1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
1.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm đinh dự án xin vay vốn tại ngân hàng
kinh tế đột ngột, sắc thuế mới… vượt quá những dự đoán của bản thân doanh nghiệp và các chuyên gia đánh giá ban đầu. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra tuy không hoàn toàn khi nào cũng bất lợi và không phải lúc nào cũng vượt quá sự đánh giá của doanh nghiệp, song trong nhiều trường hợp, người vay bị tổn thất ảnh hưởng không nhỏ dến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi đó lợi nhuận của Ngân hàng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng.
Nguyên nhân thứ hai thuộc về chủ quan người vay, xuất phát từ trình độ yếu kém trong quản lý, dự đoán kinh doanh do đó không đánh giá chính xác được sự thay đổi của môi trường dẫn đến kết quả kinh doanh không như dự kiến và ảnh hưởng đến trả lãi và gốc vay Ngân hàng. Cũng xuất phát từ kỳ vọng đạt được lợi nhuận cao, khách hàng sẵn sàng mạo hiểm tìm mọi thủ đoạn để đạt được muc đích như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Tuy nhiên cũng có trường hợp, người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, chây ỳ với ý chiếm dụng vốn ngân hàng càng lâu càng tốt.
Nguyên nhân thứ ba là ở chính bản thân Ngân hàng, do công tác cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hay làm không đến nơi đến chốn, hay cố ý làm sai…Một phần cũng do họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều vùng khác nhau nên cũng không thể nắm rõ hết được. Hơn nữa, trong môi trường làm việc liên quan nhiều đến tiền bạc ngay bản thân họ cũng có lúc không tránh khỏi cám dỗ, tiếp tay cho khách hàng. Như vậy nguyên nhân rủi ro là do cả trình độ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên.
1.3 Thực trạng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại VPBank VPBank
1.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm đinh dự án xin vay vốn tại ngân hàng ngân hàng
Sơ đồ 3: Quy trình quản trị rủi ro nói chung
Khi cho vay các dự án đầu tư ngân hàng chịu tác động của ba loại rủi ro bao gồm: rủi ro từ phía bản thân khách hàng (chủ đầu tư), rủi ro sẵn có từ phía dự án đầu tư và rủi ro tín dụng. Ba loại rủi ro này có liên hệ mật thiết với nhau, khi tiến hành đánh giá phải xem xét cả ba, không được bỏ qua hay xem nhẹ bất cứ yếu tố nào, đồng thời một trong ba nội dung không đảm bảo tin cậy thì dự án sẽ không được chấp nhận.
Sơ đồ 4: Các loại rủi ro của dự án xin vay vốn
Nội dung đánh giá rủi ro từ phía khách hàng chủ yếu xem xét về năng lực pháp lý, quản lý điều hành và năng lực tài chính của chủ đầu tư. Bởi xét cho cùng người chịu trách nhiệm chính về khoản vay là chủ đầu tư. Nếu khách hàng không có đủ độ tin cậy cần thiết sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng, trước mắt là khả năng trả
Thẩm định rủi ro Các quyết định cấp tín dụng Thẩm định rủi ro từ phía khách hàng
Thẩm định rủi ro dư án đầu tư
Thẩm định rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro Phân tích, đánh giá
rủi ro
nợ lãi và nợ gốc. Hơn nữa, cho dù một dự án tốt, được đánh giá là khả thi và hiệu quả về mặt tài chính song chủ đầu tư đạo đức kém, năng lực quản lý điều hành kém hoặc khả năng tài chính yếu thì dự án đó chắc đã hoạt động tốt như dự kiến. Hoặc trong trường hợp dự án không có tài sản đảm bảo, thì khi dự án gặp rủi ro ngân hàng sẽ không nhận được nguồn thu nào từ phía dự án và rơi vào trạng thái bị động.
Rủi ro đầu tư là rủi ro nội tại của dự án, nó ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án. Đánh giá rủi ro trong đầu tư là để xem có nên tài trợ vốn cho dự án hay không, dự án có an toàn hay không, có đáng được đầu tư hay không. Công việc này thực chất là một quy trình không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại các đơn vị xem xét một cách tổng thể trên tất cả các phương diện từ kinh tế, xã hội, thị trường, pháp lý, môi trường… Còn trên giác độ ngân hàng với tư cách là đơn vị tài trợ vốn mục tiêu lớn nhất là xem xét hiệu quả về mặt tài chính của dự án tức là quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án.
Rủi ro tín dụng hay rủi ro cho vay là rủi ro do hoạt động cho doanh nghiệp có dự án vay, đánh giá rủi ro tín dụng là để xác định xem việc quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp có an toàn hay không, có đảm bảo khả năng thu hồi được vốn và lãi hay không. Khác với rủi ro đầu tư thường đánh giá trên cơ sở phân tích các rủi ro tiềm ẩn bên trong của dự án, rủi ro tín dụng lại được đánh giá trên cơ sở phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về hình thức hai loại rủi ro này khác nhau nhưng phải được xem xét trong cùng một quá trình thẩm định thì mới đánh giá một cách toàn diện dự án xin tài trợ vốn. Trong quy trình thẩm định dự án nói chung, công tác thẩm định rủi ro thường là bước cuối cùng trước khi quyết định chính thức cho vay hay không.
Sơ đồ 5 : Vị trí của thẩm định rủi ro trong quy trình thẩm định dự án VPBank