Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh hậu giang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC Ở TỈNH
HẬU GIANG
Mã số sinh viên: 4043487Lớp: Tài chính – Ngân hàng 2Khóa: 30 (2004 – 2008)
Cần Thơ - 2008
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 4 năm được học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học CầnThơ, chúng em đã được quý thầy cô truyền đạt những kiến thức quý báu, bổích, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh tận tình truyền đạtkiến thức để từ đây em vững bước vào đời
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế - Quản TrịKinh Doanh trường Đại học Cần Thơ cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuậnlợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gianthực hiện luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình củathầy Bùi Văn Trịnh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Do thời gian thực hiện luận văn ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên luậnvăn tốt nghiệp không tránh được những sai sót Em rất mong nhận được sựđóng góp quý báu của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để luận văn hoànchỉnh hơn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Trường
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5
1.3 Giả định và câu hỏi nghiên cứu 5
1.3.1 Giả định nghiên cứu 5
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.4 Phạm vi nghiên cứu 6
1.4.1 Phạm vi không gian 6
1.4.2 Phạm vi thời gian 6
1.4.3 Phạm vi nội dung 6
1.5 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 9
2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ 9
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ 9
2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông hộ 9
2.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác 11
2.1.2.1 Vai trò của kinh tế nông hộ 11
2.1.2.2 Vai trò của kinh tế hợp tác 12
2.1.3 Cơ sở lý luận về HTX 12
2.1.3.1 Khái niệm về HTX 12
2.1.3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX 12
2.1.3.3 Quyền của HTX 13
2.1.3.4 Nghĩa vụ của HTX 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
Trang 52.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ 3.1 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang 17
3.1.1 Vị trí địa lý 17
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 17
3.1.3 Địa hình 17
3.1.4 Sông ngòi 17
3.1.5 Khí hậu và nhiệt độ 18
3.1.6 Dân số và lao động 18
3.1.7 Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang 20
3.1.7.1 Nông nghiệp 20
3.1.7.2 Thủy sản 20
3.1.7.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 20
3.1.7.4 Dịch vụ thương mại và du lịch 21
3.1.7.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng 21
3.1.7.6 Phát triển đô thị 22
3.1.7.7 Ngân hàng 22
22 iều tra 26
26 27 28 29 30 32 32 32 34 36
Trang 647 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC HTX NN TRÊN ĐỊA BÀN
515153505555565859606162
NG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX NN Ở HẬU GIANG
ớng phát triển HTX của Liên Minh HTX Việt Nam 63
64 5.2.1 Điểm mạnh và những tồn tại của các HTX NN ở Hậu Giang 64
64656666
Trang 8DANH MỤC BẢNG
▼▲▼▲
Bảng 1: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH HẬU GIANG 19
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 23
Bảng 3: DIỆN TÍCH ĐẤT THEO TỪNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 27
Bảng 4: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA HỘ 28
Bảng 5: THỐNG KÊ CÔNG CỤ NÔNG NGHIỆP 29
Bảng 6: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA HỘ 30
Bảng 7: TỔNG HỢP NƠI VAY VỐN CỦA HỘ 31
Bảng 8: TỶ LỆ SỬ DỤNG VỐN VAY TRONG NÔNG NGHIỆP 31
Bảng 9: NGÀNH NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP 32
Bảng 10: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA 32
Bảng 11: TỔNG HỢP CHI PHÍ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI 33
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ NUÔI THỦY SẢN 34
Bảng 13: TỔNG HỢP DOANH THU SẢN XUẤT LÚA 35
Bảng 14: TỔNG HỢP DOANH THU TỪ CÂY ĂN TRÁI 35
Bảng 15: DOANH THU NUÔI THỦY SẢN 36
Bảng 16: LỢI NHUẬN SẢN XUẤT LÚA 36
Bảng 17: LỢI NHUẬN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI 37
Bảng 18: LỢI NHUẬN NUÔI THỦY SẢN 37
Bảng 19: BẢNG XẾP HẠNG KHÓ KHĂN TRONG CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 38
Bảng 20: NHU CẦU HỢP TÁC TÍN DỤNG 40
Bảng 21: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT 41
Bảng 22: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT GIỐNG 42
Bảng 23: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU VẬT TƯ 43
Bảng 24: NHU CẦU HỢP TÁC KỸ THUẬT 45
Bảng 25: NHU CẦU HỢP TÁC TIÊU THỤ 46
Bảng 26: SỐ LƯỢNG, TỶ LỆ PHÂN BỐ CỦA CÁC HTX NN 52
Trang 9Bảng 27: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NN 52
Bảng 28: THỐNG KÊ SỐ NĂM THÀNH LẬP CỦA CÁC HTX 53
Bảng 29: ĐỘNG CƠ GIA NHẬP HTX 54
Bảng 30: TỔNG HỢP TUỔI BAN QUẢN TRỊ 55
Bảng 31: TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA BAN QUẢN TRỊ 56
Bảng 32: TỔNG HỢP TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA BAN QUẢN TRỊ 57
Bảng 33: TÌNH HÌNH LƯƠNG CỦA BAN QUẢN TRỊ 58
Bảng 34: TÌNH HÌNH VỐN CỦA HTX 59
Bảng 35: THỐNG KÊ TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX 61
Bảng 36: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CẢU HTX QUA 2 NĂM 2006 – 2007 61
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
▼▲▼▲
Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ 27
Biểu đồ 2: NHU CẦU HỢP TÁC TÍN DỤNG 40
Biểu đồ 3: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT 41
Biểu đồ 4: NHU CẦU HỢP TÁC SẢN XUẤT GIỐNG 42
Biểu đồ 5: NHU CẦU HỢP TÁC Ở KHÂU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 44
Biểu đồ 6: NHU CẦU HỢP TÁC KỸ THUẬT 45
Biểu đồ 7: NHU CẦU HỢP TÁC TÌM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 46
Trang 114 NHNN: Ngân hàng nông nghiệp
5 NHNN &PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
6 DA & PT: Dự án và phát triển
7 UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
Trang 12Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Từ ngàn xưa, nông nghiệp đã đóng vai vô cùng quan trọng trong việc pháttriển kinh tế đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định:“Nước ta là mộtnước nông nghiệp…Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phảilấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính” [4, 28] Một đất nước với hơn80% dân số là nông dân, với truyền thống trồng lúa nước mấy nghìn năm, lại cótiềm năng lớn về đất đai, lao động, ngành nghề ở nông thôn…thì câu nói của Bác
là một tất yếu cả về lí luận lẫn thực tiễn Và người còn giải thích rõ: “Vì nôngnghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩuquan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất hiện nay, cho nên cần phải cảitạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành nghề kinh tếkhác…” [4, 28] Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở để phát triển được một nềnnông nghiêp mạnh thì yếu tố cốt lõi chính là làm sao phải phát triển được kinh tếnông hộ - hạt nhân trong hoạt động nông nghiêp được vững chắc
Nhận thức được điều đó, nên trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã
có nhiều chính sách ưu đãi đăc biệt đối với thành phần kinh tế này Tuy nhiên, đốivới nước ta mà đăc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long tốc độ phát triển sảnxuất hàng hóa nông sản tăng nhanh đã bộc lộ mâu thuẩn ngày càng tăng giữa cungcầu do thị trường nông thôn bị bỏ ngỏ, lưu thông hàng hóa nông sản phải quanhiều khâu trung gian Người sản xuất bị thua thiệt, nhưng do còn nặng độc canhcây lúa buộc họ phải tăng đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh
Thông tin giá cho các hộ sản xuất thì chiếm 80% là từ truyền miệng, cònthông tin giá cho các doanh nghiệp thì 100% là từ điện thoại, fax của các đầu mốithông tin thị trường Hệ thống các doanh nghiệp và thương lái đã chiếm lợi thế rấtlớn về mặt thông tin giá đối với các hộ nông dân
Đứng trước các yếu tố phát sinh đó, các nông hộ buộc phải tìm đến sự liên kếtkinh tế bằng các hình thức đa dạng cả bề rộng và bề sâu để phát triển sản xuất,
Trang 13thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập và tự bảo vệ Tuy nhiên, nhu cầu hợp tác còntùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, tiềmnăng tài nguyên, mức độ khuyến khích của chính sách kinh tế vĩ mô, mức độ pháttriển của kinh tế thị trường, sự chín muồi về nhận thức và trình độ của nông dân…Bởi vậy nhu cầu đó xuất hiện một cách không đồng đều giữa các vùng sinh tháinông nghiệp, giữa các loại hộ gia đình, các thời kỳ phát triển kinh tế Cho nênchúng ta cần căn cứ vào thực tế của từng địa phương, từng huyện xã để xác lập chođúng các hình thức kinh tế phù hợp bởi vì nếu thành lập các khu vực kinh tế khôngthích hợp thì chẳng những không phát huy được tác dụng mà còn gây nên sự lãngphí, đi sai phương hướng, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước VàHậu Giang là một điển hình vì tính không hiệu quả của hình thức kinh tế hợp tác.Theo thống kê thì Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 112 HTX NN và 2.634 tổ hợp tácnhưng trong thực tế thì đa số các HTX thì chỉ hoạt động cầm chừng, có hình thức;
có nhiều HTX đã giải thể và chờ giải thể
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Tỉnh Hậu Giang phát triển kinh tế hợp tácthông qua việc củng cố các HTX hiện có và xây dựng các HTX mới đủ mạnh đểmang lại lợi ích chung cho cộng đồng, nhân dân có lòng tin vào sự lãnh đạo củaĐảng và sự quản lý của Nhà nước ở địa phương để rồi chung sức, chung lòng xâydựng quê hương Hậu Giang đi lên vững chắc Việc này chỉ có thể được tiến hànhthành công khi mà ta xây dựng HTX trên nhu cầu mong muốn thực sự của nôngdân và phải tìm ra được những hạn chế vốn có của loại hình kinh tế này để có đượchướng khắc phục
Chính vì sự quan trọng đó, nên em chọn đề tài “Phân tích đánh giá nhu cầu
hợp tác của nông hộ và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Hợp tác đó là phương thức tồn tại và phát triển của lao động con người,xuất phát từ bản chất xã hội của lao động Các Mác đã nói rằng “ Sự hiệp tác trongquá trình lao động, như chúng ta thấy, nó thống trị trong buổi đầu của nền vănminh của loài người” [4,12] Lao động con người có tính chất xã hội và do đó, traođổi lao động giữa người là phương thức của bản thân hoạt động lao động dưới bất
Trang 14cứ hình thức nào của lao động xã hội Đồng thời, cùng với sự phát triển của lựclượng sản xuất, quan hệ lao động của con người cũng phát triển theo và có nhữnghình thức xã hội tương ứng Trong điều kiện của kinh tế tự nhiên, quan hệ lao độnggiữa người với người mang tính chất trực tiếp, nên hợp tác xuất hiện dưới hìnhthức là đổi công lao động cho nhau Trong điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa,thì hợp tác xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ngày càng có ýnghĩa quan trọng hơn
Vai trò quan trọng trong việc hợp tác về kinh tế lẫn đường lối chính trị đãđược Đảng và Nhà nước tiếp thu và đang từng bước phát triển để góp phần vàocông cuộc đổi mới của đất nước Trong Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiềuhình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”, “kinh tế nhà nướccùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tếquốc dân" Theo hướng đó, cần củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có,tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác xã với hiều hình thức, quy mô, trình độkhác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện Kinh tế tập thể với hìnhthức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hếttập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổnghợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ
Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xãvới các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhànước Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanhnghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là:Đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăngtrưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế
từ đó nâng cao được lòng tin của nông dân đối với sự hiệp tác trong lao động
Khi chuyển sang kinh tế hàng hóa, phân công lao động xã hội phát triển,nhất là trong điều kiện sản xuất hàng hóa mang tính phổ biến dưới thời kỳ thống trịcủa chủ nghĩa tư bản, hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức trở thành phương thức
Trang 15thống trị, trong đó bao hàm cả trong lĩnh vực nông nghiệp Như Các Mác đã phân
tích trong bộ Tư Bản , kinh tế hợp tác trở thành yếu tố nội sinh của nền kinh tế
được phát triển trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao
Trong tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” khi phân tích
nền kinh tế nông nghiệp thương phẩm ở Nga trong điều kiện phát triển của chủnghĩa tư bản, V.I Lênin đã cho thấy rằng, khởi điểm của trình chuyển sang kinh tếhàng hóa trong nông nghiệp, cũng tức là điểm xuất phát lịch sử của quá trìnhchuyển kinh tế nông thôn truyền thống, lạc hậu, tự cung, tự cấp sang kinh tế nôngnghiệp văn minh, hiện đại, nền kinh tế nông nghiệp thương phẩm Điều mà Lêninchú ý nhất là quá trình tiến hóa kinh tế hàng hóa ở nông thôn là sự tiến hóa của bảnthân hộ chủ thể kinh tế của nông dân với tính cách là tế bào của kinh tế hàng hóatrong nông nghiệp Do đó, các hình thức kinh tế hợp tác ở đây, trước hết phải lấy
hộ kinh tế của nông dân làm cơ sở
Còn đối với Hồ Chí Minh thì cho rằng muốn phát triển nền kinh tế nước tađưa nước ta thoát khỏi nạn nghèo đói, lạc hậu thì phải bắt đầu bằng nông nghiệp,nông dân và bằng con đường dẫn dắt nông dân đi vào hợp tác xã tiến lên sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa
Cả về lý luận và thực tiễn, kinh tế hợp tác và nhu cầu hợp tác của nông dântrong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết Sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnhtranh trong kinh tế thị trường gay gắt buộc những người lao động riêng lẻ, hộ cáthể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên kết, hợp tác với nhau mới có thể tồn tại
và phát triển Bởi vì trong thực tiễn sản xuất của mình, người nông dân gặp phảinhiều khó khăn cả về khâu đầu vào như giống, phân bón, lao động, kỹ thuât… đếnthị trường đầu ra khi mà người nông dân thường xuyên rơi vào cảnh “ trúng mùarớt giá “ Chính vì thế ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nôngdân ngày càng có nhu cầu tham gia các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao,
từ các tổ hợp tác đến HTX, doanh nghiệp nhỏ Các tổ hợp tác kinh tế cũng nhưcác HTX từng bước phát huy vai trò không thể thiếu của mình trong phát triểnkinh tế xã hội
Trang 161.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang từ nhữngkhó khăn trong sản xuất nông nghiệp mà bản thân hộ không giải quyết được Bêncạnh đó, đề tài cũng đánh giá thực trạng khó khăn trong hoạt động của các HTX
NN để có phương hướng đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hìnhHTX NN ở tỉnh Hậu Giang phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộngđồng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động nông nghiệp của nông hộ
Tìm hiểu những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình sảnxuất nông nghiệp, những khó khăn mà nông hộ không giải được Từ đó,đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ
Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX trong toàn tỉnh và đề xuất giảipháp đối với các HTX
1.3 GIẢ ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết kiểm định
Giả thuyết 1: Các nông hộ đều có nhu cầu hợp tác ở một số lĩnh vực
Giả thuyết 2: Các nông hộ có trình độ, độ tuổi, giới tính và nhận được sựquan tâm của chính quyền khác nhau sẽ có nhu cầu hợp tác như nhau
Giả thuyết 3: Thu nhập giữa hộ vào hợp tác xã và không vào hợp tác xã
là như nhau
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, bà con đang gặp những khó khăn gì?
Những khó khăn nào bà con không giải quyết được?
Bà con cần hợp tác ở những lĩnh vực nào để giải quyết những khó khăn trên?
Thực trạng hoạt động của HTX có những khó khăn gì?
Những câu hỏi được lập ra trên cơ sở để thu thập những thông tin cơ bản vềtình hình sản xuất cũng như những khó khăn mà các nông hộ hiện nay đang gặp
Trang 17phải Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được những nhu cầu hợp tác của nông hộ vàcác nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó Từ đó chúng ta sẽ có được những căn cứsát đáng để có thể đề ra được những phương hướng đúng đắn và hợp lý.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài chọn tỉnh hậu Giang làm địa bàn nghiên cứu Ngoài những nguồnthông tin thứ cấp thu thập được tại địa phương, đề tài còn chọn thêm 3 huyện:Châu Thành, Huyện Phụng Hiệp và Huyện Long Mỹ và 100% HTX trong cả tỉnh
để thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các hộ dân và các chủnhiệm HTX
Chương I: Đây là chương giới thiệu, cho biết về sự cần thiết phải nghiêncứu về nhu cầu hợp tác của nông hộ, mục tiêu của việc nghiên cứu, lược khảo tàiliệu
Chương II: Trình bày về phương pháp luận của đề tài, những vấn đề liênquan đến đề tài và phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu để làm sáng
tỏ cho mục tiêu được đưa ra
Chương III: ở chương này sẽ trình bày việc đánh giá nhu cầu hợp tác củanông hộ thông qua phân tích những khó khăn để mà phát sinh nên những nhu cầu
đó và các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu hợp tác đó
Chương IV: trình bày về thực trạng hoạt động của HTX NN
Chương V: trình bày giải pháp phát triển HTX NN ở Hậu Giang
Chương VI: trình bày kết luận lại những kết quả vừa phân tích và kiến nghịđối với bản thân HTX và các cấp chính quyền
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trang 18Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Diệp Thanh Tùng năm 2007 “Giải pháp
phát triển hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Trà Vinh”
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả
để trình bày cụ thể các hiện trạng của HTX như hiệu quả kinh tế, sử dụng lao động,đất đai, ; phương pháp nhân quả để đánh giá quan điểm về mô hình HTX NN kiểumới và tìm ra những nguyên nhân cản trở sự phát triển của nó; Phương pháp thuthập số liệu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháphội thảo PRA, Phương pháp chuyên gia; và phương pháp xử lý số liệu bằng cácphần mềm SPSS, EXCEL
Nội dung: Trình bày tổng quan về tình hình hoạt động của 2 loại hình HTX
ở tỉnh Trà Vinh là HTX NN và HTX tiểu thủ công nghiệp Đề tài đã tập trung đánhgiá thực trạng về mặt kinh tế, xã hội và các quan điểm về mô hình hợp tác xã kiểumới Phân tích những yếu tố nội tại cũng như là môi trường bên ngoài – nhữngnhân tố nào có lợi hoặc gây bất lợi, cản trở sự phát triển của HTX Từ kết quảnghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất những phướng hướng giải quyết tức thời đồngthời tác giả đã đề xuất các giải pháp mang tính chất định hướng cho để có thể củng
cố, phát triển và nhân rộng mô hình HTX vừa nói trên
Những vấn đề được giải quyết: đề tài đã đi sâu vào hoạt động của các HTX
NN và các HTX tiểu thủ công nghiệp ở tỉnh Trà Vinh từ hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội, những tồn tại, hạn chế đã kìm hãm sự phát triển chung của 2 loại hình HTXnày Từ đó đề xuất ra biện pháp giải quyết, khắc phục những hạn chế để các HTX
ở Trà Vinh phát triển mạnh
Dự án VIE/98/004/B/01/99 “ Nghiên cứu nhu cầu nông dân” do Bộ nông
nghiệp và nông thôn phát hành vào năm 2003
Giới thiệu và phương pháp nghiên cứu: đề tài đuợc chia làm 3 giai đoạn,mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp nghiên cứu riêng Ở giai đoạn 1 thì nghiêncứu tài liệu; Giai đoạn 2 nghiên cứu định tính về các vấn đề và nhu cầu của ngườinông dân liên quan đến các dịch vụ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn cung cấp; giai đoạn 3 là điều tra định lượng để lượng hóa các kết quả của điều
Trang 19tra định tính Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn theo phương pháp bán cấutrúc, sử dụng tối đa các câu hỏi để thu thập ý tưởng, các ý kiến của người dân.
Nội dung trình bày: dự án đã trình bày công trình nghiên cứu về nhu cầucủa nông dân trên phạm vi toàn quốc Đế tài đã mô tả khái quát về tình hình đờisống cũng như sản xuất của bà con nông dân trên cả ba miền của tổ quốc, tìm hiểunhững hạn chế nào mà bà con đang gặp phải từ đó tổng hợp đánh giá những nhucầu như giống, thủy lợi, tưới tiêu, vật tư, tín dụng,… mà bà con cần để có thể nângcao hiệu quả sản xuất của mình
Những vấn đề đã được giải quyết: đề tài đã đánh giá được những khó khăncủa bà con nông dân trên phạm vi toàn quốc từ đó xác định được những nhu cầuhợp tác của bà con nông dân
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào tổng hợp hai yếu tố trên làđánh giá nhu cầu của nông dân và hợp tác để giải quyết những nhu cầu đó Chính
vì vậy em chọn đề tài “ Phân tích đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề
xuất giải pháp phát triển kinh tế hợp tác ở tỉnh Hậu Giang” Đề tài cũng sẽ đi
sâu nghiên cứu về những khó khăn mà người nông dân đang gặp phải, đánh giáxem những khó khăn nào mà nông dân không tự mình giải quyết được cần sự hợptác và thông qua đó đề tài cũng sẽ đánh giá thực trạng hoạt động của các hình thứckinh tế hợp tác như thế nào sau đó sẽ đề ra giải pháp phát triển thành phần kinh tếnày cho phù hợp với nguyện vọng của nông dân
Điểm mới của đề tài: đề tài này đã kết hợp được 2 khía cạnh là nhu cầu hợptác của nông hộ và thực trạng hoạt động của các tổ chức kinh tế hợp tác ở tỉnh HậuGiang Từ đây ta sẽ có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn để có thể đưa ra đượcnhững giải pháp sát đáng và thích hợp
Trang 20Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sửdụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Nông hộ
là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Nông
hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặt biệt, không giốngnhư những đơn vị kinh tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sởhữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất,trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quátrình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật ), là đơn vị sản xuất tự thực hiệntái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thựchiện tốt các chức năng của nó Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ vớicác đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân Khai thác đầy đủ những khảnăng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nền kinh tếquốc dân
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế nông hộ
Khái niệm về kinh tế nông hộ của Alexander Tchayanov:
Theo Alexander Tchayanov, nhà nông học người Nga vào những năm 20,
“Kinh tế nông hộ” được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ
yếu dựa vào sức lao động gia đình và nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộgia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động đối vớimỗi thành viên của nó Về mặt kinh tế, do đặc điểm tự cung, tự cấp và những hạnchế của sức sản xuất gia đình (chủ yếu là lao động cơ bắp), kinh tế nông hộ về cơbản, nhằm cân bằng khả năng lao động và nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình không
Trang 21nhằm vào hạch toán lợi nhuận như trường hợp của xí nghiệp tư bản chủ nghĩa Dochỉ dựa vào sức lao động của gia đình, kinh tế nông hộ bị chi phối bởi tiềm nănglao động của nó tức là tỷ lệ lao động trong mỗi hộ gia đình trên tổng số các thànhviên của nó Kinh tế nông hộ chỉ phát triển ở thời kỳ mà số người lao động đônghơn số người không lao động trong mỗi hộ gia đình Do thống nhất đơn vị sản xuấtvới đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình, nên kinh tế nông hộ, phát triển theo chu kỳbiến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là theo sự tác động của các nhân tố thuầntúy kinh tế kỹ thuật Mặt khác, sản xuất gia đình vừa bị thúc đẩy chủ yếu bởi nhucầu tiêu dùng trong hộ gia đình vừa bị giới hạn bởi mức độ nặng nhọc của côngviệc sản xuất nông nghiệp, nên xu hướng của nó là dừng lại ở sự tự khai thác khảnăng lao động của mỗi thành viên hay đảm bảo sự cân bằng giữa lao động và tiêudùng theo tỷ lệ 1/1 Tuy nhiên, đặc điểm sản xuất theo thời vụ đã cản trở tính liêntục của lao động nông nghiệp (thời kỳ nông dân luôn tồn tại), sự cân bằng này luôn
bị cản trở hay không thể thực hiện được Tính tự cung, tự cấp của kinh tế hộ giađình luôn được duy trì nếu nó không kết hợp được trong bản thân nó các hoạt độngsản xuất phi nông nghiệp
Theo quan niệm của Traianôp: Khi tìm hiểu quy luật tồn tại và vận động
của nền kinh tế hộ nông dân và các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, Traianôp
đã cho rằng: Kinh tế nông dân gắn bó hữu cơ với gia đình nông dân, vì thế có thểcoi kinh tế nông dân là kinh tế gia đình Đó là một xí nghiệp lao động gia đìnhsống theo những quy luật của nó, khác với những quy luật TBCN dựa trên cơ sởlao động làm thuê Trong kinh tế gia đình, người nông dân vừa là người chủ, vừa
là người lao động Mục đích không phải để sản xuất mà để thỏa mãn những nhucầu của gia đình
Như vậy, đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trongnông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và củagia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tựtúc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai tròquan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang pháttriển nói chung và ở nước ta nói riêng
Trang 222.1.2 Vai trò của kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong quá trình phát triển ngày nay
2.1.2.1 Vai trò của kinh tế nông hộ
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nôngnghiệp và nông thôn Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trướctiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn
do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo đức gia đình,dòng họ Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặtquan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệlợi ích kinh tế Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi íchchung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có Trong mỗinông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phâncông lao động trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp Các thành viên trong
hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạođiều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lí
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai tròhết sức quan trọng Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớnnông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nôngtrại và các thành viên trong gia đình Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nôngtrại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình Ở Việt Nam, kinh
tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hếtsức quan trọng để phát triển nông nghiệp Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hộirất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thựcphẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động,tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn Nâng cao thu nhập và cải thiệnđời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân Đã córất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và cácgiải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng bằng
Trang 23sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002) do tiến
sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại họcCần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình
2.1.2.2 Vai trò của kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác có tác dụng đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả củacông tác khuyến nông
Kinh tế hợp tác còn có ý nghĩa đối với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuấtnông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển thịtrường nông thôn
Kinh tế hợp tác thực hiện được sự công bằng xã hội, hạn chế sự phân hóagiàu nghèo ở nông thôn thông qua thực hiện chức năng xã hội từ các hoạt độngkinh tế như hỗ trợ vốn sản xuất, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy trình sản xuấttiến bộ hoặc trực tiếp hỗ trợ bằng nhiều hình thức đối với các hộ gặp khó khăntrong sản xuất, góp phần xây dựng phúc lợi công cộng ở địa phương
Hơn nữa, vai trò của kinh tế hợp tác ngoài việc phát triển và nâng cao hiệuquả sản xuất của các hộ xã viên, nó còn là một hình thức kinh tế mà Nhà nước sửdụng làm công cụ đáng tin cậy để quản lý và giữ vững định hướng xã hội chủnghĩa trong khu vực kinh tế nông thôn
2.1.3 Cơ sở lý luận về hợp tác xã
2.1.3.1 Khái niệm về HTX
HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọichung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyên góp vốn theo qui định củaLuật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùnggiúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng caođời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [8,8]
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tựchủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốntích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luât [8, 8]
2.1.3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
Trang 24HTX tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quiđịnh của Luật HTX, tán thành điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX; Xã viên
có quyền ra HTX theo qui định của điều lệ HTX;
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểmtra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; Thực hiện công khaiphương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khácqui định trong điều lệ HTX;
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lơi: HTX tự chủ và tự chịu tráchnhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh; Tự quyết định về phân phối thu nhập; Saukhi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX, lãi đượctrích một phần vào các quĩ của HTX, một phần chia theo vốn góp và công sứcđóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụcủa HTX;
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thầnxây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội; Hợp tácgiữa các HTX trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp luật [8, 10]
2.1.3.3 Quyền của HTX
HTX có các quyền sau:
- Lựa chọn nghành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
- Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của HTX;
- Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cánhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanhtheo qui định của pháp luật;
- Thuê lao động trong trường hợp trong trường hợp xã viên không đáp ứngđược yêu cầu sản xuất, kinh doanh của HTX theo qui định của pháp luật;
- Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra HTX, khai trừ xãviên theo qui định của điều lệ HTX;
Trang 25- Quyết định việc phân phối thu nhập, giải quyết các khoản lỗ của HTX;
- Quyết định khen thưởng xã viên có nhiều thành tích trong xây dựng và pháttriển HTX; Thi hành kỷ luật xã viên vi phạm điều lệ HTX; quyết định việc xã viênphải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho HTX;
- Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; Tổ chức tín dụng nội bộ theo qui định của pháp luật;
- Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo qui định của pháp luật;
- Được từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với pháp luật;
- Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của HTX;
- Các quyền khác theo qui định của pháp luật [8, 11]
2.1.3.4 Nghĩa vụ của HTX
HTX có nhưng nghĩa vụ như sau:
- Sản xuất, kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký;
- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
- Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật;
- Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX; Quản lý và sử dụng đấtđược Nhà nước giao theo qui định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốntích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luât;
- Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa và cáccông trình quốc phòng, an ninh theo qui định của pháp luật;
- Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xãviên;
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho HTX vàngười lao động do HTX thuê theo qui định của pháp luật về lao động; Khuyếnkhích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;
Trang 26- Đóng bảo hiểm bắt bưộc cho xã viên và người lao động thường xuyên choHTX theo qui định của điều lệ HTX phù hợp với qui định của pháp luật về bảohiểm; Tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng bảo hiểm tựnguyện Chính phủ qui định cụ thể về việc đóng bảo hiểm xã hội đối với xã viênHTX;
- Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của xãviên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX;
- Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật [8, 13]
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cần phải được đưa ra ý kiến đại diện về những vấn đề
và nhu cầu của người nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Trong điều kiện phân
bố không đồng đều giữa các lĩnh vực trong nông nghiệp nên cần phải tiến hànhviệc nghiên cứu tại các khu vực đặc trưng nhất về các lĩnh vực: Trồng lúa, trồngcây ăn trái và nuôi thủy sản Sau khi được sự tư vấn và đề nghị của phòng Nôngnghiệp tỉnh Hậu Giang thì chúng tôi đã chọn 3 huyện đại diện cho cả tỉnh HậuGiang để tiến hành công việc nghiên cứu: Huyện Châu Thành, Huyện Phụng Hiệp,Huyện Long Mỹ
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi soạntrước (03 loại bảng câu hỏi phỏng vấn: Bảng câu hỏi để phỏng vấn nông hộ, bảngcâu hỏi để phỏng vấn các HTX và bảng câu hỏi để phỏng vấn các cơ quan quản lýkinh tế hợp tác) để phỏng vấn đại diện các nông hộ theo nguyên tắc chọn mẫungẫu nhiên, phân tầng trên địa bàn nghiên cứu với số mẫu điều tra là 150; mỗihuyện chọn 3 xã đại diện để điều tra 50 mẫu/huyện; Thu thập thông tin qua bảngcâu hỏi đối với tất cả các HTX trong tỉnh Trong mỗi hộ gia đình, lao động chínhtrong gia đình sẽ chọn làm đại diện để phỏng vấn và việc phỏng vấn sẽ được thựchiện trực tiếp “mặt đối mặt” mà không có sự tham gia của người khác để tránh ảnhhưởng đến ý kiến của người được phỏng vấn
Trang 27Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan quản lý các cấp của Tỉnh:Phòng nông nghiệp của tỉnh, phòng tài chính, cơ quan thống kê của tỉnh và các banngành đoàn thể khác Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được thu thập trên báo,internet
Tiến hành phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA) tiến hành trên 3huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Long Mỹ
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả
thực trạng hoạt động nông nghiệp của nông hộ và của các HTX NN, thống kênhững khó khăn cũng như đánh giá nhu cầu hợp tác của nông hộ và đề xuấtphương hướng giải quyết
- Sử dụng công cụ biểu bảng để trình bày số liệu cần phân tích
- Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm SPSS để kiểm tra, phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp so sánh cặp để đánh giá mức khó khăn của nông hộ,pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối trong nghiên cứu đánh giá kết quảhoạt động của HTX
- Sử dụng phương pháp Kiểm định Mann – Whitney, Kiểm định Kruskal –Wallis để kiểm tra việc tham gia HTX có khác nhau hay không giữa các nhóm đốitượng
Trang 28Chương 3 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG
3.1.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là trung tâm châu thổ sông MêKông, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cáchthành phố Hồ Chí Minh 240km về phía tây nam theo các tuyến quốc lộ, thủy lộquốc gia; cách thành phố Cần Thơ 60km theo quốc lộ 61 và chỉ cách 40km theođường nối thị xã Vị Thanh – thành phố Cần Thơ đang thi công xâydựng cụm mớivới quy mô bốn làn xe cơ giới bêtông nhựa Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh:phía Bắc giáp TP Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh KiênGiang; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 160.722,49 ha; diện tích rừng: 3.604,62 ha; diện tích đấttrồng lúa, màu: 86.516,32 ha; diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây
ăn quả: 3.940,17 ha; diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 121,48 ha
3.1.3 Địa hình
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Có thểchia làm 3 vùng như sau:
o Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc Diện tích 19200
ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ
o Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều Diện tích khoảng 16800ha, pháttriển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ
o Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng Phát triểnn nông nghiệp đa dạng (lúa,mía, khóm,…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghệp và dịch vụ
3.1.4 Sông ngòi
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổngchiều dài khoảng 2.300km Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sôngHậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km
Trang 29Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịuảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biểnĐông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.
3.1.5 Khí hậu và nhiệt độ
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xíchđạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió TâyNam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4hàng năm
Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm.Tháng có nhiệt độ cao nhất là (350C) là tháng 4 và thấp nhất là vào tháng 12(20,30C)
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa
cả năm Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800mm/năm,lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm)
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%
Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trungbình trong năm là 82%
3.1.6 Dân số và lao động
Dân số
Tổng số: 802.797 người, trong đó nam: 397.467 người; nữ: 405.330 người;người kinh: chiếm 96,44%; người Hoa: chiếm 1,14%; người Khơ - me: 2,38%; cácdân tộc khác chiếm 0,04% Khu vực thành thị: 115.851 người; nông thôn; 656.388người Đáng chú ý là có tới trên 80% dân số của Tỉnh sống ở nông thôn và có tớigần 74,60% lực lượng lao động của Tỉnh đang lao động trong lĩnh vực Nông – lâmnghiệp và Thủy sản
Lao động
Tổng số: 436.218 người, trong đó lao động đang làm việc trong Nông – lâm –thủy sản: 325,418 người, còn lại là lao động trong các ngành nghề khác và laođộng dự trữ Đáng chú ý là có tới gần 74,60% lực lượng lao động của Tỉnh đanglao động trong lĩnh vực Nông – lâm nghiệp và Thủy sản
Trang 30Bảng 1: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH HẬU GIANG
Kế hoạch 2007
Thực hiện2005
Thực hiện2006
Ước tính2007
A Dân số trung bình (người) 810,000 791,430 796,899 802,797
I Chia theo khu vực 810,000 791,430 796,899 802,797
- Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản 328,671 327,489 325,418
- Công nghiệp, Xây dựng 26,136 32,002 37,920
3.1.7 Tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang
Trang 313.1.7.1 Nông nghiệp
Đất nông nghiệp 137.685 ha, chiếm 85,6% diện tích tự nhiên, bình quân1.008 m2/người Diện tích canh tác lúa khoảng 80.000 ha, trong đó có 70.000 halúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước có nhu cầu phẩm chấtgạo cao, sản lượng lúa hàng năm trên một triệu tấn, là tỉnh có sản lượng lúa lớn thứhai châu thổ sông Mê Kông, khả năng xuất khẩu 350.000 – 400.000 tấn gạo
Hình thành một số vùng tập trồng tập trung cây ăn quả nhiệt đới 30.000 ha,sản lượng 150.000 tấn/năm với nhiều giống cây ăn trái đã được cải thiện như:Cam, quýt, bưởi năm roi Phú Hữu,
Cây mía được canh tác lâu đời tại ở tỉnh Hậu Giang, diện tích gần 16.000 hasản lượng gần 1.5 triệu tấn mía Huyện Phụng hiệp, long Mỹ, Vị thủy, thị xã VịThanh có diện tích trồng mía lớn nhất
Cây khóm là loại cây có thế mạnh trồng tập trung ở Vị thanh, Long Mỹ Dothiếu nhà máy chế biến dứa nên diện tích trồng còn hạn chế, diện tích chỉ còn1.500 ha, sản lượng 15000 tấn/năm
3.1.7.2 Thủy sản
Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa.Tổng diện tích mặt nước có khảnăng nuôi thủy sản gần 540.000 ha, ngoài ra còn có khoảng 15.000 ha mặt nướcsông, rạch với sản lượng thủy sản 33.000 – 35.000 tấn/năm, nuôi trồng chiếm 80 -85% sản lượng Các sản phẩm thủy sản chủ yếu như cá tra, cá ba sa, tôm càngxanh, cá thác lác,…Tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rấtthuận lợi, đặc biệt là cá tra, cá da trơn khả năng khia thác còn rất lớn
3.1.7.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua phát triểnkhá nhanh, đặc biệt là khu vực tư, làm động lực quan trọng, quyết định tăng trưởngkinh tế
Ngành công nghiệp chủ lực còn nhiều tiềm năng là chế biến lương thựcthực phẩm, nhất là chế biến thủy hải sản, lúa gạo, mía đường góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, cơ cấu lao động và xuất khẩu
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm hàng thủy sản, chế biến đông lạnh,gạo, đường, hàng tiêu dùng…
Trang 32Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số nhà máy sản xuất công nghiệp lớn đểkhai thác tiềm năng của tỉnh, trong đó có 3 nhà máy chế biến thủy hải sản lớn cótổng công suất lên đến 60.000 tấn sản phẩm/năm, 3 nhà máy đường tổng công suất12.000 tấn/ngày
Nhiều ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời như đan lát, thêu ren,
đồ gỗ, in lụa, sơn mài, với đội ngũ công nhân lành nghề
Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung, phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự ánđầu tư; từng bước tiến hành thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sônghậu, cụm công nghiệp Phú Hữu kết hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộikhác tại nơi đây sẽ hình thành khu đô thị mới Sông Hậu với diện tích trên 2.000 hatheo quy hoạch Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp thị xã NgãBảy,…
3.1.7.4 Dịch vụ thương mại, du lịch
Ngành thương mại phát triển ngày càng đa dạng, chất lượng phục vụ ngàycàng nâng lên Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhất là các chợ đầumối, chợ nông thôn đang được quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại và đang được đầu tư
để làm vai trò trung chuyển hàng hóa cho một số một số chợ trung tâm Tỉnh đãban hành chính sách khuyến khích ưu đãi và đầu tư phát triển chợ
Ngành du lịch có nhiều tiềm năng nhưng còn non trẻ Ngành du lịch củaHậu Giang chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử; trong thời gian quacũng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm
3.1.7.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng – kinh tế xã hội
Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A vàquốc lộ 61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - PhụngHiệp đã được nâng cấp Đường nối Vị Thanh – Cần Thơ, Tuyến Quản lộ - PhụngHiệp, tuyến Nam sông Hậu, tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn, các trục đường huyếtmạch liên huyện, liên tỉnh đang được triển khai xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp
để nối thông suốt các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, cả nước thuận lợi và nhanhchóng hơn
Hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
và sản xuất công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu Mạng lưới điện trung thế
Trang 33đã đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, có nhiều xã đã được điện khí hóa Hệthống cung cấp điện nước đang được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư mởrộng theo hướng xã hội hóa đầu tư lĩnh vực này để đẩy nhanh tốc độ điện khí hóa,tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, nước sạch ở đô thị, nông thôn, khu dân cư và chocác khu công nghiệp tập trung.
Hệ thống bưu chính viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong
cả nước
3.1.7.6 Phát triển đô thị
Phát triển thị xã VỊ Thanh lên đô thị loại III, thị xã Ngã Bảy lên đô thị loại
IV theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị văn minh, hiện đại đảm bảomôi trường sinh thái bền vững
Triển khai xây dựng mới trung tâm hành chính của tỉnh, khu thương mại –dân cư, các khu đô thị mới tạo bộ mặt mỹ quan của đô thị còn nhiều tiềm năngphát triển; nâng cấp, mở rộng thị trấn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa chuyểndịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
3.1.7.8 Tình hình phát triển kinh tế
Đặc điểm kinh tế xã hội
Tăng trưởng kinh tế bình quân từ 2004 - 2007 là 11 – 12%/năm, trong đó khuvực Nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp tăng bình quân 5 – 5,5%/năm Tỷ trongNông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp chiếm 41 – 42%, công nghiệp – xây dựngchiếm 28 -29% và Thương mại – dịch vụ chiếm 28 - 29% trong GDP của Tỉnh[Hậu Giang – Tiềm năng, cơ hội đầu tư, tr 01]
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI
ĐOẠN 2005 - 2007
Trang 34kinh tế % 111.48 111.09 111.07 112.01 Giá trị tăng thêm
(giá hiện hành)
triệuđồng 6,370,090 5,269,349 6,191,379 6,948,265
2 Cơ cấu kinh tế % 100.00 100.00 100.00 100.00
3 Giá trị sản xuất (giá
so sánh 1994) đồngtriệu 10,648,756 8,206,432 9,358,999 10,721,186 Tốc độ tăng GTSX
(giá so sánh 1994) % 114.62 113.88 114.04 114.55 Giá trị sản xuất (giá
hiện hành) đồngtriệu 16,049,044 11,567,372 13,477,091 15,480,2944.Thu nhập bình quân
đầu người
VNĐ đồngtriệu 8.00 6.66 7.77 8.66USD USD 500.00 419.01 485.58 535.92
5 Kim ngạch XK hàng
hóa
triệuUSD 140.00 117.23 100.89 112.42 Trong đó: Dịch vụ
tư XDCB tập trung '' 1,012.03 686.58 707.91 981.13
7 Tổng thu NSNN trên
địa bàn tỉ đồng 2,103.38 1,957.47 2,304.48 2,220.00 Trong đó: Thu nội
địa '' 310.00 272.27 332.97 383.00 Tổng chi NSNN địa
phương '' 2,102.73 1,892.39 2,245.17 2,110.00 Trong đó: Chi đầu
tư XDCB do ĐP quản
lý
'' 1,097.91 489.24 591.42 967.54 Nguồn: http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?pageid
+ Riêng năm 2007 kết quả như sau:
Trang 35Theo báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2007 của tỉnh tiếp tục phát triển
có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dântỉnh đều đạt và vượt kế hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12%; thu nội địađược được 400 tỷ đồng, đạt KH phấn đấu, tăng 46,3% dự toán Trung ương giao,tăng 17,8% so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn gần 2.950 tỷ đồng,vượt 13,5% KH, tăng 18,3% so với cùng kỳ (trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhànước do địa phương quản lý 1.171 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người 8,7triệu đồng/người, vượt 8,2% KH, tăng 11% so cùng kỳ; mức giảm sinh dân số0,8%o, vượt 102,5% KH; huy động học sinh các cấp vào học năm học mới được144.619 học sinh các cấp, đạt 96% KH, bằng 98,8% so cùng kỳ; giải quyết việclàm 20.500 lao động, đạt KH, tăng 11,48% so cùng kỳ; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuốngcòn 16,34% tổng số hộ; có 58.016/54.750 người tham gia thực hiện các biện pháptránh thai, vượt 6% KH
Chỉ tiêu phát triển của tỉnh trong năm 2008
Với những kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm
2007, tiếp tục tổ chức thực hiện mục tiêu của Tỉnh uỷ đề ra: “Nâng cao chất lượng
hoạt động hệ thống chính trị; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông; phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chăm lo giáo dục đào tạo; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí” UBND tỉnh dự kiến các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội chủ yếu năm 2008 như sau:
3 GDP bình quân đầu người 9,8 triệu đồng/người, tăng 13%, quy tươngđương 607 USD/người (1USD = 16.150 VND)
Trang 364 Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế Tỷ trọng khu vực I chiếm 34 –35%, khu vực II chiếm 35 – 36%, khu vực III chiếm 29 – 30% (phấn đấu đạt cơcấu kinh tế theo thứ tự khu vực I, II, III là 34,9% – 35,5% – 29,6%).
5 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ 120 - 130 triệuUSD Kim ngạch nhập khẩu 400 triệu USD
6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 12.000 – 12.200 tỷ đồng,tăng hơn 4 lần so với ước thực hiện năm 2007 Trong đó, ước vốn đầu tư phát triển
từ vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1.112 tỷ đồng, tăng 30,89% so
KH đầu năm 2007 (850 tỷ), chiếm 9,11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
7 Tổng thu ngân sách địa phương 2.062 tỷ đồng Tổng thu nội địa 418 tỷđồng, tăng 9,13% so thực thu năm 2007 Tổng chi ngân sách địa phương 2.060 tỷđồng, đạt 97,6% so thực chi năm 2007, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm57,48% tổng chi
b Các chỉ tiêu văn hóa – xã hội:
8 Tổng số huy động học sinh đầu năm học: 147.670 học sinh tăng 3,9% Huyđộng trẻ trong độ tuổi 0-2 đi mẫu giáo 65%, dự kiến 1.020 cháu; trẻ trong độ tuổi 3-
5 đi mẫu giáo 65%, dự kiến 17.650 cháu Huy động học sinh tiểu học đúng độ tuổiđạt 98%, dự kiến 62.600 học sinh; trung học cơ sở 85%, dự kiến 44.800 học sinh;trung học phổ thông 65%, dự kiến 21.600 Tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp dưới 4%;
Số sinh viên trên 10.000 dân đạt 75 sinh viên
9 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,29‰, mức giảm sinh 0,4‰;
10 Giải quyết việc làm 21.000 lao động, số lao động được đào tạo nghề là7.200 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề so với tổng số lao động 13,3%
11 Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% số hộ, tỷ lệ hộ nghèo 14,34% tổng số hộ
12 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 20,2% Giảm tỷ lệ trẻ
em tử vong dưới 1 tuổi còn 18‰, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi còn 24,1‰ Sốbác sỹ/10.000 dân : 3,5 bác sỹ
13 Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 91% số hộ, tăng 1,67%, trong đó hộ nôngthôn 88% số hộ, tăng 1,13%
14 Số máy điện thoại đạt 27/100 dân, tăng 5,59 máy/100 dân so năm 2007
Trang 3715 Năm 2008 củng cố, nâng chất 25 đơn vị xã, phường, thị trấn đạt tiêuchuẩn văn hóa, tăng 4 đơn vị so năm 2007 Gia đình văn hóa đạt 83% tổng số hộtoàn tỉnh Số ấp và khu vục văn hóa : 35
16 Số đề tài khoa học, dự án được xét duyệt trong năm : 16 đề tài; Số đềtài, dự án ứng dụng có hiệu quả : 15 đề tài
17 Thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch, văn hóa lịch sử của tỉnh :70.000 lượt khách
c Về môi trường
18 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 67% tổng số hộ, tăng 2%, trong
đó khu vực nông thôn 62% số hộ, tăng 2%
19 Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị và các trung tâm xã được thu gom: 70% Các
cơ sở gây ô nhiểm môi trường xử lý đạt 50%
3.2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ
Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiêp với nhiều hình thức làmnông nghiệp khác nhau như: Trồng lúa, trồng vườn cây ăn trái, trồng mía, nuôithủy sản, trồng rau màu…Nhưng do việc trồng mía, trồng rau màu chiếm một tỷtrọng nhỏ hơn nên để đánh giá nhu cầu của nông dân ở tỉnh Hậu Giang thì bài viếtchỉ tập trung ở 3 hình thức sản xuất nông nghiệp là: Trồng lúa, trồng vườn cây ăn
Trang 38trái và nuôi thủy sản Tình hình hộ hoạt động trong 3 hình thức này được thể hiệntrong bảng sau đây:
3.2.1.2 Diện tích sản xuất của các hộ được điều tra
Bảng 3: DIỆN TÍCH ĐẤT THEO TỪNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
Loại hình Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung
bình (Mean) Độ lệch chuẩn
Tổng (sum)Đất trồng lúa 1000 35000 11219.07 8002.905 1323850Đất nuôi thủy sản 10 18000 1228.9286 3349.36516 34410Đất trồng cây ăn trái 1000 29700 8186.10 5122.876 482980Diện tích đất thổ cư 4550 497.73 590.650 73664
Đvt: m 2
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn)
Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
Tổng diện tích đất bao gồm: Đất thổ cư, đất nông nghiệp và các loại đấtkhác (ta đã giả sử là không đáng kể) Qua bảng 3 đây ta thấy, tổng diện tích đấttrồng lúa là lớn nhất (1.323.850 m2) so với các diện tích đất còn lại Điều này càngchứng tỏ trồng lúa đóng vai trò vô cùng quan trọng sản xuất nông nghiệp của hộnông dân Giá trị trung bình của đất trồng lúa là 11.219,07m2 tức trung bình mỗi hộdân được canh tác trên 11.219,07m2 Độ lệch chuẩn là 8.002,905m2 cho thấy có sự
Diện tích đất trồng lúa 69%
Diện tích đất thổ cư 2%
Diện tích đất
trồng cây ăn
trái 25%
Diện tích đất nuôi thuỷ sản 4%
Trang 39chênh lệch khá lớn về diện tích thực sự mà hộ nông dân được canh tác (diện tíchđất hộ canh tác thấp nhất là 1.000m2 và cao nhất là 35.000m2).
Ngoài lúa, cây ăn trái là lĩnh vực được hộ nông dân quan tâm tiếp theo.Tổng diện tích đất trồng cây ăn trái là 482.980m2 Diện tích đất trung bình mỗi hộđược trồng là 8.186,10m2 Độ lệch chuẩn cho diện tích đất trồng cây ăn trái trungbình cũng khá cao 5.122,876m2, cho biết sự chênh lệch đối với diện tích đất trồngcây trung bình Nguyên nhân là do nhiều hộ tập trung đất cho việc trồng lúa hoặcnuôi thủy sản nên đất đai còn lại không nhiều và nông dân có khuynh hướng trồng
để ăn nên chỉ trồng với diện tích nhỏ (có hộ chỉ trồng trên 10m2) Còn có những hộxem việc trồng cây ăn trái là nguồn thu nhập chính của mình nên tập trung trồngvới diện tích khá lớn (lớn nhất là 29.700m2) từ đó tạo có sự chênh lệch lớn về diệntích trung bình
Việc nuôi thủy sản rất khó khăn nên mặc dù mang lại nguồn lợi lớn nhưngphần đông hộ nông dân vẫn chưa dám đầu tư Chính vì lẽ đó, đất nuôi thủy sảnchiếm diện tích thấp nhất trong cả 3 loại (34410m2) Diện tích trung bình cho mỗi
hộ nuôi là 1228.9286m2 Độ lệch chuẩn là 3349.36516m2, có sự chênh lệch lớn vềdiện tích đất nuôi trung bình cho hộ
Nhìn chung thì lúa và cây ăn trái vẫn là loại hình sản xuất nông nghiệp được
bà con nông dân ở tỉnh Hậu Giang quan tâm nhất nên diện tích của hai loại này làlớn nhất Mặc dù nuôi thủy sản chiếm diện tích thấp nhất nhưng đây là lĩnh vựcsản xuất mang lại lợi nhuận cao nên trong thời gian tới sẽ thu hút được sự quantâm của bà con nông dân ở đây
Trung bình (mean) 4.81 3.08 2.33
Độ lệch chuẩn (Std) 1.325 1.190 .487
( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ bảng phỏng vấn)
Trang 40Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vàohoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm số lượng và chất lượng người lao động.
Số lượng lao động chính gồm những người trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60tuổi Chất lượng lao động bao gồm trình độ, văn hóa và nghề nghiệp
Tổng số nhân khẩu trong gia đình là 721 người, mỗi gia đình trung bình cókhoảng 4.81 thành viên Độ lệch chuẩn là 1.325 cho thấy có sự chênh lệch sốngười giữa các gia đình Gia đình có nhiều thành viên nhất là 11 người Đâythường là những gia đình thuộc 3 thế hệ Những loại hình gia đình này thường rấtphổ biến ở nông thôn (tần số xuất hiện là 51- phụ lục 6) Đối với loại gia đình nàythì có thuận lợi là kinh nghiệm làm nông nghiệp sẽ được thế hệ đi trước truyền chocác thế hệ còn lại Ngoài ra, lực lượng lao động dồi dào cũng là một lợi thế đối vớiloại hình gia đình này
Lực lượng lao động chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là trongnông nghiệp vì nông dân thường lấy công làm lời Nếu gia đình có lực lượng laođộng chính càng nhiều thì chi phí làm nông nghiệp càng giảm từ đó sẽ làm tăngthêm thu nhập Qua bảng 5 ta thấy, trong 721 người của 150 hộ thì chỉ có 462người là lao động chính của gia đình (chiếm 64.07% tổng số nhân khẩu) Số ngườitrong độ tuổi lao trung bình là 3.08 người Độ lệch chuẩn là 1.19 người, điều nàycũng thể sự chênh lệch về số lao động chính thực sự của hộ
3.2.1.4 Công cụ lao động
Bảng 5:THỐNG KÊ CÔNG CỤ NÔNG NGHIỆP
Máy bơm nước loại nhỏ(1 ngựa) Máy 65 65
Máy bơm nước loại vừa (>1 ngựa) Máy 66 66
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ bảng phỏng vấn)
Qua bảng 5 ta thấy, máy bơm nước loại nhỏ và vừa được bà con sở hữu
nhiều nhất (máy bơm nước loại nhỏ 65 hộ sở hữu và 66 hộ đối với máy bơm nướcloại vừa) Nguyên nhân là do loại máy này rẻ, phù hợp với mức thu nhập của đại