nội dung bài giảng thêm sinh động, phong phú và hấp dẫn trong tiết học

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Học sinh lớp 11B1, 11B2, 11B3, 11B4 - Trường THPT Thạnh Đông - Năm học 2016-2017

Trang 2

B-NỘI DUNG

I- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Học tập nói chung và học môn lịch sử nói riêng cũng là một quá trình nhận thức tuân theo những quy luật chung của sự nhận thức và cũng có quy luật riêng do đặc trưng của bộ môn, xuất phát từ sự kiện, trình tự thời gian của diễn biến lịch sử, xác định không gian…chi phối Vì vậy khi xác định cho mình nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh về lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay, giáo viên không thể làm việc mày mò, tuỳ tiện bằng bất cứ hình thức nào mà phải

có phương pháp cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học

Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kênh hình là phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử, xác định đúng nội dung hình thức tổ chức và phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng

bộ môn và các bài dạy cụ thể

1 Về phía Giáo viên

Việc dạy học lịch sử ở THPT là quá trình phức tạp, đa dạng Trong thực tế có nhiều giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khô khan trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản, hay thông báo các kiến thức thiếu sinh động

và không có hồn Ngoài ra còn có nhiều sai phạm khác như biến bài học lịch sử thành câu chuyện với những chi tiết giật gân để mua vui cho học sinh mà không cung cấp tri thức, hình thành các kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh, thiếu tính giáo dục

2 Về phía Học sinh

Thường xem nhẹ bộ môn, coi môn lịch sử là môn học phụ không chú trọng nhiều vào việc học

Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lòng những gì

mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thông qua kênh chữ ở sách giáo khoa

3 Về Phương pháp

* Phương pháp dạy học cũ

Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: Thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép

Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức

Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chủ trọng khai thác kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh Phương tiện đồ dùng dạy học không đầy đủ

Trang 3

Học sinh không thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức tìm tòi học hỏi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng Không phát triển kỹ năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện…

* Phương pháp dạy học mới:

Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu việc nói giảng, thuyết trình trong tiết học

Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các kiến thức sẵn ở cả kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa

Tăng cường vai trò chủ động, tích cực của học sinh, không còn là người thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức

Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tự học, tư duy lôgic Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, tranh ảnh và đồ dùng trực quan

Vì vậy từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử là yếu tố cấu thành quá trình phát hiện những quy luật nhận thức của học sinh trên cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển học sinh, gây cho học sinh sự hứng thú và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng trong quá trình đổi mới giáo dục

II- GIẢI PHÁP

Hiệu quả của một bài lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung, khách quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo

Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức và biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình

Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng, phương pháp phù hợp Kết hợp hài hoà hoạt động giữa thầy và trò, hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh

Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực quan hướng tới liên hệ rút ra bài học

Thông thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa Dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định Để sử dụng tốt loại kênh hình này, trước hết giáo viên cần phải:

- Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh Nội dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ tranh ảnh, đồ dùng trực quan…)

- Giáo viên dự kiến phương pháp sử dụng cho phù hợp với kênh hình trong từng bài cụ thể Khi sử dụng khai thác cần chú ý đến trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến thức

đã học giúp học sinh khắc sâu

Trang 4

- Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thấm mỹ

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi mới quan sát các chi tiết)

- Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá

- Học sinh phải chủ động tích cực sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp

- Học sinh biết quan sát rút ra nội dung bài học qua kênh hình, đồ dùng trực quan cần cung cấp

- Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu

III- KHAI THÁC MỘT SỐ KÊNH HÌNH MINH HOẠ

1/ Khai thác hình 04 – “B Ti-lắc” (1856-1920) SGK trang 11 khi dạy mục 3/ Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc(1885-1908) Trong bài 02 “Ấn Độ”

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:

- Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở

- Em biết gì về Ti-Lắc ?

- Đường lối chủ trương của Ti-Lắc ?

- Hãy cho biết các cuộc đấu tranh do Ti-Lắc lãnh đạo ?

Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên kết luận:

Bal Gangadhar Tilak (1856-1920) là anh hùng dân tộc Ấn Độ, nhà cách

mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc đại ấn Độ, một học giả, một triết gia về truyền thống dân tộc cổ ấn Độ Ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân

Bal Gangadhar Tilak sinh ra trong một gia đình trí thức Bà La Môn ở

bang Maharastra (vùng ven biển miền Tây Âu) Từ thuở nhỏ, Tilak đã cảm nhận

Trang 5

truyền thống dân tộc Maratha và có tinh thần yêu nước nồng nàn Năm 1880, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông từ chối làm quan chức trong chính quyền thực dân,

mà cùng với bạn mở trường tư thục ở Poana, nhằm giáo dục thanh niên tinh thần độc lập dân tộc Ngoài ra, ông còn đứng ra thành lập tờ báo Sư tử bằng tiếng dân tộc Marathi và tờ Maratha bằng tiếng Anh để tuyên truyền nền văn hóa dân tộc, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, đả kích nền thống trị của thực dân Anh Năm 1885, ông tham gia Đảng Quốc đại và trở thành lãnh tụ nhóm cấp tiến phái tả của Đảng đó

Để tập hợp nhân dân, Tilak đã đứng ra tổ chức những ngày lễ hội truyền thống của địa phương mình và các địa phương khác được đông đảo nhân dân hưởng ứng Qua những buổi hội làng, ông tuyên truyền và giác ngộ nhân dân Năm

1897, nhân việc một viên sĩ quan người Anh bị ám sát, thực dân lấy cớ là Tilak viết báo xúi giục dân chúng nổi loạn nên bắt giam và xử tù ông 18 tháng Trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ấn Độ những năm 1905-1907, Tilak hô hào dân chúng đứng lên lật đổ nền thống trị Anh

Phương pháp cách mạng của ông không phù hợp với phái ôn hòa trong Đảng Quốc đại, ông bị khai trừ khỏi Đảng Năm 1908, thực dân Anh một lần nữa lại kiếm cớ bắt giam ông, xử ông 6 năm khổ sai và đày sang Manđalay (Mianma) Trước tòa án, Tilak là người đã tố cáo đanh thép và lên án tội ác của chính quyền thực dân Nhân dân khắp nơi sôi sục phản đối bản án Trong nhà tù, Tilak viết sách

về triết học truyền thống của ấn Độ để bày tỏ lòng quyết tâm đối với cách mạng Sau khi được trả tự do (1914), ông lại tiếp tục đấu tranh Năm 1916, ông thành lập Liên đoàn tự trị Ông mất ở Bombay năm 1920

2 Khai thác hình 15- “Đức kí hiệp ước đầu hàng kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất” SGK trang 36 khi dạy mục II.2/ Giai đoạn thứ hai(1917-1918) khi trình bày về sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Trong bài 06:

“Chiến tranh thế giớ thứ nhất (1914-1918)”

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần: Hướng dẫn học sinh thấy được việc Đức kí hiệp định đầu hàng đánh dấu việc kết thúc chiến tranh:

Nội dung:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc ngày 11-11-1918 Sáng sớm hôm đó, đoàn đại biểu Đức do Éc-béc-gơ cầm đầu, thay mặt phe liên minh (Đức, Áo, Hung)

Trang 6

ký hiệp định đình chiến với phe hiệp ước (Anh, Pháp) ở khu rừng Công-pi-e-nhơ trên đất Pháp Vào lúc 11 giờ cùng ngày, từ Pari đã vang lên 101 phát đại bác báo hiệu sự chấm dứt hoàn toàn cuộc tàn sát ghê gớm đầu tiên giữa những tập đoàn đế quốc chủ nghĩa trên quy mô toàn thế giới

Trong hình ảnh, các sĩ quan đại diện cho phe Hiệp ước ngồi sau bàn, đại diện cảu phe Liên minh đứng chuẩn bị kí hiệp định đình chiến không điều kiện chấm dứt chiến tranh thế giới lần thứ nhất do Đức gây ra

3 Khai thác hình 26- “Công nhân làm việc trong xí nghiệp ở Nga thời kì Chính sách kinh tế mới” SGK trang 54 khi dạy mục 1/ Chính sách kinh tế mới Trong bài 10“Liên Xô xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1921-1941)”

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:

Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở:

- Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách kinh tế mới trong điều kiện như thế nào ?

- Kết quả của việc thực hiện chính sách kinh tế mới ?

- Nội dung bức tranh thể hiện điều gì ?

Học sinh tự nhận xét và trả lời:

Giáo viên kết luận:

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I Lê –nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp về tiền tệ

Trang 7

Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực Thuế lương thực nộp bằng hiện vật Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán ra thị trường

Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh

tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động

Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ

Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt

Bảng thống kê sản lượng một số nghành kinh tế của nước Nga

(1921-1923)

Ngũ cốc (triệu tấn) 37,6 56,6

Vải sợi (triệu mét) 105,0 691,0

Điện (triệu kW/h) 0,55 1,1

4 Khai thác hình 34 – “Cuộc duyệt binh kỉ niệm 5 năm ngày Hít-le lên cầm quyền (Béc-lin, tháng 1/1938)” SGK trang 68 khi dạy mục 2/ Nước Đức trong những năm 1933-1939 Trong bài 12“Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)”

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:

Trang 8

Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở:

- Quá trình lên cầm quyền của Chủ nghĩa Phát xít ?

- Chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Hít-le ?

Học sinh tự nhận xét và trả lời:

Giáo viên kết luận:

Từ đầu năm 1919, Đảng phát xít của Mutxôlini xây dựng từ những “nhóm vũ trang chiến đấu” (Fascio di Combattimento) và tập hợp lực lượng bằng cương lĩnh

mị dân, khêu gợi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong nhân dân chống lại phong trào công nhân Từ “Phát xít” được phiên âm từ chữ “Fascio”, có nghĩa là “nhóm”

“chùm”, “bó” Bằng cương lĩnh mị dân, như khẩu hiệu “ruộng đất cho nông dân”,

“Đả đảo bọn tư sản hắc ám, và bọn bóc lột dân tộc”, Mutxôlini đã lôi kéo được tiểu

tư sản, phú nông và cả một bộ phận sinh viên

Mùa thu năm 1922, bọn phát xít nắm được những Hội đồng thành phố lớn Tháng 10 - 1922, được sự ủng hộ của nhóm tư bản độc quyền, đại địa chủ và cả Toà thánh Vaticăng, bọn phát xít đã tạo ra cuộc đảo chính bằng hình thức bố trí một

“cuộc hành quân vào Rôma”, gồm 4 vạn tên phát xít có vũ trang Vua I-ta-li-a là Emmanuên đã tuyên bố cử Mutxôlini làm thủ tướng Bọn phát xít lên nắm chính quyền ở I-ta-li-a

Đảng phát xít của Hitle ở Đức (Đảng Quốc xã) được tổ chức từ năm 1919 (xem NAZI) Những năm 1920 - 1923 là thời kỳ Đảng Quốc xã xây dựng về tổ chức, chính trị và tư tưởng Thời kỳ từ 1924 - 1929 Đảng Quốc xã phát triển và tích luỹ lực lượng bằng chính sách mị dân, xây dựng lực lượng SS (Đội bảo vệ),

SA (đội xung kích) Những năm 1929 - 1932 là thời kỳ Đảng Quốc xã hoạt động tích cực, lên nắm chính quyền Hitle từ sự ủng hộ của một số người rồi sự ủng hộ của toàn bộ bọn phát xít tư sản, đặc biệt sự ủng hộ của bộ ba: SS, SA, Đảng Quốc xã

Trước sự khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 trầm trọng ở Đức, giai cấp tư sản độc quyền đã tìm đến Hitle và Đảng Quốc xã của y, coi đảng này là “con người hùng” có thể ngăn chặn “tình trạng hỗn độn và chủ nghĩa Bônsêvich” Ngày 30 - 1

- 1933, Tổng thống Hinđenbua đã cử Hitle làm Thủ tướng nước Đức

Năm 1938, Hitle kỷ niệm 5 năm nắm chính quyền Trong ảnh những đoàn người giương cao lá cờ “chữ thập ngoặc” của chủ nghĩa phát xít, cuồng nhiệt diễu qua các đường phố Béc-lin, hoan hô ầm ĩ, biểu dương lực lượng của chủ nghĩa phát xít

Chế độ độc tài phát xít và Hitle đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại cực

kỳ phản động Chủ nghĩa phát xít nói chung, đặc biệt chủ nghĩa phát xít Đức là “đội xung kích của bọn phản cách mạng quốc tế Là kẻ chủ yếu gây ra cuộc chiến tranh

đế quốc chủ nghĩa Là kẻ âm mưu tổ chức cuộc hành quân chữ thập chống Liên Xô ” (Đimitorốp)

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (từ 25 - 7 đến 25 - 8 - 1935) đã lên

án chủ nghĩa phát xít và kêu gọi nhân dân thế giới đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh Bọn phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản đã gây ra Cuộc

Trang 9

chiến tranh thế giới thứ hai để phân chia lại thế giới và nô dịch các dân tộc khác Nhưng chúng đã bị các lực lượng dân chủ, đi đầu là Liên Xô, đánh bại Tháng 7 -

1943, do quân đội Hitle và quân đội Mutxôlini thua trận và do cuộc đấu tranh chống phát xít ở I-ta-li-a sụp đổ, Mutxôlini bị tống giam Ngày 2 - 5 - 1945 Hồng quân Liên Xô chiếm toàn bộ thành phố Beclin quân phát xít Đức còn lại đầu hàng

vô điều kiện Tháng 8 - 1945 quân phiệt Nhật đầu hàng

Ngày nay, bọn “phát xít mới” muốn trỗi dậy ở một số nơi để đàn áp, khủng

bố, chống phá phong trào cách mạng thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa Với tinh thần cảnh giác cách mạng nhân dân thế giới đấu tranh đập tan những âm mưu và hành động của bọn phát xít mới

5 Khai thác hình 51-“Trương Định nhận phong soái” SGK trang 112 khi dạy mục III 1/ Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862” Trong bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858-trước năm 1873)”

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:

Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở:

- Miêu tả quang cảnh và tường thuật lễ phong soái cho Trương Định ?

- Cảnh tượng nói lên điều gì ?

- Qua cảnh tượng trên em suy nghĩ như thế nào về Trương Định ?

Học sinh tự nhận xét và trả lời:

Giáo viên kết luận:

Trương Định sinh năm1820, tại xã Tư Cung, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi Ông là người cao lớn, nước da trắng, dáng người thanh tú, theo cha là Trương Cầm đánh binh Gia Định vào tổ chức khi khai phá đất hoang ở phía Nam Ngay sau khi quân Pháp chiếm thành Gia Định (17/2/1859), ông đã đưa đội quân đến đóng ở Thuận Kiều, phối hợp với quân đội chính quy của triều đình xung phong đánh giặc

Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân Trương Định làm cho giặc Pháp và triều định lo sợ Triều đình đã hạ lệnh bắt ông phải bãi binh, hai lần điều ông đi nhận chức lãnh binh ở An Giang và Phú Yên

Trang 10

Khi nghe tin có sắc phong của triều đình, những nghĩa quân trung thành cùng quần chúng nhân dân đã tập hợp xung quanh Trương Định, suy tôn Trương Định làm chủ soái để giết giặc, cứu nước, cứu dân Buổi lễ Trương Định nhận phong soái diễn ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn Nam Kỳ, dưới sự chứng kiến của đông đảo nhân dân Họ làm một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có bức trướng ghi dòng chữ Hán “Bình Tây Đại Nguyên soái” (Vị nguyên soái đánh dẹp quân Pháp) Trong buổi lễ, Trương Đinh giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín, đại diện cho nhân dân trao tặng và suy tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên soái

Việc Trương Định kiên quyết không nhận sắc phong của triều đình và đứng

về nhân dân chống giặc Pháp đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và làm cho đại diện của triều đình phải kinh ngạc

Sau khi nhận chức do nhân dân phong, Trượng Định đem đại quân về đóng ở

Gò Công Từ đây, nghĩa quân có nhiều hoạt động, gây cho địch nhiều thiệt hại

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa

Tháng 9 năm 1863, Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định Ngày 19 tháng 8 năm 1864 , Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân

Pháp bất ngờ bao vây đánh úp Trương Định thất thủ, bị bao vây tại Tân Hòa

và trọng thương, gãy xương sống Ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công),

để bảo toàn thanh danh, khí tiết vào ngày 20 tháng 8 Hay tin ông tuẫn tiết, vua Tự Đức liền truy tặng ông phẩm hàm và cho lập đền thờ tại Quảng Ngãi

Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa Nguyễn Đình Chiểu viết về cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định:

“Trong Nam, tên họ nổi như cồn Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ Qua ấn "Bình Tây" đất vội chôn

Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ Lâm dâm ba chữ "điếu linh hồn"

IV- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình

Ngày đăng: 02/11/2016, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w