Quan điểm giới mới được du nhập vào Việt Nam nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự du nhập và truyền bá quan điểm giới đã trải qua ba giai đoạn với những xu hướng và đặc trưng khác nhau. Để nâng cao tác động của quan điểm giới thiết thực góp phần tạo lập sự bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ trong đời sống xã hội, cần thực hiện một loạt giải pháp vừa tổng thể vừa cụ thể. Bên cạnh đó vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông là không thể thiếu, thậm chí đây cũng là phương tiện quan trọng nhất nhằm tiếp cận mọi lứa tuổi nhận thức về giới.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ – TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & QUẢNG CÁO
-TIỂU LUẬN TRUYỀN THÔNG & XÃ HỘI
KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ GIỚI
Họ tên học viên : Nguyễn Thị Minh Trang
Lớp: Quản trị truyền thông K21.2
Hà Nội, tháng 6/2016
Trang 2A Đặt vấn đề
Xa xưa trong lịch sử, mỗi giống người đều có thời kỳ dài sống trong chế độ mẫu hệ, con cái thuộc về mẹ và theo họ mẹ Sau đó, do nhu cầu hình thành đơn vị gia đình nhỏ và do phải đi kiếm ăn xa, người đàn ông dần chiếm ưu thế và chế độ phụ hệ hình thành Qua bao thế kỷ, xã hội thay đổi và mỗi con người cũng thay đổi theo
Qua các giai đoạn lịch sử, do sự thay đổi về hoàn cảnh chính trị, kinh tế nên vai trò của giới nam và giới nữ trong gia đình và xã hội cũng thay đổi Do đó, quan niệm về tính cách, quy tắc xử thế của mỗi giới cũng biến đổi không ngừng
Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, vào đầu những năm 90 của thế kỷ
XX, bằng nhiều con đường khác nhau, quan điểm giới được nhanh chóng du nhập
và truyền bá vào Việt Nam Sự xuất hiện cách tiếp cận giới chính là bước đột phá
quyết định sự phát triển mạnh mẽ và ấn tượng của khoa học nghiên cứu về phụ nữ
và cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội
và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới
Quan điểm giới mới được du nhập vào Việt Nam nhưng đã có tác động
mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Sự du nhập và truyền bá quan điểm giới đã trải qua ba giai đoạn với những xu hướng và đặc trưng khác nhau Để nâng cao tác động của quan điểm giới thiết thực góp phần tạo lập sự bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ trong đời sống xã hội, cần thực hiện một loạt giải pháp vừa tổng thể vừa cụ thể Bên cạnh đó vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông là không thể thiếu, thậm chí đây cũng là phương tiện quan trọng nhất nhằm tiếp cận mọi lứa tuổi nhận thức về giới
Trang 3Nghiên cứu về Giới và truyền thông cũng là vấn đề nóng bỏng hiện nay.
A Giải quyết vấn đề
1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông là một quá trình mà hai hay nhiều người trao đổi thông tin và hiểu được ý nghĩa của thông tin. Cần phải nhấn mạnh đến việc hiểu ý nghĩa của
thông tin Ví dụ, khi một người nói tiếng Anh và những người khác không hiểu thì không được coi là truyền thông Truyền thông hoàn hảo diễn ra khi người nhận thông tin sẽ có những suy nghĩ hay ý kiến trong đầu đúng với những điều mà người gửi thông tin muốn nói Ví dụ, khi ông chủ nói với bạn "tôi sẽ làm việc đến
10 giờ tối nay, tôi cũng cần cậu ở lại trễ" thì điều mà ông ta muốn nói với bạn là bạn phải ở lại trễ vì ông quyết định kết thúc công việc này trong ngày hôm nay
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức Truyền thông là sản phẩm của xã hội con người, là yếu tố động lực kích thích
sự phát triển của xã hội
Truyền thông theo định nghĩa hẹp là “sự trao đổi tin tức hoặc thông báo”, còn nghĩa rộng, theo UNESCO là hoạt động của cá nhân hoặc tập thể bao gồm toàn bộ những chuyển giao và trao đổi ý niệm, sự việc, dữ kiện
Được thông tin là 1 trong những quyền cơ bản của con người, được pháp luật bảo vệ Truyền thông đại chúng (còn gọi là báo chí) có vai trò quan trọng và không thể thay thế trong việc đáp ứng quyền cơ bản đó và thông tin cũng được xem là chức năng cơ bản của báo chí Thật vậy truyền thông đại chúng ra đời là
Trang 4nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng dựa trên nền tảng là sự gia tăng nhu cầu thông tin trong xã hội
2 Bản chất kiến tạo của truyền thông với xã hội
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển, cùng với sự phát triển của loài người Nó là sản phẩm của xã hội là người, là yếu tố động lực kích thích sự phát triển của xã hội loài người; đồng thời là tiêu chí đáng giá sự phát triển, chỉ bảo thể hiện diện mạo văn hóa của con người, cộng đồng người và mỗi quốc gia Như vậy truyền thông tác động và liên quan đến mọi cá thể xã hội
Quá trình phát triển của xã hội loài người cũng là quá trình tìm kiếm, sáng tạo ra những công cụ, hình thức, phương thức, nhất là phương tiện kỹ thuật và phương tiện truyền thông
“Bản chất của truyền thông là dòng chảy Thông tin cần phải được truyền tải liên tục Với tư cách dòng chảy, truyền thông là sự mở rộng biên độ không ngừng, không có ranh giới Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta trước tiên phải thừa nhận sự đa dạng, đa chiều của các dòng chảy và phải đặt câu hỏi làm sao để thích ứng một cách linh hoạt và chủ động với một thực tiễn luôn biến động
Hai xu hướng quan trọng, đối lập, nhưng không tách rời của truyền thông trong xã hội mạng lưới hiện nay, đó là (1) dòng chảy của toàn cầu hóa và (2) đấu tranh để có được sự nhận diện bản sắc và căn tính riêng trên bản đồ thế giới.”
(TS Đỗ Anh Đức Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn)
Trang 53 Vai trò của truyền thông về giới
Có thể khẳng định : nhà báo và các cơ quan báo chí có vai trò to lớn và trách nhiệm quan trọng trong việc thực hiện công tác truyền thông nói chung và truyền thông về giới nói riêng Tuy nhiên thời gian qua, cùng với vấn đề giới ngày càng được quan tâm hơn, trên nhiều diễn đàn đã đề cập đến sự thiếu nhạy cảm của báo chí đối với vấn đề này Mặc dù truyền thông đã và đang tham gia tuyên truyền
và cố gắng làm giảm định kiến về giới, nhưng cũng có khá nhiều trường hợp - vì
PV không hiểu bản chất của Bình đẳng giới, thiếu sự nhạy cảm trong vấn đề này nên vô tình tham gia vào việc thúc đẩy định kiến
Nhiều người trong giới truyền thông sẽ ngạc nhiên vì những điều tưởng như rất thi thiện chí của họ đôi khi lại gây ra tác dụng ngược: thay vì làm giảm đi định kiến về giới thì lai thúc đẩy định kiến! có thể thấy là sự bất bình đẳng giới
đã ăn sâu ttrong cộng đồng đến đến mức các nhà báo cũng góp tay cổ vũ cho tư tưởng ‘trọng nam khinh nữ
Có thể khẳng định: trách nhiệm làm công tác truyền thông nói chung và truyền thông về giới nói riêng là của nhà báo và các cơ quan báo chí, tuy nhiên Vài nét chấm phá về sự thiếu nhạy cảm về vấn đề bình đẳng giới trong sản phẩm báo chí,sự lúng túng trong các chuẩn mực giới của truyền thông cũng cho thấy chúng
ta đang ở trong giai đoạn giao thời và những chuẩn mực mới - cũ, trong đó có chuẩn mực về giới tính đang giằng co, lẫn lộn, và không ít những vấn đề về quyền con người của phụ nữ vẫn còn hết sức lạ lẫm Chính trong giai đoạn này, vai trò của truyền thông càng phải mang tính định hướng, dẫn đường Người làm truyền thông càng phải xác định quan điểm về bình đẳng giới một cách rõ ràng mạnh mẽ, chứ không phải chỉ là tiếng vọng của những chuẩn mực đã dần lỗi thời,ngày càng không còn phù hợp với xã hội hiện đại
Trang 6II BẢN CHẤT KIẾN TẠO CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI VỀ
GIỚI
1 Giới – giới tính và sinh học
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ
Giới tính là một tập hợp những đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ, Ví dụ: đàn ông: to khoẻ, bộc trực, cứng rắn; phụ nữ: nhỏ yếu, kín đáo, dịu dàng
Giới tính bao gồm cả những trải nghiệm, là các hoạt động, quan hệ, sở thích riêng, là làm thế nào để ta chính là ta và cơ thể của ta
Giới tính hình thành từ 2 nguồn gốc Sinh học: nam và nhiễm sắc thể XY,
nữ là XX Nhiễm sắc thế quy định tình trạng nam nữ là Y và X Cấu tạo cơ thể, nội tiết, tâm sinh lý là bắt nguồn từ đó Nguồn gốc thứ hai là từ xã hội: Tình cảm, ý thức nó hình thành qua giao tiếp dưới ảnh hưởng của giáo dục xã hội Có người đàn ông nhưng tính đàn bà và ngược lại Mỗi xã hội có sự phân công lao động riêng, có quan niệm về giới tính theo những chuẩn mực đạo đức và văn hoá nhất định
Như vậy giới tính là hành vi, tâm lý, đạo đức theo kiểu nam hoặc nữ, chịu ảnh hưởng của xã hội hay một nền văn hoá nào đó, vì vậy nó thay đổi theo thời đại
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan
hệ xã hội.
Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc
về khía cạnh Giới Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký… Những đặc
Trang 7điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất
xã hội Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…
Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó
Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Những sự khác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị
xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ
nữ vùng thành thị)
Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư
xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người
2 Qúa trình xã hội hóa về giới
Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội họcđược định nghĩa
là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình[1] Nói một cách khác, đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cáchcủa mình để sống trong xã hội như là một thành viên
Theo nguyên tắc giáo dục, mỗi đứa trẻ, khi bước vào nhà trường đều có một
sự khởi đầu như nhau Trong thực tế, sự khởi đầu của mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác
Trang 8nhau Sự khởi đầu đó phụ thuộc vào vị trí của cha mẹ chúng, vị trí đó nằm ở thang bậc nào trong hệ thống cơ cấu xã hội Cơ cấu xã hội là một khái niệm xã hội học để chỉ rằng vào một thời điểm lịch sử nhất định trong một xã hội có sự phân chia dân
cư vào những vị trí xã hội, vốn được xem là những yếu tố ảnh hưởng đến những cơ may trong đời sống
3 Kiến tạo xã hội về giới ở nước ta
3.1 Hình thành quan điểm về giới
Giới là đặc trưng văn hóa, xã hội của đời sống nam và nữ Giới tính là đặc trưng sinh thể của đời sống nam và nữ Những đặc trưng sinh thể của con người thường ít biến đổi và tuân theo quy luật tự nhiên còn những đặc trưng văn hóa, xã hội thường biến đổi theo sự biến đổi của cấu trúc một xã hội nhất định và tuân theo quy luật xã hội Điều này có nghĩa, theo quan điểm giới, về mặt xã hội, nam và nữ
là hoàn toàn bình đẳng với nhau Sự khác biệt của hai giới chỉ là do nhân tạo, là do quan niệm, giáo dục, truyền thống và quyền lực chính trị của các thời đại tạo nên
Quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuất hiện và phát triển rất sôi động ở các xã hội phương Tây, bắt đầu từ giữa thế kỷ XX Lý thuyết
nữ quyền tạo nên các phong trào xã hội mạnh mẽ, đấu tranh chống lại sự thống trị của nam giới, phê phán quyết liệt chế độ áp bức phụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ, tạo lập bình đẳng giới Mặc dù có chung mục đích là vì sự phát triển của phụ nữ chống lại chế độ nam trị, nhưng lý thuyết nữ quyền có nhiều trường phái khác nhau; thậm chí, có những trường phái mâu thuẫn nhau gay gắt Có thể nêu một số
lý thuyết nữ quyền có ảnh hưởng mạnh đến xã hội phương Tây thời gian qua là:
Nữ quyền tự do, Nữ quyền mác-xit, Nữ quyền xã hội chủ nghĩa, Nữ quyền phúc lợi, Nữ quyền triệt để, Nữ quyền hiện sinh, Nữ quyền phân tâm;… và gần đây xuất hiện một số lý thuyết nữ quyền mới, như: Nữ quyền hậu hiện đại, Nữ quyền da đen, Nữ quyền phụ nữ thế giới thứ ba…
Trang 93.2 Những thời kỳ nghiên cứu và truyền bá về giới ở nước ta
3.2.1 Thời kỳ thứ nhất nghiên cứu và truyền bá về giới
Ở nước ta được triển khai rất sôi nổi, phong phú và rộng khắp Điều thú vị là mặc dù một lý thuyết được du nhập từ phương Tây vào nước ta nhưng hầu như nó không gặp bất cứ một sự kỳ thị, phê phán và cản trở nào đáng kể Thời kỳ đầu, có nhiều hội thảo, lớp tập huấn, dịch, in, phát hành tài liệu và nhiều dự án nghiên cứu
về giới được triển khai với sự tài trợ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Đó là những hoạt động hướng vào tuyên truyền và phổ biến một cách chung nhất quan điểm giới cả lý thuyết và thực hành dưới sự bảo trợ và tham
dự của các tổ chức và chuyên gia nước ngoài Các đối tượng được hướng tới đầu tiên là nhà nghiên cứu, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ lãnh đạo chính quyền và đoàn thể, cán bộ dự án, nhà báo, giảng viên đại học… Công tác học tập, đào tạo, phổ
biến quan điểm giới được diễn ra theo ba hướng: thứ nhất, các chuyên gia nước ngoài vào nước ta tổ chức hội thảo, tập huấn tại chỗ; thứ hai, các chuyên gia của
Việt Nam được tài trợ tham gia các hội thảo, lớp tập huấn, học tập và nghiên cứu ở
nước ngoài; và thứ ba, biên soạn, dịch thuật, xuất bản tài liệu, sách báo về giới và
lý thuyết nữ quyền
Cùng với công tác học tập, đào tạo và truyền bá quan điểm giới, các đề tài,
dự án nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, dân số, kinh tế hộ, sở hữu đất đai, đời sống của các nhóm phụ nữ: nông dân, công nhân, ngư dân, tiểu thương… cũng được tiến hành nghiên cứu theo quan điểm giới, được tài trợ tài chính và sự tư vấn, hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài về giới Những nghiên cứu đầu tiên theo quan điểm giới mặc dù có kết quả cụ thể về nội dung nhưng thực chất chỉ
là những nghiên cứu mang nặng tính chất thực hành lý thuyết, chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết giới và phát giác sự “mù giới” của các nền văn hóa, sự khuyết tật của các bảng giá trị truyền thống… Có thể đánh giá việc nghiên cứu giới ở những
Trang 10năm đầu cơ bản vẫn hướng về mục tiêu học tập, phổ biến và truyền bá quan điểm giới là chính
Với cách làm như thế, chỉ sau vài năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, quan điểm giới đã thu hút sự quan tâm của xã hội và nhanh chóng được truyền bá rộng rãi ở nước ta Tuy nhiên, với cách làm mang tính tự phát và chưa có kế hoạch, lộ trình chưa được kiểm soát chặt chẽ nên cùng với sự du nhập quan điểm giới và những lý thuyết nữ quyền tiến bộ, phù hợp với sự phát triển bền vững và ổn định, hầu như mọi lý thuyết nữ quyền đều được truyền bá vào Việt Nam Đặc biệt, nhiều chuyên gia khi tập huấn và đào tạo về giới đã gán ghép nhầm lẫn ý kiến của các trường phái nữ quyền khác nhau cũng như đã không thể phân biệt được quan điểm của phụ nữ trong phát triển, phụ nữ và phát triển, giới và sự phát triển
Dẫu vậy, chỉ một thời gian ngắn với những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ nghiên cứu và đào tạo về giới… những tư tưởng cơ bản của quan điểm giới đã được truyền bá tương đối thành công vào Việt Nam và nhanh chóng trở thành một công cụ quan trọng của khoa học nghiên cứu về phụ nữ và của phong trào giải phóng phụ nữ ở nước ta
3.2.2 Thời kỳ thứ hai của nghiên cứu và truyền bá giới
Ở nước ta được thực hiện trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, công tác nghiên cứu và đào tạo về giới bước sang một giai đoạn mới Đây chính là thời kỳ tiến hành thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Nhằm khắc phục những hạn chế của thời kỳ đầu
nghiên cứu về giới, trước hết, nhiều cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài với
nhiều hình thức khác nhau, nhất là đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về các lĩnh vực giới
và liên quan đến giới Đây chính là sự chuẩn bị nhân lực quan trọng cho đội ngũ nghiên cứu và đào tạo về giới trong tương lại