1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

77 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Trong việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo, chúng ta thường sử dụng phương pháp hoạt động với đồ vật, phương pháp dùng lời và các hình thức luyện tập, củng c

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này tôi đã gặp không ít những khó khăn, nhưng nhờ sự nỗ lực hết mình của bản thân, đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng với sự động viên, cổ vũ của bạn bè, người thân đã giúp tôi hoàn thành được khóa luận này

Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, các anh chị trong thư viện đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu khóa luận Đặc biệt cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Hải Lý, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện khóa luận Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên mầm non trường Mầm non Họa Mi - tiểu khu III - thị trấn Ít Ong - huyện Mường La - tỉnh Sơn La, trường Mầm non Sơn Ca - bản Nà Lốc - thị trấn Ít Ong

- huyện Mường La - tỉnh Sơn La đã nhiệt tình cộng tác, tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành khóa luận Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích chúng tôi nỗ lực hoàn thành khóa luận của mình

Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô cùng toàn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến

để khóa luận này được hoàn thiện hơn

Kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Lò Thị Hương

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐ CSTĐ

ĐC GVG LĐTT MGL

TB

TC

TN

Cao đẳng Chiến sĩ thi đua Đối chứng Giáo viên giỏi Lao động tiên tiến Mẫu giáo lớn Trung bình Tiêu chí Thực nghiệm

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn khóa luận 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của khóa luận 3

7 Cấu trú c của khóa luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Phương pháp giáo dục mầm non 4

1.2 Một số phương pháp hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo 6

1.2.1 Phương pháp hoạt động với đồ vật 6

1.2.2 Phương pháp dùng lời 9

1.2.3 Các hình thức luyện tập 11

1.3 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo về biểu tượng hình dạng 12

1.4 Vai trò của việc hình thành biểu tượng về hình da ̣ng cho trẻ mẫu giáo 14

1.4.1 Giúp trẻ có những biểu tượng ban đầu về hình hình học và một số đối tượng về hình học 14

1.4.2 Rèn kĩ năng thực hành và phát triển năng lực trí tuệ của trẻ 15

1.4.3 Tích lũy những hiểu biết trong đời sống sinh hoạt và học tập 16

1.5 Nội dung chương trình hình thành biểu tượng về hình da ̣ng cho trẻ mẫu giáo 17

1.6 Thực trạng việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non 17

1.6.1 Khảo sát điều tra 17

1.6.2 Phân tích kết quả điều tra 18

Trang 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH

DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 21

2.1 Phương pháp dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối 22

2.1.1 Dạy trong giờ học 22

2.1.2 Dạy ngoài giờ học 27

2.2 Phương pháp dạy trẻ khảo sát các khối 28

2.2.1 Dạy trong giờ học 28

2.2.2 Dạy ngoài giờ học 35

2.3 Phương pháp dạy trẻ phân biệt các khối 36

2.3.1 Phương pháp dạy trẻ phân biệt khối cầu và khối trụ 36

2.3.2 Phương pháp dạy trẻ phân biệt khối vuông và khối chữ nhật 42

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 48

3.1 Mục đích thử nghiệm 48

3.2 Phương pháp thử nghiệm 48

3.3 Thời gian, khách thể và địa bàn thử nghiệm 48

3.4 Nội dung thử nghiệm 48

3.5 Tiêu chí đánh giá 48

3.6 Kết quả thử nghiệm 49

KẾT LUẬN 54

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Thực tra ̣ng trình đô ̣ của giáo viên về việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 18 Bảng 2: Thực tra ̣ng mức đô ̣ nhâ ̣n thức về hình da ̣ng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 20 Bảng 3: Mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng về biểu tượng hình dạng tại trường mầm non Họa Mi 49 Bảng 4: Mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng về biểu tượng hình dạng tại trường mầm non Sơn Ca 50 Bảng 5: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về biểu tượng hình dạng tại trường mầm non Họa Mi 50 Bảng 6: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về biểu tượng hình dạng tại trường mầm non Sơn Ca 52

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về biểu tượng hình dạng tại trường mầm non Họa Mi 51 Biểu đồ 2: So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về biểu tượng hình dạng tại trường mầm non Sơn Ca 52

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn khóa luận

"Trẻ em hôm nay, thế giớ i ngày mai" Trẻ em là tương lai của đất nước , là viễn cảnh tươi đe ̣p của xã hô ̣i Vì vậy, mỗi người trong xã hội phải luôn quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ để sau này trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, của xã hội

Viê ̣c chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta và cũng là mu ̣c tiêu đào ta ̣o của ngành ho ̣c mầm non trong đó viê ̣c giáo du ̣c phát triển nhâ ̣n thức cho trẻ đóng vai trò quan tro ̣ng

Nói đến phát triển nhận thức cho trẻ không thể không nhắc đến việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ và trườ ng mầm non chính là nơ i đầu tiên giúp trẻ hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán

Việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ nói chung và hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường tiểu học Việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi không chỉ giúp trẻ nhận biết chính xác hình dạng của sự vật xung quanh mà còn giúp trẻ hình thành kỹ năng phân biệt các hình dạng xung quanh trẻ

Hơn nữa, việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tính ổn định tri giác của trẻ về hình dạng vật thể Vì vậy, việc dạy trẻ phân biệt hình dạng dựa vào dấu hiệu của vật thể và diễn đạt bằng lời những dấu hiệu nhận biết đó là rất quan trọng Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành ở trẻ những kiến thức đầy đủ về hình dạng của vật thể cũng như hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ

Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy, việc sử dụng các phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn hạn chế, các giáo viên mầm non chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này Vì vậy, hiệu quả của việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 -

6 tuổi còn chưa cao, trẻ khó tiếp thu kiến thức và không hứng thú trong giờ học

Trang 8

2

Từ những lí do trên, vấn đề mà khóa luận nghiên cứu là: “Phương pháp

hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cư ́ u

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứ u lí luâ ̣n : Tổng hợp các tài liê ̣u liên quan đến phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Nghiên cứ u thực tra ̣ng việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ta ̣i một số trường mầm non

- Đề xuất phương pháp hình thành biểu tượng về h ình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Thử nghiệm sư phạm để bước đầu có được kết luận cần thiết cho phương pháp khóa luận đã đề ra

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

3.2 Khách thể nghiên cứu

Giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ta ̣i 2 trường mầm non:

- Trườ ng mầm non Sơn Ca - bản Nà Lốc - thị trấn Ít Ong - huyện Mường

La - tỉnh Sơn La

- Trườ ng mầm non Ho ̣a Mi - tiểu khu III - thị trấn Ít Ong - huyê ̣n Mường

La - tỉnh Sơn La

4 Giả thuyết khoa học

Trên thực tế, giáo viên chưa có phương pháp phù hợp trong v iê ̣c hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và viê ̣c sử du ̣ng các phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn hạn chế Do vậy, nếu các phương pháp đề xuất trong khóa luận được vận dụng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trang 9

3

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích tổng hợp các vấn đề liên quan đến phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

5.2 Phương pháp điều tra – Quan sát

Sử dụng phiếu điều tra giáo viên để thu thập các thông tin nhằm làm cơ sở cho việc phân tích sau này

5.3 Phương pháp đa ̀m thoại

Đàm thoa ̣i với giáo viên để nắm bắt thực trạng việc hình thành biểu tượng về hình da ̣ng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

5.4 Phương pháp thực nghiê ̣m sư phạm

Sử du ̣ng các phương pháp đã đề xuất tác động đến một nhóm trẻ khối thử nghiê ̣m

5.5 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thử nghiệm

6 Đóng góp của khóa luận

Trên cơ sở hê ̣ thống hóa những vấn đề lí luâ ̣n và thực tiễn, xây dựng được phương pháp hình thành biểu tượng về hình da ̣ng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Đây sẽ là tài liê ̣u tham khảo cho giáo viên mầm non , sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non và những người quan tâm đến việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

7 Cấu tru ́ c của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, khóa luận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn

Chương 2: Phương pháp hình thành bi ểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Chương 3: Thử nghiê ̣m sư pha ̣m

Trang 10

4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Phương pháp giáo dục mầm non

Phương pháp là cách thức, con đường để chủ thể đạt được những mục đích nhất định

Phương pháp giáo dục mầm non là cách thức, con đường của nhà giáo dục tác động đến chủ thể là trẻ mầm non nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện

Để hiểu được phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo là gì? Phải xuất phát từ khái niệm biểu tượng về hình dạng

Đứng trên quan điểm của triết học duy vật biện chứng , biểu tượng về hình dạng là đặc trưng hình dạng của các tập hợp còn lưu lại và được tái hiện lại trong trí óc của chúng ta khi các tâ ̣p hợp đó không còn được ta tri giác trực tiếp , không còn tác đô ̣ng trực tiếp vào các giác quan của ta như trước

Dựa trên quan điểm về toán học, biểu tượng về hình dạng là hình ảnh về hình dạng

Biểu tượng về hình dạng bao gồm : Biểu tượng về loa ̣i hình (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác…), biểu tượng về phân loại hình (hình lăn được, hình không lăn được)

Biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo là biểu tượng của tri giác Điều đó có nghĩa tri giác là cơ sở ta ̣o nên những biểu tượng , có tri giác hình dạng mới

có biểu tượng hình da ̣ng Nói cách khác, tri giác hình da ̣ng là cơ sở ta ̣o nên hình ảnh về hình dạng Hơn nữa, viê ̣c tri giác phải kỹ lưỡng, chính xác và tổng thể thì biểu tượng được hình thành mới tro ̣n ve ̣n và sâu sắc

Từ những phân tích trên, ta có khái niệm phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo: Phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo là cách thức, con đường của nhà giáo dục tác động đến trẻ mẫu giáo nhằm hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ

Ngoài những khái niệm trên, chúng ta phải hiểu thế nào là hình dạng Để hiểu khái niê ̣m về hình da ̣ng ta phải xuất phát từ khái niê ̣m hình hình ho ̣c

Trang 11

5

Hình hình học là tập hợp các điểm

Như vâ ̣y, hình hình học được cấu tạo từ các điểm Do đó, mô ̣t điểm cũng được coi là mô ̣t hình hình ho ̣c

Khái niệm về hình hình học được hình thành nhờ sự trừu tượng đồng nhất trong đó có cơ sở là quan hê ̣ tương đương Nhờ quan hê ̣ này tâ ̣p hợp các hìn h hình học, các vật thể được chia thành từng lớp tương đương Bất kỳ hai hình nào, hai vâ ̣t nào thuô ̣c mô ̣t lớp thì có hình da ̣ng giống nhau

Tuy nhiên , hình dạng của một vật bất kỳ đều được phản ánh một cách khái quát bằ ng hình da ̣ng của hình hình học nào đó hoặc bằng sự kết hợp của

mô ̣t số hình hình ho ̣c theo mô ̣t kiểu nhất đi ̣nh trong không gian

Vâ ̣y hình hình ho ̣c là tâ ̣p hợp tất cả các hình chuẩn mà con người dựa vào đó để xác đi ̣nh hình da ̣ng của các vâ ̣t

Lớp của các hình, các vật thể đồng dạng về hình gọi là hình dạng

Tư duy của trẻ mẫu giáo về hình hình học được phân chia ở hai mức độ:

- Mứ c đô ̣ thứ nhất (đơn giản): Các hình hình học được xem xét t oàn bộ (nguyên) và chúng được phân chia theo hình dạng

- Mứ c đô ̣ thứ hai : Có sự phân tích các hình mà trẻ xem , trong khi phân tích trẻ đã phân chia các hình theo những tính chất của chúng Tuy nhiên, những tính chất đó chưa thật sự hoàn chỉnh

Dựa vào đă ̣c điểm nhâ ̣n thức của trẻ mẫu giáo khi nghiên cứ u về hình dạng ta chỉ xét hai dạng hình học đơn giản đó là hình học phẳng và hình học không gian Hai dạng hình học đơn giản này được tiến hành giảng dạy dưới hai hình thức là trong giờ học và ngoài giờ học

Về hình học không gian:

Trang 12

Để hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo cần chú ý đến đặc điểm nhận thức của trẻ để lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp Trong việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo, chúng ta thường sử dụng phương pháp hoạt động với đồ vật, phương pháp dùng lời và các hình thức luyện tập, củng cố Các phương pháp này không tách rời nhau mà hỗ trợ lẫn nhau, trong đó phương pháp hoạt động với đồ vật là phương pháp chủ đạo

1.2.1 Phương pháp hoạt động với đồ vật

1.2.1.1 Ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu

Phương pháp hoạt động với đồ vật là phương pháp tổ chức cho trẻ tiến hành qua các hoạt động với đồ vật dưới hình thức vui chơi Các tri thức cần cung cấp cho trẻ được biến thành các trò chơi và từng trẻ được trực tiếp tham gia trò chơi đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên mầm non Phương pháp hoạt động với đồ vật là phương pháp chủ đạo trong việc hình thành các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mẫu giáo

Hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo góp phần phát triển trí tuệ và phát triển năng lực tư duy cho trẻ, giúp trẻ chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng và đến tư duy logic

Trang 13

7

Các biểu tượng toán học thường rất khó và trừu tượng, trẻ mẫu giáo chưa

đủ khả năng để tiếp nhận các tri thức đó một cách trực tiếp Nếu các biểu tượng toán được mô hình hóa bởi các đồ dùng trực quan và trẻ được trực tiếp thực hiện trên các đồ vật đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó trẻ đóng vai trò là chủ thể của hoạt động, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động thì các biểu tượng toán học sẽ trở nên dễ dàng đối với trẻ, do vậy trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, đầy đủ và đặc biệt là trẻ sẽ nhớ lâu hơn Nhờ hoạt động tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật mà các giác quan của trẻ phát triển tốt hơn Phát triển khả năng cảm giác và khả năng tri giác nhanh nhạy, chính xác và phát triển tính tích cực, lòng ham hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ

Khi sử dụng phương pháp hoạt động với đồ vật trong việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo cần lưu ý các yêu cầu sau:

Đầu tiên, đối tượng cho trẻ hoạt động phải phù hợp với mục đích của bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức của trẻ cũng như phù hợp với điều kiện của địa phương

Thứ hai, phải đảm bảo cho tất cả trẻ đều được trực tiếp tham gia hoạt động với đồ dùng trực quan

Thứ ba, việc hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, phải đúng với trình tự thực hiện các thao tác trong quy trình hoạt động

1.2.1.2 Các bước tiến hành

Bước 1: Xác định mục đích bài dạy, yêu cầu trẻ cần đạt được

Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, vốn hiểu biết của trẻ về những tri thức kỹ năng sẽ dạy và yêu cầu cần đạt để xác định bài dạy này thuộc loại bài dạy nào để lựa chọn tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động Trên cơ sở các trò chơi, hoạt động đã chọn giáo viên lựa chọn các đối tượng cho trẻ hoạt động (tranh ảnh, đồ vật…) sao cho đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của bài học phù hợp với với thực tế địa phương, đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, phù hợp với cách sử dụng của cô và trẻ Mặt khác, đồ dùng trực quan phải phức tạp dần theo sự phát triển

về nhận thức của trẻ

Trang 14

8

Bước 2: Xác lập phương thức hoạt động

Dựa vào nội dung kiến thức, kỹ năng cần hình thành cho trẻ và căn cứ vào các hoạt động đã lựa chọn, giáo viên sắp xếp các hoạt động theo một trình tự lôgic Giáo viên phải dự kiến trước sẽ thiết kế mỗi hoạt động dưới hình thức trò chơi nào? Trong hoạt động đó có bao nhiêu thao tác? Các thao tác diễn ra theo trình tự nào để tạo ra sản phẩm? Có khi cùng một trò chơi, hoạt động mà trình tự hướng dẫn trong các tiết hoặc các phần trong một tiết cũng khác nhau

Bước 3: Định hướng hoạt động

Trong định hướng hoạt động bao gồm: Định hướng chung và định hướng

Việc định hướng chung và định hướng từng thao tác cần dựa vào trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi và vốn kinh nghiệm của trẻ để lựa chọn mức độ hướng dẫn phù hợp Có hai mức độ đó là:

Mức độ một: Yêu cầu trẻ thực hiện bài tập sao chép có nghĩa là trẻ bắt chước các hành động của giáo viên, thực hiện các việc làm, các thao tác theo một trình tự nhất định mà giáo viên hướng dẫn Đối với loại bài tập sao chép, hành động mẫu và lời giải thích của giáo viên nhằm giúp trẻ biết cách làm Vì vây, hành động mẫu và lời giải thích của giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc định hướng hoạt động phải bằng vật mẫu, hành động mẫu kết hợp với lời nói hấp dẫn để gây hứng thú từ đó lôi cuốn trẻ vào bài học

Thứ hai, việc định hướng từng thao tác việc làm cho trẻ phải bằng hành động mẫu hoặc vật mẫu kèm theo lời hướng dẫn cách làm của giáo viên Giáo viên phải cùng thực hiện các thao tác hành động như trẻ theo một quy trình đã được thiết lập cùng với lời hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu nhằm giúp trẻ biết cần phải làm gì? Phải làm như thế nào? Giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện một cách

Trang 15

9

tuần tự từng thao tác, giúp trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và tránh sai sót Muốn vậy, toàn bộ quá trình thực hiện và kết quả hoạt động của trẻ phải nằm dưới sư quan sát và kiểm tra, hướng dẫn của giáo viên Giáo viên phải chú ý quan tâm nhắc nhở và hướng dẫn, sửa sai cho những trẻ chưa biết làm hoặc làm chưa chuẩn

Mức độ hai: Yêu cầu trẻ thực hiện bài tập tái tạo và bài tập sáng tạo

Bài tập tái tạo là bài tập được giáo viên mô tả rõ kỹ năng hoặc biện pháp giải quyết, các vấn đề được đặt ra bằng lời nói; không có vật mẫu hoặc hành động mẫu của giáo viên

Bài tập sáng tạo là bài tập trong đó chỉ nêu vấn đề cần giải quyết, trẻ phải

tự chọn biện pháp hoặc kỹ năng thích hợp (dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm của trẻ) để giải quyết vấn đề đặt ra Mục đích của bài tập này là luyện tập cho trẻ biết sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo

Đối với hai loại bài tập này vật mẫu hay hành động mẫu của giáo viên sẽ đưa ra sau khi trẻ đã hoàn thành bài tập và chúng được dùng làm phương tiện để trẻ tự kiểm tra kết quả của mình Do vậy, giáo viên cần chú ý những yêu cầu sau:

Thứ nhất, định hướng chung chỉ bằng lời hướng dẫn không có hành động mẫu, cô chỉ nêu yêu cầu “Cần làm gì?”

Thứ hai, định hướng từng thao tác chỉ bằng lời hướng dẫn cách làm Giáo viên không làm mẫu hoặc trực tiếp giúp trẻ Giáo viên chỉ gợi ý đẻ trẻ nhớ lại cách làm tương tự, yêu cầu trẻ làm thử bằng một vài cách làm khác nhau để từ

đó lựa chọn cách làm thích hợp cho bài tập mà cô yêu cầu

Trong quá trình thực hiện bài tập sáng tạo, trẻ thường dùng biện pháp thử tư duy và thực hành, sử dụng những kiến thức đã có vào các tình huống mới tương tự Qua đó hình thành tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong công việc của trẻ

1.2.2 Phương pháp dùng lời

1.2.2.1 Ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu

Phương pháp dùng lời là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của giáo viên để

mô tả, hướng dẫn gợi ý hoặc hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích để nắm được những tri thức cần thiết

Trang 16

và phát triển cho trẻ về ngôn ngữ, năng lực chú ý lắng nghe, hiểu được lời nói, khả năng diễn đạt bằng lời nói

Trong khi sử dụng phương pháp dùng lời, giáo viên phải chú ý những yêu cầu sau:

Thứ nhất, lời đối thoại hướng dẫn, hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng,

dễ hiểu, gắn liền với các tình huống cụ thể, hướng tới các tri thức cần đạt được

Thứ hai, các câu hỏi phát vấn trẻ phải đưa ra đúng lúc, tuân thủ theo trình

tự của một chuỗi các hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện

Thứ ba, không áp đặt trẻ diễn đạt theo ngôn ngữ của giáo viên

Thứ tư, giáo viên chỉ đặt câu hỏi sau khi trẻ đã được quan sát hoặc thực hiện xong hoạt động

Thứ năm, trẻ phải là người đầu tiên nêu lên nhận xét sau khi quan sát hoặc thực hiện xong hoạt động

Thứ sáu, giáo viên là người chính xác hóa và khái quát hóa kết quả để hình thành biểu tượng mới

Cuối cùng, giáo viên phải dạy trẻ hiểu ý nghĩa của các từ ngữ toán học và biết sử dụng đúng trong các tình huống cụ thể

1.2.2.2 Các bước tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng

Lời nói của giáo viên phải lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, mở ra cho trẻ thấy những cái cần nhìn và nhìn như thế nào về đối tượng đó Tập trung sự chú ý vào những

Trang 17

11

chi tiết của đối tượng cần quan sát Trẻ nêu nhận xét, giáo viên chính xác hóa và

hệ thống hóa những điều trẻ nhận xét

Bước 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật

Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật, giáo viên cần lưu ý những đặc điểm về lời nói như sau:

Thứ nhất, khi định hướng chung, lời hướng dẫn của giáo viên phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ biết được nhiệm vụ trẻ sắp phải làm

Thứ hai, khi hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động, lời hướng dẫn của giáo viên phải gắn với hoạt động giúp trẻ hiểu “Cần phải làm gì? Làm như thế nào?” Lời nói của giáo viên phải điều khiển trẻ hoạt động với đồ vật và giúp trẻ tự tiến hành hoạt động với đồ vật

Thứ ba, giọng nói của giáo viên phải có ngữ điệu, biết nhấn mạnh vào những nội dung quan trọng

Bước 3: Hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh để tìm ra kết quả

Dựa vào quá trình trẻ hoạt động với đồ vật, giáo viên lựa chọn một cách

có hệ thống các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với nội dung, đưa ra đúng lúc nhằm giúp trẻ phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm kiếm, phát hiện những vấn

đề cần lĩnh hội Khi đó những hiểu biết, kỹ năng trẻ được lĩnh hội trong quá trình hoạt động với đồ vật sẽ được phản ánh có hệ thống ở ngôn ngữ và trong tư duy của trẻ Tạo điều kiện để trẻ là người đầu tiên được tự nhận xét, diễn đạt những phát hiện của mình; phát huy vai trò chủ thể trong hoạt động của trẻ; luyện cho trẻ thói quen phân tích, tổng hợp và cách diễn đạt những kiến thức mà trẻ thu nhận được

Trong ba bước trên thì hai bước đầu sử dụng hình thức giảng giải là chủ yếu, bước thứ ba sử dụng hình thức đàm thoại là chính

1.2.3 Các hình thức luyện tập

1.2.3.1 Ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu

Việc sử dụng các hình thức luyện tập sẽ giúp củng cố các kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã tiếp thu được trong các giờ học

Trang 18

12

Đặc điểm trẻ mẫu giáo là chóng chán mau quên do vậy để trẻ nhớ được những kiến thức lâu hơn thì cần phải có những hình thức cho trẻ luyện tập phù hợp với từng nội dung cụ thể

1.2.3.2 Các hình thức luyện tập

Đối với trẻ mẫu giáo, chúng ta có thể sử dụng một số hình thức luyện tập sau: Thứ nhất, cho trẻ luyện tập qua các bài tập ứng dụng đa dạng, phong phú với hình thức các trò chơi và sử dụng các loại phương tiện khác nhau

Thứ hai, vận dụng các hiểu biết đã có của trẻ để giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế

Thứ ba, cho trẻ luyện tập qua các trò chơi Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải nêu rõ tên trò chơi cũng như luật chơi (nếu là trò chơi mới thì giáo viên phải chơi thử)

Cuối cùng, cho trẻ luyện tập qua các môn học và các hoạt động khác Giáo viên cần tận dụng các cơ hội để củng cố các biểu tượng sơ đẳng về toán khi dạy trẻ các môn học và tổ chức các hoạt động khác

1.3 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo về biểu tươ ̣ng hình da ̣ng

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh Trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học nhờ sự tham gia tích cực của các giác quan, sau đó trẻ dùng lời để khái quát những nhận biết đó Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và các hình hình học cũng khác nhau Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo về biểu tượng về hình dạng được thể hiện qua các lứa tuổi như sau:

đồ vật gần gũi xung quanh trẻ

Ví dụ: Hình chữ nhật giống cái bảng, cái cửa sổ hay hình tròn giống cái đĩa, cái bánh xe…

Trang 19

13

Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia của các giác quan trong đó chủ yếu là tay và mắt Tuy nhiên ở giai đoạn này, tay của trẻ hoạt động còn vụng về nên hoạt động của tay mới chỉ dừng lại ở việc cầm nắm chưa có ý thức; khả năng quan sát của mắt còn hạn chế, trẻ chỉ có thể tập trung vào một dấu hiệu nào đó của vật như: Hình dạng, màu sắc, kích thước chứ trẻ chưa thấy những dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật

Trẻ ở lứa tuổi này chưa có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học đặc biệt là các hình có ít sự khác nhau như hình vuông và hình chữ nhật

Do vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống còn hạn chế nên việc diễn đạt của trẻ 3 - 4 tuổi còn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác Vì vậy, việc giáo viên hướng dẫn trẻ bằng lời nói để khái quát sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học là điều quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình

Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, cần cho trẻ được tiếp xúc với các đồ vật có hình dạng là các hình hình học Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, phải cho trẻ hoạt động nhận biết các hình hình học như một tiêu chuẩn dựa vào đó để tri giác các sự vật

Trẻ 4 - 5 tuổi:

Trẻ càng lớn thì tri giác càng hoàn thiện, hoạt động của các giác quan càng phát triển, mức độ khảo sát hình dạng của trẻ càng cao Vì vậy, biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình hình học của trẻ càng chính xác và phong phú hơn

Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi không còn đồng nhất các hình hình học với các đồ vật giống chúng mà đã biết sử dụng các hình hình học như những hình chuẩn để

so sánh, lựa chọn, xác định hình dạng của mọi vật xung quanh

Ví dụ: Cái đĩa giống hình tròn, ô gạch giống hình chữ nhật…

Nhờ tác động của người lớn, trẻ đã có khả năng nhận biết, phân biệt, gọi đúng tên một số hình hình học, trẻ ít nhầm lẫn hình tròn với hình ô van, hình vuông với hình chữ nhật…; trẻ nhận biết, gọi tên được một số hình như: Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật…

Trẻ đã có khả năng nhận biết, gọi đúng tên, phân biệt được hình dạng của các vật Đa số trẻ thực hiện đúng nhiệm vụ tìm những vật có dạng hình tròn hay hình vuông hoặc tìm ra dấu hiệu chung về hình dạng của các vật Việc thực hiện

Trang 20

Trẻ 5 - 6 tuổi:

Ở lứa tuổi này, khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình học bằng các hoạt động của tay và mắt của trẻ theo đường bao được phát triển hoàn thiện Trẻ đã chủ động sờ mó vật bằng cả hai tay, cầm nắm vật bằng các đầu ngón tay, biết đưa mắt quan sát theo đường bao của vật, phần chủ yếu đặc trưng cho hình dạng của vật Đó là điều kiện để trẻ khảo sát hình một cách đầy đủ

Trẻ 5 - 6 tuổi, ngôn ngữ phát triển hơn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thị giác, xúc giác và ngôn ngữ tạo điều kiện giúp trẻ thu nhận các kiến thức

về hình dạng chính xác hơn, giúp trẻ củng cố nhớ lâu điều mà trẻ cảm giác được Lời nói còn giúp cho nhận thức của trẻ được khái quát hơn

Trẻ 5 - 6 tuổi có thể hiểu được các tính chất đơn giản của các hình hình học, có thể phân biệt được các hình các vật theo các nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu

Ví dụ: Nhóm có đường bao cong, nhóm có đường bao thẳng…

Trẻ có khả năng đối chiếu hình dạng các vật trong thực tế với các hình hình học

1.4 Vai tro ̀ của việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo

1.4.1 Giúp trẻ có những biểu tượng ban đầu về hình hình học và một số đối tượng về hình học

Ở các trường mầm non, việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán được tổ chức bằng các hoạt động Hình học là một nội dung cơ bản trong việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán Những kiến thức này được nâng cao

Trang 21

Ở trường mầm non, trẻ học tập thông qua hoạt động, qua đó trẻ được làm quen với các loại hình hình học khác nhau như: Hình vuông (tấm phản vuông…), hình chữ nhật (cái bảng, cái bàn, quyển sách…), hình tam giác (lá cờ, biển báo giao thông…), khối cầu (quả bóng…), khối trụ (cái hộp, cái cốc…), khối vuông (xúc xắc…), khối chữ nhật (hộp phấn…) nhưng trẻ chưa nhận ra được đặc điểm toán học của các hình và khối mà chỉ là những biểu tượng sơ đẳng Những biểu tượng sơ đẳng này sẽ là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển kiến thức về hình hình học ở các cấp học cao hơn

Việc hình thành những biểu tượng ban đầu về hình hình học có trong môi trường xung quanh có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị kiến thức cho trẻ học tập môn hình hình học ở các cấp bậc tiếp theo vì nó giúp trẻ có được những định hướng đầu tiên về hình hình học

1.4.2 Rèn kĩ năng thực hành và phát triển năng lực trí tuệ của trẻ

Khi học về các hình và khối, trẻ được hoạt động với các đồ vật là các hình mẫu và các khối mẫu để giúp trẻ nhận biết, gọi tên các hình (khối), khảo sát các hình (khối) và giúp trẻ phân biệt các hình (khối) Việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo các độ tuổi để phù hợp với đặc điểm nhận biết của trẻ Chẳng hạn:

Đối với trẻ 3 - 4 tuổi:

Có thể dạy trẻ nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác và hình chữ nhật theo hình mẫu không phụ thuộc vào kích thước và màu sắc

Trang 22

16

Đối với trẻ 4 - 5 tuổi:

Có thể dạy trẻ phân biệt sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật, giữa hình tam giác với hình vuông hoặc hình chữ nhật theo đặc điểm đường bao hình, kích thước và số lượng các cạnh

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi:

Có thể dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ, khối chữ nhật và khối vuông

Việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo theo các độ tuổi là điều quan trọng trong việc giáo dục trẻ vì việc giáo dục phải dựa trên mức độ nhận thức của trẻ, có như vậy thì trẻ mới có thể tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng, đầy đủ và chính xác

Việc học tập như trên sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, chính xác hóa…

1.4.3 Tích lũy những hiểu biết trong đời sống sinh hoạt và học tập

Biểu tượng về hình dạng ở trẻ mẫu giáo được hình thành thông qua hoạt động thực hành mà chủ yếu là hoạt động với đồ vật để tích lũy những hiểu biết cho trẻ Tuy nhiên, những kiến thức, kỹ năng hình học được hình thành ở trẻ qua con đường thực nghiệm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ vì có như vậy trẻ mới có thể áp dụng những kiến thức mình đã tích lũy được để giải quyết các hình huống trong thực tế

Ví dụ: Bằng con đường thực nghiệm trẻ có thể hình dung được cái ô tô được tạo bởi hai hình chữ nhật và hai hình tròn; con lật đật được tạo bởi một hình tròn to và một hình tròn nhỏ; ngôi nhà có mái dạng hình tam giác, trần nhà

có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông…

Ngoài ra, các yếu tố hình học còn giúp trẻ phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính và phẩm chất đạo đức tốt như: Cần cù, chu đáo, cẩn thận, khéo léo, chính xác…Nhờ vậy mà trẻ có thêm tiến đề để tiếp thu các hoạt động học tập ở trường mầm non và học môn toán ở bậc tiểu học

Trang 23

Lớp 3 - 4 tuổi (lớp mẫu giáo bé):

- Dạy trẻ nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật theo hình mẫu

- Dạy trẻ gọi tên hình và nhận biết hình theo tên gọi

- Cho trẻ làm quen với thuộc tính cong của đường bao hình tròn

Lớp 4 - 5 tuổi (lớp mẫu giáo nhỡ):

- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật, giữa hình tam giác với hình vuông hoặc hình chữ nhật dựa vào tính chất của đường bao hình, kích thước và số lượng cạnh của mỗi hình

Lớp 5 - 6 tuổi (lớp mẫu giáo lớn):

- Dạy trẻ nhận biết khối vuông, khối cầu, khối trụ, khối chữ nhật theo hình mẫu và nhận biết khối theo tên gọi

- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, giữa khối vuông và khối chữ nhật dựa vào đặc điểm về hình dạng và số lượng các mặt bao quanh khối

1.6 Thực trạng việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non

1.6.1 Khảo sát điều tra

1.6.1.1 Mục đích điều tra

Nhằm tìm hiểu thực trạng việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non

Trang 24

18

1.6.1.2 Khách thể điều tra

Giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại hai trường mầm non:

- Trườ ng mầm non Sơn Ca - bản Nà Lốc - thị trấn Ít Ong - huyện Mường

La - tỉnh Sơn La

- Trườ ng mầm non Ho ̣a Mi - tiểu khu III - thị trấn Ít Ong - huyê ̣n Mường

La - tỉnh Sơn La

1.6.1.3 Thơ ̀ i gian điều tra

Tiến hành điều tra từ ngày 02 tháng 03 năm 2015 đến ngày 12 tháng 03 năm 2015

1.6.1.4 Phương pha ́ p điều tra

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin về giáo viên và trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi

Sử dụng phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên để nắm bắt thực trạng việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.6.2 Phân ti ́ch kết quả điều tra

Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2

Bảng 1: Thực tra ̣ng trình đô ̣ của giáo viên về viê ̣c hình thành biểu tượng

về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Tên

sở

GVG cấp huyện

GVG cấp tỉnh Trường

Trang 25

Ca có 50% giáo viên đạt trình độ đại học; 16,7% giáo viên đạt trình độ cao đẳng

và 33,3% giáo viên đạt trình độ trung cấp

Ở cả hai trường mầm non Họa Mi và trường mầm non Sơn Ca các giáo viên đều có thâm niên công tác từ 1 năm đến trên 20 năm Cụ thể, trường mầm non Họa Mi giáo viên có thâm niên công tác từ 1 năm đến 10 năm đạt 66,7%; từ

10 năm đến 20 năm đạt 0%; giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm đạt 33,3% Đối với trường mầm non Sơn Ca, giáo viên có thâm niên công tác từ 1 năm đến 10 năm đạt 66,6%; từ 10 năm đến 20 năm đạt 16,7% và giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm đạt 16,7%

Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở cả hai trường đều đạt được nhiều danh hiệu trong thời gian công tác Cụ thể, trường mầm non Họa Mi có 33,3% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến; 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện; 16,7% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh Đối với trường mầm non Sơn Ca có 83,3% giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến; 16,7% giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không có giáo viên nào đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện và giáo viên giỏi cấp tỉnh

Mặc dù giáo viên ở cả hai trường mầm non Họa Mi và trường mầm non Sơn Ca chủ yếu đạt trình độ đại học, có thâm niên công tác lâu năm, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy chính vì vậy các giáo viên thường dạy theo kinh nghiệm sẵn có của bản thân, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới còn hạn chế, giáo viên chưa có phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phù hợp Hơn nữa, đồ dùng trực quan cho việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 - 6 tuổi chưa đầy đủ

Trang 26

20

Bảng 2: Thực trạng mức độ nhận thức về hình dạng

của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Tên trường

Số

lượng trẻ

Giới tính

Dân tộc ít người

22/40 (55%)

5/40 (12,5%) Trường mầm

non Sơn Ca

40 21/40 19/40 24/40 0/40

(0%)

12/40 (30%)

21/40 (52,5%)

7/40 (17,5%)

Nhận xét:

Qua việc khảo sát thực trạng mức độ nhận thức về biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại hai trường mầm non Họa Mi và trường mầm non Sơn Ca tôi nhận thấy: Ở cả hai trường mầm non Họa Mi và trường mầm non Sơn Ca, mức độ nhận thức của trẻ về biểu tượng hình dạng chủ yếu đạt ở mức

độ khá Đối với trường mầm non Họa Mi, 32,5% trẻ có mức độ nhận thức khá; 55% trẻ có mức độ nhận thức trung bình và 12,5% trẻ có mức độ nhận thức yếu Đối với trường mầm non Sơn Ca, 30% trẻ có mức độ nhận thức khá; 52,5% trẻ

có mức độ nhận thức trung bình và 17,5% trẻ có mức độ nhận thức yếu Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là trẻ ở cả hai trường chủ yếu là dân tộc ít người, trẻ gặp khó khăn trong ngôn ngữ Ngoài ra, đồ dùng học tập phục vụ cho việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ 5 - 6 tuổi chưa đầy đủ, trẻ không có điều kiện tiếp xúc với các đồ dùng trực quan do vậy việc tiếp thu kiến thức của trẻ bị hạn chế

Trang 27

21

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ

HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Phương pháp chủ yếu để hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo là phương pháp hoạt động với đồ vật Để hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần phải cho trẻ trực tiếp hoạt động với đồ vật là các khối mẫu để giúp trẻ nhận biết, gọi tên được các khối; biết khảo sát các khối cũng như phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các khối Trong việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo thường sử dụng hai hình thức dạy học là dạy trong giờ học và dạy ngoài giờ học

Hình thức dạy trong giờ học, đây là hình thức tổ chức quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo nói chung và hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo nói riêng Việc sử dụng hình thức này sẽ giúp trẻ hình thành được tri thức mới, rèn luyện

và củng cố các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ Ngoài ra, nó còn giúp rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và tính tích cực tự giác trong học tập, góp phần hoàn thiên và phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ

Dưới hình thức dạy trong giờ học, trẻ lĩnh hội các tri thức, rèn luyện các

kỹ năng thông qua việc quan sát và hoạt động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó trẻ giữ vai trò là chủ thể của hoạt động còn cô giáo là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động theo trình tự:

- Cô thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động

- Từng trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động, nêu lên nhận xét về những điều lĩnh hội được qua hoạt động, tự kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của mình và của bạn

- Cô chính xác hóa các nhận xét của trẻ, khái quát hóa kết quả để hình thành tri thức mới

Đối với hình thức này, cấu trúc một tiết học gồm ba phần:

Phần một: Ôn kiến thức cũ hoặc làm quen với kiến thức mới

Phần hai: Hình thành tri thức, biểu tượng mới

Trang 28

22

Phần ba: Luyện tập, củng cố

Dựa trên nguyên tắc dạy học “Học đi đôi với hành” nên trong việc hình thành các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ mẫu giáo nói chung và trong hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo nói riêng việc học phải luôn được kết hợp với thực tiễn Vì vậy, việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo không chỉ dừng lại ở việc giáo viên truyền thụ kiến thức trong các tiết học mà giáo viên cần phải dạy cho trẻ biết cách vận dụng những kiến thức,

kỹ năng mà trẻ đã học được vào các hoạt động khác của trẻ trong cuộc sống hàng ngày

Với hình thức dạy ngoài giờ học, sẽ giúp trẻ củng cố các kiến thức, kỹ năng đã có làm cho trẻ có nhận thức sâu sắc hơn về các biểu tượng đó, đồng thời giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các kiến thức đó đối với cuộc sống thực tế của trẻ

và chính điều này sẽ giúp trẻ quan tâm hơn đến cuộc sống xung quanh của trẻ Mặt khác, qua các hoạt động hàng ngày mà cô giáo hướng dẫn trẻ sẽ được làm quen và bước đầu nhận biết về các biểu tượng toán

Hình thức này chủ yếu là giáo viên tổ chức hướng dẫn cho trẻ được quan sát, mở ra cho trẻ thấy được cái cần nhìn và nhìn như thế nào? Thông qua việc tổ chức dạy học kết hợp với các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi để cho trẻ được làm quen và bước đầu tìm thấy mối quan hệ giữa các biểu tượng toán với nhau

và giữa các biểu tượng đó với các môn học khác

Dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tôi xin đề xuất một số phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi như sau:

2.1 Phương pháp dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối

2.1.1 Dạy trong giờ học

Phần 1: Ôn kiến thức cũ hoặc tạo hứng thú

Có thể cho trẻ ôn kiến thức cũ hoặc tạo hứng thú bằng một trong các hoạt động sau:

- Cho trẻ hát

- Cho trẻ chơi trò chơi

Trang 29

23

- Trò chuyện với trẻ

- Đọc thơ hoặc kể chuyện

Phần 2: Hình thành biểu tượng mới

Hình thành biểu tượng mới cho trẻ theo trình tự sau:

- Giáo viên giơ khối mẫu lên cho trẻ quan sát để trẻ nắm được hình dạng của khối

- Yêu cầu trẻ chọn khối giống với khối mẫu của giáo viên

- Cho trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm

- Giáo viên chính xác hóa tri thức

- Cho trẻ nhắc lại tên khối (trẻ nhắc lại 3 - 4 lần)

Phần 3: Luyện tập, củng cố

Có thể cho trẻ luyện tập, củng cố bằng một trong các hoạt động sau:

- Chọn khối theo tên gọi, màu sắc của khối:

+ Cô gọi tên khối, trẻ chọn khối và nêu màu sắc của khối

+ Cô chọn khối, trẻ gọi tên khối và nêu màu sắc của khối

- Cho trẻ tìm những đồ vật, đồ dùng xung quanh trẻ có dạng khối đã học

- Trò chơi: “Đội nào nhanh hơn”, “Tìm nhà”

Ví dụ 1: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

- Tạo hứng thú: Trò chơi “Gieo hạt”

+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? (trò chơi “Gieo hạt”)

Trang 30

24

+ Để có được nhiều cây xanh chúng mình phải làm gì? (gieo hạt, chăm sóc cây)

+ Cô thấy lớp mình học rất giỏi nên cô sẽ tặng cho mỗi bạn một giỏ đồ chơi

- Hình thành biểu tượng mới: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối cầu:

+ Cô chọn khối cầu trong giỏ đồ chơi giơ lên và yêu cầu trẻ quan sát khối

cô đang cầm: Các con hãy chú ý lên đây và quan sát khối cô đang cầm trên tay (trẻ quan sát khối trên tay cô)

+ Cô yêu cầu trẻ chọn khối giống với khối của cô: Các con hãy tìm trong giỏ đồ chơi của mình khối giống với khối cô đang cầm trên tay và giơ lên cho các bạn cùng xem (trẻ chọn khối cầu giơ lên)

+ Cho trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm: Bạn nào cho cô và các bạn biết đây là khối gì? (trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm có thể đúng hoặc sai)

+ Cô chính xác hóa: Đây được gọi là khối cầu (trẻ chú ý lắng nghe)

+ Cho trẻ nhắc lại tên khối: Các con cùng nhắc lại tên “Khối cầu” với cô nào (trẻ nhắc lại “Khối cầu” 3 đến 4 lần)

Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối trụ:

+ Cô chọn khối trụ trong giỏ đồ chơi giơ lên và yêu cầu trẻ quan sát khối

cô đang cầm: Các con hãy chú ý lên đây và quan sát khối cô đang cầm trên tay nào (trẻ quan sát khối trên tay cô)

+ Cô yêu cầu trẻ chọn khối giống với khối của cô: Các con hãy tìm trong giỏ đồ chơi của mình khối giống với khối cô đang cầm trên tay và giơ lên cho các bạn cùng xem (trẻ chọn khối trụ giơ lên)

+ Cho trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm: Đây là khối gì? (trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm có thể đúng hoặc sai)

+ Cô chính xác hóa: Khối cô đang cầm trên tay được gọi là khối trụ (trẻ chú ý lắng nghe)

+ Cho trẻ nhắc lại tên khối: Các con cùng nhắc lại tên “Khối trụ” nào (trẻ nhắc lại “Khối trụ” 3 đến 4 lần)

Trang 31

25

Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối vuông:

+ Cô chọn khối vuông trong giỏ đồ chơi giơ lên và yêu cầu trẻ quan sát khối cô đang cầm: Các con hãy chú ý lên đây và quan sát khối cô đang cầm trên tay nào (trẻ quan sát khối trên tay cô)

+ Cô yêu cầu trẻ chọn khối giống với khối của cô: Các con hãy tìm trong giỏ đồ chơi của mình khối giống với khối cô đang cầm trên tay và giơ lên cho các bạn cùng xem nào (trẻ chọn khối vuông giơ lên)

+ Cho trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm: Bạn nào cho cô và các bạn biết đây là khối gì? (trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm có thể đúng hoặc sai)

+ Cô chính xác hóa: Đây là khối vuông (trẻ chú ý lắng nghe)

+ Cho trẻ nhắc lại tên khối: Các con cùng nhắc lại tên “Khối vuông” với

cô nào (trẻ nhắc lại “Khối vuông” 3 đến 4 lần)

Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối chữ nhật:

+ Cô chọn khối chữ nhật trong giỏ đồ chơi giơ lên và yêu cầu trẻ quan sát khối cô đang cầm: Các con hãy chú ý lên đây và quan sát khối cô đang cầm trên tay nào (trẻ quan sát khối trên tay cô)

+ Cô yêu cầu trẻ chọn khối giống với khối của cô: Các con hãy tìm trong giỏ đồ chơi của mình khối giống với khối cô đang cầm trên tay và giơ lên cho các bạn cùng xem nào (trẻ chọn khối chữ nhật giơ lên)

+ Cho trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm: Bạn nào cho cô và các bạn biết đây là khối gì? (trẻ gọi tên khối theo kinh nghiệm có thể đúng hoặc sai)

+ Cô chính xác hóa: Đây được gọi là khối chữ nhật đấy các con ạ (trẻ chú

* Chọn khối theo tên gọi và màu sắc

- Chuẩn bị: Cô và mỗi trẻ một giỏ đồ chơi có các khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật với nhiều màu sắc khác nhau

Trang 32

26

- Tiến hành:

+ Cô gọi tên khối, trẻ chọn khối và nêu màu sắc của khối

+ Cô chọn khối, trẻ gọi tên khối và nêu màu sắc của khối

* Tìm những đồ vật xung quanh có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

- Chuẩn bị: Cô chuẩn bị những đồ vật có dạng khối cầu (như: quả bóng

đá, quả bóng bàn, hòn bi…), những đồ vật có dạng khối trụ (như: lon coca, viên phấn, lon sữa, lon bia, cái cốc…), những đồ vật có dạng khối vuông (như: xúc sắc…) và những đồ vật có dạng khối chữ nhật (như: hộp phấn, hộp kem đánh răng, hộp bánh, hộp sữa…) đặt xung quanh lớp

- Tiến hành: Yêu cầu trẻ tìm những đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật: Xung quanh các con có rất nhiều đồ vật, bây giờ các con hãy tìm cho cô những đồ vật có dạng khối cầu (hoặc khối trụ hoặc khối vuông hoặc khối chữ nhật)

* Trò chơi “Đội nào nhanh hơn”

+ Cô gọi tên trò chơi: “Đội nào nhanh hơn”

+ Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: Cô chia lớp thành bốn đội, mỗi đội

sẽ có một đội trưởng cầm xắc xô Cô sẽ chọn một khối bất kì giơ lên, đội nào nhanh tay lắc xắc xô trước thì đội đó sẽ dành được quyền trả lời Nếu đội đó gọi đúng tên và nêu đúng màu sắc của khối cô giơ lên thì đội đó sẽ được tặng một bông hoa, nếu trả lời sai thì ba đội còn lại sẽ có quyền trả lời Kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều bông hoa hơn đội đó sẽ giành chiến thắng, đội thua cuộc sẽ phải nhảy lò cò một vòng

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 đến 4 lần

Trang 33

27

* Trò chơi “Tìm nhà”

- Chuẩn bị:

+ Khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

+ Những đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

- Tiến hành:

+ Cô gọi tên trò chơi: “Tìm nhà”

+ Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: Nhà là những đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật Cô sẽ phát cho mỗi bạn một khối (có thể là khối cầu hoặc khối trụ hoặc khối vuông hoặc khối chữ nhật) Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát một bài hát, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà! Tìm nhà!” thì trẻ phải chạy thật nhanh tìm đến ngôi nhà có dạng giống với khối mà trẻ đang cầm trên tay Kết thúc trò chơi, bạn nào không tìm được nhà và tìm không đúng nhà sẽ bị phạt nhảy lò cò một vòng

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần

2.1.2 Dạy ngoài giờ học

Ngoài giờ học, có thể cho trẻ luyện tập nhận biết, gọi tên các khối trong các hoạt động khác của trẻ như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc Cụ thể như sau:

- Cho trẻ chơi với các khối, các đồ vật có dạng khối mà trẻ đã học để giúp trẻ củng cố kiến thức

- Cho trẻ chơi với các khối, các đồ vật có dạng khối mà trẻ sắp được học

để trẻ làm quen dần với các khối đó

- Cho trẻ tìm các dạng khối đã học trong thực tế xung quanh trẻ

Ví dụ 2: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật qua các hoạt động

- Cho trẻ chơi với các khối trong giờ hoạt động góc

- Hỏi trẻ những đồ vật có dạng khối đã học:

+ Viên gạch (hoặc hộp sữa, hộp phấn, hộp kem đánh răng, hộp bánh…)

có dạng khối gì? (khối chữ nhật)

+ Cốc nước (hoặc lon coca, lon sữa, lon bia…) có dạng khối gì? (khối trụ)

Trang 34

28

+ Quả bóng đá (hoặc quả bóng bàn, hòn bi…) có dạng khối gì? (khối cầu) + Xúc sắc (hoặc rubic…) có dạng khối gì? (khối vuông)

2.2 Phương pháp dạy trẻ khảo sát các khối

2.2.1 Dạy trong giờ học

Phần 1: Ôn kiến thức cũ

Có thể cho trẻ ôn nhận biết, gọi tên các khối bằng hoạt động chọn khối theo tên gọi và màu sắc như sau:

- Giáo viên gọi tên khối, trẻ chọn khối giơ lên và nêu màu sắc của khối

- Giáo viên chọn khối, trẻ gọi tên khối và nêu màu sắc của khối

Phần 2: Hình thành biểu tượng mới

Dạy trẻ khảo sát các khối theo trình tự sau:

- Cho trẻ sờ mặt bao của khối:

+ Cho trẻ dùng bàn tay sờ mặt bao của khối

+ Cho trẻ tự nhận xét theo kinh nghiệm của bản thân về mặt bao của khối (trẻ nhận xét, có thể nói đúng hoặc nói sai)

+ Giáo viên chính xác hóa tri thức

+ Cho trẻ nhắc lại vài lần

- Cho trẻ lăn khối:

+ Cho trẻ dùng tay lăn khối

+ Cho trẻ nhận xét khối nào lăn được, khối nào không lăn được

+ Giáo viên chính xác hóa tri thức

+ Cho trẻ nhắc lại vài lần

Phần 3: Luyện tập, củng cố

Có thể cho trẻ luyện tập, củng cố bằng một trong các hoạt động sau:

- Cho trẻ chọn khối theo đặc điểm mặt bao và dấu hiệu lăn được hay không lăn được:

+ Giáo viên chọn khối, trẻ nêu đặc điểm mặt bao của khối và dấu hiệu lăn được hay không lăn được của khối

+ Giáo viên nêu đặc điểm mặt bao của khối và dấu hiệu lăn được hay không lăn được của khối, trẻ chọn khối

Trang 35

29

- Cho trẻ liên hệ với thực tế bằng các hoạt động:

+ Cho trẻ tìm đồ vật trong tranh ảnh có hình dạng giống khối đã học + Cho trẻ tìm các đồ vật xung quanh trẻ có hình dạng giống khối đã học

- Cho trẻ chơi trò chơi: “Chiếc túi kỳ lạ”, “Đội nào khéo hơn”

Ví dụ 3: Dạy trẻ khảo sát khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

+ Cô gọi tên khối, trẻ chọn khối giơ lên và nêu màu sắc của khối

+ Cô giơ khối lên, trẻ gọi tên khối và nêu màu sắc của khối

- Hình thành biểu tượng mới: Dạy trẻ khảo sát khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật

Dạy trẻ khảo sát khối cầu:

Cho trẻ sờ mặt bao của khối cầu:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay sờ mặt bao của khối cầu: Các con hãy dùng bàn tay sờ xung quanh mặt bao của khối cầu (trẻ dùng tay sờ mặt bao của khối cầu)

+ Cho trẻ tự nhận xét đặc điểm mặt bao của khối cầu theo kinh nghiệm của trẻ: Các con thấy mặt bao của khối cầu như thế nào? (khối cầu có tất cả mặt bao cong)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối cầu có tất cả mặt bao cong

+ Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối cầu có tất cả mặt bao cong” (trẻ nhắc lại

3 đến 4 lần)

Trang 36

30

Cho trẻ lăn khối cầu:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay để lăn khối cầu: Các con hãy dùng bàn tay lăn khối cầu nào (trẻ dùng tay lăn khối cầu)

+ Cho trẻ nhận xét dấu hiệu lăn của khối cầu: Các con thấy khối cầu có lăn được không? (khối cầu lăn được về mọi phía)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối cầu lăn được về mọi phía

+ Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối cầu lăn được về mọi phía” (trẻ nhắc lại

3 đến 4 lần)

+ Tại sao khối cầu lăn được về mọi phía? (vì khối cầu có tất cả mặt bao cong) + Cô chính xác hóa tri thức: Khối cầu lăn được tùy ý vì khối cầu có tất cả mặt bao cong

+ Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối cầu lăn được tùy ý vì khối cầu có tất cả mặt bao cong” (trẻ nhắc lại 3 đến 4 lần)

Dạy trẻ khảo sát khối trụ:

Cho trẻ sờ mặt bao của khối trụ:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay sờ mặt bao của khối trụ: Các con hãy dùng bàn tay sờ xung quanh mặt bao của khối trụ (trẻ dùng tay sờ mặt bao của khối trụ)

+ Cho trẻ tự nhận xét đặc điểm mặt bao của khối trụ theo kinh nghiệm của trẻ: Các con thấy mặt bao của khối trụ như thế nào? (khối trụ có mặt bao xung quanh cong, mặt bao hai đầu phẳng)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối trụ có mặt bao xung quanh cong, mặt bao hai đầu phẳng

+ Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối trụ có mặt bao xung quanh cong, mặt bao hai đầu phẳng” (trẻ nhắc lại 3 đến 4 lần)

Cho trẻ lăn khối trụ:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay để lăn khối trụ theo hai cách là đặt nằm và đặt đứng: Các con hãy dùng bàn tay lăn khối trụ nào (trẻ dùng tay lăn khối trụ theo hai cách là đặt nằm và đặt đứng)

+ Cho trẻ nhận xét dấu hiệu lăn của khối trụ: Khi đặt nằm khối trụ có lăn được không? Khi đặt đứng khối trụ có lăn được không? (khi đặt nằm khối trụ lăn được, khi đặt đứng khối trụ không lăn được)

Trang 37

+ Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối trụ lăn được khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng vì khối trụ có mặt bao xung quanh cong, mặt bao hai đầu phẳng” (trẻ nhắc lại 3 đến 4 lần)

Dạy trẻ khảo sát khối vuông:

Cho trẻ sờ mặt bao của khối vuông:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay sờ mặt bao của khối vuông: Các con hãy dùng bàn tay sờ xung quanh mặt bao của khối vuông (trẻ dùng tay sờ mặt bao của khối vuông)

+ Cho trẻ tự nhận xét đặc điểm mặt bao của khối vuông theo kinh nghiệm của trẻ: Các con thấy mặt bao của khối vuông như thế nào? (khối vuông có tất cả mặt bao phẳng)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối vuông có tất cả các mặt bao phẳng + Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối vuông có tất cả các mặt bao phẳng” (trẻ nhắc lại 3 đến 4 lần)

Cho trẻ lăn khối vuông:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay để lăn khối vuông: Các con hãy dùng bàn tay lăn khối vuông (trẻ dùng tay lăn khối vuông)

+ Cho trẻ nhận xét dấu hiệu lăn của khối vuông: Các con thấy khối vuông

có lăn được không? (khối vuông không lăn được)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối vuông không lăn được

Trang 38

Dạy trẻ khảo sát khối chữ nhật

Cho trẻ sờ mặt bao của khối chữ nhật:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay sờ mặt bao của khối chữ nhật: Các con hãy dùng bàn tay sờ xung quanh mặt bao của khối chữ nhật (trẻ dùng tay sờ mặt bao của khối chữ nhật)

+ Cho trẻ tự nhận xét đặc điểm mặt bao của khối chữ nhật theo kinh nghiệm của trẻ: Các con thấy mặt bao của khối chữ nhật như thế nào? (khối chữ nhật có tất cả mặt bao phẳng)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối chữ nhật có tất cả các mặt bao phẳng + Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối chữ nhật có tất cả các mặt bao phẳng” (trẻ nhắc lại 3 đến 4 lần)

Cho trẻ lăn khối chữ nhật:

+ Yêu cầu trẻ dùng bàn tay để lăn khối chữ nhật: Các con hãy dùng bàn tay lăn khối chữ nhật (trẻ dùng tay lăn khối chữ nhật)

+ Cho trẻ nhận xét dấu hiệu lăn của khối chữ nhật: Các con thấy khối chữ nhật có lăn được không? (khối chữ nhật không lăn được)

+ Cô chính xác hóa tri thức: Khối chữ nhật không lăn được

+ Cho trẻ nhắc lại tri thức: “Khối chữ nhật không lăn được” (trẻ nhắc lại 3 đến 4 lần)

+ Tại sao khối chữ nhật không lăn được? (vì khối chữ nhật có tất cả mặt bao phẳng)

Ngày đăng: 31/10/2016, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2006), Giáo dục mầm non, NXB QGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh
Nhà XB: NXB QGHN
Năm: 2006
2. Lê Thị Châu Giang (2008), Một số phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi), Khóa luận tốt nghiệp - Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi)
Tác giả: Lê Thị Châu Giang
Năm: 2008
3. Đỗ Thị Minh Liên (2009), Phương pháp cho trẻ Mầm non làm quen với toán, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ Mầm non làm quen với toán
Tác giả: Đỗ Thị Minh Liên
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
4. Đinh Thị Nhung (2000), Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo quyển I, II, NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán và phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo quyển I, II
Tác giả: Đinh Thị Nhung
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 2000
5. Sở Giáo dục và Đào tạo (2006), Toán và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hình thành biểu tượng sơ đẳng về toán, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hình thành biểu tượng sơ đẳng về toán
Tác giả: Sở Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2006
6. Hà Thị Phỏng (2014), Phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo, Khóa luận tốt nghiệp - Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Hà Thị Phỏng
Năm: 2014
7. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa (2009), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi)
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009
8. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2010), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), NXB GDVN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Tác giả: Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB GDVN
Năm: 2010
9. Đinh Văn Vang (2011), Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non
Tác giả: Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w