Hệ thống điện tự động Hệ thống điện bên trong tủ lạnh sẽ điều khiển tủ lạnh bao gồm các thiết bị sau: + Rơle nhiệt đô hay còn gọi là themostart dùng để điều chỉnh, khống chế nhiệt độ y
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
……….
Báo cáo tiểu luận:
An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế
Đề Tài: Phân tích tình huống mất an toàn điện
của “Tủ lạnh” và đề ra giải pháp
Giáo viên hướng dẫn: Ths Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiên: Dương Văn Đạt
MSSV: 20115504
Hà nội, 12/2015
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Tủ lạnh mang lại hiệu quả cao trong việc bảo quản thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng đặc biệt là những chiếc tủ mới với nhiều công nghệ hiện đại
Với dòng tủ lạnh thế hệ cũ, nhiều loại thực phẩm sau một thời gian bảo quản
thường bị giảm chất lượng, rau củ bị héo, thực phẩm tươi sống như thịt cá bị khô mặt hay mùi thực phẩm bị lẫn vào nhau,…trong cùng một ngăn trữ nhưng lại được bảo quản không đều, có chỗ bị đông đá nhưng lại có chỗ bị thiu,… và còn rất nhiều vấn đề rắc rối mà tủ lạnh cũ gây ra
Thế hệ tủ lạnh với những công nghệ hiện đại được thay đổi căn bản cả về hình thức lẫn cách bố trí các ngăn trữ thực phẩm đã khắc phục được những nhược điểm này.Dòng tủ lạnh phổ biến với đa số người tiêu dùng vẫn là tủ 2 cánh với ngăn đông và ngăn mát riêng biệt, thay vì cho dòng tủ 1 cánh duy nhất với ngăn đông ngay bên trong (tủ lạnh Liên Xô và hàng nội địa của Nhật cách đây gần 20 năm) Những dòng tủ lạnh cao cấp với nhiều ngăn tủ riêng biệt từ 3 cho đến 6 cánh tùy loại hoặc dòng tủ Side by Side, French Door đều có những thay đổi cơ bản nhằm mang đến một không gian bảo quản tốt nhất cho mọi loại thực phẩm
Ngày nay trong mỗi gia đình tủ lạnh đã trở nên rất phổ biến là vật dụng thiết yếu trong cuộc sống Nhưng để làm sao để sử dụng đúng, đảm bảo an toàn và có hiệu quả các thiết bị điện nói chung và tủ lạnh nói riêng thì cần thiết phải nắm vững các tiêu chuẩn an toàn điện “An toàn điện” là đề tài khá rộng và phổ biến, tuy nhiên ở trong nội dung đề tài em xin được trình bày những vấn đề cơ bản nhất về biện pháp đảm bảo an toàn điện đối với tủ lạnh
MỤC LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 2
I Giới thiệu về tủ lạnh 4
1 Tủ cách nhiệt 4
2 Hệ thống lạnh 5
3 Hệ thống điện tự động 5
II Nguyên lý hoạt động 5
1 Hệ thống lạnh 5
2 Hệ thống điện tự động bên trong ngăn quạt gió 8
III Các tình huống mất an toàn điện khi sử dụng tủ lạnh 10
IV Các biện pháp phòng tránh tai nạn 13
KẾT LUẬN 14
Trang 4I Giới thiệu về tủ lạnh
Ngày nay tủ lạnh rất đa dạng, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau vì thế sẽ có các chức năng , kích thuớc khác nhau nhưng sẽ có chung nguyên lý cấu tạo sẽ gồm
3 phần cơ bản là: tủ cách nhiệt, hệ thống lạnh và hệ thống điện tự động
1 Tủ cách nhiệt.
Tủ cách nhiệt chính là phần vỏ của tủ lạnh có nhiệm vụ giữ độ lạnh bên trong của tủ lạnh, hạn chế tối đa dòng nhiệt thẩm thấu từ bên ngoài vào tủ lạnh Tùy theo mỗi loại tủ lạnh mà nguời ta bố trí hệ thống cửa phù hợp, các vách ngăn
và đựng đồ phù hợp
Trang 52 Hệ thống lạnh
Nhắc đến hệ thống lạnh này là liên quan đến phần gas lạnh Hệ thống lạnh
là một hệ thống khép kín tuần hoàn bao gồm máy nén (block), dàn ngưng tụ, dàn bay hơi , cáp tiết lưu , phin sấy lọc, bầu tách lỏng và các đường ống nối Ðây là hệ thống làm nhiệm vụ hấp thụ nhiệt trong dàn lạnh, tạo hiệu ứng lạnh và thải nhiệt ra môi truờng bên ngoài thông qua dàn ngưng
3 Hệ thống điện tự động
Hệ thống điện bên trong tủ lạnh sẽ điều khiển tủ lạnh bao gồm các thiết bị sau:
+ Rơle nhiệt đô hay còn gọi là themostart dùng để điều chỉnh, khống chế nhiệt độ yêu cầu trong buồng lạnh Có nghĩa là khi đủ nhiệt độ mong muốn nó sẽ ngắt không cho máy nén làm việc cho đến khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ mong muốn
+ Rơle khởi động và tụ khởi động có nhiệm vụ khởi động động cơ 1 pha của máy nén
+ Rơle bảo vệ quá tải nhằm đóng ngắt mạch điện khi động cơ (block) chạy quá tải
+ Hệ thống xả băng: có nhiệm vụ xả băng tuyết bám trên bề mặt bay hơi (dàn lạnh ) nhằm tạo không gian trao đổi nhiệt của tủ lạnh vì lớp băng tuyết được xem như cản trở lưu thông nhiệt độ, làm giảm quá trình làm lạnh
II Nguyên lý hoạt động
1 Hệ thống lạnh
Hình ảnh dưới đây mô tả khái quát nhất về nguyên lý hoạt động và trạng thái gas bên trong hệ thống lạnh
Trang 6 Hệ thống trên bao gồm:
+ Máy nén ( block ) A
+ Dàn ngưng tụ ( khoanh tròn màu tím )
+ Dàn bay hơi ( khoanh trong màu xanh )
+ Phin sấy lọc B
+ Cáp tiết luu ( ống mao ) di từ 5 dến 6
+ Bầu tách lỏng C
Nguyên lý làm việc của hệ thống trên như sau:
Trang 7+ Khi Block được cấp điện ( Block Pittong ) sẽ hút hơi gas ( hoàn toàn ở trạng thái hơi ) ở dàn bay hơi thông qua bầu tách lỏng C về đường hút số 8 nén lên
áp suất cao ( ở trạng thái hơi ) đi vào dàn ngưng tụ theo chiều từ 1 đến 2 đến 3 Ở đây gas hoàn toàn ở trạng thái hơi áp suất cao nhiệt độ cao
+ Ở dàn ngưng tụ đoạn từ 3 đến 4, ở giai đoạn này gas bắt đầu giảm nhiệt độ ( độ giải nhiệt bởi môi truờng ) sẽ bắt đầu hóa lỏng dần dần ( ở đây gas ở trạng thái vừa hơi bắt dầu hóa lỏng ) Tiếp theo từ đoạn 4 đến 5 gas phải hóa lỏng hoàn toàn 100% nhờ vào sự giải nhiệt của môi truờng đi qua phin sấy lọc sẽ loại bỏ những cặn bã hay tạp chất không mong muốn do máy nén ( block) hoạt động lâu sinh ra cặn ở dầu
+ Quá trình gas lỏng sẽ đi qua cáp tiếp lưu từ 5 đến 6 Ở cáp tiết lưu này dùng ống đồng có kích thuớc nhỏ nhằm tạo tự chênh lệch áp suất giữa dàn ngưng
tụ và dàn bay hơi Khi gas hóa lỏng hoàn toàn ở cuối dàn ngưng tụ ở áp suất cao nhiệt độ cao sẽ được máy nén đẩy qua cáp tiết lưu đi từ 5 đến 6 đi vào dàn bay hơi Vì gas được tiết lưu nên luợng gas vào dàn bay hơi với áp suất cao sẽ bay hơi ngay tại vị trí tiết lưu ở dàn bay hơi và thu nhiệt ( cuối cáp tiết lưu ) sẽ chuyển sang
áp suất thấp, nhiệt độ thấp, ở đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt với môi truờng bên ngoài làm tủ lạnh được mát và đông đá Tiếp theo gas lạnh ở trạng thái hơi sẽ được máy nén hút về để trở lại chu kì tiếp theo và lặp di lặp lại như vậy trở thành 1 chu kì khép kín
Trang 82 Hệ thống điện tự động bên trong ngăn quạt gió
Chức năng và hoạt động của mạch:
+ Themostart: có chức năng đóng mở hệ thống phù hợp với nhiệt độ đặt và
thường đặt ở vị trí ngăn mát bên trong tủ lạnh Ví dụ khi nhiệt độ mong muốn do mình đặt ở ngăn mát là 10 độ ( lúc này ngăn đông đá tầm -5 độ ), nếu nhiệt độ ngăn mát >10 độ thì tiếp điểm themostart sẻ đống như hình vẻ cấp điện cho toàn bộ hệ thống phía sau nó như bock nếu nhiệt độ < oặc = 10 độ thì tiếp điểm themostart
sẻ mở ra ngắt điện phía sau nó để chờ cho đến khi nhiệt độ tăng lên nó sẻ đóng lại
và tiếp tục mãi chu kì như thế
+ Rơ le thời gian: Có chức năng quay để góp phần vào hệ thống xã đá tự động Cấu tạo cơ bản bao gồm mô tơ quay đóng tiếp điểm 3-4 trong vòng 10 giờ
thì sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 tầm 15 phút để kiểm tra xem hệ thống có xả đá hay không và cứ tiếp tục như thế
+ Sò lạnh: thường là sò -4 đến -5 độ nằm ở ngăn đá tủ lạnh dùng để phát
hiện xem dàn trao đổi nhiệt có bị bám đá hay không Nếu nhiệt độ bám đá nhiều từ
Trang 9-4 đến -5 độ thì sò sẻ đống tiếp điểm cấp điện cho điện trở trở xả đá.
+ Điện trở xả đá: thường là ống thủy tinh và sợi đốt, khi được cấp điện nó
nóng lên làm cho đá bám ở dàn bay hơi tan hết để tăng cường khả năng trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài ngăn đá
+ Cầu chì 70 độ: có chức năng bảo vệ hệ thống bên trong dàn bay hơi khỏi
bị cháy khi sò lạnh bị chập tiếp điểm, nếu sò lạnh bị chập tiếp điểm thì trở xả đá sẽ nóng mãi, khi nóng làm cho nhiệt độ ở dàn bay hơi > 70 độ thì cầu chì sẽ đứt để bảo vệ dàn bay hơi
+ Rơ le bảo vệ: được áp ở vỏ block có tác dụng bảo vệ cho block không bị
cháy do nóng quá nhiệt độ mong muốn, quá tải khi mô tơ bị ăn dòng
+ Công tắc cửa: có tác dụng khi mở cửa thì đèn bên trong tủ sáng lên và
quạt gió không chạy, khi đóng tủ lại thì đèn tắt và quạt gió chạy nhằm tiết kiềm điện năng không mong muốn
Nguyên lý hoạt động của mạch điện như sau:
- Giả sử khi tủ lạnh mới mua về cắm điện vào thì themostart sẽ dò nhiệt độ với nhiệt độ đặt, nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ đặt thì sẻ đóng điện cấp cho phía sau nó Nếu lúc này rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-4 thì block được cấp điện sẽ thực hiện quá trình tác động bên hệ thống gas của tủ lạnh làm mát cho tủ lạnh
- Khi hệ thống lạnh đã mát, lúc này themostart và rơ le thời gian, cảm biến
âm và rơ le bảo vệ đang hoạt động như giải thích ở trên
+ Themostart và cảm biến âm thì luôn kiểm tra nhiệt độ trong hệ thống lạnh xem đã đạt được nhiệt độ mong muốn chưa
+ Rơ le thời gian thì chạy 10 giờ sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 một lần tầm 15 phút Nếu khi rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-2 mà nhiệt độ trong ngăn đá xuống -4 hoặc -5 độ ( tùy vào cảm biến âm ) làm cho cảm biến âm đóng lại ( lúc này mô
tơ trong rơ le thời gian không quay) cấp điện cho điện trở xả đá hoạt động làm cho
đá tan ra Khi đá tan ra hết, nhiệt độ tăng lên làm cho cảm biến âm nhả tiếp điểm,
mô tơ bên trong rơ le thời gian quay 15 phút rồi nhảy sang tiếp điểm 3-4 cấp điện cho block hoạt động làm mát hệ thống lạnh Cứ như thế luân phiên nhau theo một chu kì
Trang 10III Các tình huống mất an toàn điện khi sử dụng tủ lạnh
1 Chạm tay ướt vào tủ: do nước dẫn điện tốt, nên khi chạm vào tủ lạnh cách điện
kém thì sẽ bị tê tay
2 Đường dây bị hở điện: dây điện trong tủ bị hở phần cách điện và truyền sang vỏ
tủ
3 Nơi đặt tủ lạnh bị ẩm: hơi ẩm và nhiệt độ cao khiến dây cách nhiệt của dây bị
Oxy-hóa và gây hở điện
4 Đầu phích cắm không đảm bảo chất lượng hoặc đã xuống cấp dẫn đến chập cháy
giật điện
5 Tủ lạnh sử dụng quá lâu đã vượt quá tuổi thọ sử dụng, kết cấu bên trong tủ lạnh
quá cũ, khả năng cách điện kém dẫn đến rò điện (hình minh họa)
Trang 116 Nhân tố bên ngoài (chuột cắn,trẻ em, ) dẫn đến dây điện tủ lạnh hỏng gây nên
rò điện
7 Thiết kế hoặc chế tạo tủ lạnh có thiếu sót, dẫn đến tủ lạnh bị rò điện, đây là sự cố
của nhà sản xuất
8 Phần cách điện của các linh kiện tủ lạnh trong quá trình sử dụng bị thủng lỗ dẫn
đến rò điện, thông thường do chất lượng linh kiện kém gây ra, tức là chất lượng linh kiện không đạt tiêu chuẩn
9 Phương pháp sửa chữa không đúng dẫn đến kết cấu điện trong tủ lạnh phát sinh
thay đổi gây nên rò điện
Trang 12Theo các nguyên nhân rò điện ở trên ta có thể thấy : chủ yếu các trường hợp điện giật là do điện rò ra ngoài vỏ máy khiến người sử dụng vô tình chạm vào gây giật hoặc có thể điện rò ra do dây dẫn bị đứt nên điện rò ra rất dễ gây nguy hiểm cho con người
Bảng Mức độ ảnh hưởng của dòng điện đối cới cơ thể người
Nếu nạn nhân bị giật điện ở mức độ nặng cần phải đưa người bị nạn thoát khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân mà xử lý, đồng thời báo cho nhân viên y tế để hỗ trợ cấp cứu
Nạn nhân chưa mất tri giác: Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị
mê trong chốc lát, còn thở yếu, cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, yên tĩnh Sau đó mời bác sỹ hoặc chuyển ngay nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất
Nạn nhân mất tri giác: Khi người bị điện giật đã mất tri giác nhưng vẫn thở
nhẹ, tim đập yếu, cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi miệng nạn nhân xem có vướng gì không, cho ngửi Amoniac hoặc nước tiểu, xoa bóp toàn thân cho người nạn nhân nóng lên, đồng thời đi mời ngay bác sĩ
Trang 13 Nạn nhân đã tắt thở: Khi người bị điện giật không thở, tim ngừng đập, toàn
thân co giật thì phải đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi miệng nạn nhân xem có vướng gì không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa tim đến khi có bác sĩ đến và có quyết định mới thôi
IV Các biện pháp phòng tránh tai nạn
Phương pháp sử dụng đúng là:
+ Lắp cầu dao chống rò điện
+ Đi dây tiếp địa
+ Định kỳ kiểm tra an toàn
+ Đặt tủ lạnh ở nơi khô ráo thoáng mát,bằng phẳng
+ Đi dép khi dùng tủ lạnh
+ Nếu tủ lạnh của gia đình bạn phát sinh sự cố, đề nghị kịp thời liên hệ với nhà sản xuất, làm tốt công tác sửa chữa bảo dưỡng
Trang 14KẾT LUẬN
Trên đây là bản tiểu luận của em về vấn đề “An toàn điện đối với tủ lạnh” dựa vào một số nhỏ kiến thức học được trên lớp và tìm hiểu trên mạng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu xót mong thầy góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Và qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Mạnh Hùng đã hướng dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này!