Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 53 - 55)

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

1.5.2Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

 Về thông tin

Về phía ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp, chất lượng không cao do có thể chưa thông qua kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền do đó thiếu độ tin cậy. Đó là chưa kể khách hàng thường khai quá lên số tiền thực tế đầu tư để mong muốn vay được nhiều vốn hơn từ phía ngân hàng.

Thêm vào đó, các cán bộ mới dừng lại ở việc xem xét sổ sách giao dịch và thông tin từ trung tâm tín dụng CIC, thiếu sự nghiên cứu về thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp cho dự án…Vì vậy, để thông tin chính xác cán bộ thẩm định cần chủ động khai thác thông tin trên Internet hoặc số liệu của các cơ quan của Trung ương.

 Về chất lượng cán bộ thẩm định

Do tuổi đời của cán bộ thẩm định còn trẻ, lại mới làm việc cho nên còn non kinh nghiệm trong khi công việc đòi hỏi tính cẩn trọng và khả năng nhạy bén cao. Nhiều lúc nhu cầu vay vốn dồn dập nhưng đội ngũ này còn mỏng nên chưa đáp ứng nhanh yêu cầu công việc. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề đáng đựoc quan tâm.

 Về trình độ công nghệ

Hiện nay, ngân hàng chưa có phầm mềm riêng hỗ trợ cho công tác thẩm định, các cán bộ thẩm định vẫn phải tự tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án bằng phần mềm Excel vừa mất thời gian lại gây khó khăn cho họ.

 Về nội dung phân tích

Khi lập dự án đầu tư và làm hồ sơ vay vốn chủ đầu tư thường có xu hướng nâng cao vốn đầu tư ban đầu để vay được ngân hàng nhiều hơn, nhưng cán bộ thẩm định dựa vào kinh nghiệm thẩm định và dự toán của chủ đầu tư. Đối với dự án sử sụng máy móc mới, sử dụng máy móc thiết bị hiếm sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác nhu cầu thực sự về nguồn vốn của doanh nghiệp.

Việc tính toán cá chỉ tiêu doanh thu, chi phí dự kiến của dự án là khó khăn cần xác định các yếu tố giá thành sản phẩm, công suất hoạt động dự kiến của dự án và khả năng tiêu thụ sản phẩm… Tất cả các chỉ tiêu này đều đánh giá qua Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, giá bán xác dịnh qua giá tham khảo do đó có thể không phù hợp với cung – cầu trên thị trường sau này.

CHUƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN HIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐÀU TƯ XIN VAY VỐN TẠI NGÂN

HÀNG VPBANK.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 53 - 55)