MỤC LỤC
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt, tình hình của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã, ứng xử của các hộ trước những ảnh hưởng, những biến động, bước đầu đề ra những định hướng góp phần nâng cao khả năng ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịt. + Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn thịt, tình hình của các hộ chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng, ứng xử của các hộ trong những trường hợp đó, đề ra một số giải pháp giúp các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt đưa ra được những quyết định hợp lý, hiệu quả.
- Địa hình thấp (trũng) chiếm 35% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong toàn xã nhưng chủ yếu ở phía nam của xã, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thời kỳ này thường xuất hiện bão kèm theo mưa lớn, đất đai bị rửa trôi, xói mòn gây ách tắc giao thông, công trình thủy lợi kè cống kém tác dụng, năng suất các loại cây trồng giảm sút đáng kể, nhất là lúa, ngô, rau màu, chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng, nhiều loại. Các hộ thuần nông cũng giảm và các hộ kiêm ngành nghề gia tăng, qua đó ta thấy các hộ đã đa dạng ngành nghề sản xuất góp phần tăng hiệu quả kinh tế đồng thời giảm bớt được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây kinh tế của xã có những chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hóa sản xuất tuy nhiên tốc độ còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, vận dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu liên quan nhằm nêu được thực trạng quy mô, các ứng xử, sự vận động của nó…. Mỗi khó khăn có liên hệ với khó khăn khác, mỗi khó khăn này có thể là hậu quả của khó khăn khác hay mỗi khó khăn này có thể là nguyên nhân tạo ta khó khăn khác. - Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của chuyên gia kỹ thuật, của các cán bộ quản lý để xác định hướng đi đúng đắn và đảm bảo tính khách quan của đề tài.
Qua đó, nắm bắt được các thông tin về thực trạng tình hình, xác định các phương pháp tiến bộ áp dụng vào sản xuất nhằm tổng hợp các ý kiến đồng thời rút ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao.
Để phản ánh được tình hình chăn nuôi lợn của người dân trong xã, cũng như việc ra các quyết định chăn nuôi, ngoài việc khảo sát tình hình chăn nuôi chung của xã, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình chung của nhóm hộ điều tra với các chỉ tiêu như: tuổi, trình độ văn hóa, lao động, nhân khẩu, số lợn thịt nuôi mỗi lứa, kinh nghiệm nuôi…. Những hộ nuôi ở quy mô nhỏ thường là tận dụng một phần phế phẩm do các ngành khác mang lại như nấu rượu, hay những phế phẩm của ngành nông nghiệp do vậy tăng trọng chậm hơn những hộ nuôi với quy mô lớn chủ yếu là dùng thức ăn công nghiệp. Theo kết quả điều tra có 90% số hộ là chăn nuôi trên đất của gia đình mình, 10% số hộ là phải đi thuê, tuy nhiên những hộ phải thuê đất này là những hộ chăn nuôi với quy mô lớn, họ thường thuê đất ở khu tách dân cư để nuôi theo quy mô trang trại.
Tuy nhiên nhiều hộ vẫn chưa chú ý lắm đến công tác chuồng trại, xem nhẹ tầm quan trọng của chuồng trại, nhiều hộ nơi chứa phân vẫn còn tạm bợ, ảnh hưởng tới môi trường cũng như tới mọi người xung quang, máng ăn máng uống cũng chưa được tốt.
Vấn đề giống tuy đã được chú ý coi trọng song vẫn còn là gặp khó khăn vì có tới 25% hộ chăn nuôi gặp khó khăn về giống tốt, đồng thời kiến thức về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ cùng với giá thức ăn là những vấn đề khó khăn của hộ chăn nuôi. Vài năm gần đây, khi mà nhu cầu của con người tăng cao, hiệu quả của các giống lợn mới mang lại cao hơn, dễ tiêu thụ hơn, những hộ nuôi với quy mô lớn cũng tăng, do vậy các giống Lợn lai trắng hay lợn hướng nạc được các hộ chăn nuôi chọn nhiều hơn. Cách này rất phù hợp với những hộ nuôi ở quy mô lớn.Với các nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ thường nuôi để tận dụng thức ăn thừa của gia đình và sản phẩm phụ của trồng trọt như ngô, khoai, sắn không tính chi tiết đến hiệu quả kinh tế nên thời gian nuôi/lứa kéo dài, mức tăng trọng/tháng thấp.
Những tháng đầu năm 2008, giá thịt lợn hơi ở mức trung bình, tháng 1 giá bình quân là 26000đồng/kg thịt hơi và đến tháng 4,5 do dịch lợn tai xanh bùng phát mạnh nên Quảng Văn cũng là địa phương có dịch bệnh với tỷ lệ chết ở lợn cao, đồng thời giá thịt lợn giảm mạnh xuống còn 17,5 - 18 nghìn đồng/kg thịt hơi. Tuy trong thời gian qua các hộ chăn nuôi lợn thịt cũng gặp phải nhiều khó khăn, dịch bệnh, giá đầu vào tăng…Nhưng chăn nuôi lợn thịt cũng vẫn là ngành sản xuất chính và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ. Tỉnh cũng hộ trợ 600 triệu phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân tường rào cho một khu trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung với quy mô 200 nái sinh sản hoặc 1500 lợn thịt hoặc kết hợp sinh sản với nuôi lợn thịt là 50% số lượng nói trên.
Có thể nói thông tin thị trương là khá quan trong, tuy nhiên các hộ thực sự chưa coi trọng vấn đề này, và cơ quan chính quyền trong xã cũng chưa có các chương trình, các buổi tập huấn để phổ biến thông tin cho các hộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao, yêu cầu cũng cao hơn, đồng thời sự canh tranh lớn hơn thì người nông dân cần phải học hỏi tiếp thu những kiến thức, công nghệ hiện đại để việc sản xuất cũng như tiêu thụ tốt hơn. Việc thiếu vốn làm cho các hộ đầu tư vào chăn nuôi không cao, hiệu quả thấp chính vì vậy lại dẫn đến thu nhập thấp, khi thu nhập thấp, tích luỹ cũng thấp, trong khi giá cả ngày càng tăng, nên đời sống người dân càng khó khăn, không có vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Chăn nuôi của họ đơn giản là mua thức ăn ở các cửa hàng hoặc người dân với giá phổ biến do người bán đưa ra, khi lợn đủ tiêu chuẩn xuất chuồng có người giết mổ tại địa phương đến mua và họ bán theo giá người mua đưa ra và thoả thuận giữa hai người.
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho hộ nông dân vay với số lượng phù hợp với phương án kinh doanh của hộ và thời gian vay dài hơn (nhiều hơn 1 năm), tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất. - Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành chăn nuôi như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn gia súc hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến,…) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo được đầu ra của sản phẩm. - Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi của vật nuôi thông qua sự vận động của cán bộ khuyến nông cơ sở và ý thức của chính hộ chăn nuôi, nhất là các loại bệnh nguy hiểm: lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh.
- Từ các tổ hợp tác này chúng ta có thể hỗ trợ nhau về vốn, giống, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt thông qua các hình thức hợp tác này chúng ta có thể hình thành lên các hình thức tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn hơn và đem lại lợi nhuận cao hơn cho người chăn nuôi.