ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀITHUHOẠCHVÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH SƯ PHẠM MẪU GIÁO 1. Quy định chung: 1.1 Hướng dẫn này qui định mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, cách đánh giá “ bàithuhoạchvà sáng kiến kinh nghiệm” (BTH & SKKN) – thay cho phần Thực tập sư phạm đối với những sinh viên ngành Sư phạm mẫu giáo đã qua thực tế giảng dạy, chăm sóc và giáo dục ở các trường Mầm non. 1.2 BTH & SKKN là hình thức thực tập nghiên cứu khoa học vào việc trình bày các sáng kiến kinh nghiệm được rút ra trong quá trình quản lý, chăm sóc trẻ mẫu giáo và tham quan thực tế. 1.3 BTH & SKKN phải có điểm từ 5,0 trở lên và được tính vào điểm trung bình chung của khóa học với số đơn vị học trình là 15. 2. Mục tiêu của BTH & SKKN: 2.1 Giúp sinh viên quán triệt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2.2 Giúp sinh viên tiếp xúc, tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên mầm non, từ đó hình thành và nâng cao ý thức và tình cảm nghề nghiệp. 2.3 Tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn giáo dục để rèn luyện và hình thành các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, bước đầu làm quen với thực tập nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. 3. Nội dung của BTH & SKKN: BTH & SKKN có thể được thực hiện theo một trong các nội dung sau: 3.1 Vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất và giải quyết một số vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên mầm non. 3.2 Đưa ra các sáng kiến, kinh nghiệm trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non; trong công tác giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ thơ. 3.3Nêu các giải pháp, biện pháp nhằm đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giảng dạy, chăm sóc và giáo dục ở nhà trường mầm non. 4. Nguyên tắc thực hiện: 4.1 Để được thực hiện BTH & SKKN, sinh viên phải hoàn thành các học phần về Tâm lí học và Giáo dục học lứa tuổi mầm non, các học phần về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ thơ trong chương trình đào tạo giáo viên mẫu giáo trình độ đại học. 4.2Trước khi thực hiện BTH & SKKN, sinh viên phải đi thực tế: tham quan thực tế một Trường mầm non trong thời gian ít nhất hai tuần. Trong thời gian đi thực tế này, sinh viên phải nắm được mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, yêu cầu đới với giáo viên, yêu cầu đối với trẻ em, thời khóa biểu hằng tuần, hằng tháng, hằng năm, .Sinh viên phải nắm được vai trò và trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý trường Mầm non. Ghi chú: Trước khi đi thực tế, SV nắm kỹ: • Định hướng và mục tiêu phát triển xã hóa đối với giáo dục mầm non. • Những quy định chung, tổ chức và quản lý trường Mầm non. • Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. • Nhiệm vụ, quyền, trình độ chuẩn, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, của giáo viên • Quy định về cơ sở vật chất và thiết bị của trường Mầm non • Quy định về xử phạt vi phạm hành chính của trường Mầm non 2 • . Trên cơ sở các thông tin trên, đối chiếu với Trường Mâm non SV đang giảng dạy và Trường Mâm non SV sẽ đi thực tế để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện vấn đề mà đề tài triển khai. 4.3 Trong quá trình thực hiện, sinh viên phải làm việc độc lập và hoàn thành BTH & SKKN theo thời gian quy định. 4.4 Việc chấm BTH & SKKN phải do 02 giảng viên có chuyên môn phù hợp với nội dung BTH & SKKN thực hiện và tuân thủ quy chế thi, kiểm tra do Bộ GD và ĐT ban hành. 5. Hình thức của BTH & SKKN: 5.1 BTH & SKKN có dung lượng từ 10 đến 20 trang (cỡ giấy A4) và được trình bày theo cấu trúc như sau: 5.1.1. Trang bìa: ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA (Họ và tên sinh viên, mã sinh viên, ngày và nơi sinh, ngành: Sư phạm Mẫu giáo, hệ đào tạo: ) BÀITHUHOẠCHVÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ngành Sư phạm Mẫu giáo Khoá học 200 .– 200… 5.1.2 Trang 1: Có nội dung như trang bìa 3 5.1.3 Trang 2: Mục lục. 5.1.4 Phần nội dung: A. Phần mở đầu: - Tên và địa chỉ trường Mầm non sinh viên đi thực tế. - Thời gian sinh viên (SV) đi thực tế - Lý do chọn trường Mầm non trên. - Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu B. Phần nội dung chính: (Phần này có thể tách ra thành 2 chương, chẳng hạn: Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 1.1 Cơ sở lý luận (bao gồm một số khái niệm và nội dung mang tính lý thuyết liên quan đến đề tài). 1.2 Cơ sở thực tiễn (bao gồm địa bàn khảo sát, thực tế của vấn đề mà đề tài triển khai trên cả hai phương diện thuận lợi và khó khăn) Chương 2: Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện vấn đề mà đề tài triển khai. 2.1 Phương hướng nhiệm vụ 2.2 Các giải pháp thực hiện C. Phần kết luận: - Tổng kết lại những vấn đề mà đề tài thực hiện. - Đề xuất, kiến nghị 6. Tài liệu tham khảo: 7. Phụ lục (nếu có) Giám đốc (Đã ký) TS. Nguyễn Văn Hòa 4 ------------------------- - BTH & SKKN có thể viết tay hay đánh máy trên giấy A4, riêng trang bìa phải được đánh máy vi tính theo quy định ở mục 5. Tuy nhiên, Trung tâm khuyến khích sinh viên trình bày bằng cách đánh máy vi tính trên giấy A4 (Font chữ 14, cách dòng 1.5 , lề trái: 3cm, lề phải: 3 cm; lề trên, dưới: 3 cm). - Một số tài liệu tham khảo : a. Quyết định số 27/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường mầm non. b. Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD & ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt đề án “quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005-2010” c. Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lãnh vực giáo dục. 5 . đánh giá “ bài thu hoạch và sáng kiến kinh nghiệm” (BTH & SKKN) – thay cho phần Thực tập sư phạm đối với những sinh viên ngành Sư phạm mẫu giáo đã. viên, ngày và nơi sinh, ngành: Sư phạm Mẫu giáo, hệ đào tạo: ) BÀI THU HOẠCH VÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ngành Sư phạm Mẫu giáo Khoá học 200 .– 200… 5.1.2