1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường tiểu học kim đồng, phường chiềng sinh, TP sơn la

82 426 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Thực trạng năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Đồng .... Việc nâng cao nhận thức cảm thụ văn học cho các em được bồi dưỡng thông qua các ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢM THỤ VĂN HỌC QUA GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG, PHƯỜNG CHIỀNG SINH,

THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sơn La, tháng 05 năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢM THỤ VĂN HỌC

QUA GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG

TIỂU HỌC KIM ĐỒNG, PHƯỜNG CHIỀNG SINH,

THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Lò Thị Hoa Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái Nguyễn T.Thanh Tâm Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Đinh Thị Thêu Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái Mùi Thị Dịu Giới tính: Nữ Dân tộc: Mường

Hà Thị Niềm Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái

Lớp: K55 ĐHGD Tiểu học C Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học: ĐHGD Tiểu học

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lò Thị Hoa

Người hướng dẫn: Ths Vũ Thị Minh Nguyệt

Sơn La, tháng 05 năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Vũ Thị Minh Nguyệt – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Chúng em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng KHCN vàQHQT, BCN Khoa và các thầy cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian vừa qua

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài

Xin trân trọng cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Lò Thị Hoa Mùi Thị Dịu

Hà Thị Niềm Nguyễn Thị Thanh Tâm Đinh Thị Thêu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Đóng góp của đề tài 5

8 Cấu trúc của đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lý luận của hoạt động cảm thụ văn học của học sinh tiểu học 6

1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý của hoạt động cảm thụ văn học 6

1.1.2 Một số vấn đề về cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học 9

1.1.3 Vai trò của kể chuyện trong việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học 14

1.1.4 Thời lượng và nội dung chương trình Kể chuyện lớp 4 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Thực trạng năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Đồng 19

1.2.2 Thực trạng dạy học phân môn kể chuyện của giáo viên 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23

CHƯƠNG 2: MộT Số BIệN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LựC CảM THụ VĂN HọC QUA GIờ Kể CHUYệN CHO HọC SINH LớP 4 24

2.1 Các phương pháp chung……….24

2.1.1 Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) 24

2.1.2 Phương pháp hoạt động nhóm 31

2.1.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa 33

2.1.4 Phương pháp trực quan 39

2.2 Một số phương pháp cụ thể 44

2.2.1 Mục đích và yêu cầu đề xuất các biện pháp 44

2.2.2 Một số biện pháp cụ thể 46

Trang 5

TIểU KếT CHƯƠNG 2 52

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 53

3.1 Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm 53

3.1.1 Mục đích của việc thực nghiệm sự phạm 53

3.1.2 Ý nghĩa của việc điều tra thực nghiệm 53

3.2 Nội dung, yêu cầu của thực nghiệm 54

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 54

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 54

3.2.3 Thời gian thực nghiệm 54

3.3 Kết quả thực nghiệm 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: So sánh khả năng kể chuyện của HS lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng – Thành phố Sơn La ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm 54 Bảng 2: So sánh khả năng kể chuyện của HS lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng –Thành phố Sơn La ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm 55 Biểu đồ kết quả so sánh khả năng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho HS lớp 4 ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm 55

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung

- Tên đề tài: Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho

học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Kim Đồng – Phường Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La

- Sinh viên thực hiện

- Lớp: K55 ĐHGD Tiểu học C Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Minh Nguyệt

2 Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng của việc nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 tại Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 tại Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

3 Tính mới và tính sang tạo

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp

nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

4 Kết quả nghiên cứu

Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn chúng tôi đã đề xuất ba biện pháp nâng

cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4, đó là:

- Hướng dẫn HS kể chuyện

- Hướng dẫn HS cảm thụ văn học

- Rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho HSTH

Trang 9

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài

Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên nghành Giáo dục Tiểu học, khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí

nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày … tháng … năm 2017 Sinh viên chịu trách nhiệm chính (Ký và ghi rõ họ, tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày … tháng … năm 2017

Xác nhận của Khoa Người hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Khoa: Tiểu học – Mầm non

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN

Họ và tên: Lò Thị Hoa

Sinh ngày: 20 tháng 10 năm 1996

Nơi sinh: Noong Hẹt – Điện Biên

Lớp: K55 Đại học Giáo dục Tiểu học C Khóa: 2014 – 2018

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Địa chỉ: Tổ 2, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

Điện thoại: 01657556101 Email: hoadbp976@gmail.com

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ nhất đến

Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học – Mầm non

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi

Sơ lược thành tích:

Ngày tháng năm 2017

Xác nhận của trường Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(Ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài

(Ký, họ và tên)

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiếng Việt là một bộ môn hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học Bộ môn này không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng như: Nghe, nói, đọc, viết mà còn hình thành và giáo dục nhân cách sống cho các em

Việc nâng cao nhận thức cảm thụ văn học cho các em được bồi dưỡng thông qua

các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn trong bộ môn Tiếng Việt là hết

sức cần thiết vì cảm thụ văn học chính là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, chân thành đầy tính nhân văn ẩn chứa trong các tác phẩm văn học…Thông qua việc cảm thụ, các em được rèn luyện khả năng nhận biết được giá trị nội dung và nghệ thuật, tính thẩm mỹ cũng như giúp các em cảm nhận được những bài học đạo đức, giá trị thẩm mĩ mà tác giả muốn gửi gắm, truyền tải Bên cạnh đó, việc cảm thụ văn học còn giúp các em hình thành những kỹ năng phân tích, đánh giá nội dung, tư duy mạch lạc

Thực tế cho thấy, khả năng cảm thụ văn học của HSTH còn nhiều hạn chế Các

em chưa biết cách tìm ra các từ khóa, từ trọng tâm ẩn chứa những nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học Từ đó dẫn đến tình trạng khai thác không triệt để, chưa thể tìm được hết những cái hay, cái đẹp của từ ngữ, ý thơ, câu văn, câu chuyện nào đó Nếu có cảm nhận được thì các em chưa cảm nhận được hết ý, nội dung nên việc các em làm văn sơ sài, thiếu cảm xúc là điều dễ thấy Bên cạnh đấy thì một số giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng cảm thụ văn học cho các em Những nguyên nhân trên đã khiến việc cảm thụ văn học của các em gặp nhiều khó khăn, thiếu sót

Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Sơn La là một ngôi trường có truyền thống dạy tốt, học tốt Hầu hết các thầy cô giáo có trình độ, có niềm đam mê, nhiệt tình giảng dạy Vì thế, các thầy cô giáo đã khơi gợi, tạo hứng thú cho các em ham thích môn học Tuy nhiên do trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, thụ động trong nhận thức, thiếu thốn về cơ sở vật chất, năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên chất lượng cảm thụ VH chưa cao Đặc biệt đối với các em học sinh lớp 4 việc nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện chưa được chú trọng, quan tâm như đối với học sinh lớp 5 nên khả năng cảm thụ văn học của các em còn nhiều hạn chế

Trang 12

Từ thực trạng ấy, chúng tôi đã dành thời gian để suy nghĩ, giúp HS tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để bồi dưỡng, nâng chất lượng cảm thụ văn học

Trên đây là những cơ sở cần thiết làm căn cứ để chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Đồng – Phường Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phân môn Kể chuyệntừ lâu đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong

trường Tiểu học và được học sinh đón nhận một cách hào hứng Tuy nhiên, để giảng dạy tốt môn học, người GV cần có những hiểu biết một số lí luận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học phân môn này để nâng cao chất lượng CTVH cho HS Tiểu học đặc biệt là cho HS lớp 4 Xuất phát từ yêu cầu trên, một số nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau

Trong cuốn Dạy kể chuyện ở trường tiểu học (NXB Giáo dục, 2002), tác giả

Chu Huy khẳng định, nhu cầu kể chuyện đối với HS Tiểu học là rất lớn Ngoài việc

xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra

phương pháp cà kĩ thuật lên lớp với những bài soạn mẫu cụ thể

Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang với cuốn Phương pháp đọc kể diễn cảm, Nxb

ĐHQG Hà Nội năm 2005 giúp người đọc nhận thức đúng tầm quan trọng và vai trò của hoạt động đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học và cách thức thực hiện, vận dụng các phương pháp giáo dục nhằm giúp trẻ dễ dàng phát huy khả năng sáng tạo của mình

Thuộc dự án phát triển Giáo viên Tiểu học, năm 2006, NXB Giáo dục đã xuất

bản cuốn Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Cuốn sách đã cung cấp cho giáo

viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học ở các cơ quan quản lí giáo dục, các trường Tiểu học những kiến thức và kĩ năng về đổi mới phương pháp dạy học nói chung, về phương pháp dạy học các môn học theo chương trình sách giáo khoa mới ở tiểu học nói riêng

Năm 2007, NXB Đại học Sư phạm xuất bản cuốnBồi dưỡng năng lực cảm thụ

văn học cho học sinh Tiểu họccủa tác giả Dương Thị Hương Công trình này đã đề

cập đến một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học

qua môn Tập đọc

Trang 13

Tác giả Phạm Minh Diệu, Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đình Mai, Lê Thị Lan Anh

đồng biên soạn cuốn Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh Tiểu

học(2010) Nội dung cuốn trình bày các phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn

học trong các phân môn của Tiếng Việt gồm Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn

Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 2 củaLê Phương Nga

(2011) đã trình bày kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học của bốn phân môn

Tiếng Việt ở Tiểu học, trong đó có phương pháp dạy học môn Kể chuyện Tác giả đã chỉ ra những mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học phân môn Kể

chuyện đồng thời, xây dựng cách tổ chức dạy học một tiết kể chuyện ở Tiểu học

Nội dung các công trình trên đều trình bày những cách rèn luyện, nâng cao năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học Điểm chung của các quan điểm này là cho rằng, cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị

và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong các bài văn, thơ hay trong các câu chuyện Một

số cuốn đã cung cấp một lượng kiến thức lớn, trau dồi vốn tu từ, từ ngữ đẻ các em làm

cơ sở, chỗ dựa cho việc vận dụng phân tích các tác phẩm văn học

Các công trình nghiên cứu trên đây đã có nhiều ý kiến sâu sắc và đóng góp rất lớn vào vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Song các vấn đề của

đề tài nghiên cứu trên chưa nghiên cứu sâu vào việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cụ thể đối tượng là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng- Phường Chiềng Sinh- Thành phố Sơn La, vì thế chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng – Phường Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La”.Đề tài này sẽ đi sâu để tìm ra thực trạng và

đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La

Học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Kim Đồng, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Trang 14

Biện pháp nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh

 Khách thể nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn là:

Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn

La, gồm hai lớp:

Lớp 4A1: 21 học sinh

Lớp 4A2: 20 học sinh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ đề tài chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết

5.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

5.1.2 Phương pháp thống kê, phân loại

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1 Phương pháp điều tra

Phương pháp này nhóm chúng tôi sử dụng các phiếu khảo sát bao gồm một hệ thống các câu hỏi đã soạn theo hướng mục đích nghiên cứu để điều tra thực trạng việc cảm thụ văn học ở trường Tiểu học Kim Đồng- thành phố Sơn La trước và sau khi ứng dụng phương pháp mới

5.2.2 Phương pháp đàm thoại

5.2.3 Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp này để quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh để thu được những biểu hiện thực trạng học sinh, cách giảng dạy của giáo viên và những biểu hiện của học sinh sau khi được ứng dụng biện pháp mới

5.2.4 Phương pháp thực nghiệm

5.3 Nhóm phương pháp toán học

Chúng tôi sử dụng toán thống kê để xử lý những số liệu đã thu thập được từ các phương pháp trên để thấy được kết quả nghiên cứu là chính xác, đảm bảo độ tin cậy

6 Giả thuyết khoa học

Hiện nay việc cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La còn gặp nhiều khó khăn

Trang 15

cả về phía học sinh và giáo viên Học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học, cách cảm thụ của các em còn dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài tác phẩm, chưa đi vào nhận thức những giá trị cốt lõi; Một số giáo viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm, chưa xây dựng được các biện pháp phù hợp nhằm tạo hứng thú cho học sinh

Việc nâng cao chất lượng cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện sẽ giúp các

em có thêm động lực, sự hứng thú đối nhiều với văn học nói chung, môn tiếng Việt ở

TH nói riêng Thông qua việc được giáo viên hướng dẫn, học sinh tự mìnhnhập vai vào nhân vật trong truyện vì thế mà cảm xúc của các em cũng có sự đồng điệu với cảm xúc của nhân vật Từ đó các em có thể cảm nhận được những tâm tư, tình cảm, thông điệp mà tác giả gửi vào trong tác phẩm văn học

Với việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, chúng tôi hi vọng sẽ tạo được nguồn tài liệu thực tế giúp giải quyết vấn đề này

7 Đóng góp của đề tài

Nếu đề tài này được thực hiện thành công thì sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Tiểu học- Mầm non, giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng lực CTVH cho học sinh lớp 4

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cảm thụ văn học qua giờ

kể chuyện cho học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Kim Đồng – Phường Chiềng Sinh – Thành phố Sơn La

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cở sở lý luận của hoạt động cảm thụ văn học của học sinh tiểu học

1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý của hoạt động cảm thụ văn học

1.1.1.1 Cơ sở tâm lý

Tình cảm là một mặt quan trọng đời sống tâm lý nói chung và nhân cách con người nói riêng Đối với HSTH tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là khâu trọng yếu gắn liền với nhận thức và hoạt động của trẻ

Ở lứa tuổi lớp 4, học sinh đang có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh, khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hóa về tình cảm Các em dễ nhạy cảm với cái đẹp, được cảm nhận trực tiếp về những biểu hiện của cảm xúc ở người khác Các em dễ xúc động và bắt đầu mơ ước hướng tới điều hay, điều tốt Có thể coi đây là thời kỳ phát triển của những cảm xúc thẩm mỹ, những xúc động tích cực.Nhà nghiên cứu giáo dục M.Amardop cũng từng chứng minh được rằng đối với trẻ em, những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm phải hoạt động Từ đó, dễ nhận thấy giàu trí tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực hiểu biết của trẻ Và điều

đó được phát huy trong các câu chuyện, bài văn, bài thơ…mang cái đẹp, cái hay đến cho tâm hồn

Ở giai đoạn lứa tuổi này, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo Để quá trình bồi dưỡng có hiệu quả thì việc nắm vững các đặc điểm tâm- sinh lý của trẻ rất quan trọng Một số đặc điểm tâm sinh lí của HSTH được trình bày sau đây có thể làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học

a Về mặt nhận thức

Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học là tươi sáng, sắc bén Trong những năm đầu của bậc tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học thường gắn với hoạt động thực tiễn của trẻ Khi tri giác ở góc độ phân tích có định hướng, có tổ chức và sâu sắc của trẻ còn yếu, trẻ thường phân biệt những chi tiết ngẫu nhiên mà người lớn ít chú ý đến

Sự phát triển của tri giác không tự nó xuất hiện được Ở đây vai trò của giáo viên rất lớn, giáo viên là người hàng ngày không chỉ dạy trẻ kỹ năng nhìn, xem mà còn nhận xét, lắng nghe Đặc biệt tổ chức cho học sinh hoạt động để tri giác tích cực, dạy trẻ vạch ra những dấu hiệu bản chất, rèn luyện cho trẻ phân tích những đối tượng tri giác một cách có hệ thống và có kế hoạch

Trang 17

b Khả năng chú ý

HSTH thường học các phân môn của môn tiếng Việt đặc biệt là phần rèn luyện cảm thụ văn học cuối mỗi giờ Trong khi khả năng của các em là chưa cùng một lúc chú ý đến được nhiều đối tượng và sự phát hiện cũng chưa cao nên việc duy trì sự tập trung chú ý 35 phút trong mỗi giờ học thường bị phá vỡ bởi những việc riêng Do đó,

để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, ươm mầm năng khiếu văn chương cũng như việc giúp các em cảm nhận được giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục trong mỗi bài văn, bài thơ, câu chuyện, giáo viên nên phối hợp linh hoạt các biện pháp, các con đường tiếp cận khác nhau Hơn nữa các em chỉ có thể lĩnh hội được những giá trị trên khi các

em đã được luyện đọc cũng như tìm hiểu kĩ và nắm được nội dung tác phẩm

c Trí nhớ

Nhìn chung trẻ em tiểu học có trí nhớ tốt, cả ghi nhớ chủ định và không chủ định đều đang phát triển Ở cuối bậc tiểu học ghi nhớ chủ định của các em phát triển mạnh Việc ghi nhớ các tài liệu trực quan hình tượng có nhiều hiệu quả khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt, tuy nhiên việc ghi nhớ tài liệu từ ngữ cụ thể có nhiều hiệu quả hơn việc ghi nhớ các tài liệu từ ngữ trừu tượng Điều này cho thấy việc rèn luyện thường xuyên qua các giờ kể chuyện sẽ giúp các em nhớ lâu và chính xác hơn

d Tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành trong quá trình học tập Ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh tưởng tượng của các em còn giản đơn và không bền vững Hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững và gần thực tế hơn khi em bắt đầu

có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước

e Tư duy

Theo các nhà tâm lý học, tư duy của trẻ em bậc tiểu học chuyển dần từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngôn ngữ Đó là giai đoạn lớp 4, lớp 5 khi hình thành khái niệm Học sinh dựa vào những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, các em đã biết xếp lại, phân tích, tổng hợp chúng

Từ đặc điểm này, chúng ta có thể xác lập được một hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em

g Về mặt tình cảm

Trang 18

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc Tình cảm có được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và cả trong hoạt động tư duy của các em Tình cảm đời sống thể hiện ở việc các em chăm lo đến kết quả học tập, hài lòng khi có kết quả tốt và ngược lại các em buồn bực, lo lắng nếu như kết quả không cao, tình cảm đời sống còn thể hiện ở mối quan hệ giữa các em với gia đình và trong giao lưu với những người xung quanh

Tình cảm trí tuệ của các em thể hiện ở sự tò mò tìm hiểu thế giới sự vật xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức cuả mình

1.1.1.2 Cơ sở sinh lý

Lứa tuổi Tiểu học là thời kì phát triển và hoàn thiện về tất cả các cơ quan trong

cơ thể Đây chính là tiền đề sinh vật học cho việc cảm thụ văn học của trẻ Cường độ

và tính linh hoạt của quá trình thần kinh tăng rõ rệt, hệ cơ quan (hệ vận động, hệ hô hấp…) phát triển một cách vượt bậc giúp cơ thể trở nên linh hoạt, tạo điều kiện cho trẻ yêu và thích đọc truyện

Cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện, kinh nghiệm nghe đọc truyện của trẻ cũng được tích lũy nhiều hơn, tạo điều kiện giúp trẻ cảm thụ văn học một cách sâu sắc hơn Cái hoàn thiện thính giác của trẻ chính là khi trẻ được nghe một câu chuyện thì trẻ sẽ đánh giá được, hiểu được các chi tiết trong chuyện Từ đó rút

ra được bài học, kinh nghiệm cho bản thân

Ví dụ: Trong câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, khi các em được nghe GV

kể thì các em sẽ lắng nghe được nội dung, các chi tiết trong câu chuyện như: Ngựa Trắng nghe lời mẹ, mong muốn có đôi cánh như anh Đại Bàng, gặp được anh Đại Bàng rồi đi chơi cùng anh, gặp Sói gian ác, cuối cùng là chạy thoát Sói nhờ sự giúp đỡ của anh Đại Bàng và chạy về với mẹ bằng chân chắc khỏe của mình Từ đó, các em

sẽ tự rút ra bài học, chính là ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, không nên tự ti vào bản thân…

Tính chủ động của trẻ phát triển Ghi nhớ của trẻ càng có tính chủ định, sự chú

ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, trẻ biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng chú ý của mình vào một chủ thể nhất định

Tư duy trực quan bằng sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic dần thay thế tư duy trực quan, hành động Đây là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt nhất những hình tượng nghệ thuật đặc biệt là hình tượng trong thơ

Trang 19

1.1.2 Một số vấn đề về cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học

1.1.2.1 Khái quát về cảm thụ văn học

Từ điển Tiếng Việt (1992 – Hoàng Phê chủ biên), giải nghĩa hai từ cảm thụ và

văn học như sau:

“Cảm thụ” (Tr.119): Nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi

“Văn học” (Tr.1079): Nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người

Như vậy, có thể hiểu cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm

Theo Dương Thị Hương, “Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương

ở mức độ cao nhất, người đọc không chỉ nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tao được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác”,[8;tr7] Vậy, dù hiểu theo cách nào thì cảm thụ văn học cũng bao gồm ít nhất là khả năng nhận thức và rung cảm trước nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn chương, các hoạt động tâm lý đó mang tính chủ quan và cảm tính

Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ…người đọc không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc…Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng (hay liên tưởng) và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học Năng lực cảm thụ văn học là khả năng nắm bắt một cách nhanh nhạy, chính xác các đặc trưng, bản chất các tác phẩm về nội dung, hình thức và khả năng hiểu, rung cảm một cách sâu sắc, tinh tế những tình cảm tác giả qua hình tượng

Năng lực cảm thụ văn học ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quy định như: Vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm

và thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học… Ngay cả ở một người, sự cảm thụ văn học ở một bài văn, bài thơ, câu chuyện…trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi Cũng giống như với bài ca dao con cò mà đi ăn đêm, có người cảm nhận về tác phẩm trong mỗi độ tuổi không giống nhau, và với mỗi tuổi mỗi người có thể khám phá ra thêm những giá trị khác nhau của nó.Như vậy, mỗi người

Trang 20

đều có thể rèn luyện, trau dồi cách đọc, kể từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho bản thân, từ đó có khả năng cảm nhận cuộc sống tốt đẹp hơn

Đọc hiểu và cảm thụ có tác động qua lại, thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau Năng lực cảm thụ văn học được chia làm ba mức độ khác nhau:

- Bình thường: là năng lực nắm bắt những đặc điểm chính xác nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Tài năng: Là khả năng nắm bắt nhanh nhạy, chính xác những đặc điểm bản chất

về nội dung và nghệ thuật

- Thiên tài: Là sự thăng hoa của tài năng Đây là hiện tượng hiếm thấy

Ví dụ:Truyện “Vịt con xấu xí”

Sắp đến mùa đông lạnh giá, vợ chồng thiên nga cùng đứa con bé bỏng bay về phương Nam tránh rét Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải dừng chân nghỉ

ở dọc đường, ở chỗ nghỉ chân ấy, chúng gặp một cô vịt chuẩn bị cho đàn con xuống ổ Hai vợ chồng nhờ cô vịt chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay lại đón con

Cô vịt đồng ý, thiên nga con ở lại cùng đàn vịt Nó buồn lắm vì không có bầu bạn Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì phải kiếm ăn, chăm cả đàn vịt con cùng thiên nga

bé bỏng Đàn vịt con ấy, luôn tìm cách chành chọc, hắt hủi, bắt nạt thiên nga Trong mắt chúng, thiên nga con là một con vịt xấu xí, vô tích sự Chúng nhìn cái cổ dài ngoẵng và thân hình gầy guộc của thiên nga tỏ vẻ xem thường

Một năm sau, thiên nga được bố và mẹ quay lại đón tìm Gặp lại con, cả bố và

mẹ thiên nga vô cùng sung sướng vì con mình đã lớn khôn Thiên nga gặp lại bố mẹ cũng vô cùng mừng rỡ Nó đã quên những ngày tháng cô đơn, buồn tẻ, quên cả cách

cư xử không mấy thân thiện của đàn vịt con Nó chạy đến cảm ơn vịt mẹ và bịn rịn chia tay cùng các bạn vịt con để lên đường cùng bố mẹ Thiên nga đã cùng bố mẹ bay đến những chân trời xa tươi đẹp

Lúc ấy, đàn vịt con đã hiểu được con vịt xấu xí mà chúng thường ghét bỏ chính

là thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc họ nhà chim Chúng đã hối hận về cách cư xử của mình

Đối với câu chuyện này, GV có thể hướng dẫn học sinh cảm thụ thông qua phương tiện trực quan và nhận biết năng lực của HS như sau:

Trang 21

+ Tranh 1: Vịt mẹ dẫn con ra ao, thiên nga con đi sau cùng trông thật cô đơn và

lẻ loi

+ Tranh 2: Vợ chồng thiên nga gửi con lại nhờ vợ chồng nhà vịt trông giúp + Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con, cảm ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con

+ Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi Đàn vịt ngước nhìn theo bàn tán, ngạc nhiên

- Đối với HS có năng lực cảm thụ văn học bình thường: khi nghe GV kể chuyện 1-2 lần, sau đó kể theo tranh minh họa, HS sẽ sắp xếp đúng thứ tự tranh theo lời kể của

GV GV gợi ý các bức tranh sau đó HS có thể biết được nội dung của câu chuyện

- Đối với HS có năng lực cảm thụ văn học tài năng: sau khi nghe GV kể chuyện

HS có thể sắp xếp được thứ tự các bức tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện rõ ý chính, đúng diễn biến Từ đó HS hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác

- Đối với học sinh có năng lực cảm thụ văn học thiên tài: sau khi GV treo tranh

HS có thể sắp xếp và hiểu ngay được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện một cách chính xác, có khả năng kể lại lưu loát những nội dung câu chuyện “Vịt con xấu xí” Từ đó, các em biết được cần phải yêu thương những người xung quanh, không nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng một cách chủ quan, phiến diện

Cũng có thể sử dụng phương tiện trực quan khi kể chuyện Lời ước dưới trăng

Trang 22

+ Tranh 1: Đêm rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi đến bên Hồ Hàm Nguyệt để rửa mặt cầu phúc

+ Tranh 2: Chị Ngàn là một cô gái mù cũng đến hồ để cầu

+ Tranh 3: Các cô gái đang quỳ xuống bên bờ hồ, chắp hai tay trước ngực và cầu nguyện Nghe chị Ngàn cầu nguyện, tôi rất ngạc nhiên và tò mò

+ Tranh 4: Tôi đã hiểu được tấm lòng của chị Ngàn

- Đối với HS có năng lực cảm thụ văn học bình thường: khi nghe GV kể chuyện kết hợp với tranh minh họa và dựa vào gợi ý của GV thì HS sẽ sắp xếp đúng thứ tự tranh theo lời kể của GV, hiểu được nội dung câu chuyện

- Đối với HS có năng lực cảm thụ văn học tài năng: sau khi nghe GV kể chuyện

HS sắp xếp được được thứ tự các bức tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện đúng ý chính,

rõ diễn biến Và HS hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người

- Đối với HS có năng lực cảm thụ văn học thiên tài: sau khi GV treo tranh HS sẽ hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện, HS có thể sáng tạo cho câu chuyện nhiều kết thúc khác nhau Qua câu chuyện đó HS rút ra được bài học cho cuộc sống những điều cao đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác

Trang 23

1.1.2.2 Đặc trưng về năng lực cảm thụ văn học lứa tuổi tiểu học

Trước khi đến trường học sinh tiểu học đã có vốn văn học nhất định Đây không phải là lần đầu tiên các em tiếp xúc với hình tượng văn học Ngay từ nhỏ các em đã được nghe những câu chuyện cổ tích, những chuyện kể nhi đồng… Từ đó các em được từng bước trau dồi cảm thụ văn chương Đến bậc tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với các tác phẩm văn học bằng chữ viết, từ đây chữ viết sẽ đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ thế giới văn chương

Ở lứa tuổi tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang tính đặc thù riêng Tình cảm, tâm hồn các em rất hồn nhiên, trong sáng dễ rung động trước những kích thích, trong đó có khích thích thẩm mỹ Hơn nữa, cảm thụ văn hoc diễn ra ở mỗi em không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết định như: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học Ngay cả ở một người, sự cảm thụ văn học về một câu thơ, câu truyện trong những thời điểm khác nhau cũng có sự biến đổi

Lứa tuổi tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kỹ năng diễn đạt Đó là do tư duy logic ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành

Ở bậc tiểu học đặc điểm lứa tuổi của các em khác nhau qua từng giai đoạn Ở lớp

1, việc cảm thụ cũng như việc hiểu của các em vẫn còn hạn chế do ở lứa tuổi này các em mới thay hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập nên các em khó tiếp thu một cách nhanh chóng Với các em HS lớp 1, năng lực cảm thụ của các em vẫn còn hời hợt, chóng quên Các em mới chỉ nhận diện, nắm bắt được từ, chưa hiểu từ một cách sâu sắc, việc hiểu không cao nên dẫn đến năng lực cảm thụ của các em còn hạn hẹp

Ở lớp 2, năng lực cảm thụ của các em vẫn hạn hẹp giống như các em HS lớp 1 Lúc này, các em chỉ hơi cảm một chút so với các em lớp 1 bởi ở lớp 2, các em được học về nghĩa đen và nghĩa bóng nhưng các em vẫn không thể hiểu nghĩa sâu sắc của từ

Ở lớp 3 và lớp 4 thì HS có sự phát triển hơn về vốn sống so với giai đoạn lứa tuổi của các em HS lớp 1,2 Chính vì vậy mà việc cảm thụ của các em phát triển hơn Lúc này, các em đã biết cảm nhận, biết đánh giá về cái hay, cái đẹp cho nên các em

đã vận dụng những điều đó để sử dụng viết văn miêu tả Khi các em cảm nhận được

từ, hiểu được về từ ngữ, ngữ pháp thì năng lực của các em sẽ được phát triển một cách tốt hơn trong việc sử dụng câu từ để miêu tả và đánh giá về một đồ vật hay con vật…

Trang 24

Chúng ta cần tập trung phát triển năng lực cảm thụ cho các em vì ở giai đoạn này là nền tảng cho các em về sau trong việc cảm thụ văn học

Ở lớp 5, HS đã phát triển toàn bộ các giác quan, biết và hiểu nhiều hơn về từ qua việc vận dụng những từ đó qua việc viết văn miêu tả, văn thuyết minh

Như vậy, các em học sinh Tiểu học tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn

1.1.3 Vai trò của kể chuyện trong việc nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học

Cũng như Tập làm văn, Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ,

vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kỹ năng Tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động giao tiếp

Khi nghe thầy giáo kể chuyện, HS đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói

có âm thanh Khi HS kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói

Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của văn học Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Sự hiểu biết về cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu không có môn học

Kể chuyện trong trường học

Dạy Kể chuyện góp phần thỏa mãn nhu cầu nghe kể chuyện của học sinh Bởi ở

lứa tuổi này, trẻ chủ yếu tiếp xúc với thế giới xung quanh qua đôi tai để lắng nghe và đôi mắt quan sát thực tế Một cách tự nhiên nhất, trẻ muốn được nghe kể, miêu tả về

thế giới ấy Thích nghe kể chuyện là một đặc điểm của trẻ em Phân môn Kể chuyện

phải luôn luôn góp phần thỏa mãn nhu cầu của trẻ mặc dù các em đã biết đọc, viết

Kể chuyện trong chương trình Tiểu học còn là một phương tiện giáo dục Được nghe kể chuyện, theo dõi hành trình người lương thiện chiến thắng kẻ độc ác, nhìn thấy sự thay đổi từ chưa tốt đến tốt đẹp hơn của các nhân vật trong truyện, với

sự giúp đỡ của cô, trẻ có thể rút ra được những bài học đạo đức bổ ích Phải gạt bỏ được quan niệmrằng giờ kể chuyện chỉ là một giờ giải trí đơn thuần, một giờ để lấp chỗ trống và không đem lại mục đích gì cho trẻ GV cần thông qua việc dạy học

Trang 25

phân môn này để thực hiện mục đích giáo dục, bước đầu hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa

Kể chuyện góp phần rèn kỹ năng tiếng Việt và nâng cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh Bài kể chuyện không phải là một hệ thống những khái niệm khoa học, một hệ thống những thao tác, kỹ năng mà phải là một sản phẩm nghệ thuật Bài

kể chuyện vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu nghe kể chuyện vừa có tác dụng giáo dục

to lớn đối với học sinh Ngoài ra bài kể chuyện sẽ phải huy động những hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, về kỹ năng nghe, nói tiếng Việt của học sinh, vốn hiểu biết về đời sống của các em Cho nên chức năng của bài kể chuyện còn là rèn cho HS kỹ năng nghe và nói tốt

Bài kể chuyện góp phần hình thành nhân cách và đem lại cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, niềm vui cho học sinh Làm giàu thêm vốn sống, vốn văn học cho trẻ, trong đó giúp trẻ sớm tiếp xúc với tác phẩm văn học Suốt 5 năm ở bậc Tiểu học, HS đã được nghe và tham gia kể hàng trăm câu chuyện cổ tích, truyện đồng thoại hay là các thể loại khác nhau, do đó vốn văn học của HS được tích lũy dần, đây là những hành trang quý giá sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình Giờkể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em; chắp cánh cho trí tưởng tượng của HS bay bổng cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng, là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống

Kể chuyện giúp phát triển tư duy và nâng cao trình độtiếng Việt cho HS Trong quá trình nghe chuyện trẻ có thể nhớ, hiểu và kể lại câu chuyện, lúc này tư duy của trẻ luôn hoạt động nhờ vậy được phát triển một cách vững chắc và qua đó nhiều thao tác hoạt động tư duy sẽ được hình thành và khẳng định Nâng cao về trình độtiếng Việt cho HS, bài kể chuyện sẽ góp phần làm phong phú vốn từ ngữ của các em giúp các

em bước đầu làm quen với ứng xử về mặt ngôn ngữ, qua đó thấy được sự tinh tế, duyên dáng của tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể Ngoài ra giờkể chuyện còn phát triển ngôn ngữ nói cho HS, rèn khả năng nói trước đám đông, nói một cách có nghệ thuật

Trong chương trình dạy học nội dung kể chuyện ở tiểu học, học sinh tiếp cận chủ yếu với các câu truyện dân gian, truyện đồng thoại, truyện danh nhân…Bản thân các câu truyện đã đem đến cho học sinh vốn văn học đáng kể, nhất là truyện kể dân gian

HS vừa được nghe giáo viên kể chuyện vừa được trực tiếp tham gia vào quá trình kể

Trang 26

chuyện để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa giáo dục và đặc điểm nghệ thuật của câu chuyện Khi học sinh chủ động kể lại câu chuyện, đã nghe, đã đọc, năng lực cảm thụ văn học được huy động để tái hiện lại chính xác những tình tiết quan trọng, nhớ lại bố cục của chuyện và nhất là biết bám vào kết cấu, tình huống truyện để thể hiện và diễn đạt lại nội dung, tính chất phát triển của truyện kể

Vì vai trò của hành động kể và sản phẩm truyện, phân môn Kể chuyện có vị trí

rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt

1.1.4 Thời lượng và nội dung chương trình Kể chuyện lớp 4

Cũng như Tập làm văn, Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, vì

hoạt động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động giao tiếp

1.1.4.1 Phân phối chương trình dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

Kể chuyện được dạy ở tất cả các lớp của bậc Tiểu học, chương trình Kể chuyện ở

Tiểu học được phân bố theo các lớp như sau:

- Ở lớp 1, trong phần học vần chưa có giờkể chuyện riêng, sau những bài ôn tập

có bài kể chuyện Nhưng từ phần luyện tập tổng hợp (bắt đầu từ tuần 23), mỗi tuần có một tiết kể chuyện

- Ở lớp 2, mỗi tuần có một tiết kể chuyện

- Ở lớp 3, mỗi tuần có 0,5 tiết kể chuyện, học chung trong một tiết với bài tập đọc đầu tuần

- Ở lớp 4,5 mỗi tuần có một tiết kể chuyện

1.1.4.2 Nội dungchương trình Kể chuyện lớp 4

Chương trình và sách giáo khoa có nội dung dạy học bắt đầu từ kì một lớp 1, mỗi tuần gồm năm tiết ứng với năm bài tập đọc (có 3 bài đọc thêm)

Ở các lớp 2, 3,4, 5 chương trình cả năm đều gồm 33 tuần, sách giáo khoa in thành hai tập Mỗi tuần ở lớp 4 có hai tiết tập đọc mỗi tiết có 40 phút, còn với Kể chuyện mỗi tuần có một tiết, mỗi tiết có thể dao động từ 35 -40 phút Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 có cấu trúc gồm 10 đơn vị hoc, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm trong 3 tuần (riêng chủ điểm “Tiếng sáo diều” trong tuần 4) mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc gồm 2 bài học

Trang 27

Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực học tập gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hang ngày của các em thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề về đời sống tinh thần của con người như sở thích, tính cách, ước mơ Cụ thể chương trình Kể chuyện lớp 4 gồm một số bài học sau:

Tập một gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:

Chủ điểm 1: Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3)

Gồm truyện: Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc…

Chủ điểm 2: Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6)

Gồm truyện: Một nhà thơ chân chính,…

Chủ điểm3:Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9)

Gồm truyện: Lời ước dưới trăng

Chủ điểm 4: Có chí thì nên (tuần 11, 12, 13)

Gồm truyện: Bàn chân kì diệu,

Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều (tuần 14, 15, 16, 17)

Gồm truyện: Búp bê của ai, Một phát minh nho nhỏ,

Tuần 10 dùng để ôn tập giữa kì 1, tuần 18 ôn tập cuối kì 1

Tập 2 gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần:

Chủ điểm 1: Người ta là hoa đất (tuần 19, 20, 21)

Gồm truyện: Bác đánh cá và gã hung thần,…

Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu (tuần 22, 23, 24)

Gồm truyện: Con vịt xấu xí…

Chủ điểm 3: Những người quả cảm (tuần 25, 26, 27)

Gồm truyện: Những chú bé không chết,

Chủ điểm 4: Khám phá thế giới (tuần 29, 30, 31)

Gồm truyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng,

Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sồng (tuần 32, 33, 34)

Gồm truyện: Khát vọng sống,…

Tuần 28 dùng để ôn tập giữa kì 2, tuần 35 ôn tập cuối kì 2:

Như vậy, ta thấy sách giáo khoa lớp 4 có sự cụ thể Số lượng chủ điểm nhiều với những tên gọi phong phú, hấp dẫn hơn tạo ra những hứng thú học tập cho HS, các chủ điểm được sắp xếp một cách hợp lí và nội dung nhận thức của HS

Trang 28

Tìm hiểu về nội dung, chương trình phân môn Kể chuyện lớp 4 theo chương trình giáo dục Chúng tôi tiến hành tìm hiểu về nội dung, số lượng, cách trình bày và

sự phân bố các bài kể chuyện mà các em đã nghe, đã đọc nhằm giúp các em củng cố lại hệ thống kiến thức mà các em học trước đó Các bài học Kể chuyện lớp 4 được phân bố theo tuần tự gắn với các chủ điểm học tập theo các tuần học như sau:

(Học kì 1)

1 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Sự tích hồ Ba Bể)

2 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc bài thơ Nàng tiên Ốc và kể lại)

3 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng nhân hậu)

4 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một nhà thơ chân chính)

5 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tính trung thực)

6 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng tự trọng)

7 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Lời ước dưới trăng)

8 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lý)

9 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân)

10 Ôn tập

11 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bàn chân kì diệu)

12 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về một người có nghị lực)

13 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó)

14 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Búp bê của ai)

15 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em)

16 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh)

17 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Một phát minh nho nhỏ)

18 Ôn tập

(Học kì 2)

19 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Bác đánh cá và gã hung thần)

20 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể câu chuyện về một người có tài)

Trang 29

21 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết)

22 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Con vịt xấu xí)

23 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác)

24 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về việc em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng(đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp)

25 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp(Những chú bé không chết)

26 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm)

27 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia)

28 Ôn tập

29 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Đôi cánh của ngựa trắng)

30 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm)

31 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia)

32 Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp (Khát vọng sống)

33 Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời)

34 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một người vui tính mà em biết)

35 Ôn tập

Với hệ thống bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa, khi tiến hành khảo sát, GV đều có những nhận xét rằng “Nội dung các bài đã phù hợp với chủ điểm của các đơn vị học, với tâm lý HS lớp 4 và phù hợp với nhận thức của các em Nội dung bài học phong phú, đa dạng và bao quát được các vấn đề như nghị lực sống, vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, tình yêu thương với con người, muông thú, lòng dũng cảm, vươn tới ước mơ”

Trang 30

điểm trường trung tâm HS trong điểm trường Pắc Ma gặp phải rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, các em mắc nhiều lỗi chính tả, chưa hiểu rõ về từ ngữ, ngữ pháp nên việc giao tiếp, trao đổi qua lại trong tiết học giữa GV và HS còn bất đồng Vì thế, việc

áp dụng các phương pháp dạy học tích cực gặp khó khăn Do đó, chúng tôi lựa chọn điểm trường trung tâm để khảo sát và thực hiện các biện pháp dạy học được xây dựng trong báo cáo

Trong quá trình tìm hiểu học sinh trong trường TH Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La, chúng tôi nhận thấy, mỗi em có năng lực cảm thụ văn học riêng Chính vì vậy mà khả năng nhận thức và quá trình lĩnh hội của các em là khác nhau Tuy nhiên đa số các em chưa cảm nhận được hết nội dung và ý nghĩa mà câu chuyện đem đến

Hai lớp 4A1 và 4A3 gồm 41 HS trong đó lớp 4A1 có 21 HS (18 em dân tộc Kinh; 3 em dân tộc Thái) và lớp 4A3 có 20 HS (17 em dân tộc Kinh; 3 em dân tộc H’mông) Các em có khả năng giao tiếp, sử dụng từ ngữ tốt hơn so với các em HS tại điểm trường trong bản Chúng tôi đã sử dụng phương pháp đàm thoại, phát phiếu điều tra và thu được kết quả cơ bản

Với những câu hỏi: “Các em gặp khó khăn gì trong quá trình học kể chuyện?” thì

đa số các em trả lời là có nhiều từ khó đọc, do bất đồng ngôn ngữ đối với học sinh dân tộc thiểu số

Với câu hỏi: “Em dành bao nhiêu thời gian học ở nhà cho môn Kể chuyện?”thì

có em trả lời là 2 tiếng, có em lại trả lời là 1 tiếng, 30 phút…Như vậy thời gian học bài

kể chuyện ở nhà của các em là khác nhau nên khả năng nhớ, hiểu nội dung câu chuyện của các em là không đồng đều Do năng lực cảm nhận văn học còn yếu dẫn đến việc viết văn của các em cũng bị hạn chế, nhiều từ diễn đạt chưa tốt, viết văn sơ sài, chưa súc tích

1.2.2 Thực trạng dạy học phân môn kể chuyện của giáo viên

1.2.2.1 Trình độ của GV giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4

Qua quá trình phỏng vấn, điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên có trình độ từ Cao đẳng (có 1 giáo viên) tới Đại học (có 2 giáo viên) và đa số các giáo viên đều có thâm niên công tác lâu năm ở lớp 4 (15 đến 30 năm công tác) Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn kể chuyện, đặc biệt là kinh nghiệm về rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4

Trang 31

1.2.2.2 Nhận thức của giáo viên về việc bồi dưỡng cảm thụ văn học

Chúng tôi tiến hành điều tra 3 giáo viên của khối lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng và nhận thấy được là nhận thức của giáo viên về vấn đề nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 như sau:

Khi được hỏi: “Theo thầy(cô) phân môn kể chuyện có vai trò như thế nào?” thì 100% giáo viên chọn đáp án “quan trọng”.Kết quả này chứng tỏ giáo viên đã nhận thức rõ và ý nghĩa của việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh

Khi điều tra về thực trạng với câu hỏi:“Giáo viên sử dụng các phương pháp tổ chức nào để dạy học cảm thụ văn học thông qua giờ kể chuyện lớp 4” thì có 100% giáo viên chọn đáp án sử dụng tất cả các phương pháp như (phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập, phương pháp trực quan)

Ở câu hỏi số 4: “Khi dạy kể chuyện cho học sinh, mức độ thầy(cô) sử dụng phương tiện trực quan như thế nào?” thì 3/3 thầy(cô) đều chọn “thường xuyên”

Với câu hỏi: “Thầy(cô) có thường xuyên tổ chức rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh không?”,chúng tôi đưa ra các mức độ, các phương án kiểm tra việc tổ chức rèn luyện cảm thụ văn học của giáo viên cho học sinh, kết quả nhận được là 100% giáo viên lựa chọn đáp án “có” Điều này cho thấy giáo viên đã có sự quan tâm

và có đầu tư cho việc tổ chức rèn luyện kỹ năng cảm thụ cho học sinh

Đối với từng lứa tuổi đều có những thuận lợi và khó khăn dạy học cảm thụ văn học cho học sinh, với lớp 4 cũng vậy Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của giáo viên về những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình dạy học môn kể chuyện cụ thể là:

Thứ nhất về thuận lợi:

Hầu hết các em đã có vốn hiểu biết nhất định về cuộc sống và văn chương Từ

đó biết vận dụng chúng vào việc học và cảm thụ các tác phẩm văn học Nhiều em có ý thức chuẩn bị bài tốt vì thế mà các em nhanh chóng nắm bắt được nội dung và những giá trị trong tác phẩm Khả năng diễn đạt của các em tương đối tốt, lưu loát, giúp các

em trình bày, cảm nhận chủ động hơn

Thứ hai về khó khăn:

Hiện nay ở các trường Tiểu học phân môn Kể chuyện không có tiết học riêng

mà được lồng ghép vào giờ học các tiết Tập đọc Do vậy, một số GV chưa coi trọng

giờ Kể chuyện trên lớp, chưa có sự đầu tư đúng mức Trong giờ kể chuyện, đa số GV

Trang 32

chỉ chú trọng cho HS học thuộc lòng chuyện mà ít chú ý đến việc rèn luyện cho HS những kĩ năng kể chuyện diễn cảm

Có một số HS là con em dân tộc thiểu số và ngôn ngữ chính các em dùng để giao tiếp hàng ngày là tiếng mẹ đẻ Khả năng tiếng Việt của một bộ phận HS còn gặp khó khăn như: nói ngọng, diễn đạt thiếu mạch lạc Bên cạnh đó còn nhiều HS chưa tự tin, rụt rè, e ngại trong giao tiếp, thiếu bình tĩnh khi đứng trước đám đông Vì vậy, việc

kể chuyện bằng ngôn ngữ tiếng Việt cũng như cách biểu đạt, việc hóa thân vào các nhân vật trong chuyện còn khó khăn

Do trình độ học sinh không đồng đều, một bộ phận các em nhận thức chậm, chưa tự giác học tập khiến cho các em thấy ngại học Ngoài ra các em cũng chưa được hướng dẫn bài bản các kĩ năng học tốt môn tiếng Việt dẫn đến kết quả học tập chưa cao, năng lực cảm thụ còn yếu

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn hạn chế,chưa có nhiều tài liệu để hỗ trợ, giúp học sinh học tốt hơn trong phân môn kể chuyện Hầu hết HS chỉ tiếp xúc với phương tiện dạy học truyền thống, có kết hợp đổi mới phương pháp chỉ có ở trường trung tâm còn ở trường điểm hầu như không có

Trang 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận của việc sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua giờ kể chuyện cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng, Phường Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La Cơ sở lý luận giúp chúng ta biết được những ưu điểm và hạn chế mà các em học sinh còn mắc phải Từ

đó, giờ học cảm thụ văn học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm giúp HS hiểu nội dung văn bản và các tín hiệu nghệ thuật, tổ chức cho các em thâm nhập vào tác phẩm văn chương để các em cảm nhận được những gì đẹp đẽ nhất của ngôn ngữ văn chương, đi tới mục đích cuối cùng là tạo mối quan hệ giao tiếp đặc biệt giữa người đọc và tác giả Tùy vào hoàn cảnh cụ thể và trình độ của học sinh mà GV sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp

Cũng trong chương này, chúng tôi nêu lên những vấn đề thực trạng trong việc dạy kể chuyện cho HS lớp 4 tại trường Khó khăn chủ yếu HS gặp phải là sự bất đồng ngôn ngữ với GV, đồ dùng trang thiết bị nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ khiến cho tiết học còn nhàm chán, chưa gây ra sự hứng thú học nên hiệu quả tiếp nhận tác phẩm và chất lượng giáo dục còn chưa cao

Trong hoạt độngCTVH, sự sáng tạo càng trở nên phong phú vì đây là hoạt động mang tính cá nhân, vì vậy muốn giúp học sinh nâng cao được cảm thụ văn chương,

giáo viên phải tìm hiểu và lựa chọn những biện pháp dạy học Kể chuyện theo hướng

tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Chúng tôi sẽ trình bày một số biện pháp

cụ thể để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 ở chương 2

Trang 34

CHƯƠNG 2: MộT Số BIệN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LựC CảM THụ VĂN

HọC QUA GIờ Kể CHUYệN CHO HọC SINH LớP 4 2.1 Các phương pháp chung

2.1.1 Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)

Phương pháp đàm thoại là phương pháp GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức đã tiếp thu được nhằm đạt được mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình dạy học

2.1.1.1 Phân loại

Tùy theo một số tiêu chí, có thể chia thành các loại câu hỏi đàm thoại như sau: Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra Trong đó, vấn đáp gợi mở là phương pháp GV khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt HS giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà HS lĩnh hội được tri thức mới; vấn đáp củng cố

là phương pháp GV khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc một hệ thống câu hỏi nhằm giúp

HS củng cố những tri thức mới; vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp

HS khái quát, hệ thống hóa một số tri thức sau khi đã học xong bài; vấn đáp kiểm tra

là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hóa Qua câu trả lời của HS thì GV có thể đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn

Dựa vào tính chất nhận thức của HS mà phân ra vấn đáp giải thích – minh họa, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi - phát hiện Trong đó, vấn đáp giải thích – minh họa

là phương pháp mà GV đặt ra những câu hỏi đòi hỏi HS giải thích và nêu lên những dẫn chứng để minh họa, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình Trong câu trả lời của

HS không đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết; vấn đáp tái hiện là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi đòi hỏi

HS phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chứng để giải quyết những vấn đề học tập trong hoàn cảnh đã biết; vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà GV đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề và qua đó họ có nhu cầu lĩnh hội tri thức mới

để giải quyết vấn đề đó

Trang 35

2.1.1.2 Cách tiến hành

Nguyên tắc chung của việc thực hiện phương pháp đàm thoại là việc đưa ra hệ thống câu hỏi để HS nắm bắt được tác phẩm từ tổng quát đến cụ thể, từ những biểu hiện trực quan, dễ nhận biết nhất đến những giá trị cốt lõi thể hiện thông qua các chi tiết, tình tiết, nhân vật cụ thể Đương nhiên việc sử dụng phương pháp cũng cần phải linh hoạt phù hợp với đặc trưng của từng chủ điểm, từng tác phẩm văn học

Ví dụ, câu chuyện Lời ước dưới trăng – (Phạm Thị Kim Nhường) thuộc chủ

điểm 7; chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”

Quê ngoại tôi có một phong tục đó là vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm

Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này Đêm thiêng liêng

ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi

Trên đường đi tôi hỏi chị:

- Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?

Chị Ngàn không trả lời tôi Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!

Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn

Trang 36

Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ Chị quỳ xuống rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:

- Con ước gì mẹ chị Yên bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc

Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”

Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói:

- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy

đã khóc như mưa Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.”

Sau khi cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo nhiều hình thức khác nhau (như

kể theo nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp ) thì GV cho HS trao đổi về nội dung câu chuyện GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:

+ Các con vừa được nghe câu chuyện gì?

+ Tác phẩm này nói về điều gì nhỉ?

+ Vào đêm rằm tháng Giêng, những cô gái như thế nào thì mới được đi cầu phúc? + Các cô gái đi cầu phúc ở đâu? Tại sao lại đến đó cầu phúc mà không phải là nơi khác?

+ Cô gái mù trong câu chuyện là ai và cô đã cầu nguyện điều gì?

+ Hành động của cô gái ấy cho thấy cô là người như thế nào?

+ Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện?

Khi GV đặt ra một hệ thống câu hỏi, HS sẽ trả lời các câu hỏi để hiểu hơn về nội dung câu chuyện, giúp HS rèn trí nhớ (vào đêm rằm tháng Giêng, những cô gái tròn mười lăm tuổi thì sẽ được đi cầu phúc tại hồ Hàm Nguyệt ) Điều khiển HS theo hướng của GV, hướng để HS làm rõ hơn nội dung câu chuyện Khi trả lời các câu hỏi của GV, khi đó HS sẽ được rèn cách diễn đạt một nội dung theo lời văn của mình một

Trang 37

cách đầy đủ, chính xác, xúc tích (khi GV hỏi “hành động của cô gái ấy cho thấy cô là người như thế nào?” yêu cầu HS phải dùng lời văn của mình để diễn đạt theo ý hiểu: Khi cô gái ấy không cầu phúc cho mình mà lại cầu cho mẹ chị Yên – hàng xóm sớm khỏi bệnh Hành động ấy cho thấy cô ấy là người rất tốt bụng, biết nghĩ cho người khác, biết thương người, )

2.1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đàm thoại

Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp thì sẽ có tác dụng quan trọng như sau: Một là, điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của HS, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ

Hai là, bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích

Ba là, giúp GV thu được tín hiệu ngược từ HS một cách nhanh gọn, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của HS Đồng thời qua đó mà HS cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức, học tập của mình Ngoài ra, thông qua đó mà GV có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng HS

Tuy vậy, nếu phương pháp đàm thoại không được vận dụng khéo léo có thể làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc thoại giữa GV

và một vài HS Không thu hút toàn lớp tham gia vào một hoạt động chung Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS

Đồng thời, sử dụng phương pháp này không hợp lý sẽ làm cho tiết học chỉ tập trung được một số em HS, là cuộc đàm thoại giữa GV và một vài HS Làm mất thời gian của tiết học, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớpcủa GV Do vậy, GV không nên sử dụng câu hỏi quá dễ hoặc quá khó, vì quá dễ sẽ làm cho HS cảm thấy nhàm chán còn câu hỏi quá khó sẽ khiến HS chán nản và không muốn học nữa Việc sử dụng hệ thống câu hỏi đòi hỏi trí nhớ và máy móc thì sẽ làm hạn chế tư duy logic và tư duy sáng tạo của HS Vậy nên việc sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học là cần phải hết sức linh hoạt và khéo léo để không hạn chế sự sáng tạo của các em

2.1.1.4 Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 4

Để phát huy mặt mạnh và hạn chế của phương pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó Sở dĩ như vậy

Trang 38

là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của HS bằng cách

đề ra câu hỏi Đó là những điều kiện sau:

Thứ nhất: Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với nội dung đã được học ở phần trước và những tri thức phải ở trong tình huống nhất định

Thứ hai: Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức Câu hỏi phải nêu lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảm thấy không thỏa mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết các câu hỏi đặt ra

Ví dụ: Kể chuyện Bác đánh cá và gã hung thần

“Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá Một hôm, bác ra biển quăng lưới Thật

buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy

có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng:

“Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”.Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những

gì Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên Bác đánh cá chưa hết ngac nhiên thì làn khói tụ lại, môt gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa

ấy Gã hung thần ồm ồm nói:

- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số

Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay Bác mắng gã hung thần:

- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta?

Gã hung thần nói:

-Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta Vậy nên ngươi phải chết

Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:

- Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi muốn biết một điều

Trang 39

Gã hung thần hỏi:

- Điều gì?

Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:

- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?

Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:

- Ngươi không tin ư?

Bác đánh cá lắc đầu, bảo:

Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình

Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển”

GV có thể hỏi HS các câu hỏi như sau:

+ Mấy lần đầu bác đánh cá có đánh được nhiều cá không? (HS trả lời: bác không đánh được con cá nào, chỉ toàn là rong rêu)

+ Lần kéo lưới cuối cùng trước khi về, bác kéo được gì? (HS trả lời: bác kéo được một chiếc bình bằng đồng)

+ Khi bác mở nắp bình ra, bác thấy điều gì? (HS trả lời: bác thấy một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên)

+ Từ làn khói ấy đã hiện ra điều gì? (HS trả lời: làn khói ấy đã tụ lại, một gã hung thần đã hiện ra từ làn khói ấy)

+ Thái độ của gã hung thần khi nói chuyện với bác đánh cá? (HS trả lời: lão hung thần không những không cảm ơn bác đánh cá mà còn có thái đồ không tôn trọng bác,

không biết ơn mà lại muốn giết bác đánh cá thể hiện trong câu “Ta báo cho nhà ngươi

biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số”)

+ Tại sao bác đánh cá cứu lão hung thần ra khỏi cái bình mà lão hung thần lại muốn giết bác đánh cá? (HS trả lời: bởi vì khi lão hung thần bị nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu Lão hung thần đã thề rằng: ai cứu ông ra khỏi cái bình tối tăm ấy thì ông sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí Ông ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu Bởi thế ông ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào

Trang 40

cứu ông ta sẽ phải chết Ông vừa dứt lời thì bác đánh cáđã cứu ông Vậy nên bác đánh

cá phải chết

+ Thái độ bác đánh cá như thế nào sau khi nghe gã hung thần nói? (HS trả lời: thái độ của bác rất bình tĩnh để nghĩ cách giải thoát bản thân khỏi sự nguy hiểm và đối phó với gã hung thần độc ác)

+ Bác đánh cá đã làm thế nào để chống lại gã hung thần? (HS trả lời: bác đánh cá

đã nhanh trí dùng mưu để gã hung thần độc ác mắc bẫy Ngươi to lớn như thế làm sao

chui lọt vào cái bình bé tí này? Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng: Ngươi không tin ư?Bác đánh cá lắc đầu, bảo: Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình)

+ Cuối cùng bác đánh cá có phải chết không? Tại sao? (HS trả lời: kết quả là bác đánh cá không phải chết, lão hung thần độc ác vẫn bị nhốt trong bình và mãi mãi ở dưới đáy biển )

+ Ý nghĩa câu chuyện này là gì? (HS trả lời: Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người Nhờcó trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm )

Chẳng hạn, truyệnNhững chú bé không chết:

“Ở bức tranh đầu tiên: Phát xít Đức ồ ạt đem quân sang xâm lược Liên Xô Đi đên đâu chúng cũng bắn giết hết sức tắn bạo Vào một buổi chiều chúng bât ngờ xông vào một làng nọ, không có sự phản kháng nào cả Chúng tưởng được yên thân Nhưng đến tối, tiếng súng nổ ran khắp nơi, bọn chúng hốt hoảng Một tên lính hớt hơ hớt hải chạy vào nói: “Bắn nhau dữ dội ở cánh rừng và bắt được một tên du kích”

Ở bức tranh thứ hai: Tên lính dẫn một chú bé vào trước mặt tên chỉ huy Chú bé

độ chừng mười ba mười bốn tuổi mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng Tên sĩ quan hỏi, chú bé dõng dạc trả lời: “Tao là du kích” Tên sĩ quan hỏi đội du kích ở đâu thì được sự trả lời ở chú bé “tao không biết” Tên sĩ quan hạ lệnh tra tấn dã man chú bé nhưng không moi được tin tức gì Gần sáng chúng đem chú đi bắn

Ở bức tranh thứ ba: Đêm hôm sau, đội du kích tấn công vào sào huyệt của bọn đóng quân Nhưng chúng cũng bắt được một chú bé sĩ quan vô cùng kinh ngạc vì trước mắt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã hạ lệnh

xử bấn đêm qua Hắn hốt hoảng vội hạ lệnh treo cổ chú bé

Ngày đăng: 18/07/2017, 23:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Huy Đàn (2003), Kể chuyện cho trẻ, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện cho trẻ
Tác giả: Nguyễn Huy Đàn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
3. Hà Nguyễn Kim Giang (2006), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXBĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
Năm: 2006
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2011), Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
5. Chu Huy (2002), Dạy học Kể chuyện ở Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Kể chuyện ở Tiểu học
Tác giả: Chu Huy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
6. Nguyễn Sinh Huy (1977), Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1977
7. Dương Thị Hương (2007), Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học
Tác giả: Dương Thị Hương
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 2007
8. Dương Thị Hương (2008), giáo trình cảm thụ văn học, NXBĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), giáo trình cảm thụ văn học
Tác giả: Dương Thị Hương
Nhà XB: NXBĐH Sư phạm
Năm: 2008
9. Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXBĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
Năm: 2009
10. Trần Thị Mến (2012), Xây dựng quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học
Tác giả: Trần Thị Mến
Năm: 2012
11. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 2007
12. Lê Phương Nga (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2011
13. Nguyễn Quang Ninh, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
14. Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 2006
15. Hoàng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1995
16. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Việt Hanh, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trại, SGK Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 4, tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
17.. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng, Trần Thị Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh, SGK Tiếng Việt 4, tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 4, tập 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
1. Phan Minh Diệu, Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đình Mai, Lê Thị Lan Anh (đồng biên soạn), Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh Tiểu học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w