1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNG BIỂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

19 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 39,04 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNG BIỂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I-Một số vấn đề về hệ thống cảng biển 1.. Việc phân loại này được dựa trên các

Trang 1

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CẢNG BIỂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

I-Một số vấn đề về hệ thống cảng biển

1 Khái niệm cảng biển

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã từng bước chuyển mình nhằm đưa nền kinh tế quốc gia phát triển đi lên cùng thế giới Một trong những điểm mạnh của kinh tế Việt Nam là kinh tế biển với hệ thống cảng trải dọc suốt chiều dài đất nước Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia biển, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có thể xem như " vùng duyên hải" Biển thực sự gắn liền và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Kinh tế biển theo nghĩa hẹp là những hoạt động trên vùng biển nhằm khai thác nguồn tài nguyên biển Như vậy, kinh tế biển bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động như : khai thác dầu khí trên biển, đánh bắt hải sản, khai thác thác muối, vận tải biển

Kinh tế biển theo nghĩa rộng bao gồm khoáng sản biển khơi, đánh bắt và nuôi trồng, vận tải tàu biển, quốc phòng, du lịch và giải trí biển, các dịch vụ biển, nghiên cứu và giáo dục, chế tạo Các nhà nghiên cứu biển đã thống nhất coi kinh tế biển là một nền kinh tế hoàn chỉnh gồm 6 lĩnh vực kinh tế thành phần: kinh tế cảng, kinh tế đóng tàu, kinh tế du lịch biển đảo, kinh tế thuỷ sản, kinh tế khai thác mỏ và kinh tế lấn biển Trong đó kinh tế cảng giữ vai trò chủ đạo

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động

để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

Trang 2

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị

Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

2 Phân loại cảng biển

Theo quốc tế cảng container được chia làm hai cấp, một cảng nếu được xem là cấp một phải có lượng hàng thông qua trên 2.000.000 TEU/ năm, cảng cấp 2 là một cảng Feeder hàng đầu của một quốc gia hay là cảng cửa ngõ quốc gia có lượng hàng qua cảng trên 1 triệu TEU/ năm

Theo quy định của Bộ luật Việt Nam năm 2005 và quyết định số 16/2008/QĐ- TTg công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam Theo đó cảng biển được phân loại thành cảng biển loại I, cảng biển loại II, cảng biển loại III Việc phân loại này được dựa trên các tiêu chí về tính chất, quy mô và tầm quan trọng của từng cảng biển (Điều 60), cụ thể là:

Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng

Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương

Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp

Trang 3

cảng biển

Khu công nghiệp Khu thương mại mới tự do

Khu kinh tế mới

3 Đặc điểm của cảng biển.

Hình 1: Sơ đồ đặc điểm hệ thống cảng biển

Nguồn: sinh viên tự điều tra

Cảng biển là những công trình vật chất được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh trong một hệ thống kinh tế xã hội Cảng biển là các công trình không trực tiếp tham gia vào một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể nào mà chỉ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện diễn ra thuận lợi, nhưng thiếu chúng thì sản xuất, kinh doanh khó phát triển được

Theo quan điểm truyền thống, cảng biển là đầu mối giao thông là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại Vai trò cơ bản của cảng là xếp dỡ hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia Theo quan điểm hiện đại, cảng biển muốn hoạt động tốt, phát huy hết khả năng của mình cần phải có mặt bằng, cơ sở vật chất lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp Như vậy, ngoài

Trang 4

vai trò xếp dỡ hàng hóa, trung chuyển đơn giản và logistic tạo giá trị gia tăng, cảng còn có vai trò của chuỗi kinh doanh nên hoạt động của nó gắn liền với hoạt động của các khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất

Các đặc trưng cơ bản của hệ thống cảng biển và hệ thống hạ tầng phục vụ kinh tế biển:

Tính hệ thống: thể hiện ở chỗ nó tác động lên hoạt động sản xuất xã hội

trên quy mô cả nước hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn Sự trục trặc về hạ tầng ở một khâu, mắt xích nào đó có thể gây ra ách tắc toàn hệ thống sản xuất, ảnh hưởng đến nhiều tác nhân tham gia khác

Tính đồng bộ: các bộ phận cấu thành của hệ thống cảng biển có sự liên

kết đồng bộ, cân đối trong tổng thể hợp lý Sự thiếu đồng bộ có thể sẽ dẫn đến làm tê liệt cả hệ thống công trình hoặc làm cho công trình không phát huy được hết tác dụng

Tính tiên phong, định hướng: muốn phát triển sản xuất và các hoạt động

xã hội thì hệ thống cảng biển phải được đi trước một bước, nghĩa là phải được xây dựng xong, hoàn chỉnh sau đó các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội mới có thể diễn ra Hệ thống cảng biển còn tác động tới hướng phát triển các

hoạt động sản xuất và mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển.

Tính công cộng : phần lớn sản phẩm do cơ sở hạ tầng cảng biển tạo ra là

những sản phẩm hàng hóa công cộng Nhiều đối tượng, không phân biệt vị trí

xã hội hoặc kinh tế đều có thể tham gia hưởng lợi

Tính vùng: việc phát triển hạ tầng phải tính đến và phụ thuộc rất nhiều

vào điều kiện tự nhiên, việc phát triển hạ tầng kinh tế biển phải tuỳ thuộc vào các điều kiện địa lý có sẵn, vào hướng phát triển kinh tế của từng vùng, khu vực

Sự tăng trưởng của kinh tế biển nói chung và của hệ thống cảng biển nói riêng dựa trên cơ sở tăng trưởng không ngừng của các hoạt động kinh doanh Với ý nghĩa đó thì cảng biển tuy không trực tiếp tham gia kinh doanh, nhưng có

Trang 5

vai trò to lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, vì vậy chúng có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng kinh tế

II- Vai trò của cảng biển đối với phát triển kinh tế -xã hội

1 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế

Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh Trong chiến lược phát triển của mình nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định, thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, hướng mạnh sự phát triển ra biển đảo, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác biển ( kể cả những quốc gia không có biển ) Các nhà nghiên cứu biển cũng

đã khẳng định kinh tế cảng giữ vai trò chủ đạo Trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới, phát triển công nghiệp được xác định đóng vai trò then chốt, trong đó phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đóng vai trò hết sức quan trọng Các khu công nghiệp trước hết tác động đến đầu tư, đến sản xuất công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, làm tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc GDP, mặt khác bảo vệ môi trường sinh thái tốt hơn Đây là lợi ích lâu dài và cơ bản đối với một nước đang phát triển như nước ta

Như chúng ta đã biết cảng biển là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, mang tính phục vụ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển Cảng biển là yếu tố động lực , tạo thị trường, là đầu nối kinh tế giữa các nước, kích thích thị trường phát triển, chủ động lôi cuốn hấp dẫn các nhà đầu tư, các thương gia, các nhà sản xuất đến hoạt động kinh doanh

Trên phạm vi thế giới, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập khu vực đang trở thành một xu thế của thời đại Bất kỳ nền kinh tế nào, nếu không vận hành theo xu thế này thì chắc chắn sớm muộn cũng bị đào thải ra khỏi sự phát triển Trong các con đường vận chuyển trao đổi hàng hoá bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển có thể nói đường biển đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu

Trang 6

vận chuyển bởi nó góp phần phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất chính vì thế trong nhiều năm qua các nước trên thế giới có khả năng phát triển đường biển họ đều tập trung phát triển rất mạnh hệ thống cảng biển

Cảng biển giữ vai trò quan trọng trong việc trao đổi hàng hoá ngoại thương, đảm nhận trao đổi trên 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước Cảng là đầu mối để phục vụ nhập nguyên, nhiên liệu sản xuất và xuất sản phẩm cho các nhà máy trong khu công nghiệp Các khu công nghiệp ngược lại sẽ là nguồn cung cấp hàng hóa cho hoạt động của cảng Hệ thống cảng và các khu công nghiệp trở thành hai yếu tố không thể tách rời của một tổ hợp, cùng thúc đẩy nhau phát triển

2 Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu đánh giá, so sánh các giai đoạn phát triển nền kinh tế Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và

sự phát triển của lực lượng sản xuất Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chính

là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước

Cơ cấu ngành kinh tế: là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tương tác qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành

từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển

Trước những năm 70 của thế kỷ trước Việt Nam chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước rất nhỏ bé Khi hệ thống cảng biển phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá

Trang 7

thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu Những thành phố có cảng không những kinh tế của tỉnh phát triển

mà còn là vùng kinh tế thúc đẩy các tỉnh khác đặc biệt là các tỉnh giáp ranh phát triển theo

Việc phát triển hệ thống cảng sẽ thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngoại thương và các hoạt động dịch vụ hậu cần cảng khác Một trong những điều kiện

cơ bản để một cảng hay một khu cảng hoạt động là phải gần một nơi phát sinh nguồn hàng hay gần những khu vực thu hút hàng hoá từ đó cảng biển mới phát huy được vai trò là cầu nối tiêu thụ hàng hóa Mặt khác cảng biển phát triển là điều kiện thúc đẩy hình thành nên khu công nghiệp, khu chế xuất và kèm theo

đó là các trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ hàng hải được hình thành và phát triển xung quanh hệ thống cảng

Những hàng hoá xuất khẩu hầu như là như là những hàng hoá nông nghiệp đã qua chế biến, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng từ đó thúc đẩy công nghiệp phát triển, chuyển dịch ngành kinh tế từ nông nghiệp-công nghiệp- dịch

vụ theo hướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ và tiến đến phát triển cao hơn

là dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp

Vai trò của phát triển cảng biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng sản Phát triển cảng biển sẽ tạo ra nhiều dịch vụ khai thác tiềm năng của vùng miền

và phát triển giao thông vận tải mở mang nhiều nghành sản xuất dịch vụ cho cảng biển, tăng thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất và xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho mở rộng du lịch

Cảng biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả Phát triển cảng biển thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp

Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác Vận tải bằng đường biển hầu

Trang 8

như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải Cảng biển là các công trình không trực tiếp tham gia vào một hoạt động kinh doanh cụ thể nào mà chỉ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận lợi, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 9

III- Sự cần thiết phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

1 Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những năm sắp tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập quốc tế và khu vực, giao lưu hàng hoá quốc tế và trong nước tăng nhanh, đòi hỏi hệ thống cảng biển ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn mới có thể đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội

Việt Nam hiện xếp thứ 7 thế giới về xuất khẩu thủy sản và xếp thứ 3 xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ Xuất khẩu da giày và may mặc cũng đã vượt Indonesia và Thái Lan Theo đà tăng trưởng xuất khẩu như hiện nay, đòi hỏi bức thiết nhất đối với Việt Nam là cần phải có một hệ thống cảng biển và dịch vụ cảng biển tốt nhất

Vận tải biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa ngoại thương, đảm nhận vận chuyển trên 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước Hiện có hơn 160 quốc gia có biển và có nghành vận tải biển, trong đó có những quốc gia có nền tảng hàng hải mạnh từ nhiều thế kỷ, nhưng cũng có những quốc gia mới phát triển, chính vì vậy vận tải hàng hóa bằng đường biển giữa các quốc gia là xu thế tất yếu giữa các quốc gia

Khối lượng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng Các tuyến vận tải chính tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á Khối lượng vận chuyển hàng nội địa tập trung chủ yếu trên tuyến Bắc - Nam, đang hình thành một số luồng hàng với khối lượng lớn và dần dần ổn định Trong 10 năm qua, tổng khối lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục với nhịp độ cao, năm 1991 đạt 14 triệu tấn, năm 2001 đạt 57,8 triệu tấn, bình quân 15.5

%/năm theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2007 đạt 174,266 triệu tấn tăng 12.7 % Trong những năm tới theo dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục sẽ tăng trưởng, khối lượng hàng hóa qua cảng cũng dự kiến tăng, dự báo mới nhất về hàng hóa

Trang 10

thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2010 là 265 triệu tấn/năm, năm

2020 là 480 triệu tấn / năm Như vậy đến năm 2010, cần tăng năng lực cảng biển Việt Nam lên gấp 2 lần so với hiện nay và gấp 4 lần vào năm 2020 mới đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thông qua

2 Thúc đẩy phát triển du lịch

Giao thông vận tải có vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện cần thiết, yếu tố không thế bỏ qua trong việc phát triển du lịch Mặt khác, phát triển du lịch phải đồng bộ với phát triển các ngành khác đặc biệt đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khoảng 3,5 triệu người/năm 2006 bằng đường không, đường bộ và đường biển Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc

tế vào Việt Nam bằng đường biển ngày một tăng, nhưng số lượng khách du lịch này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với đường bộ và hàng không Mặt khác đặc điểm của loại hình vận tải khách du lịch bằng đường biển thường là các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1000 hành khách /tàu và với địa hình của nước ta có các điểm du lịch thường nằm dọc bên bờ biển Cho nên để các du thuyền cập cảng chỉ có một số cảng sau đáp ứng được: cảng Cái Lân ( Quảng Ninh), Cảng Hải Phòng (Hải Phòng), cảng Chân Mây ( Thừa Thiên Huế ), Cảng Sài Gòn ( thành phố Hồ Chí Minh) Tất cả các cảng trên có nhiệm vụ chính là phục vụ cho hàng hoá, còn hành khách du lịch chỉ khi nào có tàu mới dành cầu cảng phục vụ Do đó, tại các cảng hiện nay chưa có kết cấu hạ tầng dành riêng cho khách du lịch, tiện nghi trên cảng để đón tiếp khách du lịch mang tính tạm thời cho từng chuyến tàu

Trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới, Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài thứ 27, là nước có lãnh thổ giáp biển lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á Lợi thế để phát triển du lịch tàu biển của Việt Nam là khá lớn và mục tiêu của chúng ta là " đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển trong khu vực

và trên thế giới"

Ngày đăng: 23/10/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w