1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN – BÌNH DƯƠNG

97 677 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG HUỲNH THỊ TUYẾT VÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN – BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

HUỲNH THỊ TUYẾT VÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN – BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP Hồ Chí Minh, Năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

HUỲNH THỊ TUYẾT VÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ TẠI THỊ XÃ DĨ AN – BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

Mã Số : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN NGÃI

TP Hồ Chí Minh, Năm 2016

Trang 3

CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

Luận văn tựa đề: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An”, công trình

được học viên Huỳnh Thị Tuyết Vân thực hiện và nộp nhằm thỏa một phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh

Tác giả đã chỉnh sửa theo đúng ý kiến đóng

góp của Hội Đồng

TS NGUYỄN NGỌC DUY PHƯƠNG

(Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng)

Ngày tháng năm 2016

PGS.TS NGUYỄN VĂN NGÃI

(Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM)

Ngày tháng năm 2016

Ngày bảo vệ luận văn, TP.HCM, Ngày 18 tháng 06 năm 2016

Viện đào tạo sau Đại Học

Trang 4

LÝ LỊCH KHOA HỌC

1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:

Họ và tên : Huỳnh Thị Tuyết Vân Giới tính: Nữ

Ngày sinh: Nơi sinh: Bình Dương

Quê quán : Bình Dương Dân tộc : Kinh

Tôi cam đoan khai đúng sự thật

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

Học viên

Huỳnh Thị Tuyết Vân

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

Người thực hiện luận văn

Huỳnh Thị Tuyết Vân

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành nghiên cứu này, tác giả xin chân thành cảm ơn

Quý Thầy, Cô Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng đã truyền đạt giảng dạy những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, tác giả xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến quý Thầy, Cô, bạn bè và các đồng nghiệp để hoàn thiện nghiên cứu một cách có giá trị nhất, song không tránh khỏi có những sai sót Tác giả rất mong nhận được những thông tin góp ý, phản hồi của Quý Thầy, Cô và bạn đọc

Xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Huỳnh Thị Tuyết Vân

Trang 7

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở tại thị xã Dĩ An – Bình Dương Cỡ mẫu được chọn là 130 doanh nghiệp vừa và nhỏ Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính

đa biến được sử dụng trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân

tố trình độ của chủ doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, tổng lao động của doanh nghiệp, các hình thức hỗ trợ của Nhà Nước, quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Dĩ An – Bình Dương

Trang 8

ABSTRACT

The objective of this study was to determine the factors that affect the efficiency of production and business operations of small and medium enterprises (SMEs) in Di An town - Binh Duong The sample size was chosen

as 130 small and medium enterprises Methods of descriptive statistics and analysis of multivariate linear regression were used in the study The study results showed that the level of the factors business owners, management experience of business owners, the total workforce of the enterprise, the form

of support from the State, the scale of enterprises affected efficient business operations of small and medium enterprises in Di An town - Binh Duong

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

LÝ LỊCH KHOA HỌC: i

LỜI CAM ĐOAN: ii

LỜI CẢM ƠN: iii

TÓM TẮT: iv

MỤC LỤC: vi

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI: x

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỀ TÀI: xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT: xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu: 2

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: 2

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 2

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.5 Cấu trúc của luận văn: 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: 5

2.1 Giới thiệu: 5

2.2 Cơ sở lý thuyết: 5

2.2.1 Khái niệm và cơ sở phân loại DNVVN: 5

2.2.1.1 Khái niệm: 5

2.2.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: 6

2.2.1.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: 6

2.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của DN: 8

2.2.1.5 Cơ sở phân loại DN vừa và nhỏ: 11

Trang 10

2.2.2 Chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước

về phát triển DNVVN: 13

2.2.2.1 Chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam: 13

2.2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới: 15

2.2.2.3 Kinh nghiệm phát triển DNVVN tại thị xã Dĩ An: 16

2.3 Một số nghiên cứu trước đây: 16

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước: 16

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới: 17

2.4 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước: 18

2.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết: 19

2.5.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu: 19

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu: 23

2.6 Tóm tắt chương 2: 27

CHƯƠNG 3.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 28

3.1 Giới thiệu: 28

3.2 Thực trạng hoạt động SXKD của DN tại thị xã Dĩ An: 28

3.2.1 Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh: 28

3.2.2 Quy mô sản xuất kinh doanh của DN: 30

3.2.2.1 Quy mô vốn: 30

3.2.2.2 Quy mô lao động: 32

3.2.3 Doanh thu và lợi nhuận của DN tại thị xã Dĩ AN: 33

3.3 Thực trạng hoạt động KD của DNVVN tại thị xã Dĩ An: 36

3.3.1 Những thuận lợi: 36

3.3.2 Những khó khăn: 37

3.3.3 Quy mô hoạt động: 38

3.3.4 Trang thiết bị công nghệ: 38

3.3.5 Nguồn nhân lực và năng lực quản lý điều hành: 39

3.4 Thiết kế nghiên cứu: 41

3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ: 41

3.4.2 Nghiên cứu chính thức: 41

3.4.2.1 Mẫu nghiên cứu: 41

Trang 11

3.4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: 42

3.5 Tóm tắt chương 3: 45

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: 46

4.1 Giới thiệu: 46

4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu: 46

4.2.1 Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát về DNVVN tại thị xã Dĩ An: 46

4.2.2 Tình hình sử dụng cộng nghệ và máy móc thiết bị: 49

4.2.3 Đặc điểm về thị trường đầu vào và đầu ra của các DNVVN: 50

4.2.4 Đánh giá về môi trường hoạt động KD của DNVVN tại thị xã Dĩ An: 52 4.2.4.1 Nhận xét của chủ DN về tình hình cạnh tranh và hạn chế: 52

4.2.4.2 Những nhân tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các DNVVN tại thị xã Dĩ An: 53

4.2.4.3 Nhận xét của chủ DN về môi trường kinh doanh và sự hỗ trợ của nhà nước đối với các DNVVN tại Dĩ An – Bình Dương: 54

4.2.4.4 Những khó khăn của các DN trong hoạt động kinh doanh: 56

4.2.5 Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu: 63

4.3 Thảo luận kết quả: 65

4.3.1 Kết quả nghiên cứu từ các phân tích thực trạng DNVVN: 65

4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh DNVVN: 66

4.3.3 Gợi ý chính sách giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN tại thị xã Dĩ An: 66

4.3.3.1 Gợi ý chính sách từ phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của DNVVN tại thị xã Dĩ An: 66

4.3.3.2 Gợi ý chính sách từ phân tích mô hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN tại thị xã Dĩ An: 68

4.4 Tóm tắt chương 4: 69

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 70

5.1 Kết luận: 70

5.2 Kiến nghị: 70

5.2.1 Đối với DN: 70

Trang 12

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương: 71

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: 73

5.3.1 Hạn chế nghiên cứu: 73

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo: 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 75 PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI

Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất: 25 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu: 45 Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa của mô hình hồi quy 61

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỀ TÀI

Trang

Bảng 2.1: Phân loại DN vừa và nhỏ: 12

Bảng 2.2: Tiêu chí xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới: 13

Bảng 2.3: Diễn giải các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu đề xuất: 26

Bảng 3.1: Các loại hình đăng ký mới qua các năm tại thị xã Dĩ An: 28

Bảng 3.2: Số DN phân theo lĩnh vực kinh doanh: 29

Bảng 3.3: Nguồn vốn của DN tại thị xã Dĩ An: 30

Bảng 3.4: Số DN phân theo quy mô vốn và loại hình DN : 31

Bảng 3.5: Vốn của DN phân theo lĩnh vực kinh doanh: 32

Bảng 3.6: Số DN phân theo lao động trong năm 2014: 32

Bảng 3.7: Doanh thu thuần của DN tại thị xã Dĩ An phân theo lĩnh vực: 34

Bảng 3.8: Lợi nhuận trước thuế của DN tại thị xã Dĩ An phân theo lĩnh vực và loại: 35

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu về DNVVN tại thị xã Dĩ An: 38

Bảng 4.1: Thống kê một số đặc điểm về DNVVN trong mẫu điều tra: 47

Bảng 4.2: Mô tả đặc trưng của DNVVN tại thị xã Dĩ An trong mẫu điều tra: 48

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị: 50

Bảng 4.4: Tình hình sử dụng nguồn đầu vào cung ứng cho các DNVVN: 51

Bảng 4.5: Nhận xét về khả năng cạnh tranh của các chủ DNVVN: 53

Bảng 4.6: Những nhân tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh: 54

Bảng 4.7: Nhận xét về môi trường kinh doanh của các chủ DN: 55

Bảng 4.8: Những khó khăn của các DNVVN tại thị xã Dĩ An: 56

Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến: 60

Bảng 4.10: Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu: 64

Trang 15

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

: : :

Cổ phần Công nghiệp xây dựng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Kế hoạch và đầu tư Kinh tế tư nhân Nông nghiệp thủy sản Thương mại dịch vụ Trách nhiệm hữu hạn Thành phố

Ủy ban Nhân dân

Tổng thu nhập quốc dân Ngân hàng thế giới Công ty tài chính quốc tế

Trang 16

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ là nói đến khả năng tạo việc làm và thu nhập, cải thiện kỹ năng quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sáng tạo Đặc biệt, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giúp xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn

và có những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế Do đó, việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn cũng như các nguồn lực khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội

Trong thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Dĩ An đã có nhiều bước phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh

tế của Tỉnh Bình Dương, nhưng thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn mang tính đặc trưng và lâu dài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏnhư về trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất Vì thế, bài viết này trình bày thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Dĩ An

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có bước phát triển mạnh với số lượng tăng rất nhanh, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, làm cho nền kinh tế năng động

Trang 17

và hiệu quả hơn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân Tuy nhiên, do xuất phát từ quy mô nhỏ, nguồn vốn và lao động hạn chế, năng lực cạnh tranh yếu, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều thiệt thòi hơn

so với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài

Trong thời gian qua, sự phát triển và hoạt động của DN nhỏ ở thị xã Dĩ

An gặp rất nhiều khó khăn và chưa phát huy được hết những tiềm năng của mình Một trong những nguyên nhân của sự khó khăn xuất phát từ chính sự yếu kém của các DN nhỏ như: chưa có hoạch định chiến lược kinh doanh, vốn, marketing hỗn hợp, thương hiệu, trình độ kỹ năng trong quản trị doanh nghiệp Đứng trước những cơ hội và thách thức đó các doanh nghiệp của Tỉnh nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải có những chiến lược kinh doanh để thích ứng cho mỗi giai đoạn phát triển Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải luôn phân tích và đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh của mình ở mỗi kỳ hoạt động, cũng như tự đánh giá lại các ưu điểm, khuyết điểm để phát huy các thế mạnh và khắc phục những điểm yếu, những mặt còn hạn chế của mình Có như thế doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay ngắt, khốc liệt ở trong nước và quốc tế hiện nay

Vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An"

làm đề tài luận văn thạc sỹ

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ

An

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

Trang 18

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu

Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị

xã Dĩ An trong thời gian qua như thế nào? Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ra sao? Hiệu quả thế nào?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An?

Những nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Những chiến lược kinh doanh nào được đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An trong tương lai?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hoạt

động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ trên địa bàn thị xã Dĩ An đã được thành lập và đi vào hoạt động trên một năm tính đến thời điểm nghiên cứu như

DN tư nhân; Công ty trách nhiệm hữu hạn

Khách thể nghiên cứu: Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên, kỹ

thuật viên, công nhân Ngoài ra các khách thể nghiên cứu còn bao gồm các chuyên gia về ngành thương mại, dịch vụ

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ trên địa bàn thị xã Dĩ An

Phạm vi thời gian

Trang 19

Dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2012-2014

Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ tháng 10 - 12 năm 2015

1.5 Cấu trúc của luận văn

Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau

Chương 1: MỞ ĐẦU

Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng và sự cần thiết nghiên cứu của đề

tài, nêu lên mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, và nội dung nghiên cứu của đề tài Chương 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trình bày tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trước, tổng họp một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN tại thị

xã Dĩ An, giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu và thực trạng hoạt động của các DNVVN tại Thị xã Dĩ An, phương pháp phân tích, qui trình nghiên cứu, đề cập đến một số khái niệm liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu và các phương pháp phân tích sử dụng để phân tích các mục tiêu của đề tài

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả phân tích dựa trên

số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp tại thị xã Dĩ An Trên cơ sở

đó phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNVVN, đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh cho các DNVVNtại thị xã Dĩ An

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày kết luận và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH

Ở Việt Nam, Công văn số 681 /CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo

tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn) Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ

Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

23/11/2011 về trợ giúp phát triển DNVVN thì có khái niệm về DNVVNnhư sau: “DNVVNlà cơ sở sản xuất, kỉnh doanh độc lập, đã đăng kỷ kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kỷ không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ

Trang 21

2.2.1.2 Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận.Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp.Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược.Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ.Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng

"Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định"(GS.TS.Ngô Đình Giao), nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường

2.2.1.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Phản ánh hiệu quả của DN trong việc quản lý nguồn vốn và tạo ra lợi nhuận Cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Nểu tỷ số này mang giá trị dương, là DN làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là DN làm ăn thua lỗ

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) = 100% x Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

Trang 22

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Đánh giá khả năng sinh lời sau khi đã trừ các khoản chi phí, tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%) = 100% x Lợi nhuận ròng

Doanh thu

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)

Chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tổng tài sản, cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa DN làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy DN làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì DN làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của DN Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (%) = 100% x Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

 Nhân tố liên quan đến DN

Cơ sở pháp lý về hình thức sở hữu

DN tư nhân: Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm

bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DN tư nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn là DN, trong đó: (1) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; (2) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp vào DN; (3) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này; (4) Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần

Trang 23

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là DN, trong đó: (1) vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (2)Cổ đông có thể là tổ chức,

cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; (3)

cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số von đã góp vào DN; (4) cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường họp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này; (5) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; (6) Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn

2.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD

của DN

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), đã đưa ra nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong như yếu tố kinh tế, Chính phủ và chính trị, tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh tranh, sản phẩm thay thế, nguồn nhân lực, tài chính,tác động đến DN Nhưng thông qua khảo sát thực tế tại địa bàn cho thấy được một vài yếu tố bên trong và bên ngoài chủ yếu tác động đến môi trường kinh doanh của các DNnhư sau:

Trang 24

Các nhân tố bên ngoài DN

Yếu tố kinh tế: có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các dơn vị kinh doanh, những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến các DN như: lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, tỷ lệ lạm phát và chính sách thuế quan

Yếu tố Chính phủ và chính trị: có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các DN DN phải tuân theo các qui định của pháp luật về vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường Bên cạnh đó hoạt động của Chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho các DN Một sổ chương trình hay chính sách của Chính phủ như: chính sách miễn giảm thuế, chính sách thu hút đầu tư, tạo cho DN cơ hội tăng trưởng hoặc tồn tại Ngược lại, việc tăng thuế trong các ngành công nghiệp nhất định có thể đe dọa đến lợi nhuận của DN

Yếu tố kỹ thuật và công nghệ: ít có ngành công nghiệp và DN nào lại không phụ thuộc vào cơ sở công nghệ ngày càng hiện đại Sẽ còn nhiều công nghệ tiên tiên tiêp tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp và DN nhất định DN cũng phải cảnh giác đối với các công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm bị lạc hậu trực tiếp hoặc gián tiếp Các công nghệ đó xuất hiện từ bên ngoài các ngành công nghiệp đang hoạt động Mặt khác, khi “chu kỳ sống” của sản phẩm bị bão hòa đối với các DN đứng vững trên thi trường, thì công nghệ mới được áp dụng trong ngành làm cho họ gặp không ít khó khăn

Các yếu tố bên trong DN

Nhà quản trị các cấp: Đây là nguồn lực quan trọng, có vai trò lãnh đạo DN; trong đó, nhà quản trị -cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định, hành vi, phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức Việc phân tích nhà quản trị nhằm xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị, so sánh nguồn lực này với các công ty khác trong ngành, nhất là các công ty hàng đầu nhằm biết được vị thế cạnh tranh hiện tại và triển vọng của mình trong mối quan hệ với các đối thủ trên thị trường Đây là cơ sở cho việc chuẩn bị các chiến lược

Trang 25

nhân sự thích nghi với nhu cầu của các bộ phận, các cấp trong DN, cũng như thích nghi với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật trong môi trường kinh doanh

Trình độ lao động: phân tích trình độ người lao động trong DN căn cứ vào các kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả đạt được trong từng thời kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm vụ mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp Việc phân tích này nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn để có cơ sở chuẩn bị các chiến lược về nhân sự chuyên môn trong các bộ phận và triển khai các chương trình hành động thích nghi với khả năng của người lao động Trong đó, có cả kế hoạch đào tạo và tái đào đạo để người lao động thích nghi với công việc được phân công Phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các DN đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bổ trí, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực

Nguồn lực vật chất:các nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh Mỗi DN có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản trị các DN hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những hạn chếđể có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền, nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp tác nhằm tăng quy mô nguồn lực vật chất, dự trữ một tỷ lệ cần thiết để đảm bảo khả năng đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

Hoạt động của bộ phận Marketing:nghiên cứu môi trường marketing để nhận diện các cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường; đồng thời phân tích khách hàng và các yếu tố có liên quan để hình thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng và

Trang 26

marketing cạnh tranh Hiểu rõ các hoạt động marketing, nhà quản trị sẽ xác định cụ thể các nhiệm vụ của chức năng này, những công việc cần thực hiện trong từng thời kỳ và quyết định phân chia chức năng marketing thành các bộ phận phù hợp với quy mô hoạt động nhằm quản lý các công việc có hiệu quả

Hoạt động của bộ phận tài chính - kế toán: liên quan đến những hoạt động huy động và sử dụng các nguồn lực vật chất của DN hay tổ chức trong từng thời kỳ, thực hiện hạch toán kinh tế trong tất cả các khâu công việc trong quá trình hoạt động

Hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển: đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và ứng dụng những công nghệ mới và kịp thời

để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như: phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí

2.2.1.5 Cơ sở phân loại DN vừa và nhỏ

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN, qui mô của DNVVN được phân loại cụ thể như sau:

Trang 27

Bảng 2.1 Phân loại DN vừa và nhỏ

(Nguồn: Nhóm biên soạn (2009), viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý “Cơ chế quản lý nhà nước trong các DNVVN”,trang 18,19,20,21, Nxb Lao động-

Xã hội)

Tuy nhiên, phân loại DNVVN cũng dựa trên độ lớn hay qui mô của

DN và phụ thuộc vào nhiều tiêu thức Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế Giới (WB) và Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) các DN được chia theo qui mô sau:

DN siêu nhỏ: là DN có không quá 10 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 100.000 USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD

DN nhỏ: là DN có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 3.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000 USD

DN vừa: là DN có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 15.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000 USD

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người Công nghiệp

và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người Thương mại

và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

50 người

Từ trên 10 tỷ đồng đến

50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Trang 28

Bảng 2.2 Tiêu chí xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới

Quốc gia Phân

loại DNVVN

Số lao động

Các tiêu chí áp dụng: Tổng số vốn hoặc giá trị tài sản

Doanh thu /năm

Úc DN nhỏ

DN vừa

1 -99 người 100- 499 người Không quy định Không quy định Đức DN nhỏ

DN vừa

<49 người

<499 người Không quy định Dưới 1 triệu mác

1-100 triệu mác Indonesia DN nhỏ

DN vừa

5-19 người 20-29 người

Khoảng 70 triệu Rupi Không quy định

Nhật Bản DN nhỏ

và vừa

<100 người bán buôn <30 triệu Yên

Không quy định

<50 người: bán lẻ <10 triệu Yên

<300 người: chế tạo <100 triệu Yên Singapore DN nhỏ

và vừa Không quy định <10 triệu $ Không quy định Thái Lan DN nhỏ

và vừa <50 người <20 triệu Baht Không quy định Malaysia DN nhỏ

và vừa <250 người <1 triệu Ringis Không quy định

Các DNVVN của nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, Chính phủ luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để loại hình DN này phát triển góp phần vào sự tăng trưởng kinh

tế của đất nước, phấn đấu để đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm và giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động, vai trò của DNVVN trong nền

Trang 29

kinh tế cần phải được nâng cao Do đó, Chính phủ và các Bộ đã đưa ra những quy định, cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ cho khu vực này phát triển như:

Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển DNVVN

Quyết định số 562/QĐ-BKH ngày 11/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục phát triển DNVVN

Quyết định số 12/2003/QĐ-TTG ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và thành viên hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN

Quyết định số 185/QĐ-BKH ngày 24/3/2003 của Chủ tịch hội đồng khuyến khích phát triển DNVVNban hành quy chế hoạt động của hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN

Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DN

Chỉ thị sổ 40/2005/CT-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ,

về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển DNVVN

Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN

Quyết định số 23/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2005-2010

Trang 30

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển các DNVVN

Nghị định số 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/06/2010 vềchính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

2.2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm của nhật bản

DNVVN ở Nhật Bản đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc làm cho đa số người dân Nhật Bản Năm 1981 DNVVN chiếm 98% trong tổng số các DN, chiếm 81,4% lao động Các DNVVN ở cả 3 lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ chiếm 83,6% các cơ sở và chiếm 75,6% lao động Do

đó, Nhật Bản đặt biệt chú trọng quan tâm đến việc phát triển các DNVVN

Chính sách hổ trợ phát triển các DNVVN của chính quyền Nhật Bản Nhật Bản quy định những vấn đề có tính nguyên tắc cho các DNVVN hoạt động như các nhà cung cấp các bộ phận cấu kiện cho các DN lớn hoặc thực hiện hoạt động gia công

Họ khuyến khích đầu tư cho các DNVVN Chính phủ và các hiệp hội đã dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNVVN

Thiết lập “Hội đồng các DN nhỏ” đây là tổ chức tư vấn trực thuộc Thủ tướng hoạt động chuyên cho các DNVVN

Kinh nghiệm của Singapore

Ở Singapore các DNVVN được xác định trên cơ sở vôn cô phân và tài sản cố định chiếm tới 90% tổng số các xí nghiệp được thành lập, 44% lực lượng lao động, 24% giá tri gia tăng và 16% xuất khẩu trực tiếp Những xí nghiệp này phần lớn tham gia vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, ở đó tập trung đến 90% số xí nghiệp Ngay từ năm 1962, Chính phủ Singapore đã thấy được các DNVVN là hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

Do đó, Singapore có nhiều kinh nghiệp trong sự trợ giúp phát triển DNVVN

Nền tảng cơ bản là rất quan trọng, bao gồm một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi và hạ tầng cơ sở có hiệu quả

Trang 31

Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và cần thiết Đào tạo

để tạo điều kiện tiếp thu công nghệ và các thể chế đào tạo trong kế hoạch tổng thể về DNVVN đã thể hiện được tầm quan trọng này

Điều phối là cần thiết, cả về mặt thể chế và chính sách Cần cố gắng để nâng cao trình độ của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo.Cần phải hợp tác với các hãng lớn Chính phủ có vai trò quan trọng thúc đẩy tinh thần tự lực cánh sinh

2.2.2.3 Kinh nghiệm phát triển DNVVN tại thị xã Dĩ An

Thông qua các kinh nghiệm phát triển các DNVVN tại Nhật Bản và Singapore, các kinh nghiệm có thể thực hiện cho các DNVVN tại thị xã Dĩ An như sau:

Chính quyền thị xã Dĩ An nên khuyến kích tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của dân thông qua các chính sách hỗ trợ

Khuyến kích các DN lớn liên kết với các DNVVN trên địa bàn, thông qua qua hình thức các DNVVN cung cấp các bộ phận cấu kiện hoặc thực hiện hoạt động gia công cho các DN lớn

Chính quyền thị xã Dĩ An và các hiệp hội DN dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNVVN

Chính quyền thị xã Dĩ An cần thiết lập cơ quan chuyên môn về DNVVN, đây là tổ chức tư vấn trực tiếp cho chính quyền về hoạt động chuyên môn cho các DNVVN trên địa bàn

Chính quyền thị xã Dĩ An cần thực hiện các chính sách hỗ trợ các DNVVN phát triển, đồng thời tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi và hạ tầng cơ sở có hiệu quả

Phát triển nguồn nhân lực cho DNVVN, thông qua các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn mở các chương trình đào tạo về khởi nghiệp kinh doanh, quản lý DNVVN

2.3 Một số nghiên cứu trước đây

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trần Bá Quang (2010), thực hiện nghiên cứu “Giải pháp hỗ trợ phát

triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hậu Giang đến năm 2020” Mục đích của

Trang 32

nghiên cứu là đề xuất được một số giải pháp giúp phát triển DNVVN tại Hậu Giang Các phương pháp được sử dụng như phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối và thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy có các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở Hậu Giang như tổng vốn, trình độ học vấn của lãnh đạo doanh nghiệp, tuổi của chủ DN, giới tính của chủ DN, tổng lao động của DN

DN có ảnh hưởng đến sự phát triển của DNVVN tại Hậu Giang Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp phát triển DNVVNtại Hậu Giang cho thời gian sắp tới

Nguyễn Đức Trọng (2009), nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Mục đích nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVNở Đồng bằng sông cửu Long Các phương pháp được sử dụng như phương pháp thống kê mô tả, phân tíchso sánh tương đối, tuyệt đối và phân tích hồi qui đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở Đồng bằng song Cửu Long như loại hình DN, số lao động bình quân trong DN, trình độ của chủ DN, vốn của DN Từ đó nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở Đồng bằng song Cửu Long

Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), nghiên cứu “Các nhân tố

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành Phố Cần Thơ”.Mục đích nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động của các DNVVN ở TP cần Thơ Nghiên cứu sử dụng phương pháp như thống kê mô tả, phân tích hồi qui đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ, trình độ học vấn của chủ DN, qui mô DN, các mối quan hệ xã hội của DN và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN ở TP cần Thơ

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chittithawom và cộng sự (2011), đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố

ảnh hưởng đến thành công kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 33

(SMEs) tại Thái Lan” Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố

ảnh hưởng đến sự thành công của các DNVVN tại Thái Lan Nghiêu cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để kiểm định các nhân tố có tác động đến sự thành công của các DNVVN tại Thái Lan Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DNVVN tại Thái Lan như: Đặc tính của DN, Khách hàng và thị trường, Cách để thực hiện kinh doanh, Nguồn lực và tài chính, Môi trường bên ngoài

Qureshi và cộng sự (2012), đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh ở Punjab – Pakistan: một phân tích giới dựa trên” Mục đích của nghiên cứu là so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của

DNVVN do Nam và Nữ làm chủ sở hữu Phương pháp thống kê kiểm định bằng t- test được sử dụng để so sánh hiệu qua của các DNVVN do Nam và Nữ

sở hữu Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN do Nam làm chủ sở hữu hoạt động hiệu quả hơn Nữ DNVVN do Nữ làm chủ sở hữu và đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh do Nam làm chủ sở hữu như: Tính cách của chủ

DN, Mối quan hệ xã hội, Văn hoá của xã hội Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đềgiới tínhcủa DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN tại Punjab - Pakistan

Kinyua (2014), đã thực hiện nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Jua Kali ngành trong Nakuru Town, Kenya” Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN tại Nakuru Town, Kenya Các phương pháp phân tích được sử dụng như thống kê mô tả, phân tích hồi qui đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố như Tiếp cận tài chính, Kỹ năng quản trị của chủ DN, Môi trường vĩ mô, Cơ sở hạ tầng và số năm hoạt động của DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN tại Nakuru Town, Kenya

2.4 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước

Các tài liệu lược khảo cho thấy, hầu hết các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định tương quan của các biến được lập và biến phụ

Trang 34

thuộc Thông qua các nghiên cứu trước cho thấy có các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNVVN như tổng nguồn vốn của DN, tổng lao động, tuổi của DN, giới tính của chủ DN, trình độ học vấn của chủ

DN, trình độ chuyên môn của chủ DN, loại hình DN, lao động bình quân, trình

độ của chủ DN, kinh nghiệm quản lý của chủ DN Vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài cũng sẽ dựa trên những nhân tố cơ bản trên Cụ thể, trong nghiên cứu này sẽ kế thừa các mô hình, các nhân tố và phương pháp phân tích từ các nghiên trước nhưng sẽ có những hiệu chỉnh cần thiết cho phù họp với mục tiêu, địa bàn, bối cảnh và đối tượng nghiên cứu

2.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.5.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc (ROS): Dựa trên mối quan hệ giữa tỷ số ROS với hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần càng cao thì hiệu quả hoạt độngkinh doanh càng tăng Do đó, tỷ số ROS là phù hợp để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Các biến độc lập: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN tại thị xã Dĩ An

TVON: Biến tổng số vốn trong nghiên cứu này được đo lường bằng giá trị số vốn lưu động hiện hành của DN số vốn hiện hành càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng hiệu quả, vì số vốn hiện hành thể hiện khả năng thanh toán tức thời của DN trong thời gian ngắn và đây là nguồn vốn chính giúp DN có thể thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn trong tương lai Do đó, có thể nói tổng số vốn có mối quan hệ mặt thiết với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều, điều này đã được kiểm định trong các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của DNVVN trên các địa bàn khác nhau như Hậu Giang (Trần Bá Quang, 2010); Đồng bằng song Cửu Long (Nguyễn Đức Trọng, 2009); Thái Lan (Chittithawom, 2011)

TLĐ: Biến tổng số lao động được đo lường bằng tổng số lượng lao động trong DN Số lượng lao động trong DN càng lớn thể hiện quy mô hay độ lớn về

Trang 35

nhân sự của DN càng lớn và điều này giúp cho DN có khả năng huy động được nguồn chất xám giúpcho DN hoạt động hiệu quả hơn và đã được kiểm định trong các nghiên cứu tại Hậu Giang (Trần Bá Quang, 2010); Đồng bằng song Cửu Long (Nguyễn Đức Trọng, 2009) Tuy nhiên, các DNVVN phần lớn có nguồn lực tài chính tương đối yếu nên việc thuê quá nhiều lao động sẽ trở thành gánh nặng tài chính đối với DN do đó các DNVVN nên cân nhắc thuê lao động đúng theo nhu cầu thực tế của DN để đảm bảo về mặt hiệu quả Như vậy, tổng số lao động có mối quan hệ tương quan thuận/nghịch với hiệu quả hoạt động của DN

TĐHV: Biến trình độ học vấn được đo lường bằng trình độ học vấn của chủ DN Ngày nay, nhân tố quản trị đóng vai trò càng lớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp như giám đốc DN có phẩm chất

và tài năng của mình sẽ có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một DN Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị DN đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của giám đốc DN Một giám đốc có trình độ học vấn tốt sẽ điều hành DN hiệu quả và bài bản hơn, cũng như xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị DN và xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng tốt hơn Ngoài ra, giám đốc

DN có trình độ học vấn tốt sẽ giúp DN có thể tiếp thu, áp dụng được phương cách quản lý và công nghệ mới tốt hơn Do đó trình độ giám đốc càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng tốt và điều này đã được kiểm định trong các nghiên cứu (Trần Bá Quang, 2010; Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011; Trần Bá Quang, 2009; Nguyễn Quốc Nghi, 2010)

GTDN: Biến giới tính của chủ DN được đo lường bằng biến giả (1 là Nam; 0 là Nữ) Theo các nghiên cứu tại các địa bàn như Hậu Giang (Trần Bá Quang, 2010) và Pakistan (Qureshi, 2012) cho rằng giới tính của chủ DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều Nguyên nhân là do trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của

DN thì nam giới quyết đoán trong việc ra quyết định hơn nữ giới và dành nhiều thời gian hơn cho việc điều hành DN Ngoàira, nam giới là giám đốc DN sẽ có

Trang 36

mối quan hệ xã hội tốt hơn giám đốc là nữ giới, mà trong điều hành kinh doanh thì rất cần đến các mối quan hệ như quan hệ với nhân viên, đối tác, các cơ quan quản lý địa phương, để có thể giúp cho DN hoạt động hiệu quả hơn

TUDN: Biến tuổi DN được đo lường bằng số năm hoạt động của DN kể

từ ngày được thành lập Theo các nghiên cứu Trần Bá Quang (2010); Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011); Kinyua (2014) thì cho rằng tuổi của DN

có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này

là thuận chiều, có nghĩa là DN có số tuổi cành lớn hay lịch sử hoạt động lâu dài thì hoạt động càng hiệu quả Những DN có lịch sử hoạt động lâu dài thì có nhiều lợi thế hơn các DN mới thành lập như lợi thế từ uy tín, DN càng lâu năm thì càng có uy tín; lợi thế từ thị trường, DN càng lâu năm thì càng hiểu và thông thuộc thị trường; lợi thế từ mối quan hệ với khách hàng, đối tác và chính quyền địa phương tốt hơn các DN mới thành lập.Do đó, tuổi của DN có quan

hệ tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

KNDN: Biến kinh nghiệm của chủ DN được đo lường bằng số năm điều hành hay quản lý của chủ DN Theo Nguyễn Đức Trọng (2009) khi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNW tại ĐBSCL thì cho rằng số năm điều hành hay quản lý của chủ DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều, điều này có nghĩa là chủ DN càng có kinh nghiệm trong điều hành hay quản lý thì DN càng hoạt động hiệu quả Chủ DN càng có kinh nghiệm thì sẽ điều hành hoạt động kinh doanh của DN hiệu quả hơn Cụ thể trong các hoạt động quản lý kinh doanh như quản lý nhân viên, thiết lập hệ thống kinh doanh, thiết lập quan hệ với đối tác.Do đó, chủ DN càng có nhiều năm làm điều hành và quản lý thì DN

sẽ hoạt động hiệu quả

QUIMO: Biến qui mô của DN được đo lường bằng biến giả (1: DN nhỏ, 2: DN vừa; 3: DN siêu nhỏ - biến cơ sở) Theo các nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011); Nguyễn Quốc Nghi (2010) thì cho rằng qui mô của DN ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều DN có qui mô hay cơ sở vật chất càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả Cơ sở vật chất kỹ thuật trong DN là yếu tố vật chất hữu hình

Trang 37

quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, làm nền tảng quan trọng để DN tiến hành các hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho DN trên cơ sở sức sinh lời của tài sản Do đó qui mô của DN càng lớn thì DN càng hoạt động có hiệu quả

LHDN: Biến loại hình DN được đo lường bằng biến giả (1: DN Tư nhân 2: DN TNHH, 3: DN khác - Biến cơ sở) Theo các nghiên cứu Nguyễn Đức Trọng (2009) cho rằng, loại hình DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của

DN và mối quan hệ này là thuận chiều Các DNVVN hoạt động theo loại hình

DN Tư nhân và DN TNHH thường hiệu quả hơn các loại hình DN khác, vì trong các loại hình kinh doanh của DNVVN còn có các loại hình kinh doanh khác hộ kinh doanh cá thể, DN siêu nhỏ mà hai loại hình DN này thường hoạt động với qui mô nhỏ và không được tổ chức để tiến hành hoạt động kinh doanh bài bản, có nhiều hạn chế về nguồn lực nên hiệu quả hoạt động thường thấp hơn 2 loại hình DN Tư nhân, DN TNHH

LVHĐ: Biến lĩnh vực hoạt động được đo lường bằng biến giả (1: DN Tư nhân; DN TNHH; 2; DN hoạt động lĩnh vực khác - biến cơ sở) TheoNguyễn Quốc Nghi (2010) cho rằng lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN Các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch

vụ thường có hiệu quả hoạt động tốt hơn các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác Vì hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ các DN không cần phải đầu tư nhiều vốn và công nghệ sản xuất phức tạp nên các hoạt động điều hành quản lý, cơ cấu tổ chức đơn giản và chi phí duy trì hoạt động thường thấp hơn các DNhoạt động trong lĩnh vực sản xuất khác Do đó, lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng tương quan thuận đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN

CSACH: Biến chính sách hỗ trợ của nhà nước được đo lường bằng biến giảđược sự hỗ trợ của nhà nước; 0: DN không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước Theo các nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011); Chittithawom (2011); Kinyua (2014) cho rằng chính sách hỗ trợ của nhà nước

có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này

là thuận chiều, có nghĩa là các DN càng nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước thì hoạt động kinh doanh càng hiệu quả Trong hoạt động kinh doanh DN không

Trang 38

thể nào tránh được sự ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước như chính sách điều hành kinh tế, chính sách thuế, chính sách đầu tư Các chính sách trên của nhà nước thường tác động trực tiếp hay gián tiếp đến từng DN Do đó, các chính sách hỗ trợ kinh doanh của nhà nước đối với DN sẽ giúp cho các DN đầu

tư mở rộng sản xuất, yên tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh và tạo điều kiện cho các DN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Do đó, chính sách hỗ trợ của nhà nước có quan hệ tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu

H1: Tổng vốn của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H2: Tổng lao động của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H3: Trình độ của chủ DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H4: Giới tính của chủ DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H5: Tuổi của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H7: Qui mô của DN tương quan thuận vói hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H8: Loại hình DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

H9: Lĩnh vực hoạt động của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị xã Dĩ An

Từ những cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã lược khảo và mục tiêu nghiên cứu Mô hình nghiên cứu dự kiến có 10 biến độc lập (Xi) và 1 biến phụ

Trang 39

thuộc (Y) để ước lượng mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN và các nhân tố ảnh hưởng Do đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Y = ao + ß1X1 + ß2X2 + ß3X3 + ß4X4 + ß5X5 +ß6X6 + ß7X7 + ß8X8+ ß9X9 + ß10X10 + є

Trong đó:

Y : Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN

Xi: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNVVN

ßi : Hệ số hồi qui tổng thể tương ứng với các biến độc lập Xi (i=l,10) ao: Hệ số góc khi các biến độc lập bằng 0

є : Phần dư

Trang 40

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Hiệu quả hoạt động

kinh doanh (Y)

Ngày đăng: 31/10/2016, 21:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Thanh Hà. (2013). Lộ trình và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khủng hoảng kinh tể thế giới. Đề tài khoa học cấp thành phố cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lộ trình và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố cần Thơ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khủng hoảng kinh tể thế giới
Tác giả: Đoàn Thanh Hà
Năm: 2013
2. Đoàn Thanh Hà. (2013). Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố cần Thơ – Thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Kinh tể, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Đoàn Thanh Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tể
Năm: 2013
3. Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh (2008), “Tổng quan về kinh tế tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long”. NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về kinh tế tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Tác giả: Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
4. Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng (Econometrics)
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
5. Võ Tuấn Ngọc (2008), Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ các DN nhỏ thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi"ả"i pháp phát tri"ể"n các d"ị"ch v"ụ "h"ỗ "tr"ợ "các DN nh"ỏ "thành ph"ố "C"ầ"n Th
Tác giả: Võ Tuấn Ngọc
Năm: 2008
6. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Một số khuyến nghị nâng cao khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các DNNVV ở Tp.Cần Thơ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh và Tạp chí Đảng Cộng Sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khuyến nghị nâng cao khả năng "tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các DNNVV ở Tp. "Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2010
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS, NXB Thống Kê.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích d"ữ "li"ệ"u nghiên c"ứ"u v"ớ"iSPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Thống Kê. Tài liệu nước ngoài
Năm: 2005
1. Anne Ngima Kinyua (2014), “Factors Affecting the Performance of Small and Medium Enterprises in the Jua Kali Sector In Nakuru Town, Kenya”. Journal of Business and Management. e-ISSN:2278- 487X. p-ISSN: 2319-7668. VolumeT6, Issue 1. Ver. IV (Jan. 2014), pp 80-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Factors Affecting the Performance of Small and Medium Enterprises in the Jua Kali Sector In Nakuru Town, Kenya”
Tác giả: Anne Ngima Kinyua
Năm: 2014
3. Chuthamas Chittithawom và cộng sự (2011), “Factors Affecting Business Success of Small &amp; Medium Enterprises (SMEs) in Thailand". Asian Social Science. Vol. 7, No. 5; May 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting Business Success of Small & Medium Enterprises (SMEs) in Thailand
Tác giả: Chuthamas Chittithawom và cộng sự
Năm: 2011
4. Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp (2002) “SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?” có thể xem tại www.vnep.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?”
5. Panco, R., and Korn, H (1999), “Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure”, có thể xem tại http://www.eaom.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure”
Tác giả: Panco, R., and Korn, H
Năm: 1999
7. Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác
2. Ari Kokko and Fredrik Sjửholm (2004), “The Internationalization of Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w