1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

130 226 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 11,6 MB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng của tiêu thụ sản phẩm cói, và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tập hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm cói. Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm cói và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn. Phân tích những tiềm năng phát triển tiêu thụ các loại sản phẩm từ cói Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và tận dụng những tiềm năng phát triển tiêu thụ các loại sản phẩm từ cói huyện Nga Sơn.

Trang 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

1.4 Thời gian nghiên cứu

Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm

2.1.1 Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm

2.1.2 Các yếu tố của tiêu thụ sản phẩm cói

2.1.3 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm và phát triển tiêu thụ sản phẩm

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá phát triển tiêu thụ sản

phẩm cói

2.1.5 Nội dung và phương hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm cói

2.1.6 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và quy trình sản xuất nghề cói

2.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm cói

2.2.1 Phát triển tiêu thụ sản phẩm cói ở một số nước trên thế giới

2.2.2 Tiêu thụ sản phẩm cói ở Việt Nam

2.2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

ivviviiviii112222344467

11152124242728

Trang 2

Phần 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:

3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng về tiêu thụ các sản phẩm cói ở huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hoá

4.1.1 Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm cói ở huyện Nga Sơn

4.1.2 Tiêu thụ sản phẩm cói tại các điểm điều tra

4.1.3 Những thách thức của tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hoá

4.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga

Sơn, tỉnh Thanh Hoá

4.1.5 Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cói huyện

Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

4.1.6 Nhận xét chung về thực trạng tiêu thụ sản phẩm cói

huyện Nga Sơn

4.1.7 Phân tích ma trận SWOT

4.2 Các giải pháp cải thiện tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn, tỉnh

Thanh Hoá

4.2.1 Định hướng thực hiện các giải pháp

4.2.2 Các giải pháp cải thiện tiêu thụ sản phẩm cói

30303032353636373740

404051

61

62

75

7785

878798

Trang 4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CGIAR Nhóm tư vấn về các nghiên cứu nông nghiệp quốc tế

IDE Tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp quốc tế

UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

WTO Tổ chức thương mại thế giới

CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

PTNT Phát triển nông thôn

DANH MỤC BẢNG

Trang 5

3.2: Độ ẩm không khí TB các tháng cuối năm 2007 và năm 2008 314.1 Tổng số doanh nghiệp, cơ sở và hộ sản xuất sản phẩm cói huyện Nga

4.2 Cơ cấu tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn 414.3 Sản lượng tiêu thụ trong nước sản phẩm cói huyện Nga Sơn qua các năm 434.4 Doanh thu tiêu thụ trong nước sản phẩm cói qua các năm 454.5 Kim ngạch xuất khẩu nghề đan cói huyện Nga Sơn qua các năm 494.6 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm cói ở các điểm điều tra năm 2008 524.7 Bình quân giá bán sản phẩm cói ở điểm điều tra năm 2008 544.8 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cói ở điểm điều tra năm 2008 554.9 Khách hàng tiêu thụ sản phẩm cói ở các điểm điều tra năm 2008 564.10 Vốn sản xuất của các điểm điều tra năm 2008 804.11 Thu nhập bình quân lao động/tháng và của hộ/tháng 814.12 Trình độ tay nghề của lao động sản xuất sản phẩm cói ở các điểm

Trang 6

2.1 Sản xuất sản phẩm cói 213.1 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ các tháng cuối năm 2007 và năm 2008 313.2 Diễn biến độ ẩm các tháng cuối năm 2007 và năm 2008 324.1 Sơ đồ kênh tiêu thụ trong nước sản phẩm cói huyện Nga Sơn 414.2 Cơ cấu kênh tiêu thụ trong nước sản phẩm cói huyện Nga Sơn

4.3 Cơ cấu sản lượng tiêu thụ trong nước sản phẩm cói huyện Nga Sơn từ

4.4 Cơ cấu doanh thu tiêu thụ trong nước sản phẩm cói huyện Nga

4.5 Sơ đồ kênh xuất khẩu sản phẩm cói huyện Nga Sơn 474.6 Cơ cấu kênh xuất khẩu sản phẩm cói huyện Nga Sơn năm 2008 484.7 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sản lượng tiêu thụ sản phẩm cói từ

Trang 7

DANH MỤC CÁC ẢNH

4.1 Bốc xếp cói thô lên tầu xuất khẩu tại cửa Lạch Sung 48

4.3 Công nhân DN xuất khẩu đay cói Huy Hoàng đang xe lõi cói và dệt

4.4 Sản phẩm cói hộp và chiếu cói của hộ sản xuất (Nguyễn Hồng Loan

4.5 Sản phẩm cói từ của Công ty Sản xuất cói đay xuất khẩu Thanh Hùng 794.6 Sản phẩm cói xuất khẩu của Doanh nghiệp xuất khẩu Huy Hoàng 804.7 Sản phẩm cói thô xuất khẩu của Doanh nghiệp xuất khẩu Huy Hoàng 80

Trang 8

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp nước

ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, không những đáp ứng đượcnhu cầu trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu và trở thành ngành hàngxuất khẩu chủ yếu Năm 2007, giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất của ngànhnông nghiệp đã chiếm tới hơn 30%, đóng góp 20,4% GDP và hơn 17,6% tổnggiá trị xuất khẩu của cả nước [26] Với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn

và gần 60% lực lượng lao động đang hoạt động và tạo ra nguồn thu nhập từsản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 44% số hộ thuộc diện khó khăn và

có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo, sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhucầu thiết yếu của nhân dân trong nước, giải quyết được nhiều việc làm chongười lao động mà còn góp phần thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩuthay thế nhập khẩu có hiệu quả của Đảng và Nhà nước [27]

Nga Sơn là một vùng nguyên liệu cói lớn nhất nước ta về diện tích và sảnlượng Các sản phẩm làm ra từ cây cói đa dạng, phong phú đồng thời đã khẳngđịnh được vị thế trên thị trường cả về thị trường trong nước và thị trường xuấtkhẩu Tuy nhiên thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây cói qua các năm làkhông ổn đinh cả về sản lượng và giá cả thị trường Điển hình như năm 2004,

2007 và năm 2008 dù bán với giá rẻ nhưng số lượng cói rất lớn vẫn không bánđược do không có thị trường; năm 2008 số lượng cói tồn kho mốc hỏng tại NgaSơn lên tới 26.000 tấn [35] Nhưng năm 2006 giá cói thô nguyên liệu tăng cao vàkhông có sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu thị trường

Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá” sẽ giúp trang bị cho các doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm cói, các hộ trồng và sản xuất sản phẩm cói tại Nga Sơn tư duy

Trang 9

và nhận thức đúng đắn về khâu tiêu thụ sản phẩm, từ đó thực hiện bài bản vàhiệu quả quy trình chiến lược và các biện pháp tiêu thụ nhằm đạt được nhữngbước tăng trưởng mang tính đột phá trong tiêu thụ sản phẩm cói Xét trên góc

độ vĩ mô, đề tài giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các định chế, tổchức có liên quan (hiệp hội, các tổ chức quốc tế, v.v.) tham khảo để có nhữngđịnh hướng chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp,các hộ trồng và sản xuất cói cá thể, các làng nghề khai thác hiệu quả nhữnggiá trị văn hóa phi vật thể, duy trì và phát triển thương hiệu - tài sản vô giáthuộc sở hữu chung của các doanh nghiệp, hộ sản xuất cói tại huyện Nga Sơn

1.2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu thực trạng của tiêu thụ sản phẩm cói, và đưa ra các giảipháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tập hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm cói

- Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm cói và các yếu tố ảnh hưởngđến tiêu thụ sản phẩm cói huyện Nga Sơn

- Phân tích những tiềm năng phát triển tiêu thụ các loại sản phẩm từ cói

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và tận dụng nhữngtiềm năng phát triển tiêu thụ các loại sản phẩm từ cói huyện Nga Sơn

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu, Luận văn tập trung vào nghiên cứu cácvấn đề liên quan đến chiến lược tiêu thụ đối với sản phẩm cói của các doanhnghiệp, các hộ sản xuất cá thể tại một số xã tiêu biểu như xã Nga Điền, xã NgaThanh, xã Nga Liên huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá, đồng thời nghiên cứunhững chính sách vĩ mô hỗ trợ phát triển tiêu thụ của các doanh nghiệp, các cơ

sở sản xuất Do vậy, trong khuôn khổ của Luận văn "tiêu thụ sản phẩm cói

Trang 10

huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá" sẽ được hiểu là tiêu thụ sản phẩm cói được cácdoanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cói tại huyện Nga Sơn vận dụng Các giải phápmang tính định hướng, không đi sâu tính toán các chỉ tiêu mang tính định lượng

và tập trung vào những giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụsản phẩm cói tại huyện Nga Sơn

1.4 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009;

- Thông tin và số liệu thống kê dùng để nghiên cứu và trình bày trongLuận văn này chủ yếu trong giai đoạn 2006 - 2008

Trang 11

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TI ÊU THỤ SẢN

PH ẨM CÓI HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HOÁ

2.1 Lý luận chung về tiêu thụ sản ph ẩm

2.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản ph ẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung giangiữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất việc mua và bán được thựchiện Giữa sản xuất và tiêu dung nó quyết định bản chất của hoạt động lưuthông và thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp

Lúc đầu thuật ngữ tiêu thụ sản phẩm được định nghĩa là nơi diễn ra cáchoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá của các chủ thể kinh tế Nó có tínhkhông gian, thời gian, hiện hữu của cả người mua và người bán lẫn đối tượngđược đem trao đổi và được xem như là cái chợ của làng, của một địa phương

Sau khi sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, các mặt hàng trở nên

đa dạng và phong phú với nhiều hình thức trao đổi phức tạp thì những cáchhiểu tiêu thụ sản phẩm như thế không còn phù hợp nữa, nó tỏ ra không phảnánh được đầy đủ bản chất Do đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệmphù hợp hơn về tiêu thụ sản phẩm

Theo các nhà kinh tế học Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeldthì tiêu thụ sản phẩm là nơi người mua và người bán tác động qua lại lẫnnhau, dẫn đến khả năng trao đổi Tiêu thụ sản phẩm được chia thành 2nhóm theo chức năng là người mua và người bán giao dịch với nhau vềmột sản phẩm hay một số sản phẩm cụ thể như là sản phẩm nông nghiệp,nhà đất,…[33]

Philip Kotler, tác giả nổi tiếng về Marketing, định nghĩa: “Tiêu thụ sảnphẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiệnviệc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường Nó bao gồm các hoạt động:

Trang 12

Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán hang, xúc tiến bánhàng và cho đến các dịch vụ sau bán hàng như chuyên chở, lắp đặt, bảohành

Trong khi đó Hội Quản trị Hoa Kỳ lại đưa ra khái niệm tiêu thụ sảnphẩm là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua vàngười bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá dịch vụ từ người bánsang người mua [12]

Theo một quan điểm khác thì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng củasản xuất kinh doanh, là giai đoạn thực hiện giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá,

là bước chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ thông qua việc muabán hàng hoá trên thị trường

Ngoài ra còn có khá nhiều khái niệm về tiêu thụ sản phẩm được ghinhận lại trong hệ thống lý thuyết, như tiêu thụ là tổng hoà các mối quan hệmua bán; hay rất đơn giản tiêu thụ là tổng hợp các số cộng của người mua vềmột sản phẩm v.v…

Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm được đưa ra chủ yếu đứng trên giác

độ phân tích vĩ mô của nhà kinh tế ở giác độ này doanh nghiệp khó có khảnăng mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố chi tiết cóliên quan, như vậy khó có thể đưa ra được các công cụ điều khiển kinh doanh

có hiệu quả

Ở phạm vi doanh nghiệp thương mại, theo chúng tôi khái niệm tiêu thụsản phẩm phù hợp nhất là do Mc Carthy đưa ra là: [26]

“Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng,

là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất”

Như vậy qua quá trình tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sảnsuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và ngườisản xuất sẽ biết cách thu được doanh thu lớn hơn, lợi nhuận cao hơn

Trang 13

2.1.2 Các yếu tố tiêu thụ sản phẩm [10]

a Cầu hàng hoá: Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùngmong muốn mua và có khả năng mua với một giá cả nhất định tại một thờiđiểm nhất định Nói cách khác cầu hàng hoá là nhu cầu có khả năng thanhtoán để thoả mãn Việc nghiên cứu về cầu hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc xây dựng chiến lược và sách lược kinh doanh đối với bất kỳ mộtdoanh nghiệp thương mại nào Cầu hàng hoá phụ thuộc vào qui mô thịtrường, cung hàng hoá, giá cả hàng hoá, thu nhập, thị hiếu của người tiêudùng và giá cả của một số hàng hoá liên quan khác

b Cung hàng hoá: Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà ngườisản xuất kinh doanh muốn và có khả năng cung ứng để bán theo một mức giánhất định ở một thời điểm nhất định Cung hàng hoá chịu ảnh hưởng của cácnhân tố như giá cả hàng hoá, chi phí sản xuất, cầu hàng hoá, các yếu tố chínhtrị xã hội, trình độ công nghệ, tài nguyên thiên nhiên

c Giá cả thị trường: Giá cả thị trường chính là mức giá thực tế của hàng hoátrên thị trường được hình thành dưới sự tương tác của cung cầu hàng hoá,tương tác giữa người mua với người mua, người bán với người bán, giữangười bán với người mua tại các thời điểm và địa điểm cụ thể Giá cả thịtrường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chi phí sản xuất kinh doanh, sứcmua đồng tiền, tâm lý, thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu hàng hoá và mức

độ cạnh tranh trên thị trường

d Cạnh tranh: Cạnh tranh là sự tranh giành giữa các nhà kinh doanh trên thịtrường nhằm giành lợi thế về cho mình Cạnh tranh là một yếu tố không thểthiếu được trên thị trường, bởi vì một khi trên thị trường có nhiều người mua,nhiều người bán, nhiều loại hàng hoá tương tự cùng tham gia thì tất yếu nảysinh sự cạnh tranh Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về giá cả hàng hoá,

Trang 14

phương thức thanh toán và các dịch vụ khác.

Cạnh tranh được xem xét dưới nhiều khía cạnh đó là cạnh tranh tự do,cạnh tranh thuần tuý, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh phi giá cả, cạnh tranh lànhmạnh, cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh mang tính chất độc quyền

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật

và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinhdoanh để giảm chi phí và nâng cao chất lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầucủa thị trường Và như vậy cạnh tranh là có tác động tích cực thúc đẩy sảnxuất xã hội phát triển

2.1.3 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm và phát triển tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là trung tâm các hoạtđộng kinh tế trong một doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm vừa là mục tiêu vừa

là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp Tất cả các hoạt động của doanhnghiệp đều hướng vào tiêu thụ sản phẩm Bắt đầu từ việc sắp xếp cơ cấu tổchức nhân sự, đầu tư cơ sở vật chất đến các hoạt động marketing, nâng caochất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, v.v… của doanh nghiệpđều nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất yêu cầu của tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm hướng dẫn sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp Các doanh nghiệp căn cứ vào việc điều tra, thu thập thông tin, nghiêncứu thị trường tiêu thụ sản phẩm để quyết định cung ứng sản phẩm hàng hoá

gì, cho ai và bằng phương thức nào Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi sảnphẩm hàng hoá của doanh nghiệp được thị trường thừa nhận, được thực hiện

về mặt giá trị, khi đó thị trường sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn từtrạng thái vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền (bao gồm cả lợi nhuận) để tái đầu

tư cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo, đảm bảo cho sản xuất kinhdoanh được phát triển liên tục

Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ là môi trường

Trang 15

của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá của doanh nghiệp, là nơi quantrọng để đánh giá, kiểm nghiệm các chủ trương chính sách và biện pháp kinh

tế của doanh nghiệp Thông qua sản lượng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh, tốc

độ phát triển thị trường, phản ứng của khách hàng, … doanh nghiệp sẽ cónhững đánh giá để quyết định thực hiện các chính sách, biện pháp đã banhành hay điều chỉnh, định hướng lại các sách lược kinh doanh cho phù hợp

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, thị trường được chia sẻ chonhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp nào giữ vững và phát triển được thị trường thì

sẽ tồn tại và phát triển còn ngược lại sẽ dẫn tới đình trệ, phá sản Vì vậy đòi hỏicác doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường Phát triểnđược thị trường sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để tiềm năng thị trường, đẩynhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm sản lượng, doanh thu, từ đó sẽ tăngđược lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, hiệnđại hoá cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao được vị thếdoanh nghiệp trên thị trường Thông qua thị trường chúng ta sẽ biết được lĩnhvực hoạt động, phạm vi mức độ tham gia thị trường cũng như trình độ và qui môsản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm cói có vai trò quan trọng trong việc phát triểnngành nghề tiểu thủ công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội

2.1.3.1 Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và sử dụng hợp lý nguồn lao động, nâng cao thu nhập và tạo nguồn tích luỹ cho các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.

Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn, tạo việc làm nâng cao đờisống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta hiện nay nóichung và huyện Nga Sơn nói riêng Với diện tích canh tác bình quân vào mứcthấp, tỷ lệ thất nghiệp và chưa có việc làm cao Nếu chỉ thuần nông không cónghề phụ thì khó khăn này sẽ càng khó khăn thêm Như vậy, vai trò của nghề

Trang 16

đan cói, cũng như phát triển tiêu thụ sản phẩm cói là rất quan trọng, được coi làđộng lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động Những nơi nào tiêuthụ sản phẩm cói phát triển thì dân cư ở nơi đó có thu nhập và mức sống cao hơn

so với khu vực thuần nông Nếu so sánh thu nhập giữa lao động ở các hộ thuầnnông và lao động có nghề sản xuất cói thì thu nhập này có nghề sản xuất cói caohơn gấp 2 đến 3 lần

2.1.3.2 Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian nhàn rỗi của lượng lao động, hạn chế di dân tự do

Khác với các ngành nghề khác Tham gia sản xuất và kinh doanh sảnphẩm cói không cần nhiều vốn đầu tư lớn, bởi vì đặc điểm của nghề này làsản xuất thủ công, quy mô từ hộ gia đình, nên cơ cấu vốn và lao động ítnên phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các

hộ gia đình Với mức đầu tư không lớn nên đây là lợi thế lớn để huy độngvốn nhàn rỗi của các hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh, nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cói phát triển

Mặt khác, đặc điểm sản xuất kinh doanh của nghề sản xuất cói là sửdụng lao động thủ công là chủ yếu nên thu hút được nhiều lao động thời vụnông nhàn, và lực lượng lao động này có thể trên và dưới độ tuổi lao độngđều có thể tham gia Cùng với việc tận dụng nguồn lao động và thu hút vốnđầu tư nhàn rỗi, phát triển tiêu thụ sản phẩm cói còn có vai trò tích cựctrong việc hạn chế di dân tự do

2.1.3.3 Phát triển tiêu thụ sản phẩm cói góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH Đào tạo và cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng giỏi cho xã hội

Sự phát triển tiêu thụ sản phẩm cói có vai trò quan trọng trong đốivới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung Nó đượccoi là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ

Trang 17

trọng công nghiệp và dịch vụ Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển toàndiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang một cơcấu kinh tế mới là kết hợp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để khai tháctốt tiềm năng tại địa phương.

Trong điều kiện sản xuất sản phẩm cói sử dụng lao động thủ công làchính thì kinh nghiệm và tay nghề lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn đếnsản phẩm cói, do đó phát huy được thế mạnh của lao động có tay nghề kỹthuật cao, có điều kiện làm ra những sản phẩm kinh tế đáp ứng được nhucầu thị hiếu của những khách hàng khó tính trong và ngoài nước Từ đólao động trong nghề sản xuất cói có điều kiện tiếp xúc với khoa học côngnghệ hiện đại, có điều kiện học tập nâng cao tay nghề

2.1.3.4 Tăng cường đóng góp nguồn ngân sách cho địa phương, thúc đẩy kết cấu

hạ tầng nông thôn phát triển theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn

Ngân sách địa phương sẽ có những nguồn thu mới từ thị trường tiêu thụsản xuất cói và các hoạt động thông qua thuế, các dự án đầu tư và đây là cơ sở

để đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhândân địa phương

2.1.3.5 Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá, khôi phục và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của địa phương

Sản phẩm cói là sự kết tinh giữa lao động vật chất và lao động tinhthần, nó được tạo nên bởi bản tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợđan Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm

là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc riêng,đặc tính riêng của nghề Với những đặc điểm đặc biệt ấy chúng không còn

là hàng hoá đơn thuần mà đã trở thành sản phẩm văn hoá với tính nghệthuật cao và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của người dânViệt Nam

Trang 18

Vì vậy, nghề sản xuất cói truyền thống cần được bảo lưu và phát triểntheo hướng hiện đại hóa Đó cũng chính là việc khôi phục và phát triển các nghềtruyền thống, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hoá dântộc trong quá trình CNH-HĐH ở khu vực nông thôn.

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá phát triển tiêu thụ sản phẩm cói.

2.1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm cói

Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một huyện, khu vực nào trong nềnkinh tế quốc dân đều bị ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, tác động trực tiếp vàgián tiếp đến hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm Những nhân tố nàythường xuyên biến động, có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực

a Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển tiêu thụ sản phẩmcói tại Việt Nam bao gồm cả các nhân tố thế giới lẫn các nhân tố trong nướcnhư tình trạng nền kinh tế, các nhân tố luật pháp, chính trị, sự tác động củanhân tố công nghệ - kỹ thuật, văn hoá xã hội, các nhân tố tự nhiên, nhân tốcạnh tranh… Đây là những nhân tố mang tính khách quan, đòi hỏi phải thíchứng mới tồn tại và phát triển được

* Các nhân tố của thế giới

- Ảnh hưởng của nền chính trị thế giới

Trong xu thế toàn cầu hoá, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cói

ít nhiều bị ảnh hưởng

- Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế thế giới

Khi nền kinh tế thế giới thịnh vượng, cầu tiêu dùng về các sản phẩm từ sảnphẩm cói có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu về đời sống tinh thần tăng mạnh

* Các nhân tố trong nước

- Các nhân tố về kinh tế

Trang 19

Các nhân tố về kinh tế có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất tiêu thụ sản phẩm cói.

Khi nền kinh tế trong nước tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tăng thu nhậpcủa dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán của họ và ảnh hưởng mạnh mẽđến đời sống, dặc biệt là đời sống tinh thần Hơn nữa khi nền kinh tế tăngtrưởng ở tốc độ cao sẽ tạo cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất Ngượclại khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi tiêu dùng cho đời sống

- Các nhân tố luật pháp, chính trị

Các nhân tố luật pháp, chính trị tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩmcói theo nhiều hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội hoặc trở ngại cho thịtrường Các tiêu thụ sản phẩm cói có thể chịu sự tác động gián tiếp hoặc trựctiếp: ảnh hưởng gián tiếp bởi các chính sách phát triển kinh tế, chính sách vềthuế, các qui định về bảo vệ môi trường … của Nhà nước đối với các ngành, cóthể kích thích hoặc giảm cầu tiêu thụ các sản phẩm sản phẩm cói ảnh hưởng trựctiếp bởi các qui định trong ngành hàng cói, như thực hiện chính sách đầu tư thuhút các tập đoàn nước ngoài tham gia vào thị trường, chính sách giá trần, chínhsách thuế xuất khẩu… ảnh hưởng của các nhân tố luật pháp còn thể hiện trongviệc thực thi chúng Hệ thống pháp luật hoàn thiện, xử lý nghiêm minh sẽ đảmbảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo cho các tiêu thụ sản phẩm cói có cơhội cạnh tranh lành mạnh, thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa người sản xuất

và tiêu dùng

- Các nhân tố công nghệ - kỹ thuật

Sự phát triển về công nghệ kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tốđầu vào, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, phương pháp sản xuất, giáthành, vì vậy tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của thị trường tiêuthụ Các công nghệ xuất nhập, tồn trữ, vận chuyển sản phẩm…

- Các nhân tố văn hoá, xã hội

Trang 20

Các nhân tố văn hoá xã hội như phong tục tập quán, trình độ dân trí,thị hiếu, lối sống…ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu của cầu sản phẩm cói trên thịtrường Chẳng hạn khoảng thời gian các tháng mùa cưới nhu cầu tiêu thụ cácsản phẩm chiếu cói tăng mạnh so với các thời điểm khác.

b Các nhân tố bên trong của tiêu thụ sản phẩm cói

- Nguồn nhân lực: Toàn bộ lực lượng lao động của tiêu thụ sản phẩmcói đều tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ do đó tác động mạnh mẽđến mọi hoạt động của thị trường Lao động của tiêu thụ sản phẩm cói có qui

mô lớn, sẽ bao gồm đầy đủ các bộ phận chính: người dân trồng cói, cácthương gia thu mua, các cơ sở sản xuất đơn lẻ, các doanh nghiệp, các công ty

Để phát triển được thị trường tốt các nhà quản trị cần tạo động lực kíchthích và khai thác hết tiềm năng đội ngũ lao động của mình Những lao độngtrong thị trường chỉ là sức mạnh đơn lẻ, muốn thị trường phát triển tốt đòi hỏiphải có cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các bộ phận, sựcân bằng giữa thị trường và môi trường bên ngoài Giữa quản trị thị trường vàphát triển thị trường có mối quan hệ nhân quả, một quyết định kịp thời vàchính xác sẽ ảnh hưởng tích cực và ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêuthụ sản phẩm cói

- Tiềm lực tài chính: Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đếnhoạt động sản xuất tiêu thụ của sản phẩm cói, nó tác động trực tiếp đến

Trang 21

kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của tiêu thụsản phẩm cói Tiềm lực tài chính phản ánh qui mô sản xuất tiêu thụ sảnphẩm cói và sự phát triển của thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ sảnphẩm nào có nguồn tài chính không đủ mạnh sẽ gặp nhiều khó khăn trongviệc xúc tiến mở rộng thị trường tăng sản lượng và doanh thu, hiện đạihoá cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượngdịch vụ Ngược lại thị trường có nguồn tài chính dồi dào sẽ dễ đạt cácmục tiêu phát triển thị trường

- Khả năng tiêu thụ và phát triển: Khả năng tiêu thụ của thị trườngcói như qui mô tiêu thụ, hình thức tổ chức quá trình tiêu thụ…đều tác độngtrực tiếp đến chi phí kinh doanh và đáp ứng cầu về sản phẩm cói Hơn nữanếu thị trường cói có khả năng tham gia sản xuất được cói, và các phụ kiệnkhác sẽ chủ động về nguồn hàng đầu vào, tiết kiệm được chi phí từ đó sẽ

hỗ trợ tốt cho phát triển thị trường Nếu khả năng sản xuất, cung ứng củathị trường không kịp thời, không đủ, chi phí cao sẽ làm mất cơ hội để mởrộng thị trường

- Thương hiệu và uy tín của sản phẩm: Là một tài sản vô hình quantrọng, đặc biệt trong một số ngành, lĩnh vực Trên thị trường thương hiệu

và uy tín của sản phẩm có ưu thế hơn đối thủ thì thị trường ngày càng cókhả năng mở rộng thị phần, nâng cao doanh số tiêu thụ, góp phần tăng lợinhuận

- Hệ thống thông tin và hoạt động marketing: Hệ thống thông tin đóngvai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của huyện Những thông tin đầy

đủ, chính xác và kịp thời về biến đổi giá cả thế giới, khách hàng, nhà cungứng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, triển vọng phát triển thị trường,

…đều ảnh hưởng đến mọi quyết định liên quan đến quá trình sản xuất và tiêuthụ của sản phẩm cói

Trang 22

Hoạt động marketing của thị trường càng có hiệu quả và ở phạm vicàng rộng thì thị trường càng có thể tạo ra được lợi thế trước các đối thủ cạnhtranh bấy nhiêu Hoạt động marketing của thị trường yếu sẽ gây rất nhiều khókhăn cho thị trường trong việc phát triển thị trường.

2.1.5 Nội dung và phương hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm

2.1.5.1 Nội dung phát triển tiêu thụ sản phẩm

Phát triển tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của mỗi một doanhnghiệp khi tiến hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo được

sự phát triển ổn định và bền vững, đạt được các mục tiêu đề ra Để thực hiện đượcmong muốn này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực trong các vấn đề sau

a Phát triển sản phẩm

Phát triển sản phẩm là việc sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sảnphẩm để thay thế sản phẩm hiện hành nhằm đáp ứng thoả mãn tốt nhất nhucầu của khách hàng

Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải được hiểu là một hệ thống thốngnhất các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau trong việc thoả mãn tập hợp đồng

bộ nhu cầu của khách hàng Sản phẩm khách hàng nhận được bao gồm sảnphẩm hiện vật và các dịch vụ phục vụ cung ứng sản phẩm Như vậy, ta có thểhiểu phát triển sản phẩm bao gồm 2 hướng sau:

Thứ nhất, phát triển một sản phẩm mới hoàn toàn

- Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo công năng và giá trị sử dụngDoanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm hiện tại nhưng nhận thấy sựhấp dẫn của thị trường loại sản phẩm khác, vì vậy quyết định đầu tư để kinhdoanh sản phẩm mới khác về công năng, giá trị sử dụng so với sản phẩm đangkinh doanh Đầu tư vào sản phẩm mới có thể cùng thuộc lĩnh vực cũ hoặc lĩnhvực khác Việc này phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ kỹ thuật doanhnghiệp đang tiếp cận được Kinh doanh sản phẩm mới hoàn toàn sẽ đem lại

Trang 23

doanh thu mới cho doanh nghiệp song đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tưmới và đương đầu với những thách thức mới.

Sản phẩm mới có thể được tung ra cho thị trường mới hoặc cho thịtrường cũ với việc chia sẻ kênh phân phối, tiếp thị, nhãn hiệu,…

- Phát triển thế hệ sản phẩm mới

Tức là tạo ra một thế hệ sản phẩm mới theo ý đồ và thiết kế mới

+ Thế hệ sản phẩm mới ra đời có thể thay thế hoàn toàn thế hệ sản phẩm cũ:

Do trình độ công nghệ phát triển tạo ra một thế hệ sản phẩm mới cócùng công năng tác dụng cơ bản như thế hệ sản phẩm cũ, nhưng nó sẽ đápứng thuận lợi hơn nhu cầu của khách hàng, thậm chí nhiều lĩnh vực khác sửdụng nó, làm cho sản phẩm cũ trở nên lỗi thời và biến mất khỏi thị trường

+ Thế hệ sản phẩm mới cùng tồn tại đáp ứng nhu cầu đa dạng củakhách hàng

Doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm bằng cách:

- Bổ sung vào danh mục sản phẩm những mẫu mã sản phẩm có tínhnăng tác dụng, đặc trưng, chất lượng kém hơn đáp ứng cho khách hàng có yêucầu chất lượng sản phẩm thấp hơn với giá rẻ hơn Trường hợp này xảy ra khidoanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

có thu nhập cao và yêu cầu cao về chất lượng

- Bổ sung vào danh mục sản phẩm những mẫu mã sản phẩm có tínhnăng tác dụng, đặc trưng, chất lượng cao hơn đáp ứng cho khách hàng có yêucầu chất lượng sản phẩm cao hơn với giá cao hơn Trường hợp này xảy ra khidoanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

có thu nhập thấp và yêu cầu thấp về chất lượng

- Bổ sung vào danh mục sản phẩm những mẫu mã sản phẩm có tínhnăng tác dụng, đặc trưng, chất lượng kém hơn và cả những mẫu mã sản phẩm

có tác dụng, đặc trưng, chất lượng cao hơn đáp ứng cho khách hàng có yêu

Trang 24

cầu chất lượng sản phẩm và giá cả khác nhau Trường hợp này xảy ra khidoanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

có thu nhập và yêu cầu cao về chất lượng ở mức vừa phải [9]

Đối với doanh nghiệp thương mại các sản phẩm này có nguồn gốc từnhà sản xuất, vì vậy khi phát triển sản phẩm theo hướng này cần phải tăng cườngtìm kiếm, đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng để đưa vào danh mục kinh doanh

Thứ hai, phát triển sản phẩm theo hướng cải tiến sản phẩm thay thế sảnphẩm hiện hành

Theo hướng này bao gồm:

- Cải tiến chất lượng: Mục tiêu là làm tăng độ tin cậy, tốc độ, độ bềnvững cũng như đặc tính khác của sản phẩm Đối với nhiều loại sản phẩm cảitiến chất lượng cũng có nghĩa là tạo ra nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau

- Cải tiến kiểu dáng sản phẩm: như thay đổi bao bì mới, nhãn hiệu mới,hình ảnh mới… Mục tiêu là làm thay đổi hình dáng, hình thức sản phẩm tạo

ra sự khác biệt của sản phẩm

- Thay đổi tính năng sản phẩm đảm bảo cho sản phẩm được sử dụng antoàn hơn, tiện lợi hơn, nhằm cải thiện điều kiện sử dụng của người tiêu dùng

và do đó mở ra khả năng mới về cầu sản phẩm của khách hàng

- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, vì vậy tăng thêm kháchhàng sử dụng nó và có thể tạo ra thị trường hoàn toàn mới

- Đổi mới và hoàn thiện các dịch vụ liên quan tới sản phẩm đối vớikhách hàng như phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, bảo hànhsửa chữa, vận chuyển… nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Đây cũng là hướng quan trọng để tạo ra một sự khác biệt về sản phẩm trongđiều kiện có nhiều sản phẩm tương tự cùng được bán trên thị trường

Như vậy có thể thấy, đối với một doanh nghiệp phát triển sản phẩm làyếu tố quan trọng để duy trì sự khác biệt của sản phẩm và tăng thị phần

Trang 25

Doanh nghiệp cũng có thể tăng số lượng khách hàng thông qua lôi kéokhách hàng của đối thủ cạnh trạnh bằng nhiều cách khác nhau trong đó đặcbiệt chú trọng các hoạt động marketing như hoàn thiện sản phẩm, giá cả, hệthống phân phối, dịch vụ,…

Một cách khác là doanh nghiệp mua lại đối thủ cạnh tranh, khách hàngcủa đối thủ cạnh tranh trở thành khách hàng của doanh nghiệp, qua đó sốlượng khách hàng cũng tăng lên

+ Phát triển chất lượng

Phát triển khách hàng về chất lượng tức là tăng sức mua sản phẩm củakhách hàng Sức mua sản phẩm của khách hàng được biểu hiện thông qua mốiliên hệ giữa tần suất mua hàng và khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua.Đặc biệt doanh nghiệp cần chú trọng phát triển những khách hàng mua vớikhối lượng lớn và ổn định thường xuyên Tỷ trọng những khách hàng này làmột trong những chỉ tiêu đánh giá về chất lượng khách hàng của doanh nghiệp

c Phát triển về địa lý (địa bàn kinh doanh)

Doanh nghiệp phát triển về mặt địa lý tức là mở rộng phạm vi hoạtđộng kinh doanh từ vùng này sang vùng khác, từ hoạt động địa phương sanghoạt động toàn quốc, từ nước này sang nước khác

Khi phát triển thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ cácđiều kiện về cơ hội, thách thức, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của doanh

Trang 26

nghiệp với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường muốn phát triển Cân nhắc đếnyếu tố chi phí thâm nhập và đánh giá các khả năng phát triển của thị trường

Phát triển về địa lý, doanh nghiệp có thể sử dụng một số cách sau:+ Phát triển mạng lưới cửa hàng phân phối của doanh nghiệp

Phát triển mạng lưới cửa hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầu tưthêm về vốn, trang thiết bị, lao động, vận chuyển và một số chi phí khác khiqui mô mạng lưới tăng thêm

Bước đầu thâm nhập, thăm dò thị trường mới doanh nghiệp cần thànhlập cửa hàng giới thiệu sản phẩm nơi dân cư đông đúc, nơi đầu mối giaothông hoặc là trung tâm giao dịch buôn bán để vừa kinh doanh vừa thu thậpthông tin về thị trường

Sau khi đã hiểu rõ về thị trường mới, doanh nghiệp sẽ quyết định xemxét đến việc mở rộng qui mô mạng lưới

+ Phát triển thị trường tiêu thụ thông qua đại lý: Trong điều kiện mởrộng mạng lưới của doanh nghiệp bị hạn chế thì doanh nghiệp có thể thôngqua các đại lý để phát triển thị trường mới Với hình thức này doanh nghiệp sẽgiảm được một số chi phí xâm nhập thị trường mới Doanh nghiệp cần lựachọn đại lý có khả năng phát triển tốt, có thể là các đại lý đang kinh doanhcùng loại sản phẩm với doanh nghiệp hoặc là đại lý mới nhưng có tiềm năngphát triển để đảm thành công cho phát triển thị trường của doanh nghiệp

+ Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách liên kết: Trongnhiều trường hợp, muốn phát triển tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải sửdụng giải pháp liên kết với một doanh nghiệp khác đang kinh doanh trên thịtrường doanh nghiệp có ý định phát triển

2.1.5.2 Phương hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm

a Phát triển tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng

Phát triển tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng chính là sự phát triển qui mô tổng

Trang 27

thể thị trường, bao gồm cả trên địa bàn thị trường hiện tại và địa bàn thị trường mới.

+ Tăng thị phần, tăng số lượng khách hàng bằng cách thu hút kháchhàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực của hoạtđộng marketing

Phát triển theo hướng này khi doanh nghiệp chưa tập trung khai tháchết thị trường hiện tại

+ Kinh doanh sản phẩm mới, lĩnh vực mới trên địa bàn thị trường cũhoặc địa bàn thị trường mới (mở rộng địa bàn kinh doanh)

Doanh nghiệp phát triển theo hướng này khi thị trường kinh doanh hiệntại đang tiến triển tới điểm bão hoà và chu kỳ suy thoái của sản phẩm hoặccác thị trường kinh doanh hiện tại đang tạo ra dư thừa tiền mặt có thể đầu tưvào sản phẩm, lĩnh vực khác có hiệu quả hơn

Ngoài ra cũng có thể là phát triển qui mô thị trường do tận dụng được

sự hiệp đồng hoặc năng lực dư thừa từ hoạt động kinh doanh cũ đối vớinhững hoạt động kinh doanh mới…

Doanh nghiệp cần phải đánh giá tính toán thận trọng khả năng củamình để đảm bảo thích ứng trong hoàn cảnh mới

b Phát triển tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu

Phát triển tiêu thụ sản phẩm theo chiều sâu chính là sự nâng cao chấtlượng, hiệu quả của thị trường

Chất lượng, hiệu quả của thị trường có thể được đánh giá qua một sốchỉ tiêu như uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp, chỉ tiêu tăng doanh thu/sảnlượng, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, sự thoả mãn, sự trung thành của kháchhàng với nhãn hiệu sản phẩm… Phát triển thị trường theo hướng này cần chútrọng tới các biện pháp marketing như nâng cao chất lượng sản phẩm, hoànthiện hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ, …để tạo ra được sựthu hút hấp dẫn tốt đối với khách hàng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra

Trang 28

Trong trường hợp thị trường hiện tại gặp khú khăn trong việc phỏt triển theochiều sõu thỡ cú thể đầu tư vào một thị trường mới nhằm nõng cao chỉ tiờutăng doanh thu, tăng lợi nhuận và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao

2.1.6 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và quy trỡnh sản xuất sản phẩm cúi

a Đặc điểm của sản phẩm

Sản phẩm cúi là sản phẩm hàng hoỏ nhưng hoàn toàn khỏc với sản phẩmcụng nghiệp khỏc vỡ sản phẩm cụng nghiệp được sản xuất hàng loạt trờn dõychuyền sản xuất cũn sản phẩm của nghề cúi là cỏc sản phẩm tiểu thủ cụng mỹnghệ nờn được sản xuất từng chiếc đơn lẻ trong từng hộ và sản xuất thủ cụng,trong cụng nghiệp mỗi sản phẩm được sản xuất trờn một dõy chuyền nhất địnhnhưng trong nghề cúi mỗi lao động cú thể đan nhiều loại sản phẩm khỏc nhau

Sản phẩm của nghề cúi cú chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm thường lànhững hàng tiờu dựng, ớt làm tư liệu sản xuất Sản phẩm của nghề cúi vượt ranhững lợi ớch kinh tế thụng thường, nú chứa đựng cả những giỏ trị về bản sắcvăn hoỏ của địa phương, dõn tộc

Nhu cầu đồ trang

trí nhà cửa, nội thất

có tính thẩm mỹ

cao/nghệ thuật

Các sản phẩm sản xuất từ cói

Mẫu mã sẵn có/do khách hàng cung cấp

Nguyên liệu trong n ớc

(chủ yếu)

Nghệ nhân + lực l ợng thợ thủ công lành nghề,

đông đảo, chi phí thấp

Ph ơng pháp thủ công tinh xảo / bí truyền + sự

hỗ trợ 1 phần của công

cụ, máy móc

Trang 29

b Lao động và sử dụng lao động

Công việc của nghề đan cói có nhiều công đoạn phù hợp với các đốitượng khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao động trên địa bàn vàlao động ngay trong gia đình Quy mô lao động nhỏ mỗi hộ khoảng 2 – 4 laođộng thường xuyên và 2-3 lao động thời vụ ở một số cơ sở sản xuất, doanhnghiệp chế biến bình quân có từ 25 – 30 người lao động thường xuyên và 10 –

15 người lao động thời vụ Một phần lao động ở các làng nghề cói có trình đọkhông cao và ít được đào tạo chuyên môn, chủ yếu làm theo hướng dẫn trựctiếp hặc bắt chước các sản phẩm theo kinh nghiệm lâu năm

Đẩy mạnh nghề cói làm tăng quy mô về lao động là một trong nhữnggiải pháp quan trọng để thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp đồng thờitạo điều kiện để các hộ chuyên về cói phát triển thành các doanh nghiệp cóquy mô sản suất và cạnh tranh lớn hơn nhằm phát triển nghề cói theo hướngcông nghiệp hoá

Lao động trong nghề cói chủ yếu là lao động thủ công, lực lượng laođộng tại các làng nghề, hộ nghề, cơ sở sản xuất lại được phân thành các trình

độ khác nhau Căn cứ theo trình độ tay nghề và công ăn việc làm mà người taphân công lao động trong các làng nghề, hộ nghề, cơ sở sản xuất ra thành cácloại: Nghệ nhân, thợ giỏi, lao động có kỹ thuật, lao động phổ biến và lao độngtận dụng

c Đặc điểm nhà xưởng, thiết bị và công nghệ

Công cụ phần lớn là công cụ thủ công nhưng có sự khác biệt lớn giữacác cơ sở sản xuất và các hộ sản xuất Để nâng cao năng suất lao động, chấtlượng, độ chính xác của việc sản xuất ra sản phẩm nghề cói người ta áp dụngmột số máy móc, thiết bị thay thế cho việc sử dụng sức lao động như máy secói, máy chẻ cói, máy đánh lõi, máy dệt chiếu …

Về nhà xưởng của nghề cói nhìn chung rất đơn giản, nhỏ bé, chủ yếu

Trang 30

theo hướng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ, nơi sản xuất cúng chính là nơi

ở, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi

Công nghệ chế biến cói bao gồm hai loại công nghệ là công nghệtruyền thống và công nghệ hiện đại Công nghệ truyền thống được tích luỹchủ yếu ở những hộ nghề theo phương thức cha truyền con nối Công nghệhiện đại là những công nghệ được cải tiến từ những công nghệ cũ, lạc hậuhoặc tiếp thu công nghệ sản xuất ở nơi khác

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật những ứng dụng của

nó vào nghề cói cũng được phát triển rất mạnh và tạo ra nhiều chủng loại sảnphẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hàng năm cótới hàng ngàn mẫu mã, chủng loại sản phẩm mới của nghề đan cói ra đời Mỗiloại sản phẩm này lại đòi hỏi có thêm các kỹ sảo, kỹ thuật, động tác riêng đểtạo ra chúng

d Vốn và quan hệ tín dụng

Việc xác định lượng vốn cho phát triển nghề đan cói là một điều rấtkhó, tuy nhiên có thể thấy rằng vốn đầu thư cho phát triển nghề cói còn thấp,nhỏ bé và thiếu làm hạn chế khả năng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm

và mở rộng sản xuất

Trong thực tế có những hộ, những cơ sở sản xuất có vốn đầu tư lớn có

xu hướng phát triển thành các doanh nghiệp tư nhân hay Công ty trách nhiệmhữu hạn đây là xu thế tất yếu để thuật lợi cho việc đầu tư nâng cấp trang thiết

bị và mở rộng quy mô sản xuất Bình quân một cơ sở sản xuất nghề cói phảiđầu tư số vốn từ 400 đến 500 triệu đồng

Quan hệ tín dụng của các hộ nghề, cơ sở sản xuất nghề cói nhìn chungchủ yếu qua hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cácđịa phương Mà mức vay ít, nhỏ lẻ không đáp ứng được nhu cầu sản suất do

Trang 31

còn vướng các hàng rào về tài sản đảm bảo cho món vay và các hợp đồng tiêuthụ sản phẩm không được ký kết ổn định.

2.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm cói

2.2.1 Phát triển tiêu thụ sản phẩm cói ở một số nước trên thế giới

Ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan tuy công nghiệp hoá diễn ra mạnh

và nhanh, song các làng nghế sản xuất cói vẫn tồn tại và phát triển Chiến lượcphát triển của Nhật Bản là chú trọng đến việc hình thành và phát triển các xínghiệp vừa và nhỏ tại các thị trấn thi tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những

xí nghiệp lớn ở đô thị Bên cạnh đó Nhật Bản còn nghiên cứu các chủ trươngchính sách, ban hành các luật lệ, thành lập các viện nghiên cứu, viện kỹ thuật.Nhờ đó các hoạt động phi nông nghiệp được phát triển mạnh mẽ, thu nhậpngoài nông nghiệp chiếm 85% tổng thu nhập của hộ, trong đó nghề sản xuấtcói chiếm 12% [16] Còn ở Trung Quốc thì nghề sản xuất cói có ý nghĩa quantrọng đối với việc xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc Do các doanh nghiệpnông thôn thu hút trên 20% lao động nông thôn nên thu nhập tăng từ việctham gia các hoạt động công nghiệp nông thôn giúp nâng cao đời sống củakhu vực nông thôn Trong giai đoạn 1978-1996, thu nhập trên đầu người mộtnăm trong các doanh nghiệp nông thôn đã tăng 12 lần, từ 307 NDT lên 3.950NDT Do đó, chỉ trong khoảng thời gian 10 năm từ 1978-1985, tỷ lệ đóinghèo đã giảm 2,7 lần và là nước được đánh giá thành công nhất trong các sốcác nước đang phát triển trong công tác xóa đói giảm nghèo [24] Nguồnnguyên liệu trong nước không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất cóithủ công mỹ nghệ mà phải nhập khẩu một lượng lớn từ các nước khác, trong

đó có Việt Nam Mặt khác, Trung Quốc rất khắt khe trong việc nhập khẩu cóithô từ các nước khác, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài việc coi trọngmẫu mã, chủng loại sản phẩm còn đề cao chất lượng sản phẩm

Ở Thái Lan, sự bùng nổ của Internet trong thời đại nay đã khiến cho

Trang 32

khoảng cách giữa các quốc gia bị thu hẹp lại và nhiều khi trở nên không còndanh giới rõ ràng Vì vậy, Thái Lan đã xác định được hướng đi mới cho nôngnghiệp nói chung và nghề sản xuất sản phẩm cói nói riêng là thương mại điện

tử Đặc biệt trong Dự án quốc gia của Thái Lan “Một làng, một sản phẩm"[18] Dự án này có mục tiêu tập trung nguồn lực để xúc tiến những sản phẩm

và dịch vụ đặc thù địa phương Dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình,từng làng sẽ chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng Mục tiêucuối cùng là sản phẩm dành được các thị trường ngách trên thị trường thế giới

và được nhận biết thông qua chất lượng cũng như tính dị biệt nhờ vào đặc thùcủa từng làng quê Thái Lan Dự án được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản:(1) mang tính địa phương, phải vươn ra toàn cầu; (2) phát huy tính tự lực vàsáng tạo; (3) phát triển nguồn nhân lực

Bộ Thương mại là một trong những Bộ chủ chốt trong chiến lược thươngmại điện tử của Thái Lan, giúp mở rộng tiêu thụ sản phảm Dự án Bộ Thương mạiThái Lan đã xây dựng mạng Internet www.thaitambon.com để giúp cộng đồngdân cư sử dụng thương mại điện tử - được xác định là phương tiện chiến lược đểgiúp mở rộng thị trường Website cung cấp những thông tin cơ bản về từng làng,catalogue cung cấp đặc điểm sản phẩm và giá hàng hoá, các dịch vụ thương mạiđiện tử và chương trình hỗ trợ tài chính tự động tính toán chi phí vận chuyển vàthuế VAT cũng như dịch vụ ngân hàng Thái Lan hình thành mạng lưới cáctelecenter ở bốn tỉnh của Thái Lan Các trung tâm này cung cấp dịch vụ điệnthoại, fax và truy cập Internet để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thươngmại điện tử Dự án quốc gia nói trên của Thái Lan cũng như những chương trình

hỗ trợ phát triển thương mại điện tử có liên quan đã gặt hái được những kết quảban đầu khá tích cực Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết Chính phủThái Lan đã nhận thức được và đang tích cực triển khai những biện pháp nhằmgiải quyết và vượt qua những trở ngại đó

Trang 33

Một số bài học rút ra từ thực tiễn phát triển tiêu thụ sản phẩm cói ở một

số nước trên thế giới

Thứ nhất: Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với quá trình CNHnông thôn Quá trình CNH, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước đã có lúclàm cho tính truyền thống bị phai mờ Nhưng với cách nhìn nhận mới, cácnước đã chú trọng và coi nghề truyền thống là bộ phận của quá trình CNHnông thôn Do vậy khi tiến trình CNH, họ thường kết hợp thủ công với kỹthuật cơ khí hiện đại

Thứ hai: Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.Các nước đều rất quan tâm đến đào tạo và sử dụng các phương pháp huấnluyện tay nghề cho lao động như bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồidưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gì huấn luyện đấy Đồng thời tiếnhành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo nghề một các có hệthống mà các cơ cở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu

Thứ ba: Đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tàichính cho phát triển nghề truyền thống Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các

dự án cấp vốn, bù lãi suất cho nhân hàng, bù giá đầu vào cho người sản xuất.Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ này mà ngành nghề truyền thống lựa chọn kỹthuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất Nhà nước tạo điều kiện cho các nghềtiểu thủ công truyền thống đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượngsản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh của thị trường

Thứ tư: Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩynghề truyền thống phát triển

Thứ năm: Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ côngnghiệp và trung tâm công nghiệp với các cơ sở sản xuất nghề truyền thống Sự kếthợp giữa đại công nghiệp với nghề truyền thống thể hiện ở sự phân công lao động,

hỗ trợ lẫn nhau, nhất là trong vấn đề lựa chọn kỹ thuật và hướng sản xuất

Trang 34

2.2.2 Tiêu thụ sản phẩm cói ở Việt Nam

Thị trường xuất khẩu: Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 170 triệuUSD hàng thủ công mỹ nghệ bằng nguyện liệu tự nhiên Qua phỏng vấn một sốchuyên gia và công ty xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà nhập khẩu nướcngoài, có thể ước tính khoảng 10% trong tổng kim ngạch là các sản phẩm từ cói

Các thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và hai nền kinh tế Châu

Á - Thái Bình Dương là Đài Loan và Hồng Kông Tuy nhiên, về thứ tự của bathị trường lớn nhất thì có khác với thế giới: EU dẫn đầu với hơn 40% thị phầntrong tổng kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm gần 20%

Thị trường nội địa: Trong những năm gần đây, ngành nghề đan cói đã

có bước phát triển mạnh mẽ, lan toả tới trên 20 tỉnh thành phố trong cả nước

và tồn tại dưới nhiều nghề cụ thể như nghề dệt chiếu cói Nga Sơn – ThanhHoá, Hà Tây, Vĩnh Long, Kim Sơn – Ninh Bình, nghề dết chiếu cói và làmhàng thủ công mỹ nghệ cói ở Vĩnh Phước – Khánh Hoà Tuy nhiên, xét trêntoàn thể ngành nghề thì chất lượng sản phẩm nghề đan cói của Việt Nam chưathật cao, đa phần cơ sở sản xuất còn phân tán, khó sản xuất hàng loạt để đápứng các đơn hàng lớn Không ít các đơn vị chậm đổi mới mẫu mã, chất lượngsản phẩm không đồng đều và các sản phẩm đều chưa có thương hiệu

Nguyên nhân mở rộng và phát triển nghề đan cói của Việt Nam trongnhững năm qua là kết quả của những nỗ lực cải cách nền kinh tế của Đảng

và Chính phủ Việt Nam Đó chính là việc thực hiện chiến lược công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước mà trước tiên là công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn Tạo các cơ chế chính sách để khyến khích, tậptrung khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thônnhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và nhằm tận dụngnguồn nguyên liệu tại chỗ

Những bài học rút ra từ phát triển tiêu thụ sản phẩm cói Việt Nam

Trang 35

Thứ nhất: Tích cực cải thiện môi trường pháp luật, tạo hành lang thuậnlợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ cói.

Thứ hai: Tập trung mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm

Thứ ba: Không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,đội ngũ thợ thủ công, nghệ nhân nhằm

Thứ tư: Đổi mới công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chấtlượng sản phẩm

Thứ năm: Tận dụng triệt để những nguồn lực có sẵn như cói nguyệnliệu, lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn để giảm giá thành sản phẩm,tăng sức cạnh tranh sản phẩm

2.2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Theo báo cáo “ Đánh giá hiêuh quả mô hình trồng cói với trồng lúa vànôi trồng thuỷ sản tịa huyện Kim Sơn, tỉnh Thanh Hoá’’ của Sở Nông nghiệp

và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, năm 2007 Tổ chức phát triển Hà LanSNV đã cho thấy việc phát triển ngành hàng cói mang lại nhiều tiềm năng chophát triển kinh tế của huyện Kim Sơn nói riêng và của tỉnh Ninh Bình nóichung

Bùi văn Tiến, “ Thực trạng và những giải pháp phát triển nghề đan cói

ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình’’, luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội năm

2008 Tác giả đã nghiên cứu thực trạng nghề đan cói và đưa ra các giải phápnhằm phát triển nghề đan cói bằng cách tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm cóchất lượng cao, giá thành sản phẩm hạ, tăng năng suất lao động và nâng caomức sống của nhân dân

Mai Ngọc Mác, “ Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩmcói tại làng nghề của xã Nga Tân – Nga Sơn – Thanh Hoá’’, luận văn tốtnghiệp đại học, Hà Nội năm 2004 Tác giả cho rằng phát triển nghề đan cóiđóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần

Trang 36

tạo công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao đời sống nhân dân, tăng sức mua, xoáđói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hoá.

Mai văn Tân, “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng chiếu cóitại làng nghề ở xã Nga Tân – Nga Sơn – Thanh Hoá’’, luận văn tốt nghiệpđại học, Hà Nội năm 2002 tác giả đã có lý luận về làng nghề đan cói và chorằng nghề đan cói có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng lại đang phải đốimặt với nhiều khó khăn thách thức

Trên đây là những công trình khoa học đã công bố liên quan đến đềtài nghiên cứu của học viên Ngoài ra, đề tài còn liên quan đến nhiều tàiliệu đã công bố trên các sách báo của các nhà xuất bản, các báo điện tử, các

đề tài khoa học tất cả các công trình trên chưa có công trình nào nghiêncứu về phát triển thị trường tiêu thụ cói ở nước ta nói chung và ở huyệnNga Sơn nói riêng

Trang 37

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:

a Vị trí địa lý:

Huyện Nga Sơn nằm ở cực đông bắc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phốThanh Hoá 42km, phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn,phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc

Qua nhiều giai đoạn phát triển, tính đến nay huyện Nga Sơn có diệntích tự nhiên: 144,95 km2; Dân số: 142.526 người (tính đến 1-4-1999) và 27đơn vị hành chính là 01 thị trấn và 26 xã (trong đó có 8 xã vùng biển): Thịtrấn Nga Sơn (huyện lị) và các xã Ba Đình, Nga Vịnh, Nga Văn, Nga Thiện,Nga Tiến, Nga Lĩnh, Nga Nhân, Nga Trung, Nga Bạch, Nga Thanh, NgaHưng, Nga Mỹ, Nga Yên, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Thành, Nga An, Nga Phú,Nga Điền, Nga Tân, Nga Thuỷ, Nga Liên, Nga Thái, Nga Thạch, Nga Thắng,Nga Trường

b Địa chất:

Toàn huyện Nga Sơn nằm trong vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa Vớiđường bờ biển dài 20km, mỗi năm Nga Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m dophù sa sông Hồng và sông Ðáy bồi lắng

+ Nhiệt độ thấp nhất: 10,9oC và nhiệt độ cao nhất: 38,5oC

- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là

Đông và Đông Nam

Trang 38

Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí cuối năm 2007 đầu và năm 2008 tại Thanh Hoá

Tmax 31,5

2

27.5 24,8

26,91

20,936,2 38,0 38,5 36,5 35,0 34,5 31,6 29,8

Tmin 16,9

0

11,5 11,2

16,9

21,38

21,9

22,98

26,48

29,67

29,38

28,38

26,58

24,98

20,67

(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn Thanh Hoá)

Trong đó: Tmax: Là nhiệt độ tối đa tuyệt đối trong tháng

Tmin: Là nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối trong thángTtb: là nhiệt độ trung bình tương đối trong tháng

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ các tháng

cuối năm 2007 và năm 2008

(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn Thanh Hoá)

Bảng 3.2: Độ ẩm không khí TB các tháng cuối năm 2007 và năm 2008

Trang 39

(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn Thanh Hoá)

Hình 3.2: Diễn biến độ ẩm các tháng cuối năm 2007 và năm 2008

(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn Thanh Hoá)

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nga Sơn là cửa ngõ quan trọng phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa và là đầumối giao lưu giữa các tỉnh bạn Nơi đây hội đủ lợi thế về vị trí địa lý, nguồnnhân lực, tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội Nhận thức rõđược những thuận lợi đó, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dânhuyện Nga Sơn luôn chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, lấy công nghiệp vàtiểu thủ công nghiệp làm mũi nhọn trong chiến lược phát triển toàn diện

Điều này đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 05 ngày 09/5/2003của BCH Đảng bộ huyện về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpgiai đoạn 2003 - 2010 Bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ

- Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua là 11,3%,vượt 0,3 % mục tiêu Trong đó:

+ Về nông nghiệp, lâm nghiệp: Thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện uỷ,Nga Sơn đã có những chuyển biến lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời trở thành một trong những huyện đi

Độ ẩm không khí

Trang 40

đầu trong công tác đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới có năng suất,chất lượng cao vào sản xuất như: giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, lạc, Ðếnnay, toàn huyện đã gieo trồng được 80% diện tích giống lúa lai cho năng suấtcao, góp phần đưa năng suất bình quân trên vụ đạt 5,2 tấn/ha (cả 2 vụ sản xuấtNga Sơn đều đạt năng suất 11,4 tấn/ha/năm)

Ðối với lâm nghiệp, mặc dù không phải là huyện vùng cao, nhưng côngtác trồng rừng vẫn được coi trọng Năm 2008, toàn huyện trồng mới được65.000 cây phân tán; cải tạo 70 ha vườn tạp; 4 ha rừng tập trung; chuyển 30

ha rừng bạch đàn sang trồng cây ăn quả (chủ yếu tại các khu vực HoàngCương, Nga Thiện, Nga Ðiền, vùng khe Niễn - Nga An)

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện Nga Sơn những nămqua cũng thu được nhiều kết quả khả quan Ðến nay, huyện đã chỉ đạo tốt

đề án cải tạo đàn lợn, đề án chăn nuôi lợn ngoại xuất khẩu Năm 2008, tổngđàn lợn là 50.941 con (tăng 6,3% so với năm 2007), trong đó đàn lợn náingoại có 250 con, tăng 42 con so với năm 2007, tổng lượng thịt hơi xuấtchuồng đạt 4.023 tấn

+ Về thuỷ sản: Thực hiện Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, Nga Sơn xácđịnh phải đưa ngành thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũinhọn Nhờ đó, năm 2008, ngành thuỷ sản Nga Sơn đã có bước tăng trưởngnhanh, nuôi trồng thuỷ sản (nước mặn, lợ) tăng 20,7%, nuôi tôm sú tăng 46%,nuôi cua tăng 12,5%, nuôi nước ngọt tăng 2,1% so với năm 2007 Tổng sảnlượng khai thác và nuôi trồng đạt 2.393 tấn

+ Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Các cấp, các ngành phải tậptrung cao cho nhiệm vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuấtchế biến từ cói Coi đây là tiềm năng, lợi thế lớn của huyện, là thúc đẩy nhanhchuyển dịch cơ cấu kinh tế Phấn đấu đến năm 2010, toàn huyện có 70% số

hộ và 40% lao động làm thủ công nghiệp, đưa giá trị sản xuất đạt 131 tỷ đồng

Ngày đăng: 16/06/2016, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2004), “Hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chiếu nông, lâm, thuỷ sản, muối” Thông tư số 95/2004/TT-BTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chiếu nông, lâm, thuỷ sản, muối”
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2004
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), “ Đề án phát triển Ngành nghề nông thôn trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến 2010 ”, Quyết định số 910/QĐ/BNN-CB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển Ngành nghề nông thôn trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến 2010
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năm: 2007
3. Nguyễn Tất Cảnh (2006), “Sản xuất và tiêu thụ cói tiềm năng và thách thức theo chương trình Hợp tác phát triệt Việt Nam – Hà Lan”, Bài giảng - Đại Học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất và tiêu thụ cói tiềm năng và thách thức theo chương trình Hợp tác phát triệt Việt Nam – Hà Lan
Tác giả: Nguyễn Tất Cảnh
Năm: 2006
4. Chính phủ (2007), “Phát triển ngành nghề nông thôn”, Nghị định số 66/2007/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
5. Mai Thanh Cúc – Quyền Đình Hà (2006), Giáo trình Phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc – Quyền Đình Hà
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
6. Cục Thống kê Thanh Hoá (2007), Niên giám thống kê năm 2006 của Cục thông kê Thanh Hoá, Nxb Thống kê năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2006
Tác giả: Cục Thống kê Thanh Hoá
Nhà XB: Nxb Thống kê năm 2007
Năm: 2007
7. Cục Thống kê Thanh Hoá (2007), Niên giám thống kê huyện Nga Sơn năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Nga Sơn năm 2006
Tác giả: Cục Thống kê Thanh Hoá
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2007
9. Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Thương Mại (2007), Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đơn điệu và đắt đỏhttp://www.lantabrand.com/news1987group1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đơn điệu và đắt đỏ
Tác giả: Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Thương Mại
Năm: 2007
10. Nguyễn Nguyên Cự (2006), Giáo trình Marketting Nông nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketting Nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Nguyên Cự
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006
11. Hương Dung (2007), Ươm nghề ở xã thuần nông Phú Kim, Báo điện tử Hà Tây, số 1005, ngày 31/12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ươm nghề ở xã thuần nông Phú Kim
Tác giả: Hương Dung
Năm: 2007
12. PGS.TS. Hoàng Minh Đường, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (1998), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại
Tác giả: PGS.TS. Hoàng Minh Đường, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 1998
13. Đỗ Thị Hảo (1999), Đôi điều suy ngẫm từ làng nghề Thủ công phía Bắc, Báo cáo tại Hội thảo về nghành nghề nông thôn, tháng 10/1997, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy ngẫm từ làng nghề Thủ công phía Bắc
Tác giả: Đỗ Thị Hảo
Năm: 1999
14. Mai Thế Hậu (2003), Phát triển làng nghề, Nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề, Nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH
Tác giả: Mai Thế Hậu
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
16. Phan Thị Thuý Lan (2004), “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Kinh Tế - Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội
Tác giả: Phan Thị Thuý Lan
Năm: 2004
17. Làm gì để phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2007, http://www.ninhbinhtrade.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì để phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2007
18. Nông nghiệp Việt Nam những thành tựu (1998), trang 43, Nxb Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp Việt Nam những thành tựu
Tác giả: Nông nghiệp Việt Nam những thành tựu
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 1998
19. Paul A.Samuelson (1989), Kinh tế học, tập 1, Viện Quan Hệ Quốc Tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Tác giả: Paul A.Samuelson
Năm: 1989
20. Philip Kotler (2002), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê 21. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản", Nhà xuất bản Thống kê21. Philip Kotler (2003), "Quản trị Marketing
Tác giả: Philip Kotler (2002), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê 21. Philip Kotler
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê21. Philip Kotler (2003)
Năm: 2003
22. Nguyễn Thị Minh Phương (2004), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ Tĩnh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương
Năm: 2004
23. Vũ Thị Ngọc Phùng (2007), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phùng
Nhà XB: Nxb Lao động – Xã hội
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w