MỤC LỤC
Thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp chinh phục được càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lượng sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều và do đó mà vị thế của doanh nghiệp càng cao. Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường.
Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của mình để đề ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và xã hội. Các doanh nghiệp này vì lý do chủ quan không thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, do vậy phải uỷ quyền cho doanh nghiệp trung gian thường là những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu làm dịch vụ xuất khẩu hàng hoá cho mình và phải trả một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Quy luật về cung cho ta biết ở một mặt bằng giá nhất định có bao nhiêu sản phẩm sẽ được người sản xuất đưa bán trên thị trường, quy luật về cầu lại cho biết với giá như vậy thì có bao nhiêu sản phẩm sẽ được người tiêu dùng chấp nhận mua. Trong nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều người mua, người bán với lợi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh giữa người mua nới người mua, người bán với người bán và cạnh tranh giữa người mua với người bán tạo nên sự vận động của thị trường và trật tự thị trường.
Phát triển thị trường xuất khẩu theo mô hình kéo là là quá trình mở rộng hay tăng khối lượng khách hàng và lượng bán ra của doanh nghiệp đối với nhóm khách hàng nước ngoài bằng cách lôi kéo người tiêu dùng đang có nhu cầu mua hàng trở thành khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh sang tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các công cụ chính sách nhằm thu hút người tiêu dùng. Kết quả là tạo nên quan hệ thương mại giữa các quốc gia về sản phẩm đó và quan hệ này thay đổi tuỳ theo các giai đoạn của chu kỳNhư vậy, áp dụng lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm vào việc phát triển thị trường của doanh nghiệp, đó là với mỗi sản phẩm sau khi đã phát triển đến mức tối đa ở thị trường hiện tại, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đó sang các thị trường và khu vực thị trường mới để sản phẩm bắt đầu một chu kỳ mới tại các thị trường này; bên cạnh đó, cải tiến sản phẩm hoặc đưa sản phẩm mới vào các thị trường hiện tại để có thể khai thác thị trường tốt hơn. Trong chương 1, luận văn đã khái quát đươc các vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: các vấn đề về thị trường xuất khẩu (khái niệm,. vai trò, phân loại); các vấn đề về phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp (khái niệm, mục tiêu, tiêu chí đánh giá, nội dung quản lý, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu).
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
Sau gia nhập WTO, gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã ký kết một loạt các hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN+, Việt Nam – Nhật Bản, và tham gia ký kết các hiệp định như AJCEP, ACFTA… là tiền để để các doanh nghiệp mở rộng giao lưu và phát triển kinh tế quốc tế. Năm 2014, mối quan hệ Nhật – Trung căng thẳng, cộng thêm việc các mặt hàng từ Trung Quốc vào Nhật bị đánh thuế 4% dẫn đến giảm sức cạnh tranh từ các nhà cung cấp nhựa Trung Quốc, nhà máy Fukusuke – một trong những nhà máy lớn của Nhật Bản về mặt hàng túi nhựa đứng trước nguy cơ phá sản, buộc các nhà thương mại phải tìm nguồn cung mới từ các quốc gia khác. Người Nhật thường kinh doanh dựa trên uy tín và mối quan hệ, do đó khi tìm kiếm nhà cung cấp mới thay cho các nhà cung cấp tại Trung Quốc, các công ty thương mại thường có xu hướng tìm đến các nhà cung cấp hiện tại ở các quốc gia khác, trong đó công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên là một trong các đối tác hàng đầu.
Khủng hoảng dầu lửa 2011 khiến thị trường nhiên liệu trải qua đợt khủng hoảng giá, giá dầu mỏ tăng cao ảnh hưởng đến giá nguyên liệu ngành nhựa và chi phí vận tải tăng cao, các nhà cung cấp khác tạo áp lực về giá và số lượng lên các doanh nghiệp trong ngành , khiến cho doanh nghiệp chịu nhiều khó khăn trong việc ổn định nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất. Giai đoạn 2013-2014, đứng trước áp lực cạnh tranh lớn từ chính các doanh nghiệp cùng ngành, công ty đã bổ sung lực lượng lao động mới trình độ cao và được đào tạo bài bản ngay từ khâu tuyển dụng, bên cạnh đó đã áp dụng những phương phỏp quản lý mới, cú định hướng phỏt triển rừ ràng và quản lý chuyờn nghiệp hơn, tạo thuận lợi cho việc phát triển thị trường. Giai đoạn 2011-2014, công ty vẫn kế thừa lực lượng lao động được đào tạo bởi các chuyên gia Nhật Bản, tay nghề tốt từ giai đoạn trước đó, đây chính là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm mới đạt chuẩn và duy trì chất lượng sản phẩm truyền thống , tạo cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp, là thuận lợi cho công ty trong việc phát triển thị trường.
Có thể nói trong thời gian vừa qua với sự nỗ lực của phòng xuất nhập khẩu thì hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường và xác định nhu cầu của công ty được thực hiện khá tốt, điều đó đã góp phần xác định được chính xác thị trường mục tiêu của công ty, xác định được sản phẩm như thế nào thì có khả năng tiêu thụ tốt ở các thị trường đó, dự tính được cầu cung, cầu thị trường, nhờ đó góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của công ty qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2014, công ty đề mục tiêu chung, đó là: Tăng doanh thu bình quân hàng năm 15%; Giữ vững thị trường truyền thống, đảm bảo doanh thu trên thị trường truyền thống dao động ở mức +/-0.5%; Sản lượng xuất khẩu tăng 40%; Tăng thị phần tại thị trường Nhật Bản thêm 2%; Thâm nhập thành công thị trường mới. Kiểm tra trách nhiệm của nhân viên có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện kế hoạchphát triển thị trường xuất khẩu bao gồm: kiểm tra ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; kiểm tra ý chí vượt khó để vươn lên, nâng cao trình độ và năng lực để đáp ứng được yêu cầu của công việc; kiểm tra việc thực hiện quy chế văn hóa công sở, nội quy, quy chế làm việc của công ty.
Nguồn: Phòng xuất khẩu công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên Qua bảng trên, có thể thấy việc tăng doanh thu chủ yếu đến từ thị trường truyền thống .Giai đoạn 2013-2014, doanh thu từ thị trường mới có đóng góp vào tổng doanh thu xuất khẩu, nhưng không đáng kể. Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên Như vậy, cú thể thấy rừ thị phần tăng trong giai đoạn 2011-2013; năm 2014, thị phần tại thị trường Nhật Bản giảm; thị trường tại các thị trường mới Đức, Anh tăng nhẹ. Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm nào cũng có chu kỳ sống của nó nên theo đó Công ty đã cắt giảm đi những sản phẩm không còn được phát triển hay không được các thị trường nước ngoài chấp nhận (do lạc hậu về công nghệ; mẫu mã; chất lượng;. v.v…), thay vào đó liên tục đưa ra những sản phẩm mới, hoặc cải tiến mẫu mã trọng lượng sản phẩm cũ cho phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.
Giai đoạn 2011-2014 cũng là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của công ty, với mức tăng trưởng của các chỉ tiêu ở mức cao, trong vòng 4 năm, công ty có mức tăng trưởng gấp 2 lần, qua đó có thể đánh giá rằng công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh. Thị trường Âu – Mỹ có mức giá bán sản phẩm thấp khiến công ty không có sức cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh.Trong khi đó, chính sách hỗ trợ về vốn và xuất khẩu đối với doanh nghiệp còn hạn chế, sản phẩm vào các thị trường này chưa được ưu đãi về thuế quan, gây khó khăn cho công ty trong thâm nhập và phát triển thị trường. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh của công ty cũng là những nhà sản xuất kinh doanh chuyên về các mặt hàng nhựa và có tiềm lực tài chính mạnh, gây sức ép cho công ty bằng giá bán và tốc độ phát triển danh mục sản phẩm.
Không chỉ gia tăng số lượng chủng loại sản phẩm, mà với các thị trường mới (đã thâm nhập trong giai đoạn 2011-2014 và mục tiêu thâm nhập cho đến 2020), công ty cũng dự tính đẩy mạnh số lượng đầu sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường này; Số lượng sản phẩm xuất khẩu tại châu Âu: 50 mã sản phẩm với mục tiêu doanh thu xuất khẩu tại châu Âu là 50 tỷ VNĐ/năm; số lượng đầu sản phẩm xuất khẩu tại châu Mỹ là 20 mã sản phẩm với doanh thu doanh thu xuất khẩu tại châu Mỹ: 10 tỷ VNĐ/năm. Để làm được điều này,công ty trước hết phải thu nhập các thông tin có thể có về quốc gia và thị trường đó.Các thông tin này sẽ được xử lý và phân tích một cách kĩ lưỡng.Một cách tiếp cận khác là doanh nghiệp lựa chọn phân đoạn thị trường của nó và cố gắng định vị các nhóm mục tiêu trên các địa điểm khác nhau của thế giới. Đối với Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên, là một công ty có hoạt động chính là sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nhựa, đây là những mặt hàng có đặc tính kỹ thuật và thẩm mỹ, do đó, công ty phải có những chính sách, sách lược đúng đắn cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.