1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh môn sinh học 9

25 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

- Tính tích cực học tập giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng caohiệu quả giảng dạy và học tập, thu hút học sinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăngcường sự chú ý, thúc đẩy tính tự giác,

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 9 Ở TRƯỜNG PTCS MINH CHÂU

I PHẦN MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ,dẫn tới sự bùng nổ thông tin Do đó khối lượng tri thức chung của toàn nhân loạităng lên theo cấp số nhân, người giáo viên không thể cung cấp hết thông tin chongười học trong khi khả năng tiếp nhận và lĩnh hội nguồn tri thức mới của ngườihọc bị hạn chế bởi thời gian hạn hẹp của tiết học

Mặt khác nhu cầu xã hội đòi hỏi tri thức của người học ngày càng cao,hiểu biết ngày càng rộng và sâu sắc, bên cạnh đó còn phải có những kĩ năng nhấtđịnh về tư duy, về giao tiếp xã hội, kĩ năng giữ gìn sức khỏe phòng chống bệnhtật, sự hợp tác trong cộng đồng Học sinh của trường PTCS Minh Châu hầu hết

kĩ năng học tập cũng như kĩ năng sống của các em còn thiếu và yếu trong đó cócác kĩ năng tư duy

Việc vận dụng những phương pháp tích cực vào quá trình dạy học sẽ đápứng phần nào đòi hỏi, yêu cầu ở trên

1 Lý do chọn đề tài:

Sự hứng thú, tích cực tự giác, năng động, sáng tạo, khả năng làm chủ bảnthân, làm chủ tri thức là những yên cầu cần phải có ở người học: Tích cực, tựgiác trong xây dựng bài, năng động sáng tạo trong suy nghĩ, trong học tập, thựchành, trong lao động, trong công việc và trong cuộc sống sau này Quá trình họctập phải là một quá trình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái

độ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học Như vậy người học phải có nhu cầuhọc tập, xuất phát từ động cơ, mục đích ham muốn hiểu biết, từ lòng say mê họctập và khát khao vươn lên

- Tính tích cực học tập giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng caohiệu quả giảng dạy và học tập, thu hút học sinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăngcường sự chú ý, thúc đẩy tính tự giác, tìm tòi sáng tạo của học sinh trong bộmôn Sinh học và qua đó góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực trong Nhà trường

- Sinh học có nhiều nội dung dạy học khác nhau như các kiến thức vềhình thái giải phẫu, kiến thức về chức năng sinh lí và quá trình sinh lí, kiến thức

về di truyền và biến dị, kiến thức ứng dụng giải thích các hiện tượng liên quanđến cơ thể người và trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày, cáckiến thức và kĩ năng giữ gìn vệ sinh, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môitrường

- Việc nâng cao tính tích cực học tập bộ môn Sinh học sẽ góp phần nângcao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh, thu hút học sinh, giảm nguy cơ bỏhọc, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường Trongquá trình dạy học, việc lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí đểnâng cao tính tích cực học tập bộ môn phụ thụôc vào nhiều yếu tố như:

Trang 2

Nội dung dạy học, đặc điểm tâm sinh lí và trình độ học sinh, phương tiệndạy học, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm Kiến thức Sinh học rộng lớnkhông chỉ bao gồm những quy luật, học thuyết cơ bản mà còn bao gồm cảnhững nội dung thực nghiệm cần học sinh nắm bắt Nâng cao tính tích cực họctập trong dạy học s inh học tạo nguồn kích thích tới học sinh, từ đó các emthêm say mê tìm hiểu môn sinh học và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếpthu kiến thức Việc nâng cao tính tích cực học tập trong dạy học mang lại một

số tác dụng đặc biệt như:

- Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thứccủa học sinh

- Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú

ý thường xuyên và cao độ vào kiến thức bài học

- Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trìtrạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâumệt mỏi

- Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và họcgiúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao

- Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu,tìm hiểu kiến thức

- Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứngthú tích cực tham gia điều khiển tri giác và tư duy

- Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiêncứu và sáng tạo về sau

- Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ củahọc sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao

Vì những lí do trên tôi tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm của bản thân,học hỏi kinh nghiệm của nhiều thầy cô khác để viết đề tài “Một số giải phápnâng cao tính tích cực học tập sinh học 9 ở trường phổ thông cơ sở Minh Châu”

2 Mục đích nghiên cứu:

- Nhằm giúp bản thân hiểu rõ thêm về tính tích cực học tập bộ môn Sinhhọc của đối tượng học sinh lớp 9 mà mình đang giảng dạy, qua đó nhận ranhững mặt mạnh, mặt yếu trong phương pháp, biện pháp giảng dạy, từ đó tiếptục tìm hiểu, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, tăng lòng yêu nghề, trách nhiệmtrong công việc để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn

- Giúp học sinh nâng cao tính tích cực học tập bộ môn sinh học, giúp các

em khơi dậy lòng đam mê học tập, tính tích cực, tự giác, tập trung chú ý, rèn kĩnăng giao tiếp, đạt kết quả cao trong học tập Các em sẽ được củng cố và nângcao động cơ, thái độ và mục đích học tập, xây dựng cho bản thân các em động

cơ, thái độ học tập đúng đắn về lâu dài

3 Thời gian và địa điểm:

- Thời gian nghiên cứu trong năm học 2017 – 2018

- Địa điểm: Trường PTCS Minh Châu, đối tượng học sinh lớp 9

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1 1 Cơ sở lý luận:

+ Tâm lý học Macxit xem xét tính tích cực, hứng thú theo quanđiểm duy vật biện chứng Coi hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn cótrong mỗi cá nhân mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhâncách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở conngười

- Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của tínhtích cực học tập khi chúng thoả mãn điều kiện sau:

+ Có ý nghĩa với cuộc sống cá nhân Điều kiện này quyết định nhận thứctrong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộcsống cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú

+ Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “ Khi ta có tính tích cực học tập về mộtcái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối vớicuộc sống của ta Hơn nữa, ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do

đó tính tích cực học tập lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo

ra tâm lí khát khao tiếp cận đi sâu vào nó”

* Một số đặc điểm tâm lí của học sinh:

Về tâm lý: Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành Ởlứa tuổi này tuyến nội tiết đang hoạt động mạnh, hệ thần kinh còn chưa có khảnăng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài Điều đó rất dễ gâycho các em tình trạng bị ức chế hoặc ngược lại bị kích động mạnh Những khókhăn chính của lứa tuổi này là các em chưa biết tự đánh giá, chưa biết kìm hãm

và hướng dẫn bản năng, ham muốn, hành vi …

Về hoạt động học tập: thái độ và động cơ học tập của học sinh rất khácnhau, từ rất tích cực đến lười biếng, thiếu trách nhiệm Trong cách học thì có em

có kĩ năng tự học rất tốt, những em khác chỉ biết học thuộc lòng từng câu từngchữ Trong tính tích cực học tập thì từ chỗ biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vựctri thức nào đó cho đến chỗ hoàn toàn chưa có tính tích cực học tập nhận thức,việc học hoàn toàn do gò ép, bắt buộc

Về hoạt động giao tiếp: có sự thay đổi lớn về bản chất ở các em hìnhthành và phát triển kiểu quan hệ giao tiếp mới với người lớn và với bạn bè Các

em nảy sinh cảm giác về sự trưởng thành và có nhu cầu được người lớn thừanhận

Hiểu biết này giúp thầy cô giáo tìm biện pháp giúp đỡ, hướng dẫn các emmột cách tế nhị, khéo léo, khơi dậy hứng thú, lòng say mê học tập của các em

Quá trình chú ý của học sinh chưa cao Có thể xuất hiện sự “chú ý giảtạo”, chú ý hình thức, học sinh tuân theo kỉ luật, nhưng thực chất không tậptrung tư tưởng, cũng không biểu hiện chán nản hoặc hưng phấn Một số em ngạisuy nghĩ, động não, không biết lật đi, lật lại vấn đề, phát hiện vấn đề và thắcmắc Học sinh thường thoả mãn những cái có sẵn, khả năng tư duy và óc phêphán còn còn nhiều hạn chế

Trang 5

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Tính tích cực học tập là động lực giúp giáo viên tiến hành hoạt động nhậnthức đạt hiệu quả, tạo ra động cơ của hoạt động Tính tích cực học tập làm tíchcực hoá các quá trình tâm lí như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ở họcsinh

Đối với học sinh tính tích cực học tập với môn học là rất quan trọng.Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải thu hút được học sinh vào bàihọc, làm tăng sự chú ý, gợi lên niềm đam mê, làm cho người học có tính tíchcực học tập với môn học Tính tích cực học tập là yếu tố quyết định đến sự hìnhthành và phát triển năng lực cá nhân Tính tích cực học tập và năng lực có vaitrò biện chứng với nhau Người giáo viên phải làm tăng tính tích cực học tậpmôn học cho học sinh, qua đó khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong mỗi cá nhânngười học

* Biểu hiện của tính tích cực học tập trong hoạt động học tập của học sinh:

Tính tích cực học tập của học sinh trung học cơ sở biểu hiện chủ yếu ởmột số mặt sau:

- Tập trung chú ý vào bài học, biết giữ gìn trật tự, im lặng khi cần thiết và

- Luôn có thái độ tôn trọng giáo viên bộ môn, tâm trạng vui vẻ khi hoànthành một hoạt động, tỏ vẻ luyến tiết khi gặp sai lầm trong hoạt động và tự tìmbiện pháp khắc phục trong những hoạt động tiếp sau

Trang 6

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng.

- Khảo sát thống kê:

Hiên nay, người giáo viên chủ yếu giảng dạy trên cở sở sách giáo khoa,với những lệnh, câu hỏi có sẵn, mà việc giải bài tập và trả lời câu hỏi ở sách giáokhoa thì cũng chỉ phần nào giúp cho học sinh nắm được lí thuyết một cách đơnthuần, máy móc, chưa linh hoạt Vấn đề liên hệ thực tế, phát triển tư duy,phương pháp học tập, rèn kĩ năng sống cho học sinh trong môn học còn rấtnhiều hạn chế Thực tế qua khảo sát 15 Học sinh của khối 9 thì có tới 70% HSthiếu tích cực trong học tập, 20% HS có năng lực nhận thức, 10% có năng lựchành động tích cực chủ động tìm tòi nhận thức

- Đánh giá phân tích:

* Về phía giáo viên:

Chương trình sinh học hiện nay còn nhiều nội dung khó tuy được giảm tải

so với trình độ, lứa tuổi của học sinh, nhất là học sinh lớp 9 nhưng việc vậndụng đổi mới phương pháp còn có những khó khăn nhất định Bản thân tôi quanhững năm trước sự tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế.Qua việc dự giờ, tôi cũng nhận thấy nhiều giáo viên chưa tiếp cận được cácphương pháp dạy học tích cực và do vậy hiệu quả giảng dạy chưa được nâng cao

so với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh

*Về phía học sinh:

Về phía học sinh, tôi nhận thấy ở các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng,phương pháp học tập, tính tích cực học tập còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thụđộng trong việc tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, kĩ năng học tập bộ môn

- Đó chính là lí do thúc đẩy tôi tìm ra một số biện pháp khắc phục vấn đềnày

2.2 Các giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn sinh học 9 ở trường phổ thông cơ sở Minh Châu

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính tích cực học tập đã trìnhbày ở trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp nâng cao kết quả và tính tích cực họctập trong dạy học sinh học như sau:

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức: Bằng các biện pháp tâm lý, giao tiếp sư phạm

xây dựng tình cảm tốt đẹp thầy – trò:

Dạy học là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáoviên Giáo viên đứng trước học sinh, vừa giống như người đạo diễn, vừa làngười biểu diễn, đồng thời là người hướng dẫn và học sinh là những người diễnviên thực tập, vừa học vừa làm theo giáo viên Người giáo viên phải có nhữngthủ thuật về tâm lý, hay còn gọi là nghệ thuật sư phạm hay nghệ thuật dạyhọc Vì vậy, để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh giáo viên cần quantâm đến các biện pháp tâm lý cần thiết khi lên lớp, trong đó quan trọng là kĩ nănggiao tiếp sư phạm

Trang 7

Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lí, giao tiếp sư phạm không nhữngnâng cao nhận thức và tính tích cực học tập bộ môn mà còn thể hiện tính tích cựctrong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói chung trong lớp,trong trường.

Trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng giao tiếp phingôn ngữ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò …

Trước hết, người giáo viên nên luyện tập sao cho giọng nói trở nên truyềncảm, khai thác các đặc tính âm thanh (cao độ, trường độ, âm sắc) và vốn từ.Sau đó, cần sưu tầm những cách dẫn bài hấp dẫn, những câu chuyện vui,những câu nói hài hước liên quan đến nội dung bài học giúp gây hứng thú họctập cho học sinh

Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh, thương yêu trẻ, tạo ra tìnhcảm, xúc cảm tích cực, tạo tâm thế cho học sinh ngay khi bước vào tiết học Một

số sai sót thường gặp của học sinh như: Vệ sinh lớp chưa tốt, chưa lau bảng;thiếu thước kẻ hoặc phấn viết bảng; hoặc soạn bài, học bài cũ chưa tốt, đầu tiếtcòn ồn, mất trật tự … Khi học sinh có sai sót thì cần nhắc nhở khéo léo chứđừng bao giờ quát mắng, la ó om sòm làm mất tình cảm thầy trò, mất tính tíchcực học tập của học sinh

* Kĩ năng làm thí nghiệm: Trong chương trình có thể lắp đặt một số thínghiệm đơn giản, tập dượt các kĩ năng đề xuất giải thuyết, bố trí thí nghiệm,thay đổi đối tượng và điều kiện thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm so sánhvới thực nghiệm rút ra kết luận

Ví dụ: bài thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng Yêu cầu: Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu (tranh, ảnh, tài liệu khác) →Quan sát các nguồn tư liệu khác nhau để lựa chọn tư liệu phù hợp → So sánhđối chiếu các tư liệu → Sắp xếp tư liệu theo chủ đề → Báo cáo những điều rút ra

từ tư liệu Qua bài này học sinh vừa rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin theo chủ đề,vừa rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng sắp xếp thông tin theo hệ thống và rèn kĩ năngbáo cáo một vấn đề tìm hiểu được Báo cáo của học sinh có thể chưa hoàn chỉnh,

do vậy giáo viên có thể hướng dẫn các em hoàn thiện dần, giúp các em rèn kĩnăng tự học, tự tìm tòi, sắp xếp tư liệu hợp lí Giáo viên cần thiết phải hướngdẫn các em tìm kiếm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như từ Internet.Những tư liệu, hình ảnh mà học sinh tìm kiếm từ Internet hoặc từ máy tính khácthì giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn lọc, sắp xếp, lưu giữ thông tin chophù hợp

- Tăng cường cơ sở vật chất:

Trong quá trình dạy học sinh học 9, sử dụng các phương tiện trực

Trang 8

quan, các phương tiện thí nghiệm, phương tiện công nghệ thông tin trong nhàtrường có vai trò quan trọng:

- Làm nội dung học tập sinh động, phong phú, nâng cao tính tích cựchọc tập môn sinh học, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học bộ môn.Học sinh có cơ hội kiểm nghiệm kiến thức lý thuyết với thực tiễn đang diễn rahằng ngày trong đời sống và sản xuất ở địa phương, trong nước và trên thế giới

- Phát triển năng lực quan sát và các năng lực tư duy khác của học sinh

- Tăng hiệu quả dạy học của giáo viên

Việc sử dụng phương tiện dạy học vào trong quá trình giảng dạy khôngnhững có tác dụng nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh mà còn gópphần nâng cao năng lực chuyên môn của người giáo viên Việc sử dụngphương tiện trong giảng dạy sinh học thường xuyên góp phần nâng cao chấtlượng quá trình dạy học và giúp cho học sinh thêm yêu thích môn sinh học.Phương pháp quan sát phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác để sựlĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao Hành động quan sát chỉ làbước khởi đầu, chuẩn bị cho các bước tiếp sau Nếu chỉ quan sát không thôi thìchưa đủ vì đây chỉ là hành động tìm kiếm thông tin lúc này người quan sát mớichỉ mô tả, liệt kê thông tin từ tranh, ảnh, mô hình Đây là cách tiếp nhận thôngtin của phần lớn học sinh

Do vậy trước khi tiến hành quan sát cần xác định rõ mục đích, yêu cầu,nhiệm vụ quan sát và những hướng dẫn quan sát khi cần thiết Mục đích yêucầu nhiệm vụ quan sát thể hiện qua các câu hỏi, hoặc trong nội dung các đề mục

ở sách giáo khoa hoặc do giáo viên đề ra Trong trường hợp học sinh tự quan sát

ở nhà hay trong thiên nhiên thì kế hoạch quan sát là do học sinh quyết định trên

cơ sở hướng dẫn của giáo viên với mục tiêu được xác định trước

Ví dụ 1

Quan sát từ khái quát đến cụ thể → Thống kê phân loại các đối tượng quansát Sinh học 9: Bài thực hành “Hệ sinh thái” tiết 55 Khi quan sát ngoài trờigiáo viên yêu cầu học sinh quan sát chung, tổng thể trước để thống kê kết quảghi vào bảng 53.1 sau đó mới quan sát cụ thể trong các ô sinh thái

Ví dụ 2

Học sinh tự lên kế hoạch quan sát → Tự đánh giá mức độ ô nhiễm → Tìmhiểu nguyên nhân và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để cải thiện đối tượngquan sát khi dạy Sinh học 9 bài Thực hành: “Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môitrường ở địa phương”:

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tình hình chung sau đó tìm hiểu mức

độ ô nhiễm ở từng môi trường cụ thể, tìm nguyên nhân gây ô nhiễm, đưa ra biệnpháp khắc phục

- Kiểm tra đánh giá: Bằng cách sử dụng kĩ thuật động não nhằm huy động tư

tưởng mới (ý tưởng) về một vấn đề nào đó trong thảo luận

Quy tắc : Mỗi học sinh đưa ra (phát biểu bằng lời) ý kiến của mình về vấn đềđang quan tâm, không hạn chế số ý tưởng; cho phép tưởng tượng và liên tưởng;

ý tưởng là của chung; không đánh giá và phê phán các ý tưởng trong quá trình

Trang 9

Có thể vận dụng kĩ thuật này bằng động não viết:

+ Viết ra giấy: mỗi học sinh lần lượt viết ý tưởng ra giấy, sau đó thảo luậnnhóm, đánh giá, lựa chọn

+ Hoặc viết lên bảng phụ: các ý tưởng của học sinh lần lượt được viết lên bảngphụ, sau đó treo tường, treo bảng lớp để thảo luận chung

+ Hoặc viết bảng đen: Cá nhân (hoặc đại diện nhóm học sinh) lên bảng lớp viết

ý tưởng của cá nhân (hoặc của nhóm), sau đó đánh giá, thống nhất lựa chọn

Ví dụ:

Sinh 9: Bài 55 Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) Sau khi cho học sinh tìmhiểu về các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễmmôi trường ở địa phương, giáo viên nêu câu hỏi:

+ Hãy nêu các bệnh tật mà ô nhiễm môi trường gây ra (trực tiếp hoặc giántiếp) cho con người và sinh vật

+ Yêu cầu: mỗi em kể một bệnh, tật ở người hoặc sinh vật, ý em saukhông được trùng với em kể trước

+ Giáo viên dành thời gian chờ đợi câu trả lời là từ 15 đến 30 giây hoặclâu hơn tuỳ năng lực từng lớp để học sinh suy nghĩ sắp xếp ý tưởng trả lời

Sau khi học sinh đã kể ra một số bệnh, tật, giáo viên cần khen ngợi họcsinh nhanh nhẹn và đi đến thống nhất nhanh Sau đó nêu câu hỏi tiếp:

+ Em nào có thể rút ra kết luận về hậu quả của ô nhiễm môi trường tới sứckhoẻ con người và các sinh vật? Em nào nhanh nhất?

Cũng bằng biện pháp này giáo viên nêu yêu cầu:

+ Là học sinh, em phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường

+ Giáo viên lưu ý: Chỉ nêu các biện pháp mà các em có thể thực hiện

- Phê phán, rút kinh nghiệm:

Việc đổi mới phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” đangtiếp tục được thực hiện ngày một hiệu quả Sự đổi mới này giúp học sinh thayđổi cách học tập, suy nghĩ và tiếp nhận kiến thức, giúp cho các em có nhiềuhứng thú trong quá trình học Giáo viên cần đúc rút kinh nghiệm việc khaithác những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện cho họcsinh khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả Để nâng cao tính tích cực họctập cho học sinh khi tổ chức các hoạt động dạy học đòi hỏi người giáo viênphải lên kế hoạch, xây dựng nội dung chi tiết một cách cẩn thận Bên cạnh đó,trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, người giáo viên phải là người dẫnđường, định hướng cho tất cả các em để học sinh nào cũng được hoạt động,phát huy năng lực cá nhân và có thể nắm bắt kiến thức một cách trọn vẹn

Có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực giúp nâng cao tính tích cực học tậpcho học sinh trong quá trình dạy học Mỗi một nhóm biện pháp đều có những

Trang 10

tác dụng, đặc điểm vận dụng riêng Chính vì vậy, người giáo viên cần rútkinh nghiệm để lựa chọn, kết hợp nhiều biện pháp với nhau để việc nângcao tính tích cực học tập cho học sinh đạt hiệu quả cao

- Biểu dương, tuyên truyền: Kiến thức sinh học vô cùng phong phú Nếungười giáo viên biết khai thác các câu chuyện các tình huống có ý nghĩa giáodục thực tế một cách hiệu quả thì sẽ giúp cho học sinh thêm yêu thích mônhọc Từ đó, các em hứng thú, say mê tìm hiểu thêm những kiến thức màgiáo viên không có điều kiện cung cấp

Để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh, giáo viên có thể biểudương, tuyên truyền qua một số biện pháp sau:

- Chọn lọc nguồn kiến thức cần liên hệ có liên quan với kiến thức mới màhọc sinh đang hoặc chuẩn bị học;

- Kiến thức thực tế phải dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có của học sinh;

- Những thành tựu sinh học hiện đại trong nước và thế giới liênquan đến nội dung kiến thức đang đề cập;

- Ý nghĩa thực tế của nội dung kiến thức đang đề cập;

- Nhận định của học sinh về khả năng vận dụng kiến thức vừa học ở giađình, địa phương;

- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu thêm để bổ sung tri thức mới cho bảnthân các em;

- Tạo điều kiện để học sinh có dịp chia sẻ kiến thức của mình với thầy

cô, bè bạn

Ví dụ : Sinh 9 – Tiết 43: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.

Trong tiết này liên hệ với việc sử dụng ánh sáng nhân tạo (ánh sáng đèn) để điềukhiển thời gian ra hoa ở các cây bông cúc, cây thanh long, đồng thời giáo dục vềtiết kiệm năng lượng

Hoặc tiết 44 Sinh học 9, giáo viên cho học sinh liên hệ về cách sử dụng nhiệtnhân tạo (lò sưởi, bóng đèn) trong việc ấp trứng gia cầm và ủ ấm cho gia cầmnon ở địa phương

- Khuyến khích bằng cách lập sơ đồ tư duy.

Bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một sơ đồ phân nhánhnhằm trình bày một cách rõ ràng các ý tưởng của cá nhân hay nhóm

Bản đồ tư duy được vận dụng để tóm tắt một nội dung, ôn tập một chủ đề;trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tưởng; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghichép khi nghe giảng; mô tả, liệt kê, sắp xếp kiến thức mới theo từng chủ đề …Bản đồ tư duy có thể sử dụng bằng cách viết ra giấy, lên bảng lớp, bảng phụ,

vở học sinh, trong máy tính …

Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dễ thu hút học sinh vào bài học,học sinh học theo năng lực của mình, học sinh có cái nhìn tổng quan về nộidung bài học, rèn kĩ năng diễn đạt khi tóm tắt nội dung bài học qua sơ đồ tưduy

Ví dụ trong môn Sinh học 9: Bài 8 – Nhiễm sắc thể

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài học mục I và

Trang 11

II theo sơ đồ dưới đây, sau đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận

Cụ thể: giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi để học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sáthình trả lời và giáo viên dần hoàn thành sơ đồ như sơ đồ gợi ý bên dưới

Ví dụ trong môn Sinh học 9: Bài ADN

Sử dụng kết hợp giữa phương pháp quan sát, vấn đáp tìm tòi và sơ đồ

Cụ thể:

+ Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và cho

học sinh quan sát mô hình cấu tạo phân tử ADN

+ Giáo viên: qua quan sát và thông tin, cho biết ADN có mấy mạch đơn

và xoắn như thế nào?

+ Học sinh: gồm 2 mạch đơn, là chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh một trục

theo chiều từ trái qua phải

+ Giáo viên: cho học sinh khác bổ sung, xác nhận và ghi tóm tắt các ý màhọc sinh vừa trả lời vào sơ đồ

+ Giáo viên: mỗi vòng xoắn hay chu kì xoắn có đặc điểm gì về kích

thước, về số cặp nuclêôtit?

+ Học sinh: mỗi vòng xoắn có đường kính 20 ăngstơrông, cao 34

ăngstơrông gồm 10 cặp nuclêotit

+ Giáo viên: ghi lên sơ đồ và cho học sinh quan sát lại mô hình, yêu cầu

chú ý đến các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn, chú ý giữa A và T có nối bằng 2 “que”

và giữa G – X là 3 “que”

+ Giáo viên: có nhận xét gì về các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn? (Giáo viên

hướng dẫn: Các “que nối” tượng trưng cho điều gì, nuclêôtit mạch này ứng vớiloại nuclêôtit nào ở mạch kia?)

+ Học sinh: các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết nhau bằng các liên kết

hiđrô và theo từng cặp A – T, G – X gọi là nguyên tắc bổ sung

+ Giáo viên: xác nhận và tiếp tục hoàn thiện sơ đồ và yêu cầu học sinh

dựa vào sơ đồ nêu tóm tắt lại cấu trúc không gian của ADN, rồi sau đó tìm hiểu

Trang 12

tiếp về nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó.

Sơ đồ tư duy về cấu trúc không gian của ADN:

- Nâng cao kĩ thuật đặt câu hỏi:

Kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm khuyến khích toàn bộ học sinh trong lớp tham giavào bài học qua việc suy nghĩ để trả lời câu hỏi Trong dạy học ngày nay thìphương pháp đặt câu hỏi là phương pháp chủ yếu ở hầu hết các môn học ởtrường phổ thông Có thể từ bối cảnh thực tiễn hay hiện tượng thực tế để đặtcâu hỏi hay vấn đề cần tìm hiểu nhận thức Một số phương pháp liên quan như:phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp quan sát - vấn đáp; thí nghiệm,thực hành – vấn đáp, nghiên cứu tài liệu – vấn đáp; đàm thoại gợi mở; vấn đáp– phát hiện (còn gọi là phương pháp phát hiện có hướng dẫn), đàm thoại ơrixtic(vấn đáp tìm tòi bộ phận) …

Khi đặt câu hỏi cho học sinh cần tuân thủ một số quy tắc sau, những quy tắcnày giúp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên, thu được thông tinphản hồi và giúp học sinh tự tin:

- Phân phối câu hỏi cho cả lớp: Câu hỏi phải rõ ràng, để mở, dễ hiểu, xúctích, đủ cho cả lớp nghe thấy, nên kết hợp với cả cử chỉ Hỏi càng nhiều họcsinh và thuộc nhiều đối tượng khác nhau càng tốt Điều này giúp mọi học sinhsuy nghĩ, chuẩn bị tâm thế, lời diễn đạt trong câu trả lời Đừng bao giờ chỉ địnhhọc sinh rồi mới đặt câu hỏi, khi đó những học sinh khác sẽ lười biếng suy nghĩ

- Tập trung vào trọng tâm: Giáo viên nên đặt câu hỏi cụ thể, tập trung vàonội dung chính của bài Với những câu hỏi khó thì có thể đưa ra những gợi ýnhỏ cho các câu trả lời Trong quá trình hoạt động nên xoáy vào trọng tâm khiphản ứng với câu trả lời của học sinh

- Dừng lại sau khi nêu câu hỏi cho học sinh: để cho học sinh có thời gian suynghĩ, qua đó tích cực hoá tất cả học sinh Sau khi đặt câu hỏi thì dừng lại 3 đến

5 giây hoặc hơn nữa, sau đó gọi học sinh trả lời

Ngày đăng: 03/10/2018, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w