Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua phát triển khá nhanh, đặc biệt là khu vực tư, làm động lực quan trọng, quyết định tăng trưởng kinh tế.
Ngành công nghiệp chủ lực còn nhiều tiềm năng là chế biến lương thực thực phẩm, nhất là chế biến thủy hải sản, lúa gạo, mía đường góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, cơ cấu lao động và xuất khẩu.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm hàng thủy sản, chế biến đông lạnh, gạo, đường, hàng tiêu dùng…
Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số nhà máy sản xuất công nghiệp lớn để khai thác tiềm năng của tỉnh, trong đó có 3 nhà máy chế biến thủy hải sản lớn có tổng công suất lên đến 60.000 tấn sản phẩm/năm, 3 nhà máy đường tổng công suất 12.000 tấn/ngày..
Nhiều ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời như đan lát, thêu ren, đồ gỗ, in lụa, sơn mài,..với đội ngũ công nhân lành nghề.
Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung, phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư; từng bước tiến hành thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sông hậu, cụm công nghiệp Phú Hữu kết hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác tại nơi đây sẽ hình thành khu đô thị mới Sông Hậu với diện tích trên 2.000 ha theo quy hoạch. Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp thị xã Ngã Bảy,…
3.1.7.4 Dịch vụ thương mại, du lịch
Ngành thương mại phát triển ngày càng đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng nâng lên. Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhất là các chợ đầu mối, chợ nông thôn đang được quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại và đang được đầu tư để làm vai trò trung chuyển hàng hóa cho một số một số chợ trung tâm. Tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi và đầu tư phát triển chợ.
Ngành du lịch có nhiều tiềm năng nhưng còn non trẻ. Ngành du lịch của Hậu Giang chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử; trong thời gian qua cũng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
3.1.7.5 Xây dựng cơ sở hạ tầng – kinh tế xã hội
Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A và quốc lộ 61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp đã được nâng cấp. Đường nối Vị Thanh – Cần Thơ, Tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam sông Hậu, tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn, các trục đường huyết mạch liên huyện, liên tỉnh đang được triển khai xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp để nối thông suốt các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, cả nước thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Hệ thống cung cấp điện, nước đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu. Mạng lưới điện trung thế đã đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, có nhiều xã đã được điện khí hóa. Hệ thống cung cấp điện nước đang được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư mở rộng theo
hướng xã hội hóa đầu tư lĩnh vực này để đẩy nhanh tốc độ điện khí hóa, tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, nước sạch ở đô thị, nông thôn, khu dân cư và cho các khu công nghiệp tập trung.
Hệ thống bưu chính viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong cả nước.
3.1.7.6 Phát triển đô thị
Phát triển thị xã VỊ Thanh lên đô thị loại III, thị xã Ngã Bảy lên đô thị loại IV theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị văn minh, hiện đại đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
Triển khai xây dựng mới trung tâm hành chính của tỉnh, khu thương mại – dân cư, các khu đô thị mới tạo bộ mặt mỹ quan của đô thị còn nhiều tiềm năng phát triển; nâng cấp, mở rộng thị trấn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
3.1.7.7 Ngân hàng
Hoạt động của hệ thống ngân hàng huy động vốn cho vay với nhiều hình thức. Các tổ chức tín dụng cung ứng vốn đầu tư cho các chương trình, dự án trong và ngoài nước phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngành ngân hàng bước đầu không những đã giải quyết được tình trạng thiếu vốn của hầu hết các thành phần kinh tế mà còn tham gia điều tiết lượng tiền lưu thông trong xã hội, đảm bảo bình ổn thị trường.
3.1.7.8 Tình hình phát triển kinh tế
• Đặc điểm kinh tế xã hội
Tăng trưởng kinh tế bình quân từ 2004 - 2007 là 11 – 12%/năm, trong đó khu vực Nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp tăng bình quân 5 – 5,5%/năm. Tỷ trong Nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp chiếm 41 – 42%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28 -29% và Thương mại – dịch vụ chiếm 28 - 29% trong GDP của Tỉnh [Hậu Giang – Tiềm năng, cơ hội đầu tư, tr. 01]
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2007
Đơn vị tính Kế hoạch 2007 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Ước tính 2007 1. Giá trị tăng thêm (giá
so sánh 1994) đồngtriệu 4,377,157 3,535,852 3,927,442 4,398,995 Tốc độ tăng trưởng
kinh tế % 111.48 111.09 111.07 112.01
Giá trị tăng thêm (giá hiện hành)
triệu
đồng 6,370,090 5,269,349 6,191,379 6,948,265
2. Cơ cấu kinh tế % 100.00 100.00 100.00 100.00
3. Giá trị sản xuất (giá
so sánh 1994) đồngtriệu 10,648,756 8,206,432 9,358,999 10,721,186 Tốc độ tăng GTSX
(giá so sánh 1994) % 114.62 113.88 114.04 114.55
Giá trị sản xuất (giá hiện hành) triệu đồng 16,049,044 11,567,372 13,477,091 15,480,294 4.Thu nhập bình quân đầu người VNĐ triệu đồng 8.00 6.66 7.77 8.66 USD USD 500.00 419.01 485.58 535.92 5. Kim ngạch XK hàng
hóa USDtriệu 140.00 117.23 100.89 112.42
Trong đó: Dịch vụ
thu ngoại tệ '' 10.00 - - -
Kim ngạch NK hàng
hóa '' 15.00 0.64 0.51 0.52
6.Tổng vốn đầu tư trên
địa bàn tỉ đồng 2,761.20 2,099.99 2,493.43 2,790.08
Trong đó: Vốn đầu
tư XDCB tập trung '' 1,012.03 686.58 707.91 981.13
7. Tổng thu NSNN trên
địa bàn tỉ đồng 2,103.38 1,957.47 2,304.48 2,220.00
Trong đó: Thu nội
địa '' 310.00 272.27 332.97 383.00
Tổng chi NSNN địa
phương '' 2,102.73 1,892.39 2,245.17 2,110.00
Trong đó: Chi đầu tư XDCB do ĐP quản
lý '' 1,097.91 489.24 591.42 967.54
Nguồn: http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?pageid + Riêng năm 2007 kết quả như sau:
Theo báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2007 của tỉnh tiếp tục phát triển có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 12%; thu nội địa được được 400 tỷ đồng, đạt KH phấn đấu, tăng 46,3% dự toán Trung ương giao, tăng 17,8% so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn gần 2.950 tỷ đồng, vượt 13,5% KH, tăng 18,3% so với cùng kỳ (trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1.171 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người 8,7 triệu đồng/người, vượt 8,2% KH, tăng 11% so cùng kỳ; mức giảm sinh dân số 0,8%o, vượt 102,5% KH; huy động học sinh các cấp vào học năm học mới được 144.619 học sinh các cấp, đạt 96% KH, bằng 98,8% so cùng kỳ; giải quyết việc làm 20.500 lao động, đạt KH, tăng 11,48% so cùng kỳ; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16,34% tổng số hộ; có 58.016/54.750 người tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai, vượt 6% KH...
• Chỉ tiêu phát triển của tỉnh trong năm 2008
Với những kết quả đạt được trong thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2007, tiếp tục tổ chức thực hiện mục tiêu của Tỉnh uỷ đề ra: “Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông; phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chăm lo giáo dục đào tạo; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí”. UBND tỉnh dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2008 như sau:
a. Về kinh tế
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 13 – 14%, phấn đấu đạt trên 14%. Trong đó khu vực I tăng 4 – 5%; khu vực II tăng 21 – 22%; khu vực III tăng 16 – 17%.
2. Giá trị sản xuất (GO-Giá so sánh 94) tăng 16 – 17%; trong đó: nông – lâm – ngư nghiệp tăng 6 – 7%, công nghiệp – xây dựng 23 – 24%, thương mại – dịch vụ tăng 18 – 19%.
3. GDP bình quân đầu người 9,8 triệu đồng/người, tăng 13%, quy tương đương 607 USD/người (1USD = 16.150 VND).
4. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế. Tỷ trọng khu vực I chiếm 34 – 35%, khu vực II chiếm 35 – 36%, khu vực III chiếm 29 – 30% (phấn đấu đạt cơ cấu kinh tế theo thứ tự khu vực I, II, III là 34,9% – 35,5% – 29,6%).
5. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ 120 - 130 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 400 triệu USD.
6. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 12.000 – 12.200 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với ước thực hiện năm 2007. Trong đó, ước vốn đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1.112 tỷ đồng, tăng 30,89% so KH đầu năm 2007 (850 tỷ), chiếm 9,11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
7. Tổng thu ngân sách địa phương 2.062 tỷ đồng. Tổng thu nội địa 418 tỷ đồng, tăng 9,13% so thực thu năm 2007. Tổng chi ngân sách địa phương 2.060 tỷ đồng, đạt 97,6% so thực chi năm 2007, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 57,48% tổng chi.
b.Các chỉ tiêu văn hóa – xã hội:
8. Tổng số huy động học sinh đầu năm học: 147.670 học sinh tăng 3,9%. Huy động trẻ trong độ tuổi 0-2 đi mẫu giáo 65%, dự kiến 1.020 cháu; trẻ trong độ tuổi 3-5 đi mẫu giáo 65%, dự kiến 17.650 cháu. Huy động học sinh tiểu học đúng độ tuổi đạt 98%, dự kiến 62.600 học sinh; trung học cơ sở 85%, dự kiến 44.800 học sinh; trung học phổ thông 65%, dự kiến 21.600. Tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp dưới 4%; Số sinh viên trên 10.000 dân đạt 75 sinh viên.
9. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,29‰, mức giảm sinh 0,4‰;
10. Giải quyết việc làm 21.000 lao động, số lao động được đào tạo nghề là 7.200 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề so với tổng số lao động 13,3%.
11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% số hộ, tỷ lệ hộ nghèo 14,34% tổng số hộ.
12. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 20,2%. Giảm tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi còn 18‰, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi còn 24,1‰. Số bác sỹ/10.000 dân : 3,5 bác sỹ.
13. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 91% số hộ, tăng 1,67%, trong đó hộ nông thôn 88% số hộ, tăng 1,13%.
14. Số máy điện thoại đạt 27/100 dân, tăng 5,59 máy/100 dân so năm 2007. 15. Năm 2008 củng cố, nâng chất 25 đơn vị xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tăng 4 đơn vị so năm 2007. Gia đình văn hóa đạt 83% tổng số hộ toàn tỉnh. Số ấp và khu vục văn hóa : 35 .
16. Số đề tài khoa học, dự án được xét duyệt trong năm : 16 đề tài; Số đề tài, dự án ứng dụng có hiệu quả : 15 đề tài.
17. Thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch, văn hóa lịch sử của tỉnh : 70.000 lượt khách.
c. Về môi trường
18. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 67% tổng số hộ, tăng 2%, trong đó khu vực nông thôn 62% số hộ, tăng 2%.
19. Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị và các trung tâm xã được thu gom: 70%. Các cơ sở gây ô nhiểm môi trường xử lý đạt 50%.
20. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 97,5%
[http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?pageid].
3.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ QUA MẪU ĐIỀU TRA
3.2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Để có cơ sở nghiên cứu thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn điều tra nông hộ:
Số nông hộ được phỏng vấn là 150 hộ trong đó có 26 hộ xã viên và 124 hộ không phải là xã viên (phụ lục 82).
Số lượng hộ có trồng lúa là 122 hộ (phụ lục 1); số hộ trồng cây ăn trái là 59 hộ (phụ lục 2) và số hộ nuôi thủy sản là 28 hộ (phụ lục 3).
3.2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ
Hậu Giang là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiêp với nhiều hình thức làm nông nghiệp khác nhau như: Trồng lúa, trồng vườn cây ăn trái, trồng mía, nuôi thủy sản, trồng rau màu…Nhưng do việc trồng mía, trồng rau màu chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn nên để đánh giá nhu cầu của nông dân ở tỉnh Hậu Giang thì bài viết chỉ tập trung ở 3 hình thức sản xuất nông nghiệp là: Trồng lúa, trồng vườn cây ăn trái và nuôi thủy sản. Tình hình hộ hoạt động trong 3 hình thức này được thể hiện trong bảng sau đây:
3.2.1.2 Diện tích sản xuất của các hộ được điều tra
Đvt: m
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn)
Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
Tổng diện tích đất bao gồm: Đất thổ cư, đất nông nghiệp và các loại đất khác (ta đã giả sử là không đáng kể). Qua bảng 3 đây ta thấy, tổng diện tích đất trồng lúa là lớn nhất (1.323.850 m2) so với các diện tích đất còn lại. Điều này càng chứng tỏ trồng lúa đóng vai trò vô cùng quan trọng sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Giá trị trung bình của đất trồng lúa là 11.219,07m2 tức trung bình mỗi hộ dân được canh tác trên 11.219,07m2. Độ lệch chuẩn là 8.002,905m2 cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về diện tích thực sự mà hộ nông dân được canh tác (diện tích đất hộ canh tác thấp nhất là 1.000m2 và cao nhất là 35.000m2).
Ngoài lúa, cây ăn trái là lĩnh vực được hộ nông dân quan tâm tiếp theo. Tổng diện tích đất trồng cây ăn trái là 482.980m2. Diện tích đất trung bình mỗi hộ được trồng là 8.186,10m2. Độ lệch chuẩn cho diện tích đất trồng cây ăn trái trung bình cũng khá cao 5.122,876m2, cho biết sự chênh lệch đối với diện tích đất trồng cây
Loại hình Nhỏ nhất Lớn nhất Giá trị trung bình
(Mean) Độ lệch chuẩn
Tổng (sum) Đất trồng lúa 1000 35000 11219.07 8002.905 1323850 Đất nuôi thủy sản 10 18000 1228.9286 3349.36516 34410 Đất trồng cây ăn trái 1000 29700 8186.10 5122.876 482980 Diện tích đất thổ cư 4550 497.73 590.650 73664 Diện tích đất trồng lúa 69% Diện tích đất thổ cư 2% Diện tích đất trồng cây ăn trái 25% Diện tích đất nuôi thuỷ sản 4%
trung bình. Nguyên nhân là do nhiều hộ tập trung đất cho việc trồng lúa hoặc nuôi thủy sản nên đất đai còn lại không nhiều và nông dân có khuynh hướng trồng để ăn nên chỉ trồng với diện tích nhỏ (có hộ chỉ trồng trên 10m2). Còn có những hộ xem việc trồng cây ăn trái là nguồn thu nhập chính của mình nên tập trung trồng với diện tích khá lớn (lớn nhất là 29.700m2) từ đó tạo có sự chênh lệch lớn về diện tích trung bình.
Việc nuôi thủy sản rất khó khăn nên mặc dù mang lại nguồn lợi lớn nhưng phần đông hộ nông dân vẫn chưa dám đầu tư. Chính vì lẽ đó, đất nuôi thủy sản chiếm diện tích thấp nhất trong cả 3 loại (34410m2). Diện tích trung bình cho mỗi hộ nuôi là 1228.9286m2. Độ lệch chuẩn là 3349.36516m2, có sự chênh lệch lớn về diện tích đất nuôi trung bình cho hộ.
Nhìn chung thì lúa và cây ăn trái vẫn là loại hình sản xuất nông nghiệp được bà con nông dân ở tỉnh Hậu Giang quan tâm nhất nên diện tích của hai loại này là lớn nhất. Mặc dù nuôi thủy sản chiếm diện tích thấp nhất nhưng đây là lĩnh vực sản xuất mang lại lợi nhuận cao nên trong thời gian tới sẽ thu hút được sự quan tâm của bà con nông dân ở đây.
3.2.1.3 Lực lượng lao động
Bảng 4: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA HỘ