1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạch định chiến lược marketting về sữa đặc của vinamilk

23 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Bởi chúng ta phải cạnh tranh nhiều với các doanh nghiệp nước ngoài, họ có những thế mạnh về công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, sản phẩm khác lạ và đặc biệt người Việt Nam rất “sính

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-***** -TIỂU LUẬN:

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETTING

VỀ SỮA ĐẶC CỦA VINAMILK

Giảng viên hướng dẫn: Cô giáo Vũ Yến

Nhóm thực hiện: FULL A

Lớp: Quản trị doanh nghiệp ca 2 thứ 4

Hà Nội, Năm 2016

NHÓM THỰC HIỆN: FULL A

Trang 2

1 Vương Thị Thanh Mai – MSV: 16A7510100

2 Nguyễn Phương Anh – MSV: 17A4000019

3 Trần Hoàng Anh – MSV: 17A4010022

4 Phạm Kiều Mi – MSV: 17A40000347

5 Mai Thùy Trang – MSV: 17A4010291

6 Đặng Việt Hưng –MSV: 17A4000256

7 Lê Thảo Phương – MSV: 16A7510123

MỤC LỤC

I/ Lời mở đầu ……… 3

Trang 3

II/ Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk ……… 4

1 Hoàn cảnh ra đời quá trình hình thành và phát triển của công ty 2 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu 3 Lĩnh vực kinh doanh 4 Cơ cấu tổ chức III/ Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp về sản phầm sữa đặc ……….8

1 Giới thiệu về sản phẩm sữa đặc 2 Phân tích môi trường bên ngoài……….9

2.1 Môi trường vĩ mô……… 10

a Kinh tế b Chính trị c Văn hóa d Khoa học công nghệ e Tự nhiên 2.2 Môi trường ngành………13

a Sức mạnh nhà cung cấp b Sức mạnh khách hàng c Sản phẩm thay thế d Đối thủ tiềm ẩn e Đối thủ cạnh tranh trong ngành 3 Phân tích môi trường nội bộ……… 16

a Tài chính b Cơ sở hạ tầng c Nhân sự d Marketing e Sản xuất và tác nghiệp 4 Công cụ hoạch định chiến lược – Ma trận swot………19

IV/ Kết thúc……… 21

V/ Tài liệu tham khảo ……… 22

VI/ Lời cảm ơn……… 23

I/ LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì mở cửa hội nhập toàn cầu hóa của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào WTO và kí kết hiệp định TTP, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của

Trang 4

những chiến lược marketing phù hợp để giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với thế giới, bởi những chiến lược kinh doanh là nền tảng để dẫn dắt hoạt động của doanh nghiệp.

Thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam dù lớn hay vừa và nhỏ đều chung một vấn đề là công việc được giải quyết chỉ khi nó phát sinh, không có một chiến lược hoạch định cụ thể cũng như là quản lý có hệ thống và tổ chức Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần có những phương hướng điều chỉnh để phù hợp với tình hình trong và ngoài nước, thay đổi trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Bởi chúng ta phải cạnh tranh nhiều với các doanh nghiệp nước ngoài, họ

có những thế mạnh về công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, sản phẩm khác lạ và đặc biệt người Việt Nam rất “sính ngoại”, vậy nên các doanh nghiệp Việt cần phải vạch ra đường lối, mục tiêu, hướng đi rõ ràng và phân bổ nguồn lực một cách hợp lí để đảm bảo sự phát triển đúng hướng của mục tiêu đã định ra

Nắm bắt được xu thế đó, dù gặp nhiều sự cạnh tranh và khó khăn, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã duy trì vai trò chủ đạo của mình – là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam, có giá trị lớn nhất- đối với tình hình thay đổi trong và ngoài nước Theo một báo cáo của tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị, Vinamilk được bình chọn là doanh nghiệp số 1 Việt Nam, đứng đầu về thị phần, tăng trưởng tăng 30%/năm và liên tiếp được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong 8 năm liền Đặc biệt là sản phẩm sữa đặc Vinamilk đã xuất sang Nhật, Canada, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông, ASEAN, châu Phi… với nhãn hiệu Ông Thọ, Bestcows, Angle, Captian, Driftwood, Ngôi Sao Phương Nam…, chiếm tỷ trọng 34% về sản lượng xuất khẩu năm 2015

Đầu tháng 7, nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ do Vinamilk sở hữu 100% vốn giới thiệu sữa đặc và creamer tại hội chợ Fancy Food Show Đây là một trong những hội chợ lớn nhất về ngành thực phẩm tại Mỹ, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực chế biến, sản xuất thực phẩm

từ nhiều quốc gia tham dự Kết thúc hội chợ, các sản phẩm này đưa vào bán tại các siêu thị ở bang Arizona và California

Để đạt được thành tựu như vậy, công ty Vinamilk cùng những người lãnh đạo đã đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế, cạnh tranh với doanh nghiệp kinh doanh sữa trên thị trường quốc tế như Mỹ Vậy Vinamilk đã sử dụng chiến lược gì ? Nhóm FULL A đã lựa chọn

“Hoạch định chiến lược của Vinamilk về sữa đặc” làm chủ đề tiểu luận

II/ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHÂN SỮA VIỆT NAM

Vinamilk là tên viết tắt của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY), một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1976

Trang 5

Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM Trụ sở giao dịch: số 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Website: www.vinamilk.com.vn Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 1.590.000.000.000 đồng (một nghìn năm trăm chín mươi tỷ đồng

Vinamilk là nhà sản xuất hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối

và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á Sau hơn

30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa

1 Hoàn cảnh ra đời quá trình hình thành và phát triển của công ty

a Thời bao cấp (1976-1986)

Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ

(thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle)

Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: nhà máy bánh kẹo Lubico và nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)

b Thời kỳ Đổi Mới (1986-2005)

Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định

Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại:

32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ

c Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2005-Nay)

Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP Hồ Chí Minh

Trang 6

Năm 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590

tỷ đồng

Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An

• Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007

Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty

• Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm

Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ

sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa

Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang

Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là

• Sứ mệnh : Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm , mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông công

ty Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm sữa được yêu thích nhất tại mọi khu vực , lãnh thổ

Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng , sáng tạo là người bạn đồng hành của công ty và xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Chính sách chất lượng : “ Luôn luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ , đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm , với giá cạnh tranh tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định” theo Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc công ty

• Mục tiêu :

• Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng: Tăng sốlượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng sốlượng sản phẩm mới và tạo sựkhác biệt, nâng cao vị thế, hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm

Trang 7

• Tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:

o Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam

o Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam

o Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người

o Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới

o Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm

có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty

o Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả

o Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy

3 Lĩnh vực kinh doanh:

 Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡ ng và các sản phẩm từ sữa khác;

 Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát;

 Kinh doanh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất và nguyên liệu;

 Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật

 Sản xuất và kinh doanh bao bì

Trang 8

 In trên bao bì

 Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)

4 Cơ cấu bộ máy:

Cơ chế quản trị doanh nghiệp của Vinamilk là cơ cấu trực tuyến- chức năng: Để khắc phục nhược điểm của các cơ cấu trực tuyến, chức năng, hiện nay kiểu cơ cấu liên hiệp (trực tuyến - chức năng) được áp dụng rộng rãi phổ biến cho các doanh nghiệp Theo cơ cấu này, người lãnh đạo cao nhất của tổ chức được sự giúp đỡ của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện quyết định Vinamilk có mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng Với hệ thống quản trị được phân bổ các phòng ban khoa học và hợp lý, phân cấp

cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty theo sơ đồ tổ chức như sau:

Trang 9

III/ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VỀ SẢN PHẨM SỮA ĐẶC

1. Giới thiệu về sản phẩm sữa đặc

Cuộc hành trình của sữa đặc bắt đầu từ sau giải phóng, khi Vinamilk tiếp quản 3 nhà máy tại miền Nam gồm nhà máy Thống Nhất, nhà máy Trường Thọ và nhà máy Dielac Thời kỳ này, sữa đặc được xem như hàng xa xỉ phẩm do quá khan hiếm và đắt đỏ, để giải quyết khó khăn, lãnh đạo Vinamilk chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có ngoại tệ mạnh, đặc biệt là Seaprodex Song song đó, công ty cho ra mắt nhãn hiệu sữa đặc Ông Thọ Đây là dòng sản phẩm cao cấp, bán tại các cửa hàng Cosevina và Imexco nhằm xuất khẩu tại chỗ lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu Kết quả, từ vài trăm triệu đồng ban đầu, công ty đã nâng vốn tự có lên 20 tỷ

Trang 10

đồng vào năm 1987, gia tăng sản lượng, doanh thu vượt kế hoạch Thành công vừa mới đạt lại vụt mất vào đầu những năm 1990 Do cấm vận kinh tế nên Vinamilk không nhập được phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất, bị động nguồn nguyên liệu Kỹ sư và công nhân đã cùng nhau vượt khó bằng cách tự thiết kế hình Ông Thọ dập nổi, sáng tạo gia công khuôn nắp lon sữa, tận dụng phế liệu chiến tranh như xác xe tăng, nòng pháo

Từ những năm 1990, Vinamilk tìm hiểu và ký hợp đồng tại các nước sở tại và mua trực tiếp nguồn nguyên liệu bột sữa, dầu bơ…, Nhờ vậy, giá thành sản phẩm giảm, cạnh tranh với hàng ngoại nhập Mặt khác, Vinamilk đã lên kế hoạch phát triển hệ thống trang trại bò sữa trong nước nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu Đây là bước ngoặt quan trọng, nhờ vậy Vinamilk chủ động nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất Sau khi cấm vận kinh tế được bãi bỏ, Vinamilk bước sang giai đoạn phát triển mới Doanh nghiệp nhập máy móc hiện đại nhằm đẩy mạnh sản lượng

và tăng cường chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước Chiến lược kết hợp hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới cùng vùng nguyên liệu từ 1991-

2003 đã giúp công ty chiếm đến 75% thị phần sữa đặc

Sau khi cổ phần hóa vào năm 2003, sữa Ông Thọ vẫn là sản phẩm chủ lực của Vinamilk, luôn nằm trong top hàng Việt Nam chất lượng cao Để theo kịp thị hiếu người dùng thay đổi, công ty

mở rộng danh mục sản phẩm, cải tiến mẫu mã, chất lượng, phong phú về chủng loại cho phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau Phân khúc nội địa nhiều sản phẩm sữa đặc đã ra đời như Ông Thọ trắng nắp mở nhanh, Ông Thọ đỏ, Ông Thọ chữ xanh, Ngôi Sao Phương Nam xanh lá,

đỏ, cam và xanh biển Dòng sản phẩm sữa đặc Ông Thọ gồm ba loại là nhãn xanh, đỏ và trắng, được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và vệ sinh an toàn thực phẩm từ sữa bò cao cấp tới bột sữa, chất béo, đường kính và vitamin A, D, B1 để đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cuộc sống

Khi xuất khẩu, sản phẩm sữa đặc của Vinamilk cũng mang nhiều tên khác nhau như Bestcows, Angle, Captain, Driftwood… chiếm tỷ trọng 34% về sản lượng xuất khẩu năm 2015

2. Phân tích môi trường bên ngoài

Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và tự do kinh doanh, do vậy mỗi doanh nghiệp đều cần

có những chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, khẳng định thương hiệu và địa vị của mình trên trường quốc tế Để đạt được những mục tiêu trên thì các doanh nghiệp Việt nói chug và Vinamilk nói riêng cần phải nắm được tình hình vi-vĩ mô và tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp

2.1 Môi trường vĩ mô

a Kinh tế:

GDP Việt Nam đang hồi phục rõ nét trong năm 2015, riêng GDP quý 4 tăng tới 7,01%, cao hơn mức tăng 6,12% của quý 1, 6,47% của quý 2 và 6,87% trong quý 3 Như vậy, tăng trưởng GDP năm nay đã vượt mục tiêu 6,2% đề ra từ đầu năm và đạt cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng 6,25%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 5,42%, năm 2014 tăng 5,98%) Về thu ngân sách Nhà nước, tính từ đầu năm đến 15/12/2015 ước đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 657 nghìn tỷ, thu từ dầu thô 62,4 nghìn tỷ, thu cân đối ngân sách từ

Trang 11

hoạt động xuất nhập khẩu đạt 160 nghìn tỷ.

GDP bình quân đầu người tăng hơn so với năm 2014 dẫn đến thu nhập của người dân được tăng cao hơn, ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu và sự tiêu thụ dòng sản phẩm sữa đặc của công ty Vinamilk Mặt bằng lãi suất đang giảm dần, tỷ giá ổn định ,cán cân thanh toán đang ngày càng được cải thiện giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí nguyên liệu và có cơ hội tiếp cận với vốn vay để mở rộng quy mô

Việt Nam đã tham gia WTO năm 2007, lợi ích kinh tế nữa từ việc gia nhập WTO là tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Gia nhập WTO sẽ khiến các doanh nghiệp tin tưởng hơn

vì Việt Nam sẽ được coi là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư Chỉ trong vòng 9 tháng sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đã cam kết sẽ đầu tư gần 6,5 tỷ Đôla Mỹ vào các dự án đầu tư mới tại Việt Nam (số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007) Hơn nữa, việc trở thành Thành viên của WTO khuyến khích sử dụng nhiều hơn các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, dẫn tới các điều kiện tốt hơn để đạt được thành công về kinh tế thông qua chất lượng sản phẩm cao hơn, sự sáng tạo và kỹ năng tiếp thị hiện đại (xây dựng thương hiệu, cấp phép, nhượng quyền và các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tốt hơn)

b Chính trị:

Tình hình chính trị ở Việt Nam khá là ổn định vì chỉ có một Đảng Cộng Sản cầm quyền giúp cho

cơ hội tìm kiếm nguồn nhân lực đồng thời phát triển kinh tế ,tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của vinamilk

Việc bình thường hóa quan hệ với các nước lớn như Hoa Kỳ (1995) và Trung Quốc (1992), gia nhập ASEAN 1995 cùng 171 quốc gia khác, đặc biệt là gia nhập WTO năm 2007 và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này đã giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài ,tăng doanh thu ,khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến nước ngoài nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm xong cũng khiến một công ty lớn như Vinamilk đối mặt với nhiều thách thức thay đổi để cạnh tranh tốt hơn với công ty đa quốc gia khác Tuy nhiên nhờ việc bình thường hóa quan hệ mà năm 2016, sữa đặc của Vinamilk đã được xuất khẩu và bày bán ở Mỹ

Ngày đăng: 28/10/2016, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w