1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4

17 899 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong chương trình ở bậc tiểu học. Không những là nền tảng cho các môn học khác, Tiếng Việt còn là cơ sở quan trọng giúp các em học tốt các bậc học cao hơn.Dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo học sinh được đọc hiểu và cảm nhận những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa từ đó mở mang tri thức, có tâm hồn phong phú và dần cảm nhận được vẻ đẹp của văn chương. Có năng lực cảm thụ văn học tốt học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Ở giai đoạn lớp Một, Hai, Ba học sinh đã được tiếp xúc và làm quen với văn học. Song việc học văn ở mức “cơ sở ban đầu” cũng chỉ thật sự bắt đầu từ năm học lớp Bốn, khi các em đã có một vốn kinh nghiệm sống nhất định, biết bày tỏ cảm xúc về một đối tượng, tình huống cụ thể và khi các em có thể sáng tạo bằng ngôn ngữ.Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản đã học, bộc lộ cảm xúc văn học, hoàn thành tốt kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt, tôi chọn đề tài Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh lớp Bốn.

Trang 1

UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH GIÃ 154/321 PHẠM VĂN HAI, PHƯỜNG 03 QUẬN TÂN BÌNH, TP HỒ CHÍ MINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

- Người viết : Lê Thị Hồng Cẩm

- Điện thoại : 0988.955.994

- Chức vụ : Giáo viên dạy lớp Bốn1

Khối trưởng Khối Bốn

NĂM HỌC 2015 - 2016

Trang 2

I – ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong chương trình ở bậc tiểu học Không những là nền tảng cho các môn học khác, Tiếng Việt còn là cơ sở quan trọng giúp các em học tốt các bậc học cao hơn

Dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo học sinh được đọc hiểu và cảm nhận những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa từ đó mở mang tri thức, có tâm hồn phong phú và dần cảm nhận được vẻ đẹp của văn chương Có năng lực cảm thụ văn học tốt học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm yêu quý tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Ở giai đoạn lớp Một, Hai, Ba học sinh đã được tiếp xúc và làm quen với văn học Song việc học văn ở mức “cơ sở ban đầu” cũng chỉ thật sự bắt đầu từ năm học lớp Bốn, khi các em đã có một vốn kinh nghiệm sống nhất định, biết bày tỏ cảm xúc về một đối tượng, tình huống cụ thể và khi các em

có thể sáng tạo bằng ngôn ngữ

Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản đã học, bộc lộ cảm xúc văn học, hoàn thành tốt kiến thức và kĩ năng

môn Tiếng Việt, tôi chọn đề tài Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh lớp Bốn

2 Thực trạng

Hiện nay, nhiều học sinh khi đứng trước các tác phẩm văn học chủ yếu chỉ thấy được nội dung chính cuả bài mà không nhìn ra được cái hay, cái hồn, cái nghệ thuật của tác phẩm Các em chưa biết cách bao quát, diễn đạt lại về sự vật, sự việc cũng như quan sát sự vật , sự việc một cách tinh tế Sự hiểu biết về những hình thức nghệ thuật

là có (đã học ở lớp Ba) nhưng lại máy móc, không thể nhận diện hay cảm nhận do việc luyện tập chưa được nhiều Chính vì vậy việc diễn đạt trong viết văn của các em còn thiếu sự bay bổng, sáng tạo

Đôi khi giáo viên lại quá đề cao việc dạy cảm thụ văn học, cho đó là chưa cần thiết hoặc chỉ có thể dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Dù rằng có những công việc giáo viên và học sinh làm trên lớp hàng ngày đang là dạy cảm thụ văn học nhưng cả hai đều không biết nên không nhấn mạnh, đào sâu Từ việc chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cảm thụ văn học nên giáo viên dạy chưa hiệu quả, chưa tìm kiếm các phương pháp, biện pháp mới để luyện tập về cảm thụ văn học cho học sinh

Trong hai năm học 2014- 2015 và 2015- 2016 tôi tiến hành khảo sát học sinh của lớp Bốn 1 trường Tiểu học Bình Giã một bài tập có nội dung như sau:

NGÀY KHAI TRƯỜNG

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở

Trang 3

Đứa tay bắt mặt mừng Đứa ôm vai bá cổ Cặp sách đùa trên lưng

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo

Từng nhóm đứng đo nhau Thấy bạn nào cũng lớn Năm xưa bé tí teo, Giờ đã lên lớp Bốn

Tiếng trống trường gióng giả Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp Khăn quàng bay đỏ tươi

NGUYỄN BÙI VỢI Câu hỏi:

1 Bài thơ viết vào thời gian nào trong năm?

2 Tâm trạng của các bạn học sinh như thế nào?

3 Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong bài

4 Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) nói về Ngày khai trường mà em ấn tượng nhất

Kết quả khảo sát cho thấy

Các mặt nhận xét 2014- 2015 2015- 2016

1.Nhận diện ngôn ngữ trong văn bản 15/33(45%) 5/30(16%)

2 Nhận diện biện pháp tu từ được sử dụng

3.Diễn đạt kết quả cảm thụ 1/33(3%) 0/30 (0%)

Học sinh còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ văn bản, nắm bắt các từ ngữ chính để hiểu nội dung văn bản và trả lời câu hỏi Có những em đọc rất tốt nhưng lại không hiểu mình đang đọc về nội dung gì Các em trả lời câu hỏi còn máy móc, rập

Trang 4

khuôn, không có sự sáng tạo, ví như trả lời cho câu hỏi thời gian nào? nhiều em đưa

ra đáp án là “sáng đầu thu trong xanh” Việc nhận diện biện pháp tu cũng còn hạn chế, rất ít học sinh kể được biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản Khi viết đoạn văn,các

em còn nhiều lúng túng không biết viết về cái gì và viết như thế nào Một số ít em có thể hoàn thành cơ bản về nội dung này nhưng cũng chưa thấy rõ ràng ý kiến cá nhân,

tình cảm sau khi đọc bài thơ và cảm nhận về Ngày khai trường riêng của mình.Như

vậy, chúng ta có thể nhận thấy học sinh còn gặp khó khăn trong việc cảm thụ văn học

và diễn đạt kết quả cảm thụ

II- GIẢI PHÁP

1 Tích lũy vốn sống, rèn luyện thói quen quan sát

Khả năng cảm thụ văn học chịu ảnh hưởng bởi vốn sống của mỗi học sinh Cái vốn ấy được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc qua những bài học và việc quan sát các sự vật trong đời sống hằng ngày

Giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học nên rèn cho các em thói quen ghi Sổ tay Tiếng Việt Với quyển sổ này các em sẽ ghi chép lại những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, những câu thơ, đoạn văn yêu thích để trau dồi năng lực cảm thụ văn học Quyển

sổ nên chia thành các nhóm như: đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên, con người,… điều này sẽ giúp các em có sự hệ thống, đồng thời thuận lợi cho học môn Tập làm văn theo chủ đề

Ví dụ như khi học đến bài tập đọc “Cánh diều tuổi

thơ” giáo viên hướng các em có thể thu nhặt các cụm từ

hay như: cánh diều mềm mại như cánh bướm; bầu trời đẹp

như một thảm nhung khổng lồ; cánh diều tuổi ngọc ngà

Bài Luyện từ và câu “Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào” có

cụm từ: cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc

Bài chính tả “Mùa đông trên rẻo cao” là các cụm từ: những

mái lá chít bạc trắng, những chiếc lá vàng cuối cùng còn

sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ

Bài Luyện tập

của Chính tả tuần 22 là: nắng chan hòa như

rót mật xuống quê hương; những bài ca náo nức lòng người… Việc chọn lọc và

ghi lại này sẽ giúp học sinh mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc trong tâm hồn của các em góp phần làm giàu thêm vốn sống và mở rộng khả năng cảm thụ văn học

Trang 5

Rèn thói quen quan sát những cảnh vật, con người, sự

việc diễn ra quanh ta để có cảm xúc và ghi nhớ những đặc điểm

riêng và nổi bật Để có kết quả quan sát tốt phục vụ cho việc tích

lũy vốn sống, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn cho học sinh

quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi

ngửi,…) Nhà văn Tô Hoài đã cho ta kinh nghiệm về quan sát

như sau “Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính

riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề

Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc

điểm mà mình cảm nhất như: một câu nói lột tả tính nết, những

dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một

trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới

bật lên và khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng không ghi không chịu được.” Quan sát nhiều, quan sát kỹ sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, của những bài thơ, bài văn một cách tinh tế và sâu sắc từ đó hình thành nên những áng văn hay mang dấu ấn cá nhân

Để vốn sống, vốn từ vựng của các em phong phú, bên cạnh những bài trong chương trình học, giáo viên chủ nhiệm nên hướng đến phát triển văn hóa đọc trong

học sinh Ban đầu, chúng ta phải có những định hướng giúp các em chọn những quyển sách hay và phù hợp với lứa tuổi Đơn cử ra đây là Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh, Bỏ trốn của Phan Thị Thanh Nhàn; Tốt-tô-chan cô bé bên cửa sổ của Tetsuko Kuroyanagi Đọc sách để “sống” cùng nhân vật, rung cảm cùng nhân vật để từ đó suy nghĩ và tình cảm của các em trở nên sâu sắc hơn Mỗi cuốn sách có biết bao nội dung lý thú có thể gợi mở cho các em những khía cạnh mới của cuộc sống, những bài học sâu sắc Các em có thể học tập trong đó những câu văn hay, những chi tiết cảm động Việc đọc sách với số lượng chữ nhiều cũng không phải dễ dàng quyến rũ các em

học sinh vốn đã quen với truyện tranh Giáo

viên hãy truyền lửa của mình để làm các em

say mê và hình thành văn hóa đọc Vào thời

gian rảnh như trước lúc ngủ trưa, giờ sinh

hoạt chủ nhiệm…chúng ta xây dựng tiết mục

Đọc cho em nghe Giáo viên lựa chọn những

tác phẩm mình tâm đắc, cố gắng đọc bằng

giọng cảm xúc nhất để đến được trái tim học

sinh Nhiều đồng nghiệp có thắc mắc: Các em

thích đọc rồi đó, nhưng sách ở đâu ra? Không

Trang 6

phải gia đình nào cũng có điều kiện tìm mua sách Các bạn có thể thành lập Thư viện mini cho lớp Giáo viên và học sinh góp vào những quyển sách của mình đã đọc rồi hoặc trao đổi sách cũ với các bạn thông qua thư viện Đọc và chia sẻ những ǵ các em cảm nhận được qua các tác phẩm sẽ nhân rộng văn hóa đọc trong nhà trường, giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học

2 Nắm vững kiến thức Luyện từ và câu

Theo tác giả Trần Mạnh Hưởng cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ) Đứng trước một bài văn, bài thơ hay các em phải nhận ra các từ ngữ đẹp, các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong tác phẩm Từ đó, các em nâng cao khả năng diễn đạt văn học khi biết cách sắp xếp các từ, các ý, các câu sâu sắc và tinh tế Như vậy để trau dồi năng lực cảm thụ văn học lớp Bốn, các em cần được ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở chương trình Luyện từ và câu của lớp Ba và nắm vững những kiến thức mới

2.1 Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng từ ngữ

Để phát triển vốn từ và làm phong phú vốn từ cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần giúp các em nắm vững nội dung kiến thức và kỹ năng từ ngữ mà các em được học trong chương trình lớp Bốn: từ đơn, từ ghép, từ láy Các dạng bài tập có thể

sử dụng

Dạng 1: cho sẵn tổ hợp các từ rồi yêu cầu xếp loại Như “Hãy xếp các từ thật thà,

bạn bè, nhà cửa, nhà lá, xanh dương,ngoan ngoãn, bạn đọc, chăm chỉ, màu sắc vào ba

nhóm:

- Từ ghép có nghĩa phân loại

-Từ ghép có nghĩa tổng hợp

-Từ láy

Dạng 2: Nhận diện từ trong một đoạn, một câu, ví dụ :

Trong các từ của các đoạn thơ sau:

Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi

Bè đi chiều thầm thì Sóng lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê

VŨ DUY THÔNG

Trang 7

_ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu:

_ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần:

_ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần:

Dạng 3: Cho sẵn một yếu tố cấu tạo từ (1 tiếng) yêu cầu học sinh tìm từ có tiếng gốc theo những kiểu cấu tạo khác nhau

Ví dụ: Điền từ thích hợp vào ô trống để có:

Các từ ghép Các từ láy

Lạnh……

Đỏ………

Khỏe……

Vui………

Mềm……

Hiền……

Lạnh……

Đỏ………

Khỏe……

Vui………

Mềm……

Hiền……

Dạng 4:Yêu cầu học sinh tìm từ lạc trong nhóm:

Bàn ghế, nắng mưa, xe đạp, xinh xắn, mùa xuân

Dạng 5: Viết một đoạn văn với những từ cho sẵn hoặc tự tìm những từ ngữ và cách diễn đạt hay để thay thế cho cách diễn đạt cũ

Đây là dạng bài tổng hợp các kiến thức về từ vựng Nó giúp các em chuyển những dạng câu đơn giản như “Trong vườn, ông em có trồng một cây hoa hồng.” thành “Trong khu vườn xanh tươi, ông ngoại trồng một cây hoa hồng nhung tuyệt đẹp.”

Bên cạnh những dạng bài thực hành như trên có thể áp dụng trong dạy học buổi thứ hai thì việc dạy phân môn Tập đọc cũng là một dịp thuận lợi để giáo viên mở rộng vốn từ với những lời giải thích về từ mới hay các câu hỏi tìm từ gần nghĩa, trái nghĩa,

cùng nghĩa theo chủ điểm đang học (Như chủ điểm Có chí thì nên thì có thể tìm hiểu

về các từ chỉ ý chí, nghị lực.) Các phân môn khác nhau của Tiếng Việt cũng góp phần giúp chúng ta dạy từ ngữ cho các em, giúp các em phát triển vốn từ, hiểu đúng nghĩa

từ và luyện tập cách dùng từ

2.2 Bồi dưỡng các biện pháp nghệ thuật tu từ

Ở tiểu học, bắt đầu từ lớp Ba, các em đã được học về các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh qua phân môn Luyện từ và câu Các biện pháp nghệ thuật này được xem như cái cày đặt vào tay học sinh để các em cày xới, làm tươi tốt mảnh ruộng văn học của mình, trồng nên những câu văn bóng bẩy mang về những mùa vàng bội thu Tuy nhiên, việc vận dụng chúng hầu như còn rất ít ỏi Chính vì vậy, người giáo viên cần phải giúp các em hiểu sâu, hiểu kĩ về các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa

Trang 8

2.2.1 So sánh: Nói đến so sánh là nói đến việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc

có cùng một dấu hiệu, một điểm giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, sự việc, các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú Có hai kiểu

so sánh là so sánh cụ thể và so sánh ngầm (ẩn dụ) Ở biện pháp nghệ thuật so sánh cần nắm vững 4 yếu tố: sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, dấu hiệu so sánh, từ chỉ quan hệ

so sánh

Ví dụ:

1) Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng

Quang Huy

2) “Đầu vẫn gục thiểu não lên hai cánh tay, tóc xõa lệch một bên vai, nó ngồi co rút trong bóng chiều trông như một pho tượng cô đơn được nỗi buồn chạm trổ và đem

đặt trước cửa nhà từ thời nào xa lắm.” (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn

Nhật Ánh)

3) “Chiếc tàu đã đi vào vùng gió cát, rùng mình suốt vì những cơn lạnh buốt Thằng

Sói đã ngủ, nằm co như dấu hỏi, như con tôm luộc chơ vơ trên cái dĩa lớn Cô độc

Người cha cũng ngủ, cái đầu lọc thuốc còn bẹo dính bên mép.” (Ấu thơ tươi đẹp-

Nguyễn Ngọc Tư)

Ví dụ Hai sự vật

được so sánh với nhau

Dấu hiệu so sánh Từ chỉ

quan hệ so sánh

1 Dòng kẻ - em (xếp hàng) Đều ngay ngắn như

2 Nó - pho tượng Hình dáng giống

nhau

như

3 Thằng Sơn - dấu hỏi, tôm luộc Hình dáng giống

nhau

như

*Các dạng bài tập có thể giúp học sinh hiểu và vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh

Dạng 1: Tìm những câu văn có hình ảnh so sánh trong bài Tác giả đã so sánh hai

sự vật nào với nhau? Dấu hiệu chung là gì? Từ chỉ quan hệ so sánh? (Như ví dụ trên) Dạng 2: Hãy chỉ ra cái hay của sự so sánh trong những câu thơ sau:

a Bóng bàng tròn lắm

Tròn như cái nong

Em ngồi vào trong

Mát ơi là mát!

Cây bàng- Xuân Quỳnh

Trang 9

b Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Hồ Chí Minh

c Không muốn làm con Mận giật mình, tôi đứng yên chỗ gốc bời lời lặng lẽ ngắm

nó Lúc này trông nó chẳng khác nào con chim non bơ vơ khi chiều xuống

(Trang 180, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh)

Gợi ý:

a Hình ảnh bóng của cây bàng soi rọi trên mặt đất được so sánh như “cái nong”

mẹ hay sàng gạo góp phần diễn tả sự hữu ích thầm lặng, giản dị của cây bàng

b.Trẻ em được so sánh như “búp trên cành” gợi sự liên tưởng đến sự non tơ, đầy sức sống chứa chan niềm hy vọng…

c Buổi chiều là thời điểm những chú chim bố, chim mẹ không còn kiếm mồi mà trở về quây quần với đàn con nhỏ cần tình yêu thương, cần sự bảo vệ Thế mà, cô bé Mận lại được so sánh với “chú chim non” chưa hiểu sự đời, cô độc “bơ vơ khi chiều xuống”

Dạng 3: Hãy thêm những vế câu so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây là một câu văn mới mẻ, sinh động:

a Cây dừa xanh sừng sững một khoảng sân trông như………

b Ngoài vườn, những bông hồng nhung nở rộ như………

c Những chiếc xe lao nhanh trên đường đua như ………

d Nắng vàng ươm như……… ………xuống cánh đồng

Dạng 4: Viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh

a Từ xa, một ông cụ với bộ râu trắng đang thong thả bước tới

b Lần thứ nhất, cụ mang lên một lưỡi rìu bằng vàng

c Sáng hôm ấy, trời nắng

2.2.2 Nghệ thuật nhân hóa: Trong khi nói hay viết, người ta thường biến các sự

vật vô tri vô giác thành những nhân vật mang tính cách con người, chúng cũng có những hành động, suy nghĩ, tình cảm như con người Dùng phép nhân hóa đúng chỗ, hợp lý sẽ góp phần làm cho việc diễn đạt trở nên sinh động, tươi tắn

Trong phép nhân hóa cần nắm hai yếu tố:

- Sự vật được nhân hóa

- Từ ngữ chỉ sự nhân hóa

Có bốn cách nhân hóa

- Gọi sự vật bằng các từ dùng để gọi người

- Dùng các từ chỉ hành động, tính nết của người để tả vật

- Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với người

Trang 10

-Dùng các từ ngữ để gọi người cho sự vật tự xưng

*Các dạng bài tập hỗ trợ học sinh hiểu và vận dụng biện pháp nhân hóa

Dạng 1: Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa khi nói về sự vật trong đoạn thơ, đoạn văn sau:

a Thế mà nắng cũng sợ rét

Nắng chui vào chăn cùng em

Các bạn để ý mà xem

Trong chăn bao nhiêu là nắng

Mùa đông nắng ở đâu - Xuân Quỳnh

b Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá

Thanh Hào

c Các bác kiến đáng phục thật: Suốt ngày các bác đi tha mồi, bác nào cũng khuân

vác rất nặng - nào xác sâu bọ, nào những hạt cơm rơi,…vậy mà không hề mệt

mỏi Chú bé Đất - Nguyễn Kiên

Dạng 2: Trong đoạn văn dưới đây, sự vật nào đã được nhân hóa? Những từ ngữ nào giúp các em nhận ra điều đó? Biện pháp nhân hóa đã góp phần nhấn mạnh được điều gì?

“Những ngày giá rét cuối cùng cũng trôi qua để nhường chỗ cho tiết lập xuân Nhưng nắng chỉ hửng lên khoảng mươi ngày rồi trời lại bắt đầu ẩm ướt Tuy nhiên cái lạnh đã giũ áo ra đi cùng những ngọn gió mùa đông bắc

Đến những ngày đầu tháng ba, mọi thứ mới trở về như cũ Mặt trời đã thong thả dạo bước trên những đám mây, sắc xanh thi nhau nhuộm tới đầu cành và chim vàng anh đã trở lại khu vườn bên ngoài lan can, líu lo ca hát.”

Tôi là Bêtô – Nguyễn Nhật Ánh

Dạng 3: Chú bò trong bài thơ sau có những nét gì đáng yêu? Đó cũng chính là những nét đáng yêu của ai?

Chú bò tìm bạn

Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai

Bò chào : “Kìa anh bạn ! Lại gặp anh ở đây !”

Ngày đăng: 02/11/2016, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 4 tập 1, NXB Giáo dục Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 4 tập 2, NXB Giáo dục Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học lớp 4, NXB Giáo dục 2009 Khác
4. P.T.S Lê Phương Nga- Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (tập II), NXB Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1995 Khác
5. Hoàng Hòa Bình, Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, 1997 Khác
6. Lê Phương Nga- Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu Học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999 Khác
7. Nguyễn Trí,Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học,NXB Giáo dục,2000 Khác
8. Đinh Trọng Lạc, Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4-5, NXB Giáo dục,2002 Khác
9. Trần Mạnh Hưởng, Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, NXB Giáo dục, 2005 Khác
10. TS Nguyễn Trí, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục,2005 Khác
11. PGS.TS Nguyễn Trí (Chủ biên) Nguyễn Trọng Hoàn- Giang Khắc Bình, Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 4, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2008 Khác
12. Tạp chí Thế giới trong ta CĐ 139,3.2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w