Nhưng trước tiên để thành lập một cơ sở sản xuất kinh doanh bánh thành công thì không thể thiếu việc lên kế hoạch và lập ra một dự án hoàn chỉnh.. Cá nhân một nhà quản trị doanh nghiệp t
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ THANH HUỆ
DỰ ÁN KINH DOANH NHÀ HÀNG SEN TRẮNG TẠI TP CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: QTKD - Thương mại K36
Mã số ngành: 52340121
Trang 2
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ THANH HUỆ
MSSV: 4104974
DỰ ÁN KINH DOANH NHÀ HÀNG SEN TRẮNG TẠI TP CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: QTKD - THƯƠNG MẠI K36
Mã số ngành: 52340121
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS HỒ LÊ THU TRANG
09 - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Suốt các năm học nhận được sự dạy dỗ của các thầy cô thuộc Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ, em đã có được vốn kiến thức Cùng với sự hướng dẫn của cô Hồ Lê Thu Trang và sự giúp đỡ của bạn
bè, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng em những tri thức quý báo làm hành trang bước vào đời
Cô Hồ Lê Thu Trang, cô đã dành nhiều thời gian và công sức để giúp
đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót trong suốt quá trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này
Bạn bè và gia đình đã quan tâm, lo lắng và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài
Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ được dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều thắng lợi trong công tác
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Huệ
Trang 4LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Huệ
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Hồ Lê Thu Trang
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu của dự án 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Dự án kinh doanh 3
2.1.2 Kinh doanh nhà hàng 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
Chương 3: MÔ TẢ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KINH DOANH 14
3.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng 14
3.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 14
3.2.1 Tầm nhìn 14
3.2.2 Sứ mệnh 15
3.3 Các sản phẩm chính của nhà hàng 15
3.3.1 Bánh Tét 15
3.3.2 Bánh Ít 17
3.3.3 Bánh Bò 18
3.3.4 Bánh Khọt 19
3.3.5 Bánh Xèo 20
3.3.6 Bánh Bột lọc 21
3.3.7 Bánh Cam 22
3.3.8 Bánh Da lợn 23
3.3.9 Bánh Ú 23
3.4 Địa điểm kinh doanh 25
3.5 Mô hình nhà hàng 25
Chương 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH 28
4.1 Kế hoạch Marketing 28
4.1.1 Phân tích môi trường vi mô 28
4.1.2 Phân tích môi trường Marketing 31
Trang 74.1.3 Chiến lược Marketing hỗn hợp 39
4.2 Kế hoạch nhân sự 50
4.2.1 Giới thiệu về kế hoạch nhân sự 51
4.2.2 Nội dung kế hoạch nhân sự 51
4.3 Kế hoạch tài chính 61
4.3.1 Kinh phí xây dựng 61
4.3.2 Kinh phí trang thiết bị 62
4.3.3 Kinh phí cho sản xuất 66
4.3.4 Kinh phí cho chiêu thị 69
4.3.4 Đánh giá kế hoạch tài chính 69
4.3.5 Phân tích hòa vốn 73
4.3.6 Hiện giá thuần NPV 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.1.1 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 77
5.1.2 Phân tích rủi ro khi đầu tư vào dự án 77
5.2 Kiến nghị 78
5.2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 78
5.2.2 Đối với các nghiên cứu tiếp theo 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 1 81
PHỤ LỤC 2 84
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu số lượng bàn ăn của nhà hàng 25
Bảng 4.1: Phân khúc thị trường theo tuổi 31
Bảng 4.2: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 4.3: Ý kiến người tiêu dùng 33
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát giá cả và mức tiêu dùng của người dân trên địa bàn 34
Bảng 4.5: Các dịp sử dụng bánh truyền thống 34
Bảng 4.6: Buổi sử dụng bánh 35
Bảng 4.7: Đối tượng đi ăn chung 35
Bảng 4.8: Các loại thức uống 36
Bảng 4.9: Không gian ưa thích 36
Bảng 4.10: Mức độ ánh sáng khi thưởng thức bánh 37
Bảng 4.11: Mong muốn về sản phẩm 37
Bảng 4.12: Dịch vụ đi kèm 38
Bảng 4.13: Quyết định tiêu dùng 38
Bảng 4.14: Dự kiến giá bán sản phẩm qua các năm 47
Bảng 4.15: Dự toán lương nhân viên hàng tháng 55
Bảng 4.16: Chi phí thuê mặt bằng qua 5 năm 61
Bảng 4.17: Chi phí nguyên vật liệu xây dựng 61
Bảng 4.18: Chi phí vật dụng trang trí 62
Bảng 4.19: Công cụ dụng cụ sử dụng hàng tháng (250 lượt khách/ngày) 63
Bảng 4.20: Công cụ dụng cụ ngắn hạn sử dụng trong 1 năm 63
Bảng 4.21: Bảng tổng hợp phí CCDC sử dụng ngắn hạn qua 5 năm 65
Bảng 4.22: Công cụ dụng cụ dài hạn sử dụng qua 5 năm 65
Bảng 4.23: Chi phí nguyên vật liệu sử dụng 1 ngày của sản phẩm chính 66
Bảng 4.24: Giá vốn thức uống trong 1 ngày 68
Bảng 4.25: Ước tính chi phí nhiên liệu sử dụng mỗi tháng 68
Bảng 4.26: Ước tính chi phí chiêu thị trong 1 năm 69
Bảng 4.27: Ước lượng vốn đầu tư cố định ban đầu 70
Bảng 4.28: Ước lượng nhu cầu vốn lưu động 70
Bảng 4.29: Ước lượng tổng chi phí qua các năm 71
Trang 9Bảng 4.30: Dự kiến doanh thu hàng năm 73
Bảng 4.31: Kế hoạch lãi lỗ 73
Bảng 4.32: Điểm hòa vốn và sản lƣợng hòa vốn của dự án qua các năm 74
Bảng 4.33: Mức chênh lệch giữa vốn đầu tƣ và thu nhập ròng 75
Bảng 4.34: Mức chênh lệch vốn đầu tƣ và thu nhập ròng có chiết khấu 75
Bảng 4.35: Bảng NPV qua các năm 76
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quy trình tổ chức hoạt động kinh doanh nhà hàng 122
Hình 3.1: Bánh Tét 155
Hình 3.2: Bánh Ít 177
Hình 3.3: Bánh Bò 188
Hình 3.4: Bánh Khọt 19
Hình 3.5: Bánh Xèo 200
Hình 3.6: Bánh Bột lọc 21
Hình 3.7: Bánh Cam 22
Hình 3.8: Bánh Da lợn 23
Hình 3.9: Bánh Ú 24
Hình 3.10: Mô hình nhà hàng 27
Hình 4.1: Bánh Tét xoắn ốc… 39
Hình 4.2: Bánh Tét chữ 39
Hình 4.3: Bánh Tét hột vịt muối 40
Hình 4.4: Bánh Xèo ốc gạo 40
Hình 4.5: Bánh Da lợn xầu riêng 41
Hình 4.6: Logo nhà hàng 45
Hình 4.7: Sơ đồ vị thế sản phẩm 45
Hình 4.8: Dự báo khả năng sản xuất 46
Hình 4.9: Quy trình phục vụ sản phẩm sử dụng tại chổ 48
Hình 4.10: Quy trình phục vụ sản phẩm mang về 49
Hình 4.11: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà hàng 60
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
NH : Nhà hàng CCDC : Công cụ dụng cụ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GTGT : Giá trị gia tăng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn ĐKKD : Đăng ký kinh doanh NVL : Nguyên vật liệu
NV : Nhân viên
ĐP : Định phí
BP : Biến phí
DT : Doanh thu
KH : Khấu hao HSCK : Hệ số chiết khấu VĐT : Vốn đầu tƣ TNR : Thu nhập ròng
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam nổi tiếng với những món ăn truyền thống từ các nguyên liệu: gạo, nếp, đặc biệt là những loại bánh rất đa dạng về cách làm và mùi vị, tạo nên những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền đất nước Thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục
là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, TP Cần Thơ còn được biết đến như một “đô thị miền sông nước” với phong tục tập quán lâu đời, lưu giữ nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Các món bánh truyền thống không biết từ bao giờ đã gắn liền với các dịp lễ Tết, ngày giỗ hay họp mặt của những gia đình miền sông nước Nam Bộ Nó tuy giản dị đơn sơ nhưng lại tạo nên không khí ấm cúng, sung túc cho buổi họp mặt gia đình cũng như là một món quà ý nghĩa gửi tặng người thân
Trong thực tế các loại bánh truyền thống thường chỉ do gia đình tự chế biến Hầu hết đều do những người phụ nữ đảm nhận và đa số họ có tuổi đời cao Lý giải cho điều này là bởi vì nền kinh tế phát triển, những phụ nữ trẻ hiện nay không còn tập trung hay dành nhiều thời gian cho việc bếp núp như trước do vậy việc tiếp xúc với các cách làm bánh truyền thống là rất hiếm hoi,
họ không có nhiều thời gian nên chỉ việc mua về và thưởng thức Nhưng họ vẫn lo ngại về vấn đề vệ sinh thực phẩm, nếu tại địa phương có một cơ cở sản xuất bánh uy tín thì chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của họ Nhưng trước tiên để thành lập một cơ sở sản xuất kinh doanh bánh thành công thì không thể thiếu việc lên kế hoạch và lập ra một dự án hoàn chỉnh Lập dự án kinh doanh sẽ chỉ cho người kinh doanh biết rõ những thứ mình cần phải làm
và làm như thế nào Song sự hoàn chỉnh của một dự án thường rất phức tạp và khó thực hiện Trong thực tế, việc lập ra một dự án đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí khá lớn và một tập thể tác giả, gồm nhiều nhà chuyên môn kết hợp lại Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh thì sáng kiến cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, nó là xuất phát điểm đầu tiên để dẫn đến thành công Cá nhân một nhà quản trị doanh nghiệp thì việc lập kế hoạch và dự án kinh doanh cũng giống như việc tạo ra bản đồ có đánh dấu hướng đi và lộ trình mà doanh nghiệp sẽ đi tới
Với mong muốn thành lập nên một quán ăn phục vụ các loại bánh truyền thống trong tương lai thì việc hoạch định trước một hướng đi và kế hoạch cụ thể là hết sức cần thiết vì nếu như “kinh doanh không có kế hoạch thì sẽ gặp
Trang 13sự nguy hiểm giống như đi biển mà không có la bàn và hải đồ” Nhận thấy được tính khả thi của vấn đề trên nên việc lập “Dự án kinh doanh nhà hàng Sen Trắng tại địa bàn thành phố Cần Thơ” là hết sức cần thiết
1.2 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 1.2.1 Mục tiêu chung
Thành lập nên cơ sở sản xuất các loại bánh truyền thống để phục vụ cho nhu cầu của người dân, cũng như phát huy các nét truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu sử dụng bánh truyền thống tại địa bàn
Tp Cần Thơ
Tiến hành xây dựng dự án kinh doanh nhà hàng Sen Trắng
Xác định tính khả thi của dự án và đưa ra kết luận
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Cần Thơ vì Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong thành phố Cần Thơ, vùng nghiên cứu của dự án là quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng Đây đều là các khu vực có nền kinh
tế phát triển, tập trung nhiều khu đô thị mới và đang chuyển dịch sang cơ cấu Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ du lịch Do đó, thị hiếu về ăn uống và vui chơi giải trí rất cao
1.3.2 Thời gian
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 9/2013 đến 11/2013
Trang 14CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Dự án kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm
Lập dự án kinh doanh là một quá trình tạo ra một bức tranh hay một mô hình về cái mà một đơn vị kinh doanh sẽ thực hiện Mô hình này là một tài liệu được làm bằng các câu chữ và các con số được thiết kế bởi ý tưởng của người lập dự án đưa đến cho người đọc một hình ảnh ấn tượng của cái mà doanh nghiệp đó sẽ đạt đến
Các con số thể hiện các kết quả dự kiến về tài chính Các câu chữ thường
mô tả việc kinh doanh một cách thiết thực nhưng súc tích, bàn đến những vấn
đề chiến lược chung, chi tiết hóa việc xử lý các vấn đề chiến thuật ngắn hạn, hay khuếch trương các dự phòng tài chính Ấn tượng do một dự án tốt mang lại là tính hoàn chỉnh, bao gồm thông tin về sản phẩm, thị trường, nhân sự, công nghệ, các điều kiện thuận lợi, vốn, doanh thu, tính sinh lời, và về bất cứ cái gì khác có thể là quan trọng trong việc mô tả công cuộc kinh doanh và các vấn đề của nó (Đỗ Minh Cương và cộng sự, 2004, trang 11)
2.1.1.2 Mục đích
Các dự án kinh doanh được lập trong các công ty lớn, nhỏ và kể cả cá nhân nhằm để họ có thể định hướng được trong tương lai Cả việc lập tài liệu
dự án lẫn các quy trình để tạo ra nó đều có một giá trị riêng trong đó mỗi thứ đều đóng một vai trò quan trọng để quản lí có hiệu quả Dự án kinh doanh không chỉ là tài liệu không thể thiếu được để có được sự giúp đỡ từ những người khác, đặc biệt là các nhà cung cấp tài chính mà nó còn cung cấp hướng dẫn định hướng để điều hành hoạt động khi bắt đầu công việc và trong quá trình kinh doanh (Đỗ Minh Cương và cộng sự, 2004, trang 31)
2.1.1.3 Phân loại
Có bốn kiểu lập dự án và kế hoạch kinh doanh, tùy theo cách nhìn về tương lai của các công ty Mỗi cách là một quá trình quản lý riêng biệt và có thể tạo ra các tài liệu dự án khác nhau Các công ty nhỏ thường chỉ làm một quy trình tổng hợp do eo hẹp về nguồn nhân lực và tài chính Điều quan trọng
là cần phải hiểu tất cả bốn phần đó để đảm bảo chắc chắn rằng dự án kinh doanh của bạn đã thu lượm đủ các yếu tố cần phải có của nó
Trang 15Mặc dù có những trùng lập về thuật ngữ, bốn kiểu lập dự án thường được mọi người biết dưới các tên là: lập kế hoạch chiến lược (strategic planning), lập kế hoạch hoạt động (operational planning), lập ngân sách (budgeting), và lập dự báo (forcasting) Những khác nhau này là dựa trên ba thuộc tính:
1 Độ dài thời gian cái mà dựa vào đó chúng ta xem xét việc kinh doanh, thường gọi là phạm vi lập kế hoạch
2 Mức độ chi tiết chúng ta dự kiến
3 Loại vấn đề chúng ta xem xét
Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch kinh doanh chiến lược liên quan đến tư duy tổng thể, khái quát hóa về bản chất của việc kinh doanh Nó là gì, nó phục vụ ai Nói chung
nó là một nhiệm vụ mà trong đó chúng ta cố gắng đoán trước một cách mạnh dạn xem việc kinh doanh sẽ làm gì và sẽ trở thành cái gì sau thời gian một vài năm
Lập kế hoạch hoạt động
Việc lập kế hoạch hoạt động liên quan đến việc biên dịch các ý tưởng kinh doanh thành dạng cụ thể với các dự phòng ngắn hạn, thường khoảng một năm Kế hoạch hoạt động thường được xem như bản kế hoạch năm Lập kế hoạch hoạt động sẽ chi tiết hơn lập kế hoạch chiến lược, nhưng nó vẫn không chi tiết ở mức độ cao lắm Trong lập kế hoạch hoạt động chúng ta cố gắng làm
rõ chúng ta sẽ bán được bao nhiêu, bán cho ai và bán ở giá nào Chúng ta cũng xác định để lấy lao động, nguyên vật liệu và thiết bị ở đâu, chúng trị giá bao nhiêu, chúng ta sẽ sản xuất ở đâu, chúng ta muốn đạt thu nhập như thế nào,…
Lập ngân sách
Lập ngân sách là một quá trình thiết lập các dự phòng tài chính cho một thời gian tương đối ngắn khoảng vài tháng Lập ngân sách nhằm xác định chính xác bao nhiêu tiền sẽ thu vào và sẽ chi ra trong một đơn vị và gắn trách nhiệm lên những người nhất định để thực hiện nó Chúng ta phải đoán trước chính xác bao nhiêu đồng sẽ bị tiêu đi ở mỗi bộ phận và tiêu về các khoản gì: lương, nguyên vật liệu, đi lại,… Kèm theo đó chúng ta phải đoán trước sẽ bán