1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của Hệ thống bổ thể đối với miễn dịch tế bào

28 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

. Có thể nói một trong những cơ chế miễn dịch đảm nhiệm chức năng chủ chốt từ sự nhận ra mầm bệnh đến được biến đổi thành hàng rào phòng thủ có hiệu quả chống lại sự nhiễm trùng ban đầu chính là hệ thống bổ thể. Việc thiếu hụt bổ thể đều có biểu hiện lâm sàng giống nhau mà ta có thể nhận thấy được đó là tăng đáng kể các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch như SLE (Lupus ban đỏ hệ thống), viêm cầu thận và viêm mạch. Ngoài các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch, các bệnh nhân bị nhiễm tái phát các vi khuẩn sinh mủ như các liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus),…

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Cấu trúc đề tài 4

Chương 1: Thành phần protein của bổ thể 5

1 Khái niệm 5

2 Nơi sản xuất bổ thể 5

3.Thành phần protein của bổ thể 5

Chương 2: Hoạt động của hệ thống bổ thể 7

2.1 Cơ chế hoạt động 7

2.1.1 Trước hoạt hóa 7

2.1.2 Hoạt hóa 7

2.1.3 Sau hoạt hóa 8

2.2 Các con đường hoạt hóa bổ thể 9

2.2.1 Con đường cổ điển 9

2.2.2 Con đường bên cạnh 11

2.2.3 Con đường Lectin 13

2.3 Phức hệ tấn công màng (MAC) 15

2.4 Điều hòa hệ thống bổ thể 16

Chương 3: Vai trò sinh học của hệ thống bổ thể 18

3.1 Hiệu qủa sinh học của sự hoạt hóa bổ thể 18

3.1.1 Hình thành phản ứng viêm 18

3.1.2 Sự opsonin hóa kháng nguyên 19

3.1.3 Làm tan tế bào 20

3.1.4 Xử lí các phức hợp miễn dịch 21

3.1.5 Trình diện kháng nguyên cho các tế bào lympho B 22

Trang 2

3.2 Các bệnh lý phát sinh do thiếu hụt bổ thể bẩm sinh 23

3.3 Phương pháp miễn dịch sử dụng bổ thể 24

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

1 Kết luận 26

2 Kiến nghị 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

CÁC TỪ VIẾT TẮT 28

TỪ DÙNG TRONG MIỄN DỊCH 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường sống xung quanh chúng ta luôn chứa rất nhiều tác nhân đe dọa sức khỏe Để tồn tại và phát triển thì cơ thể phải có cơ chế để phản kháng lại các sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai đó Và cơ chế đó là miễn dịch Có thể nói một trong những cơ chế miễn dịch đảm nhiệm chức năng chủ chốt từ sự nhận ra mầm bệnh đến được biến đổi thành hàng rào phòng thủ có hiệu quả chống lại sự nhiễm trùng ban đầu chính là hệ thống bổ thể Việc thiếu hụt bổ thể đều có biểu hiện lâm sàng giống nhau

mà ta có thể nhận thấy được đó là tăng đáng kể các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch như SLE (Lupus ban đỏ hệ thống), viêm cầu thận và viêm mạch Ngoài các bệnh có liên quan đến phức hợp miễn dịch, các bệnh nhân bị nhiễm tái phát các vi

khuẩn sinh mủ như các liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu khuẩn

(Staphylococcus),… Với vai trò và chức năng quan trọng của hệ thống bổ thể cùng

những ứng dụng của chúng trong việc nâng cao sức khỏe cho con người nên tôi chọn

đề tài về bổ thể để làm tiểu luận

2 Lịch sử vấn đề

Năm 1895, Bordet thấy huyết thanh của động vật thí nghiệm đã được mẫn cảm(với vi khuẩn) không những có khả năng làm vi khuẩn đó ngưng kết mà sau đó cònlàm vi khuẩn đó tan ra Tiếp đó phát hiện huyết thanh của con vật chứa hai yếu tố:

- Yếu tố thứ nhất: xuất hiện sau khi động vật thí nghiệm được mẫn cảm, bền với

nhiệt, có tác dụng làm vi khuẩn ngưng kết lại với nhau Yếu tố này gọi là khángthể

- Yếu tố thứ hai: có sẵn trong huyết thanh, không bền với nhiệt, yếu tố này làm

tan vi khuẩn sau khi bị kháng thể làm ngưng kết, yếu tố này gọi là bổ thể Thuậtngữ "bổ thể" đã được Paul Ehrlich giới thiệu vào cuối thập niên 1890 trong mộtphần của học thuyết về hệ thống miễn dịch của ông Theo học thuyết này, hệthống miễn dịch gồm có những tế bào có các thụ thể đặc biệt trên bề mặt của nó

để nhận diện kháng nguyên Nhờ vào sự tạo miễn dịch với kháng nguyên, rấtnhiều Receptor được hình thành, và sau đó chúng được tỏa ra từ tế bàovào vòng tuần hoàn máu Những receptor này, mà được gọi là kháng thể, đãđược Ehrlich gọi là "định kháng thể lưỡng hợp" để nhấn mạnh hai chức nănggắn kết của chúng: chúng nhận ra và bắt kháng nguyên đặc hiệu, đồng thờichúng cũng nhận ra và liên kết với các thành phần không ổn định với nhiệtchống vi khuẩn Vì thế, Ehrlich đặt tên cho thành phần không ổn định với nhiệt

là bổ thể, vì nó là thứ trong máu mà bổ sung cho tế bào trong hệ thống miễndịch [1]

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng mà tiểu luận hướng tới là hệ thống bổ thể và vai trò của nó đối với

tế bào miễn dịch

Trang 4

- Phạm vi nghiên cứu: tôi tìm hiểu về thành phần protein của bổ thể, các conđường hoạt hóa, vai trò sinh học của hệ thống bổ thể và phương pháp kĩ thuật

sử dụng bổ thể phổ biến hiện nay

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tiểu luận hướng tới nghiên cứu, góp phần làm rõ, mở rộng và nâng cao kiếnthức về vai trò của bổ thể

- Từ đó nâng cao hiểu biết về phòng chống bệnh tật

- Khai thác kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Sinh học 10(Chương: Virut và bệnh truyền nhiễm) ở trường trung học phổ thông

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm sách và trang web uy tín đề cập đến nội

dung liên quan đến hệ thống bổ thể Bắt đầu chọn ra những tài liệu và bài viết hay phù hợp với ý tưởng, yêu cầu bài tiểu luận

- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp lý thuyết: từ những thông tin có

được từ nhiều nguồn tham khảo, bắt đầu đọc, phân tích và so sánh nội dung ở các tài liệu đã chọn Những vấn đề ở tài liệu này chưa nói rõ thì tôi tìm câu trả lời ở các tài liệu khác Sau cùng tôi tổng hợp, lại những gì cá nhân thu thập được

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: nghiên cứu đề tài để giúp mọi

người có thêm hiểu biết về đối tượng nghiên cứu, vì thế cần phải trình bày nội dung một cách khoa học, hợp lý và dễ hiểu Làm được như vậy mới là thành công

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: khi gặp những khúc mắc khó giải

đáp, tôi tìm những người đã có kinh nghiệm để học hỏi Phác thảo và trình bày nội dung nghiên cứu đề tài đưa cho giáo viên hướng dẫn đánh giá, đóng góp ý kiến để hoàn thành tốt bài tiểu luận, đạt được mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra

6 Cấu trúc đề tài

Bài tiểu luận về vai trò của hệ thống bổ thể đối với tế bào miễn dịch gồm 3

chương:

Chương 1: Thành phần Protein của bổ thể

Chương 2: Hoạt động của hệ thống bổ thể

Chương 3: Vai trò sinh học của hệ thống bổ thể

Kết luận và kiến nghị

Chương 1: THÀNH PHẦN PROTEIN CỦA BỔ THỂ

Trang 5

1 Khái niệm

Bổ thể là một hệ thống protein huyết thanh và glycoprotein trong máu, bao gồmtrên 40 loại protein (khoảng 5% protein hòa tan của huyết tương), các protein màng(các thụ thể và các yếu tố điều hòa) có khả năng tương tác lẫn nhau và phản ứng vớimàng tế bào sinh học[21] Hay như theo nhà nghiên cứu Ehrlich, ông đưa ra địnhnghĩa đơn giản bổ thể là các hoạt động của huyết thanh để hoàn thành các hoạt độngcủa kháng thể [2] Kí hiệu bổ thể là C (Complement)

Bổ thể đóng vai trò quan trọng trong cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứngmiễn dịch thích ứng do kháng thể thực hiện

- Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh: bổ thể có thể được kích hoạt ngay khi mầm bệnhvừa xâm nhập vào cơ thể và không có tính đặc hiệu của kháng nguyên nên bổ thểđược xem như là thành phần thuộc hệ thống miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu.Tức là, vi sinh vật bị bao phủ bởi protein của bổ thể và bị bắt giữ bởi các thực bào

- Đáp ứng miễn dịch thích ứng: do kháng thể thực hiện cụ thể là các kháng thểtương tác đăc hiệu với tác nhân truyền bệnh còn hệ thống bổ thể được cố định lêntất cả các kháng thể để thực hiện chức năng miễn dịch, theo cách hoạt hóa này, sựđáp ứng miễn dịch có bổ thể và kháng thể cùng tham gia thuộc loại miễn dịch đặchiệu Quá trình này cũng là một phần trong miễn dịch dịch thể

sẽ phản ứng theo kiểu dây chuyền

3 Thành phần protein của bổ thể

Mỗi thành phần bổ thể được ký hiệu bằng các chữ và số (ví dụ C1-C9), chữ (ví

dụ B, D, H), hoặc bằng các tên thông thường

Bao gồm các nhóm sau:

- C1 đến C9: thành phần của các protein tham gia vào con đường cổ điển và

phức hệ tấn công màng

+ C1 được tạo thành từ các tiểu đơn vị C1q, C1r, C1s (xem hình 1.1)

+ C2 – C9: gồm hai phần, phần lớn hơn của phân tử được gọi là b (binding)thường gắn kết với mầm bệnh, trong khi phần nhỏ hơn gọi là a (activated) có thểphân tán đi Các mảnh peptit do enzyme phân hủy được kí hiệu như là C3a, C3b.Chữ i kí hiệu cho phân tử mất hoạt tính, ví dụ: C3bi Trạng thái hoạt động củaphức hệ bổ thể được kí hiệu gạch ngang trên đầu, ví dụ: C4bC2a

- Các yếu tố: B, D, properdin, MBL, MASP–1, MASP–2

+ B, D, properdin: tham gia vào con đường hoạt hóa bên cạnh

+ MBL, MASP–1, MASP–2: tham gia vào con đường Lectin

Hình 1.1: phức hợp C1, được cấu tạo từ các tiểu đơn vị C1q, C1r, C1s [3]

Trang 6

Đặc tính hoạt động rất đặc biệt của bổ thể là liên kết với bề mặt của các vật thể

có hoạt tính sinh học như phức hệ kháng nguyên – kháng thể, các tế bào, các vikhuẩn, virus, kí sinh trùng,… Chẳng hạn khi các yếu tố C3 và C4 bị phân hủy sẽ tạo

ra một vị trí liên kết với màng tuy nhiên chỉ trong thời gian rất ngắn, nếu thiếu mộtchất tiếp nhận bổ thể đúng lúc, phân tử bổ thể tự do trong tuần hoàn máu nhanhchóng mất hoạt tính Vì trên bề mặt màng tế bào của chính bản thân cơ thể có acidsialic như một tác nhân bảo vệ chống lại sự liên kết C3b nên rất nghèo vị trí tiếpnhận bổ thể

Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BỔ THỂ

Trang 7

2.1 Cơ chế hoạt động

2.1.1 Trước hoạt hóa

Các yếu tố bổ thể tồn tại trong hệ thống tuần hoàn như những phân tử khônghoạt động – tiền enzyme (hay còn gọi là proenzymes hoặc zymogens) Để hoạt hoátiền enzyme có enzyme protease làm phân cắt phân tử loại đi mảnh ức chế và bộc lộ

ra vị trí hoạt động enzyme Quá trình hoạt hóa này sẽ được khuếch đại một cáchnhanh chóng để tạo nên hàng triệu phân tử hoạt động – dòng thác bổ thể Mỗi mộtthành phần ở dạng hoạt hoá có thời gian bán huỷ ngắn, nếu không tương tác vớithành phần tiếp theo thì nó sẽ nhanh chóng bị bất hoạt Tác nhân phổ biến gây hoạthoá bổ thể là phức hợp KN – KT (phức hợp miễn dịch)

2.1.2 Hoạt hóa

Để có được hiệu lực bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, cácprotein bổ thể thành phần phải được hoạt hóa Các thành phần này được kích hoạtthông qua 3 con đường khác nhau

Tổng quan về ba con đường hoạt hoá bổ thể giống và khác nhau là:

- Giống: cả ba con đường đều tạo ra enzyme C3 convertase, C5 convertase và

C5b, đều có chung một chuỗi phản ứng cuối cùng, thành phần này sau đó lạiđược chuyển thành một phức hợp tấn công màng có tác dụng làm tan một số tếbào, vi khuẩn và virus khác nhau (Hình 2.1)

- Khác: ba con đường này khác nhau ở cách khởi động.

+ Con đường cổ điển được khởi động khi C1 gắn vào phức hợp KN – KT

+ Con đường bên cạnh được khởi động khi C3b gắn vào các bề mặt hoạt hoá như thành của tế bào vi khuẩn

+ Con đường lectin được khởi động khi lectin gắn mannose (MBL) gắn vào bềmặt vật lạ

Trang 8

Hình 2.1 Tổng quan về 3 con đường hoạt hóa bổ thể [4]

2.1.3 Sau hoạt hóa

Sau khi hoạt hóa, hệ thống bổ thể có 4 biểu hiện để bảo vệ cơ thể chống lại sựxâm nhiễm của vật ngoại lai (Hình 2.2)

- Opsonin hóa kháng nguyên.

- Tăng cường đáp ứng viêm.

- Phức hệ tấn công màng (ly giải tế bào).

- Hóa hướng động (dọn dẹp phức hợp miễn dịch).

Hình 2.2 Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của vật ngoại lai [5]

2.2 Các con đường hoạt hóa bổ thể

Trang 9

2.2.1 Con đường hoạt hóa cổ điển (classical pathway)

a Vai trò: là con đường hoạt hóa có vai trò quan trọng trong sự miễn dịch bẩm

sinh và sự miễn dịch đặc hiệu, bởi vì:

- Con đường này được hoạt hóa thông qua một đáp ứng miễn dịch nhờ sự gắn kết

C1q vào phức hợp KN-KT (Hình 2.3), có thể gọi là con đường hoạt hóa phụthuộc vào KT

- Con đường này đồng thời có thể được khởi động bởi sự gắn kết trực tiếp C1q

(protein đầu tiên của dây chuyền hoạt hóa bổ thể) lên bề mặt vật ngoại lai

b Thành phần: hoạt động bổ thể theo con đường cổ điển bao gồm các thành

- C1 tồn tại trong huyết thanh dưới dạng phức C1qr2s2 và được giữ cho ổn địnhnhờ ion Ca2+

- Để cho tương tác ổn định giữa KT và C1q xuất hiện thì mỗi phân tử C1qphải gắn với ít nhất là hai Fc vào các đầu hình cầu của nó (Hình 2.4)

+ KT IgM chủ yếu tồn tại dưới dạng phân tử phẳng Tuy nhiên, khi tham giaquá trình hoạt hóa, IgM trải qua những thay đổi đặc biệt về cấu trúc dẫn đến tiếpxúc thuận lợi với C1q Vì thế một phân tử IgM trong máu đã có khả năng hoạthoá chuỗi bổ thể

+ KT IgG chỉ chứa có 1 vị trí kết hợp C1q ở phần Fc Các IgG trong máu phân

bố một cách ngẫu nhiên, phải có hai phân tử đứng đủ gần nhau mới bắt đầu cóđược sự gắn C1q, khi đó mới có hoạt hóa bổ thể xảy ra

Hình 2.3 Phức hợp C1qr2s2 gắn vào KT đã tạo phức hợp với KN trên bề mặt vi sinh vật [6]

Trang 10

Hình 2.4 Tương tác giữa

kháng thể và bổ thể [7]

d Diễn biến: (xem hình 2.5):

- Bước 1 – sự hoạt hóa C1 là sự kết nối của C1 vào KT thông qua C1q dẫn đến

sự hoạt hóa C1r và tiếp đó là sự hoạt hóa của C1s để gắn với IgG hay IgM đểtạo thành phức hợp Phức hợp này là protease sẽ phân cắt đặc hiệu với C4 thành

2 phần là C4a và C4b, tiếp theo sẽ cắt C2 thành 2 phần C2a và C2b

- Bước 2 – sự hoạt hóa C2 và C4 (sự tạo thành C3 convertase): mảnh C4b gắn

kết vào màng và mảnh C4a được phóng thích ra ngoài thể dịch C2a gắn vàomàng, kết nối với C4b tạo thành phức hợp C4bC2a là enzyme đặc hiệu cho C3hoạt động mà vị trí ở C2b, C4bC2a hay còn gọi là C3 convertase và khi có mặtion Mg2+ nó sẽ cắt C3 thành C3a và C3b

- Bước 3 – sự hoạt hóa C3 (sự tạo thành C5 convertase): C3b gắn và màng bằng

cách liên kết với C4b và C2b, còn C3a được giải phóng ra thể dịch Kết quả tạothành phức hợp C4bC2aC3b, hay chính là C5 convertase, phức hợp có khả năngphân hủy C5 với điều kiện là C5 được cố định vào phân tử C3b Sự tạo thànhC5 convertase là kết thúc con đường hoạt hóa cổ điển

Hình 2.5 quá trình hoạt hóa bổ thể bằng con đường cổ điển [8]

Hoạt hóa

bổ thể

Trang 11

Bảng 2.1 Các protein của con đường hoạt hóa cổ điển [23]

C1 (C1qr2s2) Mở đầu con đường cổ điển

C1q Liên kết với phần Fc của kháng thể mà phần này đã liên kết với

kháng nguyênC1r Protease serine làm gãy C1s tới phân tử mà protease hoạt độngC1s Protease serine đánh gãy C4 và C2

C4 C4b liên kết tới bề mặt của vi khuẩn hoặc tế bào mà ở đó kháng

thể được liên kết và bổ thể được hoạt hóaC4b liên kết với C2 để C1s bẻ gãy

C4a kích thích sự viêm nhiễm (maphylatoxin)C2 C2a là Protease serine và có chức năng như enzyme của

convertase C3 và C5 để làm gãy C3 và C5C3 C3b liên kết tới bề mặt vi khuẩn ở đó nó opsonin hóa và làm chức

phận như men của convertase C3 và C5C3a kết hợp với C5a kích thích sự viêm nhiễm (maphylatoxin)

2.2.2 Con đường hoạt hóa bên cạnh (Alternative pathway)

a Vai trò: Con đường hoạt hóa bên cạnh là một thành phần của cơ chế miễn

dịch bẩm sinh Điều làm cho con đường hoạt hóa bên cạnh trở nên rất quan trọng, đólà: không cần thiết phải có KT để khởi động hệ thống bổ thể Vì thế, khi mầm bệnhlần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể, trong điều kiện KT đặc hiệu để chống lại mầmbệnh này vẫn chưa được tạo ra, thì con đường nhánh vẫn có thể được khởi động đểchống lại KN lạ này

b Thành phần: Con đường này liên quan đến các protein huyết thanh đó là C3

đến C5, yếu tố B, yếu tố D và properdin Ngoài ra còn có ion Mg2+

Trang 12

- Khi có mặt ion Mg2+, C3b và yếu tố B hình thành một phức hệ C3bB Dướitác động của yếu tố D, tạo ra C3bBb (convertase C3) Tuy nhiên cần nhấnmạnh, khi C3bBb bám lên bề mặt tế bào chủ thì các protein điều hòa bổ thể(CR1, H, MCP, DAF) sẽ cạnh tranh gắn kết với C3b và đẩy Bb ra để tạophức hợp mới Dẫn tới cắt đứt con đường tạo convertase C3 Vì thế cần thêmyếu tố P được hấp phụ vào nhóm C3bBb làm cho ổn định phức hợp C3bBb(Hình 2.6), giúp phức hợp kéo dài thời gian bán hủy (từ 5’ lên 30’)

- Giống như phức hợp C4b2a3b trong con đường cổ điển, hoạt động C3convertase của C3bBb tạo ra phức hợp C3bBb3b có hoạt tính C5 convertase

Hình 2.6 quá trình cố định (A) và bất hoạt (B) phức hợp C3bBb [9]

d. Diễn biến : (Hình 2.7)

- Bước 1 – Sự hoạt hóa C3 và yếu tố B: C3 có rất nhiều trong huyết tương và

có khả năng tự thủy phân thành C3a (bị phóng thích) và C3b Một lượng nhỏ C3b không bị bất hoạt, bám được vào màng tế bào, sẽ tiếp tục kết hợp với yếu

tố B Nhờ yếu tố D, yếu tố B bị cắt thành Ba và Bb

- Bước 2 – Sự hoạt hóa của C3 convertase: mảnh Bb bám trên C3b hình thành

nên một phức hệ lưỡng phân tử C3bBb trong điều kiện có ion Mg2+ C3bBb là C3 convertase được giữ ổn định nhờ Propecdin, tiếp tục phân cắt rất nhiều C3 thành C3a và C3b

B

A

Trang 13

- Bước 3 – Sự tạo thành C5 convertase: C3b bám vào C3bBb tạo thành phức hệ

C3bBbC3b hay chính là C5 convertase có khả năng phân cắt C5, C3a giải phóng vào thể dịch Đến đây hoạt hóa theo con đường bên cạnh kết thúc

Hình 2.7 Quá trình hoạt hóa bên cạnh [10]

Bảng 2.2 Các protein của con đường hoạt hóa bên cạnh [24]

2.2.3 Con đường Lectin (Lectin pathway)

a Vai trò: sản phẩm của con đường lectin cũng là thành phần của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh do không cần có sự tham gia của KT giống con đường bên

cạnh Con đường này đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ cơ thể vật chủ tronggiai đoạn sớm của tuổi thơ ấu

b Thành phần: MBL (manose binding lectin), MASP1, MASP2 và các protein

C2 đến C5

c Nguyên tắc:

- Là còn đường mới phát hiện Con đường này được khởi động thông qua các

protein có khả năng bám vào carbohydrat tạo thành MBL MBL có cấu trúcrất giống C1q Khi MASP1, MASP2 kết hợp với sợi trục MBL sẽ tạo ra phức

hệ giống như C1s và C1r trong con đường hoạt hóa cổ điển (Hình 2.7)

Trang 14

- Tuy là cùng thuộc miễn dịch bẩm sinh như con đường bên cạnh, nhưng xét

về cách hoạt hóa thì con đường Lectin giống với con đường cổ điển hơn

Hình 2.7 Cấu trúc phức hệ MBL – MASP1 – MASP2 [11]

d Diễn biến: (Hình 2.8)

- Bước 1 – sự hoạt hóa MBL là MBL bám vào vât lạ, sự kết nối của MBL với

MASP1 và MASP2 để tạo thành phức hợp Phức hợp này là protease sẽ phâncắt đặc hiệu với C4 thành hai phần là C4a và C4b, tiếp theo sẽ cắt C2 thành haiphần là C2a và C2b

- Bước 2 – sự hoạt hóa C2 và C4 (sự tạo thành C3 convertase): mảnh C4b gắn

kết vào màng và mảnh C4a được phóng thích ra ngoài dịch C2a gắn vào màng,kết nối với C4b tạo thành phức hợp C4bC2a là enzyme đặc hiệu cho C3 hoạtđộng mà vị trí ở C2b, C4bC2a hay còn gọi là C3 convertase

- Bước 3 – sự hoạt hóa C3 (sự tạo thành C5 convertase): tương tự như con

đường cổ điển Sự sản sinh ra C5 convertase (C4bC2aC3b) là bước cuối cùngcủa con đường Lectin

Hình 2.8 Quá trình hoạt hóa bổ thể theo con đường Lectin [12]

Ngày đăng: 31/10/2016, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w