1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạch định chiến lược kinh doanh của viettel

12 2,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

“Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL

Thành viên nhóm Forever Young:

Nguyễn Thị Diệp Nguyễn Mai Phương Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Vũ Hồng Anh Mai Thị Thắm

Lỗ Thị Vân

Hà Nội, 10/2016

Mở đầu:

Giới thiệu chung về doanh nghiệp viettel.

“Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi

ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội(Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh

nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ

Trang 2

lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động

Viettel còn là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về

số lượng thuê bao Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu.”

I TẦM NHÌN, CHIẾN LƯỢC VÀ SỨ MỆNH:

 Khái niệm chiến lược kinh doanh :

Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn , các chính sách và giải pháp lớn về SX_KD về tài chính và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất

 Tầm nhìn:

 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam

 Nỗ lực tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

 Trở thành công ty phân phối sản phẩm công nghệ kiểu mới

Tầm nhìn thương hiệu viettel được thể hiện qua Slogan và logo:

+Ý nghĩa slogan : “ hãy nói theo cách của bạn “

Viettel hiểu rằng mọi cá nhân đều muốn chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của mình, viettel luôn luôn lắng nghe và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng

+ Logo viettel được lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép, thể hiện sự trân trọng ý kiến mọi khách hàng

Logo mang hình elip với thiết kế đi từ nhỏ đến lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng Ba màu trên logo cũng thể hiện những ý nghĩa đặc biệt : màu xanh ( thiên nhiên), màu vàng (địa), màu trắng (nhân) Sự kết hợp hài hòa trời đất và con người thể hiện sự phát triển bền vững của thương hiệu

 Sứ mệnh:

“ Sáng tạo để phục vụ con người “

Viettel có một triết lí mỗi khách hàng là một cá thể đặc biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Luôn lấy sáng tạo là sức sống, thích ứng nhanh làm sức mạnh cạnh tranh Luôn luôn đổi mới cùng với khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo về chất lượng và giá cả

Ngoài ra, viettel quan niệm rằng : “ Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội

vì thế Viettel cam kết đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.”

 Mục tiêu :

Viettel đặt mục tiêu từ năm 2015 - 2020 sẽ đưa dịch vụ viễn thông – CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2 trong lịch sử ngành Viễn thông –

Trang 3

CNTT Việt Nam, đứng trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực đầu tư viễn thông quốc tế

Viettel còn đưa ra được những giải pháp để Viettel trở thành “chú voi có thể khiêu vũ” - một doanh nghiệp lớn nhưng có đầy đủ phẩm chất của những doanh nghiệp nhỏ Những giải pháp đó là : Lấy khách hàng làm trung tâm, nhanh nhạy, có tinh thần khởi nghiệp và không ngại những thách thức

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1, Môi trường vĩ mô

1.1,Văn hóa- xã hội:

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, nhiều nền văn hóa mới từ nước ngoài đã

du nhập vào nước ta Lối sống tự thay đổi nhanh chóng là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành viễn thông Đặc biệt, là với 1 doanh nghiệp hướng tới giới trẻ như Viettel Cùng với sự phát triển kinh tế làm kích cầu dịch vụ của công ty Thị trường tiêu thụ rộng lớn, tỷ lệ trẻ hóa cao làm nhu cầu thông tin liên lạc cũng tăng theo, đây là 1 cơ hội và thách thức lớn cho doanh nghiệp

Thời mới gia nhập ngành, Viettel đã có những chính sách tiếp cận nông dân và học sinh, sinh viên Viettel chọn cách đi vòng, phủ sóng về nông thôn với giá rẻ, ngoài ra

họ còn bán điện thoại Viettel với giá siêu rẻ loại điện thoại chỉ sử dụng được mạng Vieettel Không dừng ở đó Viettel tiếp tục nhắm vào đối tượng học sinh, sinh viên với những gói cước giá rẻ với nhiều ưu đãi bất ngờ Mức cước Viettel thu được không đáng kể ở phân khúc này Tuy nhiên, đây chính là nguồn đầu tư cho tương lai của Viettel, những lớp học sinh đó sau này trở thành nguồn thu nhập chính cho công ty Chính việc đầu tư bài bản và có phần ngược chiều so với những nhà mạng khác đã giúp Viettel vươn lên vị trí số 1 về lượng thuê bao phủ sóng khắp cả nước, đạt doanh thu cao và lợi nhuận mỗi năm đều ở mức 20%-25%

1.2, Kinh tế

Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định và có xu hướng tăng trưởng trong tương lai tạo cho Viettel một thách thức lớn, công ty phải có những phương pháp tiếp cận, thay đổi công nghệ, phương thức quản lý, chăm sóc khách hàng, hợp lý, luôn nắm bắt diễn biến của nền kinh tế để có những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược phát triển kinh doanh

Ta có bảng:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

các năm 2013, 2014 và 2015

Tốc độ tăng so với Đóng góp của các

Trang 4

năm trước (%) Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Nông, lâm nghiệp và

Công nghiệp và xây

Thuế sản phẩm trừ trợ

Nguồn : vnexpress

Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của các khối ngành không được ổn định, nhưng nhìn chung đều có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh nhất và đóng góp vào tăng trưởng 2015 nhiều nhất ( 3,2% gấp 8 lần so với nông nghiệp )

Đối với doanh thu hoạt động viễn thông năm 2015 ước tính đạt 335 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2014; lợi nhuận ước tính đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 51,3% Tổng số thuê bao điện thoại di động năm nay ước tính đạt 127 triệu thuê bao, giảm 7,3% so với năm 2014; thuê bao điện thoại cố định ước tính 5,9 triệu thuê bao, giảm 7,8%; thuê bao Internet ước tính đạt 10,5 triệu thuê bao, tăng 11% Vì vậy, doanh thu hoạt động viễn thông có xu hướng tăng chậm hơn ở năm 2015

1.3, Kĩ thuật- công nghệ

Nhu cầu ngày càng tăng thì các doanh nghiệp trong ngành viến thông cũng tăng theo Sức cạnh tranh ngày càng tăng cao, buộc Viettel phải đưa ra thị trường những công nghệ mới để thu hút khách hàng, để làm được điều đó thì Viettel phải đảm bảo: trình độ lao động phù hợp, đủ năng lực tài chính Bên cạnh đó, công ty cần có 1 chiến lược về giá thật tốt để đủ sức cạnh tranh

Dịch vụ thoại, nhắn tin miễn phí của Viber, Whatsapp, Lines, Zalo… đã cạnh tranh mạnh mẽ với các nhà mạng viễn thông trong nước Viettel nhận thấy doanh thu trên các thuê bao 3G sử dụng smartphone có cài đặt các ứng dụng OTT thường giảm khoảng 15 – 20% trên 1 thuê bao Do Viettel chỉ có dịch vụ nhắn tin và cuộc gọi thông thường nên người dân ưa thích các dịch vụ miễn phí và thuận tiện hơn khiến viettel thất thu 1 khoản không nhỏ Nhưng mới đây 20/4/2016 viettel đã đưa ra ứng dụng Mocha Messenger- 1 ứng dụng cùng nghe nhạc, nhắn tin thoại làm tăng cảm

Trang 5

xúc khi nói chuyện Ứng dụng đó thể hiện 1 bước đột phá của Viettel để đáp ứng kịp với nhu cầu của khách hàng Ứng dụng này chắc chắn sẽ được giới trẻ yêu thích 1.4, Chính trị - luật pháp

Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, tạo môi trường kinh doanh thân thiện thu hút nhiều đầu tư nước ngoài Xu hướng hội nhập quốc tế tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước gia nhập vào thị trường thế giới Bên cạnh đó, hệ thống luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, thủ tục hành chính ngày càng ngắn gọn giúp công ty tháo dỡ dào cản tập trung phát triển

Việt Nam kì hiệp định TPP vào 4/2/2016 Theo cam kết TPP sẽ hỗ trợ một mạng Internet toàn cầu, duy nhất bao gồm đảm bảo thông suốt dữ liệu qua biên giới Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn ở mỗi quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ kết nối, thuê đường dẫn truyền của nhau, cho thuê chỗ đặt máy chủ Một số cam kết lần đầu tiên đáng chú ý khác gồm: Cắt giảm gần 100% dòng thuế, toàn bộ biểu thuế đưa về 0% sau một lộ trình nhất định…đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Viettel

1.5, Tự nhiên

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Viettel phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ở rong nước và quốc tế Viettel mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài Khi thị trường trong nước đã vững vàng thì Viettel lấn sân sang thị trường nước ngoài lần đầu ở lào và campuchia vào 2006 Gần đây nhất 25/3/2015, viettel nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ vào thị trường Myanma với số vốn lớn nhất từ trước tới nay ước tính 1,5 tỷ USD Đây là một thách thức rất lớn đối với Viettel khi tỷ lệ thâm nhập dịch vụ viễn thông tại Myanma đã lên tới 75% dân số

Với 8 giấy phép đầu tư ở nước ngoài, Viettel đã có thị trường 110 triệu dân (Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Haiti và Peru, Myanma), tức là lớn hơn cả thị trường 90 triệu dân trong nước

1.6, Toàn cầu hoá

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Viettel phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ở rong nước và quốc tế Viettel mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài Khi thị trường trong nước đã vững vàng thì Viettel lấn sân sang thị trường nước ngoài lần đầu ở Lào và Campuchia vào 2006 Gần đây nhất 25/3/2015, viettel nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ vào thị trường Myanma với số vốn lớn nhất từ trước tới nay ước tính 1,5 tỷ USD Đây là một thách thức rất lớn đối với Viettel khi tỷ lệ thâm nhập dịch vụ viễn thông tại Myanma đã lên tới 75% dân số

Với 8 giấy phép đầu tư ở nước ngoài, Viettel đã có thị trường 110 triệu dân ( Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Haiti và Peru, Myanma), tức là lớn hơn cả thị trường 90 triệu dân trong nước

2 Phân tích môi trường ngành :

Trang 6

2.1 Đối thủ cạnh tranh

a Đối thủ cạnh tranh hiện tại

• Đối thủ cạnh tranh về mạng cung cấp dịch vụ internet chủ yếu là FPT và VNPT: cạnh tranh nhau về gói hòa mạng, về chất lượng modem, về chi phí lắp đặt, về tốc độ đường truyền

• Đối thủ cung cấp dịch vụ di động: Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile và Beeline Viettel nổi bật hơn cả do:

• Có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của Viettel lên tới hơn 56,4 triệu thuê bao, chiếm trên 52% thị phần di động

• Có vùng phủ sóng rộng nhất: hiện Viettel có khoảng 90.000 trạm phát sóng

(38.000 trạm 2G, 40.000 trạm 3G, 12.000 trạm 4G), không chỉ phủ sóng tại các thành thị mà sóng Viettel đã về sâu đến vùng nông thôn, vùng hải đảo

• Có giá cước và gói cước hấp dẫn, cạnh tranh

• Năm 2015, lợi nhuận nhà mạng Viettel cao cấp 6 lần MobiFone và gấp 13 lần so với VNPT

Trang 7

b, Đối thủ tiềm ẩn

MVNO (Mobile Virtual Network Operator – nhà mạng di động ảo): Google đã cho ra mắt mạng đi động của mình – Project Fi Để vận hành Google đã sử dụng MVNO, và qua việc sử dụng MVNO thì Google không phải đầu tư gì về cơ sở hạ tầng

2.2 Khách hàng tiêu thụ

• Có khoảng 56,4 triệu thuê bao trong nước

• Khoảng 26 triệu thuê bao của 9 mạng di động nước ngoài của Viettel: Movitel (Mozambique), Metphone (Camphuchia), Telemor (Đông Timo), Halotel

(Tanzania), Unitel (Lào), Lumitel (Burundi – Châu Phi), Nexttel (Cameroon – Châu Phi), Natcom (Haiti), Bitel (Peru)

2.3 Nhà cung cấp

• Nhà cung cấp tài chính bao gồm: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN

• Nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm bao gồm: AT&T (Hoa Kỳ),

BlackBerry, Siemens Networks, ZTE, Cisco…

• Viettel dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông giúp hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị mạng và di động và chủ động được nguồn các thiết bị cho mình Dây chuyền có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm chủng loại khác nhau như thiết bị đầu cuối, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự,…

• Để có thể tự phát triển, vận hành các phần mềm của Viettel và xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài, giúp giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần mềm Viettel

có đội ngũ xây dựng phần mềm

Trang 8

2.4 Sản phẩm thay thế

Hiện nay cách thức chính để giao tiếp trao đổi thông tin là thư tín và viễn thông Nhưng cũng có những ứng dụng được tạo ra đã được sử dụng khá phổ biến, chúng có thể sử dụng được trên điện thoại hoặc máy vi tính giúp ta dễ dàng trao đổi thông tin, giao tiếp nhanh chóng thuận lợi hơn và có tính bảo mật khá cao như: Yahoo, Zalo, Viber,

Messanger, Skype, …

3, Phân tích môi trường nội bộ

3.1: Tình hình công ty

3.1.1 Điểm mạnh

1 Là tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính viến thông

đã có nhiều năm kinh doanh lĩnh vực này vói mạng lưới rộng khắp

2 Có nguồn vốn lớn và liên tục bổ sung nên có sức cạnh tranh các dự án lớn

3 Là 1 tập đoàn đã có thương hiệu uy tín mạnh, được khách hàng đánh giá rất cao

về chất lượng sản phẩm dịch vụ

4 Thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chuyên nghiệp, trình

đọ cao, năng động

5 Cơ sở hạ tầng liên tục được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển

3.1.2 Điểm yếu

 Khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế

 Chưa có chính sách tốt để khai thác hiệu quả nhất nguồn nhân lực, dẫn đến năng suất lao động chưa cao

 Quy mô chưa đáp ứng đủ nhu cầu quá lớn như hiện tại

3.2 Đánh giá môi trường nội bộ

Thuận lợi

 Công ty viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực được Nhà Nước” ưu tiên phát triển”

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông Đây là một cơ hội mở rộng thị

trường trong tương lai

 Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất cẩ nước với mạng lưới phủ khắp, vì thế viettel đã có 1 thương hiệu vững chắc, dễ quảng bá thương hiệu

 Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao để cạnh tranh với các công ty khác

Bất lợi

 Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nên viettel phải có chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả để tránh nguy cơ bị mất khách hàng

Trang 9

 Là doanh nghiệp lớn nên bộ máy hoạt động cồng kềnh, công tác điều hành khó khăn, khó thay đổi linh hoạt với môi trường kinh doanh

 Cạnh tranh khốc liệt buộc viettel phải đưa ra chất lượng dịch vụ cao đồng thời phải cạnh tranh về giá

III CÁC CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.

Ma trận SWOT:

MA TRẬN SWOT

Các điểm mạnh(S)

1 Tài chính dồi dào ổn định và tự lực

2 Thị phần khá rộng,

đà tăng tưởng mạnh

3 Tự chủ trong quyết định, cơ cấu mềm dẻo, linh hoạt mà chắc chắn

4 Có danh tiếng, thương hiệu trên thị trường

Nguồn nhân lực trẻ và năng động

Các điểm yếu ( W)

1 Thời gian hoạt động còn ngắn so với đối thủ cạnh tranh khác như vina, mobile

2 Chưa khai thác hết tiềm năng ngành

3 Chất lượng dịch vụ còn thấp

4 Giá bán trên thị trường còn nhiều biến động

5 Còn nhiều vấn đề trong tổ chức quản lý nguồn nhân lực

Các cơ hội(O)

1 Nhu cầu viễn

thông lớn, còn nhiều

khoảng trống thị

trường, nhiều tiềm

năng trong tương lai

2 Chính sách thuận

lợi

3 Nguồn nhân lực

dồi dào

4 Công nghệ thông

tin liên lạc ngày

càng phát triển

Chiến lược (SO)

1 Chiến lược phát triển thị trường: tận dụng cơ hội O1; O2 dựa theo các điểm mạnh S1; S2;

S3; S4; S5

2 Chiến lược phát triển sản phẩm: phát huy điểm mạnh S1; S5 để tận dụng cơ hội O4

3 Chiến lược dẫn đầu

về chi phí: tận dụng cơ hội O2; O3 để phát huy S3; S4; S5

Chiến lược(WO)

1 Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa: tận dụng O1; O2; O3 để khắc phục W1;

W2; W3; W4

2 Chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập: tận dụng O2; O4 để khắc phục W5

Các nguy cơ(T)

1 Nhu cầu về đa

Chiến lược(ST)

1 Chiến lược phát triển

Chiến lược(WT)

1 Chiến lược thâm

Trang 10

dạng hoá dịch vụ

ngày càng tăng

2 Các đối thủ cạnh

tranh hiện tại mạnh

3 Ngày càng xuất

hiện nhiều đối thủ

tiềm ẩn

4 Các rào cản văn

hoá khi muốn mở

rộng thị trường

5 Mức độ tăng

trưởng các ngành

ngày càng nhanh

6 Sản phẩm thay

thế

sản phẩm: sử dụng S1;

S4; S5 để tránh nguy

cơ T1; T4; T5

2 Chiến lược hốn hợp:

sử dụng hết điểm mạnh

để tránh các nguy cơ nguy cơ

nhập thị trường: khắc phục W2; W3 để vượt qua T1; T4; T5; T6

2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:

khắc phục W5 để vượt qua T2; T3; T6

* So sánh ma trận SWOT và BCG:

Ưu điểm

- Có thể phân tích được tình hình của đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra chiến lược hợp

- Rà soát lai những

cơ hội chưa tận dụng hết, điểm yếu để đưa ra

cơ chế quản lý phù hợp nhất

- Chỉ ra được cách thức sử dụng nguồn lực tài chính một cách tốt nhất

- Giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh chiến lược

Nhược điểm

- Chất lượng mô hình bị phụ thuộc vào chất lượng thông tin

- Nhiều thông tin bị

gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất

- Không đưa ra được chiến lược cụ thể, không xác định được vị trí của đơn vị kinh doanh chiến lược sản phẩm mới

IV LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO VIETTEL

Chiến lược tăng trưởng tập trung

 Chiến lược thâm nhập thị trường

Ngày đăng: 28/10/2016, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w