1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa

94 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt, tình hình của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã, ứng xử của các hộ trước những ảnh hưởng, những biến động, bước đầu đề ra những định hướng góp phần nâng cao khả năng ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ứng xử của hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nuôi lợn nói riêng, việc ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam . Phân tích, đánh giá thực trạng về chăn nuôi lợn thịt và các hộ chăn nuôi lợn thịt, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử và ứng xử của hộ chăn nuôi lợn thịt trước sự thay đổi các yếu tố đó. Định hướng và giải pháp góp phần hạn chế khó khăn, giúp người nông dân chăn nuôi lợn thịt nâng cao khả năng ứng xử để đưa ra quyết định tốt, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt.

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1 Chăn nuôi lợn thịt là một ngành khá quan trọng Trong những nămvừa qua các hộ chăn nuôi lợn thịt trên cả nước nói chung và xã Quảng Văn -Quảng Xương - Thanh Hóa nói riêng đã gặp không ít những khó khăn Trướccác khó khăn đó các hộ phải đứng trước việc đưa ra các quyết định như thếnào để có lợi nhất Tuy nhiên để đưa ra được các quyết định đúng cũng là mộtviệc không dễ chút nào Mỗi hộ khác nhau lại có những quyết định khác nhau

Đề tài nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa Trên cơ sở tìm hiểu tình

hình chăn nuôi lợn thịt, tình hình của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã,ứng xử của các hộ trước những ảnh hưởng, những biến động, bước đầu đề ranhững định hướng góp phần nâng cao khả năng ứng xử của các hộ chăn nuôilợn thịt Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2009-5/2009

2 Chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng trong phát triểnkinh tế của xã Tình hình chăn nuôi trong những năm gần đây có biến độngmạnh Năm 2006 và 2007 tăng nhưng 2008 thì giảm mạnh do 2008 chịu ảnhhưởng của dịch lợn tai xanh, bên cạnh đó giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăngcòn giá thịt lợn hơi lại tăng chậm Tuy nhiên nhiều hộ vẫn duy trì Quy mô vàphương thức chăn nuôi cũng có phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển cònchậm Số lượng trang trại còn ít Các giống lợn chủ yếu là lợn lai trắng, lợnhướng nạc, lợn cỏ, trong đó lợn cỏ vẫn chiếm chủ yếu Có khoảng 60 % số hộnuôi dưới 10 con/ lứa, 25% nuôi từ 10-20 con/lứa và 15 % trên 20 con/ lứa.Các hộ nuôi với số lượng lớn nuôi chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa cònmột số hộ nuôi ít thì chủ yếu tận dụng thức ăn

3 Số hộ nuôi với số lượng lớn ngày một tăng, chuồng trại được xâydựng kiên cố hơn, chỉ còn ít hộ nuôi một vài con với chuồng trại tạm bợ Chủ

hộ chăn nuôi quy mô lớn có tuổi trung bình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi

Trang 2

quy mô vừa và quy mô nhỏ Trình độ văn hoá của các chủ hộ chăn nuôi quy

mô lớn cũng cao hơn ở hai nhóm quy mô vừa và nhỏ Các hộ chăn nuôi quy

mô lớn có số lợn nuôi nhiều hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi quy môvừa và quy mô nhỏ.Trọng lượng xuất chuồng của các hộ cũng tăng dần theoquy mô của hộ Có 90% số hộ là chăn nuôi trên đất của gia đình mình, 10%

số hộ là phải đi thuê Lao động chủ yếu là chăn nuôi bằng kinh nghiệm Các

hộ nuôi ở QMN phần lớn tận dụng thức ăn, ngoài ra còn mua thêm thức ăntăng trọng, những hộ này thường mua theo hình thức trả tiền ngay một số ít làđến lúc xuất lợn mới trả tiền Còn đối với các hộ nuôi ở QML, nuôi chủ yếubằng thức ăn công nghiệp do vậy hầu hết là đến lúc xuất lợn mới trả tiền.Phần lớn ở các hộ điều tra chuồng trại đều kiên cố

4 Nhận thức của các hộ chăn nuôi lợn ngày một được nâng cao Mụcđích chăn nuôi lợn của hộ hầu hết nhằm làm tăng thu nhập, tận dụng sảnphẩm phụ (trồng trọt và từ ngành nghề phụ), tận dụng thức ăn dư thừa, lấyphân bón ruộng và nuôi cá Mặt khác nghề chăn nuôi lợn có thể xem nhưnghề không thể thiếu và không thể bỏ đối với người nông dân, bởi vì nó xuấthiện từ rất lâu và nó gắn bó với người nông dân

5 Các hộ ngày càng sử dụng giống mới có hiệu quả hơn vào chăn nuôi.Càng những hộ nuôi với QML thì mức độ áp dụng giống mới càng cao Nhiều

hộ có thể chủ động nguồn giống bằng cách nuôi lợn nái sinh sản Thức ăndùng trong chăn nuôi có thể là nguồn thức ăn tận dụng hay thức ăn côngnghiệp Những hộ nuôi lớn thì đa phần sử dụng thức ăn CN còn các hộ nuôinhỏ lẻ thì tận dụng thức ăn hoặc một ít thức ăn CN Phương thức nuôi cũngkhác nhau ở các hộ và cũng thể hiệ rõ qua quy mô nuôi Hộ nuôi lớn thìphương thức nuôi CN và bán CN nhiều hơn Những hộ nuôi nhỏ thì chủ yếutheo phương thức truyền thống

6 Giá đầu vào đầu ra có ảnh hưởng lớn tới ứng xử của các hộ Theonghiên cứu giá đầu vào tăng nhanh, giá đầu ra tăng chậm hơn tốc độ tăng giáđầu vào làm nhiều hộ thu hẹp quy mô hoặc bỏ nghề Thường là hộ nuôi nhỏ

Trang 3

Các hộ nuôi lớn xem nuôi lợn là nghề chính, họ cũng đầu tư nhiều vàochuồng trại do vậy bỏ nuôi không phải là phương án tốt

7 Dịch bệnh trong năm vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn tới hộ chăn nuôilợn thịt Nhiều hộ bỏ nghề hoặc tạm dừng nuôi do tâm lý sợ dịch bệnh

8 Các hộ chăn nuôi lợn thịt trong xã nhìn chung nhận thức có tăng dầnkhi phương tiện thông tin phổ biến hơn, tuy nhiên vẫn còn hạn chế Nguồngốc các thông tin chủ yếu qua đài báo, ti vi, qua tư thương, hàng xóm Trong

đó qua tư thương là lớn nhất Thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra chủ yếu do

tư thương quyết định Người mua cung cấp thông tin về giá cho tất cả các hộtrong vùng Những thông tin qua báo đài chủ yếu là về tình hình chung cũngnhư về dịch bệnh, chính sách của nhà nước Chính vì lý do đấy nên ngườichăn nuôi dễ bị ép giá

9 Lý do cơ bản nhất vẫn là khi lợn đủ tiêu chuẩn xuất chuồng Bêncạnh đó, nhiều hộ khi cần tiền cho một việc nào đó cũng dẫn đến quyết địnhbán lợn Những hộ này thường là những hộ nuôi với QMN Một số hộ khikhông đủ vốn để mua thêm thức ăn, khi giá thức ăn tăng nhanh, giá lợn tăngnhanh hay khi có dịch bệnh cũng quyết định bán lợn Tuy nhiên vấn đề thiếuvốn cũng gặp ở khá nhiều hộ Đề nghị ban chính quyền xã cần có những biệppháp hỗ trợ về vốn giúp cho các hộ chăn nuôi giảm bót khó khăn Các hộ chủyếu bán cho các chủ buôn và người giết mổ Không có hộ nào bán cho cơ sởthu mua

10 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử trong đó các yếu tố chủ yếu

là thông tin từ thị trường, yếu tố vốn, sự thay đổi về yêu cầu kỹ thuật, mứcđóng góp từ chăn nuôi lợn đối với đời sống gia đình, trình độ lao động

11 Một số định hướng và giải pháp về đào tạo, về thông tin, về vốn, vềthú y và phòng dịch bệnh, về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khả năng ứng xử của hộ chăn nuôi lợn thịt trước các biến động bên ngoài

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt luận văn iii

Mục lục vi

Danh mục bảng ix

Danh mục đồ thị x

Danh mục các từ viết tắt xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về ứng xử 4

2.1.2 Lý luận về hộ nông dân 7

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ nông dân 9

2.1.4 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân 15

2.2 Cơ sở thực tiễn 16

2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt trên thế giới 16

2.2.3 Những bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt 22

2.2.4 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề chăn nuôi lợn thịt 23

Trang 5

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 34

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 34

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 34

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 35

3.2.4 Phương pháp phân tích 35

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong đề tài nghiên cứu 37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Tình hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn 38

4.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn của xã Quảng Văn 38

4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra 40

4.3 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt 44

4.3.1 Nhận thức của các hộ về chăn nuôi lợn thịt 44

4.3.2 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn đối với TBKHKT 46

4.3.3 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn về giá 52

4.3.4 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn trước dịch bệnh 56

4.3.5 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn về quy mô sản xuất 58

4.3.6 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn về tiêu thụ 60

4.3.7 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt về thông tin thị trường 63

4.4 Ảnh hưởng của các yếu tố đến ứng xử và nguyên nhân 64

4.4.1 Trình độ lao động 64

4.4.2 Mức đóng góp từ chăn nuôi lợn đối với đời sống gia đình 66

4.4.3 Sự thay đổi về yêu cầu kỹ thuật 67

4.4.4 Yếu tố vốn 67

4.4.5 Thông tin từ thị trường 69

4.5 Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng ứng xử 69

Trang 6

4.5.1 Một số định hướng 69

4.5.2 Giải pháp 70

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

5.1 Kết luận 73

5.2 Kiến nghị 74

5.2.1 Đối với nhà nước 74

5.2.2 Đối với các hộ nông dân 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 78

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới 17

Bảng 2 3 Số lượng lợn thịt phân theo địa phương 21

Bảng 3.1 Tình hình đất và sử dụng đất của xã Quảng Văn 28

Bảng 2: Tình hình dân số lao động của xã qua 3 năm 2006-2008 30

Bảng 3.3 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Văn 32

Bảng 3.4: Tình hình cơ sở hạ tầng năm 2008 của xã 33

Biểu 3.1 Đối tượng và mẫu điều tra 35

Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Quảng Văn 39

Bảng 4.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 42

Bảng 4.3 Ý kiến của các hộ về chăn nuôi lợn thịt 45

Bảng 4.4 Ứng xử của hộ nông dân trong việc chọn giống lợn 47

Bảng 4.5 Ứng xử của nông dân trong việc mua giống 48

Bảng 4.6 Tình hình sử dụng thức ăn của các hộ nuôi lợn thịt 49

Bảng 4.7 Ứng xử của hộ nông dân theo phương thức nuôi 50

Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ) 51

Bảng 4.9 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt khi giá lợn giống tăng 52

Bảng 4.10 Giá thức ăn của công ty TNHHTM VIC 53

Bảng 4.11 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt khi giá thức ăn tăng 55

Bảng 4.12 Số lợn tiêu hủy thời điểm 5/5/2008 57

Bảng 4.13 Ứng xử của hộ nông dân trước dịch bệnh 58

Bảng 4.14 Ứng xử của hộ nông dân khi lợn bị bệnh 58

Bảng 4.15 Quy mô của các hộ qua 3 năm 59

Bảng 4.16 Lý do bán lợn của hộ chăn nuôi lợn thịt 61

Bảng 4.17 Thị trường tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra 62

Bảng 4.18 Nguồn thông tin chính cung cấp giá bán cho các hộ điều tra 62

Bảng 4.19 Nguồn gốc thông tin thị trường của các hộ chăn nuôi lợn thịt 63

Bảng 4.19 Trình độ lao động của các hộ 65

Trang 8

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Trang

Đồ thị 2.1: Cơ cấu sản lượng thịt lợn của 10 nước trên thế giới (2008) 18

Đồ thị 2.2: Đàn lợn của các vùng trong cả nước năm 2008 21

Đồ thị 3.1: Cơ cấu sản xuất của xã Quảng Văn 2008 31

Đồ thị 4.2 Biến động giá thịt lợn hơi 2008 56

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KTHND : Kinh tế hộ nông dân

PTNT : Phát triển nông thôn

CNH – HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá

Trang 10

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở vùng nôngthôn và gần 70% lực lượng lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp Chính vì vậy nông nghiệp – nông thôn luôn được coi là mặt trận hàngđầu trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước Trong nhữngnăm qua nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phầnchung vào sự phát triển của đất nước

Chăn nuôi là một trong hai ngành chủ chốt quan trọng trong nôngnghiệp, trong những năm qua chăn nuôi cũng đã được chú ý đầu tư phát triển

và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Chăn nuôi lợn là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế và đời sốngcủa con người Nó cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho conngười, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.Ngoài ra sản phẩm phụ của chăn nuôi còn hỗ trợ và là một đầu vào cho ngànhtrồng trọt

Trong những năm qua, chăn nuôi lợn đã góp phần quan trọng trongkinh tế hộ nông dân Nhiều hộ đã làm giàu từ chăn nuôi lợn Tuy nhiên trongvài năm gần đây chăn nuôi lợn gặp phải nhiều khó khăn như giá cả đầu vào,đầu ra thay đổi, lạm phát, dịch bệnh…Người nông dân chăn nuôi lợn phải đốimặt với nhiều khó khăn

Đứng trước những khó khăn cũng như những thuận lợi của gia đìnhmình, nhiều hộ có những phản ứng khác nhau Có những hộ từ bỏ chăn nuôi,

có những hộ lại tiếp tục chăn nuôi, hoặc thay đổi quy mô cũng như các yếu tốđầu vào Tương ứng với mỗi khó khăn, mỗi sự thay đổi hộ chăn nuôi lợn cũng

có các ứng xử khác nhau Tuy nhiên để đưa ra được những quyết định kịp

Trang 11

thời và hợp lý là không dễ chút nào

Xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa cũng là một trongnhững xã có nghề nông nghiệp là chính Các hộ chăn nuôi lợn trong xã cũngphải đối mặt với các vấn đề trên và đứng trước việc phải ứng xử như thế nào,

ra các quyết định ra sao để khắc phục khó khăn đó, giúp các hộ tăng kết quả

và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động

Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt tại xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa"

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt, tình hình của các hộchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã, ứng xử của các hộ trước những ảnh hưởng,những biến động, bước đầu đề ra những định hướng góp phần nâng cao khảnăng ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ứng xử của hộ nông dân nói chung và hộnông dân nuôi lợn nói riêng, việc ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng tớiviệc ra quyết định Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam Phân tích, đánh giá thực trạng về chăn nuôi lợn thịt và các hộ chăn nuôilợn thịt, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử và ứng xử của hộ chăn nuôi lợn thịttrước sự thay đổi các yếu tố đó

Định hướng và giải pháp góp phần hạn chế khó khăn, giúp người nôngdân chăn nuôi lợn thịt nâng cao khả năng ứng xử để đưa ra quyết định tốt,nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Chăn nuôi lợn thịt đóng vai trò như thế nào đối với kinh tế của các

hộ nông dân trong xã?

Trang 12

- Tình hình chăn nuôi lợn ở xã trong nhũng năm qua như thế nào?

- Ứng xử của hộ chăn nuôi trong việc chọn giống, thay đổi giá cả, vềdịch bệnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thức ăn, tiêu thụ, thông tin thị trường…như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới việc ứng xử của hộ chăn nuôi lợn thịt ?

- Cần có các giải pháp gì để góp phần nâng cao nhận thức cũng nhưứng xử của các hộ chăn nuoi lợn thịt nhằm chăn nuôi có hiệu quả hơn?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Quảng Vănhuyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa

+ Phạm vi về thời gian :

- Nghiên cứu tình hình trong thời gian từ năm 2007-2009

- Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2009-5/2009

Trang 13

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Theo từ điển tiếng Việt (1995) do Hoàng Phê chủ biên, ứng xử đượcđịnh nghĩa là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc ứng xử [3] Còn theo hai tác giả Lê Thị Bừng và Hải Vang (1997) trong cuốn tâm

lý học ứng xử đã đưa ra khái niệm về ứng xử, đó chính là sự phản ứng củacon người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống

cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp màchủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ,hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhâncách của mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định [5]

2.1.1.2 Ra quyết định

Trong mọi tổ chức luôn luôn tồn tại nhu cầu giải quyết các vấn đề nảysinh trong quá trình quản trị Để giải quyết các vấn đề này người ta thườngphải xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu Việc này đòi hỏi các nhàquản trị cân nhắc, lựa chọn và đi đến quyết định

Đỗ văn Viện (2006) cho rằng, quyết định quản trị là hành vi sáng tạocủa nhà quản trị, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể đã chín muồi trên cơ sởhiểu biết các quy luật khách quan của hệ thống và phân tích các thông tin vềhiện trạng của hệ thống bị quản trị [13]

Trang 14

Bản chất của các quyết định chính là hành vi của nhà quản trị nhằmđịnh ra chương trình và tính chất hành động của tổ chức để giải quyết một vấn

đề đã chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của

hệ thống và phân tích các thông tin về hiện trạng của hệ thống đó, các quyđịnh có thể biểu hiện bằng các văn bản dưới dạng bản kế hoạch, các chỉ thị,các quyết định

2.1.1.3 Vai trò của việc ra quyết định

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các quyết định có vaitrò rất quan trọng bởi vì:

Sự thành công hay thất bại của các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vàoquyết định của nhà quản lý Một quyết định đúng có thể mang lại hiệu quả vàkết quả cao, các cơ hội và tiềm năng được khai thác hợp lý và ngược lại mộtquyết định không đúng sẽ làm cho cơ hội và tiềm năng không được khai tháchợp lý, trong nhiều trường hợp còn gây ra những thiệt hại lớn về vật chất vàtinh thần

Xét về mặt tổng thể thì không thể thay thế các quyết định bằng tiền bạc,vốn liếng, sự tự phát, sự tự điều chỉnh hoặc bất kỳ sự tự động của máy móctinh xảo nào

Mỗi quyết định là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống các quyết địnhcủa một tổ chức nên mức độ tương tác ảnh hưởng giữa chúng với nhau là cực

kỳ phức tạp và hết sức quan trọng Một quyết định sai có thể ảnh hưởng tới tất

cả các quyết định còn lại nếu không thận trọng việc ra quyết định thường cóthể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường

Các quyết định luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạtđộng về quản lý Không thể nói đến quản lý mà thiếu việc ra quyết định Cácquyết định là sản phẩm của nhà quản lý nên ít nhiều nó cũng phụ thuộc vào canhân người quản lý, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của họ Dovậy để đảm bảo tính khách quan và khoa học người ra quyết định phải xuấtphát từ các nhu cầu cần của quy luật khách quan, phải thu thập đầy đủ các

Trang 15

thông tin liên quan đến vấn đề ra quyết định nhằm đưa ra một quyết địnhchuẩn xác nhất

2.1.1.4 Nội dung của quyết định

Đỗ Văn Viện (2006) đã chia ra nội dung của một quyết định là nhằm trảlời các câu hỏi: phải làm gì? Làm như thế nào? Ai làm? Khi nào làm?làmtrong bao lâu? Làm ở đâu? điều kiện vật chất để làm là gì? Ai sẽ cản trở quyếtđịnh và cách xử lý? Khó khăn nào sẽ xảy ra và cách khắc phục như thế nào?triển vọng của việc thực hiện quyết định? tổ chức kiểm tra và tổng kết việcthực hiện quyết định đó như thế nào? hậu quả của việc ra quyết định? Cácquyết định nào trước đó cần phải hủy bỏ [12]

Trần Quốc Khánh (2006) cũng cho rằng quyết định bao gồm các nộidung hay các bấn đề cần giải quyết như: làm gì? Ai làm? Khi nào làm? Khinào kết thúc? Các kết quả cần đạt được? điều kiện vật chất để thực hiện? [12]

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, ứng xử của nông dân đối với thịtrường chính là các quyết định của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Các quyết định đó bao gồm:

Quyết định tăng cường đầu tư hay giảm bớt quy mô đầu tư Quyết địnhnày thường phụ thuộc vào thu nhập biên hay tỷ suất lợi nhuận mà một đơn vịchi phí đầu tư mang lại Thông thường người nông dân sẽ tăng cường đầu tưthâm canh nếu đầu tư mang lại thu nhập cao cho người sản xuất

Quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất: Đó là các quyết định

mở rộng sản xuất, số đầu con…nhằm tăng số lượng sản phẩm sản xuất Cácquyết định này thường phụ thuộc vào xu hướng thay đổi cung cầu và giá cảtrên thị trường Khi nhu cầu một loại sản phẩm nào đó trên thị trường tăng,giá sản phẩm tăng, người nông dân có xu hưởng mở rộng quy mô sản xuấtnhằm tăng nguồn cung cho thị trường

Quyết định bán sản phẩm: bao gồm số lượng sản phâmt tiêu thụ ở từngthời điểm, giá bán và nơi tiêu thụ sản phẩm Các quyết định này phù hợp vớidiễn biến của thị trường sẽ giúp nông dân giảm thiểu được rủi ro về thị

Trang 16

trường, tăng lợi nhuận cho người sản xuất và hài hòa được lợi ích của các tácnhân tham gia ngành hàng

Quyết định mua vật tư, hàng hóa; bao gồm nơi mua, thời điểm mua.Giá vật tư hàng hóa và số lượng vật tư hàng hóa cần mua Các quyết định nàyảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất và lợi nhuận của nhà sản xuất, đồngthời ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư thâm canh

2.1.2 Lý luận về hộ nông dân

2.1.2.1 Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nôngnghiệp và phát triển nông thôn Các hoạt động nông nghiệp và phi nôngnghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân Tchayanov, nhà nông học người Nga, cho rằng: “Hộ nông dân là mộtđơn vị sản xuất ổn định và ông coi Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăngtrưởng và phát triển nông nghiệp” Luận điểm của ông đã được áp dụng rộngrãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả nhữngnước phát triển [13]

Đồng tình với quan điểm trên của Tchayanov, hai tác giả Matslundal vàTommy Bengtson bổ sung và nhấn mạnh thêsm: “Hộ nông dân là đơn vị sảnxuất cơ bản” Vì vậy, các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập kỷgần đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó

đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và pháttriển nông thôn [13]

Frank Ellis, nhà nông học người Nga (1988), định nghĩa: “HND là các

hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất củamình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằmtrong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục

bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với trình độ hoàn chỉnhkhông cao [13]

Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê

Trang 17

Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thứckinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” [13]

Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “HND là những hộ chủ yếu hoạt độngnông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt độngphi nông nghiệp ở nông thôn” [13]

Từ các khái niệm, đặc điểm trên cho thấy hộ nông dân là những hộsống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn thamgia hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau, HND là một đơn vịkinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng

2.1.2.2 Kinh tế hộ nông dân (KTHND)

Theo Frak Ellis (1988): “KTHND là kinh tế của những hộ gia đình cóquyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của giađình Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và thamgia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường [13]

Theo Tchayanov, nhà nông học người Nga vào những năm 20: “Kinh tế

hộ nông dân được hiểu là một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếudựa vào sức lao động gia đình, nhằm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của hộgia đình như một tổng thể mà không dựa trên chế độ trả công theo lao độngvới mỗi thành viên của nó” [13]

Có quan điểm cho rằng: KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp xét

từ góc độ có quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những côngviệc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân [13]

Có ý kiến khác lại cho rằng, KTHND bao gồm toàn bộ các khâu củaquá trình tái sản xuất mở rộng: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Kinh tế

hộ thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộnông - lâm- ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp

Từ các khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy: Kinh tế hộ nông dân làhình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đấtđai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất

Trang 18

2.1.2.3 Đặc điểm hộ nông dân

* Những đặc điểm chung của hộ nông dân: [7]

+ Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa

là đơn vị tiêu dùng Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất là quan hệ của sảnxuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá của hộ

+ Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạtđộng phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống vàthương mại dịch vụ

+ Tổ chức sản xuất của hộ nông dân mang tính chất kế thừa truyềnthống của gia đình và có tình trạng kinh tế không đồng đều giữa các gia đìnhvới nhau

* Những đặc điểm của hộ nông dân Việt Nam: [7]

- Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chậm phát triển.Phần lớn hộ nông dân sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, trình độ canhtác lạc hậu, mang nặng tính chất nền nông nghiệp truyền thống

- Quy mô sản xuất cả về đất đai và lao động của hộ là quá nhỏ, laođộng chủ yếu là thủ công, phần lớn nông hộ sản xuất ra chỉ đáp ứng đủ chotiêu dùng

- Tính năng động của hộ nông dân còn hạn chế; sản xuất chủ yếu cònphụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sợ rủi ro nên quá trình áp dụng khoa họccông nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất còn chậm

Hộ nông dân và các thành viên trong hộ cần cù lao động, chịu thươngchịu khó nhưng thu nhập còn thấp và đời sống còn gặp nhiều khó khăn

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của hộ nông dân

Thái độ ứng xử, khả năng ra quyết định và hành động của hộ nông dânphù hợp hay không phù hợp mang lại hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố

Trang 19

2.1.3.1 Điều kiện của hộ

- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ văn hóa, trình độ khoa học củachủ hộ ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra quyết định đúng đắn và kịp thờicủa chủ hộ Chủ hộ có trình độ học vấn cao, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật

sẽ có quyết định và hành động kịp thời phù hợp với quy luật thị trường, manglại hiệu quả cao cho nhà sản xuất

- Điều kiện sản xuất của chủ hộ: bao gồm tình hình đất đai, lao động,trang thiết bị, vật chất của hộ

Các hộ sản xuất có quy mô lớn, sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóathường có ứng xử nhanh nhạy hơn với diễn biến của thị trường Các hộ cótiềm năng về lao động và đất đai sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thay đổi

cơ cấu sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt được năngsuất và hiệu quả sản xuất cao hơn Các hộ có tiềm năng về vốn, trang thiết bịsản xuất được đầu tư đầy đủ thường mạnh dạn hơn trong việc áp dụng kỹthuật mới, chuyển hướng sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứngkịp thời các nhu cầu của thị trường, các hộ này thường là các hộ dám chấpnhận rủi ro Trong khi đó các hộ nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu lao độngthường không dám chấp nhận rủi ro, không có vốn đầu tư cho sản xuất hànghóa, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp, khả năng áp dụng thị trường thấp

- Khả năng tiếp cận thị trường của hộ: các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận thị trường của hộ bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thôngtin thị trường, các hệ thống cung cấp dịch vụ mua và bán sản phẩm

Hệ thống giao thông có vai trò rất lớn trong việc lưu thông hàng hóadịch vụ, các hộ nông dân ở gần trục giao thông chính có điều kiện tốt hơntrong việc tiếp cận với các công ty, các thương nhân và dẽ dàng tiêu thụđược sản phẩm với khối lượng sản phẩm lớn và chi phí vận chuyển thấp.Trong khi đó ở các vùng xa xôi, điều kiện đi lại khó khăn, người nông dân sẽkhó tiếp cận thị trường và gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển và lưuthông hàng hóa

Trang 20

2.1.3.2 Yếu tố về đặc điểm điều kiện của vùng

- Điều kiện tự nhiên của vùng: đặc điểm về đất đai, khí hậu, địa hìnhđóng vai trò to lớn trong quá trình ra quyết định sản xuất của hộ, đặc biệt làtrong sản xuất nông nghiệp Mỗi loại cây trồng, con gia súc có những yêu cầunhất định về điều kiện sinh thái Môi trường sinh thái phù hợp với đặc điểmsinh học của cây trồng, vật nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất và hiệu quảcho người sản xuất Vì vậy, trong quá trình ra quyết định lựa chọn sản phẩm,người nông dân phải đặc biệt chú ý đến điều kiện tự nhiên của vùng

- Truyền thống văn hóa, dân tộc và trình độ học vấn cũng ảnh hưởnglớn tới viểca quyết định của hộ Những nông dân ở vùng sâu, vùng xa, thuộccác dân tộc ít người thường có truyền thống canh tác nương, rẫy còn mangnhiều tính tự nhiên và kém nhanh nhạy hơn rất nhiều so với người Kinh trongviệc ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ngay trong một cộng đồngdân cư, thuộc cùng một dân tộc, có chung truyền thống văn hóa, thì nhữngngười có trình độ học vấn cao hơn cũng thường là những người ra quyết địnhsản xuất tốt hơn như lựa chọn cây con để sản xuất, lựa chọn các yếu tố đầuvào, lựa chọn thời điểm đầu tư, phối hợp các yếu tố đầu vào…Là những yếu

tố có quyết định tiêu thụ sản phẩm tốt hơn như tiêu thụ ở thời điểm nào, báncho ai, bán theo hình thức nào, khối lượng là bao nhiêu…

- Cá tính của người nông dân cũng có ảnh hưởng đến quyết định sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm Nông dân thường có tính bảo thủ, tính “ì”, tránh rủi

ro, khó thay đổi Do đó việc thay đổi tập quán canh tác, thay đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi đòi hỏi một thời gian dài và cần phải có người “tiên phong”

- Hệ thống chính sách cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể Chủtrương, chính sách của địa phương ưu tiên phát triển loại cây con gì thì câycon đó sẽ có lợi thế phát triển và ngược lại

- Bản thân hiệu quả kinh tế sản xuất của từng loại cây, con cũng ảnhhưởng đến việc ra quyết định sản xuất loại cây, con đó và những loại cây, conthay thế khác

Trang 21

2.1.2.3 Yếu tố điều kiện kinh tế

* Vốn sản xuất:

Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi lợn thịt Vốn được

sử dụng để xây dựng chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn nuôi, thuêlao động, mở rộng quy mô,

Tuy nhiên, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn thịt tương đốilớn song thời gian thu hồi vốn lại khá chậm Do đó, việc mở rộng quy môchăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp của hộ chăn nuôi gặpkhông ít khó khăn

* Giá đầu vào

Đầu vào là yếu tố quan trọng trong quá trình chăn nuôi Nó chiếm phầnlớn trong vốn sử dụng cho chăn nuôi và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sảnxuất Khi giá cả thay đổi thì ứng xử của hộ chăn nuôi cũng thay đổi theo Nếugiá tăng thì hộ có thể chuyển một phần sang loại thức ăn khác giá thấp hơn.Nếu mức độ tăng nhanh quá, tốc độ tăng nhanh hơn tăng giá đầu ra lúc đó hộ

sẽ phải quyết định nuôi tiếp hay dừng và nuôi tiếp thì phải thế nào để không

bị lỗ vốn

* Giá đầu ra

Giá đầu ra chính là giá lợn xuất chuồng Nó cũng quyết định đến hiệuquả của chăn nuôi Thường người chăn nuôi luôn mong giá đầu ra tăng Tuynhiên giá đầu ra thường tăng khi giá đầu vào cũng tăng Trong khi đó giá đầuvào đôi khi tăng nhanh hơn Chính vì vậy mà cũng không phải là điều đángmừng đối với các hộ chăn nuôi khi giá đầu ra tăng Giá đầu ra tăng theohướng có lợi hơn thì người chăn nuôi sẽ mở rộng sản xuất đầu tư Tuy nhiênnếu ngược lại thì người chăn nuôi sẽ thu hẹp sản xuất Nhiều hộ có thể ngừngnuôi tiếp nếu như cảm thấy hòa vốn hoặc lỗ

*Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Hệ thống thông tin thị trường, trong đó diễn biến về giá cả sản phẩm,giá vật tư, nhu cầu thị trường…có ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của

Trang 22

các hộ nông dân Các thông tin này đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho người sảnxuất có kế hoạch điều chỉnh sản xuất kịp thời, giảm được rủi ro có thể do thịtrường mang lại.

Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự pháttriển của nền kinh tế xã hội Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hoá, thịtrường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Nó cho chúng

ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh Ngày nay, khi đời sốngkinh tế xã hội phát triển nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏithị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao Đáp ứng nhucầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi lợn thịt hướng nạc nhằm tăng tỷ lệ thịtnạc trong thành phần thịt xẻ, nâng cao chất lượng thịt và an toàn, song còngặp phải khó khăn do dịch bệnh và có nhiều sản phẩm thay thế cho thịt lợnnhư thịt gà, thịt bò Vì vậy, thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chănnuôi lợn thịt

*Qui mô sản xuất

Quy mô sản xuất cũng ảnh hưởng tới ứng xử của các hộ Bởi vì các hộnuôi ở quy mô khác nhau thì có những đặc điểm về kinh tế cúng như nhậnthức khác nhau Những hộ nuôi lớn thì xem nghề nuôi lợn là nghề chính, họđầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, mặt khác họ cũng là những người dám chấpnhận rủi Vì vậy đôi khi hòa vốn hay lỗ hộ vẫn phải tiếp tục nuôi Còn những

hộ nuôi nhỏ lẻ, với mục đích là tận dụng thức ăn dư thừa của gia đình vì vậy

họ nhạy cảm hơn trước những khó khăn, họ dễ bỏ chăn nuôi nếu cảm thấykhông hiệu quả hay có nhiều rủi ro

2.1.3.4 Yếu tố về tiến bộ khoa học công nghệ

Trang 23

mới ra đời mang lại hiệu quả hơn thì người chăn nuôi sẽ có xu hướng thay thếdần giống lợn.

* Về qui trình kỹ thuật

Nếu như con giống là điều kiện tiên quyết thì thức ăn là nền tảng chophát triển chăn nuôi Tuỳ theo đặc tính sinh lý của mỗi gia súc mà yêu cầu vềthức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau Vớilợn thịt, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỉ lệ thịt nạctrong thịt xẻ, do đó nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đếnquá trình phát triển và ảnh hưởng cả đến quá trình sản xuất về sau

Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sảnxuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi lợn.Việc chăm sóc

và nuôi dưỡng lợn thịt không giống nhau trong suốt thời kỳ, từ vận động cholợn đến phối hợp các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn Các hộ nuôi vớinhững quy trình khác nhau thường có những ứng xử khác nhau Càng những

hộ nuôi với quy mô lớn thì quy trình nuôi càng hiện đại khoa học hơn

* Về công tác thú y, dịch bệnh

Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn.Nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các hộ yên tâm đầu tư chăn nuôilợn thịt

Dịch bệnh nhiều sẽ làm cho người chăn nuôi hoang mang, không yên tâmsản xuất vì luôn lo dịch bệnh không biết xảy ra khi nào Nếu không làm tông tácnày thì người chăn nuôi rất dễ bỏ nghề dặc biệt la những hộ nuôi nhỏ lẻ

* Về tổ chức sản xuất

Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triểnchăn nuôi Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủyếu, đó là quốc doanh và tập thể Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sảnxuất phụ, không được chú ý đầu tư thậm chí còn bị kìm hãm Đến năm 1986,

hộ gia đình được khẳng định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiệnphát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai,

Trang 24

lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc Chănnuôi nước ta hiện nay tuy chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốcdoanh và hộ gia đình, song chăn nuôi trong các hộ đã thực sự làm thay đổi về

cơ cấu sản phẩm nông nghiệp một cách rõ rệt, đã được khẳng định ưu thế củamình trong mối quan hệ với chăn nuôi quốc doanh cũng như các ngành sảnxuất khác

2.1.3.5 Các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước:

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính baocấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sứcquan trọng Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào

đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó Chăn nuôi lợn thịt tuy

đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theohướng thúc đẩy phát triển

Ở nước ta, theo cấp quốc gia hoạt động chăn nuôi lợn thịt được giaocho Bộ Nông nghiệp và PTNT Cục Nông nghiệp đã được thành lập năm

2003 theo sự cải tổ của bộ, chịu trách nhiệm khởi thảo các chính sách vềngành chăn nuôi Theo các địa phương (cấp tỉnh và thấp hơn), nhờ quá trìnhphân cấp quản lý, các tỉnh có thể ban hành chỉ thị và quyết định về hoạt độngchăn nuôi lợn thịt được thực hiện trong phạm vi của tỉnh

2.1.4 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân

Trong những năm gần đây, kinh tế hộ nông dân đã có những bướcchuyển biến rõ rệt, tạo sức mạnh trong phát triển nông nghiệp và thu đượcnhững thành tích đáng kể Sản xuất nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt vàchăn nuôi đều phát triển nhanh, mạnh và vững chắc Giá trị tổng sản phẩmnông nghiệp không ngừng tăng lên Nông nghiệp nước ta thực sự là cơ sở, lànền tảng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước Trong sản xuất nông nghiệpnước ta, ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn giữ một vai trò quan trọng.Giá trị tổng sản phẩm chăn nuôi chiếm 17,9 -20,5% trong tổng giá trị sảnphẩm nông nghiệp

Trang 25

Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tậndụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của các

hộ gia đình, đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giátrị hàng hoá phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chăn nuôi lợncòn tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyênliệu cho một số ngành công nghiệp chế biến Chăn nuôi lợn cũng là mộthướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làmcho người lao động, tăng thu nhập cho người chăn nuôi và tăng sản phẩm cóchất lượng Sản phẩm chăn nuôi ngoài việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trongnước còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị làm tăng ngoại tệ để nhậpkhẩu các máy móc thiết bị Chúng ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị trườngĐông Âu, Hồng Kông, Trung Quốc, Malayxia và sẽ tiếp tục mở rộng thịtrường xuất khẩu sang các nước khác trong thời gian tới Như vậy, chăn nuôilợn có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước ta Phát triển chăn nuôi lợn

sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằmthực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Phát triển chăn nuôi lợn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp hợp lý, đưa ngành chăn nuôi lợn lên là ngành sản xuất chính cânđối với ngành trồng trọt Đồng thời chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế

hộ nông dân, nâng cao thu nhập cho hộ, tạo công ăn việc làm, góp phần khaithác sử dụng nguồn lực có hiệu quả

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt trên thế giới

Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt được thế hiện qua bảng 2.1 Trên thế giới hiện nay thịt lợn là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàngngày của người tiêu dùng Theo trang tin tức - xúc tiến thương mại của BộNông Nghiệp & PTNT Việt Nam thì trong những năm qua sản lượng thịt lợntrên thế giới tăng trưởng ổn định và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

Trang 26

với tốc độ tăng bình quân từ năm 2005 - 2008 là 3,81%

Trung Quốc là nước có sản lượng thịt lớn nhất thế giới 56200 nghìn tấnchiếm 54,12% sản lượng của toàn thế giới Đứng sau Trung Quốc là Mỹ(9,44%) Việt Nam cũng là nước có sản lượng thịt lợn cao trên thế giới đứngthứ 8 sau các nước Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin, Canada,Nga (theo số liệu thống kê của FAO) Năm 2008, sản lượng thịt lợn của ViệtNam đạt khoảng 1.842 nghìn tấn.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm

2008 sản lượng thịt của các nước chính tăng hơn 4%, dẫn đến sản lượng thịtđạt 106.595 nghìn tấn, trong đó Trung Quốc chiếm hơn 50% tổng sản lượng

Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới.

ĐVT: 1000 tấn

Nước 2005 2006 2007 2008 2009

(*)

So sánh (%) 06/0

5 07/06 08/07 BQ Trung Quốc 47016 50106 53000 56200 58400 106,57 105,78 106,04 106,04

Trang 27

Eu Mỹ Canađa Braxin Việt

Đồ thị 2.1: Cơ cấu sản lượng thịt lợn của 10 nước trên thế giới (2008)

* Tình hình xuất, nhập khẩu thịt lợn trên thế giới

Về xuất khẩu thịt lợn của thế giới năm 2008 tăng hơn 3%, đạt 5.339nghìn tấn, tập trung vào các nước xuất khẩu chính như Canada, Mỹ, Braxin,Trung Quốc, Chile Trong đó, Mỹ xuất khẩu nhiều nhất 1402 nghìn tấn, tiếpđến là Canada, sau cùng là Chile Thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam qua cácnăm rất ổn định thể hiện ở số liệu thống kê bảng 2.2

Năm 2008, sản lượng thịt lợn xuất khẩu là 18 nghìn tấn và cùng với sự

hỗ trợ của Nhà nước với những chính sách phù hợp nâng cao chất lượng sảnphẩm thịt lợn, thúc đẩy xuất khẩu vào năm 2009 dự định đạt 21 nghìn tấn

Trang 28

Bảng 2.2.Tình hình XNK thịt lợn của 1 số nước chính trên thế giới

(ĐVT: 1000 tấn)

Dự báo 2009

Trang 29

về số lượng và chất lượng, tập trung chủ yếu ở một số nước công nghiệp nhưNhật Bản, Nga, Mỹ , Mexico , Hồng Kông Trong đó, nước nhập khẩu nhiềunhất là Nhật Bản với 1228 nghìn tấn năm 2008, tiếp đến là Nga và sau cùng làHồng Kông, nhu cầu nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới Đây làmột cơ hội mới cho ngành chăn nuôi lợn thịt của Việt Nam theo hướng sảnxuất hàng hoá

Bên cạnh đó, chúng ta thấy có một số nước vừa xuất khẩu thịt lợntương đối lớn nhưng cũng vừa nhập khẩu một lượng khá cao như Mỹ,Canada, Autralia, do thị trường tiêu dùng phong phú đa dạng, nên cần nhậpkhẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước

2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

Chăn nuôi lợn thịt ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, cụthể được thể hiện trong bảng 2.3

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ

kỹ thuật hiện đại là các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điềukiện cho nền kinh tế nước ta có những bước nhảy vọt, đặc biệt trong sản xuấtnông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng việccung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và lànước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới Trong chăn nuôi, nước ta cũngđạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn Hiện mỗi nămnước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn Tham gia vào hệ thống sản xuấtthịt lợn bao gồm các trang trại Nhà nước, tư nhân và trang trại thuộc cácdoanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu cung cấp congiống Các công ty nước ngoài hoạt động chăn nuôi lợn ở nước ta dưới dạngliên kết sản xuất với bà con nông dân cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú

y, bao tiêu sản phẩm

Bảng 2 3 Số lượng lợn thịt phân theo địa phương

(ĐVT: 1000 con)

Trang 30

Tỉnh/thành phố Năm So sánh (%)

2005 2006 2007 2008 06/05 07/06 08/07 BQ

Cả nước 21179 22531 23421 24532 106,38 103,95 104,74 104,76Miền Bắc 13474 14039 14568 15022 104,19 103,77 103,12 103,71

ĐB Sông Hồng 5645 5931 6222 6885 105,07 104,91 110,67 106,39Đông Bắc Bộ 3654 3794 3634 4023 103,83 95,78 110,70 101,52

Bắc Trung Bộ 3307 3342 3112 2985 101,06 93,12 95,92 95,80Miền Nam 7704 8492 8853 9025 110,23 104,25 101,95 105,17

DH Nam trung Bộ 1808 1889 1906 1996 104,48 100,90 104,72 102,75Tây Nguyên 1165 1315 1398 1402 112,88 106,31 100,28 106,44Đông Nam Bộ 1769 2077 2266 2835 117,41 109,10 125,10 115,18

ĐB Sông Hồng

Tây Bắc Đông

Bắc

Bắc Trung Bộ

DH Miền Trung

Tây Nguyên

Đồ thị 2.2: Đàn lợn của các vùng trong cả nước năm 2008

Trong hơn chục năm qua, ngành chăn nuôi của Việt Nam có tốc độtăng trưởng vượt bậc, sản lượng thịt lợn thương phẩm cao, tỷ lệ thịt lợn siêu

Trang 31

nạc ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Năm 1995, sảnlượng thịt lợn của nước ta đạt 1012,86 nghìn tấn, đến năm 2005 đạt 2288,32nghìn tấn, tăng 1275,46 nghìn tấn (tăng gấp 2,22 lần trong 10 năm) Chănnuôi lợn đang chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá Chăn nuôi lợntrong các nông hộ mở rộng theo hướng trang trại với quy mô lớn, khôngnhững cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước mà còn xuất khẩusang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc

Qua đồ thị 2, ta thấy: Miền Bắc có số lượng thịt lợn cao nhất chiếm61,23% tổng đàn lợn thịt cả nước, trong đó Đồng bằng Sông Hồng chiếm hơn42,04% và thấp nhất là khu vực miền núi cao như Tây Bắc (chiếm hơn 8,2%tổng đàn lợn thịt của cả nước)

2.2.3 Những bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt

Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt thực sự có ý nghĩa nếu nó tạo thêmđược công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận cho người nông dân Sau đây làmột số kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt ở nước ta:

Một là, cần thu hẹp diện tích phát triển lợn thịt, tập trung vào những vùngthuận lợi cung cấp về thức ăn, nhất là thức ăn tinh, thô xanh, trình độ kỹ thuậttương đối tốt Không phát triển chăn nuôi lợn thịt ở những vùng hàng năm bị

lũ lụt cũng như các vùng bị hạn hán

Hai là, thường xuyên tiến hành thống kê, đánh giá và chọn lọc lại đànlợn, loại thải những con xấu Cần lựa chọn những con giống tốt, có khả năngchống chịu tốt và cho năng suất cao Chú ý đầu tư đúng mức để nâng cao chấtlượng đàn lợn và ưu tiên cho con giống

Ba là, chính sách đầu tư và hỗ trợ của chính phủ có vai trò quyết địnhcho sự phát triển của ngành Điều đó thực hiện bằng các chương trình, dự án

và cơ chế khả thi nhằm vào các mục tiêu kinh tế xã hội rõ ràng, trong đó đặcbiệt vì lợi ích của người chăn nuôi

Bốn là, chăn nuôi lợn thịt phải kết hợp với bảo vệ môi trường, pháttriển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững

Trang 32

Năm là, cần phát triển nhiều hình thức chăn nuôi lợn thịt, trong đó hìnhthức trang trại, hộ gia đình là phổ biến ở nhiều nước do đạt hiệu quả kinh tế cao

2.2.4 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề chăn nuôi lợn thịt

(1) Chính sách đa dạng hoá sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân

Phát triển chăn nuôi cũng thực sự là một bộ phận của đa dạng hoá sảnxuất nông nghiệp và đây là một chính sách được chính phủ Việt Nam rất ủng

hộ và hỗ trợ Nghị quyết số 09/2000/NQ-Cp ngày 15 tháng 6 năm 2000 củachính phủ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất,bám sát nhu cầu thị trường Đối với lĩnh vực chăn nuôi, nghị quyết số 09 củachính phủ cũng nêu rõ cần phải tập trung phát triển đàn lợn phù hợp với nhucầu thị trường tiêu dùng trong nước ở một số vùng có điều kiện phát triểnchăn nuôi lợn chất lượng cao theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo antoàn về dịch bệnh, chủ yếu để xuất khẩu, phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà,vịt, đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho nhân dân

(2) Chính sách thú y

Công tác thú y có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chănnuôi toàn diện Một mặt, công tác thú y hạn chế bệnh gia súc, giảm tỷ lệ giasúc chết giảm rủi ro cho người chăn nuôi, mặt khác tăng cường an toàn thựcphẩm, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng

Xác định rõ vai trò của công tác thú y, Chính phủ đã có những quy địnhnhằm nâng cao chất lượng thuốc thú y, phát hiện bệnh dịch để phòng trừ dịchbệnh, pháp lệnh thú y của chính phủ đã quy định tất cả tổ chức cá nhân trongnước, nước ngoài hoạt động chăn nuôi, sản xuất kinh doanh động vật và sảnphẩm động vật, thuốc thú y và các hoạt động khác có liên quan đến công tácthú y trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp lệnh thú y, cótrách nhiệm đăng ký với cơ quan có thẩm quyền Bên cạnh đó, Chính phủcũng yêu cầu các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước khai báo với cơ quan

có thẩm quyền khi thấy động vật nuôi của mình bị ốm, chết mà có dấu hiệudịch bệnh.Tuy nhiên, việc thực hiện quy định chưa được đồng bộ bởi nhiều

Trang 33

hộ chăn nuôi không muốn khai báo dịch bệnh của các vật nuôi tại nhà

(3) Chính sách về giống

* Thiết lập các trung tâm giống nhà nước

Trước năm 1989, các trung tâm giống của Nhà nước hoạt động theo cơchế bao cấp Sau khi cơ chế này bị loại bỏ, rất nhiều các trung tâm giống bịphá sản, tan rã Để có thể phát triển một số trung tâm giống quan trọng, chínhphủ ra quyết định 125 - CT ngày 18/4/1989 nhằm tái thiết lập, duy trì và cảitiến chất lượng năng suất các giống chăn nuôi

Theo quyết định này Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các trung tâm giống nhànước để nâng cao chất lượng giống Từ năm 1991 đến nay, hàng năm Nhànước hỗ trợ ngân sách từ 3 -10 tỷ cho việc phát triển các giống gốc của cáctrung tâm giống Nhà nước Đối với các trung tâm giống ở địa phương thì quỹ

hỗ trợ tuỳ thuộc vào nguồn ngân sách từng tỉnh, và thường từ 1-2 tỷđồng/năm Bên cạnh đó, các ngân hàng sẽ cho các trung tâm giống vay với lãisuất ưu đãi theo chu kỳ sản xuất để có thể đảm bảo điều kiện cho các trungtâm giống hoạt động tốt Ngoài ra, Nhà nước miễn các khoản thuế về thu nhậpcho các trung tâm này

* Chương trình nạc hoá đàn lợn (lean meat program)

Chất lượng thịt của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao nhất là cácgiống nội (Móng cái) chỉ đạt khoảng 30%, trong khi đó tỷ lệ nạc của cácgiống ngoại (Yorkshire, landrace ) có thể đạt 55 -65% Chính vì thế, để nângcao năng suất, chất lượng thịt đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp

& PTNT thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn từ năm 1994 Mục tiêu chínhcủa chương trình nhằm phát triển các công nghệ tiên tiến về giống, thức ăn,thú y, chuồng trại và chuyển giao công nghệ tiên tiến này cho bà con nôngdân Thông qua chương trình, nhiều trung tâm nghiên cứu giống không nhữngđầu tư về con giống mà còn đầu tư về trang thiết bị chuồng trại chăn nuôi cho

hộ chăn nuôi lợn thịt

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 34

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý và địa hình

Xã Quảng Văn là xã vùng đồng bằng, nằm ở phía Tây Nam của huyệnQuảng Xương Trung tâm xã cách huyện lỵ khoảng 10 km về phía Tây Nam,

có ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp xã Quảng Hòa

Phía Nam giáp xã Quảng Ngọc và xã Tế Nông huyện Nông Cống Phía Đông giáp xã Quảng Hợp

Phía Tây giáp xã Quảng Long

Với vị trí địa lý phía Đông Bắc có đường tỉnh lộ đi qua nối với cácđường liên xã, liên huyện đã tạo cho xã Quảng Văn giao lưu đi lại dễ dàng, rấtthuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội

Xã có địa hình không đồng nhất, cao thấp xen kẽ, nhưng nhìn chung thấp dần

từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Có thể chia thành 3 loại:

- Địa hình cao chiểm 35% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong xãnhưng chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc của xã, thích hợp phát triển cây lâmnghiệp, cây công nghiệp, bố trí dân

- Địa hình vàn chiếm chiếm 30% diện tích tự nhiên phân bố rải ráctrong toàn xã nhưng chủ yếu là đất canh tác của xã, ở địa hình này rất thíchhợp cho phát triển 3 vụ cây trồng

- Địa hình thấp (trũng) chiếm 35% diện tích tự nhiên, phân bố rải ráctrong toàn xã nhưng chủ yếu ở phía nam của xã, thích hợp cho việc phát triểncây công nghiệp, cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Trang 35

* Thuỷ văn sông ngòi

Xã có sông Hoàng chảy qua là nguồn cung cấp nước tưới tiêu thườngxuyên cho xã Bên cạnh đó còn có hàng ngàn ao hồ lớn nhỏ cùng hệ thốngkênh mương từ cấp I đến nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông nghiệp

* Khí hậu thời tiết

Theo số liệu của đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, xã Quảng Vănnằm trong vùng khí hậu vùng đồng bằng ven biển của tỉnh, có những đặcđiểm sau:

+ Gió

Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 nămsau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp, giá rét ảnh hưởng đến sản xuất Gió Đông Nam xuất hiện từ cuối tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiềuhơi nước và thường xuyên có mưa lớn Thời kỳ này thường xuất hiện bãokèm theo mưa lớn, đất đai bị rửa trôi, xói mòn gây ách tắc giao thông, côngtrình thủy lợi kè cống kém tác dụng, năng suất các loại cây trồng giảm sútđáng kể, nhất là lúa, ngô, rau màu, chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng, nhiều loại

Trang 36

vật nuôi bị bệnh hơn

+ Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình từ 85 % - 86%, tháng 2 và tháng 3 có độ

ẩm không khí cao gần 90%, tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển

ở người, gia súc và các loại cây trồng

Tháng 5 và tháng 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng đến khả năngphơi màu, thụ phấn của cây trồng như lúa, ngô…do đó ảnh hưởng đến năngsuất và chất lượng sản phẩm

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã Quảng Văn

Xã Quảng Văn có tổng diện tích tự nhiên 812,28 ha trong Ta thấy diệntích đất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu đất của xã, nó chiếmtới 74,12% diện tích đất tự nhiên và 602,08 ha trong tổng quỹ đất của xã năm

2006, năm 2007 là 598,58 ha chiếm 73,69%, năm 2008 là 594,30 ha, chiếm73,16%

Trong khi đó, diện tích các loại đất khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơcấu đất của xã với khoảng 16% chia đều cho các loại đất và tỉ lệ đó biến đổirất chậm qua các năm

Trên địa bàn của xã đất nông nghiệp và đất canh tác có xu hướng giảm.Bởi vì, trong những năm gần đây xã chuyển một phần đất nông nghiệp sangđất chuyên dùng và đất khu dân cư Tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng quacác năm được mở rộng, kết hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng,tăng vụ để không ngừng tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Để nắm rõ hơn về tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Quảng Vănchúng ta xem bảng sau:

Trang 37

Bảng 3.1 Tình hình đất và sử dụng đất của xã Quảng Văn

DT (ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

05/04 (%)

06/05 (%)

BQ (%)

Trang 39

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Quảng Văn

Có thể nói nguồn lực con người luôn là yếu tố có vai trò quyết định

trong sự phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy, việc nắm giữ nguồn lao động

và biết cách khai thác hợp lý nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyếtđịnh sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng

Xã Quảng Văn là một xã thuần nông vì vậy số hộ làm nông nghiệp vẫn

chiếm đa số Qua bảng ta thấy, tính đến năm 2008, xã có 1735 hộ, trong đó số

hộ nông nghiệp là 1548 hộ, chiếm tỷ lệ lớn, đạt 89,22% Tổng số nhân khẩucủa xã năm 2006 là 7556 khẩu, đến 2008 là 7697 khẩu

Các hộ thuần nông cũng giảm và các hộ kiêm ngành nghề gia tăng, qua đó

ta thấy các hộ đã đa dạng ngành nghề sản xuất góp phần tăng hiệu quả kinh tếđồng thời giảm bớt được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Xu hướng chung ở xã Quảng Văn, số khẩu nông nghiệp và số lao độngnông nghiệp giảm Số lao động nông nghiệp năm 2006 là 3030 lao động, đến

2008, số lao động này là 3082, giảm 1,01% về cơ cấu lao động, số lao độngphi nông nghiệp tăng Điều đó là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế Số lao động nông nghiệp chuyển dần sang các ngành khác nhưdịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả hơn

Về cơ cấu giới tính không có sự chênh lêch nhiều Cụ thể tỷ lệ giữanam giới và nữ giới là 48,54 % và 51.46%, gần xấp xỉ 1/1 theo tỷ lệ giới tínhchung Nói chung tỷ lệ giới tính ít thay đổi qua các năm Điều đó cho thấyngười dân có nhận thức cao về giới, ít có sự phân biệt giới tính

Với những đặc điểm về dân số và lao động của xã thì có rất nhiều điềukiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã Lao động đang có xuhướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đa dạng hóa sản xuất mang lạihiệu quả kinh tế cao thúc đẩy phát triển kinh tế của xã

Trang 40

Bảng 2: Tình hình dân số lao động của xã qua 3 năm 2006-2008

II, Tổng số nhân khẩu Người 7556 100 7616 100 7697 100 100.79 101.06 100.93

Ngày đăng: 27/10/2016, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.s Phạm Quang Hùng (2006), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội Khác
2.PGS.TS Nguyễn Thiện (2004), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội Khác
3. Hoàng Phê (chủ biên), 1995, Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, trang 1091 Khác
4. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), (1991), Từ điển tâm lý, Nhà xuất bản Ngoại văn, Hà Nội, trang 12 Khác
5. Lê Thị Bừng - Hải Vang, 2001, Tâm lý học ứng xử, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà nội, trang 54 Khác
6. PGS.TS Ngô Thị Thuận (chủ biên), 2006, Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
8. TS Mai Thanh Cúc – TS Quyền Đình Hà, (2005), Giáo trình phát triến Khác
9. Vũ Đình Bách (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.* Luận văn Khác
11. Cao Hoàng Trúc Thuỷ, (2008), Nghiên cứu ứng xử của nông dân nuôi trồng thuỷ sản Thành phố Hải Phòng sau một năm gia nhập WTO, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
12. Nguyễn Thị Tâm, (2008), Nghiên cứu ứng xử của nông hộ đối với rủi ro trong chăn nuôi tại xã An Bình - Thuận Thành - Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
13. Vũ Thị Phố, (2008), Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.* Báo cáo Khác
14. UBND xã Quảng Văn,(2008), Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch và phát triển kinh tế xã.*Các Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới. - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên thế giới (Trang 26)
Đồ thị 2.1: Cơ cấu sản lượng thịt lợn của 10 nước trên thế giới (2008) - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
th ị 2.1: Cơ cấu sản lượng thịt lợn của 10 nước trên thế giới (2008) (Trang 27)
Bảng 2.2.Tình hình XNK thịt lợn của 1 số nước chính trên thế giới                                                                          (ĐVT: 1000 tấn) - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.2. Tình hình XNK thịt lợn của 1 số nước chính trên thế giới (ĐVT: 1000 tấn) (Trang 28)
Đồ thị 2.2: Đàn lợn của các vùng trong cả nước năm 2008 - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
th ị 2.2: Đàn lợn của các vùng trong cả nước năm 2008 (Trang 30)
Bảng 2: Tình hình dân số lao động của xã qua 3 năm 2006-2008 - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2 Tình hình dân số lao động của xã qua 3 năm 2006-2008 (Trang 40)
Đồ thị 3.1: Cơ cấu sản xuất của xã Quảng Văn 2008 - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
th ị 3.1: Cơ cấu sản xuất của xã Quảng Văn 2008 (Trang 41)
Bảng 3.3. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Văn - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 3.3. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Văn (Trang 42)
Bảng 3.4: Tình hình cơ sở hạ tầng năm 2008 của xã - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng năm 2008 của xã (Trang 43)
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Quảng Văn Chỉ tiêu - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Quảng Văn Chỉ tiêu (Trang 49)
Bảng 4.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra (Trang 52)
Bảng 4.3 Ý kiến của các hộ về chăn nuôi lợn thịt - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.3 Ý kiến của các hộ về chăn nuôi lợn thịt (Trang 55)
Bảng 4.4  Ứng xử của hộ nông dân trong việc chọn giống lợn - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.4 Ứng xử của hộ nông dân trong việc chọn giống lợn (Trang 57)
3. Hình thức mua - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
3. Hình thức mua (Trang 58)
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng thức ăn của các hộ nuôi lợn thịt - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng thức ăn của các hộ nuôi lợn thịt (Trang 59)
Bảng 4.7 Ứng xử của hộ nông dân theo phương thức nuôi - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.7 Ứng xử của hộ nông dân theo phương thức nuôi (Trang 60)
Bảng 4.9 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt khi giá lợn giống tăng - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.9 Ứng xử của hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt khi giá lợn giống tăng (Trang 62)
Bảng 4.10 Giá thức ăn của công ty TNHHTM VIC  (Thức ăn Con Heo Vàng) - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.10 Giá thức ăn của công ty TNHHTM VIC (Thức ăn Con Heo Vàng) (Trang 63)
Đồ thị 4.2 Biến động giá thịt lợn hơi 2008 - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
th ị 4.2 Biến động giá thịt lợn hơi 2008 (Trang 66)
Bảng 4.12 Số lợn tiêu hủy thời điểm 5/5/2008 - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.12 Số lợn tiêu hủy thời điểm 5/5/2008 (Trang 67)
Bảng 4.13 Ứng xử của hộ nông dân trước dịch bệnh - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.13 Ứng xử của hộ nông dân trước dịch bệnh (Trang 67)
Bảng 4.14 Ứng xử của hộ nông dân khi lợn bị bệnh - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.14 Ứng xử của hộ nông dân khi lợn bị bệnh (Trang 68)
Bảng 4.16 Lý do bán lợn của hộ chăn nuôi lợn thịt - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.16 Lý do bán lợn của hộ chăn nuôi lợn thịt (Trang 70)
Bảng 4.19 Nguồn gốc thông tin thị trường của các hộ chăn nuôi lợn thịt - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.19 Nguồn gốc thông tin thị trường của các hộ chăn nuôi lợn thịt (Trang 72)
Bảng 4.19 Trình độ lao động của các hộ - nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.19 Trình độ lao động của các hộ (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w