1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn tập đọc

45 934 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 81,15 KB

Nội dung

Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên nhữnghình tượng về cuộc sống con người, xứ sở và đem lại cho người đọc những rungcảm thực sự trong sáng.Tiếng Việt nói chung và

Trang 1

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập đọc

1

I PHẦN MỞ ĐẦU

Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, sự nhận thức về thế giới cuộc sống conngười , xã hội Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên nhữnghình tượng về cuộc sống con người, xứ sở và đem lại cho người đọc những rungcảm thực sự trong sáng.Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng luôn

có nhiệm vụ quan trọng, bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh là điều kiện cầnthiết cho các em hiểu và cảm nhận được nội dung của bài học một cách sâu sắc.Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban đầu hếtsức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Hiện nay,đất nước ta đang bước vào thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòihỏi có đội ngũ tri thức, có kinh nghiệm, mà chất lượng giáo dục là vấn đề số mộttrong nội dung công tác của ngành giáo dục

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh nhằm hướng tới việc khám phánghệ thuật của tác phẩm Đó là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhận diện, làmquen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ Với tác phẩm văn học, bồidưỡng cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác cáctín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm Giúp học sinh xác định đúng nội dung chính củatác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung vànghệ thuật của tác phẩm Từ đó sẽ hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhâncách cho các em Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học vàtrong cuộc sống, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhâncách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.

Vấn đề bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3, 4 là một vấn đề

khó, Đây là vấn đề phức tạp vì học sinh tiểu học tư duy duy trừu tượng được hìnhthành và phát triển, các em tiếp nhận vấn đề này tương đối vất vả Mà ở Tiểu họclại chưa có phân môn học riêng cho cảm thụ văn học chủ yếu giáo viên phải bồidưỡng lồng ghép thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kểchuyện, Tập làm văn Không những thế, cảm thụ văn học cũng được đánh giá làmột vấn đề khó đối với giáo viên

Dạy cảm thụ thông qua phân môn tập đọc lớp 3,4 là dạy học sinh cách đọc chữ đểcho chúng ta vang lên, có hồn, có hình ảnh, có màu sắc.Đọc diễn cảm có sáng tạo

Nó kích thích các em khám phá những gì ẩn dưới dòng chữ, để cho chúng vanglên, có hồn, có hình ảnh, có màu sắc Chính vì vậy, tôi cho rằng, bồi dưỡng cảmthụ văn học cho học sinh ở bậc Tiểu học là một việc làm thiết thực, cấp bách,góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểuhọc

Trang 2

II.PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ĐỀ TÀI.

2.1 Phạm vi nghiên cứu

- Tiểu luận tập trung nghiên cứu bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để việc nghiên cứu đạt kết quả cao , trong quá trình thực hiện đề tài tôi đãvận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Tiếp thu những thành tựu đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, Tiểu

luận đã đề xuất các biện pháp bồi dưỡng cảm thụ

văn học cho học sinh nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh,góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Kêt quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cần thiết và bổ ích cho những ai quan tâm tìmhiểu về bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3, 4 thông qua phân mônTập Đọc

3.2 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu luận gồm có

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4 thông qua phân môn Tập Đọc

Chương 3: Giáo án thực nghiệm

PHẦN NỘI DUNG

Trang 3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cảm thụ văn học, bồi dưỡng cảm thụ văn học.

1.1.1.1 Cảm thụ văn học

Bàn về vấn đề cảm thụ văn học, có rất nhiều ý kiến tranh luận, có ýkiến cho rằng: cảm thụ văn học là một đối tượng “phi phương pháp luận

Như thế, nghĩa là chúng ta không nghiên cứu được cảm thụ văn học vì tính

chất “thiên biến vạn hoá” và sự quan của người đọc

lệ thuộc của nó vào những thiên kiến chủ

Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi đồng chủ biên chỉ giải thích các thuật ngữ: Tiếp nhận văn học,

thưởng thức văn học, phê bình văn học mà không có thuật ngữ cảm thụ văn

học ( hay cảm thụ văn chương) Như vậy có thể suy ra rằng, cảm thụ văn

học không được coi là một thuật ngữ, không được coi là một khái niệm mà cảmthụ văn học được coi là một hiện tượng bao trùm tất cả ba khái niệm trên Tác

phẩm văn học được viết ra là để cho người đọc đọc, thưởng thức, cảm nhận, suy

ngẫm nhờ đó mà người đọc có thêm nhận thức, nâng cao năng lực tiếp nhận, có

đời sống tâm hồn phong phú Người ta gọi tất cả các hoạt động nói trên là

tiếp nhận để nhấn mạnh mối quan hệ giữa tiếp nhận của

người đọc với thông điệp nghệ thuật do tác giả gửi gắm vào tác phẩm Nhưng

chúng ta cũng hiểu thêm rằng: Không phải mọi sự đọc đều là tiếp nhận văn học.

Đọc để tìm các dữ kiện ngôn ngữ, tâm lí, dân tộc học, dấu vết của thái độ chính trịđều chỉ là nghiên cứu chứ không phải là tiếp nhận văn học Tiếp nhận đòi hỏingười đọc phải sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thôngđiệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho người đọc tác phẩm văn học

Trang 4

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cảm thụ văn học

a Cảm thụ văn học trước hết là hoạt động nhận thức hình tượng văn học

Nhận thức hình tượng văn học bắt đầu từ việc đọc một cách trọn vẹn tácphẩm văn học Người đọc ( hoặc người nghe) phải có khả năng thông qua lớp vỏngôn từ mà hiểu được nội dung tác phẩm, hình dung được những con người,những cuộc sống, tâm trạng, tính cách, số phận trong tác phẩm; đồng thời nắmbắt được các tình tiết, diễn biến của của tác phẩm tự sự, hay cảm

xúc chủ đạo của tác phẩm trữ tình.Từ đó rút ra được đại ý (đối với đoạnvăn), tư tưởng chủ đề (đối với tác phẩm hoàn chỉnh) và phát hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả

Nói chung, nhận thức tác phẩm văn học chính là nắm bắt được các nét chính về nội dung và nghệ thuật tác phẩm, thu thập và xử lí các thông tin liênquan đến tác phẩm dựa trên những quan niệm nghệ thuật nhất định, nhằm

phát hiện ra những đặc điểm riêng biệt của tác phẩm về mặt nội dung và

hình thức nghệ thuật Trong cảm thụ văn học, nhận thức là phương diện đầu tiên

và thưởng thức những vẻ đẹp tinh tế, kín đáo, sâu sắc của hình tượng văn học

Hình tượng văn học không phải chỉ chứa đựng những tri thức, kinhnghiệm thuộc một vài lĩnh vực khoa học hay đời thường mà là tổng thể nhứngtri thức, kinh nghiệm liên quan đến mọi lĩnh vực, được thăng hoa một cách kìdiệu, có sức hấp dẫn và có thần lực luôn lôi cuốn tâm hồn người đọc Do đó,cảm thụ văn học còn là sự rung động của tâm hồn và nhân cách người đọc trướctính thẩm mĩ và tổng hoà của hình tượng trong tác phẩm

Trang 5

c Cảm thụ văn học thiên về chủ quan và cảm tính

Tính chủ quan trong cảm thụ văn học là đặc tính cho phép người đọc có thểtuỳ ý yêu thích tác phẩm này hay tác phẩm khác; tán thành hay phản đối

tư tưởng nghệ thuật của tác giả

Trang 6

tuỳ

Trang 7

thuộc vào sở

Trang 8

thích riêng, vốn tri thức,

vốn sống, vốn kinh nghiệm riêng của mỗi người Thậm chí họ còn có thể

nhận thức, rung cảm theo một cách khác, không hoàn toàn giống với ý đồ nhàvăn Nói chung, cảm thụ văn học tuỳ thuộc rất nhiều vào chủ quan của ngườiđọc

Cảm thụ văn học cũng là hoạt động thiên về cảm tính Nếu các ngànhkhoa học nói chung đòi hỏi phải dùng tư

Trang 9

duy lôgíc để

Trang 10

khảo cứu, phân tích,

thống kê một cách đầy đủ và chính xác, thì cảm thụ văn học đòi hỏi phải có cácyếu tố cảm nhận Người đọc, bằng vốn tri thức và kinh nghiệm, cùng với năngkhiếu của mình, có thể lĩnh hội được những khía cạnh khó nhận thấy nhất, ẩngiấu sau các chi tiết bình thường

d Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo

Người đọc không phải chỉ biết tiếp nhận tác phẩm một chiều thụ động màtrái lại, bao giờ họ cũng chủ động, sáng tạo trong nhận thức và rung cảm Tínhchủ động và sáng tạo thể hiện ở chỗ: người đọc không bị lệ thuộc vào dụng ýcủa tác giả mà có quyền nhận thức và rung cảm theo cách riêng, tuỳ thuộc vàohoàn cảnh sống, vào vốn năng lực của họ Người đọc có thể chủ động tìm kiếmtrong tác phẩm những gì đồng cảm, giúp ích được cho họ trong cuộc sống vàthậm chí còn có thể phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm của tác giả để khenhoặc chê

Tính chủ động, sáng tạo của cảm thụ văn học khiến cho người đọctrong tưởng tượng của tác giả không đồng nhất, thậm chí đôi khi còn trái ngượcvới người đọc trong thực tế và có những phát hiện của họ đôi khi làm cho chínhtác giả phải ngạc nhiên

Trang 11

1.1.1.3 Đặc trưng của hoạt động cảm thụ văn học trong nhà trường

c Tất cả những giá trị nội dung và hình thức của tác phẩm hoặcđoạn trích đều có xu hướng “định lượng” hoặc “mô phạm hoá”, tức có thể

đi trước, mà trái lại, rất cần phải khuyến khích học sinh cảm thụ tự do theo suynghĩ và tưởng tượng của trẻ Tuy vậy, nhà trường đồng

thời lại vẫn có yêu cầu khiến học sinh không cảm thụ sai lạc, tản mạn và

tiêu cực Chính vì vậy, tính chất “tái cảm thụ” và “tập cảm thụ” trong nhà trường

là không thể tránh khỏi Đó là sự tất yếu và cần thiết

Chúng tôi cho rằng, không nên vì coi trọng tính chủ động, sáng tạo củahọc sinh mà đồng nhất hoạt động cảm thụ trong nhà trường với cảm thụ

Trang 12

L ớp: ĐHGD Tiểu học –

10 SVTH: Đoàn Th ị Mai

và muốn nói lên để người khác cùng quan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình,không phải là bản thân cái hiện tượng đó mà là mối liên hệ giữa chúng với conngười, ý nghĩa cuộc sống, con người mà những hiện tượng đó thể hiện, cáchnhìn, sự rung động của con người trước những hiện tượng cụ thể và trước cuộcsống

b Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật

Thể hiện ở chỗ tác phẩm là nơi tác giải bày tỏ thái độ chủ quan của

mình, nói

lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống Tácphẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà thơ, là sự sáng tạo, là thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc

Chính tính chủ quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩm

nghệ thuật đòi hỏi khi tiếp nhận văn học, học sinh không chỉ phải hiểu nội dung

sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, các nghĩa hàm ẩn,giá trị biểu hiện, chất trữ tình cũng như thái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việccủa tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ của văn bản

Trang 13

c Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo khác thường của văn bản

nghệ thuật.

Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nó đi tìm cho mình một ngônngữ riêng, một cách “kí mã” riêng, khác với đời thường và khác với các

nghệ thuật khác Chính vì vậy, khi tiếp nhận văn học, học sinh phải tiếp

nhận khác với logíc thông thường Đó là, năng lực biết nghe được, đọc đượcnhững gì ẩn chứa dưới những dòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệthuật

d Tính nghệ thuật ngôn từ của văn bản nghệ thuật.

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Một tác phẩm có giá trị phải là tác phẩmkết hợp sự hài hoà của nội dung và hình thức, tình ý chứa chan mà lời lẽ phảidạt dào Vì vậy, ngoài việc giải mã cái nghĩa, cái lí, cái tình của văn bản cònphải cho học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của

cách nói văn học, khả năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật và cao hơnnữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việcbiểu đạt nội dung Đây là một việc làm quan trọng của dạy cảm thụ văn học ởtrường Tiểu học

1.1.2 Mục tiêu của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học

1.1.2.1 Bồi dưỡng cảm thụ

chính của tác phẩm

văn học giúp học sinh xác định đúng nội dung

Khi cảm thụ văn học, việc xác định đúng và chính xác nội dung của tácphẩm là một yêu cầu thiết yếu Ngay từ tuổi mới đến trường, việc xác địnhkhông đúng hoặc thiếu chính xác các nội dung tình cảm, tư tưởng trong tác

phẩm có thể dẫn đến những điều không tốt trong quá trình phát triển tình

cảm của các em

Trang 14

Do vậy, bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học không phải làmột công việc xa lạ, mà nằm ngay trong quá trình học tập môn Tiếng Việt củacác em.

1.1.2.2 Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học còn định hướng tới việc khám

phá nghệ thuật của tác phẩm Đó là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhậndiện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ Với tác phẩmvăn học, bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biếtnhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm

Như ta đã biết, tác phẩm văn học bao giờ cũng có những tín hiệu đặc biệt,vốn là nơi tập trung những cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn Nói rộng hơn, tínhiệu thẩm mĩ là tình cảm, tư tưởng của nhà văn, được thăng hoa một cách kìdiệu, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, luôn tồn tại và khắc sâu tâm hồn bạn đọc

1.1.2.3.Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Thế nào là kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệthuật của tác phẩm? Ta biết rằng, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, nhàtrường tiểu học không yêu cầu các em phải phân tích, đánh giá tác phẩm vănchương Trong đó, yêu cầu học sinh tìm các khía cạnh của nội dung và hìnhthức, nêu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh giàu tính nghệ thuật, khái quát các ý nhỏthành ý lớn hơn.Đó thực chất là những bước đi ban đầu của thao tác phân tích,tổng hợp, đánh giá đối với nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

1.1.2.4 Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp

tình cảm, tâm hồn và nhân cách

học sinh hình thành và phát triển

Chúng ta đã biết “dạy văn là dạy người” Do vậy, việc hình thành và pháttriển tình cảm, tâm hồn cho học sinh có ý nghĩa cực kì quan trọng Bồi

Trang 15

dưỡng cảm thụ văn học chính là nhiệm vụ gắn liền với bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho.

Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi qui định, học sinh Tiểu học so với đối tượnghọc sinh các cấp THCS và THPT thì mục tiêu bồi dưỡng cảm thụ văn học cónhững tính chất khác nhau Trong khi cùng định hướng tới việc hình

thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh th́ nội dungchương trình môn Tiếng Việt của bậc học Tiểu học được xây dựng trên những

cơ sở ban đầu, có tính chất nền tảng cho các bậc học sau, làm tiền đề để học sinhhọc tốt ở các bậc học tiếp theo, đặc biệt là để góp phần trong việc bồi dưỡnghọc sinh giỏi Văn Tiếng Việt

Trang 16

CHƯƠNG II : BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 3,4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC.

2.1.Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 3,4 – ngữ liệu dùng để bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh.

2.1.1 Hệ thống văn bản, câu hỏi, bài tập trong Tập đọc lớp3, 4 nhằm nâng cao cảm thụ văn học cho học sinh

Chương trình SGK TV3 Phân môn Tập đọc lớp 3, tập 1 được dạy trong

15 tuần, trừ 1 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 3 bài tập đọc, tất cả có 41 bài.Phân môn Tập đọc lớp 3 tập 2 được dạy trong 15 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểmtra, mỗi tuần cũng có 3 bài tập đọc, tất cả kì là 45 bài

Như vậy, SGK TV3 có tổng cộng 86 bài tập đọc.Đây là điều kiện tốt chohọc sinh đọc tốt và cảm nhận được nội dung cũng như vẻ đẹp ngôn từ của bài.Chương trình SGK TV4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học

20052006 Phân môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôntập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài Phân môn Tập đọc lớp

4 tập 2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2bài tập đọc, tất cả kì là 30 bài

Như vậy, SGK TV4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó 41 bài thuộcthể loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ Nghiên cứu kĩchúng tôi thấy trong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là văn bản nghệ thuật, 2 bài

là văn bản phi nghệ thuật Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh học tốt

Trang 17

2.2 Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh trong phân môn Tập đọc

2.2.1 Mục đích

Mục đích của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọcnhằm trang bị cho học sinh vốn văn hoá văn học cần thiết, giúp học sinh rènluyện năng lực đọc – hiểu và hình thành những kĩ năng sơ giản về phân tích tácphẩm, từ đó bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho các em

Mục đích của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học khác với mục đíchchung của bài Tập đọc ở chỗ: Nội dung của một bài dạy Tập đọc có nhiều mụcđích Trong đó, trọng tâm là luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu Bồidưỡng năng lực cảm thụ văn học không quan tâm đến việc luyện đọc các từ khó

và một số nhiệm vụ khác như mục đích của bài Tập đọc nói chung

2.2.2 Nội dung

Tập đọc là phân môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bồi

dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Bởi vì, Tập đọc cung cấp một khối

lượng ngữ liệu văn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau, rèn kĩ năng đọc – hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm,

đọc phân vai tập trung nhất ở đây có một số đoạn trích, hoặc toàn bộ tácphẩm của các tác giả văn học lớn được đưa vào chương trình

Nội dung cụ thể của cảm thụ văn học trong các bài Tập đọc là học sinhđược đọc trực tiếp các ngữ liệu văn chương, tìm hiểu nội dung và nghệthuật, đồng thời diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời cáccâu hỏi và bài tập Phân môn Tập đọc còn tạo điều kiện để học sinh rung

cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ thông qua giọng đọc diễn cảm, giọng ngâm tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài

Phân môn Tập đọc bằng cách đó đã đóng vai trò quan trọng trong nhiệm

vụ bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, phát triển tư duy và nhân cách học sinh Khidạy học Tập đọc, không nên biến giờ học này thành giờ giảng văn, vì con đường

Trang 18

cảm thụ văn học của học sinh sẽ phụ thuộc vào GV mà mất đi tính chủ động, sáng tạo của các em.

2.3.Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4 thông

qua phân môn Tập đọc

2.3.1 Biện pháp 1: Giáo viên bồi dưỡng tri thức tiếng Việt, văn học cho học sinh

GV giúp học sinh hiểu được cảm thụ văn học là một quá trình nhận

thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến thức văn chương là quátrình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn chương, đặc trưngphản ánh nghệ thuật của văn chương

Em vẽ Bác Hồ

Bác” Cháu Nam bên ấy.

- Trong bài có từ nào được lặp lại? Lặp lại như vậy nhằm mục đích gì?

( Từ “em vẽ”, lặp lại như vậy nhằm nói lên tình cảm của em nhỏ đối với Bác Hồ như thế nào?)

- Em bé đã vẽ những gì? ( vầng trán, tóc râu, Bác bế,thiếu nhi, chim trắng ) hình ảnh của Bác đối với em nhỏ

2.3.2 Biện pháp 2: Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu, giúp học sinh tìm

hiểu sâu sắc nội dung các bài Tập đọc nhằm nâng cao cảm thụ văn học cho các em

2.3.2.1 Bản chất của quá trình dạy đọc hiểu

Như chúng ta đã biết rằng, văn bản có tính chỉnh thể, tính hướng đích và

Trang 19

tính khả phân (khả năng phân tích thành các yếu tố nhỏ hơn của văn bản) Việcsản sinh văn bản và tiếp nhận văn bản là hai quá trình của một hoạt động tươngtác hoạt động giao tiếp Trong quá trình sản sinh văn bản, trước

tiên người viết phải có mục đích, động cơ giao tiếp Họ lập chương trìnhgiao tiếp và triển khai ý định này một cách cặn kẽ, cho đến khi văn bản đó đạt được những mục đích đặt ra trong một hoàn cảnh cụ thể với những nhân

tố giao tiếp cụ thể Ngược lại, trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải

hướng lĩnh hội nội dung và đích của văn bản Để đạt được mục tiêu này,

người đọc phải phân tích văn bản trên những gì đã được người viết triển khai,

đó có thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh, nghĩa biểu

vật và nghĩa hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu, nghĩa củađoạn, nghĩa của bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn bản Như vậy,

có thể nói bản chất của việc đọc hiểu chính là đọc và phân tích những cái đượcđọc

2.3.2.2 Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh

* Việc dạy đọc hiểu, phải hướng dẫn sự trải nghiệm và tạo niềm vui cho

học sinh.

* Việc dạy đọc – hiểu cho học sinh phải chú trọng bản chất của hoạt động đọc và quá trình đọc

* Học sinh đọc có trình độ là biết nắm vững hình thức đọc đối với tài liệu

và mục đích đọc đối với bản thân

2.3.3 Biện pháp 3: Luyện tập và củng cố

cảm thụ văn học cho học sinh vững chắc các thao tác trong

* Đọc – hiểu ngôn từ của văn bản: ở đây, chúng ta không chỉ tìm hiểunghĩa của từng từ riêng lẻ mà phải hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch vănxuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối, từ ý này sang ý khác để hiểu được nhữngnét đặc sắc, khác thường, thú vị trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả

* Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: Theo lí thuyết tiếp nhận văn học, đọc

là hoạt động sáng tạo nhưng không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do Họcsinh trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm với các mã ngôn ngữ, mã nghệthuật, mã văn hoá kết tinh trong đó Chẳng hạn học sinh phải hiểu được nghĩacủa ngôn từ, điển tích, mô tiếp của các biểu tượng thẩm mĩ

* Đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà văn sáng tác bao giờcũng nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm trong tác phẩm Tư tưởng tình cảm là linhhồn của các tác phẩm Vì vậy, đọc – hiểu trong Tập đọc là phải phát hiện đượclinh hồn đó Tuy nhiên, tình cảm thường không được tác giả bộc lộ một cáchtrực tiếp mà được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời Việc đọc – hiểu tư tưởng tìnhcảm tác giả đòi hỏi học sinh phải có năng lực tổng hợp, phán

đoán, khái quát để từ các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện, chi tiết

Trang 20

trong bài và thái độ, cách miêu tả của tác giả rút ra những kết luận khái quát về

đề tài, chủ đề, cảm hứng quan niệm thẩm mĩ mà tác giả muốn truyền đạt

Kĩ năng quan sát lựa chọn: Tích cực bồi dưỡng cho học sinh những hiểu

biết về thực tế cuộc sống Hướng dẫn học sinh để ý, quan sát những sự việc, hiệntượng diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta Học sinh quan sát để nhận xét vàghi nhớ, từ đó làm giàu thêm vốn từ, vốn hiểu biết cho các em Học sinh phảibiết quan sát để tìm ra các chi tiết, lựa chọn chi tiết tiêu biểu

trước khi tái hiện chúng một cách có ý nghĩa nghệ thuật Vốn sống là một

Trang 21

khái niệm rất rộng, bao gồm toàn bộ tri thức, kinh nghiệm về cuộc sống củamỗi cá nhân Đó là tất cả

những hiểu biết và cách ứng xử của mỗi ngườitrong những mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội

2.3.4 Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật trong mọi

hoạt động dạy học của tiết Tập đọc

Để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh thông qua phân mônTập đọc, biện pháp bao trùm hiện nay là khuyến khích học sinh rung cảm nghệthuật Vì nếu không có rung cảm nghệ thuật, không có những rung động, hứngthú theo hướng văn chương thì việc dạy học phân môn Tập đọc sẽ trở nên khôkhan và nhàm chán

Trong thực tế, vì nhiều nguyên nhân, sự say mê, hứng thú của học sinhtrong giờ học Tập đọc, đặc biệt là phần cảm thụ văn học đang có phần bị

giảm sút Cần làm tăng thêm hứng thú, say mê ở các em nhờ tăng cường cáchoạt động cảm thụ văn học cho học sinh Những giờ học đầy xúc động này sẽgây ấn tượng tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy các em phấn đấu trở thành nhữngcông dân tốt, những con người biết sống có ích cho xã hội

2.3.4.1 Giúp học sinh rung cảm nghệ thuật ở hoạt động giới thiệu bài của GV

a Đọc diễn cảm phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ

Bản chất của đọc diễn cảm như các nhà khoa học đã nêu ra không chỉ là

đọc chuẩn”, đọc ngôn ngữ tức là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, đọc sáng rõ, mạch

lạc, đọc trôi chảy một văn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là đọc văn

học, là kết hợp giữa khả năng diễn cảm, truyền cảm trong giọng đọc với

việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để làm bật ra ý nghĩa của câu chữ.

Nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữakhách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả; giữa chủ quan củangười đọc và chủ quan của người sáng tác để truyền đạt được tiếng nói

Trang 22

tình cảm của tác giả đến bạn đọc Trong giờ Tập đọc, khi một học sinh đứng đọc bài trước lớp, h đọc sinh đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng; mình

đọc để truyền đạt cho người nghe những ý nghĩ, những rung động và tình

cảm tác giả đã đem vào tác phẩm, cũng như để thể hiện thái độ của mình đối với tác phẩm Như vậy, đọc diễn cảm là thông qua chủ quan của mình (trên

cơ sở sự tôn trọng khách quan tác phẩm và sự đồng cảm với tác giả) làmsống dậy cái phần chủ quan của người viết Đọc diễn cảm là truyền đến

người nghe cái tình điệu của nhà văn trong tác phẩm và thái độ, tình cảm củangười đọc về

tác phẩm Đọc diễn cảm là biểu hiện của sự cảm thụ nghệthuật sâu sắc và là thước đo mức độ tiếp nhận nghệ thuật của người đọc

b Đọc diễn cảm phát triển tính tích cực, sáng tạo ở học sinh

Sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở học sinh không chỉ thể hiện ở

cách đọc “tri âm” mà còn thông qua việc truyền đi tiếng nói của nhà văn,

người đọc “thổi” vào tác phẩm một luồng sinh khí mới mang hơi thở củathời đại và hoàn cảnh sống riêng tư Những kinh nghiệm cá nhân, những đặcđiểm tâm lí, ý thức, những suy ngẫm và thể nghiệm giá trị văn học vào đời sốngcủa bạn đọc đã đem đến cho tác phẩm nhiều ý nghĩa phong phú và sắc điệu thẩm

mĩ mới Tính sáng tạo trong cảm thụ văn học của học sinh diễn ra trong nhiềuhoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều dạng thức khác nhau, trong đó có hoạt độngđọc diễn cảm Và dù cho kinh nghiệm đó còn hạn chế và nhỏ bé đến đâu đichăng nữa, nó bao giờ cũng đem lại cho sự trình bày của học

sinh đặc điểm tươi mát và sự độc đáo không lặp lại Trong khi đọc, người

đọc sẽ nhất định đưa vào điều gì đó của mình Và điều của riêng người đọcthể hiện ở chỗ người đọc hiểu tác phẩm như thế nào, nhấn mạnh vào chỗ nào

và tư tưởng nào trong tác phẩm làm người đọc xuất hiện hơn cả Khi đọc diễncảm, xuất hiện sự giao tiếp thực sự giữa người nghe và người đọc, sự giaotiếp đó sẽ nâng cao khả năng tự sáng tạo của người đọc cũng như nâng cao

Ngày đăng: 15/05/2017, 07:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1994), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
4. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2004), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
5. Hoàng Hoà Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn cho học sinh tiểu học
Tác giả: Hoàng Hoà Bình
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
6. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1983
7. Nguyễn Thị Hạnh (1999), Dạy đọc hiểu ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy đọc hiểu ở Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
8. Trần Bá Hoành (2000), Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tích cực
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập đ ọ c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội."Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập đ ọ
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội."Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập" " đ ọ" c
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w