1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích một tình huống mất an toàn điện đề xuất giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn

15 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Bài tiểu luận này của em nói về một tình huống mất an toàn điện, tình huống đơn giản gần gũi với hầu hết chúng ta hàng ngày: Nhu cầu sử dụng “ MÁY GIẶT” ở gia đình hiện đại ngày nay gần

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ- VIỄN THÔNG

Báo cáo tiểu luận môn:

An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế

Đề Tài:

Phân tích một tình huống mất an toàn điện

Đề xuất giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Mạnh Hùng

Sinh viên thực hiện:Lê Huy Quyết MSSV: 20115714

Hà nội, 12/2015

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 2

Như chúng ta đã biết, điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh hiện đại Ngày nay, điện năng đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mối nguy hại mà điện năng có thể đem đến cho con người chúng ta Nguy hiểm hơn “tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người” Do đó việc nâng cao nhận thức của mọi người về mối nguy hiểm mà điện có thể gây ra đối với con người chúng ta là rất cần thiết

Bài tiểu luận này của em nói về một tình huống mất an toàn điện, tình huống đơn giản gần gũi với hầu hết chúng ta hàng ngày:

Nhu cầu sử dụng “ MÁY GIẶT” ở gia đình hiện đại ngày nay gần như không thể thiếu được “MÁY GIẶT” là sản phẩm có mặt tại thị trường Việt Nam cách đây hơn chục năm, giờ đây đã đa dạng về chủng loại, nhiều hãng sản xuất nổi tiếng Việc hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng của

“MÁY GIẶT’ không phải ai cũng biết Từ đó, bài này em xin chia sẻ từ những thông tin tìm hiểu được đến mọi người để có thể nắm được chi tiết hơn về

“MÁY GIẶT” từ đó có cái nhìn tổng quan hơn nhằm sử dụng, lắp đặt hợp lý, hiệu quả, an toàn

Vì dưới góc độ là bài luận của cá nhân nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót mong thầy giúp đỡ và bỏ qua cho em Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ MÁY GIẶT

Trang 3

Hình 1: ví dụ về một số loại máy giặt thông thường

I Nguyên lý hoạt động

Các máy giặt đều thực hiện qua các công đoạn Giặt – Giũ – Vắt Còn chế độ ngâm thì do bạn chọn và thường các chế độ giặt tự động không có công đoạn ngâm

1 Giặt: Công đoạn này quần áo hoặc đồ dơ được cấp nước, chất tẩy rửa Đối

với máy giặt dạng đứng thì đồ phải ngập trong nước, còn với máy giặt cửa trước (lồng ngang) thì nước sử dụng tiết kiệm hơn nhiều và không bơm ngập đồ Công đoạn này quần áo được đảo trộn và ma sát vào nhau trong quá trình đảo trộn đồng thời với lực ly tâm của nước ép nước đi qua sợi vải để làm sạch đồ

Vì vậy, đối với quần áo bị quấn vào nhau hay bị buộc vào nhau bạn phải gỡ ra

và làm tơi trước khi giặt

Trang 4

Nguyên lý hoạt động của máy giặt

2 Vắt: Máy vắt theo kiểu li tâm Ở đây có 2 dạng máy ly tâm ; ly tâm trục

đứng và ly tâm trục ngang Ly tâm trục đứng thường có tốc độ quay là : 600 vòng phút, ly tâm trục ngang thường cao hơn khoảng 1000 – 1200 vòng/ phút Chính vì tốc độ quay nhanh hơn nên máy giặt cửa trước thường vắt đồ khô hơn

và đồ giặt mau khô hơn Nếu bạn dùng chế độ sấy thì sẽ đỡ tốn điện Thời gian vắt 5-7 phút

3 Giũ: giũ là một qui trình giặt thông thường nhưng thời gian giũ ngăn hơn

thời gian giặt và thường một qui trình giũ khoảng 6-7 phút Trong quá trình giũ

ở chu kỳ cuối thường máy giặt sẽ bơm thêm chất làm mềm vải nếu bạn cho vào hộc chất làm mềm vải lúc đầu

Trang 5

II. Cấu tạo

Theo hình trên thì một chiếc máy giặt (máy giặt cửa trên nói riêng, cũng như máy giặt khác nói chung) gồm có các bộ phận chính như sau:

1 - Nắp máy giặt 2 - Ngăn chứa thuốc làm mềm vải

3 - Thùng giặt/vắt 4 - Ngõ rót thuốc tẩy

5 - Bộ lọc sơ vải 6 - Mâm giặt

7 - Tấm chắn chuột 8 - Chân đế

9 - Chân điều chỉnh 10 - Đầu nối đặc biệt

11 - Ống cấp nước 12 - Ngõ nước vào

13 - Phích cắm điện 14 - Dây điện

15 - Ống xả 16 - Bảng điều khiển

17 - Công tắc nguồn 18 - Khung máy

PHẦN II: CÁC TÌNH HUỐNG BỊ GIẬT ĐIỆN KHI SỬ

DỤNG MÁY GIẶT

Trang 6

I. Khái niệm về giật điện và ảnh hưởng của giật điện đối với cơ thể người

1 Khái niệm về giật điện

Khi một dòng điện với cường độ đủ lớn đi qua người thì sẽ tạo ra cảm giác bị

"điện giật" Tuỳ theo từng trường hợp, lứa tuổi mà mức độ ảnh hưởng của điện đối với cơ thể con người là khác nhau nhưng nói chung là đều gây ra có hại (tất nhiên cũng có các phương pháp điều trị bằng điện, ví dụ châm cứu điện ở các dòng điện cường độ thấp) hoặc có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong

2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người

- Khi con người tiếp xúc với mạng điện,sẽ có dòng điện chạy qua người và dòng điện tác dụng vào cơ thể người

- Dòng điện là yếu tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật Điện trở thân người ,điện áp đặt vào người chỉ làm biến đổi trị số dòng điện mà thôi

- Mức độ nguy hiểm của điện giật tùy theo:

+ Biên độ dòng điện (trị số dòng điện)

+ Tần số dòng điện

+ Đường đi của dòng điện

+ Thời gian tồn tại điện giật

+Tình trạng sức khỏe(hoàn cảnh xảy ra tai nạn và phản xạ của nạn nhân)

-Trị số dòng điện an toàn:

+ với dòng điện xoay chiều tần số (50-60)Hz lấy bằng 10(mA)

+ với dòng một chiều lấy bằng 50(mA)

Trang 7

Hình 2: Bảng mức độ ảnh hưởng của dòng điện lên cơ thể con người

3.Ảnh hưởng của thời gian giật điện đối với cơ thể con người

+ Thời gian điện giật càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị

nóng dần lên và lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng dần Và như vậy tác hại của dòng điện với cơ thể người càng tăng lên

+ Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn, thì tính chất nguy hiểm phụ

thuộc vào nhịp tim đập Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây Trong chu

kỳ có khoảng 0,1 sec tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó

+ Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 giây thế nào cũng trùng với thời

điểm nói trên của tim Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lớn (gần bằng 10

Trang 8

mA) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không có nguy hiểm gì

+ Căn cứ vào lý luận trên, ở các mạng cao áp 110 kV, 35 kV, 10 kV, và 6 kV

tai nạn do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp Với điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản

xạ tức thời Kết quả là hồ quang điện bị dập tắt ngay (hoặc chuyển qua bộ phận bên cạnh), dòng điện chỉ tồn tại trong khoảng vài phần của giây Với thời gian ngắn như vậy rất ít khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt

Tuy nhiên, không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện lớn này qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng và làm chết người Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ mà dể bị rơi xuống đất rất nguy hiểm

Hình 3: Bảng điện áp và thời gian tiếp xúc an toàn.

Trang 9

4 Đường đi của dòng điện qua cơ thể con người

+ Đường đi của dòng điện qua người: người ta đã đo phân lượng dòng điện qua tim người để đánh giá mức độ nguy hiểm của các con đường dòng điện qua người

Hình 4: Bảng dòng điện đi qua tim

5 Tần số dòng điện

+ Tổng trở cơ thể người giảm xuống đối với tần số dòng điện tăng Tuy nhiên, trong thực tế thì ngược lại, tần số càng tăng thì công suất hiệu dụng càng giảm, mức độ nguy hiểm càng giảm

+ Tần số điện lực (50 - 60)[Hz] là nguy hiểm Khi trị số của tần số bé hoặc lớn hơn trị số nói trên mức độ nguy hiểm sẽ giảm xuống

Trang 10

II. Các nguyên nhân gây rò điện ở máy giặt

1. Cắm phích vào ổ điện không cắm đúng chiều

2. Có thể bị chuột cắn đứt dây điện nên trong quá trình hoạt động máy, dây điện bị đứt đã chạm vào vỏ của máy giặt nên bị rò rỉ điện hoặc hệ thống dây dẫn điện của máy giặt bị chuột cắn đứt, nên khi chi máy hoạt động, ở một số chi tiết nào đó sẽ chạm vào vỏ máy, khiến máy giặt bị rò điện

Hình 5: dây điện bị chuột cắn

3. Trong quá trình lắp đặt máy giặt kỹ thuật viên đã bỏ qua công đoạn nối tiếp đất cho máy giặt

4. Do người sử dụng đặt máy giặt không đúng chỗ Đặt máy giặt tại nơi ẩm ướt, không bằng phẳng cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị giật

Trang 11

Hình 6: máy giặt bị đặt sai cách

5. Hiện tượng bị giật tê tay khi chạm vào vỏ máy giặt có thể do điện trường cảm ứng sinh ra Quá trình vắt của máy giặt với tốc độ lớn 850 – 1000 1200

-1400 vòng vắt/phút (tùy theo từng dòng) Cái vỏ máy thì làm bằng tôn mạ và sơn tĩnh điện đứng yên Khi lồng giặt quay với tốc độ lớn như vậy thì giữa hai

bộ phận sinh ra điện trường cảm ứng

Hình 7: Hiện tượng bị giật tê tay khi chạm vào vỏ máy giặt

6. Dây dẫn được sử dụng trong chế độ quá tải một thời gian dài gây hủy hoại lớp vỏ vì nhiệt

Dây dẫn đã quá cũ, lớp cách điện hỏng

Trang 12

III Hiện tượng giật điện khi sử dụng

+ Theo các nguyên nhân rò điện ở trên ta có thể thấy : điện rò ra ngoài vỏ máy giặt khiến người sử dụng vô tình chạm vào gây giật hoặc có thể điện rò ra do dây dẫn bị đứt mà môi vị trí đặt máy giặt thường là nơi dễ ẩm ướt nên điện rò ra rất dễ gây nguy hiểm cho con người

Ta có hình minh họa dưới đây về hiện tượng giật điện khi máy giặt rò điện:

Trang 13

+ Giả sử nạn nhân có điện trở cơ thể là 300 Ω, dòng điện qua cơ thể khi đó có cường độ dòng điện là: I = V/R = 220/300 = 0,7 A

Trị số này lớn hơn rất nhiều lần so với thông số cho phép cho nên có thể gây ra nhiều tác động xấu đối với cơ thể con người

Trang 14

PHẦN III: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC,PHÒNG

TRÁNH MÁY GIẶT RÒ RỈ ĐIỆN

1 Phải làm một đầu dây điện tiếp dây xuống mặt đất để tránh tình trạng bị rò

điện

Nếu không làm được đầu dây điện tiếp đất thì chúng ta nên đi dép trước khi sử dụng máy giặt

2 Hãy nên sử dụng các dòng máy giặt tốt để có chế độ chống chuột.

3 Khi mua ổ điện làm phích cắm thì nên mua ổ 3 chân.

4 Nên vệ sinh máy giặt thường xuyên theo định kì.

5 Không lắp máy giặt trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, hay bị hắt mưa

hay có ánh nắng mặt trời soi trực tiếp

6 Khi không sử dụng máy giặt nên rút phích cắm điện, để các vi mạch điều

khiển không bị hư hỏng do phải ngâm điện trong thời gian dài

7 Tránh để nước rơi vào mạch điều khiển gây chạm mạch, hư hỏng làm sai lệch

chức năng Khi cho quần áo vào nên dàn đều tránh để lệch một góc

8 Khi lắp đường dây cấp điện, đường nước cấp nước thải nên để càng gần nơi

đặt máy giặt càng tốt

9 Nối dây mát cho máy, đảo lại vị trí dây nguồn.

Trang 15

PHẦN IV: KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận này em đã tìm hiểu thêm được nguyên nhân và một số cách phòng tránh của việc mất an toàn điện trong đời sống hàng ngày cũng như củng cố thêm kiến thức đã học trên lớp

Cuộc sống con người ngày càng trở nên tiện nghi nhưng cũng luôn có những mối nguy hiểm rình rập, vì vậy mỗi cá nhân cần phải tự mình trang bị thêm những kiến thức nhằm sử dụng các thiết bị điện một cách an toàn và hiệu quả

Lợi ích về điện mang lại không thể kể hết những những tai nạn đáng tiếc xảy ra do sự bất cẩn của người sử dụng là vô cùng đáng tiếc Để tránh những tại nạn đáng tiếc này thì người sử dụng cần nắm rõ những tác hại của điện đến tính mạng của mình và người thân, luôn ý thức được các nguy cơ do chủ quan khi sử dụng

Bài viết được thực hiện trong thời gian ngắn với hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong thầy cô và các bạn sẽ có những góp ý bổ xung.Em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn em để hoàn thành bải tiểu luận này trong thời gian sớm nhất !

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w