Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 61 - 63)

1. Khái quát về Ngân hàng cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

2.2.2Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ đánh giá rủi ro

đánh giá rủi ro

Trong bất kỳ hoạt động nào con người vẫn giữ vai trò then chốt, đặc biệt trong công tác thẩm định rủi ro. Cũng chính họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc cấp tín dụng. Mặc dù đánh giá rủi ro của dự án dầu tư xin vay vốn tại VPBank phải theo quy trình và phương pháp riêng của Ngân hàng và đã được NHNN chấp thuận nhưng không thể thiếu vai trò của các cán bộ thẩm định. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với

công việc là một trong những biện pháp rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn.

Ngay ở khâu tuyển dụng nhân lực đầu vào là bước đầu tiên vô cũng quan trọng. Hiện nay, để thi tuyển vào VPBank các ưng viên đều phải trải qua ba vòng: hồ sơ, thi nghiệp vụ bằng hình thức viết, thi phỏng vấn trực tiếp do chính lãnh đạo có thâm niên và kinh nghiệm trực tiếp tuyển dụng và nói chung đã đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ mới tuổi đời còn khá trẻ, cũng có khá nhiều là sinh vên mới ra trường tuy kinh nghiệm chưa nhiều song sự hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi thì luôn sẵn sàng. Chính vì thế, thiết nghĩ Ngân hàng nên tạo điều kiện cho đội ngũ này phát huy năng lực bản thân như giao việc ngay trong thời gian thử việc hai tháng.

Đa số các cán bộ được giao nhiệm vụ theo hình thức khoán quản lý mức dư nợ, họ phải đảm đương mọi công việc như tìm kiếm khách hàng, thẩm định dự án, phân tích tài chính, thanh tra, kiểm soát đến cho vay và thu nợ. Hàng loạt những công việc đó đòi hỏi trình độ của cán bộ tín dụng phải toàn diện và có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ phải chú trọng đến đào tạo chuyên sâu và toàn diện các mặt như luật pháp, tài chính, kế toán hay marketing... Có thể ngân hàng tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ liên quan hoặc tổ chức các buổi giao lưu học hỏi giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống hoặc giữa các phòng, ban để mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm.

Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, Ngân hàng còn cần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ, đồng thời khuyến khích các cán bộ cũ của Ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi kiến thức năng lực.

Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá họ được chính xác.

Cũng phải nói thêm rằng chỉ chuyên môn, nghiêp vụ thôi chưa đủ. Bất cứ ngành nghề nào đặc biệt là cán bộ Ngân hàng làm việc trong môi trường đầy sự cám dỗ của đồng tiền điều cốt lõi không thể thiếu là đạo đức nghề nghiệp. Nếu không có bản lĩnh họ có thể sai lầm bất cứ lúc nào. Nếu giỏi chuyên môn mà suy đồi về đạo dức không chỉ chính cán bộ đó bị ảnh hưởng mà nghiêm trọng hơn phá hoại ghê gớm đến uy tín, chất lượng và hình ảnh của Ngân hàng trong cái nhìn của xã hội và thị trường liên ngân hàng. Do đó, việc chăm lo, bồi dưỡng về đạo đức cũng là khâu thứ yếu. Đồng thời nếu phát hiện sai phạm dù chỉ là lần đầu, Ngân hàng nên kiên quyết loại bỏ thành viên đó ra khỏi hệ thống.

Ngoài ra, việc đề ra một chế độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để động viên, khuyến khích kịp thời làm cho cán bộ và nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác nghiệp vụ của mỗi người.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong quá trình thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 61 - 63)