Tổng hợp 10 tài liệu liên quan đến luật đất đai chuẩn nhất

Luật đất đai

Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và nhận được sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất. Điều này tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta. 

Đất đai luôn là một vấn đề, đề tài nóng bỏng. Chính vì vậy, nhiều vụ việc chấn động đã xảy ra liên quan đến đất đai. Để giúp các bạn hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến luật đất đai, chúng mình đã tổng hợp những tài liệu hay nhất về lĩnh vực, chủ đề này để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu.

I. Những tài liệu liên quan đến luật đất đai chuẩn nhất

1. Câu hỏi ôn tập luật đất đai

Một số nguyên tắc áp dụng luật đất đai qua các thời kỳ mà bạn cần phải lưu ý. Đó là: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực, trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. 

Câu hỏi ôn tập luật đất đai
Câu hỏi ôn tập luật đất đai

Download tài liệu

2. Luật đất đai

Những điểm mới nổi bật trong luật đất đai sửa đổi được quốc hội công bố bao gồm: Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất; khắc phục hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất một cách tràn lan,… So với luật đất đai năm 2003, luật đất đai sửa đổi có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều với 11 điểm mới nổi bật cần lưu ý.

Luật đất đai
Luật đất đai

Download tài liệu

3. Giáo trình luật đất đai

Trong giáo trình luật đất đai, nội dung về quyền chung của người sử dụng đất được thể hiện như sau: Người sử dụng đất có các quyền chung như: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất, được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. Đi kèm với những quyền là nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Giáo trình luật đất đai
Giáo trình luật đất đai

Download tài liệu

4. Pháp luật đất đai

Trong luật đất đai có quy định rõ về trách nhiệm của người sử dụng đất là: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời gian sử dụng đất. 

Pháp luật đất đai
Pháp luật đất đai

Download tài liệu

5. Luật đất đai của quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 13-2003-QH11 về đất đai

Thủ tục hành chính trong luật đất đai thể hiện công việc quản lý, sử dụng đất là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhằm xác lập trình tự về không gian, thời gian, cách thức giải quyết công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát sinh trong quá trình các đối tượng, chủ thể quản lý và sử dụng đất.

Luật đất đai của quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 13-2003-QH11 về đất đai
Luật đất đai của quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 13-2003-QH11 về đất đai

Download tài liệu

6. Bài tập số 11 luật đất đai

Luật đất đai có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này đất đai được coi là một hàng hóa đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và có những ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và đời sống xã hội. 

Bài tập số 11 luật đất đai
Bài tập số 11 luật đất đai

Download tài liệu

7. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án luật đất đai (sửa đổi)

Những thay đổi của luật đất đai trong các năm gần đây về vấn đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư. Điều này thể hiện những bước đi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư trong thời kỳ đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án luật đất đai (sửa đổi)
Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự án luật đất đai (sửa đổi)

Download tài liệu

8. Luật đất đai

Hệ thống luật đất đai sửa đổi quy định một cách đầy đủ hơn về sự bình đẳng khi sử dụng đất giữa các nhà đầu tư trong nước và những nhà đầu tư quốc tế. Điều này là phù hợp với yêu cầu hội nhập về khu vực, thế giới. Một mặt vẫn giúp thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, một mặt vẫn tạo điều kiện để cạnh tranh sòng phẳng cho các nhà đầu tư trong nước.

Luật đất đai
Luật đất đai

Download tài liệu

9. Góp ý dự thảo luật đất đai (sửa đổi) Chia sẻ lợi ích giữa các bên

Điểm đặc biệt trong luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2013 là bộ luật này đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều này thể hiện một cách đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, phù hợp với từng hình thức sử dụng đất cụ thể. 

Góp ý dự thảo luật đất đai (sửa đổi) Chia sẻ lợi ích giữa các bên
Góp ý dự thảo luật đất đai (sửa đổi) Chia sẻ lợi ích giữa các bên

Download tài liệu

10. Thêm một bước trong xây dựng luật đất đai

Trong luật sử dụng đất đai đã quy định rất rõ ràng về nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai. Đây là nguyên tắc cốt lõi để đảm bảo gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá và có hạn này. Chúng ta cần phải gìn giữ bảo vệ nguồn tài nguyên đất bằng cách khai thác một cách hợp lý và tiến hành cải tạo, bồi bổ thường xuyên cho đất để hướng tới các mục tiêu lâu dài, bền vững. 

Thêm một bước trong xây dựng luật đất đai
Thêm một bước trong xây dựng luật đất đai

Download tài liệu

100+ Tài liệu về luật đất đai hay nhất

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất về luật đất đai

1. Lịch sử hình thành và phát triển của luật đất đai

  • Trong lịch sử xây dựng hệ thống pháp luật đất đai ở nước ta, Nhà nước đã ban hành: Luật đất đai năm 1988; luật đất đai năm 1993; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 2001 và luật đất đai năm 2003.
  • Trong những năm tiếp theo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về đất đai nhằm thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với Hiến pháp năm 2013, luật đất đai năm 2013 ra đời nhằm giải quyết căn bản những vấn đề từ trước đến nay như: 

Quan niệm về sở hữu đất đai, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vấn đề minh bạch thủ tục hành chính về đất đai, quyền của người sử dụng đất,…

  • So sánh luật đất đai của Việt Nam và luật đất đai của các nước trên thế giới cho thấy, chế độ quản lý và sử dụng đất tại Việt Nam có nhiều điểm khác biệt. Trong đó đất đai là tài nguyên quý giá thuộc sở hữu của người dân và được nhà nước quản lý. Tại Việt Nam, không có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai.

2. Khái niệm đúng nhất về luật đất đai tại Việt Nam

  • Luật đất đai có rất nhiều cách hiểu, tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể chúng ta có thể hiểu khái niệm luật đất đai với tính chất của một ngành luật trong hệ thống ngành luật của nhà nước ta hoặc là văn bản pháp luật quan trọng trong hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai. Nhưng về cơ bản, đa số công nhận luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất.

III. Các nguyên tắc cơ bản của luật đất đai

1. Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu

  • Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Vì vậy, Nhà nước có đầy đủ quyền hạn của một chủ sở hữu, không có khái niệm đất vô chủ vì đất đai về cơ bản là của tất cả mọi người.

2. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật

  • Sự thống nhất quản lý được thể hiện ở các nội dung sau: Đất đai được xem là một chính thể của đối tượng quản lý. Sự thống nhất về nội dung quản lý đất là cơ sở cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Sự thống nhất về cơ chế quản lý, về việc phân công, phân cấp thực hiện quản lý đảm bảo việc thống nhất về cơ quan quản lý đất đai.

3. Nguyên tắc ưu tiên, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp

  • Đất nông nghiệp là quỹ đất quan trọng, trước tình hình đô thị hóa như hiện nay, nhà nước đã có những biện pháp như chính sách bảo vệ đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Người sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo phần đất nông nghiệp của mình.

4. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm

  • Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý được thể hiện ở việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch chung. Sử dụng đúng mục đích, tận dụng tối đa đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất một cách có hiệu quả,… Đồng thời phải tăng cường hiệu suất sử dụng đất đai một cách có hiệu quả.

5. Nguyên tắc cải tạo, bồi bổ, làm tăng khả năng sinh lời của đất

  • Hiện tại, Nhà nước khuyến khích việc cải tạo, bồi bổ, đầu tư làm tăng khả năng sinh lợi của đất. Các chủ thể sử dụng đất buộc phải có nghĩa vụ cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế khả năng đất bị mất chất. Đặc biệt nghiêm cấm các hành vi hủy hoại đất đai.

Luật đất đai được thay đổi, cập nhật và bổ sung hằng năm, tùy theo tình hình thực tế và những tác động chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới những hoạt động kinh doanh, mua bán, sử dụng đất đai. Thực tế chỉ ra rằng, nếu không liên tục cập nhật thông tin về luật đất đai, người dân hay thậm chí là cả các cơ quan, tổ chức cũng sẽ gặp nhiều vấn đề khi xử lý các sự vụ liên quan đến đất đai. 

Mong rằng với những tài liệu cập nhật và luật đất đai được chúng mình cung cấp, các bạn sẽ nắm được những nội dung cơ bản về luật đất đai và áp dụng linh hoạt, hiệu quả để giải quyết các vấn đề về đất đai.