1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử việt nam 1945 1954 (lớp 12 chương trình chuẩn) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

102 736 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Nhưng hiện nay, hầu hết trong các tiết dạy Lịch sử GV chỉ chú ý truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa cho HS sao cho đầy đủ nhất, phù hợp với lượng thời gian tiết học mà chưa quan tâ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ

======

LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 – 1954 (LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử

Người hướng dẫn

TS HOÀNG THANH TÚ

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, gia đình và bạn bè

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng dẫn T.S Hoàng Thanh Tú – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô giáo khoa Lịch sử, gia đình, bạn

bè, luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn

Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Yên Lãng đã tạo điều kiện để em tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp đề cập trong khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ em tìm hiểu, khai thác nguồn tài liệu cần thiết, đây là một phần quan trọng giúp cho đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 3 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Lê Thị Phương Thảo

Trang 4

Bảng 1.4 Mức độ hứng thú học tập khi sử dụng kiến thức văn

học trong dạy học LS của học sinh ở trường THPT

20

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 6

7 Bố cục của đề tài 6

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 – 1954 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1.Các khái niệm liên quan 8

1.1.2.Yêu cầu đổi mới dạy học lịch sử ở trường THPT 11

1.1.3.Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh 12

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1.Thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông 15

1.2.2.Thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT 17

Chương 2:MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 24

2.1 Nguyên tắc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 24

Trang 6

2.1.1 Đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học 24

2.1.2 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu nội dung, bài học 24

2.1.3 Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh 25

2.1.4 Đảm bảo tính cụ thể, truyền cảm 26

2.1.5 Đảm bảo sử dụng đúng mức độ 28

2.2 Vị trí, mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954, lớp 12 chương trình chuẩn 28

2.2.1 Vị trí phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954 trong chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) 28

2.2.2 Mục tiêu, nội dung phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954 trong chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) 29

2.3 Xác định kiến thức văn học cần và có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1945-1954 30

2.4 Biện pháp sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam 1945 – 1954 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 43

2.4.1 Sử dụng kiến thức văn học để mở đầu định hướng bài học 43

2.4.2 Sử dụng kiến thức văn học để minh họa và cụ thể hóa sự kiện 45

2.4.3 Sử dụng kiến thức văn học kết hợp với đồ dùng trực quan để tạo hứng thú 47

2.4.4 Sử dụng kiến thức văn học để tổ chức học sinh thảo luận nhóm 49

2.4.5 Sử dụng kiến thức văn học để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 52

2.5 Thực nghiệm sư phạm 53

2.5.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 53

2.5.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 53

2.5.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm 54

2.5.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 54

Trang 7

2.5.5 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 56

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

LS là một trong những môn khoa học cơ bản được giảng dạy ở trường phổ thông Tuy nhiên, hiện nay LS không được xem là môn chính như nhiều HS vẫn quan niệm Song LS vẫn giữ một vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta

Dạy học LS ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về LS thế giới và dân tộc, mà qua đó còn giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm đúng đắn Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng… là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay, đồng thời giúp các em phát triển toàn diện Song muốn thực hiện được chức năng , nhiệm vụ của môn học, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học LS theo tinh thần : phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của HS, bồi dưỡng HS năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên

Nhưng hiện nay, hầu hết trong các tiết dạy Lịch sử GV chỉ chú ý truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa cho HS sao cho đầy đủ nhất, phù hợp với lượng thời gian tiết học mà chưa quan tâm tới nhu cầu tìm hiểu, học tập LS của

HS nên chưa tạo được hứng thú học tập cho HS dẫn đến việc HS vốn đã không mấy quan tâm tới môn LS, nay lại thêm tâm lý nhàm chán, rơi vào tình trạng học thụ động, đối phó trong học LS, làm cho mỗi giờ học LS trở nên khô khan, nặng nề Nếu không sớm cải cách môn LS ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về LS Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản LS và văn hóa dân tộc , trong giữ gìn bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người người Việt Nam trong thời đại mới

Trang 9

Chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ở sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) đề cập đến nhiều nội dung phức tạp Đây là thời kì lịch sử khá gần với chúng ta về thời gian và khối lượng tư liệu phản ánh không phải là nhỏ, đặc biệt là tư liệu văn học Giai đoạn này gồm nhiều sự kiện quan trọng, trong đó có những sự kiện, những vấn đề được nhìn nhận, đánh giá theo nhiều hướng khác nhau song số tiết theo phân phối chương trình cho nội dung này lại quá ít Vì vậy, cả giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn trong quá trình dạy và học

Những kiến thức văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng LS, giúp HS hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật Hơn nữa những tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho HS Nhưng các giáo viên ở trường phổ thông rất ít sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS, mặc dù bài học có thể sử dụng tài liệu tham khảo này Đó cũng là một hạn chế lớn cần được khắc phục để bộ môn LS hấp dẫn hơn, cuốn hút HS hơn

Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn LS trong trường phổ thông là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn LS nói riêng Sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS là một trong những biện pháp quan trọng trong dạy học LS hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Sử dụng

kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1945-1954 (lớp 12 chương trình chuẩn) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.” Nhằm góp

phần nâng cao chất lượng dạy học LS ở trường phổ thông

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học là mục tiêu của nghiên cứu quá trình dạy học nói chung , dạy học LS nói riêng ở trường phổ thông và những biện

Trang 10

pháp nâng cao chất lượng dạy học môn LS đã được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục lịch sử trong và ngoài nước quân tâm, nghiên cứu và đề cập ở nhiều góc độ khác nhau

Trong giáo trình “ Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 2), tác giả Trịnh

Trong cuốn “ Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở các trường phổ thông cơ sở” của tác giả Trịnh Đình Tùng (chủ biên) xuất bản năm 2005 đã trình bày:

“ Các tác phẩm văn học có vị trí, vai trò lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường

phổ thông nói chung…, các tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng, điển hình của đời sống xã hội Giữa văn học và khoa học nói chung, Sử học nói riêng có mối quan hệ khăng khít… Sử dụng các tác phẩm văn học sẽ có tác dụng làm cho bài giảng lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh” [ 23, tr.123]

Ngoài ra, tôi còn tiếp cận và tham khảo các công trình nghiên cứu về vấn

đề tích hợp văn học trong dạy học lịch sử, tiêu biểu như:

Trang 11

Đề tài luận văn: “Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập

Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến năm 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn)”

của tác giả Nguyễn Thị Nhung

Đề tài luận văn“Sử dụng thơ ca để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy

học bộ môn Lịch sử ở trường Trung Học Phổ Thông” của tác giả Phạm Văn

Tức

Đề tài luận văn “ Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh

trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11- Trung học phổ thông ( Chương trình chuẩn)” của tác giả Vũ Thị Anh

Qua quá trình tìm hiểu còn nhiều hạn chế của mình, tôi nhận thấy các công trình nghiên tuy đã có nhiều đóng góp vào quá trình đổi mới giáo dục dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông song những nghiên cứu kể trên còn

khái quát, chưa đi sâu vào việc : “ Sử dụng kiến thức văn học trong dạy học

Lịch sử Việt Nam 1945-1954 (lớp 12 chương trình chuẩn) nhằm tạo hứng thu học tập cho học sinh.”

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả khoa học mà những

người đi trước đã đạt được, người viết đã chọn đề tài “ Sử dụng kiến thức văn

học trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1945-1954 (lớp 12 chương trình chuẩn) nhằm tạo hứng thu học tập cho học sinh.” nhằm tiếp tục khai thác hơn nữa

những ưu điểm của kiến thức văn học trong quá trình dạy học tích hợp môn Lịch

sử, tìm kiếm phương pháp giáo dục hiệu quả đối với dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam

1945-1954 (lớp 12 chương trình chuẩn) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

- Đề xuất biện pháp sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt

Nam giai đoạn 1945-1954 ở lớp 12 (Chương trình chuẩn)

- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm: tiến hành điều tra khảo sát thực trạng với 11 GV và 100 HS tại các trường THPT trên địa bàn

Hà Nội, Thái Bình và Yên Bái Sau đó tiến hành thực nghiệm và đối chứng với

76 HS (TN: 38; ĐC:38) tại trường THPT Yên Lãng - Mê Linh - Hà Nội

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, khóa luận cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 tại trường THPT

- Đề xuất một số biện pháp cụ thể trong việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 tại trường THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

- Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các biện pháp sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 tại trường THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục

Trang 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, sưu tầm và phân tích những tài liệu từ sách

báo, tạp chí, Internet… về lý luận sử dụng văn học trong dạy học Lịch sử, kỹ năng dạy học,

- Nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Dự giờ để thu thập thông tin

+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử tại trường THPT hiện nay

+ Phương pháp thực nghiệm: Soạn - giảng theo dự kiến để kiểm tra giả thuyết và hiệu quả của các biện pháp đề xuất

+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu được giữa lớp thực nghiệm và đôi chứng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp do đề tài đưa ra

6 Đóng góp của đề tài

Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, khóa luận góp phần:

- Khẳng định ý nghĩa, vai trò của việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nói chung và trong giai đoạn LS từ 1945 đến

1954 nói riêng

- Đánh giá thực trạng của việc dạy học Lịch sử ở trường THPT hiện nay

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch

sử Việt Nam 1945-1954 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Trang 14

Chương 2: Một số biện pháp sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

1945 – 1954 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.Các khái niệm liên quan

Quan niệm về kiến thức: kiến thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự

mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục

Kiến thức văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người, nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ

Kiến thức LS khác với kiến thức của các môn học khác Kiến thức LS có những đặc điểm nổi bật, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính

hệ thống, sự thống nhất giữa “ sử” và “ luận”

Giữa kiến thức văn học và kiến thức Lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ Bất

cứ một nền văn học nào cũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế của xã hội Vì vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu văn học đều phải nghiên cứu hoàn cảnh LS xã hội mà trong đó đã phát sinh và phát triển thì ta mới hiểu đúng về bản chất xã hội

Kiến thức văn học không chỉ minh họa cho kiến thức LS, làm cho bài học

LS thêm sinh động mà còn có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng, phát triển góp phần nâng cao chất lượng dạy học LS

PPDH Lịch sử là “Con đường cách thức hoạt động của thầy và trò trong

một quá trình thống nhất giảng dạy (giáo viên) và học tập ( nhận thức của học sinh) nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức Lịch sử”[13, tr.417] Từ đó, khóa

luận quan niệm về sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS là sử dụng những dữ kiện, thông tin thuộc lĩnh vực văn học để tổ chức hoạt động hợp tác,

Trang 16

tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học nhằm giúp cho HS lĩnh hội

kiến thức LS

Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên có thể sử dụng một

số loại tài liệu văn học chủ yếu sau:

- Các tác phẩm văn học dân gian

- Các tác phẩm văn học xuất hiện vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử và phản ánh sự kiện ấy bằng hình tượng văn học

- Tiểu thuyết lịch sử, truyện thơ Lịch sử, kịch lịch sử

- Kí sự, hồi kí của nhân vật Lịch sử, nhân chứng Lịch sử

“Hứng thú” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học và trong

đời sống xã hội con người Theo từ điển Tiếng Việt: “ Hứng thú là sự ham thích, cảm thấy hứng thú, hào hứng” [24, tr 457]

- Quan niệm về hứng thú: Theo nhà tâm lí học người Nga A.G Côvaliốp trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” thì “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó” [7, tr 228] Theo tác giả Trần Trọng Thủy thì hứng thú

là thể hiện xúc cảm của những nhu cầu nhận thức ở người Như vậy, theo tôi: hứng thú là một trạng thái tâm lý phức tạp, phản ánh nhiều giai đoạn từ đơn lẻ tới tổ hợp nhiều quá trình tâm lý của con người Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống lại vừa có khả năng mang lại cho nó một khoái cảm

- Quan niệm về hứng thú học tập: Hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhà trường, nó là thái độ đặc biệt của HS với môn học mà

HS thấy có ý nghĩa và có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn Hứng thú học tập được hình thành, duy trì và củng cố ở HS rồi dần dần sẽ trở thành yếu tố bản chất ở bên trong của HS Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình tự tìm tòi, sáng tạo của các em trong bất kì môn học Do đó, hứng thú học tập có

Trang 17

ảnh hưởng đến phản ứng của trí tuệ và tình cảm của học sinh với các hiện tượng xung quanh Từ đó, các em sẽ vui thích tìm hiểu những điều mới Để gây được hứng thú học tập cho HS cần phải có sự tác động đến nhận thức của các em, làm kích thích và duy trì thái độ học tập, giúp các em có ý muốn đi sâu tìm hiểu khoa học

Để hình thành hứng thú học tập cho HS còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu

tố trong quá trình dạy học Bản thân nội dung học tập là nguồn quan trọng để phát huy hứng thú học tập cho HS Như vậy hứng thú học tập của HS được nảy sinh và phát triển dưới sự chỉ đạo của GV, có sự kết hợp của hoạt động tập thể

và sự cố gắng của chính bản thân mỗi HS

Hứng thú học tập của HS không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà nó được hình thành và diễn ra trong suốt quá trình dạy của GV và học của HS GV phải là người khơi dậy được hứng thú cho HS bằng nội dung bài học và vận dụng phương pháp phù hợp tạo ra hứng thú học tập cho HS

- Quan niệm về hứng thú học tập lịch sử: Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” do tác giả Nguyễn Như Ý chủ biên có đưa ra khái niệm như sau: “Hứng thú học tập lịch sử là một thái độ say mê tự giác tích cực đặc biệt của cá nhân đối với nội dung lịch sử cụ thể” [25, tr16]

Hứng thú học tập có vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong học tập nói chung và trong môn lịch sử nói riêng Nhưng tạo hứng thú học tập lịch sử như thế nào lại không phải chuyện dễ dàng, nhưng cũng không quá khó khăn với giáo viên tâm huyết với nghề Bên cạnh đó HS cũng phải có nhu cầu, tính ham hiểu biết, sự nỗ lực học tập mới có thể hình thành tư duy một cách bền vững Để học tốt các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng, HS cần có tình cảm với môn học, có nhu cầu học tập Khi đã hứng thú với môn học, các em sẽ tích cực

và say mê nghiên cứu lĩnh hội kiến thức Và khi đạt được những thành công trong học tập, các em sẽ thấy mình được thỏa mãn, và thấy có hứng thú để học

Trang 18

Như vậy hứng thú sẽ quyết định thành công và ngược lại, thành công sẽ là động lực để tạo hứng thú

Qua đó chúng ta càng thấy được sự cần thiết phải bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh LS cho HS Đây cũng là mục đích cần đạt của giáo viên trong giảng dạy Bài học đạt được hiệu quả hay không nhờ vào tính tích cực, chủ động nhận thức của HS và muốn phát huy điều đó thì phải gây được hứng thú học tập cho các em

1.1.2.Yêu cầu đổi mới dạy học lịch sử ở trường THPT

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học

Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ

thông

Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông Có thể hiểu dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học

có liên quan để nhằm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử Việc đề cập đến những nội dung kiến thức, khái niệm chung hoặc giao thoa giữa các môn học giúp các bộ môn bổ sung kiến thức cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức

mà học sinh được học trong mỗi bộ môn

Dạy học liên môn làm cho người học sử nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực

Trang 19

của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức

1.1.3.Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch

sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh

Lịch sử quá khứ bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội, vì vậy nghiên cứu

và dạy học Lịch sử cần phải sử dụng nhiều loại kiến thức khác nhau, phải lựa chọn những kiến thức cần thiết cho việc phân tích, khái quát Mỗi loại kiến thức

có những vị trí và vai trò nhất định đối với bài học, kiến thức văn học cũng vậy

nó góp phần vào việc cung cấp kiến thức LS cho HS, giúp HS hiểu sâu được kiến thức cơ bản Qua đó góp phần phát triển kĩ năng tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng, óc thẩm mỹ, lòng yêu quý và nghĩa vụ của các em với quê hương, đất nước

- Về kiến thức:

Bồi dưỡng nhận thức: Cụ thể hóa kiến thức LS trong sách giáo khoa giúp các

em HS biết đến LS dân tộc không chỉ qua kênh học là sách giáo khoa LS chỉ cung cấp những kiến thức cô đọng, ổn định, chính xác được khoa học lịch sử xác nhận Mà qua kiến thức văn học, sẽ giúp cho các em có cái nhìn đa chiều, phong phú nhiều màu sắc “ văn chương” hơn Từ đây các em sẽ thấy kiến thức

LS sâu sắc, chính xác nhiều chiều

Kiến thức LS là những kiến thức thuộc về quá khứ, nó không được tái diễn

để HS có thể trực tiếp quan sát Vì vậy, yêu cầu GV phải tạo được biểu tượng chân thực, chính xác để kích thích hứng thú học tập của HS Với việc sử dụng kiến thức văn học sẽ giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sự kiện liên quan đến bài học LS với đầy đủ góc độ, khía cạch khác nhau

Văn học chính là một tấm gương phản ánh hiện thực khách quan, vì vậy không những có tác động trong việc mở rộng và nâng cao nhận thức mà còn có vai trò rất lớn trong phát triển kĩ năng

Trang 20

- Về kĩ năng

+ Năng lực nhận thức: Phát triển các thao tác tư duy cho HS như quan sát, tri giác, vận động trí tưởng tượng, nhận xét, đánh giá khách quan, tư duy logic, tạo biểu tượng, hình ảnh, khái niệm tìm ra quy luật và bài học Lịch sử Từ đó HS không chỉ dừng ở việc ghi nhớ sự kiện, mà còn nắm vững được kiến thức cơ bản, rút ra được quy luật, bài học kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại

+ Kỹ năng phân tích, phán đoán so sánh, đối chiếu để hiểu được bản chất vấn

- Về giáo dục thái độ

Sử dụng kiến thức văn học ngoài việc giúp HS có biểu tượng chính xác, sinh động về sự kiện, hiện tượng để hiểu cụ thể sâu sắc bản chất của chúng thì nó còn khơi dậy cho các em những trạng thái cảm xúc Điều này tạo cơ sở giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em

Thông qua tài liệu văn học, GV định hướng tư tưởng tình cảm cho HS để các em nhận thức được khó khăn, gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam trong những ngày tháng kháng chiến Khi giảng phần Chiến dịch lịch sử Điện Biê Phủ

(1954) ở lớp 12, khi nói về diễn biến, GV có thể dẫn ra một đoạn trong bài Hoan

hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:

“ Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi Ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Trang 21

Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!

Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai

Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm

Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”

GV dù chỉ đọc một đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu nhưng đã khắc họa được rất sinh động muôn vàn khó khăn, gian khổ của quân dân ta trong chiến dịch Điện

Biên Phủ 1954 Những hình ảnh như: “ nát thân, nhắm mắt, còn ôm” hay

“những bàn tay xẻ núi lăn bom” rất khó có thể sử dụng những hình tượng Lịch

sử, nhưng thông qua văn học có thể truyền cho học sinh thấy sự hy sinh, gian

nan, vất vả trong kháng chiến của quân dân ta

Như vậy, việc sử dụng kiến thức văn học có khả năng phát triển tình cảm của học sinh, tạo nên sự lớn mạnh, phong phú về tâm hồn con người, tổ chức điều khiển hành vi ứng xử của con người theo tiêu chuẩn cái đẹp Qua những tấm gương anh hùng trong chiến đấu, trong lao động không ngại khó khăn, gian khổ,

hy sinh sẽ góp phần giáo dục các em thái độ lao động đúng đắn, biết tôn trọng thành quả lao động của cha anh đi trước Có ý thức trong hành động và công tác

xã hội của mình

Trang 22

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay lại đặt ra những vấn đề cần giải quyết vì nó chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dạy học bộ môn Biểu hiện nổi bật của việc giảm sút chất lượng bộ môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu LS, không vận dụng bài học, kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất, quan điểm tư tưởng Nguyên nhân của tình trạng này là quan niệm không đúng về vị trí , chức năng, nhiệm vụ môn Lịch sử trong đào tao thế hệ trẻ, thiếu sót trong công tác đào tạo, bồi dưỡng

GV trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ … Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự đổi mới thực sự về phương pháp dạy học

LS

Hiện nay ở các trường phổ thông có suy nghĩ chung của HS là coi LS là môn học phụ Chính bởi suy nghĩ này quy định lối học, phương pháp học của các em Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? Học cho ai? Học để làm gì? Vì thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của

HS Chưa xác định được nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, học chỉ mang tính đối phó, học vẹt học để lấy điểm cho xong

Bản chất môn LS có tính giáo dục đạo đức rất lớn, nhưng dường như sau mỗi giờ học các em không rút ra được bài học LS cho bản thân mình Đáp lại thái độ thờ ơ học tập của HS, thì bản thân thầy cô cũng chưa nhiệt huyết, say mê với nghề có một số thực trạng đang diễn ra như sau:

Một là, hầu hết GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học “dạy chay”, “thầy đọc - trò chép” hoặc “thầy chiếu - trò chép” vẫn còn khá phổ biến Giáo viên ngại đổi mới, bằng lòng với cách dạy truyền thống, coi sách giáo khoa là công

cụ tuyệt đối của mình Thậm chí nhiều GV nhầm tưởng là cứ đổi mới là phải

Trang 23

nêu thật nhiều câu hỏi biến giờ học thành giờ vấn đáp, GV hỏi, HS trả lời suốt

cả giờ học

Hai là, khi GV không có người đi dự, không phải đợt thi hay hội giảng thì giáo viên dạy theo kiểu tùy hứng, nội dung nào thuộc sở trường thế mạnh thì giáo viên phô diễn kiến thức, tư liệu, phim, ảnh, máy chiếu… mà không đi vào kiến thức cơ bản, trọng tâm đặc biệt là chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng và hướng thái độ

Ba là, một bộ phận giáo viên ở một số trường có điều kiện ở các thành phố hay thị xã, thị trấn có điều kiện về cơ sở vật chất như máy chiếu, máy tính, băng đĩa… thì lại biến giờ học thành giờ trình chiếu bởi các giáo án điện tử, hay cho HS xem những hình ảnh hay đoạn phim “vui mắt” dẫn đến học sinh không chú ý đến nội dung của bài học mà chỉ chú ý đến những hình ảnh, những đoạn phim được trình chiếu

Bốn là, ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất thiếu thốn

cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo Học sinh không yêu thích và chưa dành thời gian học môn Lịch sử hoặc chỉ “học vẹt” để thi cử Đó cũng là một hạn chế rất lớn cần phải được khắc phục để môn Lịch sử hấp dẫn, cuốn hút học sinh, sửa chữa được quan niệm cho rằng Lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt, học sinh không yêu thích Lịch sử như hiện nay

Hậu quả của tình trạng trên dẫn đến nhiều HS không nắm vững kiến thức

LS thậm chí không biết gì về LS, do đó kết quả các kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học môn Lịch sử đều rất thấp

Qua thực trạng giảng dạy và học tập LS ở các trường phổ thông hiện nay, chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm của môn LS Bởi lẽ đó, LS luôn luôn bị coi

là môn phụ, số HS bị “mù lịch sử” nói chung, đặc biệt là “mù lịch sử dân tộc” nói riêng đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, vì phần đông HS không thích

và rất ngại học LS

Trang 24

1.2.2 Thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Đa phần giáo viên đều cho rằng sử dụng kiến văn học trong dạy học Lịch sử dân tộc nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 nói riêng

là điều vô cùng cần thiết Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một số ít giáo viên có

sử dụng kiến thức văn học vào dạy học Lịch sử nhưng lại không sử dụng thường xuyên, mà chỉ dùng để minh hoạ cho bài học, cụ thể hóa sự kiện, nhân vật lịch

sử, chưa khai thác nội dung, ý nghĩa của những kiến thức văn học

Để khảo sát khách quan, khoa học thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1954) ở trường THPT tôi đã tiến hành điều tra cụ thể một số trường phổ thông của huyện, thành phố trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Yên Bái với tổng số 11 GV

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử

của GV ở trường THPT

STT Tỉnh/Thành phố Trường Số GV được hỏi ý

kiến

Quá trình điều tra, khảo sát thực trạng sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trương THPT tiến hành thông qua phiếu điều tra (Phụ lục 1) Trong

đó, được xây dựng dựa trên các nội dung: Khảo sát về quan niệm của giáo viên

về vấn đề sử dụng tài liệu tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ( Câu 1-2), khảo sát về thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ( Câu 3- 4-5-6-7), khảo sát về những đánh giá của giáo viên đối với việc

Trang 25

sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ( Câu 8), khảo sát về những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của giáo viên trong khi sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử.( Câu 9-10-11) Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn GV giảng dạy Lịch sử tôi đã thu được kết quả thực tế như sau:

Bảng 1.2 Nhận định và mức độ về sử dụng kiến thức văn học trong dạy

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Nhìn chung, dựa vào bảng 1.2 có thể thấy quan điểm của GV trong việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử: Có 91 % GV cho rằng việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS là cần thiết,rất cần thiết Có 9% GV cho rằng việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS là không cần thiết Điều này chứng tỏ thực tế các GV dạy LS đã nhận thức việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS để gây hứng thú lôi cuốn HS là rất quan trọng

Về mức độ thực tế sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS, có 55 %

GV không thường xuyên sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS Như vậy, trong quá trình giảng dạy của GV đã có sử dụng kiến thức văn học nhưng vì một

số lý do như chưa lựa chọn được kiến thức văn học phù hợp nên GV sử dụng không thường xuyên Số GV sử dụng thường xuyên rất ít ( chỉ chiếm 9%) Có tới 36 % GV không bao giờ sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS, chỉ tập

Trang 26

trung dạy những kiến thức trong sách giáo khoa đã viết Đây là một điểm dạy học sai lầm của GV Chính điều này đã dẫn đến tình trạng HS không có hứng thú, thờ ơ với môn Lịch sử

Về vai trò của việc sử dụng kiến thức văn học: Tất cả các GV đều cho rằng

sử dụng kiến thức văn học sẽ góp phần làm sinh động, phong phú cho bài giảng, thu hút, hấp dẫn và gây hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh hiểu được bản chất các sự kiện lịch sử, hiểu được mối liên hệ giữa Lịch sử Việt Nam với văn học, góp phần phát triển tư duy, năng lực của HS

Về hình thức sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS: Hầu hết GV coi kiến thức văn học để minh họa bài giảng trong SGK dưới hình thức thông báo

GV chưa xác định đây là nguồn nhận thức nên ít sử dụng trong các giờ dạy Như vậy, vấn đề nhận thức về sử dụng kiến thức so với thực tế giảng dạy chưa có sự đồng nhất

Về những khó khăn trong quá trình sử dụng kiến thức văn học trong dạy học thì phần lớn GV đều cho rằng thời gian tiết học ít nên khi GV đưa kiến thức văn học vào giảng dạy thì sẽ gây tình trạng quá tải, không đảm bảo về thời gian, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh

Cuối cùng 100% GV nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS Vì vậy các GV đề xuất các cấp lãnh đạo của nhà trường phổ thông tăng cường thêm hệ thống tài liệu tham khảo cho các thư viện trường, sử dụng các phương pháp phù hợp vừa có thể cung cấp đầy đủ kiến thức vừa tạo được hứng thú học tập cho HS Góp phần nâng cao kết quả học tập môn

LS, giúp các em HS yêu thích và thực sự coi trọng môn LS

Để hiểu được mức độ hứng thú học tập Lịch sử của HS ở phổ thông hiện nay tôi đã tiến hành khảo sát 100 HS tại các trường phổ thông

Trang 27

Bảng 1.3 Số liệu khảo sát thực tiễn hứng thú học tập LS của học sinh trường

THPT

STT Tỉnh/Thành phố Trường Số HS được hỏi ý

kiến

Về phía HS, tôi đã xây dựng các câu hỏi khảo sát về quan niệm, mức độ hứng thú với phương pháp, mức độ được học với kiến thức văn học trong học tập LS có nội dung như sau:

Bảng 1.4 Mức độ hứng thú học tập khi sử dụng kiến thức văn học trong

dạy học LS của học sinh ở trường THPT

Dễ hiểu

Bình thường

Không quan tâm

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Trong phiếu điều tra dành cho HS THPT, tôi có câu hỏi để tìm hiểu tác dụng của việc vận dụng kiến thức văn học vào bài giảng LS đối với các em HS Khi tổng kết kết quả có 87% trả lời thấy hấp dẫn dễ hiểu nếu GV sử dụng kiến

Trang 28

thức văn học trong dạy học lịch sử Chỉ có 13% cảm thấy bình thường, không

em nào tỏ ra vô cảm hoặc không có cảm xúc gì Những con số này đã chứng tỏ được tác dụng của kiến thức văn học trong dạy học LS để gây hứng thú học tập

ở học sinh ở trường THPT là rất lớn Vì vậy GV thường xuyên sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS thông qua việc hướng dẫn các em tìm hiểu những đoạn trích văn, thơ gắn liền với kiến thức bài giảng trên lớp Làm như thế sẽ tạo được cảm giác nhẹ nhàng khi học LS cho các em, đồng thời khắc sâu kiến thức giúp các em nhớ lâu

Sử dụng kiến thức văn học rất quan trọng trong dạy học LS Tuy nhiên trên thực tế có tới 65% HS rất ít khi sưu tầm và được GV cho vận dụng kiến thức văn học vào việc học tập môn LS Điều này cũng đã phản ánh thực trạng GV chưa chú trọng đầu tư thời gian, công sức cho bài giảng của mình Là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú hay thờ ơ với bộ môn LS

Khi điểu tra về mức độ HS được GV sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS tôi đã thu được kết quả: có 22% HS có GV thường xuyên sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử 33% HS mà GV rất ít khi sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS Còn lại có tới 45% HS mà GV không bao giờ sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS Có thể thấy GV tuy có nhận thức được mức độ quan trọng của việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch

sử Nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều GV hầu như không sử dụng văn học trong bài giảng của mình Nếu có sử dụng kiến thức văn học trong giờ dạy thì mới dừng lại ở mức độ minh họa cho bài giảng

Khi điều tra về những đề tài văn học trong giai đoạn 1945-1954 mà HS hứng thú có: 35% HS lựa chọn đề tài về tình yêu quê hương, đất nước 20% HS hứng thú với đề tài viết về người nông dân,45% HS lựa chọn đề tài về cách mạng là đề tài văn học mà các em hứng thú nhất Như vậy, có thế thấy HS cũng rất quan tâm đến các đề tài văn học trong giai đoạn 1945-1954 Đây là những đề

Trang 29

tài rất gần gũi, thuận lợi, hoàn toàn có thể sử dụng trong các giờ dạy Lịch sử Về những tác phẩm văn học mà HS ấn tượng nhất khi khắc họa về hình ảnh người lính cụ Hồ giai đoạn 1945-1954, hầu hết các em HS lựa chọn những tác phẩm văn học quen thuộc có trong chương trình Ngữ văn THPT như: Tây Tiến (Nguyễn Quang Dũng) hay Việt Bắc (Tố Hữu)

Như vậy, có thể thấy việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử

là rất cần thiết đối với học sinh Nhưng thực tế cho thấy GV rất ít khi sử dụng nguồn kiến thức này trong dạy học Việc sử dụng kiến thức văn học hầu hết chỉ

để minh họa cho bài giảng mà chưa có nhiệm vụ cụ thể để HS khai thác Các tác phẩm văn học được sử dụng vẫn còn chưa thực sự phong phú

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Tóm lại, trong DHLS việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch

sử gây hứng thú cho HS là rất cần thiết Với việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS không chỉ giúp làm phong phú kiến thức, tạo biểu tượng LS

mà còn là phương tiện để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tạo sự yêu thích, đam

mê tìm hiểu môn học với các em HS

Khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết GV đều nhận thấy việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết HS rất hứng thú, thấy hấp dẫn dễ hiểu nếu GV sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Nhưng trên thực tế GV vẫn chưa thường xuyên sử dụng và chưa thực sự có biện pháp phù hợp khi sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS để nâng cao hiệu quả bài học

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận tôi đã tiếp tục tìm hiểu về thực tiễn sử dụng kiến thức văn học trong dạy học môn LS ở trường THPT và nhận thấy việc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học có khá nhiều ưu điểm nhưng

trên thực tế vẫn chưa được vận dụng phù hợp Vì vậy, để sử dụng kiến thức văn

Trang 30

học trong dạy học LS nhằm tạo hứng thú học tạp cho HS ở trường THPT tôi đã

đề xuất một số biện pháp Những vấn đề này sẽ được giải quyết ở chương 2

Trang 31

Chương 2:MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954

NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.1 Nguyên tắc sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

2.1.1 Đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học

Lịch sử là bản thân cuộc sống mà loài người phải trải qua Hiện thực LS là khách quan, chỉ có một nhưng nhận thức LS lại có nhiều, tùy theo trình độ, tính yêu cầu, quyền lợi, con người tìm hiểu LS Trong những nhận thức khác nhau về LS chỉ

có một nhận thức đúng, đó là nhận thức phản ánh LS khách quan đúng như nó nội tại trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản

Sử dụng kiến thức văn học trong dạy học LS có nghĩa là không xuyên tạc Lịch sử, không hư cấu phóng đại LS Luôn bảo đảm được độ chính xác tin cậy cao Tính khoa học còn thể hiện ở chỗ, kiến thức văn học được sử dụng phải cụ thể, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính khoa học còn đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những thành tựu mới của khoa học giáo dục, khoa học lịch sử cũng như văn học Trong thực tế, khoa học luôn phát triển không ngừng Với những thành tựu mới của Sử học, nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử được nhìn nhận lại đúng đắn, phù hợp hơn (ví dụ, khi đánh giá triều Nguyễn, Nguyễn Trường Tộ…) Có như vậy thì việc lựa chọn và sử dụng các nguồn tài liệu văn học mới phát huy được vai trò, tác dụng của nó

2.1.2 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu nội dung, bài học

Đây là một nguyên tắc hàng đầu và không thể thiếu khi sử dụng kiến thức văn học Mỗi chương, bài đều có những nhiệm vụ nhận thức nhất định, đều phải

Trang 32

đạt được yêu cầu cụ thể về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển Do đó, mỗi nội dung lịch sử có những kiến thức văn học phù hợp nhất định Tuy nhiên, có không ít nội dung lịch sử được kiến thức văn học phản ánh như: đời sống cơ cực của nông dân dưới chế độ phong kiến, cảnh thuế má, áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến… đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ để đảm bảo tài liệu đó phù hợp với mục, bài cụ thể

2.1.3 Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập luôn

là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong dạy học Để đảm bảo nguyên tắc này, trước hết giáo viên phải chú ý trong việc lựa chọn kiến thức văn học có liên quan đến nội dung lịch sử đang học nhưng chỉ cần giáo viên đọc lên, là học sinh hiểu ngay vì nó được trình bày đơn giản Những đoạn tài liệu như thế chỉ mang tính chất minh họa Vì vậy, giáo viên nên ưu tiên chọn những tài liệu thơ ca mà khi cung cấp cho học sinh sẽ tạo nên “tình huống có vấn đề” Nói một cách đơn giản là các em sẽ nảy sinh nhu cầu cần khám phá, cần được giáo viên giải thích, làm sáng tỏ Điều này tạo sự hứng thú, tích cực của học sinh, có thể tạo sự tranh luận, thảo luận tìm ra kết quả tạo một bầu không khí học tập sôi nổi

Mặt khác, đảm bảo nguyên tắc này, khi sử dụng kiến thức văn học đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, thích hợp Nếu sử dụng kiến thức văn học chỉ đơn thuần bằng phương pháp thông báo, tức là đọc cho học sinh nghe thì hiệu quả sẽ rất thấp

Vì thế khi đọc đoạn thơ để tái hiện sự kiện lịch sử thì giáo viên phải thể hiện bằng giọng đọc diễn cảm lột tả được không khí có thể hào hùng, bi thương,

… Và phải đưa ra được những câu hỏi định hướng đưa HS đến với kiến thức để tạo sự hứng thú tích cực trong giờ học

Trang 33

2.1.4 Đảm bảo tính cụ thể, truyền cảm

Tính cụ thể, truyền cảm của văn học được quy định bởi hai yếu tố chủ

yếu: giá trị nghệ thuật của tài liệu và biện pháp sử dụng của giáo viên Tính

truyền cảm vốn là đặc trưng, là ưu thế của kiến thức văn học để kiến thức LS mang đến học sinh được mềm mại, hình tượng, xúc động hơn

Ví dụ : Cũng là sự hy sinh của một nữ đồng chí hy sinh trong khi làm nhiệm vụ dẫn đoàn cán bộ đi công tác dưới ngòi bút của nhà thơ, người đọc, người nghe phải rơi nước mắt:

“ Náo nức bao nhiêu ngày trở lại Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi Hành quân qua tắt đường sang huyện Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi

Mới tới đầu ao, tin sét đánh Giặt giết em rồi, dưới gốc thông Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa

Em sống trung thành, chết thuỷ chung!

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi Hàng thông bờ có con đường quen

Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:

Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;

Mấy năm cô ấy làm du kích Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Trang 34

Từ núi qua thôn, dường nghẽn lối Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy Sân biến thành ao, nhà đổ chái Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Cha mẹ đưa nhau về nhận đất Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau Nứa gianh nửa mái lều che tạm Sương nắng khuây dần chuyện xót đau

Anh nghe có tiếng người qua chợ:

Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ

Oán thù còn đó, anh còn đây

Ở đâu cô gái làng Xuân Dục

Đã chết vì dân giữa đất này!

Ai viết tên em thành liệt sĩ Bên những hàng bia trắng giữa đồng Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí Một tấm lòng trong vạn tấm lòng Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Trang 35

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm…”

Như vậy, khi sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy , giáo viên cần rèn thật tốt kĩ năng diễn đạt để thể hiện đầy đủ những xúc cảm, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong tác phẩm, trong đoạn trích Xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử khác nhau nên các tác phẩm thơ ca thể hiện nội dung lịch sử cũng

có nhưng cảm xúc khác nhau Vì vậy, GV cần có lối diễn đạt phù hợp giúp HS

có cẩm nhận đúng đắn, trân thực về những bối cảnh được tái hiện lại trong văn học

2.1.5 Đảm bảo sử dụng đúng mức độ

Nguyên tắc đúng mức độ hay chính là nguyên tắc “vừa sức” Nguyên tắc này lần đầu tiên được đề cập trong cuốn “Didactica” của J.A Cômenxki, xuất bản năm 1632 Nó gần như là một nguyên tắc cách mạng thời bấy giờ Việc sử dụng kiến thức văn học phải đảm bảo nguyên tắc này, tức là vừa đủ cho việc cung cấp thông tin, vừa đủ về nhận thức của học sinh và cũng phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh.Văn học là một tài liệu dạy học giàu tính nghệ thuật nhưng cũng không nên sử dụng quá dài, tần suất quá cao trong mỗi tiết dạy

2.2 Vị trí, mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954, lớp 12 chương trình chuẩn

2.2.1 Vị trí phần Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954 trong chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn)

Trong chương trình Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn), học sinh được tìm hiểu khái quát Lịch sử thế giới hiện đại và Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Nội dung kiến thức cơ bản Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 nằm chủ yếu ở chương III – Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 Bên cạnh đó, Khởi nghĩa từng phần, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Sự ra đời

Trang 36

nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa,… được đặt ở chương II – Việt Nam từ năm

1930 đến năm 1945 Những kiến thức lịch sử từ các chương trước là nền móng

để học sinh tiếp nhận kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954

Chương trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ở Sách giáo khoa Lịch

sử lớp 12 (chương trình chuẩn) gồm 04 bài, được bố cục theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối lượng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 sẽ được giảng dạy trong thời gian 8 tiết, trong đó:

Bài 17 Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa sau ngày 2 – 9 – 1945

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình chuẩn

bị và tập dượt trong 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930 Khởi nghĩa được tiến hành theo hình thái phù hợp, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên tổng khởi nghĩa Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi đã giành được độc lập, chính quyền về tay nhân dân

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, trong tình hình đất nước gặp muôn vàn khó khăn thử thách, nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính,

Trang 37

vừa đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền từ cuối năm

1946, chống thực dân Pháp mở rộng cả nước

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện nước ta có độc lập và chính quyền Vì vậy, kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kì này:

+ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, và từ năm 1950 chống cả

sự can thiệp của Mĩ, trải qua nhiều giai đoạn với các mốc chiến tháng Việt Bắc - Thu- Đông 1947, chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, chiến thắng trong Đông - Xuân 1953-1954 Điện Biên Phủ là trận chiến thắng quyết định đưa đến

kí kết Hiệp định Giơnervơ năm 1954 về Đông Dương kết thúc chiến tranh

+ Kiến quốc nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân sinh, tạo điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc

2.3 Xác định kiến thức văn học cần và có thể sử dụng trong dạy học Lịch

sử Việt Nam 1945-1954

Các kiến thức văn học có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp

12 ( 1945-1954) rất phong phú Song về cơ bản hầu hết các kiến thức đều ưu tiên sử dụng đều tập trung các nội dung cơ bản như sau:

văn học liên quan

Tác phẩm văn học

sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày

- Huế tháng Tám – Tố Hữu ( phụ lục 2)

Huế tháng 8 là một trang

sử thi trữ tình, lãng mạn rất tiêu biểu, rất độc đáo

Trang 38

đời đã có nhiều những thuận lợi:

truyền thống yêu nước và truyền thống

cách mạng của dân tộc, Đảng đứng đầu

là chủ tịch Hồ Chí Minh, Hệ thống xã

hội chủ nghĩa hình thành.Tuy nhiên đất

nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó

khăn:

Có nhiều loại kẻ thù đế quốc cùng xuất

hiện một lúc như vậy:

– Giặc ngoại xâm và nội phản:

+ Quân đội các nước đế quốc, dưới

danh nghĩa quân Đồng lũ lượt kéo vào

Việt Nam

+ Miền Bắc có gần 20 vạn quân Trung

Hoa dân quốc Theo sau là Việt Quốc,

Việt Cách âm mưu xúc tiến thành lập

một chính phủ bù nhìn Dã tâm tiêu

diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt

Minh, lật đổ chính quyền cách mạng

còn non trẻ của nhân dân Việt Nam

+ Miền Nam có hơn 1 vạn quân Anh

kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp trở lại

xâm lược Việt Nam

+ Ngoài ra còn quân Nhật đang chờ để

để đề cao, để nuối tiếc một vàng son mà để nói lên sự chấm dứt một thời đại, một chế độ Bài thơ kết thúc bằng lời hô khẩu hiệu Thơ cách mạng, thơ

Tố Hữu cũng có lúc có lời hô, khẩu hiệu nhưng chưa bao giờ khẩu hiệu

Trang 39

chưa được củng cố Đảng và nhân dân

Việt Nam chưa có kinh nghiệm giữ

chính quyền

+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

chưa nước nào công nhận và đặt quan

hệ ngoại giao Cách mạng Việt Nam ở

trong tình thế bị bao vây, cô lập

rỗng, quân Trung Hoa Dân quốc tung

ra thị trường các loại tiền mất giá, tài

chính thêm rối loạn

– Về văn hoá, xã hội:

+ Tàn dư văn hoá lạc hậu do chế độ

thực dân phong kiến để lại hơn 90%

dân số bị mù chữ

+ Các tệ nạn xã hội cũ như mê tín dị

đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút

ngày đêm hoành hành

– Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

đứng trước tình thế hiểm nghèo “ngàn

cân treo sợi tóc”

– Trong hoàn cảnh đó, ngày 25 – 11 –

1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị

trong thơ mà nghe lại sảng khoái đến thế, thăng hoa và ngân vang đến thế

! “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!”

- Ngọn quốc kì – Xuân Diệu ( Phụ lục 2)

Tác phẩm nói đến niềm hạnh phúc, niềm vui dân tộc đang hồi sinh, vươn vai Phù Đổng, bỏ lại đằng sau một quá khứ đau thương, tủi nhục vong quốc suốt 80 năm Với tâm thế đó, tác giả tái hiện thật sinh động

"ngày hội của quần chúng", cảnh muôn triệu con dân đất Việt, già trẻ, gái trai hân hoan chào đón biểu tượng của Cách

tộc.Những câu thơ tinh tế

đầy sức rung

Trang 40

“Kháng chiến, kiến quốc”, xác định:

+ Tính chất và nhiệm vụ của cách

mạng Việt Nam “vẫn là giải phóng dân

tộc”, khẩu hiệu của nhân dân là “dân

tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”

+ Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm

lược;

+ 4 nhiệm vụ cấp bách trước mắt là

củng cố chính quyền, chống thực dân

Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải

thiện đời sống cho nhân dân;

+ Phương hướng đối ngoại là kiên trì

nguyên tắc bình đẳng, hợp tác”, “thêm

bạn, bớt thù”, đối với quân Trung Hoa

dân quốc thực hiện khẩu hiệu “Hoa,

Việt thân thiện”, đối với Pháp thực

Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị

chiến tranh xâm lược Tình thế khẩn

cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải

có quyết định kịp thời Ngày 18 – 12

1946, Ban Thường vụ Trung ương

cuộc kháng chiến chống

Bài thơ miêu tả những

đoàn người nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ những thanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những tự vệ

Ngày đăng: 02/11/2016, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w