Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
39,83 KB
Nội dung
Vaitròcủavốnvàhoạtđộnghuyđộngvốncủangânhàngthươngmại I. NHỮNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦANGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI. 1. Định nghĩa NgânhàngThương mại. Lịch sử đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của ngành Ngânhàng được quyết định bởi quá trình phát triển của các quan hệ hàng hoá- tiền tệ. Đồng thời cũng còn những yếu tố khác có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc và sự phát triển của hệ thống ngân hàng; như chế độ pháp quyền, điều kiện chiến tranh và tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính . Từ thời cổ đại, ở những nước có nền thươngmại phát triển sớm đã xuất hiện những nhóm thương nhân chuyên nghề kinh doanh các dịch vụ tiền tệ nhưng chưa có một cơ cấu tổ chức nào được coi như một ngânhàng theo đúng chức danh của nó. Trong nhiều thế kỷ của thời trung cổ, nghề kinh doanh này đã phải trải qua bao nỗi thăng trầm bởi chiến tranh tàn khốc, không thể phát triển được. Phải cho đến đầu thế kỷ thứ 12, khi chiến tranh đã dịu bớt, kinh tế hàng hoá đã có bước phát triển, nhất là khu vực Tây Âu. Khi đó, một tổ chức được mệnh danh là ngânhàng được thành lập ở Venise nước Ý vào năm 1171, tuy về thực chất chỉ là một tổ chức tài chính được thiết lập để thực hiện sự tài trợ cho chiến tranh, nhưng nội dung hoạtđộngcủa nó đã bao hàm cả nghiệp vụ ngân hàng. Cho đến đầu thế kỷ 15, một số tổ chức kinh doanh tiền tệ được thành lập được xem như những ngânhàng thực thụ: Ngânhàng Barcelone, Ngânhàng Valenee của Tây Ban Nha. Những tổ chức này đã thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, cấp tín dụng, chuyển ngânvà làm các nghiệp vụ thu- chi tiền cho khách hàng với ý nghĩa là những nghiệp vụ kinh doanh cơ bản. Sự phát triển củaNgânhàngthươngmại phải kể từ thời kỳ phục hưng, và đặc biệt là từ khoảng thế kỷ 17 cho đến nay. Đây là thời kỳ kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, nền thươngmại không ngừng mở rộng, các quan hệ hàng hoá- tiền tệ phát triển bao trùm đời sống kinh tế- xã hội đã tạo ra những tiền đề kinh tế cho sự hình thành và phát triển nghề Ngân hàng. Ở Việt nam, trong bước chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp đan xen với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngânhàngvà các tổ chức tín dụng. Từ năm 1986, hoà vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngânhàng được tổ chức lại theo Nghị định 53/HĐBT được tách ra làm hai cấp: Ngânhàng Nhà nuớc đảm nhận công tác phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ, còn chức năng kinh doanh được thực hiện bởi các NgânhàngThương mại. Năm 1991, sự ra đời của các NgânhàngThươngmại cổ phần cùng các NgânhàngThươngmại quốc doanh đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Luật “Tổ chức tín dụng” của Việt nam ban hành vào ngày 12/12/1997 đã định nghĩa NgânhàngThươngmại như sau: “Ngân hàngThươngmại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạtđộngngânhàngvà các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan. Hoạtđộngngânhàng là một hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 2. Những nghiệp vụ cơ bản củaNgânhàngThương mại. NgânhàngThươngmại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạtđộng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạtđộng kinh doanh củangânhàng cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. NgânhàngThươngmại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại. So với các doanh nghiệp thươngmại dịch vụ khác thì hàng hoá củaNgânhàngThươngmại là một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn. Giá cả của loại hàng hoá này biểu hiện ra bên ngoài là các mức lãi suất huyđộng hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởi quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợi nhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận chủ yếu củahoạtđộngngânhàng sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huyđộng với thu nhập từ lãi cho vay. Để có hàng hoá kinh doanh, ngânhàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng như đa dạng các hình thức huy động. Đồng thời ngânhàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro. Với vị thế kinh doanh NgânhàngThươngmại thực hiện các dịch vụ trung gian hưởng hoa hồng. Ngày nay, hệ thống NgânhàngThươngmại phát triển mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho NgânhàngThươngmạitrở thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế. 2.1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Đây là một hoạtđộng cơ bản củangânhàngthương mại. Ngânhàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngânhàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp. Ngânhàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng. 2.2. Nghiệp vụ tín dụng củangân hàng: Nguồn vốnhuyđộng sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ củangânhàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cho vay. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưng nhất củaNgânhàngThương mại. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngânhàngvàngânhàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốnvà tạo ra thu nhập chủ yếu. Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành: 2.2.1. Căn cứ vào mục đích: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai. - Cho vay công nghiệp vàthương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmạivà dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp. - Thuê mua và các loại khác. 2.2.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay. - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu độngvà các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp. - Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay củaNgânhàng Nhà nước Việt Nam thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm (Việt nam). Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. - Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân khách hàng. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngânhàng cung ứng nhưng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. 2.2.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. - Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngânhàngvà được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, . - Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua. 2.2.5. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả. - Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. - Cho vay hoàn trả theo yêu cầu. 2.2.6. Ngoài các loại cho vay trên, ngânhàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngânhàng không phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì ngânhàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế, nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao gồm: tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh củangân hàng. 2.3. Nghiệp vụ đầu tư : Ngânhàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngânhàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới. 2.4. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Các ngânhàng có thể tham gia mua bán ngoại tệ, huyđộngvốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời. Việc kinh doanh ngoại tệ còn góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu, . 2.5. Các hoạtđộng dịch vụ khác củangân hàng: - Dịch vụ chuyển tiền: Ngânhàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng sẽ chuyển tiền để đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ. Có hai phương thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư. - Thu chi hộ tiền hàng: Theo những lệnh uỷ nhiệm thu hoặc uỷ nhiệm chi, ngânhàng sẽ tiến hành trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng chuyển trả tiền hàng hoá, dịch vụ đã nhận hoặc thực hiện thu hộ tiền hàng khi nhận được chứng từ khách hàng nhờ thu hộ . - Nghiệp vụ uỷ thác: Là nghiệp vụ mà ngânhàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế, bảo quản chứng khoán, vàng bạc, giấy tờ có giá . để hưởng hoa hồng. - Mua bán hộ: Theo sự uỷ nhiệm của khách hàngngânhàng thực hiện nghiệp vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty, hoặc phát hành trái khoán Chính phủ. Thực hiện nghiệp vụ này, ngânhàng có được một khoản thu nhập dưới hình thức hoa hồng phát hành. Ngânhàng có thể tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường theo lệnh của khách hàng với tư cách là một trung gian môi giới trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. II. VAITRÒCỦAVỐN ĐỐI VỚI NGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI. 1. VốncủaNgânhàngthương mại. 1.1. Khái niệm về vốn. Vốncủa các ngânhàngthươngmại phần lớn là các khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong sản xuất kinh doanh được gửi vào ngânhàng với những mục đích khác nhau. Ngânhàngđóngvaitrò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vốnvà các hoạtđộng về huyđộngvốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển hoạtđộng kinh doanh của các ngânhàngthương mại. Vốnđóngvaitrò chi phối và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng củangânhàngthương mại. 1.2. Cơ cấu vốncủangânhàngthương mại. 1.2.1. Vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là vốn tự có củangân hàng, nó là vốn điều lệ khi ngânhàng mới đi vào hoạtđộngvà được bổ sung thường xuyên. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngânhàng nhà nước trung ương quy định. Vốn điều lệ quy định cho một ngânhàng sẽ tuỳ thuộc vào quy mô vàhoạtđộngcủa nó. Tuỳ theo loại hình ngânhàng mà vốn điều lệ được hình thành có thể khác nhau. Vốn điều lệ củangânhàng có nguồn gốc hình thành do ngân sách nhà nước cấp phát ban đầu nếu là ngânhàngthươngmại quốc doanh, còn nếu là ngânhàngthươngmại cổ phần thì sẽ do các cổ đôngđóng góp. Các quỹ dự trữ củangân hàng: Được coi là nguồn vốn tự có và được bổ sung hằng năm từ lợi nhuận ròng củangân hàng. Theo khoản 1 điều 87 luật các tổ chức tín dụng thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 quy định về việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận, các ngânhàngthươngmại phải tiến hành trích lập các quỹ: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Được trích lập hằng năm theo tỷ lệ 5% trên tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm tới mức tối đa do Ngânhàng Nhà nước quy định. - Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro : Để dự phòng và bù đắp thiệt hại có nguy cơ ăn mòn vốn do những rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng, các ngânhàng được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm theo tỷ lệ 10% cho tới khi bằng 100% vốn điều lệ. Hai quỹ này bắt buộc phải trích lập tại các tổ chức tín dụng, không được dùng các quỹ này để trả lợi tức cổ phần hoặc chuyển ra nước ngoài. Mặt khác, với tư cách là một đơn vị kinh doanh, ngânhàng còn tiến hành trích lập các quỹ từ lợi nhuận thu được: - Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng. - Quỹ phúc lợi, khen thưởng. Các quỹ này tỷ lệ trích lập theo quyết định của Đại hội cổ đông hoặc theo chỉ đạo của Nhà nước. Vốn riêng củangânhàng được dùng để mua sắm tài sản cố định, các phương tiện cần thiết cho hoạtđộng kinh doanh ngân hàng, nhưng không quá 50% vốn tự có, để tài trợ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngânhàngvà được sử dụng để hùn vốn liên doanh, mua cổ phần . Vốn tự có và các quỹ so với tổng số vốnhoạtđộngcủangânhàng chỉ chiếm một phần nhỏ. 1.2.2. Vốnhuy động. Các khoản tiền gửi loại này không thuộc sở hữu củangânhàng nhưng ngânhàng được quyền sử dụng đối với những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi này. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các hoạtđộng sử dụng vốn tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốnhuyđộng này. 1.2.2.1. Vốn tiền gửi của khách hàng. Đây là khoản vốnhoạtđộng quan trọng nhất củangân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn. Tuy nhiên, một bộ phận đáng kể trong vốn tiền gửi này luôn luôn biến động, do vậy khi sử dụng ngânhàng luôn phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả. Dựa vào yếu tố thời gian và tính chất của những khoản tiền gửi, tiền gửi của khách hàng có hai loại: Tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu của người gửi tiền mà không tôn trọng một kỳ hạn ký thác nào. Đây là khoản tiền gửi thường xuyên biến độngngânhàng không thể định ra kế hoạch sử dụng trước được mà chỉ dựa vào kinh nghiệm quản lý, ngânhàng có thể tận dụng ở một mức độ cho phép. Mục đích của người gửi tiền là sử dụng những dịch vụ trung gian thanh toán củangânhàngthươngmại như giữ hộ, thu chi hộ, . Ngânhàng không phải trả lãi hoặc có trả lãi nhưng với một mức lãi suất rất thấp chỉ mang tính chất tượng trưng. Kinh nghiệm trong quản lý ngânhàng cho thấy mặc dù tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của từng khách hàng có biến động do khách hàngthường xuyên có những khoản thu và những khoản chi, nhưng trên tài khoản tổng hợp luôn có số “dư có” bình quân tương đối ổn định. Vì vậy ngânhàng có thể động viên những khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trên các tài khoản không kỳ hạn làm nguồn vốn kinh doanh. - Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra khi đến thời hạn quy định. Đây là bộ phận tiền huyđộng mang tính chất ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền huyđộng từ khách hàng. Ngânhàng sử dụng chủ yếu để cho vay có kỳ hạn. Chính điểm thuận lợi này mà ngânhàng phải trả lãi cao vì mục đích của người gửi tiền là lợi nhuận. 1.2.2.2. Vốn vay. Ngoài việc huyđộng tiền gửi theo các hình thức truyền thống, ngânhàngthươngmại có thể bổ sung vốnhoạtđộngcủa mình bằng cách đi vay từ các tổ chức và các tầng lớp dân cư thông qua phát hành trái phiếu hoặc kỳ phiếu ngân hàng, nhưng phải được Ngânhàng Nhà nước chấp nhận, Kỳ phiếu ngânhàng được phát hành rộng rãi. Những người mua kỳ phiếu ngânhàng sẽ trực tiếp cho ngânhàng vay với lãi suất cố định thông báo trước. Các tờ giấy nhận nợ này sẽ được ngânhàng thanh toán khi tới hạn ghi trên mặt kỳ phiếu. Ngoài ra ngânhàngthươngmại còn có thể vay ở Ngânhàng Nhà nước dưới hình thức tái chiết khấu hoặc tái cầm cố các thương phiếu chứng từ có giá. Vay của các ngânhàngthương mại, các tổ chức tín dụng khác thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Ngânhàngthươngmại cũng có thể vay ở ngânhàng nước ngoài hoặc chi nhánh ngânhàng nước ngoài. Vậy các ngânhàngthươngmại đi vay khi nào? - Ngânhàng vay để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh khoản củangân hàng. Vì hoạtđộng chủ yếu vàthường xuyên củangânhàng là nhận tiền gửi và với trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng. Do vậy có những trường hợp số tiền dự trữ và số tiền mà ngânhàng nhận được trước đó trong ngày ít hơn số tiền mà khách hàng rút ra thì ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền cho khách hàng, nghĩa là ngânhàng thiếu tiền trả cho khách hàng.Vậy ngânhàng phải đi vay. - Ngânhàng vay hộ cho khách hàng: Vì hoạtđộng cơ bản củangânhàng là tài trợ cho nền kinh tế nên khi có khách hàng có nhu cầu vay vốnngânhàngvà đảm bảo các yêu cầu mà ngânhàng đề ra thì ngânhàng sẽ cho vay. Chẳng hạn: với những khoản vay với số lượng lớn, thời gian dài mà ngânhàng lại không muốn dùng toàn bộ số tiền mình có để đầu tư cho dự án này ( rủi ro cao) vì như thế sẽ mất đi toàn bộ những cơ hội đầu tư khác. Vì vậy ngânhàng sẽ thay mặt khách hàng phát hành trái phiếu nhằm thu gom tiền trong nền kinh tế để phục vụ cho dự án. Người ta chỉ phát hành trái phiếu vừa đủ số tiền mà dự án cần dùng và trong một thời hạn bằng thời gian tồn tại của dự án. - Ngânhàng vay để cho vay: Hầu như toàn bộ số tiền trong lưu thông đã trở thành tiền gửi tại các ngân hàng, nghĩa là các ngânhàng chia nhau nắm giữ lượng tiền trong lưu thông. Để tăng lượng tiền gửi của mình, các ngânhàngthường tăng lãi suất để thu hút các khoản tiền gửi ở các ngânhàng khác chảy về. Nhưng thực tế khi một ngânhàng tăng lãi suất tiền gửi, để tránh sự chảy vốn các ngânhàng khác cũng sẽ đồng loạt tăng lãi suất lên làm chi phí ngânhàng tăng lên mà lượng tiền gửi lại thay đổi không đáng kể. Do vậy khi thiếu vốn để tài trợ cho các dự án mà ngânhàng cho là có hiệu quả thì ngânhàng sẽ thực hiện chính sách đi vay. Do tính chất hoạtđộng không đồng đều giữa các ngânhàng về huyđộngvốnvà sử dụng vốn nên những ngânhàng thiếu vốn có thể vay vốn ở những ngânhàng thừa vốn chưa sử dụng hết. Mặt khác khi ngânhàng dự đoán được sự gia tăng về nhu cầu tín dụng trong tương lai mà nguồn vốn thì có xu hướng tăng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn sử dụng trong thời kỳ tới thì ngânhàng cũng sẽ đi vay. - Ngânhàng vay để giảm chi phí nguồn tiền cho giai đoạn sau: Vào cuối kỳ hạch toán, nếu các chủ ngânhàng dự tính được thu nhập của kỳ đó lớn nghĩa là kỳ đó họ phải chịu thuế nhiều. Nếu họ cũng dự tính được kỳ sau họ sẽ có những khoản chi phí lớn thì họ có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn trả lãi trước nhằm tăng chi phí cho kỳ này và giảm chi phí cho kỳ sau. 1.2.2.3. Vốn tiếp nhận. Ngày nay, hệ thống ngânhàngthươngmại được tổ chức theo mô hình của tổng công ty và các công ty con gồm ngânhàng mẹ và hệ thống các chi nhánh ngânhàng trực thuộc. Có một phương thức huyđộngvốn được sử dụng rất hiệu quả hiện nay là chu chuyển nguồn vốn điều hoà. Do tình hình kinh tế xã hội của các vùng hoạtđộngcủangânhàng chi nhánh là khác nhau. Những chi nhánh ngânhàng mà hoạtđộng sử dụng vốn vượt quá khả năng huyđộngvốn thì đầu kỳ lập kế hoạch lên ngânhàng mẹ và xin được nhận một lượng vốn điều hoà cần thiết cho hoạtđộng sử dụng vốncủa mình. Những ngânhàng mà khả năng huyđộngvốn vượt quá khả năng sử dụng vốn thì đầu kỳ cũng lập kế hoạch sẽ điều chuyển một lượng vốn về ngânhàng mẹ để được hưởng một lãi suất điều hoà. Như vậy ngânhàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi nhánh ngânhàng trong nền kinh tế. Chi phí nhận nguồn vốn điều hoà thấp hơn chi phí nguồn vốnhuyđộng nhưng tại sao các ngânhàng đều nhận nguồn vốn điều hoà sau khi đã lập kế hoạch về lượng vốnhuyđộng được trong kỳ sau, bởi vì tính độc lập của nó với ngânhàng mẹ. Đây là một phương thức huyđộngvốn rất hiệu quả được áp dụng nhiều trên thế giới hiện nay. 1.2.2.4. Vốn uỷ thác đầu tư. Một số ngânhàng con thực hiện nghiệp vụ ngânhàng đại lý. Khi đó trong cơ cấu vốncủangânhàng con còn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tư. Khoản vốn này hình thành chủ yếu hình thành là do các tổ chức tài chính nước ngoài, trong nước uỷ thác cho ngânhàng một khoản tiền để ngânhàng thực hiện cho vay các dự án của mình. Có thể là các khoản vay của Chính Phủ được uỷ thác. Trên đây là cơ cấu vốn chính của các ngânhàngthương mại. Vốnhuyđộng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốncủangân hàng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển củahoạtđộng sử dụng vốn. Tuy nhiên, các ngânhàngthươngmại phải tuân thủ theo luật định về mức vốnhuyđộng tối đa không vượt quá hai mươi lần vốn thuộc sở hữu củangânhàngvà phải chấp hành tốt các quy định về tỷ lệ dự trữ . 2. Vaitròcủavốn đối với Ngânhàngthương mại. Như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạtđộng kinh doanh được tiến hành cần phải có tư liệu sản xuất. Ngânhàngthươngmại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên phải có tiền mới có thể hoạtđộng kinh doanh được. Hoạtđộng tìm kiếm tư liệu sản xuất củangânhàngthươngmại là hoạtđộnghuyđộng vốn. Như vậy, huyđộngvốnđóngvaitrò rất quan trọng trong hoạtđộngcủa các ngânhàngthương mại. [...]... nguồn vốncủa mình Khi hình thức huyđộngvốn đa dạng nghĩa là số lượng vốnhuyđộng được tăng lên và chi phí huyđộng có xu hướng giảm xuống 2.2 Chiến lược kinh doanh củangânhàng Trong một ngân hàng, nghiệp vụ huyđộngvốn chịu tác động trực tiếp từ các hoạtđộng về sử dụng vốn Mỗi ngânhàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạtđộngcủa bản thân ngân hàng. .. tranh củangânhàng trên thị trường Để ngânhàng tồn tại và phát triển, ngoài vốn chủ sở hữu (thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn) các ngânhàng phải chú trọng tới việc tăng trưởng nguồn vốn nghĩa là phải làm tốt công tác huyđộngvốn III CÁC HÌNH THỨC HUYĐỘNGVỐNCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠIHuyđộng các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạtđộng là lẽ sống quan trọng nhất của các Ngân hàng. .. năng cho vay và đầu tư củangânhàng (ngân hàng chỉ có thể cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu như ngânhàng có nguồn vốn lớn) Điều này phụ thuộc vào hoạtđộnghuyđộng vốn củangânhàng Với tiềm năng vốnvà khả năng huyđộngvốn lớn, ngânhàng có thể hoạtđộng kinh doanh với quy mô ngày càng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả; vừa giữ chữ tín vừa nâng cao thanh thế củangânhàng trên thị... lại, ngânhàng có lượng vốnhuyđộng dồi dào sẽ hoàn toàn chủ động trong hoạtđộng kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào ai, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Nguồn vốnhuyđộng lớn cũng làm tăng khả năng hoạtđộngcủangânhàng như chủ động đa dạng hoá các hoạtđộng kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùng củangânhàng là an toàn và sinh lợi Thứ tư: Vốn giúp ngân hàng. .. dân cư đã ký gửi vào ngânhàng cũng có nguy cơ bị rút ra Và như vậy ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huyđộng vốn, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng 1.2 Môi trường luật pháp Mọi hoạtđộng kinh doanh, trong đó hoạtđộngcủangânhàng đều phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp Các hoạtđộng của ngânhàngthươngmại chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các... tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngânhàng Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngânhàng Mức độ sử dụng càng cao, ngânhàng càng có điều kiện mở rộng việc huyđộngvốn 2 Các yếu tố thuộc về ngânhàng 2.1 Các hình thức huyđộngvốn mà ngânhàng sử dụng Để thực hiện tốt công tác huyđộng vốn, các ngânhàngthường đưa...Thứ nhất: vốn là cơ sở để ngânhàng tiến hành hoạtđộng kinh doanh Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạtđộng kinh doanh được thì phải có vốn, vì vốn phản ánh năng lực kinh doanh Điều này thể hiện ở vốn tự có, vốnhuy động, vốn đi vay củangânhàng Nếu vốn tự có giữ vaitrò quan trọng trong việc thành lập thì sau khi đi vào hoạt động, vốnhuyđộng quyết định tới quy mô đầu... củangânhàng Vậy, nếu ngânhàng không có vốn thì không thể tiến hành hoạtđộng kinh doanh Bởi vì, với đặc trưng củahoạtđộngngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu Trên thực tế, ngânhàng nào có khối lượng vốn lớn hơn thì ngânhàng đó có thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh Thứ hai: Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các hoạtđộng của ngânhàng thương. .. hàng thươngmạiVốncủangânhàng có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạtđộng bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạtđộng thanh toán của các ngân hàngthươngmại Thông thường so với các ngânhàng nhỏ, các ngânhàng lớn có những khoản mục về đầu tư cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay của các ngânhàng này cũng lớn hơn Trong khi các ngânhàng lớn hoạtđộng trên... hình thức huyđộngvốn đa dạng Khối lượng vốn mà ngânhànghuyđộng được phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức huyđộngvốn mà ngânhàng áp dụng Khi áp dụng nhiều hình thức huyđộngvốn sẽ tạo những cơ hội để người gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi Mỗi ngânhàng đều tìm cho mình những hình thức huyđộngvốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà ngânhàng đặt . Vai trò của vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại I. NHỮNG NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mại. . hoạt động kinh doanh được. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn. Như vậy, huy động vốn đóng vai trò rất