1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao kết quả học tập môn tiếng anh lớp 11 bằng một số trò chơi

10 612 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ  PHẠM ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH  LỚP 11 BẰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI            Người nghiên cứu : Trần Thị Nhi            Tổ                         : Ngoại ngữ            Đơn vị :       Trường THPT Trần Phú, Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên                                                                     Tuy An, tháng 2 năm 2013 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ  PHẠM ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH  LỚP 11 BẰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI            Người nghiên cứu : Trần Thị Nhi            Tổ                         : Ngoại ngữ            Đơn vị :       Trường THPT Trần Phú, Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên                                                                     Tuy An, tháng 2 năm 2013 MỤC LỤC                                                                    Trang  I.  Tóm tắt …………………………………………………………………… 4 II. Giới thiệu  ………………………………………………………………… 4 1. Hiện trạng .4 2. Giải pháp thay thế 3. Vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu III. Phương pháp 1. Khách thể nghiên cứu 2. Thiết kế nghiên cứu .7 3. Quy trình nghiên cứu 4  Đo lường .8 IV.  Phân tích dữ liệu và bàn luận .8 V.   Kết luận và khuyến nghị .10 VI. Tài liệu tham khảo 11 VII. Phụ lục …………………………………………………………… 12 I TÓM TẮT Làm thế  nào để tạo được môi trường học tập năng động, và hấp dẫn trong  đó có sự phối hợp tích cực của học sinh? Làm thế nào để học sinh hứng thú học  tập, làm bài tập và nâng cao kết quả học tập của các em? Đó là những câu hỏi   mà bất kỳ giáo viên nào cũng trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết Tôi cũng đã bao lần tự hỏi làm sao để HS thích học môn tiếng Anh, làm sao   để các em nhớ bài lâu hơn,  làm sao để các em có kết quả kiểm tra tốt hơn. Từ  đó, tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh Trò chơi, học và chơi, chơi và học là phương pháp đổi mới dạy học mà tôi  đã áp dụng trong khi dạy tiếng Anh 11 cơ bản Tôi sử  dụng nhiều loại, nhiều dạng trò chơi, áp dụng tùy vào từng bài học,  từng dạng bài tập Tôi chia lớp thành 2 đội  và cho 2 đội thi đua chơi để dẫn vào bài mới, hoặc   cho 2 lớp chơi khi làm bài tập trong SGK phần “ READING”… Áp dụng phương pháp này, tôi nhờ  vào CNTT, mạng Internet, soạn giáo án   bằng Powerpoint, lecture maker, sử dụng hình ảnh, âm thanh, video clip…và các   phần mềm đã được tập huấn Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 11 trường THPT   Trần Phú. Lớp 11A8 (lớp thực nghiệm) tôi trực tiếp giảng dạy và lớp 11A6  (lớp đối chứng)  do cô Võ Thị Mỹ Trang giảng dạy Lớp thực nghiệm được thực hiện phương pháp thay thế  “chơi và học” khi dạy  “unit  8  – phần  READING­   Task  3­  ”  hay  khi vào  bài mới  “Unit  11 –  phần  SPEAKING”. Kết quả cho thấy có tác động rõ rệt đến sự  hứng thú và kết quả  học tập của HS. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng Điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,6 Điểm kiểm tra của nhóm đối chứng  có giá trị trung bình là 6,6 Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy p> lost Gifts Khi dạy Unit 8­ phần Reading­ TASK 3, tôi sử  dụng Powerpoint thiết kế  1   trò chơi cho các em: Có 8 số từ 1 ­>8 trên mỗi hoa màu vàng. Mỗi số được liên  kết với 1 câu hỏi của bài tập 3 SGK trang 92. Trong 8 số  đã cho có 1 số  may   mắn “lucky number”.  Tôi chia lớp ra 2 đội (đội 1 và đội 2) như slide minh họa   bên trên Mỗi đội lần lượt chọn 1 số bất kỳ. Chọn số nào thì GV mở  số  đó ra, 1 câu  hỏi hiện ra, đội chọn số phải trả lời câu hỏi đó. Nếu đúng đội được 1 hộp quà  (như hình trên thiết kế), nếu trả lời sai, đội bạn sẽ được quyền trả lời, nếu trả  lời đúng đội bạn cũng được 1 hộp quà. Nếu đội nào mở  được số  may mắn thì  không phải trả lời câu hỏi nào mà được 2 hộp quà. Cứ như thế mở hết 8 số đội  nào có quà nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc Sau khi GV hô to thời gian bắt đầu thì HS rất háo hức chọn và mở ô, đó chính là   thành công khi tôi thay đổi cách dạy khi làm bài tập “READING” Ở bài 11­ phần SPEAKING, vào đầu tiết học để dẫn vào bài mới mà HS sẽ  học, tôi thiết kế  cho HS 1 trò chơi để  kích thích HS hứng thú muốn tìm hiểu  kiến thức mới Tôi cũng chia lớp làm 2 đội, khai thác từ mạng Internet, tôi trình chiếu 1 đoạn  film hoạt hình ngắn về  các nguồn năng lượng. “Animation of renewable energy   sources­ youTube. Fly” (kèm theo đĩa CD). Khi hai đội xem đoạn phim xong thì  cử  đại diện nhanh chóng lên bảng viết tên những nguồn năng lượng có trong  đoạn phim nhanh và đúng chính xác. Nếu đội nào ghi ra nhanh và đúng nhiều   hơn là đội chiến thắng. Khi GV hô thời gian bắt đầu thì HS vội vàng lên bảng   viết rất khẩn trương tích cực, điều đó chứng tỏ  đã kích thích sự  hứng thú và  tính tích cực ở các em Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng trò chơi vào dạy tiếng Anh có nâng cao kết quả học tập của  học sinh lớp 11 trường THPT Trần Phú không? 3.2 Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh  lớp 11 trường THPT Trần Phú III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Giáo viên :  ­ Cô Võ Thị  Mỹ  Trang – GV dạy lớp 11A6 (lớp  đối chứng) có kinh nghiệm  trong giảng dạy, 16 năm công tác tại trường ­ Cô Trần Thị Nhi – GV dạy lớp 11A8 (lớp thực nghiệm) là bản thân tôi, có thời  gian giảng dạy 11 năm, tuổi đời trẻ, khỏe, năng nổ  tích cực trong các phong  trào, các công việc được giao, ham thích học hỏi những kinh nghiệm của đồng  nghiệp Học sinh: Hai lớp 11A8 và 11A6 được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương  đồng nhau về  tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Thông tin HS của 2 lớp 11 trường THPT Trần Phú Lớp 11A8 Lớp 11A6 Số học sinh Tổng số Nam N ữ 40 15 25 40 16 24 Dân tộc Kinh x x ­ Về ý thức học tập, tất cả các em ở  hai lớp này đều tích cực, năng động, có  tinh thần hợp tác ­ Về thành tích học tập của năm học trước 2011­ 2012, hai lớp tương đương  nhau về điểm số của môn tiếng Anh 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn tất cả  các HS   hai lớp: lớp 11A8 là (nhóm TN) và lớp 11A6 là   (nhóm ĐC). Tôi dùng bài kiểm tra 15’ làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả  kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự  khác nhau, do đó chúng tôi  dùng phép kiểm chứng T­Test để  kiểm chứng sự  chênh lệch giữa điểm số  trung   bình của 2 nhóm trước khi tác động Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương    Đối chứng Thực nghiệm   TBC 6,2 6,1  p = 0,78 p = 0,78 > 0,05  từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN  và nhóm ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.  Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương  (được mô tả ở bảng 2): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra  trước TĐ Tác động Thực nghiệm  O1 =6,1 Dạy học có sử dụng trò chơi Đối chứng O2 =6,2 Dạy học không sử dụng trò chơi Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T­Test độc lập Kiểm tra  sau TĐ O3 =7,6 O4 =6,6 3. Quy trình nghiên cứu a. Chuẩn bị bài của giáo viên: Trước tác động: (Dạy nhóm ĐC) cô Trang thiết kế  bài học không sử  dụng trò  chơi, giáo án, quy trình chuẩn bị bài như mọi khi ­ Sau khi tác động: (Dạy nhóm TN) tôi thiết kế  bài học, có sử  dụng phương pháp  Trò   chơi     lựa   chọn,   VIDEO   CLIP;   sưu   tầm,   lựa   chọn   thông   tin       ­ website   :WWW.giaoan.violet.vn,   baigiangdientubachkim.com,   tvtlbachkim.com,  giaovien.net b. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường  và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4. Thời gian thực nghiệm Ngày thực  7/12/2012 10/12/2012 30/1/2013 1/2/2013 Môn Anh Anh Anh Anh Tiết theo  PPCT 45 46 66 67 Tên bài dạy Unit8: Celebrations  (READING) Unit8: Celebrations  (SPEAKING) Unit 11: Sources of energy (READING) Unit 11: Sources of energy (SPEAKING) Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là kiểm tra 15’học như  bình thường không sử  dụng trò chơi khi học và làm bài tập Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15’ sau khi học xong các bài có sử  dụng phương pháp thay thế  lồng trò chơi khi học   2 lớp 11 thực nghiệm và đối   chứng (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu hỏi trong đó có 8  câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn (A, B, C và D) và 2 câu hỏi tự  luận (điền vào   chỗ trống 1 từ thích hợp để hoàn thành câu) * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 15’   (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).   Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (phần phụ lục) IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN  1) Phân tích dữ liệu Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động ĐTB Độ lệch chuẩn Giá trị P của T­ test Chênh lệch giá trị TB chuẩn  Đối chứng 6,6 1,1 0,00004 0,9 Thực nghiệm 7,6 1,16 (SMD) Xem bảng 2 đã chứng minh rằng kết quả  2 nhóm trước tác động là tương   đương. Sau tác động (bảng 5) kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T­Test cho kết   P = 0,00004  cho thấy: sự  chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm  đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả  ĐTB nhóm thực nghiệm cao  hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.  Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =  7,6 6,6 1,1 Giá trị mức độ  Ảnh hưởng ảnh hưởng  > 1,00 0,80 – 1,00 0,50 – 0,79 0,20 – 0,49

Ngày đăng: 28/10/2016, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w