Trong các môn học, môn Tập đọc là một trong những môn có vị trí quan trọng hàng đầu, bởi vì thông qua môn Tập đọc các em sẽ đợc đọc hiểu và cảm nhận đ-ợc những cái hay, cái đẹp, những bà
Trang 1Luyện tập cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học
-Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Nhâm
Đơn vị: Trờng Tiểu học Hoằng Thái Hoằng Hoá - Thanh Hoá
Năm học: 2004 - 2005
A- Đặt vấn đề:
1) Lý do chọn đề tài:
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài Phơng hớng chung là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc
Chính vì thế, mỗi giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc nâng cao chất lợng đào tạo Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con ngời Việt Nam
Trang 2Trong các môn học, môn Tập đọc là một trong những môn có vị trí quan trọng hàng đầu, bởi vì thông qua môn Tập đọc các em sẽ đợc đọc hiểu và cảm nhận
đ-ợc những cái hay, cái đẹp, những bài học quý giá về cách sống, cách làm ngời Các em sẽ đợc khám phá biết bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh chúng ta
Từ đó giúp các em mở mang trí thức, phong phú về tâm hồn, có năng lực cảm thụ văn học tốt, gây hứng thú khi viết văn, các em càng thêm yêu quý Tiếng Việt
và có ý thức giữ gìn sự trong sáng tiếng việt Trau dồi cho các em năng lực cảm thụ văn học theo mức độ yêu cầu của chơng trình tiểu học hiện hành Đồng thời thông qua môn Tập đọc các em sẽ thấy đợc cái giá trị nổi bật cả nội dung và nghệ thuật, những sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong từng tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm, từ đó các em càng yêu thích môn Tiếng Việt Một môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, tôi thấy cần phải có một phơng pháp tối u nào đó để giúp các em cảm thụ đợc văn học qua từng bài giảng
2) Thực trạng:
Qua quá trình giảng dạy và khảo sát chất lợng, các bài kiểm tra Việc nhận thức về giá trị nghệ thuật, những cái hay, cái đẹp trong văn thơ của mỗi em còn rất yếu Hầu nh 80% các em học tập đọc là chỉ để đọc thông chức không cần chú
ý đến việc đọc diễn cảm, cảm nhận giá trị nổi bật, những nét đẹp của con ngời, cảnh vật thiên nhiên của làng quê Việt Nam thể hiện ở mỗi bài văn, bài thơ đó
Đọc xong bài tập đọc các em chẳng hiểu gì về nội dung và nghệ thuật của bài đó, khoảng 20% các em bớc đầu đã biết đọc diễn cảm, biết thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật, thể hiện dợc sắc thái biểu cảm song còn rất lơ mơ cha sâu sắc
Từ những lý do và thực trạng trên, để giúp học sinh Tiểu học cảm thụ tinh thần một bàn văn, bài thơ, tạo nên cho các em học tiếp lên lớp trên đợc vững chắc trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn lồng vào bài giảng việc “Luyện tập cảm thụ văn học” cho học sinh Tiểu học để mong rằng tất cả các em có đợc nhận thức đúng về giá trị từng bài, thấy đợc sự phong phú của Tiếng Việt
B- Giải quyết vấn đề:
1) Giúp học sinh hiểu thế nào là cảm thụ văn học:
Từ những ngày đầu cắp sách tới trờng, đợc nghe kể chuyển, đợc đọc những câu thơ, bài văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt, các em học sinh còn cha hình dung đợc thế nào là cảm thụ văn học, cha biết rõ những yêu cầu rèn luyện về cảm tịu văn học ở Tiểu học Đối với học sinh tiểu học, vốn hiểu biết, sự năng
động sáng tạo, óc t duy tởng tợng của các em còn hạn chế rất nhớ song cũng rất mau quyên Do đó chỉ cần giúp các em hiểu một cách đơn giản về cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp
đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc, nghe một bài văn, một bài thơ ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tởng tợng và thật sự gần gũi “Nhập thân’ với những
Trang 3gì đã đọc Đọc có suy ngẫm tởng tợng và rung cảm thật sự sẽ giúp các em cảm thụ văn học tốt
Từ những kiến thức sơ đẳng trên giúp các em rèn luyện, trau dồi để từng
b-ớc nâng cao trình độ cảm thụ văn học giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn
2) Luyện tập về cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học cần những yêu cầu gì:
Chơng trình môn Tiếng Việt ở tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết Để có
đ-ợc năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết và thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học Đối với học sinh tiểu học, trong phân môn tập đọc đòi hỏi ngời giáo viên cần phải coi nhiệm vụ bôi dỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết
- Giúp các em hiểu đợc tác dụng của cảm thụ văn học đối với việc học văn
- Yêu cầu các em phải có tinh thần tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt Luôn có sự say mê hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn tự rèn luyện mình để
có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say
mê Đây chính là một yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học
- Hớng dẫn các em tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học thông qua sự hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống xung quanh các
em Quan sát nhiều, quan sát kỹ, chẳng những giúp các em viết đợc bài văn hay
mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận đợc vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh
tế và sâu sắc Các em cần tích luỹ cả vốn hiểu biết văn học thông qua việc đọc sách , chăm đọc sách, đọc sách có phơng pháp tốt sẽ giúp các em ‘tự học” đợc nhiều điều thú vị, từ đó mà “lớn lên” về cả trí tuệ lẫn tâm hồn, càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tởng tợng và cảm xúc của mỗi ngơi càng thêm phong phú, chân thực Đây chính là điều kiện quan trọng để cảm thụ văn học tốt
- Các em cần nắm vững kiến cơ bản đã học trong chơng trình môn Tiếng Việt ở tiểu học Nắm vững kiến thức Ngữ pháp Tiếng Việt các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận đợc nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo
3) Rèn cho học sinh kỹ năng luyện tập cảm thụ văn học nh thế nào:
Thông qua mỗi bài tập đọc bằng phơng pháp vấn đáp gợi mở tôi hớng dẫn các em tìm hiểu nội dung chính của bài Qua đó tạo cho các em lòng say mê, hứng thú trong học tập Khi có hứng thú tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vợt qua
đợc mọi khó khăn trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt Khi đã hiểu rõ đợc nội dung của bài các em sẽ luyện đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn
Trang 4Ví dụ: Trong bài thơ “Đàn gà mới nở” (Tiếng Việt 2 - tập 1) nhà thơ Phạm
Hổ viết:
Vờn tra gió mát Bớm bay rập rờn Quanh đôi chân mẹ Một rừng chân con.
Em thích nhất hình ảnh nào trong khổ thơ trên ?Vì sao ?
Đối với dạng yêu cầu trên trớc hết tôi yêu cầu các em đọc kỹ câu thơ để xác
định đợc hình ảnh đẹp nhất đợc thể hiện qua câu thơ nào Hình ảnh đó gợi cho
em nghĩ đến điều gì thú vị, sau khi các em chỉ ra đợc hình ảnh đẹp mà em thích nhất trong khổ thơ trên tôi yêu cầu các em nêu cảm nhận của mình trớc lớp để có hớng sửa chữa cho từng em
Ví dụ: Thích hình ảnh “Một rừng chân con - Quanh đội chân mẹ” có thể
các em nêu lý do thích bằng cách tự trả lời các câu hỏi sau: Qua cách nói phóng
đại “một rừng chân con” em thấy đàn gà có nhiều hay ít ? chúng nhỏ bé và đáng yêu ra sao ? Hình ảnh “Một rừng chân con” đứng quanh đôi chân mẹ còn gợi cho
ta nghĩ đến vóc dáng, t thế của gà mẹ nh thế nào: Điều đó cho em đợc thấy ý nghĩa gì đẹp đẽ sâu sắc? Sau khi trả lời đợc những câu hỏi gợi ý đó tôi hớng dẫn các em liên kết các ý để viết thành đoạn văn cảm thụ Khi hoàn thành tôi yêu cầu các em đọc diễn cảm khổ thơ sau đó đọc bài làm của mình
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn giúp các em biết tích luỹ vốn hiểu biết
về thực tế cuộc sống và văn học Những cảnh, vật, con ngời, sự việc diễn ra quanh ta tởng chừng nh rất quen thuộc những nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì các em không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết
về cuộc sống của ta
Ví dụ: Đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” (Tiếng Việt 5 - tập 2) nhà thơ Trần
Đăng Khoa có đoạn viết
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có ma tháng ba Giọt mồ hôi sa Những tra tháng sáu Nớc nh ai nấu
Chết cả cá cờ Cua ngồi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Đoạn thơ giúp em hiểu đợc ý nghĩa gì của hạt gạo ?
Để giúp các em hiểu biết đợc ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ khi dạy bài này tôi chú ý rèn dọc diễn cảm nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, nằm đợc cách dùng từ gợi tả ở từng dòng thơ Khơi dậy những hiểu biết về cuộc sống làng
Trang 5quê Việt Nam Những gì mà hàng ngày bố mẹ, anh em và bản thân các em đã tham gia để làm ra đợc hạt gạo Thông qua đó giúp các em hiểu đợc ý nghĩa của hạt gạo Để có đợc hạt gạo thì phải trải qua những khó khăn, gian khổ ra sao
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học tôi luôn yêu cầu các em nắm vững những kiến thức cơ bản đã học trong chơng trình tiểu học Có hiểu biết
về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt ta mới cảm nhận đợc vẻ đẹp của câu thơ tả cảnh mùa hè trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du
Dới trăng Quyên đã gọi hè
Đầu tờng lửa lựu lập loè đâm bông
“Lửa lựu lập loè - Bốn phụ âm đầu l đợc lặp lại gợi cho ta một trạng thái không ổn định, lúc mờ, lúc tỏ Những hiểu biết đó giúp ta thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ nh sắc lửa khi ẩn khi hiện, báo hiệu không khí oi bức của mùa hạ đang tới dần, khi nắm vững kiến thức về từ ngữ đã học Các em sẽ chú ý ngay tới điệp từ
“có” (Bài hạt gạo làng ta - Tiếng Việt 5 - tập 2) nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cặp từ trái nghĩa “Lên/ xuống” cho thấy sự đối lập giữa ngời mẹ với khó khăn của thiên nhiên
Nắm vững kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt
mà còn có thể cảm nhận đợc nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo Đọc đoạn văn tả cảnh Sa Pa “Món quà tặng diệu kỳ thiên
nhiên dành cho đất nớc ta” (Tiếng Việt 4 - tập 1) các em sẽ chú ý đến cách đặt câu rất hay của nhà văn Nguyễn Phan Hách:
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn ma tuyết trên những cành đào, lê, mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”
Nếu thiếu đi những trọng ngữ gây ấn tợng về thời gian (thoắt cái), không dùng cách đảo bổ ngữ (lác đác), đảo vị ngữ (trắng long lanh) Những câu văn trên sẽ không thể làm cho ngời đọc cảm nhận đợc vẻ đẹp nên thơ và huyền ảo của thắng cảnh Sa Pa
Ngoài những yêu cầu trên, khi dạy tập đọc tôi còn chú trọng việc rèn luyện cho các em kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học nhằm giúp các nâng cao năng lực cảm thụ văn học tốt Để làm đợc bài tập để cảm thụ văn học, trớc hết tôi hớng dẫn và yêu cầu các em cần
+ Đọc kỹ yêu cầu đề bài, nắm chắc xem bài yêu cầu gì ? Cần nêu bật đợc ý gì ?
+ Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn (đoạn thơ) đã giúp em cảm nhận đợc nội dung ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc
Sau khi các em đã xác định và nắm chắc đợc yêu cầu đề bài tôi hớng dẫn các em bám vào các chi tiết, hình anh, nghệ thuật đã đợc phân tích để viết thành
Trang 61 đoạn văn về cảm thụ bằng vốn hiểu biết của các em Nhắc nhở các em viết câu ngắn gọn giàu hình ảnh, liên kết ý chặt chẽ sát với yêu cầu đề bài
Tôi động viên khuyến khích các em viết theo cảm hứng, sự hiểu biết của bản thân để phát huy trí sáng tạo trong văn cho từng em
Khi dạy bài “Tiếng hát mùa gặt” (Tiếng việt 5 - tập 2) nhà thơ Nguyễn Duy
có viết:
“Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lỡi hái liếm ngang chân trời“
Nếu ta chỉ đọc lên để nghe thì cảm thấy hai câu thơ trên rất bình thờng, không có gì sâu sắc Song khi đọc kỹ đi vào tìm hiểu về nghệ thuật và nội dung thì mới thấy hết đợc cái hay, cái đẹp của nó Dạy bài này, tôi yêu cầu các em tìm xem tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, em cảm nhận đợc nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ ?
Bằng sự hiểu biết qua lời gợi mở của cô phần đông các em đã nêu đợc biện pháp nghệ thuật nổi bật ở 2 câu thơ đó là biện pháp nhân hoá thể hiện rõ ở các từ thờng chỉ đặc điểm của ngời: “nâng, liếm” Các em đã cảm nhận đợc nội dung,
ý nghĩa đẹp đẽ của hai câu thơ tả về cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tơi, náo nức (Gió nâng tiếng hát chói chang), cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn cuộc sống ấm no (Long lanh lỡi hái liếm ngang chân trời) Những cảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến Với biện pháp đảo ngữ “Long lanh lới hái” và với biện pháp nhân hoá làm cho câu thơ trở nên hay hơn, sống động hơn
Tóm lại: Để các em học tốt đợc môn văn đòi hỏi giáo viên khi dạy môn
Tiếng Việt đặc biệt là phân môn tập học cần phải giúp các em không chỉ đọc trôi chảy, lu loát mà còn phải đọc diễn cảm để cảm nhận đợc nội dung và giá trị nghệ thuật của từng bài một cách sâu sắc Có nh vậy mới giúp các em học tốt đợc các môn học khác Nhất là môn tập làm văn tạo nên cho các em học tốt phần văn học
ở các lớp trên
4) Kết quả thực hiện:
Bằng phơng pháp dạy đọc kết hợp với luyện kỹ năng cảm thụ văn học qua từng bài giảng nói chung môn tập làm văn nói riêng đã có những bớc tiến rõ rệt Trong bài viết các em đã biết chọn lựa những từ ngữ hình ảnh nổi bật sát hợp với văn cảnh
- Vốn sống, vốn hiểu biết của các em về cuộc sống xung quanh phong phú hơn
- Biết sử dụng tơng đối thành thạo các biện pháp tu từ trong khi viết văn
- Khi đọc xong mỗi đoạn thơ, đoạn văn, một tác phẩm, một đoạn trích nào
đó, các em có thể tự nêu đợc nội dung và biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng ở mỗi loại bài đó
Trang 7Điều quan trọng hơn cả đó là tạo cho các em một niềm say mê hứng thú khi
đợc học môn Tiếng Việt
- Qua thực tế viết văn của từng em và qua khảo sát chất lợng cuối năm, số học sinh có nhận thức đúng đắn về mặt nội dung và nghệ thuật qua từng bài đạt kết quả cao so với đầu năm cụ thể
+ Đầu năm có 80% học sinh học còn yếu khi cảm thụ một bài văn, bài thơ, các em đọc chỉ để đọc thông cha cảm nhận đợc cái hay, cái đẹp của từng bài Chỉ 20% các em cảm thụ tơng đối tốt
+ Cuối năm: - Số em viết tốt, cảm thụ tốt đạt 45%
- Số em cảm thụ khá đạt: 45%
- Số em đạt mức trung bình: 10%
C - Kết thúc vấn đề:
* Bài học kinh nghiệm:
+ Giáo viên:
Dù ở bất kỳ một môn học nào đòi hỏi ở ngời giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với công việc Biết tìm tòi, nghiên cứu những phơng pháp giang dạy mới để góp phần đa chất lợng giáo dục ngày càng nâng cao
- Giáo viên phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách hớng dẫn, sách nghiên cứu tham khảo để đa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với từng bài, từng đối tợng học sinh để giờ học có hiệu quả cao
- Biết tổ chức lớp học một cách hợp lý, có khoa học, quan tâm đến từng đối tợng học sinh Bổ sung kịp thời những phần các em cha hiểu còn lúng túng Tránh tình trạng dạy học suông, đọc để nghe chứ không đọc để hiểu để cảm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung
- Lựa chọn và sử dụng phơng pháp tối u cho từng dạng bài cụ thể Thờng xuyên tạo ra những tiết học sinh động để thu hút học sinh say mê yêu thích Tiếng việt và các môn học khác
* Về phía học sinh:
- Để làm bài tốt yêu cầu các em cần phải đọc kỹ để xác định yêu cầu trọng tâm, nắm đợc nội dung của bài
- Có ý thức trong học tập, luôn tìm tòi, suy nghĩ, tích luỹ vốn từ ngữ, vốn hiểu biết trong cuộc sống, trong bài giảng để vận dụng làm bài đợc tốt
Có nh vậy mới giúp các em có kỹ năng viết văn tốt, tích luỹ đợc vốn sống, vốn từ ngữ thông qua các môn học
2) Kết luận:
Dạy tiếng việt là dạy vốn sống, vốn hiểu biết, mở mang tầm nhìn cho các
em, là cơ sở để giúp các em học tốt tất cả các môn học Chính vì thế mỗi giáo viên chúng ta cần phải luôn không ngừng học tập, tích luỹ nâng cao vốn hiểu biết Tìm tòi, vận dụng việc đổi mới phơng pháp dạy trong từng bài giảng để các
em tiếp cận đợc kiến thức một cách dễ dàng, lấy học sinh làm nhân vật trung
Trang 8tâm, giáo viên là ngời dẫn dắt gợi mở để các em tự tìm ra kiến thức mới Đặc biệt
đối với phân môn tập đọc, giáo viên cần phải đầu t suy nghĩ, có vốn từ ngữ phong phú để không chỉ dạy học, dạy viết mà thông qua môn tập đọc giúp các
em hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh, tạo nguồn cảm hứng để các em học tốt ở tất cả các môn học
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy Tôi đã vận dụng rèn luyện cho học sinh cảm thụ văn học thông qua từng bài Mặc dù kết quả học tập của các em đã đợc nâng lên rõ rệt, song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đối với học sinh Tôi mong rằng qua kinh nghiệm này tôi sẽ nhận đợc nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của các cấp lãnh đạo
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hoằng Thái, ngày 15 tháng 5 năm 2005
Ngời viết
Nguyễn Thị Nhâm