1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

125 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh • Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [6, tr94], chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là kết quả xác định mục tiêu c

Trang 1

KIỀU QUANG VINH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

SCB QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KIỀU QUANG VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đề tài: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SCB QUẢNG NINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS: ĐỖ VĂN PHỨC

HÀ NỘI – 2014

 

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của Việt Nam đứng trước những

cơ hội mới cùng những thách thức mới Nhiều ngành dịch vụ trong đó có dịch

vụ ngân hàng ngày càng được khách hàng quan tâm sử dụng Ngân hàng SCB Quảng Ninh qua quá trình hoạt động kinh doanh đã từng bước chứng tỏ được thương hiệu và chất lượng dịch vụ của mình, có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng số 1 tại thị trường

Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý – Viện đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, học viên đã chủ động đề nghị và được chấp nhận cho làm tốt nghiệp theo đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, học đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo đào tạo sau đại học Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng kính trọng và cám ơn thầy giáo GS.TS Đỗ Văn Phức đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo học viên trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh đến năm 2020 đòi hỏi nhiều loại kiến thức và kỹ năng cao cấp Do trình

độ, thời gian của học viên có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp

Học viên xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập Không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào khác Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực Các tài liệu trích dẫn

có nguồn gốc rõ ràng

Người cam đoan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Bản chất, nội dung và vai trò của chiến lược phát triển hoạt động của doanh nghiệp 3

1.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 7

1.3 Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh: 10

1.3.1.Phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường trong cùng thời gian với chiến lược 10

1.3.2.Phân trích, dự báo điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh đáng kể trong cùng thời gian với chiến lược ……13

1.3.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh của chủ thể chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược 15

1.4 Hoạch định các phương án chiến lược kinh doanh 18

1.4.1 Định hướng chiến lược kinh doanh: 18

1.4.2 Hoạch định mục tiêu chiến lược 19

1.4.2.1   Định hướng lựa chọn cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược ………20

1.4.2.2     Hoạch định những tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu và sản lượng, GDP của từng cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược……….29  

1.4.3 Hoạch định các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược 30

1.4.4 Hoạch định các nguồn lực chiến lược 32

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG SCB

QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 35

2.1 Tóm lược về Ngân hàng SCB Quảng Ninh 35

2.1.1 Thông tin chung 35

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SCB Quảng Ninh 35

2.2 Phân tích, dự báo nhu cầu dịch vụ của SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 –

2020……… 48

2.2.1 Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của

dịch vụ ngân hàng Quảng Ninh trong 5 năm gần nhất (từ 2009 – 2003)…………54

2.2.2 Dự báo nhu cầu các loại dịch vụ ngân hàng chính yếu của thị trường

Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 60

2.3 Phân tích, dự báo các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

giai đoạn 2016 – 2020 64

2.3.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của các loại dịch vụ chính yếu của Ngân

hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2013 ………… 64

2.3.2 Dự báo các đối thủ cạnh tranh của các loại dịch vụ chính yếu của Ngân

hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 70

2.4 Phân tích, dự báo các nguồn lực cho việc phát triển của Ngân hàng SCB

Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020……… 81

2.4.1 Phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực cho phát triển các loại dịch vụ của

Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 ….81

2.4.2 Phân tích, dự báo nhu cầu tài lực cho phát triển các loại dịch vụ của Ngân

hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 83

2.4.3 Phân tích, dự báo nhu cầu vật lực cho phát triển các loại dịch vụ của Ngân

hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 85

Trang 6

CHƯƠNG 3 : HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI DỊCH

VỤ CỦA NGÂN HÀNG SCB QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020…… 87 3.1 Hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 87

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 87 3.1.2 Mục tiêu cụ thể 87

3.2 Hoạch định chiến lược phát triển các cặp dịch vụ – khách hàng của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 .90

3.2.1 Phát triển các cặp dịch vụ - khách hàng của Ngân hàng SCB Quảng Ninh đang có 90 3.2.2 Phát triển các cặp dịch vụ - khách hàng mới 95 3.2.3 Phương án tái cơ cấu các dịch vụ – khách hàng

3.3 Hoạch định các chiến lược phát triển các nguồn lực cho phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 100

3.3.1 Hoạch định phát triển nhân lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn

2016 – 2020 ……… 100 3.3.2 Hoạch định phát triển tài lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn

2016 - 2020 103 3.3.3 Hoạch định phát triển vật lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn

2016 – 2020 105 3.3.4 Bản chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2016 – 2020 của Ngân hàng SCB Quảng Ninh……… 109

 

Trang 7

Sản xuất kinh doanh Thanh toán Quốc tế

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng chiến lược phát triển kinh doanh C ….10 Hình 1.2 Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá khứ với xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai khi dự báo nhu cầu của thị trường 12 Hình 1.3 Phân lớp các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh .17 Hình 1.4 Ma trận BCG 20

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

 

Bảng1.1 Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu

của thị trường … trong 5 năm qua gần nhất……….12

Bảng1.2 Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của thị trường … trong 5 năm qua gần nhất……….12 

Bảng1.3 Kết quả phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của công ty…… trong 5 năm qua gần nhất……… 15

Bảng 1.4 Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản phẩm – khách hàng mục tiêu của của công ty …… trong 5 năm tới……….15

Bảng1.5 Kết quả phân tích từng loại nguồn lực (tài lực; nhân lực; công nghệ) mà công ty… đã huy động sử dụng được trong 5 năm qua gần nhất……… 16

Bảng 1.6 Kết quả dự báo từng loại nguồn lực chính yếu (tài lực; nhân lực; công nghệ) mà công ty….huy động sử dụng được trong 5 năm tới………16

Bảng 1.7 Kết quả hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty……….19

Bảng 1.8 Ma trận Mc.Kinsey 23

Bảng 1.9 Các yếu tố chiến lược cho các nhóm A, B, C……… 24

Bảng 1.10 Ma trận SWOT……….26

Bảng 1.11 Kết quả hoạch định các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược của công ty (tổ chức)……….29

Bảng 1.12.Kết quả hoạch định các nguồn lực chiến lược cho phát triển kinh doanh của công ty……….31

Bảng 1.13 Chiến lược phát triển kinh doanh của……… 32

Trang 10

Bảng 2.1 Thị phần huy động vốn TT1 của Ngân hàng SCB Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 40 Bảng 2.2 Tình hình tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2009 – 2013 41 Bảng 2.3 Tình hình kinh doanh các hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng SCB Quảng Ninh từ năm 2010 đến 2013 44 Bảng 2.4 Kết quả xác định luận giải nhu cầu các cặp dịch vụ ngân hàng – loại khách hàng chính yếu ở Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020………53 Bảng 2.5 Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của dịch vụ ngân hàng Quảng Ninh trong 5 năm qua gần nhất……….55 Bảng 2.6 Dự báo nhu cầu các loại dịch vụ ngân hàng chính yếu của thị trường Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2020 60 Bảng 2.7: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn thị trường 1

từ dân cư 65

Bảng 2.8: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động tín dụng 68

Bảng 2.9: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế và chuyển tiền trong nước……… 69 Bảng 2.10 Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 (03 đối thủ chính: SHB, Vietinbank và BIDV

và một số Chi nhánh ngân hàng nước ngoài)……….71

Trang 11

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2009 – 2013 37 Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng Ngân hàng SCB Quảng Ninh từ năm 2010 – 2013 43 Biều đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2009 – 2013 47 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhân lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh năm 2013 81 Biểu đồ 2.5: Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2020 82 Biểu đồ 2.6: Dự báo hoạt động tín dụng và huy động vốn của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2020 84 Biểu đồ 2.7 Dự báo nhu cầu tài lực cho Ngân hàng SCB Quảng Ninh tới năm 2020 85

Trang 12

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Để thành công trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động và giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, các NHTM Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược

đó để trở thành NHTM đa năng và đạt hiệu quả cao bền vững Trong những năm qua các NHTM đã đạt được thành công, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng bên cạnh đó, hàng năm vẫn có rất nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng phải sáp nhập Có rất nhiều

lý do, nhưng một trong đó là họ thiếu một tư duy chiến lược, bắt đầu bằng việc thiếu khả năng hoạch định một chiến lược cho phép tìm kiếm khách hàng và kết thúc bằng thất bại trong việc phát triển một hệ thống kiểm soát nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh Vì vậy, khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên vai trò của chiến lược phát triển kinh doanh có đủ cơ sở, căn cứ khoa học là rất quan trọng Muốn có chiến lược phát triển kinh doanh có đủ cơ sở, căn cứ khoa học phải chú trọng đầu tư nghiên cứu hoạch định nó, trong đó cần đặc biệt quan tâm đầu tư cho phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường và các đối thủ cạnh tranh

Như vậy, sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, học viên đã nhận thức sâu sắc thêm tầm quan trọng của Chiến lược phát triển kinh doanh đối với doanh nghiệp trong tương lai khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên Và là Giám đốc, học viên

đã chủ động đề xuất và được giáo viên hướng dẫn (GS.TS Đỗ Văn Phức) và Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thạc sỹ QTKD với đề tài:

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Trang 13

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

2 Mục đích (Kết quả) nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này học viên phải đạt được 3 loại kết quả quan trọng sau:

- Kết quả hệ thống hóa tri thức của loài người về chiển lược kinh doanh để hình thành Cơ sở lý luận cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp;

- Kết quả phân tích, dự báo 3 căn cứ cho việc hoạch định chiến lược phát

triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020

- Kết quả hoạch định 3 phần của chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài học viên đã sử dụng kết hợp chủ

yếu các phương pháp như: Điều tra – phân tích, Chuyên gia, Mô hình

hóa thông kê…

4 Nội dung của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Các phụ lục Luận văn gồm 3 chương

Trang 14

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Bản chất, nội dung và vai trò của chiến lược phát triển hoạt động của doanh nghiệp

Thực tiễn và lý luận đều đòi hỏi chúng ta phải trả lời, làm rõ: chiến lược kinh doanh là gì?; Tại sao phải hoạch định chiến lược kinh doanh?; Bằng cách nào hoạch định được chiến lược kinh doanh có sức thuyết phục? Câu hỏi 1 và 2 được trả lời ở mục 1.1 Câu hỏi 3 được trả lời ở mục 1.2 và 1.3 của chương 1 này

Trước hết, Chiến lược là thuật ngữ được dùng sớm nhất trong quân sự –

lĩnh vực có sự đối địch Sau này chiến lược còn đồng nghĩa với mưu lược Trong kinh tế thị trường, khi có cạnh tranh tương đối mạnh, xuất hiện sự cần thiết của chiến lược và người ta bàn nhiều, nói nhiều về chiến lược Trong các tài liệu có rất nhiều cách hiểu, chính thức phát biểu về chiến lược Sau đây là một số cách hiểu và phát biểu về chiến lược:

• Theo Michael Porter thì: Chiến lược là nghệ thuật tạo ra lợi thế cạnh

tranh

• Alain Thretar lại cho rằng: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật mà

doanh nghiệp dùng để ứng phó với cạnh tranh nhằm dành thắng lợi

• Theo Genral Aileret: Chiến lược là kết quả hoạch định mục tiêu, phương

cách và phương tiện tổng quát

• Theo Alfred Chandler: Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là kết quả

hoạch định mục tiêu tổng quát, hướng – phương cách hoạt động và các nguồn lực chủ yếu sẽ huy động sử dụng

Trang 15

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

• Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [6, tr94], chiến lược hoạt động của doanh

nghiệp là kết quả xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh

Như trên đã trình bày, trong kinh tế thị trường, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải phải đặc biệt quan tâm đầu tư cho công tác quản lý Quản lý doanh nghiệp bao gồm quản lý chiến lược và quản lý điều hành Quản lý chiến lược gồm có hoạch định chiến lược, thẩm định - quyết định lựa chọn chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, kinh doanh

có cạnh tranh, quản lý chiến lược trong đó hoạch định chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình nghiên cứu luận chứng, chiến lược kinh doanh là kết quả của quá trình đó

Nói đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là nói đến bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bản chiến lược có tên sát với nội dung và nội

dung cụ thể, khái quát Bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có nội

dung bao gồm: Mục tiêu chiến lược + các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược + các nguồn lực chiến lược Bản chiến lược chỉ được sử dụng khi nó

đảm bảo chất lượng

Hoạch định chiến lược để làm gì, ích lợi gì? Thường bản chiến lược được

sử dụng cho nhiều công việc quan trọng sau nó Đó là:

Thứ nhất: Chiến lược hoạt động là định hướng, cơ sở cụ thể cho việc xây

dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm

Thứ hai: Chiến lược là cơ sở, căn cứ cho việc chỉ đạo chuẩn bị trước, đầy

đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực cho phần chiến lược chưa chuyển hoá thành kế hoạch

Trang 16

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Chất lượng của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược đó Các

cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược là: Kết quả dự báo nhu cầu của thị trường; kết quả dự báo về đối thủ cạnh tranh và kết quả dự báo về năng lực của bản thân doanh nghiệp Các cơ sở, căn cứ đảm bảo chất lượng khi: Đầy

đủ cả ba cơ sở, căn cứ; từng cơ sở, căn cứ đảm bảo chất lượng: có cùng thời gian với bản chiến lược, phương pháp dự báo được sử dụng phù hợp và chất lượng dữ liệu đảm bảo,

Quản lý chiến lược nói chung, hoạch định chiến lược nói riêng một cách khoa học luôn góp phần to lớn vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh gay gắt

Mục tiêu chiến lược có thể là một, hai hoặc các kỳ vọng sau đây:

• Thâm nhập thị trường

• Tăng doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển

• Tăng khả năng sinh lợi, chất lượng tăng trưởng

• Cải thiện vị thế cạnh tranh, phát triển bền vững,

Trên thực tế và trong các tài liệu có rất nhiều cách gọi chiến lược Doanh nghiệp thường có chiến lược kinh doanh và các chiến lược theo mục tiêu tập trung, theo các lĩnh vực hoạt động, theo các công đoạn, theo các yếu tố đầu vào,

Thứ nhất: Theo mục tiêu ưu tiên doanh nghiệp trong từng thời đoạn có

thể chọn hoạch định:

• Chiến lược phát triển theo chiều sâu, tạo ra những điểm độc đáo, khác biệt đáng kể của hàng hoá

• Chiến lược mở rộng hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm

• Chiến lược giảm thiểu lãng phí, chi phí, giá thành,

Thứ hai: Theo lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp có thể chọn hoạch định:

Trang 17

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

• Chiến lược hoạt động sản xuất

• Chiến lược hoạt động thương mại

• Chiến lược hoạt động dịch vụ,

Thứ ba: Theo công đoạn doanh nghiệp sản xuất có thể chọn hoạch định:

• Chiến lược sản phẩm

• Chiến lược giá

• Chiến lược phân phối

• Chiến lược xác tiến bán hàng

Thư tư: Doanh nghiệp không thể không hoạch định các chiến lược phát

triển, đảm bảo các nguồn lực :

• Chiến lược phát triển, đảm bảo vốn

• Chiến lược phát triển, đảm bảo khoa học, công nghệ

• Chiến lược phát triển, đảm bảo nhân lực,

Thư năm: Phân loại chiến lược kinh doanh theo chu kỳ phát triển của

doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình có thể trải qua các giai đoạn như: Giai đoạn mới hình thành; giai đoạn phát triển; giai đoạn sung sức và giai đoạn suy yếu

• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới hình thành:

9 Chiến lược dựa vào nguồn lực tại chỗ

9 Chiến lược dựa vào nhà máy lớn

9 Chiến lược lợi dụng khe hở

9 Chiến lược thị trường cục bộ

• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển: Chiến lược tăng

trưởng,

Trang 18

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn sung sức: Chiến lược thương hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp; Chiến lược phát triển hội nhập; Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm,

• Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn suy yếu: chiến lược loại bỏ những gì cần và phải loại bỏ,

Đầu thế kỷ XXI, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp làm ăn thành công do có chiến lược hoạt động (định hướng và chuyển hướng kinh doanh) dựa trên cơ sở dự báo tương đối nhu cầu của thị trường, các đối thủ cạnh tranh và năng lực của bản thân công ty Ví dụ, khi điện áp có nhiều biến động Công ty LIOA sản xuất ổn áp, khi điện áp ít biến động chuyển sang sản xuất dây cáp điện Khi đời sống của người dân được nâng cao Công ty Xuân Kiên sản xuất hàng nội thất cao cấp; khi xuất hiện nhiều nhà sản xuất hàng nội thất và các bệnh viện cần các loại trang bị mới bằng thép không rỉ Công ty Xuân Kiên chuyển sang sản xuất trang thiết bị y tế hiện đại; khi nhu cầu vận tải tăng đột biến công ty chuyển sang sản xuất ô tô vận tải cỡ nhỏ và trung,

1.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Muốn có chiến lược kinh doanh để định hướng và chuẩn bị đầy đủ trước tất

cả những gì cần thiết cho chủ động thực hiện đạt hiệu quả cao cần phải đầu tư nghiên cứu tổ chức hoạch định Hoạch định chiến lược kinh doanh phải tuân theo một quy trình khoa học mới thu được chiến lược có sức thuyết phục cao Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [6, tr142], quy trình hoạch định chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh gồm các giai đoạn như: Phân tích, dự báo các căn

cứ, kiểm định độ tin cậy của các căn cứ (tiền đề) để nhận biết (nhận thức) cơ hội kinh doanh - A; Xây dựng một số phương án chiến lược - B; Cân nhắc, lựa chọn phương án chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh - C

Trang 19

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Giai đoạn A:Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định mức độ tin dùng

của các kết quả làm cơ sở cho nhận biết (nhận thức) cơ hội phát triển kinh doanh:

Không có bột không gột nên hồ Hoạch định chiến lược cần những thông tin mà bằng mắt thường không có được Phải có các căn cứ (nguyên liệu) là các kết quả dự báo về nhu cầu của thị trường, về các nguồn đáp ứng khác (các đối thủ cạnh tranh) và về năng lực của bản thân chủ thể chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược thì mới có thể hoạch định được chiến lược hoạt động kinh doanh Kết quả dự báo chỉ được sử dụng cho hoạch định chiến lược kinh doanh khi nó có độ tin dùng cao Do vậy, cần kiểm định, đảm bảo mức độ tin dùng cao của các kết quả dự báo Mức độ tin dùng của kết quả dự báo phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phù hợp của phương pháp dự báo được chọn dùng và mức

độ sát đúng của bộ dữ liệu Phương pháp dự báo được chọn dùng phải phù hợp với tính chất biến động của đối tượng dự báo Dữ liệu cho dự báo trước hết phải

là dữ liệu có cùng tương lai với kết quả dự báo Dữ liệu quá khứ chỉ là một căn

cứ của dữ liệu tương lai Dự báo tương đối chính xác tương lai để có phương định hướng, chuẩn bị trước là việc làm vô cùng quan trọng đối với kinh doanh nói chung, đối với quản lý chiến lược kinh doanh nói riêng nên vô cùng khó khăn Trước hết, dự báo những gì xảy ra trong tương lai không thể hoàn toàn chính xác Và các căn cứ thường có quan hệ hữu cơ với nhau Căn cứ này thay đổi thường làm thay đổi các căn cứ khác và ngược lại

Như vậy, việc đảm bảo độ chính xác cao của kết quả dự báo – đảm bảo các căn cứ cho hoạch định chiến lược kinh doanh có vị trí, vai trò to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, đối với hiệu quả kinh doanh bền vững của doanh nghiệp Nó đòi hỏi trí tuệ cao, đầu tư lớn

Giai đoạn B: Xác định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh:

Trang 20

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Một phương án chiến lược hoạt động của doanh nghiệp có ba phần: phần mục tiêu chiến lược, phần các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược và phần các nguồn lực chiến lược Ba phần độc lập tương đối nhưng quan hệ hữu cơ với nhau Xác định phần này phải giả định, lường định hai phần còn lại

Giai đoạn C: Cân nhắc, quyết định lựa chọn phương án chiến lược hát

triển kinh doanh:

Giai đoạn chuẩn bị các căn cứ “nguyên liệu” cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh

Giai đoạn hoạch định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh

Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh

Kết quả dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh

Các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược phát triển KD

Các nguồn lực chiến lược PT Chi

Trang 21

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Hình 1.1 Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng chiến lược phát triển kinh doanh C

Lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh là so sánh, cân nhắc các phương án đã được hoạch định về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội, về mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày một rõ hơn của các điều kiện, tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phương án chiến lược tối ưu nhất, sát hợp nhất, khả thi nhất Trong trường hợp phải so sánh nhiều phương án người ta phải áp dụng vận trù học, các thuật toán và máy điện toán

Đôi khi việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hoặc nhiều phương án thích hợp và người quản lý có thể quyết định thực hiện một số phương án,

1.3 Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh

Đối với tổ chức kinh tế - xã hội cần phân tích, dự báo: nhu cầu phát triển, nội lực và ngoại lực có thể thu hút được

Đối với hoạt động kinh doanh cần phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về năng lực của chủ thể chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược

1.3.1 Phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường trong cùng thời gian với chiến lược

Để xây dựng được một lâu đài cần phải có đầy đủ các loại nguyên vật liệu như: cát sỏi, thép, xi măng…Chất lượng nguyên vật liệu quyết định rất nhiều chất lượng lâu đài

Để hoạch định được chiến lược phát triển kinh doanh không thể không phân tích, dự báo (dự đoán) biến động đáng kể của ba nhóm yếu tố: nhu cầu của thị trường; đối thủ cạnh tranh; năng lực của chủ thể chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược (3 căn cứ) Như vậy, mức độ tin dùng của các căn cứ

Trang 22

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

quyết định rất nhiều mức độ tin dùng của bản chiến lược phát triển kinh doanh Và đến lượt mình, mức độ chính xác của các quyết định trong chiến lược phát triển kinh doanh: quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược, quyết định lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng, quyết định lựa chọn các nguồn lực chiến lược quyết định chủ yếu mức độ thành (bại) của kinh doanh trong

tương lai chiến lược Phạm Lãi (Đào Chu Công) chồng của Tây Thi trong

cuốn: Bí quyết trở thành tỷ phú đã dạy: thành công hay thất bại chủ yếu do

quyết đoán đúng hay sai

do một số yếu tố cụ thể của các chuyên gia

A

B

+ +

t q

t

Trang 23

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Hình 2 Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá khứ với xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai khi dự báo nhu cầu của thị trường

Khi dự báo nhu cầu của thị trường về một loại hàng hoá nào đó cần nghiên cứu các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng và lượng hoá mức độ Các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng đến nhu cầu một loại hàng hoá cụ thể trên thị trường thường là:

– Sự cần thiết và mức độ hấp dẫn của bản thân hàng hoá đó

– Nhận thức của người tiêu dùng

– Khả năng thanh toán của người tiêu dùng

– Môi trường văn hoá, thói quen tiêu dùng

– Chính sách điều tiết của nhà nước

Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu trong quá khứ cần tập hợp kết quả vào bảng sau:

Bảng1.1.Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của thị trường … trong 5 năm qua gần nhất

Năm Sản lượng Giá trị Tên những yếu tố và mức độ làm tăng,

Bảng 1.2.Kết quả dự báo nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách hàng mục

Trang 24

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Sản lượng Giá trị Tên những yếu tố và mức độ

làm tăng, giảm chính Hiện trạng

Năm đầu chiến lược

Năm giữa chiến lược

Năm cuối chiến lược

1.3.2 Phân trích, dự báo điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh đáng kể trong cùng thời gian với chiến lược

Hoạch định chiến lược là nghiên cứu đưa ra phương án dự định đạt được những mục tiêu tổng quát cụ thể trên cơ sở hướng vào những cặp sản phẩm – khách hàng lớn cụ thể trên cơ sở các nguồn lực lớn cần và có thể huy động trong tương lai trung bình và xa Nói đến kinh tế thị trường là nói đến cạnh tranh Nói đến cạnh tranh là phải so sánh những yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp chủ thể với của các đối thủ cạnh tranh lớn trong cùng tương lai, tức là trước khi hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp điều quan trọng nhất là phải dự báo tương đối chính xác về các đối thủ cạnh tranh trong cùng tương lai với chiến lược Khi có cạnh tranh từ đánh kể trở lên phải

tăng tầm nhìn xa vì như đi xe có tốc độ cao trên đại lộ - nhìn gần không thấy

được xa, nhìn xa thấy được cả xa lẫn gần; Phán đúng được 99% những điều liên quan đã xảy ra không bằng dự báo đúng được 55% những điều liên quan

sẽ xảy ra

Các đối thủ cạnh tranh trong cùng tương lai: những ai và họ có ưu thế hoặc

thất thế gì so với chủ thể chiến lược Dựa vào mức độ đổi mới quan hệ giữa

các nhà nước chúng ta dự báo được khả năng xuất hiện và rút lui của các đối thủ cạnh tranh từ các nước đó Dựa vào luật pháp của nhà nước chúng ta

dự báo khả năng xuất hiện và chấm dứt hoạt động của các đối thủ cạnh tranh

Trang 25

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

trong nước Dựa vào thực trạng và nhất là vào chiến lược của các đối thủ cạnh tranh chúng ta dự báo năng lực cạnh tranh (ưu thế và thất thế) của các đối thủ trong cùng một tương lai Để có bản chiến lược của đối thủ cạnh tranh nhiều

khi phải sử dụng tình báo, gián điệp khoa học - công nghệ, kinh tế

Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ các đối thủ cạnh tranh lớn của từng

cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của công ty……trong quá khứ cần tập

hợp kết quả vào bảng 1.3 Học viên cần thực hiện ít nhất cho 3 cặp sản phẩm – khách hàng lớn nhất

Bảng1.3 Kết quả phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản phẩm – khách hàng chính yếu của công ty…… trong 5 năm qua gần nhất

Tên các đối thủ cạnh

tranh chính yếu

Điểm mạnh, điểm yếu về chất lượng, giá, xúc tiến bán hàng…

Tên những yếu tố chính và mức độ tác động làm thay đổi

Loại cặp sản phẩm –

khách hàng chính yếu

Giá thành

Giá bán

Tỷ suất lợi nhuận

Tình hình tồn kho

1 ……

Trang 26

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

2 …………

3 ……

4 ………

5 …………

Sau khi trình bày các căn cứ, phương pháp dự báo các đối thủ cạnh tranh

lớn của từng cặp sản phẩm – khách hàng mục tiêu của công ty ………trong 5

năm tới cần tập hợp kết quả vào bảng 1.4 Học viên cần thực hiện ít nhất cho

3 cặp sản phẩm – khách hàng mục tiêu lớn nhất

Bảng 1.4 Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh lớn của từng cặp sản

phẩm – khách hàng mục tiêu của của công ty …… trong 5 năm tới

Tên các đối thủ cạnh tranh chính yếu

Điểm mạnh, điểm yếu về chất lượng, giá, xúc tiến bán hàng…

Tên những yếu

tố chính và mức

độ tác động làm thay đổi

Năm đầu chiến lược

Năm giữa chiến lược

Năm cuối chiến lược

1.3.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh của

chủ thể chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược

Khả năng, năng lực thực sự, cụ thể của chủ thể chiến lược về số lượng,

chất lượng, giá và thời hạn, thuận tiện giao dịch, xem hàng, vận chuyển, thanh

toán, dịch vụ sau bán Sau khi so sánh năng lực cạnh tranh của ta làm rõ, chỉ

ra mức độ hiệu quả sử dụng cơ hội kinh doanh của chủ thể chiến lược

Trang 27

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ từng loại nguồn lực chính yếu mà công ty … đã huy động sử dụng được trong quá khứ cần tập hợp kết quả vào bảng sau:

Bảng1.5 Kết quả phân tích từng loại nguồn lực (tài lực; nhân lực; công nghệ) mà công ty… đã huy động sử dụng được trong 5 năm qua gần nhất

Sản lượng Giá trị Tên những yếu tố chính và mức độ tác động

Bảng 1.6 Kết quả dự báo từng loại nguồn lực chính yếu (tài lực; nhân lực; công nghệ) mà công ty….huy động sử dụng được trong 5 năm tới

Số lượng Giá trị Tên những yếu tố chính và mức

độ tác động làm thay đổi Hiện trạng

Trang 28

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Khi phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh sẽ có kết quả có mức độ tin dùng cao nếu sử dụng cách phân lớp sau:

Hình 3: Phân lớp các yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp

An ninh

Kinh tế Việt Nam

Thay đổi chính sáchcủa Chính phủViệt Nam

Thay đổi nhu cầu thị trường

và các đối thủ cạnh tranh

Quản lý kinh doanh

Năng lực cạnh tranh

Hiệu quả kinh doanh

Trang 29

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Khi nghiên cứu biến động của các yếu tố để có các kết quả làm cơ sở cho hoạch định chiến lược kinh doanh chúng ta cần phân lớp, phân tầng chúng thành các nhân tố trực tiếp, các nhân tố trung gian và các nhân tố sâu xa để tránh trùng lặp; tiếp theo cần tìm cách lượng hoá mức độ ảnh hưởng, tác động (% làm tăng hoặc làm giảm) của các trường hợp khác thường, đột xuất,

1.4 Hoạch định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh.

Hoạch định phương án chiến lược phát triển kinh doanh là hoạch định mục tiêu chiến lược; định hướng lựa chọn và hoạch định chất lượng, sản lượng các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược và hoạch định các nguồn lực chiến lược

1.4.1 Hoạch định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược là những kết quả chúng ta kỳ vọng thu được sau khi thực hiện các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược bằng các nguồn lực chiến lược

Mục tiêu chiến lược thể hiện bởi các chỉ tiêu như: Tốc độ lợi nhuận, ROA, ROE;

Mục tiêu chiến lược được xác định bằng một số phương pháp, trong đó phương pháp xác định bằng cách lấy trị số của chỉ tiêu thực tế nhân với hệ số

là thích hợp hơn cả cho giai đoạn kinh doanh có cạnh tranh từ đáng kể trở lên

Hệ số đó được xác định trên cơ sở xét tính mức độ (%) làm tăng (giảm) của các yếu tố tác động (ảnh hưởng) được dự báo (dự đoán) một cách khoa học nhất có thể đến việc thực hiện các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược được dự định Nói cách khác các yếu tố đó trực tiếp thuộc về biến động của nhu cầu thị trường, biến động của các đối thủ cạnh tranh, đổi mới các nguồn lực của chủ thể chiến lược trong tương lai cùng với chiến lược Mức độ (%)

làm tăng (giảm) đó nên xin ý kiến của các chuyên gia cùng lĩnh vực

Trang 30

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Sau khi xác định, luận giải cụ thể, tỉ mỉ từng mục tiêu chiến lược tập hợp kết quả vào bảng sau:

Bảng 1.7 Kết quả hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty……

Thực

trạng

Năm đầu

Năm giữa

Năm cuối

Yếu tố chính làm tăng, giảm

1.4.2 Hoạch định các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược

Trong thực tế doanh nghiệp không kinh doanh (sản xuất, mua về) sản phẩm mà không nhằm thỏa mãn nhu cầu của loại khách hàng nào đó Do vậy

sẽ không hoặc kém thuyết phục khi nói sản phẩm riêng, khách hàng riêng

Cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược là cặp sản phẩm – khách hàng trong đó khách hàng có nhu cầu sản phẩm lớn, hiện cung còn nhỏ hơn cầu, chủ thể hoàn toàn có thể đầu tư kinh doanh được; kỳ vọng đem lại lợi thế so sánh, sản lượng tiệu thụ lớn và tỷ suất lợi nhuận cao

Hoạch định cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược là quá trình sử dụng các kết quả dự báo căn cứ để chỉ ra được tên cặp sản phẩm – khách hàng có triển vọng sinh lợi lớn và ước tính tương đối chính xác các tiêu chuẩn chất lượng, số lượng của cặp đó Và cũng như các công việc quản lý khác hoạch định các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược phải đảm bảo chất lượng để góp phần nâng cao hoặc đạt hiệu quả kinh doanh cao trong tương lai

Trang 31

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

1.4.2.1 Định hướng lựa chọn cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược

Người ta thường sử dụng ma trận để đánh giá tổng hợp tình thế, từ đó định hướng lựa chọn từng cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược

1) Ma trận Boston Consulting Group (BCG):

Ma trận BCG ra đời vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX Theo ma trận này khi

đánh giá sự hấp dẫn của một ngành công nghiệp người ta sử dụng một chỉ tiêu duy nhất là tỷ lệ tăng trưởng thị trường Để đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp người ta sử dụng một chỉ tiêu duy nhất là thị phần tương đối Đây là thị phần mà doanh nghiệp chiếm được so với thị phần của người dẫn đầu trong ngành đó hoặc so với người thứ hai nếu như doanh nghiệp là người dẫn đầu trong ngành đó

Hình 4 Ma trận BCG

Phương pháp xây dựng ma trận gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng ma trận ở dạng đơn giản nhất, một chiều ma trận mô tả

thị phần tương đối, còn chiều kia mô tả tỷ lệ tăng trưởng của thị trường Ma trận được chia làm bốn ô Mỗi doanh nghiệp hoạch định chiến lược có thể ở

vị trí cụ thể của một trong bốn ô trên của ma trận

Thế đôi ngả

Thị phần tương đối

20%

Điểm chết

Trang 32

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Bước 2: Lựa chọn vị trí của doanh nghiệp hoạch định chiến lược (xem hình 3)

Thị phần tương đối của doanh nghiệp hoạch định chiến lược được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ tăng trưởng của thị trường của một ngành kinh doanh là một con số xác định Căn cứ vào số liệu cụ thể (thị phần) của doanh nghiệp hoạch định chiến lược và số liệu cụ thể về tỷ lệ tăng trưởng của thị trường mà xác định vị thế của doanh nghiệp trên ma trận

Mỗi ô vòng tròn trên ma trận mô tả doanh thu một đơn vị kinh doanh chiến lược Đường kính vòng tròn to hay bé biểu thị doanh thu doanh nghiệp chiếm tỷ trong lớn nhất Mỗi vị trí ở ô cụ thể chỉ ra triển vọng tương đối của đơn vị kinh doanh chiến lược

Vị trí cụ thể của doanh nghiệp hoạch định chiến lược BCG có ý nghĩa:

Ô "Thế đôi ngả": Các đơn vị kinh doanh chiến lược nằm ở vị trí này ờng gắn với những loại sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao nhưng thị phần lại tương đối thấp Đây là vị trí của các đơn vị mới thâm nhập thị trường nên thường có cầu về vốn rất cao song tổng doanh thu lại nhỏ

thư-Ô "Ngôi sao": Các đơn vị kinh doanh chiến lược nằm ở vị trí này được coi

là có vị trí hàng đầu trong doanh mục vốn đầu tư vì có thị phần tương đối cao

và tỷ lệ trưởng thị trường cao Với vị thế đó, các đơn vị này có khả năng tạo

ra tổng doanh thu lớn nếu được đầu tư đầy đủ Theo thời gian, các đơn vị của mình về phần thị trường tương đối, tỷ lệ tăng trưởng thị trường tương đối, tỷ

lệ tăng trưởng thị trường sẽ giảm dần, đi vào ổn định

Thị phần tương đối =

Thị phần của doanh nghiệp hoạch định chiến lược

Thị phần của đối thủ mạnh nhất

Trang 33

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Ô "Bò sữa": Các đơn vị kinh doanh chiến lược nằm ở vị trí này có tỷ lệ trưởng thị trường thấp nhưng có thị phần tương đối cao hơn so với đối thủ mạnh nhất Các đơn vị này có ưu thế cạnh tranh trong ngành kinh doanh ổn định hoặc bão hoà Theo nhóm tư vấn Boston, dù mức tăng trưởng của ngành

là thấp nhưng doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu khá cao

Ô "Điểm chết": Các đơn vị kinh doanh chiến lược nằm ở ô này đang kinh doanh trong ngành tăng trưởng thấp và thị phần tương đối thấp, tổng doanh thu ít và khó có triển vọng tăng doanh thu trong tương lai Chính vì vậy sẽ gây nên nhiều rắc rối cho doanh nghiệp

Bước 3: Hình thành các mục tiêu tăng trưởng và chiến lược cụ thể

Với ma trận BCG, nhóm tư vấn Boston đưa ra các lời khuyên giúp các nhà hoạch định sử dụng tốt nhất các nguồn lực tài chính của mình

- Thị phần tương đối và mức tăng trưởng không tương xứng với mức độ quan trọng của nó thể hiện trên ma trận

Trang 34

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

2) Ma trận MC.Kinsey (Ma trận GE):

Ma trận này được phát triển trên cơ sở ma trận BCG của hãng General Electric để định hướng chiến lược kinh doanh Ma trận được hình thành với hai chiều biểu thị: Sức hấp dẫn của thị trường và khả năng (lợi thế) cạnh tranh được thể hiện trong hình 4

Sức hấp dẫn của thị trường có thể thông qua nhiều yếu tố với mức quan trọng khác nhau như: quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường, sức cạnh tranh, sức sinh lợi của ngành kinh doanh, cường độ và tính chất cạnh tranh của thị trường, chi phí kinh doanh thâm nhập thị trường, tính chất rủi

ro, mạo hiểm, tính co giãn của cầu, kinh nghiệm sản xuất, tính hấp dẫn về

vật liệu khả năng thay đổi sức hấp dẫn về xã hội Sức hấp dẫn của thị

trường chia làm 3 mức: Cao, thấp, trung bình

Lợi thế cạnh tranh tương đối của các đơn vị kinh doanh có thể được đánh giá thông qua các yếu tố như: thị phần tương đối, giá cả cạnh tranh, khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ, tài chính Khả năng cạnh tranh chia làm 3 mức: Mạnh, trung bình, yếu

A

Đầu tư để tăng trưởng Trung

bình C Mở rộng có chọn lọc

hay bỏ

B

Mở rộng có chọn lọc

A

Duy trì ưu thế

Thấp C

Giảm đầu tư đến mức

tối thiểu sự thua lỗ

C

Thu hoạch toàn diện

B

Thu hoạch hạn chế

Trang 35

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Ma trận gồm 9 ô và chia làm 3 nhóm chiến lược A, B, C Nếu doanh

nghiệp rơi vào ô nào thì theo định hướng chiến lược kinh doanh đó

Bảng 1.9 Các yếu tố chiến lược cho các nhóm A, B, C:

Định hướng chiến lược

1 Đầu tư Ưu tiên Chọn lọc Nhỏ nhất, giảm đầu

Giảm, ưu tiên lợi ích trước mắt

4 Giá cả Giảm giá để tăng

thị phần

Thay đổi hỗn hợp

và chuyên môn hóa

Loại bỏ các sản phảm lợi nhuận thấp

5 Sản phẩm Tăng khối lượng

và sản phẩm mới

Thay đổi hỗn hợp

và chuyên môn hóa

Loại bỏ các sản phẩm lợi nhuận thấp

6 R&D Tập trung cho

cố định

8 Con người Tuyển dụng và

đào tạo

Hạn chế tuyển dụng

Chuẩn bị chương trình chuyển đổi

3) Ma trận SWOT:

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp

xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ

Trang 36

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, chẳng hạn:

- Công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy )

- Cơ hội sát nhập hay mua lại

- Đối tác tiềm năng

- Khả năng thay đổi nhà cung cấp

- Thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực

- Cơ hội đầu tư

Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh Chủ đề phân tích SWOT cần được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân tích

Một ma trận SWOT gồm 9 ô, trong đó có 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T), 4 ô chiến lược (SO, WO, ST, WT) và 1 ô luôn để trống

Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính

Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu

Trang 37

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của nội bộ doanh nghiệp

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương

án chiến lược WO thích hợp Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường

(2) WO (Weaks - Opportunities): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường

(3) ST (Strengths - Threats): Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

(4) WT (Weaks - Threats): Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường

- Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats

Nguy cơ T T1

T2 T3 T4

Trang 38

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

Phối hợp WT

Giảm thiểu các điểm yếu

và tìm cách tránh mối

đe dọa

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty,

ngư-ời ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất?

Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác Cần thực tế chứ không khiêm tốn Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất?

Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào

mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường

Trang 39

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng

- Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang

làm gì?

- Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi

gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn

đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths

và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn

Trong kinh tế thị trường cần quan tâm đầu tư đặc biệt cho việc nghiên cứu, quyết định lựa chọn các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược và cụ thể Nói thị trường chung chung, nói sản phẩm riêng, khách hàng riêng là cách nói ít sát với thực tế Trong thực tế luôn tồn tại nhu cầu i loại sản phẩm với j loại khách hàng Từ đó doanh nghiệp cần xác định được tất cả các cặp sản phẩm - khách hàng có thể lựa chọn và xem xét, chính thức lựa chọn hướng kinh doanh theo các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược và cụ thể nào

Cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược là cặp sản phẩm - khách hàng sẽ góp phần quan trọng làm tăng vị thế cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh cho

doanh nghiệp trong thời gian của chiến lược Từ đó, để chọn cặp sản phẩm –

Trang 40

Đề tài: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng SCB Quảng Ninh

khách hàng chiến lược cần có và căn cứ vào dung lượng, xu hướng tăng của nhu cầu của các cặp sản phẩm – khách hàng; vào thực trạng và xu hướng tăng của tỷ suất lợi nhuận của các cặp sản phẩm – khách hàng; vào năng lực kinh doanh của doanh nghiệp (tổ chức) so với các đối thủ cạnh tranh chính yếu về

các cặp sản phẩm – khách hàng Như vậy, cặp sản phẩm – khách hàng được

chọn là chiến lược là cặp sản phẩm – khách hàng có nhu cầu lớn và xu hướng còn tăng; tỷ suất lợi nhuận cao và xu hướng còn tăng; lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (tổ chức) có và còn tăng…

1.4.2.2 Hoạch định những tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu và sản lượng, GDP của từng cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược

Chất lượng và sản lượng của từng cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược được hoạch định một cách khoa học nhất là căn cứ vào kết quả dự báo nhu cầu của thị trường, kết quả dự báo về các đối thủ cạnh tranh, kết quả dự báo phát triển các nguồn lực của chủ thể chiến lược và mục tiêu chiến lược

Sau khi luận giải cụ thể, tỉ mỉ về thay đổi sản lượng (1), doanh số (2), tỷ trọng (3), lợi nhuận (4) của từng cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược tập hợp kết quả vào bảng sau để dễ nhận biết

Bảng 1.11 Kết quả hoạch định các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược của công ty (tổ chức)……

1,2,3,4 hiện tại

1,2,3,4 năm đầu chiến lược

1,2,3,4 năm giữa chiến lược

1,2,3,4 năm cuối chiến lược

Yếu tố chính làm thay đổi

Ngày đăng: 09/10/2016, 22:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Văn Phức. Khoa học quản lý hoạt động doanh nghiệp. NXB Chính trị - Hành chính, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý hoạt động doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
2. Nguyễn Tấn Phước.Chiến lược và chính sách kinh doanh.Nhà xuất bản thống kê, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chính sách kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
3. Nguyễn Hữu Lam. Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh. NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh. Chiến lược và chính sách kinh doanh. Giáo trình đào tạo sau đại học, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chính sách kinh doanh
5. Lê Văn Tâm. Giáo trình quản trị chiến lược. NXB Thống kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị chiến lược
Nhà XB: NXB Thống kê
6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam. Chiến lược và Chính sách kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và Chính sách kinh doanh
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
7. Nguyễn Văn Nghiến. Quản lý chiến lược. Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chiến lược
8. Charrles W.L.Hill và Gareth R.Jones. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Houghton Miflin Company, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Nhà XB: Nhà xuất bản Houghton Miflin Company
9. Garr D.Smith, Danny Putti. Chiến lược và sách lược kinh doanh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và sách lược kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
10. Philip Kotler. Quản trị Marketing. Nhà xuất bản thống kê, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
11. Fred R.David. Khái luận về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản thống kê, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
12. Giáo trình Quản trị chiến lược của PGS.TS Hoàng Văn Hải – Nhà xuất bản ĐH QGHN năm 2010 Khác
13. Giáo trình Quản trị chiến lược của PGS. TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm – NXB ĐHKTQD Hà Nội năm 2009 Khác
15. Chiến lược đại dương xanh của W. Chan Kim, Renee Mauborgne – XNB tri thức năm 2007 Khác
16. Từ tốt đến vĩ đại – Jim Collins của NXB Trẻ năm 2007 Khác
17. Xây dựng để trường tồn – Jim Collins, Jerry I. Porras của NXB trẻ năm 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w