1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên

106 778 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 884,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài“Liên tục phát triển” là mục tiêu của mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trong cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế được coi là “linh hồn của thị trường” thì việc khai thác thị trường theo chiều sâu và phát triển thị trường theo chiều rộng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của mọi doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiêp mất đi những khách hàng của mình nếu như doanh nghiệp không có những chiến lược hợp lý, hơn thế nữa doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì việc phát triển phát triển thị trường là không thể thiếu. Mặc dù vấn đề phát triển thị trường nói chung và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng là một vấn đề không còn mới mẻ, tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một hướng đi chính thống cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều biến động theo tình hình kinh tế thế giới. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, ngành nhựa hiện đang được đánh giá là một trong những ngành kinh tế ổn định của Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, trong năm 2013, ngành Nhựa đã xuất khẩu đạt tổng kim ngạch 2,215 tỷ USD với sản phẩm ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, bưu chính, viễn thông, xây dựng. Hiện nay hơn 20 chủng loại sản phẩm nhựa được xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới, trong đó, mặt hàng túi nhựa chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa. Hiện tại, các sản phẩm của nhựa Việt Nam đã có mặt tại 151 thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu như Nhật Bản, Mỹ, Đức, EU. Trong tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc duy trì giữ vững thị trường hiện tại, doanh nghiệp phải có định hướng phát triển thị trường và mở rộng quy mô, theo định hướng chung là phát triển thị trường xuất khẩu.Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên là công ty có kinh nghiệm và vị thế nhất định trong ngành Nhựa Việt Nam nói chung, uy tín và thương hiệu với thị trường quốc tế nói riêng về sản phẩm túi nhựa. Trong những năm vừa qua, chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế thế giới, công ty đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Bằng năng lực cạnh tranh của mình, công ty không chỉ giữ vững thị trường hiện có mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy vậy, công ty lại chưa tìm được một hướng đi đúng và hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển thị trường xuất khẩu cho Công ty, em mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTrong thời gian gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể chỉ ra một số nghiên cứu sau:1. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thị trường Marketing trong xuất khẩu chè”, được thực hiện năm 2007 với chủ nhiệm đề tài là tác giả Nguyễn Thị Nhiễu.Nội dung của đề tài tập trung vào các vấn đề marketing, nghiên cứu thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam. Bài viết đã nêu bật được 7 vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam thời điểm năm 2007, gồm: Vấn đề tìm hiểu và xúc tiến xuất khẩu chè sang các thị trường mới còn hạn chế; Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; Vấn đề khó khăn đến từ chính sách của nhà nước; Thị trường xuất khẩu bất ổn định; v.v… Từ đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp giải quyết trực tiếp những tồn tại trên. 2. Đề án nghiên cứu phát triển thị trường Thanh Long Bình Thuận, được thực hiện năm 2013. Đề án đã nêu bật những mục tiêu xuất khẩu, định hướng thị trường (thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu) của sản phẩm Thanh Long trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường Thanh Long của tỉnh, gồm có: a. Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh thanh long.b. Giải pháp về cơ chế chính sách.c. Giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho trái thanh long.d. Giải pháp về phát triển Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long.3. Luận án tiến sĩ: “Phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thu Quỳnh, Đại học Thương Mại Hà Nội, năm 2009.Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Cụ thể, đã hệ thống và tổng hợp các tài liệu trong, ngoài nước và đưa ra khái niệm, bản chất, nội hàm của phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu; mối quan hệ giữa các loại hình chiến lược thị trường xuất khẩu và phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; xác lập mô hình, nội dung phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; các tiêu chí đánh giá trình độ và chất lượng phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.Về thực tiễn: Thông qua vận dụng các phương pháp và mô hình nghiên cứu phù hợp, đã nhận dạng và làm rõ thực trạng phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2006 2011. Cụ thể, đã phân tích có hệ thống, đánh giá khách quan và đưa ra các kết luận về thực trạng phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên đã đưa ra các quan điểm, giải pháp phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, đồng thời Luận án đưa ra những kiến nghị vĩ mô nhằm tạo môi trường, điều kiện cho phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.4. Luận án tiến sĩ: “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội”, của tác giả Dương Văn Hùng, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010. Luận án đã đi sâu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp giầy dép của Việt Nam sang thị trường EU dưới 5 nội dung: Nghiên cứu và dự báo thị trường giầy dép xuất khẩu Lập phương án kinh doanh Tạo nguồn hàng xuất khẩu Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu5. Luận án tiến sĩ: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, của tác giả Trần Ngọc Thìn, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011. Luận án đã áp dụng lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu trong phân tích các khâu, các mắt xích kết nối tạo nên giá trị hàng hóa xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, các mắt xích được thực hiện tại một hay nhiều doanh nghiệp, tại một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau mang lại lợi thế trong sản xuất hàng hóa. Phân tích các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu được đề cập trong luận án không chỉ phù hợp với lý thuyết mà chỉ ra khả năng giải quyết các vấn đề thực tế đang tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, là cơ sở khoa học cho việc ra các quyết định thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ở Việt Nam.6. Luận văn thạc sĩ: “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội”, của tác giả Phan Thị Nghĩa, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011.Luận văn đã phân tích thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010; tìm ra những điểm mạnh và những hạn chế của hoạt động này, trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty trong thời gian tới. Luận văn đã tiếp cận nghiên cứu công tác phát triển thị trường theo 3 vấn đề: Nghiên cứu, xâm nhập và phát triển thị truờng mới Phát triển sản phẩm mới và đa dạng hoá sản phẩm Các biện pháp khácVà đưa ra 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm thủ công mỹ nghệ Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh Nhóm giải pháp về quản lý và phát triển nguồn nhân lực7. Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội”, của tác giả Ngô Văn Phong, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011. Luận văn đã nghiên cứu tình hình phát triển thị trường tại Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội, đưa ra những biện pháp khuyến khích các phòng ban tích cực tìm kiếm thị trường mới, củng cố các mối quan hệ truyền thống... Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phát triển thị trường theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu, các biện pháp đưa ra còn thiếu chiến lược định hướng phát triển lâu dài, các hoạt động phát triển thị trường từ khâu nghiên cứu đến khâu thực hiện chưa thực sự gắn kết với nhau. 8. Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX”, của tác giả Nguyễn Thị Hải, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012.Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra tình hình cụ thể của việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp, các biện pháp phát triển thị trường theo quy trình chặt chẽ... Hạn chế của luận văn là chưa phân tích chi tiết đến các công tác duy trì, tạo uy tín đối với các thị trường truyền thống.Các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của Tổng công ty thương mại Hà Nội nói riêng, do đó có thể nói đây là một đề tài độc lập, cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với công ty cũng như đối với các công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu.9. Bên cạnh đó, có thể kể đến những công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến vấn đề phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp như: Tác phẩm “Uganda handicrafts export tragedy” của The Sector Core Team (SCT), năm 2005 đã phân tích một cách chi tiết tầm quan trọng của việc phát triển thị trường, các chiến dịch để mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Uganda. Trong tác phẩm “Exporting Africa: technology, trade and industrialization in SubSaharan Africa” của Samuel M.Wangwe, tác giả cũng giành một phần dung lượng khá lớn bàn về các giải pháp của các công ty để duy trì và nâng cao vị trí trên thị trường xuất khẩu. Tóm lại, tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp với đa dạng các loại hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên, em nhận thấy rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên. Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài “Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên” để nghiên cứu trong giai đoạn 20112013. Đề tài sẽ cố gắng kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận công tác phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp và áp dụng cho phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứuHoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm nhựa của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên, gồm: túi siêu thị, màng căng co Về mặt thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 20112014, giải pháp đề xuất đến năm 2020.4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứuLuận văn được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, qua đó áp dụng đánh giá thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu những năm qua của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên trong giai đoạn 20112014. Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của luận văn là đề xuất những giải pháp góp phần phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể hoàn thành mục tiêu nêu trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện vào các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trong từng chương như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, đưa ra nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên trong giai đoạn 20112014; phân tích các nhân tố giai đoạn 20112014 ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên. Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của công tác phát triển thị trường xuất khẩu, làm căn cứ cho việc tìm kiếm hệ thống giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho Công ty trong những năm tiếp theo. Đề xuất quan điểm định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đến năm 2020, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục điểm yếu, tận dụng điểm mạnh để phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên trong đến năm 2020.5. Phương pháp nghiên cứuLuận văn sử dụng nghiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là tổng kết hoạt động thực tiễn thông qua kinh nghiệm cá nhân của học viên, qua phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu, tài liện tư liệu đã có, kết hợp với phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết thực tiễn của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhựa của công ty. Các số liệu cần thu thập: Tài liệu bên ngoài công ty:+ Nội dung lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.+ Các thông tin về môi trường kinh doanh giai đoạn 20112014. Tài liệu nội bộ công ty Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên+ Tài liệu giới thiệu về công ty: Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, chiến lược, v.v…+ Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 20112014.+ Các bản báo cáo về hệ thống thị trường xuất khẩu và tình hìnhxuất khẩu các sản phẩm nhựacủa công ty đối với từng thị trường trong giai đoạn 20112014.+ Các bản báo cáo thường niên của công ty: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh....+ Kết quả nghiên cứu và dự báo thị trườngcủa công ty năm các năm qua. Nguồn số liệuLuận văn chỉ sử dụng số liệu thứ cấp: Các dữ liệu nội bộ của công ty: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013, 2014;Báo cáo của hội đồng quản trị năm2011, 2012, 2013, 2014; Các báo cáo khác về hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty…6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu cho chương 1 Hiểu thế nào là thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp? Có các cách nào để phân loại thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp? Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của các quy luật nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp? Hướng tác động ra sao? Để phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cần phải làm những công việc gì? Có các tiêu chí nào đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp? Câu hỏi nghiên cứu cho chương 2Môi trường và lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn 20112014 như thế nào?Thị trường kinh doanh và các yếu tố chủ quan (công nghệ, nguyên vật liệu, nhân lực, tài chính) của công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 20112014 như thế nào?Các nhân tố nào giai đoạn 20112014 ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên? Tác động theo hướng thuận lợi hay bất lợi?Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 20112014 ra sao? Trong giai đoạn 20112014, việc phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đã những ưu điểm gì? Những nhược điểm gì cần khắc phục và tại sao có những điểm yếu đó? Câu hỏi nghiên cứu cho chương 3 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đến năm 2020 như thế nào? Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên cần thực hiện những giải pháp gì để phát triển thị trường xuất khẩu của mình đến năm 2020? Những đề xuất nào đối với Chính Phủ, các cơ quan quản lý có liên quan và tỉnh Hưng Yên sẽ giúp công ty tăng cường phát triển thị trường xuất khẩu đến năm 2020?7. Kết cấu luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 20112014Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đến năm 2020.

Trang 2

Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Đại học Kinh tế Quốc dân Viện đào tạo Sau đại học, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, em đã nghiêncứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tạinhằm nâng cao trình độ năng lực của bản thân.

-Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế“Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên” là kết quả của quá trình nghiên cứu

trong những năm học vừa qua

Em xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình thực hiệnluận văn

Hường-Em xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quátrình học tập

Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạođiều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về năng lực, về tài liệu, về thờigian nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp

ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm

Tác giả

Hà Thị Thu Hiền

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quảnghiên cứu trong luận văn là xác thực và chưa từng được công bố trong kỳ bất côngtrình nào khác trước đó.

Tác giả

Hà Thị Thu Hiền

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1.1 KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1.2 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 12 1.1.3 PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 14 1.1.4 CÁC QUY LUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG 17 1.2 CÁC QUAN NIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 19 1.2.1 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 19 1.2.2 PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 21 1.2.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 22 1.2.3.1 NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 22 1.2.3.2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 23 1.2.3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 26 1.2.3.4 KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 27 1.2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 27 1.2.4.1 NHÓM NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 28 YẾU TỐ KHÁCH HÀNG 29

Trang 5

1.2.4.2 NHÓM NHÂN TỐ CHỦ QUAN 31

1.2.5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 32

CHƯƠNG 2 37

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 37

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 37

2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 38

2.1.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2014 38

2.1.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 41

2.1.4 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU GIAI ĐOẠN 2011-2014 42

2.1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2014 43

2.1.6 ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2014 43

2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GIAI ĐOẠN 2011-2014 TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 44

2.2.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN GIAI ĐOẠN 2011-2014 44

2.2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN GIAI ĐOẠN 2011-2014 47

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 49

2.3.1 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2014 49 2.3.2.1 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG XUẤT

Trang 6

TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-2014 58 2.3.2.3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-2014 61 2.3.2.3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 63 NGUỒN: PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 66 QUA BẢNG CHO THẤY THỊ PHẦN CÔNG TY CÓ XU HƯỚNG TĂNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013, TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2014, THỊ PHẦN CÓ XU HƯỚNG GIẢM 66 2.3.2.4 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-2014 66 NGUỒN: PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 67 2.4 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 69 2.5 ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 74 2.5.1 ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 75 2.5.2 HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 76 2.5.3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 76 CHƯƠNG 3 79

Trang 7

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 79 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 79 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 83 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 91

Trang 8

TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2 CBCNV Cán bộ, công nhân viên

Trang 9

BẢNG

MỞ ĐẦU 1

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1.1 KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 10 1.1.2 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 12 1.1.3 PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 14 1.1.4 CÁC QUY LUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG 17 1.2 CÁC QUAN NIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 19 1.2.1 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 19 1.2.2 PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 21 1.2.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 22 1.2.3.1 NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 22 1.2.3.2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 23 1.2.3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 26 1.2.3.4 KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 27 1.2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 27 1.2.4.1 NHÓM NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 28

Trang 10

YẾU TỐ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 30

1.2.4.2 NHÓM NHÂN TỐ CHỦ QUAN 31

1.2.5 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 32

CHƯƠNG 2 37

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 37

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 37

2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 38

2.1.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2014 38

2.1.3 ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 41

2.1.4 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU GIAI ĐOẠN 2011-2014 42

2.1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2014 43

2.1.6 ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2014 43

2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GIAI ĐOẠN 2011-2014 TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 44

2.2.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN GIAI ĐOẠN 2011-2014 44

2.2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN GIAI ĐOẠN 2011-2014 47

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 49

2.3.1 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2014 49

Trang 11

2.3.2.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-2014 58 2.3.2.3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-2014 61 2.3.2.3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 63 NGUỒN: PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 66 QUA BẢNG CHO THẤY THỊ PHẦN CÔNG TY CÓ XU HƯỚNG TĂNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013, TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2014, THỊ PHẦN CÓ XU HƯỚNG GIẢM 66 2.3.2.4 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2011-2014 66 NGUỒN: PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 67 2.4 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 69 2.5 ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 74 2.5.1 ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 75 2.5.2 HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 76 2.5.3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2014 76

Trang 12

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA 79 CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 79 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 79 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN 83 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 91

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Liên tục phát triển” là mục tiêu của mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trong

cơ chế thị trường Trong nền kinh tế được coi là “linh hồn của thị trường” thì việckhai thác thị trường theo chiều sâu và phát triển thị trường theo chiều rộng là nhiệm

vụ thường xuyên liên tục của mọi doanh nghiệp Cạnh tranh có thể làm cho doanhnghiêp mất đi những khách hàng của mình nếu như doanh nghiệp không có nhữngchiến lược hợp lý, hơn thế nữa doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển hoạt độngkinh doanh của mình thì việc phát triển phát triển thị trường là không thể thiếu Mặc

dù vấn đề phát triển thị trường nói chung và phát triển thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp nói riêng là một vấn đề không còn mới mẻ, tuy nhiên, cho đến hiện tạivẫn chưa có một hướng đi chính thống cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩutrong việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ViệtNam có nhiều biến động theo tình hình kinh tế thế giới Đóng góp một phần khôngnhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm, ngành nhựa hiện đang được đánh giá

là một trong những ngành kinh tế ổn định của Việt Nam Theo báo cáo của Hiệp hộiNhựa Việt Nam, trong năm 2013, ngành Nhựa đã xuất khẩu đạt tổng kim ngạch2,215 tỷ USD với sản phẩm ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như nôngnghiệp, công nghiệp, bưu chính, viễn thông, xây dựng Hiện nay hơn 20 chủng loạisản phẩm nhựa được xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới, trong đó, mặt hàngtúi nhựa chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa Hiện tại, các sản phẩmcủa nhựa Việt Nam đã có mặt tại 151 thị trường trên thế giới, kể cả những thịtrường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu như Nhật Bản, Mỹ, Đức,

EU Trong tình hình thị trường gặp nhiều khó khăn hiện nay, cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong nước và ngoài nước ngày càng gay gắt Để tồn tại và phát triểntrong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc duy trì giữ vững thị trường hiện tại,

Trang 14

doanh nghiệp phải có định hướng phát triển thị trường và mở rộng quy mô, theođịnh hướng chung là phát triển thị trường xuất khẩu.

Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên là công ty có kinh nghiệm và vị thế nhấtđịnh trong ngành Nhựa Việt Nam nói chung, uy tín và thương hiệu với thị trườngquốc tế nói riêng về sản phẩm túi nhựa Trong những năm vừa qua, chịu ảnh hưởngchung của suy thoái kinh tế thế giới, công ty đã gặp không ít khó khăn trong sảnxuất và kinh doanh Bằng năng lực cạnh tranh của mình, công ty không chỉ giữvững thị trường hiện có mà còn đẩy mạnh xuất khẩu Tuy vậy, công ty lại chưa tìmđược một hướng đi đúng và hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu còn gặp nhiềukhó khăn Chính vì vậy, với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc

phát triển thị trường xuất khẩu cho Công ty, em mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển

thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên” làm đối tượng

nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thịtrường và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Có thể chỉ ra một sốnghiên cứu sau:

1 Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thị trường - Marketing trong xuất khẩu chè”,

được thực hiện năm 2007 với chủ nhiệm đề tài là tác giả Nguyễn Thị Nhiễu

Nội dung của đề tài tập trung vào các vấn đề marketing, nghiên cứu thị trường xuấtkhẩu chè của Việt Nam Bài viết đã nêu bật được 7 vấn đề còn tồn tại trong hoạt độngnghiên cứu thị trường và marketing xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam thời điểm năm

2007, gồm: Vấn đề tìm hiểu và xúc tiến xuất khẩu chè sang các thị trường mới còn hạnchế; Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; Vấn đề khókhăn đến từ chính sách của nhà nước; Thị trường xuất khẩu bất ổn định; v.v… Từ đó, tácgiả đề xuất hệ thống giải pháp giải quyết trực tiếp những tồn tại trên

2 Đề án nghiên cứu phát triển thị trường Thanh Long Bình Thuận, được thực

hiện năm 2013

Đề án đã nêu bật những mục tiêu xuất khẩu, định hướng thị trường (thị trườngnội địa và thị trường xuất khẩu) của sản phẩm Thanh Long trên địa bàn tỉnh Từ đó,

Trang 15

đưa ra hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường Thanh Long củatỉnh, gồm có:

a Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long

Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ

bản về phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩunông sản Cụ thể, đã hệ thống và tổng hợp các tài liệu trong, ngoài nước và đưa rakhái niệm, bản chất, nội hàm của phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu; mốiquan hệ giữa các loại hình chiến lược thị trường xuất khẩu và phát triển chiến lượcthị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; xác lập mô hình, nộidung phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nôngsản; các tiêu chí đánh giá trình độ và chất lượng phát triển chiến lược thị trườngxuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Về thực tiễn: Thông qua vận dụng các phương pháp và mô hình nghiên cứu

phù hợp, đã nhận dạng và làm rõ thực trạng phát triển chiến lược thị trường xuấtkhẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 Cụthể, đã phân tích có hệ thống, đánh giá khách quan và đưa ra các kết luận về thựctrạng phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩunông sản Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên đã đưa ra các quan điểm,giải pháp phát triển chiến lược thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩunông sản Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, đồng thời Luận án đưa ranhững kiến nghị vĩ mô nhằm tạo môi trường, điều kiện cho phát triển chiến lược thị

Trang 16

trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bốicảnh hiện nay.

4 Luận án tiến sĩ: “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội”, của tác giả Dương Văn Hùng, Đại học Kinh

tế Quốc dân, năm 2010

Luận án đã đi sâu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp giầydép của Việt Nam sang thị trường EU dưới 5 nội dung:

- Nghiên cứu và dự báo thị trường giầy dép xuất khẩu

- Lập phương án kinh doanh

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu

- Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu

- Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu

5 Luận án tiến sĩ: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, của tác giả Trần Ngọc Thìn, Đại học Kinh tế Quốc

dân, năm 2011

Luận án đã áp dụng lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu trong phân tích cáckhâu, các mắt xích kết nối tạo nên giá trị hàng hóa xuất khẩu của khu vực kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, các mắt xích được thực hiện tại một hay nhiềudoanh nghiệp, tại một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau mang lại lợi thế trongsản xuất hàng hóa Phân tích các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu được đề cập trongluận án không chỉ phù hợp với lý thuyết mà chỉ ra khả năng giải quyết các vấn đềthực tế đang tồn tại trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, là cơ sở khoa họccho việc ra các quyết định thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và gia tăng giá trị hàng hóaxuất khẩu trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ở Việt Nam

6 Luận văn thạc sĩ: “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội”, của tác giả Phan Thị Nghĩa, Trường Đại học

Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011

Luận văn đã phân tích thực trạng công tác phát triển thị trường xuất khẩu hàngthủ công mỹ nghệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong thời gian từ năm

Trang 17

2004 đến năm 2010; tìm ra những điểm mạnh và những hạn chế của hoạt động này,trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển thị trườngtiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của Tổng Công ty trong thời gian tới Luận văn đãtiếp cận nghiên cứu công tác phát triển thị trường theo 3 vấn đề:

- Nghiên cứu, xâm nhập và phát triển thị truờng mới

- Phát triển sản phẩm mới và đa dạng hoá sản phẩm

- Các biện pháp khác

Và đưa ra 3 nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm thủ công mỹ nghệ

- Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

- Nhóm giải pháp về quản lý và phát triển nguồn nhân lực

7 Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội”, của tác giả Ngô

Văn Phong, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2011

Luận văn đã nghiên cứu tình hình phát triển thị trường tại Công ty xuất nhậpkhẩu Tạp phẩm Hà Nội, đưa ra những biện pháp khuyến khích các phòng ban tíchcực tìm kiếm thị trường mới, củng cố các mối quan hệ truyền thống Tuy nhiên,tác giả chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phát triển thị trường theo chiều rộng mà chưaphát triển theo chiều sâu, các biện pháp đưa ra còn thiếu chiến lược định hướng pháttriển lâu dài, các hoạt động phát triển thị trường từ khâu nghiên cứu đến khâu thựchiện chưa thực sự gắn kết với nhau

8 Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX”, của tác giả Nguyễn Thị

Hải, Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012

Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra tình hình cụ thể của việc phát triển thị trườngxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp, các biện pháp phát triển thịtrường theo quy trình chặt chẽ Hạn chế của luận văn là chưa phân tích chi tiết đếncác công tác duy trì, tạo uy tín đối với các thị trường truyền thống.Các công trìnhnghiên cứu trên chưa đề cập nhiều đến việc mở rộng và phát triển thị trường xuất

Trang 18

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và của Tổng công ty thương mại Hà Nộinói riêng, do đó có thể nói đây là một đề tài độc lập, cần thiết và có ý nghĩa lýluận và thực tiễn đối với công ty cũng như đối với các công ty hoạt động kinhdoanh xuất khẩu.

9 Bên cạnh đó, có thể kể đến những công trình nghiên cứu của nước ngoàiliên quan đến vấn đề phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp như:

- Tác phẩm “Uganda handicrafts export tragedy” của The Sector Core Team

(SCT), năm 2005 đã phân tích một cách chi tiết tầm quan trọng của việc phát triển thịtrường, các chiến dịch để mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Uganda

- Trong tác phẩm “Exporting Africa: technology, trade and industrialization

in Sub-Saharan Africa” của Samuel M.Wangwe, tác giả cũng giành một phần dung

lượng khá lớn bàn về các giải pháp của các công ty để duy trì và nâng cao vị trí trênthị trường xuất khẩu

Tóm lại, tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu vềphát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp với đa dạng các loại hàng hoá dịch

vụ Tuy nhiên, em nhận thấy rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triểnthị trường xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên

Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài “Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên” để nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2013 Đề tài

sẽ cố gắng kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận công tácphát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp và áp dụng cho phát triển thịtrường xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên

* Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động phát triển thị

trường xuất khẩu đối với các sản phẩm nhựa của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên,gồm: túi siêu thị, màng căng co

Trang 19

- Về mặt thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn

2011-2014, giải pháp đề xuất đến năm 2020

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thịtrường xuất khẩu của doanh nghiệp, qua đó áp dụng đánh giá thực trạng hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu những năm qua của Công ty cổ phần Nhựa HưngYên trong giai đoạn 2011-2014 Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của luận văn là đềxuất những giải pháp góp phần phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phầnNhựa Hưng Yên trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện vào cácnhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trong từng chương như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp, đưa ra nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trườngxuất khẩu của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổphần Nhựa Hưng Yên trong giai đoạn 2011-2014; phân tích các nhân tố giai đoạn2011-2014 ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phầnNhựa Hưng Yên Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân củacông tác phát triển thị trường xuất khẩu, làm căn cứ cho việc tìm kiếm hệ thống giảipháp phát triển thị trường xuất khẩu cho Công ty trong những năm tiếp theo

- Đề xuất quan điểm định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty

cổ phần Nhựa Hưng Yên đến năm 2020, đồng thời đề xuất các giải pháp và kiếnnghị nhằm khắc phục điểm yếu, tận dụng điểm mạnh để phát triển thị trường xuấtkhẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên trong đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nghiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là tổngkết hoạt động thực tiễn thông qua kinh nghiệm cá nhân của học viên, qua phân tích,

Trang 20

tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu, tài liện tư liệu đã có, kết hợp vớiphân tích các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết thực tiễn của Công ty cổ phầnNhựa Hưng Yên đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm nhựa của công ty.

* Các số liệu cần thu thập:

- Tài liệu bên ngoài công ty:

+ Nội dung lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

+ Các thông tin về môi trường kinh doanh giai đoạn 2011-2014

- Tài liệu nội bộ công ty Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên

+ Tài liệu giới thiệu về công ty: Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ,chiến lược, v.v…

+ Các chỉ tiêu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giaiđoạn 2011-2014

+ Các bản báo cáo về hệ thống thị trường xuất khẩu và tình hìnhxuất khẩu cácsản phẩm nhựacủa công ty đối với từng thị trường trong giai đoạn 2011-2014

+ Các bản báo cáo thường niên của công ty: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh

+ Kết quả nghiên cứu và dự báo thị trườngcủa công ty năm các năm qua

* Nguồn số liệu

Luận văn chỉ sử dụng số liệu thứ cấp: Các dữ liệu nội bộ của công ty: Báo cáothường niên 2011, 2012, 2013, 2014;Báo cáo của hội đồng quản trị năm2011, 2012, 2013,2014; Các báo cáo khác về hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty…

6 Câu hỏi nghiên cứu

* Câu hỏi nghiên cứu cho chương 1

- Hiểu thế nào là thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp?

- Có các cách nào để phân loại thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp?

- Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của các quy luật nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp?Hướng tác động ra sao?

Trang 21

- Để phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cần phải làm nhữngcông việc gì?

- Có các tiêu chí nào đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp?

* Câu hỏi nghiên cứu cho chương 2

- Môi trường và lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn 2011-2014 như thếnào?

- Thị trường kinh doanh và các yếu tố chủ quan (công nghệ, nguyên vật liệu,nhân lực, tài chính) của công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 2011-2014 nhưthế nào?

- Các nhân tố nào giai đoạn 2011-2014 ảnh hưởng đến phát triển thị trườngxuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên? Tác động theo hướng thuận lợihay bất lợi?

- Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa HưngYên giai đoạn 2011-2014 ra sao?

- Trong giai đoạn 2011-2014, việc phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty

cổ phần Nhựa Hưng Yên đã những ưu điểm gì? Những nhược điểm gì cần khắcphục và tại sao có những điểm yếu đó?

* Câu hỏi nghiên cứu cho chương 3

- Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa HưngYên đến năm 2020 như thế nào?

- Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên cần thực hiện những giải pháp gì để pháttriển thị trường xuất khẩu của mình đến năm 2020?

- Những đề xuất nào đối với Chính Phủ, các cơ quan quản lý có liên quan và tỉnhHưng Yên sẽ giúp công ty tăng cường phát triển thị trường xuất khẩu đến năm 2020?

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần

Nhựa Hưng Yên giai đoạn 2011-2014

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu của

Trang 22

Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đến năm 2020.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

CỦA DOANH NGHIỆP

Mục tiêu nghiên cứu chương 1 nhằm đưa ra cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

Nhằm đạt được mục tiêu đó, chương 1 sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: (1) Hiểu thế nào là thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp?

(2) Có các cách nào để phân loại thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp? (3) Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của các quy luật nào? (4) Các nhân tố nào ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp? Hướng tác động ra sao?

(5) Để phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cần phải làm những công việc gì?

(6) Có các tiêu chí nào đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp?

Sau đây là nội dung chi tiết của chương 1:

1.1 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

1.1.1.1 Thị trường nói chung của doanh nghiệp

Thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau Chúng đượcxem xét từ nhiều góc độ và được đưa ra vào các giai đoạn khác nhau trong quá trìnhphát triển kinh tế hàng hoá

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của trao

Trang 23

đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở đódiễn ra các hoạt động mua bán Như vậy, phạm vi của thị trường được giới hạnthông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường, ở đâu có sự trao đổi,buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường Đây là cách hiểu thịtrường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiệphữu của đối tượng được đem ra trao đổi

Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phảnánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữangười và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ

Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường được coi là biểu hiện thu gọn của quátrình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào,các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? Sản xuất nhưthế nào? các quyết định của người công nhân về làm việc bao lâu? cho ai? đều đượcdung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, quan niệm này cho thấy mọi quan hệ trong kinh

tế đã được tiền tệ hoá Giá cả với tư cách là yếu tố thông tin cho các lực lượng thamgia thị trường trở thành trung tâm của sự chú ý, sự điều chỉnh về giá cả trong quan

hệ mua bán là yếu tố quan trọng nhất để các quan hệ đó được tiến hành

Xét theo mức độ khái quát thì thị trường còn được quan niệm là sự kết hợpgiữa cung và cầu trong đó người mua, người bán bình đẳng cạnh tranh, số lượngngười bán nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của thị trường lớn hay nhỏ Sựcạnh tranh trên thị trường có thể do xảy ra giữa người bán, người mua hay giữangười bán và người mua Việc xác định giá cả trên thị trường là do cung và cầuquyết định

Sau đây là hai khái niệm cơ bản và tiêu biểu về thị trường:

Theo SAMUELSON: Thị trường là một quá trình mà thông qua đó mà người

bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định sản lượng và giá cả

Theo DAVID BEGG: Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà

thông qua đó các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, vàsản xuất cho ai, các hộ gia đình quyết định mua sản phẩm gì, người lao động quyết

Trang 24

định làm việc ở đâu với mức lương là bao nhiêu

Nói tóm lại, thị trường là một phạm trù riêng của cả nền sản xuất hàng hóa Hoạtđộng cơ bản của thị trường được biểu hiện qua 3 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau

là cung, cầu và giá cả Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về loại hàng hóa, dịch

vụ nào đó Tại điểm cân bằng cả lợi ích của người mua và người bán có thể hòa đồngvới nhau trên cơ sở thỏa thuận Ngày nay, nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày càngcao, càng phức tạp, do đó hệ thống thị trường cũng biến đổi theo

1.1.1.2 Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Trong lĩnh vực xuất khẩu quá trình mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ đượcdiễn ra không phải trên nội bộ lãnh thổ của một quốc gia mà diễn ra trên nhữngquốc gia khác nhau vì vậy đồng tiền để thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhấtmột quốc gia và thị trường là thị trường ngoài nước Đây là thị trường nơi diễn racác hoạt động mua bán vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia Ngày nay, vấn đề phát triểnthị trường xuất khẩu, hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới là vấn đề đặt rahàng đầu đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp Đó là điều kiện sống còn để pháttriển và tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu hàng hoá là tập hợp những người mua và người bán cóquốc tịch khác nhau hoạt động với nhau để xác định giá cả, sản lượng hàng hoá muabán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếubằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới

Hiểu một cách đơn giản, Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là một phân

khúc thị trường của doanh nghiệp, nó bao gồm các tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu và khả năng trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu là một phân khúc thị trường của doanh nghiệp, đặc biệttrong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, thị trường xuất khẩu có vai tròđặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của các nhà sản xuất hàng hoá là sản

Trang 25

xuất ra hàng hoá ra để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác Vì thế các doanhnghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanhđều phải gắn với thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu (đối với doanh nghiệp

có tham gia thị trường quốc tế) Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra không ngừng theo chu kỳ mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị… trên thịtrường đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm, sau đó bán chúng trên thị trườngđầu ra

Doanh nghiệp chịu sự chi phối của thị trường hay nói cách khác thị trường đãtác động và có ảnh hưởng quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Thị trường càng mở rộng và phát triển thì lượng hàng hoátiêu thụ được càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp càng cao và ngược lại Bởi thế còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh,mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp sẽ có nguy

cơ bị phá sản Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể khẳng định rằng thịtrường, trong đó có thị trường xuất khẩu có vai trò quyết định tới sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp

Thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu là yếu tố điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

Thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu đóng vải trò hướng dẫn sản xuấtkinh doanh trong nền kinh tế thị trường Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vàocung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào?

và cho ai? Sản xuất kinh doanh đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng vàtìm mọi cách thoả mãn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý kiến chủ quan củamình Bởi vì ngày nay nền sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ cao, hàng hoá vàdịch vụ được cung ứng ngày càng nhiều và tiêu thụ trở nên khó khăn hơn trước Do

đó, khách hàng với nhu cầu có khả năng thanh toán của họ, phòng chủ yếu trong thịtrường của doanh nghiệp, sẽ dẫn dắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu tồn tại một cách khách quan nên

Trang 26

từng doanh nghiệp chỉ có thể tìm phương hướng hoạt động thích ứng với thị trường.Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khảnăng của mình để đề ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằmthoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và xã hội

Thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu phản ánh thế và lực của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều có một vị thế cạnh tranhnhất định Thị phần (phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được) phản ánhthế và lực của doanh nghiệp trên thương trường

Thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp chinh phụcđược càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sảnphẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và lợinhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư hiện đại hoá sản xuất,

đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường Khi

đó thế và lực của doanh nghiệp cũng được củng cố và phát triển

Vai trò của thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu trong phân bổ nguồnlực là rất khác nhau giữa các quốc gia Trong kinh tế mệnh lệnh các nguồn lực đượcphân bổ bằng kế hoạch hóa tập trung của chính phủ Trong kinh tế thị trường tư dokhông có sự điều tiết của chính phủ đối với tiêu dùng, sản xuất và trao đổi hànghóa Nằm giữa hai hình thức này là kinh tế hỗn hợp, các lực lượng thị trường đóngvai trò rất lớn nhưng đồng thời cũng có sự can thiệp của chính phủ

1.1.3 Phân loại thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Để dễ dàng cho việc nghiên cứu và thấy được các tính chất đặc trưng vàquy luật vận động của từng loại thị trường, góp phần thành công trong quá trìnhtìm kiếm giải pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp chúng ta cần phảiphân loại thị trường.Phân loại thị trường là việc chia thị trường theo các góc độkhách quan khác nhau Dưới mỗi một góc độ thì mỗi loại thị trường phản ánh

Trang 27

một mặt của góc độ đó Theo đó, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đượcphân loại như sau:

Căn cứ vào lượng người mua bán tham gia thị trường có:

- Thị trường độc quyền: Là loại thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một hãngsản xuất, kinh doanh nên sản phẩm hàng hoá đó là duy nhất Từ đó họ kiểm soátđược giá bán, nắm chắc được quy luật cung cầu

- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường ở đó có nhiều người mua vàbán tham gia Những người này không ai có đủ ưu thế để cung ứng một sản phẩm

đủ sức chi phối giá cả trên thị trường Về người mua cũng không ai cỏ thể đủ khảnăng để mua một số lượng sản phẩm lớn đủ để gây những biến động giá cả

- Thị trường độc quyền cạnh tranh: Là thị trường mà ở đó vừa có trạng tháiđộc quyền, vừa có trạng thái cạnh tranh

Căn cứ trên giác độ nhu cầu hàng hoá xuất khẩu có:

Thị trường hàng hoá: Là thị trường có đối tượng trao đổi hàng hoá với mục

tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng về vật chất

Thị trường dịch vụ: Là nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ Thị trường này sử

dụng kênh phân phối trực tiếp không qua trung gian

Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu có:

Thị trường có hạn ngạch.

Thị trường không có hạn ngạch.

Hạn ngạch: là quy định của chính phủ về số lượng, chất lượng hàng hoá xuất

nhập khẩu, giá trị Việc quy định này được Thủ tướng chính phủ phê duyệt hàngnăm mục đích của việc này là đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân,bảo hộ các ngành sản xuất trong nước

Căn cứ đặc điểm sản xuất hàng xuất khẩu có:

Thị trường xuất khẩu gia công: là thị trường có sự tham gia của hai chủ thể:

bên gia công và bên nhận gia công Bên đặt gia công giao toàn bộ hoặc một phầnnguyên liệu cùng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho bên nhận gia công, bên nhận

Trang 28

gia công tiến hành sản xuất và giao thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận phígia công từ bên đặt gia công

Thị trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất: là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng

hoá được sản xuất bởi các doanh nghiệp

Căn cứ vào nguồn gốc xuất khẩu có:

Thị trường xuất khẩu trực tiếp: là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu trực tiếp tham gia xuất khẩu và thị trường không phải qua các khâu trunggian ở thị trường này các doanh nghiệp tự nghiên cứu và dự báo thị trường, tìmkiếm khách hàng, thoả thuận giao dịch ký kết hợp đồng ròi tự khai thác nguồnhàng, sản xuất, giá cả, chế biến, và thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp chịu tráchnhiệm đảm bảo hợp đồng bằng tài sản của mình Hiện nay xu hướng xuất nhập khẩutrực tiếp ngày càng được mở rộng

Thị trường xuất khẩu gián tiếp: là thị trường mà tại đó các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu phải thông qua khâu trung gia xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp này vì

lý do chủ quan không thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, do vậy phải uỷ quyềncho doanh nghiệp trung gian thường là những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuấtnhập khẩu làm dịch vụ xuất khẩu hàng hoá cho mình và phải trả một khoản thù laogọi là phí uỷ thác

Căn cứ vào chủ thể nhập khẩu gồm có

Thị trường theo các nước.

Thị trường một khu vực.

Việc phân chia thị trường theo nước hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện địa lý, mứcthu nhập, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, nhu cầu và thị hiếu của người dân

Do đó hình thành nên thị trường Mỹ, Pháp, Đông Nam á, Đông Âu, Nhật Từ

sự phân chia này mà các chủ thể xuất khẩu có những chính sách xuất khẩu và biệnpháp phát triển thị trường thích hợp

Căn cứ vào quy định của nhà nước gồm có:

Thị trường chính ngạch: là thị trường có các sản phẩm xuất khẩu mà việc mua

bán trao đổi được thực hiện giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc giữa các doanh nghiệp

Trang 29

xuất nhập khẩu thông qua các hợp đồng mua bán ngoại thương, và việc thanh toándiễn ra thông qua các ngân hàng đại diện.

Thị trường tiểu ngạch: là thị trường mà ở đoa việc mua bán là trực tiếp có thể

không qua ký kết hợp đồng theo đúng quy tắc Tức thị trường có các quy định củanhà nước hạn chế về số lượng mặt hàng xuất nhập khẩu, loại hình doanh nghiệp nàythường đợc thực hiện giữa các quốc gia có chung đường biên giới Như vậy, thựcchất của việc mua bán trong thị trường tiểu ngạch là mua bán trao tay, thanh toántrực tiếp không cần qua các ngân hàng

1.1.4 Các quy luật của thị trường

Thị trường là một phạm trù rộng, là nơi mà doanh nghiệp hoạt động nhằm đạtđược những mục đích của mình Thị trường mang trong nó rất nhiều các quy luậtmang tính bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nó đều phải tuân thủ mộtcách nghiêm ngặt nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trường Trong số đó, có thể

kể ra 4 quy luật đặc biệt quan trọng sau:

Quy luật giá trị

Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá Khi nào còn sản xuất và lưuthông hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng Quy luật giá trị yêu cầusản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiếttrung bình để sản xuất và lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá Việc tính toánchi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường của

xã hội là với nguồn lực có hạn phải sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hộinhất, hay là chi phí cho một đơn vị sản phẩm là ít nhất với điều kiện là chất lượngsản phẩm cao Người sản xuất kinh doanh nào có chi phí lao động xã hội cho mộtđơn vị sản phẩm thấp hơn trung bình thì người đó có lợi, ngược lại người nào có chiphí cao thì khi trao đổi sẽ không thu được giá trị đã bỏ ra, không có lợi nhuận vàphải thu hẹp sản xuất hoặc kinh doanh Đây là yêu cầu khắt khe buộc người sảnxuất, người kinh doanh phải tiết kiệm chi phí, phải không ngừng cải tiến kỹ thuậtcông nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới kinh doanh - dịch vụ để thỏa mãn tốt nhấtnhu cầu của khách hàng để bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ

Quy luật cung cầu giá cả

Quy luật cung cầu nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng

Trang 30

trên thị trường Quy luật này quy định cung và cầu luôn luôn có xu thế chuyển độngxích lại với nhau tạo thế cân bằng trên thị trường.

Cầu là một đại lượng tỷ lệ nghịch với giá, cung là một đại lượng tỷ lệ thuậnvới giá Khi cầu lớn hơn cung thì giá cả cao hơn giá trị và ngược lại

Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn và có khả năngsản xuất để bán theo mức giá nhất định Như vậy, cung hàng hoá thể hiện mối quan

hệ trực tiếp trên thị trường của hai biến số: lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng và giá

cả trong một thời gian nhất định Quy luật về cung nói: người ta sản xuất nhiều hơnnếugiá tăng và ít hơn nếu giá giảm

Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người mua muốn và có khả năng muatheo mức giá nhất định Giá thị trường của hàng hoá cần mua càng tăng thì cần phải

từ chối nhiều hơn các sản phẩm khác và ngược lại Giá cả càng cao thì chi phí cơ hộicàng cao và chi phí cơ hội quyết định khả năng người ta có thể mua được những gì.Quy luật về cung cho ta biết ở một mặt bằng giá nhất định có bao nhiêu sảnphẩm sẽ được người sản xuất đưa bán trên thị trường, quy luật về cầu lại cho biếtvới giá như vậy thì có bao nhiêu sản phẩm sẽ được người tiêu dùng chấp nhận mua

Quy luật cạnh tranh

Trong nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều người mua, người bánvới lợi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh giữa người mua nới người mua,người bán với người bán và cạnh tranh giữa người mua với người bán tạo nên sựvận động của thị trường và trật tự thị trường Cạnh tranh trong kinh tế là một cuộcthi đấu không phải với một đối thủ mà đồng thời với hai đối thủ Đối thủ thứ nhất làgiữa hai phe của hệ thống thị trường và đối thủ thứ hai là giữa các thành viên củacùng một phía với nhau Tức là cạnh tranh giữa người mua và người bán và cạnhtranh giữa người bán với nhau Không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhậncạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh hữu hiệu.Trong các quy luật trên, quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hànghoá Quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả thị trường Quy luật giá trịmuốn biểu hiện yêu cầu của mình bằng giá cả thị trường phải thông qua sự vận

Trang 31

động của quy luật cung cầu Ngược lại quy luật này biểu hiện yêu cầu của mìnhthông qua sự vận động của quy luật giá trị là giá cả.

Quy luật cạnh tranh biểu hiện sự cạnh tranh giữa người bán và người bán, giữangười mua với nhau và giữa người mua và người bán Cạnh tranh vì lợi ích kinh tếnhằm thực hiện hàng hoá, thực hiện giá trị hàng hoá Do đó quy luật giá trị cũng là

cơ sở của quy luật cạnh tranh

Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật này chỉ ra rằng số lượng (hay khối lượng) tiền lưu thông phải phùhợp với tổng giá trị hàng hoá lưu thông trên thị trường Số lượng tiền cho lưu thôngđược tính bằng thương giữa tổng giá trị hàng hoá lưu thông với tốc độ vòng quaycủa tiền

Tiền tệ là phương tiện của trao đổi (lưu thông), là thứ dầu mỡ bôi trơn cho quátrình trao đổi Nếu vi phạm quy luật này sẽ dẫn tới ách tắc trong lưu thông hoặc lạmphát, gây khó khăn, dẫn đến mất ổn định nền kinh tế

Ngoài ra thị trường còn có các quy luật khác như quy luật kinh tế, quy luật giátrị thặng dư, v.v…

1.2 CÁC QUAN NIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Lý thuyết phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, đầu ra quyết định đến quá trình tái sản xuất sảnphẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất tăng trưởng cao Vì nếu sản phẩm sản xuất rakhông có thị trường tiêu thụ thì quá trình tái sản xuất khó có thể thực hiện được,thậm chí việc thu hồi vốn cũng khó tiến hành được

Khi một sản phẩm xuất hiện trên thị trường thì theo lý thuyết nó sẽ giành đượcmột phần thị trường Phần thị trường mà sản phẩm đó thực hiện giá trị của mìnhđược gọi là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Ngoài ra, trên thị trường còn tồntại nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp khác do đó nó sẽ chiếm hữu một phần thịtrường của đối thủ cạnh tranh Hai phần chiếm lĩnh thị trường trên là rất lớn nhưngchưa đủ rộng để bao phủ toàn bộ thị trường Trên thị trường còn tồn tại một khoảng

Trang 32

trống gọi là thị trường lý thuyết, tại đó con người có nhu cầu nhưng chưa thỏa mãnnhu cầu đó vì chưa có khả năng thanh toán Thị trường lý thuyết, thị trường của đốithủ cạnh tranh chính là các cơ hội, các khe hở của thị trường để các doanh nghiệpphát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình

Như vậy,Phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp các cách thức biện

pháp của doanh nghiệp để đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường quốc tế đạt mức tối đa Phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm việc đưa sản phẩm hiện tại vào tiêu thụ ở thị trường mới; khai thác tốt thị trường hiện tại; nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực thị trường mới.

Hay phát triển thị trường xuất khẩu là việc doanh nghiệp tăng thị phần củamình bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nước ngoài trong toàn bộthị trường

•Phát triển thị trường xuất khẩu theo lý thuyết kéo đẩy

Phát triển thị trường xuất khẩu theo mô hình kéo là là quá trình mở rộng hay tăng khối lượng khách hàng và lượng bán ra của doanh nghiệp đối với nhóm khách hàng nước ngoài bằng cách lôi kéo người tiêu dùng đang có nhu cầu mua hàng trở thành khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh sang tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các công cụ chính sách nhằm thu hút

người tiêu dùng

Phát triển thị trường xuất khẩu theo mô hình đẩy là là quá trình mở rộng hay tăng khối lượng khách hàng và lượng bán ra của doanh nghiệp đối với nhóm khách hàng nước ngoài bằng cách xúc tiến kinh doanh với các nhà phân phối trung gian

• Mỗi mô hình có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng doanhnghiệp theo mỗi thời điểm Khi mức độ không chắc chắn về nhu cầu của sản phẩmcao và việc tích hợp các đơn hàng lại không giúp cắt giảm chi phí thì nên áp dụngphát triển theo mô hình kéo Khi đạt được tính kinh tế nhờ quy mô nhờ tích hợp cácnhu cầu được dự báo và mức độ không chắc chắn về nhu cầu tiêu thụ thấp, doanh

Trang 33

nghiệp nên áp dụng phát triển theo mô hình.Lý thuyết phát triển thịtrường xuất khẩu theo chu kỳ sống sản phẩm:

Thuyết chu kỳ sống sản phẩm do K.Verum đề xướng năm 1966, sau đó đượcnhiều học giả phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vựcNội dung cơ bản của họcthuyết này như sau: rất nhiều sản phẩm phải trải qua một chu kỳ sống bao gồm bốngiai đoạn: giới thiệu; phát triển; chín muồi và suy thoái Để kéo dài chu kỳ sống củamột sản phẩm, xét trên quy mô thị trường thế giới, các hãng thường hay thay đổi địađiểm sản xuất, mở rộng sản xuất sang khu vực thị trường khác tuỳ thuộc vào từnggiai đoạn của chu kỳ sống Kết quả là tạo nên quan hệ thương mại giữa các quốc gia

về sản phẩm đó và quan hệ này thay đổi tuỳ theo các giai đoạn của chu kỳNhư vậy,

áp dụng lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm vào việc phát triển thị trường của doanhnghiệp, đó là với mỗi sản phẩm sau khi đã phát triển đến mức tối đa ở thị trườnghiện tại, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đó sang các thị trường và khu vực thịtrường mới để sản phẩm bắt đầu một chu kỳ mới tại các thị trường này; bên cạnh

đó, cải tiến sản phẩm hoặc đưa sản phẩm mới vào các thị trường hiện tại để có thểkhai thác thị trường tốt hơn

1.2.2 Phương thức phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Việc phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có thể tiến hành theo 2

phương thức: phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu

Phát triển thị trường theo chiều rộng:

Theo quan điểm này, doanh nghiệp sẽ khai thác tốt hơn thị trường mới và thịtrường hiện có của doanh nghiệp bằng cách tạo ra những sản phẩm mới Đây là việcphát hiện tìm tòi những đoạn thị trường còn bỏ ngỏ mà các doanh nghiệp khác chưatiếp cận tới và chế tạo ra sản phẩm mới Cụ thể là:

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách về sản phẩm, cải tiến phát triển sảnphẩm mới, đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và nhucầu thị trường mới

Trang 34

Doanh nghiệp tiến hành phân đoạn, cắt lát thị trường, cải tiến hệ thống phânphối sao cho hiệu quả nhất

Phát triển thị trường theo chiều sâu:

Đây là quan niệm phát triển thị trường xuất khẩu với quy mô lớn hơn bằngchính những sản phẩm hiện đại của doanh nghiệp Theo quan niệm này, doanhnghiệp phát triển thị trường xuất khẩu theo mô hình thị trường mới, sản phẩm cũ

Cụ thể là:

Doanh nghiệp sẽ xâm nhập vào thị trường mới ở các khu vực địa lý khác nhau.Doanh nghiệp sẽ xâm nhập vào thị trường mới của đối thủ cạnh tranh, thu hútkhách hàng của đối thủ trở thành khách hàng của doanh nghiệp mình

Doanh nghiệp tùy thuộc thời điểm mà lựa chọn phát triển thị trường theochiều rộng hoặc theo chiều sâu, hoặc song song cả hai phương thức Song song vớiviệc lựa chọn phương thức phát triển thị trường, doanh nghiệp cũng cần chú ý lựachọn cặp sản phẩm thị trường để việc phát triển thị trường có thể đem lại hiệu quảtốt nhất

Lựa chọn cặp sản phẩm thị trường là việc doanh nghiệp phải tìm ra mối quan

hệ giữa sản phẩm của doanh nghiệp với thị trường mà doanh nghiệp dự định thâmnhập Mối quan hệ ấy chính là khả năng tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa của sảnphẩm với thị trường mục tiêu Để có được quyết định cặp sản phẩm – thị trườngmục tiêu, doanh nghiệp cần có những đánh giá cụ thể về thị trường sản phẩm Lựachọn được cặp sản phẩm thị trường hợp lý, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiếp cậnđược thị trường mới, cũng như đẩy mạnh hiệu quả của việc phát triển thị trường củadoanh nghiệp

1.2.3 Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu

1.2.3.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu

Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần có một cơ sở đáng tin cậy Chính vì vậy,doanh nghiệp đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu làm thế nào để có thể thu đượckết quả tương đối chính xác nhất, phản ánh đúng nhất tình hình thị trường, để dựavào đó mà quyết định phương hướng kinh doanh của mình Để thực hiện việc

Trang 35

nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu phục vụ cho một mục đích kinh doanh

cụ thể, doanh nghiệp có thể phải đi qua một số bước cần thiết

Dưới đây là một số công đoạn được đúc kết và được cho là cần thiết trong việcnắm bắt thị trường nói chung, thị trường xuất khẩu nói riêng:

•Xác định nguồn thông tin cần thiết

•Nghiên cứu xu hướng thị trường vĩ mô thông qua phân tích 4 (hoặc 6) yếu tốthị trường (PEST) (hoặc PEST+LE)

•Nghiên cứu tình hình thị trường ngành thông qua nghiên cứu 5 lực tác động

•Nghiên cứu mức độ cạnh tranh (SWOT)

•Nghiên cứu sơ đồ thị trường

•Nghiên cứu chu kỳ thị trường và dự báo thị trường

•Nghiên cứu chuỗi giá trị của thị trường

•Nghiên cứu khách hàng (khách hàng trực tiếp, các thành phần trong dâychuyền phân phối, người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sau cùng, những thànhphần có ảnh hưởng)

1.2.3.2 Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu

Kế hoạch là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và nhữngthay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một doanh nghiệp Kế hoạch sẽchú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch bao gồm việc xác định côngviệc, phối hợp các hoạt động của các phòng trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêuchung của toàn hệ thống Kế hoạch sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, vì kế hoạch quantâm đến mục tiêu chung là đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất Nếu không

có kế hoạch, các đơn vị phòng trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự pháp, trùng lặpgây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết Kế hoạch có vai trò to lớn làm cơ

sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệthống nói chung cũng như các phòng trong hệ thống nói riêng

Thực chất của kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu là việc dự đoán trước

số sản phẩm sẽ được tiêu thụ bởi những khách hàng nước ngoài trong kỳ kế hoạch,đơn giá sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm kế hoạch,

Trang 36

doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để các khâu của quá trình sản xuấtkinh doanh hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp Bất cứ doanh nghiệp nào muốn choquá trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch pháttriển thị trường xuất khẩu chính xác cụ thể, bởi có như vậy doanh nghiệp mới bámsát được thị trường từ đó sẽ nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường để cóthể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả Nếu công tác tiêu thụsản phẩm không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ bịđộng, tiêu thụ không phù hợp với sản xuất cũng không phù hợp với cầu, do vậy hiệuquả mang lại sẽ thấp Không những thế, thiếu kế hoạch phát triển thị trường xuấtkhẩu hoặc lập kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu không chính xác còn ảnhhưởng đến hàng loạt các kế hoạch tổ chức khác của doanh nghiệp như: kế hoạch vật

tư, lao động, lợi nhuận… khiến cho sản xuất diễn biến bất thường, mất cân đối, xarời thực tế

Như vậy, kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu là điều cần thiết cho mỗidoanh nghiệp sản xuất trước khi bước vào quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiênlập kế hoạch như thế nào để đem lại hiệu quả cao còn tuỳ thuộc tình hình cụ thể củamỗi doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của lập kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu gồm:

Phân tích và đánh giá về doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường, giúp hiểu rõ

về doanh nghiệp, về đặc điểm khách hàng và nhu cầu của họ về sản phẩm mà doanhnghiệp và các đối thủ cạnh tranh đang đáp ứng, đồng thời còn biết toàn cảnh về môitrường kinh doanh và những xu thế đang diễn ra

Xây dựng mục tiêu doanh nghiệp, chiến lược chung và phương cách cùng với

hoạt động chức năng cụ thể mà doanh nghiệp dự định triển khai thực hiện để đạtmục tiêu

Chi tiết hóa các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

và đánh giá/ dự báo các kết quả tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt đượctrong và cuối kỳ kế hoạch Bên cạnh đó, còn có phần phân tích rủi ro để xét đến khả

Trang 37

năng xảy ra những tình huống thực tế thay đổi đáng kể so với những thông tin được

sử dụng làm cơ sở cho kế hoạch

Nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu:

Phát triển thị trường xuất khẩu đó là việc doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm

vi thị trường của mình theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu tức là tăng thị phần sảnphẩm của mình trên thị trường hiện tại hoặc trên thị trường mới Theo cách phântích sản phẩm và thị trường ta có bốn cách cơ bản để phát triển thị trường như sau:

Bảng 1.1 Bốn cách cơ bản để phát triển thị trường xuất khẩu

Thị trường hiện tại Thị trường mới Sản phẩm truyền thống Xâm nhập thị trường Mở rộng thị trường

Sản phẩm mới Phát triển sản phẩm Đa dạng hóa

Nguồn: Trích “Những mô hình quản trị kinh điển”

Mẫu kế hoạch phát triển thị trường

B.1 Đặt ra mục tiêu: “Kế hoạch phát triển thị trường giai đoạn 2005-2011”

Mục tiêu chung: Duy trì thị trường hiện tại; Đa dạng hóa sản phẩm; Tăng

doanh thu và thị phần tại thị trường hiện tại; Xâm nhập thị trường mới

Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn:

Mục tiêu giai đoạn 2005-2006: Duy trì thị trường hiện tại; nâng cao doanh thu

tại thị trường hiện tại và chiếm lĩnh thị phần của đối thủ cạnh tranh tại các thịtrường hiện tại

Mục tiêu giai đoạn 2007-2008: Duy trì thị trường hiện tại; Chuẩn bị cơ sở vật

chất cho việc mở rộng thị trường giai đoạn tiếp theo

Mục tiêu giai đoạn 2009-2011: Duy trì thị trường hiện tại; Mở rộng thị trường

xuất khẩu sang các khu vực và quốc gia khác;

B.2 Đánh giá thực trạng thị trường và doanh nghiệp:

Đánh giá thị trường hiện tại

Đánh giá thị trường mới

Trang 38

Đánh giá nguồn lực hiện tại doanh nghiệp

Đánh giá nguồn lực tiềm năng của doanh nghiệp

Từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển thị trường vàtính khả thi trong việc thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra Trường hợp mục tiêu

đề thiếu tính khả thi , cần có sự điều chỉnh mục tiêu lại cho hợp lý

B.3 Thực hiện phát triển thị trường theo từng giai đoạn

Giai đoạn 2005-2006: Duy trì ổn định sản xuất kinh doanh; Đầu tư cho hoạt

động nghiên cứu cải tiến và phát triển sản phẩm; Thực hiện chính sách đa dạng hóasản phẩm, lấp đầy nhu cầu của khách hàng hiện tại; Chiếm lĩnh thị phần của đối thủcạnh tranh bằng chính sách sản phẩm và xúc tiến

Giai đoạn 2007-2008: Duy trì ổn định sản xuất kinh doanh; Đầu tư xây dựng

mới, mua sắm trang thiết bị và tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu dự phòng

Giai đoạn 2009-2011: Duy trì ổn định sản xuất kinh doanh; Đầu tư cho hoạt

động kinh doanh, sử dụng các công cụ về giá, sản phẩm và xúc tiến để mở rộng thịtrường một cách nhanh chóng

B.4 Kết quả thực hiện và đánh giá

Cuối mỗi giai đoạn, tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch, so sánh với mục tiêu

đề ra, đánh giá những tồn tại và hạn chế của từng giai đoạn, từ đó có biện pháp khắcphục và rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo

1.2.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu của doanhnghiệp chính là việc xây dựng và thực hiện các phương án phát triển thị trườngxuất khẩu Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu gồm 3 bước:

B1 Xác định công việc thực hiện

Dựa trên kế hoạch đã xây dựng và các mục tiêu đã đề ra, đưa ra các phương án

và công việc cụ thể cần thực hiện

Đưa ra các công cụ chính sách sẽ sử dụng và các nguồn lực sẽ sử dụng

B2 Phân bổ ngân sách thực hiện

Sau khi quyết định đã được công bố, kế hoạch đã được xây dựng xong, bướccuối cùng làm cho các kế hoạch có ý nghĩa đó là lượng hóa chúng bằng cách

Trang 39

chuyến chúng sang dạng các chỉ tiêu về tài chính và phân bổ ngân sách cho từnghoạt động cụ thể.

B3 Phân công công việc

Sau khi thực hiện phân bổ ngân sách cho các hoạt động theo phương án đã đề

ra, công ty sẽ có quyết định phân công cụ thể những phòng, cá nhân chịu tráchnhiệm cho từng hoạt động hoặc một nhóm các hoạt động, công việc cần thực hiện

1.2.3.4 Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu

Trong giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu,doanh nghiệp cần phải kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược đó Có thể kếhoạch phát triển thị trường xuất khẩu đó hoàn toàn phù hợp và logic nhưng khôngthể thực hiện một cách hiệu quả một nguyên nhân nào đó như không đủ nguồn lựchoặc thực hiện các công cụ Marketting chưa phù hợp khi kiểm tra cần phải xácđịnh được rõ nội dung cần kiểm tra

Kiểm tra, đánh giá môi trường kinh doanh, thực trạng thị trường nhằm đánhgiá xem môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài có gì thay đổi

Kiểm tra chiến lược hệ thống mục tiêu chiến lược gồm cả chiến lược để pháttriển thị trường và chiến lược phòng marketting để thực hiện được kế hoạch pháttriển đó

Ngoài xác định nội dung thì khi kiểm tra đánh giá cần phải xác định tiêu chuẩnkiểm tra Trong quá trình đánh gía người ta chủ yếu so sánh những cái làm được vàchưa làm được Những cái chưa làm được cần xác định rõ nguyên nhân để rút kinhnghiệm cho việc lập kế hoạch tiếp theo Và bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phântích đánh giá những việc đã thực hiện được thông qua các chỉ tiêu như: Khối lượnghàng hoá tiêu thụ, Doanh thu bán, Thị phần của doanh nghiệp, Tỷ trọng từng loạihàng hoá đã được tiêu thụ trong kỳ thực hiện chiến lược

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

Hoạt động phát triển thị trường là một trong các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp , hoạt động này chịu tác động cả yếu tố bên trong và các yếu tố bên

Trang 40

ngoài, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Để thực hiện hoạt động phát triển thịtrường được hiệu quả tất yếu doanh nghiệp phải xem xét đánh giá các yếu tố đó

Các yếu tố này ảnh hưởng đến hình thức kinh doanh Sản phẩm kinh doanh(chính phủ cho phép hay không cho phép xuất khẩu) nguồn hàng và các yếu tốthuộc nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp Ở thị trường xuất khẩu thì các yếu tốnày ảnh hưởng đến điều kiện tiêu thụ, hàng, chi phối đến chi phí tiêu thụ hàng ví dụnhư mức thuế nhập khẩu, hạn ngạch lượng hàng nhập khẩu đối với hàng nhậpkhẩu vào trong nước Bên cạnh đó tình hình ổn định kinh tế chính trị cũng góp phầnlớn vào hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp nó đảm bảo sự an toàn chodoanh nghiệp và ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng

Yếu tố kinh tế

Tỷ giá hối đoái

Nhân tố này quyết định các mặt hàng, bạn hàng và phương án kinh doanh ,quan hệ kinh doanh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Sự biến đổi của nhân tốnày sẽ gây ra biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu , chẳng hạnnhư tiền nội tệ giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ thì sẽ khuyến khích xuấtkhẩu và hạn chế nhập khẩu

Hiện nay tương quan giữa cung và cầu về ngoại tệ ở trong nước biến động rấtphức tạp vì còn một phần ngoại tệ không nhỏ vận động ngoài các trung tâm muabán của Nhà nước Vì vậy đi đôi với việc mở rộng thỉtường ngoại hối trong nướcluôn phải chú trọng các yếu tố khuyến khích xuất khẩu khi ấn định tỷ giá Đây lànhững quyết định có tính chủ quan nhưng rất cần thiết vì không đẩy mạnh được

Ngày đăng: 01/11/2016, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Đất Việt.2014.Nhật tránh Trung Quốc: Chọn và giúp VN sửa khuyết điểm [Trực tuyến]. WTO Center.Địa chỉ: http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/nhat-tranh-trung-quoc-chon-va-giup-vn-sua-khuyet-diem [Truy cập: 01/05/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật tránh Trung Quốc: Chọn và giúp VN sửa khuyết điểm
2. Bộ Công Thương (2011), Quyết định 2992/QĐ-BCT: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 2992/QĐ-BCT: Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2011
4. Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tài chính 5. Doanh nhân Sài Gòn.2014.Ưu đãi thuế quan cho hàng Việt xuất khẩu sang EU[Trực tuyến].VCCI.Địa chỉ: http://www.vccidanang.com.vn/63-90-2388/Uu-dai-thue-quan-cho-hang-Viet-xuat-khau.aspx [Truy cập: 20/04/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính" 5. Doanh nhân Sài Gòn.2014."Ưu đãi thuế quan cho hàng Việt xuất khẩu sang EU
6. GS.TS Hoàng Đức Thân (2006), Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giao dịch và đàm phán kinh doanh
Tác giả: GS.TS Hoàng Đức Thân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
7. GS.TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: GS.TS Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
8. GS.TS Võ Thanh Thu (2006), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu
Tác giả: GS.TS Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2006
9. PGS.TS Ngô Kim Thanh, TS Nguyễn Hoài Dung, (2012), Giáo trình Kỹ năng quản trị, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ năng quản trị
Tác giả: PGS.TS Ngô Kim Thanh, TS Nguyễn Hoài Dung
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
10. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, (2012), Giáo trình Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chiến lược kinh doanh trongnền kinh tế toàn cầu
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
11. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 1, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 1
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
12. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 2, NXB Lao động xã hội,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 2
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2003
13. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2006), Cẩm nang xuất khẩu cho các doanh nghiệp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang xuất khẩu cho các doanh nghiệ
Tác giả: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2006
14. Thanh Thanh.2015.Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa [Trực tuyến].Công thương.Địa chỉ:http://baocongthuong.com.vn/co-hoi-lon-cho-nganh-cong-nghiep-nhua.html [Truy cập: 10/03/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa
15. TS.Trương Đình Chiến (2002), Giáo trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp
Tác giả: TS.Trương Đình Chiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
16. Trịnh Minh Giang,Nguyễn Phương Lan (2011), Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mô hình quản trị kinh điển
Tác giả: Trịnh Minh Giang,Nguyễn Phương Lan
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2011
17. Vietnam Plus.2012.Ngành nhựa VN có cơ hội lớn để mở rộng xuất khẩu [Trực tuyến].WTO Center.Địa chỉ: http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/nganh-nhua-vn-co-co-hoi-lon-de-mo-rong-xuat-khau [Truy cập: 19/01/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành nhựa VN có cơ hội lớn để mở rộng xuất khẩu
18. VPA.2014.Thị trường PE sẽ chuyển hướng ở Trung Quốc [Trực tuyến]. VPA. Địa chỉ: http://vpas.vn/index.php/vi/tin-tuc/tin-nganh/791-tha-tr-ang-pe-sa-chuyan-h-ang-a-trung-quaca [Truy cập: 15/02/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường PE sẽ chuyển hướng ở Trung Quốc
19. WTO.2014.Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) [Trực tuyến].WTO Center.Địa chỉ:http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-asean-nhat-ban-ajcep [Truy cập: 04/06/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
3. Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên (2011,2012,2013,2014), Báo cáo kết quả kinh doanh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 (Trang 63)
Bảng 2.4: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu theo thị trường - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.4 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu theo thị trường (Trang 64)
Bảng 2.7: Khảo sát nhu cầu khách hàng truyền thống tại thị trường Nhật Bản về sản lượng giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.7 Khảo sát nhu cầu khách hàng truyền thống tại thị trường Nhật Bản về sản lượng giai đoạn 2011-2014 (Trang 68)
Bảng 2.8: Dự báo danh mục sản phẩm chi tiết giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.8 Dự báo danh mục sản phẩm chi tiết giai đoạn 2011-2014 (Trang 69)
Bảng 2.11: Phân bổ ngân sách cho hoạt động phát triển thị trường 2013-2014 Hoạt động - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.11 Phân bổ ngân sách cho hoạt động phát triển thị trường 2013-2014 Hoạt động (Trang 74)
Bảng 2.13. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.13. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 2011-2014 (Trang 76)
Bảng 2.16. Kết quả kiểm tra trách nhiệm phòng, nhân viên có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.16. Kết quả kiểm tra trách nhiệm phòng, nhân viên có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu (Trang 79)
Bảng 2.19: Mức gia tăng chủng loại sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.19 Mức gia tăng chủng loại sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 (Trang 81)
Bảng 2.18 : Mức gia tăng số lượng thị trường xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.18 Mức gia tăng số lượng thị trường xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 (Trang 81)
Bảng 2.21: Tỷ lệ gia tăng doanh thu xuất khẩu theo thị trường  giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.21 Tỷ lệ gia tăng doanh thu xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2011-2014 (Trang 82)
Bảng 2.20: Mức gia tăng tổng doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 Năm Tổng doanh thu - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.20 Mức gia tăng tổng doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2011-2014 Năm Tổng doanh thu (Trang 82)
Bảng 2.22: Tỷ lệ gia tăng  doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.22 Tỷ lệ gia tăng doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm giai đoạn 2011-2014 (Trang 83)
Bảng 2.23:Thị phần doanh nghiệp tại các thị trường mục tiêu giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.23 Thị phần doanh nghiệp tại các thị trường mục tiêu giai đoạn 2011-2014 (Trang 83)
Bảng 2.24:Mức gia tăng thị phần tại các thị trường mục tiêu giai đoạn 2011-2014 - Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 2.24 Mức gia tăng thị phần tại các thị trường mục tiêu giai đoạn 2011-2014 (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w