1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình di cư lao động tại xã La Phù, bước đầu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư lao động nông thôn. Từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của việc di cư đối với việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. 1.2.2Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về di cư. Tìm hiểu thực trạng di cư lao động tại xã La Phù. Xác định và phân tích các yếu tố chính thúc đẩy tình hình di cư lao động ở địa phương. Đánh giá ảnh hưởng của di cư lao động đến đời sống, kinh tế xã hội của các đối tượng trong xã. Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể giải quyết việc di cư lao động tại xã La Phù.
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục đích chính của bài nghiên cứu này là bước đầu nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định di cư của người lao động ở khu vực nông thôn nói chung và trên địa bàn xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ nói riêng Bao gồm các nhân tố thuộc nhóm yếu tố đẩy ở địa phương (Thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất) và nhóm yếu tố hút ở nơi đến ( Thu nhập cao, dễ tìm việc làm, các điều kiện phát triển kinh tế và con người) Ngoài ra báo cáo còn phân tích một số nguyên nhân tồn tại ở cấp độ
cá nhân ( muốn gần gũi người thân, không muốn ở lại địa phương)
Nghiên cứu đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin cần thiết về mặt cơ
sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn về vấn đề di cư giúp cho việc tiếp cận vấn
đề di cư một cách thực tế hơn
Kết quả nghiên cứu trên địa bàn xã La Phù cho thấy số lượng lao động di
cư ngày một tăng lên, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm (2006 – 2008) là 14.61% Lao động di cư ở độ tuổi khá trẻ ( trên 60% lao động trong độ tuổi 20 –
35 di cư) Nam giới di cư nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên về mặt cơ cấu thì nữ giới
có sự gia tăng nhanh hơn ( nam tăng bình quân 12.69%, nữ tăng bình quân 17.58%)
Kết quả phân tích chỉ rõ tầm quan trọng những yếu tố thuộc nhóm yếu đẩy và hút chi phối đến quyết định di chuyển của người lao động Thu nhập thấp và thiếu việc làm là ở khu vực nông thôn là hai yếu tố đẩy được đánh giá cao điểm nhất Thu nhập cao, dễ tìm việc làm ở nơi đến lại có sức hút mạnh nhất đối với người lao động Nghiên cứu đã khẳng định yếu tố kinh tế là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định di chuyển của người lao động Kết quả này cũng thống nhất với kết quả của hầu hết các nhà nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên phạm vi nhỏ, thu thập thông qua các chủ hộ nên tính khái quát chưa cao Mặc dù vậy nó cũng phần nào giúp chúng ta có đánh giá sơ bộ về vấn đề di cư xã La Phù nói riêng và khu vực nông thôn nói chung, làm căn cứ để phát triển cho các nghiên cứu tiếp theo
Trang 2
MỤC LỤC Lời cam đoan i
Lời cảm ơn i
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục đồ thị và hộp vii
Danh mục các từ viết tắt viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã La Phù qua 3 năm ( 2006 – 2008) Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Tình hình dân số dân số và lao động xã La Phù qua 3 năm ( 2006 – 2008)Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã La Phù năm 2008 Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã La Phù qua 3 năm ( 2006 – 2008) Error: Reference source not found Bảng 4.1 Di cư lao động xã La Phù qua 3 năm (2006 – 2008) Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Di cư lao động của xã qua 3 năm (2006 – 2008) theo giới tính và độ tuổi Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Đặc trưng của hộ Error: Reference source not found Bảng 4.4 Trình độ văn hoá chủ hộ và nhân khẩu của hộ Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Đặc trưng của hộ di cư theo loại hình di cư Error: Reference source not found
Trang 3Bảng 4.6 Tuổi của lao động di cư theo giới tính Error: Reference source not found Bảng 4.7 Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của lao động di cư Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Thời gian di cư của lao động Error: Reference source not found Bảng 4.9 Hình thức di cư của lao động Error: Reference source not found Bảng 4.10 Nơi đến của lao động di cư Error: Reference source not found Bảng 4.11 Loại hình công việc của lao động di cư Error: Reference source not found Bảng 4.12 Nguyên nhân “đẩy” lao động di cư Error: Reference source not found Bảng 4.13 Thu nhập của hộ gia đình theo nhóm hộ di cư và không di cư Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Thu nhập của lao động trước khi di cư Error: Reference source not found Bảng 4.15 Tình trạng công việc của lao động trước khi di cư theo loại hình di cư và theo nhóm tuổi Error: Reference source not found Bảng 4.16 Diện tích đất của hộ Error: Reference source not found Bảng 4.17 Tình hình vay vốn của hộ gia đình có lao động di cư Error: Reference source not found
Bảng 4.18 Các yếu tố “kéo” lao động di cư Error: Reference source not found Bảng 4.19 Thu nhập của lao động di cư phân theo giới tính và loại hình di cư Error: Reference source not found
Bảng 4.20 Thu nhập của lao động theo loại hình công việc, trình độ và dộ tuổi Error: Reference source not found
Bảng 4.21 Các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến quyết định di cư .Error: Reference source not found
Bảng 4.22 Mức tiền gửi về nhà của lao động di cư theo giới tính Error: Reference source not found
Bảng 4.23 Mức tiền gửi về nhà của lao động theo loại hình di cư Error: Reference source not found
Bảng 4.24 Mức sống của hộ sau khi có lao động di cư Error: Reference source not found
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HỘP
Trang 4Hình 2.1 Quyết định Di cư Error: Reference source not foundHộp 4.1 Thu nhập của nông dân còn quá thấp Error: Reference source not found
Hộp 4.2 Ở quê không có đủ việc làm nên phải di cư Error: Reference source not found
Hộp 4.3 Ruộng đất ít đi, không cần nhiều lao động ở nhà Error: Reference source not found
Trang 6
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người di cư được xem như là một quy luật tự nhiên của quá trình phát triển dân số và ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, có tính khách quan Di
cư gắn liền với sự hình thành và phát triển của các dân tộc, quốc gia, thậm chí của các phương thức sản xuất Di cư giúp con người thoát khỏi những thảm họa
do thiên tai (động đất, bão lũ…), chiến tranh gây ra, giúp họ thoát khỏi cuộc sống bần hàn do đất chật, người đông, đất đai khô cằn, tài nguyên cạn kiệt ở nơi
cũ, tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn Tuy nhiên việc di dân tự do không có kiểm soát đã gây nên những thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia
Khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường vào cuối thập niên 80 Toàn cầu hóa, sự khác biệt về mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, sức ép về kinh tế, tiếp cận dịch vụ xã hội… là những nguyên nhân cơ bản tạo nên dòng di cư Kinh tế thị trường đã tạo ra sự đổi mới về kinh tế xã hội, mở ra cơ hội mới cho đất nước, tạo ra những đòi hỏi khách quan cho việc hình thành thị trường lao động Có thể nói di dân chính là hệ quả tất yếu từ những biến đổi kinh tế xã hội của đất nước trong đó
có sự phát triển của cơ chế thị trường và thị trường sức lao động
Trong thời gian vừa qua, sự tăng cao của năng suất lao động một mặt giúp đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, mặt khác tạo ra sự dư thừa lao động nông thôn Với sự khan hiếm, manh mún đất nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số cao, thu nhập từ nông nghiệp thấp, vấn đề dư thừa lao động ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Thất nghiệp và bán thất nghiệp đang trở thành vấn đề lớn vì khả năng tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn hiện nay vẫn là bài toán khó cho các nhà hoạch định chính sách Theo số liệu điều tra của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam năm 2006 cho thấy trong tổng
số 486500 người di cư giai đoạn 5 năm trước cuộc điều tra số người đến khu
Trang 7vực thành thị là 57%, nông thôn là 30%, luồng di cư thành thị - nông thôn chiếm 13% Chính sự cách biệt về thu nhập, mức sống giữa khu vực thành thị
và nông thôn đã sinh ra các dòng di cư lao động
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước đề
ra ở Đại hội VI (tháng 12 năm 1986), kinh tế đất nước đã có những bước khởi sắc Chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp Cùng với quá trình CNH – HĐH, khu vực thành thị tiếp tục được mở rộng, vùng nông thôn ngày một thu hẹp lại Vì vậy việc di chuyển dân cư giữa các vùng lãnh thổ trên thực tế là không thể tránh khỏi Di cư liên quan chặt chẽ với việc phát triển kinh tế xã hội, với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Mặc dù đã có một số nghiên cứu phân tích các khía cạnh khác nhau của di cư nhưng những nghiên cứu về di cư lao động nông thôn còn ít được chú ý, trong đó chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư của người lao động nông thôn
Trong những năm gần đây dòng lao động di cư tự do ra các thành phố lớn, vùng kinh tế phát triển ngày càng lớn Điều này gây ra những tác động nhất định tới gia đình, cộng đồng địa phương nơi xuất cư Vậy những nguyên nhân, yếu tố nào dẫn đến tình trạng di cư của người lao động nông thôn? Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình di cư lao động trên địa bàn xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 81.2.2Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về di cư
- Tìm hiểu thực trạng di cư lao động tại xã La Phù
- Xác định và phân tích các yếu tố chính thúc đẩy tình hình di cư lao động ở địa phương
- Đánh giá ảnh hưởng của di cư lao động đến đời sống, kinh tế - xã hội của các đối tượng trong xã Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể giải quyết việc di cư lao động tại xã La Phù
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến di cư lao động trên địa bàn xã, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di cư lao động nông thôn Đối tượng cụ thể là những người lao động di cư và các hộ có người di cư
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian làm luận văn: Từ ngày 08/01 – 23/05/2009
- Đề tài thu thập số liệu trong 3 năm gần đây (từ 2006 – 2008) Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra được tiến hành vào tháng 3 năm 2009
1.3.2.3 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Trang 9PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và phân loại di cư
2.1.1.1 Khái niệm di cư (di dân - migration)
Di cư là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính đa dạng, phức tạp Mỗi cách tiếp cận sẽ cho ta hiểu về di cư theo những khía cạnh khác nhau và không phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di cư, do đó khó
có thể đưa ra được một khái niệm thống nhất về di cư Dưới đây là một số cách hiểu về di cư:
Theo nghĩa rộng di cư là sự chuyển dịch bất kì của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn Với khái niệm này di cư đồng nhất với sự di động dân cư ( Liên hợp quốc)
Theo nghĩa hẹp, di cư là sự chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian, thời gian nhất định Với khái niệm này đã khẳng định mối liên hệ giữa việc di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới (Liên hợp quốc)
Trong tác phẩm "Di cư" Havery B.King cho rằng : Di cư là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách đủ lớn buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú: chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác
Di cư là sự di chuyển dân cư trong nước (từ nông thôn ra thành thị và ngược lại, hoặc từ vùng này sang vùng khác) và từ nước này sang nước khác Việc di dân từ nông thôn ra thành thị có thể là biểu hiện trình độ công nghiệp hoá đất nước, mặt khác cũng có khi phản ánh sự phát triển chậm chạp hơn hoặc
sự lạc hậu về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của nông thôn so với thành thị Đây là một xu hướng ít nhiều có tính phổ biến ở các nước đang phát triển (Bach khoa toan thu gov vn)
Trang 10Bộ môn dân số học trường Đại học Y Tế Công Cộng (2006) đã nêu: Di cư
là việc di chuyển nơi cư trú đi từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài
Liên hợp quốc (1958) đã đưa ra định nghĩa về di cư: Di cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác định và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên Sự thay đổi nơi cư trú được thể hiện ở khía cạnh sau:
+ Xuất cư ( nơi đi ) là nơi người di cư chuyển đi
+ Nhập cư ( nơi đến) là nơi người di cư chuyển đến
Định nghĩa này đã loại bỏ những người đang sống lang thang, dân du mục và di cư theo kiểu con lắc (đi về hàng ngày)
Theo Uỷ Ban Kế Hoạch Nhà Nước (1992, 1994) đã định nghĩa: Di cư
là sự di chuyển của người dân từ chỗ này sang chỗ khác, nghĩa là từ một huyện, tỉnh, nước này sang huyện, tỉnh, nước khác trong một năm hoặc hơn
Di cư bao gồm 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song
đó là xuất cư và nhập cư Xuất cư là rời khỏi nơi cá nhân đang sống, còn nhập
cư là việc chuyển đến một nơi khác ngoài vùng lãnh thổ mìmh đang sống làm thay đổi về mặt xã hội, gắn với không gian và thời gian
Xuất phát từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu di cư lao động là
sự di chuyển của người lao động theo lãnh thổ với chuẩn mực về không gian
và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú
2.1.1.2 Phân loại di cư
* Theo địa bàn nơi đến
- Di cư quốc tế: Gồm di cư hợp pháp, di cư bất hợp pháp, chảy máu chất xám, cư trú tị nạn, buôn bán người qua biên giới
- Di cư nội địa: Gồm di cư nông thôn - đô thị, di cư nông thôn - nông thôn, di cư đô thị - nông thôn, đô thị - đô thị
Trang 11* Theo độ dài nơi cư trú
- Di chuyển lâu dài (vĩnh viễn): thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới Phần lớn người
di cư là do điều động nơi công tác, người tìm cơ hội việc làm mới và thoát ly gia đình, Những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ
- Di chuyển tạm thời: khả năng quay trở về là chắc chắn Loại hình này bao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo mùa vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước
- Di cư mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kì những dịp nông nhàn hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập thấp
* Theo đặc trưng di cư
- Di cư có tổ chức: hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội
- Di dân tự phát: mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự
hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền Loại hình di cư này phản ánh tính năng động và vai trò của cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm
2.1.1.3 Những luồng di cư lao động nội địa
Di cư nông thôn - thành thị: Đây là dòng di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra các thành phố, khu công nghiệp, đô thị mới Đối với các nước đang phát triển thì dòng di cư này là phổ biến nhất Làn sóng đổi mới đã tác động đến xã hội nông thôn, xuất hiện tâm lý làm giàu vươn lên trong cuộc sống Một số người lên thành phố theo tính chất mùa vụ, một số có ý định ở lại lâu dài Có thể nói, chính quá trình đô thị hóa diễn ra đã tạo tiền đề và tác
Trang 12động mạnh mẽ tới người lao động, nhu cầu về việc làm cộng với thu nhập cao ở thành phố, khu công nghiệp là lý do người lao động di chuyển đông tới khu vực này
Di cư nông thôn - nông thôn: Là dòng di chuyển lao động từ khu vực nông thôn nơi họ đang sống đến một vùng nông thôn khác, thường nơi đến là nơi có người thân quen, diện tích đất đai sản xuất lớn hơn nơi xuất cư, sau khi di cư những người lao động này thường vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp
Di cư thành thị - thành thị: Những người lao động sẽ chuyển từ khu vực thành thị này đến thành phố, khu công nghiệp khác Nó thường gắn với sự luân chuyển, thay đổi nơi công tác
Di cư thành thị - nông thôn: Lao động từ khu vực thành thị chuyển về các vùng nông thôn Dòng di chuyển này chủ yếu gắn với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đội ngũ cán bộ sau khi được đào tạo sẽ trở
về các vùng nông thôn công tác Luồng di cư này nhằm mục đích làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn Tuy nhiên di
cư theo chiều hướng này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
2.1.2 Một số lý thuyết phân tích về vấn đề di cư.
2.1.2.1 Lý thuyết của Ravestein
Đây là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX Theo ông, di cư xảy ra sớm bởi sự khác biệt về trình độ phát triển, bởi tiến trình công nghiệp hoá và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia Mặt khác, sự di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn Những người sống ở khu vực kém phát triển hay nghèo khổ thường có xu hướng chuyển đến những khu vực phát triển hơn Theo Ravestein, tỉ lệ người tham gia di cư có quan hệ thuận với khoảng cách giữa hai khu vực nơi họ xuất phát và nơi họ đến
Lý thuyết này của Ravestein đã bị một số học giả phê phán vì nó không tính đến các yếu tố văn hoá, lịch sử và tâm lí - những yếu tố con người có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình di cư (www.tamlyhoc.net)
Trang 132.1.2.2 Lý thyết của Lewis:
Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX Lý thuyết của Lewis ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị
Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn: “ Sự phát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour, 1954) Theo ông, lí do di cư dân số từ nông thôn ra đô thị là:
Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp đặt ra đòi hỏi phải có thêm lực lượng lao động đáp ứng Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi đất đai không tăng đã làm cho lao động nông nghiệp dư thừa Số lao động dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng Lewis coi đây là sự điều tiết có tính chất tự nhiên, là sự cân bằng lao động giữa các khu vực, các ngành nghề Thứ hai, do sự chênh lệch về mức lương giữa nông thôn và đô thị Sự di cư lao động này sẽ dừng lại khi mức lương ở đô thị cân bằng với mức thu nhập của người dân ở nông thôn Từ quan điểm này người ta gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng Lý thuyết của Lewis đã đặt nền móng cho lý thuyết mới có tên gọi là Mô hình kinh tế đôi của Ranis và Fei ra đời vào thập kỉ 60
Trong thập kỉ 50, khi mà các làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị không ngừng tăng lên ngay cả khi lao động ở đô thị thất nghiệp nhiều Điều này làm cho lý thuyết của Lewis đã đơn giản hoá nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị là do yếu tố kinh tế quyết định (www.tamlyhoc.net)
2.1.2.3 Lý thuyết di cư của Lee
Trong cuốn sách: “ Một học thuyết chung về di cư” ( A general theory
of migration,1966), Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết định đến việc di
cư của người dân từ nông thôn ra thành thị Ông chia thành hai nhóm yếu tố:
Trang 14a/ Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà
b/ Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến
Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến
Ngoài ra, Lee còn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc di dân Đó là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng… Đây là điều mà các lý thuyết trước đó ít đề cập tới Việc di cư, theo Lee còn phụ thuộc vào tính toán và thu nhập mong đợi trong thời gian nhất định hơn là tính toán về khác biệt thu nhập giữa thành thị và nông thôn (www.tamlyhoc.net)
2.1.2.4 Lý thuyết di cư nông thôn - thành thị của Harris - Todaro
Todaro là một nhà kinh tế học người Mỹ đã từng làm việc ở Châu Phi
Lý thuyết của Harris - Todaro nghiên cứu dòng người lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào thập kỉ 60-70 Đây được coi là một mô hình kinh tế nổi tiếng nhất về di cư trong các nước đang phát triển Trong các công trình nghiên cứu của mình, hai ông chỉ ra giữa nông thôn và thành thị luôn có những chênh lệch về tiền lương Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy sự di cư Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp nhận tất cả các công việc có thể làm được
dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp
Trang 15Nhưng không phải ai cũng tìm được việc làm ở thành thị, do đó
Mt = h* ((1-Uu)* Wu – Wr )Trong đó
Uu: Tỷ lệ thất nghiệp đô thịh: Mức độ hưởng của người di cư((1- Uu )* Wu ): Mức lương thành thị kì vọng
Mô hình của Harris – Todaro cho thấy di cư phụ thuộc vào 3 yếu tố :
- Sự phản ứng của người di cư tiềm năng
- Thất nghiệp đô thị
- Chênh lệch tiền lương thành thị/ nông thôn
Lý thuyết của Harris - Todaro được một số nhà nghiên cứu đánh giá tích cực: đã chỉ ra được qui mô, mức độ của làn sóng di cư phụ thuộc vào những mong đợi cá nhân về lợi ích mà sự mong đợi này được đo bằng sự khác nhau
về thu nhập thực tế giữa thành thị và nông
Có hai kết luận cần được quan tâm từ lý thuyết của Harris - Todaro:
1/ Càng có nhiều cơ hội làm việc ở đô thị thì lượng người di cư đến càng tăng vì thế tỉ lệ người thất nghiệp càng lớn
2/ Quyết định di cư trên cơ sở hi vọng có việc làm nơi đô thị phản ánh một tư tưởng ngụ ý rằng di cư lao động nông thôn là bị mù tương đối, vì thế những người di cư nông thôn dễ rơi vào nguy cơ thất nghiệp mới (www.tamlyhoc.net)
2.1.2.5 Mô hình kinh tế của di cư.
Nguyên nhân chủ yếu (song không phải là duy nhất) của hiệntượng di cư
là nguyên nhân kinh tế.Mọi người di chuyển chỗ ở khi độ thỏa dụng mong đợi của việc chuyển đi cao hơn so với độ thỏa dụng mong đợi của việc ở lại sau khi đã trừ đi chi phí của việc di chuyển
Trong một môi trường kinh tế đơn giản, người ta chỉ chuyển đi khi giá trị hiện tại PV(lợi ích của việc chuyển đi) > PV(chi phí của việc chuyển đi), trong đó chi phí bao gồm tiền công bị mất tại nơi rời đi, chi phí thực tế của
Trang 16việc di dời, chi phí thỏa dụng của việc di dời (đôi khi vẫn thường gọi là chi phí tâm lý - psychic costs).
Bởi vậy, quyết định di cư rất giống với quyết định đầu tư vào vốn con người như minh họa trong đồ thị dưới đây
Hình 2.1 Quyết định Di cư
Chi phí của giáo dục đào tạo tăng lên cùng với thời gian
Càng học lên cao ( thời gian đào tạo tăng) thì lợi ích cũng tăng tuy nhiên tăng một cách chậm dần
Kết luận: Thời gian có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí, lợi ích và tốc
độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi ích
Nhìn vào mô hình ta nhận thấy:
Tại A: Chi phí bỏ ra > lợi ích thu về
Tại B: Chi phí bỏ ra = lợi ích thu về (điểm cân bằng)
Tại C: Chi phí bỏ ra < lợi ích thu về
Do đó C là điểm có lợi nhất và chúng ta nên đầu tư tại điểm này
Trang 17Quyết định di cư cũng vậy, con người chỉ quyết định di cư khi mà lợi ích đem lại lớn hơn những gì họ bỏ ra.
2.1.3 Tác động và ảnh hưởg của di cư lao động
2.1.3.1 Tác động của di cư đối với người di cư
Các nhà tuyển dụng có xu hướng thích tuyển những người dân bản địa hơn là người di cư từ nơi khác đến: việc kiểm tra lý lịch của họ dễ dàng hơn,
họ sẽ hoà nhập tốt hơn vào văn hoá bản địa và ít có khả năng bỏ việc hơn… Bởi vậy những người nhập cư ban đầu chịu mức lương thấp hơn
Tuy nhiên, người di cư có đầu óc nhanh nhạy hơn Về lâu dài họ có xu hướng đạt được những mức lương cao hơn Một nghiên cứu của Mỹ đã so sánh người nhập cư với những công dân bản địa tương tự ( có cùng trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc…) và phát hiện ra rằng sau 10 năm những người nhập cư có mức thu nhập cao hơn người dân gốc là 3%
2.1.3.2 Tác động của di cư đối với thị trường lao động nơi đến
Có nên lo ngại rằng dòng người nhập cư đang tràn ngập vào thị trường lao động, gây sức ép cắt giảm mức tiền công và tạo ra thất nghiệp?
Hầu như không có mấy bằng chứng chứng minh rằng di cư tạo ra thất nghiệp trong thị trường nơi đến Suy nghĩ một cách lôgic, những người di cư không bao giờ chuyển đến những nơi có mức thất nghiệp cao vì mục đích của
họ là tối đa hóa lợi ích thu được Họ đến cùng với nhu cầu về các dịch vụ nhà
ở, v.v Những nhu cầu này tạo ra việc làm mới cho thị trường nơi đến, nhất là khi người di cư thường đang còn trẻ và bắt đầu tạo dựng gia đình cho riêng mình, v.v
Có khá nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhập cư không phải là nguyên nhân khiến cho mức thất nghiệp tăng cao Người ta cho rằng di cư là động lực thúc đẩy các thị trường lao động đạt được mức cân bằng, điều chỉnh cung lao động và mức tiền công cho đến khi chúng ta có được những khác biệt đền bù hoàn hảo
Trang 18Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng di cư không làm được điều đó, thị trường lao động không đạt được mức cân bằng Nguyên nhân có thể là do tính cứng nhắc của thị trường lao động, mức phí di cư cao hoặc thị trường lao động bị bóp méo do các chương trình của chính phủ Vẫn tồn tại những khác biệt về tiền công và thất nghiệp lớn giữa các vùng Trạng thái cân bằng đầy đủ chưa bao giờ xảy ra.
2.1.3.3 Tác động của di cư đối với thị trường lao động nơi đi
Một quốc gia sẽ phải chịu bốn cái mất lớn từ hiện tượng chảy máu chất xám do di cư lao động tạo ra
i Chính Phủ của quốc gia bị chảy máu chất xám phải chi trả cho phí đào tạo những người di cư, phần lớn trong số họ là những người có học vấn cao
ii Những người di cư thường là những người đóng góp tài chính ròng Khoản thuế họ nộp nhiều hơn khoản trợ cấp chi cho họ
iii Một phần để hỗ trợ những cá nhân này là phải vay nợ song họ lại không góp phần giúp chi trả những khoản nợ đó
iv Cái mất thứ tư, và cũng là cái mất nghiêm trọng nhất là những người
di cư bằng chính việc di cư đang thể hiện rằng họ chính là những người lao động đầy tài năng và năng động, sáng tạo Trong nhiều trường hợp họ chính
là các nhà phát minh, sáng chế của đất nước Mất đi những cá nhân ưu tú này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước sẽ bị kéo chậm lại
Vậy đâu là giải pháp khả thi cho tình trạng Chảy máu Chất xám? Chính
cơ hội việc làm chứ không phải thu nhập sau thuế là động lực khuyến khích mọi người di cư Bởi vậy, việc ủng hộ cho nỗ lực theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn là cần thiết Hơn nữa các cá nhân sẵn sàng chấp nhận một mức thuế cao hơn, thu nhập thấp hơn nếu những khía cạnh khác của đời sống của họ được đảm bảo ở mức cao hơn
2.1.3.4 Ảnh hưởng của di cư
* Ảnh hưởng của di cư tới dân số
- Tác động tới quy mô, cơ cấu dân số: Cơ cấu theo tuổi và giới tính có thể thay đổi Người di cư thường là người trẻ tuổi ( từ 20 - 40 tuổi), không có
Trang 19sự phân biệt về giới tính, cả nam và nữ đều di cư Người di cư thường có tình trạng kinh tế xã hội ở mức cao hơn trung bình ở nơi đi và thấp hơn trung bình
ở nơi đến
- Tác động tới tăng trưởng dân số: phụ thuộc vào tổng lượng nhập cư và
số nhập cư tích luỹ, tương quan giữa số dân nhập cư so với số dân bản địa, sự khác biệt về mức sinh giữa các nhóm dân cư này
* Ảnh hưởng của di cư tới các vấn đề kinh tế xã hội
Di cư là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển Nó gây ra một số tác động sau:
Tác động tích cực:
i Góp phần nâng cao thu nhập
ii Bù đắp vào phần thiếu hụt trong lực lượng lao động
iii Đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp dịch vụ
iv Góp phần hình thành thị trường lao động thống nhất trong toàn quốc
v Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa xã hội ở vùng nông thôn
Tác động tiêu cực
i Làm giảm năng lực sản xuất ở nơi đi ( do thanh niên di cư ra thành thị)
ii Gây ra sự quá tải dân số tại thành phố lớn, sức ép đối với hệ thống vận tải,nhà ở, y tế, cung ứng điện nước và vệ sinh môi trường
iii Một bộ phận người di cư gây ra tệ nạn xã hội và mất trật tự tại thành phố lớn gây khó khăn trong việc quản lý và quy hoạch đô thị
iv Phần lớn những người dân di cư khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ
xã hội
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình di cư trên thế giới
2.2.1.1 Khái quát về di cư lao động trên thế giới
Di cư là nét đặc trưng của toàn cầu hoá, có tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu Theo số liệu thống kê, đến năm 2010 trên toàn thế giới ước tính có 190 triệu người lao động di cư quốc tế, tương ứng với 3% dân số thế
Trang 20giới Tại thời điểm hiện nay có trên 86 triệu lao động di cư, trong đó 34 triệu người đang làm việc ở các nước đang phát triển và phụ nữ chiếm 49% người lao động di cư trên thế giới Trong số những người lao động di cư quốc tế, khoảng 10 – 15% lao động di cư trong tình trạng không hợp pháp Việc di cư lao động đã giải quyết được phần lớn nạn dôi dư lao động ở một số nước, nhất
là các nước đang phát triển Bên cạnh đó những người lao động di cư gửi về nước họ một lượng tiền đáng kể Năm 2007 công dân di cư từ các nước đang phát triển đã chuyển về nước mình hơn 240 tỷ USD thông qua các kênh chuyển tiền chính thống Theo ngân hàng thế giới (WB) năm 2005 các nước ngoài đã báo cáo thu 167 tỷ USD từ nguồn lao động hải ngoại, nhiều hơn khoản viện trợ nước ngoài Ở Mỹ ít nhất 39 tỷ USD đã chảy ra khỏi nước này bởi dân nhập cư Theo WB, số dân di cư trên thế giới tăng từ 120 triệu tới
175 triệu trong thập niên 90 và số tiền họ gửi về nước mỗi năm tăng lên gấp 3 lần trong thập niên này (www.sggp.org.vn)
2.2.1.2 Di cư lao động ở Châu Á
Từ những năm 1980 số lao động di cư hàng năm của châu Á mỗi năm tăng gần 3 triệu người, tiền gửi về quê hương họ cũng lên đến khoảng 76tỷ USD/ năm Ở Philippin số tiền gửi về chiếm 14% GDP, ở Việt Nam con số này là 7% Điều đáng chú ý là tỷ lệ nữ di cư ngày một cao Những năm gần đây ở Sri-lanca và Inđônêsia tỷ lệ này lần lượt là 3/5 và 4/5 Về một mặt nào
đó, số lao động di cư tìm kiếm việc làm có thể minh chứng cho sự năng động của khu vực nhưng đồng thời lại đặt ra không ít vấn đề phức tạp về chinh sách quản lý Nhiều lao động giản đơn, trình độ tay nghề thấp là nạn nhân của sự lạm dụng và bóc lột Chỉ tính riêng ở Đông Nam Á, mỗi năm ước khoảng
225000 phụ nữ và trẻ em rơi vào tệ nạn nói trên
Lao động di cư đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng quốc gia Các nước xuất khẩu lao động thu được ngoại tệ, có thêm cơ hội nâng cao tay nghề cho lao động nước mình Tỷ lệ lao động di cư ở một số nước châu Á: Brunây
Trang 2160%, Singapo 25.8%, Malaysia 17.7%, Hồng Kông 6.6%, Đài Loan 5.9%, Thái Lan 5.5%, Nhật Bản 1.4%, Hàn Quốc 1.3%.
Trong khoảng 10 - 15 năm gần đây, ASEAN đang trở thành một khu vực có hoạt động di cư quốc tế mạnh Thực tế việc di chuyển các nhà kinh doanh, lao động có kỹ năng và những người tài giỏi được coi là một trong những chiến lược căn bản của ASEAN để tiến tới thiết lập thị trường lao động luân chuyển nội bộ ASEAN vào năm 2015
- Di cư lao động không có kỹ năng
Di cư lao động ở ASEAN tăng nhanh được thể hiện rõ ở mức tăng liên kết thị trường lao động khu vực năm 2005 Số lao động di cư ASEAN làm việc ở nước ngoài chiếm khoảng 13.6 triệu người, trong đó 39% làm việc nội
bộ ASEAN, Singapore phát triển kinh tế dựa vào chiến lược sử dụng lao động
di cư thông qua cơ chế quota và thuế Trong khi đó Malaysia và Thái Lan thực hiện chiến lược mở cửa đối với lao động di cư từ nước khác trong khu vực Trong các nước ASEAN, Philippin là nước có số lao động di cư ra nước ngoài nhiều nhất với 4.7 triệu người, chỉ có 14% làm việc cho các nước trong khu vực
Do có sự khác biệt về thu nhập giữa các nước trong khu vực nên có sự di
cư lao động từ nước có mức tiền lương thấp tới nước có mức tiền lương cao hơn 90% lao động Myanmar di cư sang Thái Lan, 59% lao động Inđônêsia tập trung
ở các nước ASEAN, 73% lao động Malaysia làm việc tại Singapore
Di cư tăng lao động tăng nhanh giữa các quốc gia ASEAN đem lại lợi ích cho nước nhận lao động, nước gửi lao động, người lao động di cư Đối với nước nhận lao động lợi ích được thể hiện ở chỗ làm gảim sự thiếu hụt lao động
và nâng cao mức tăng trưởng kinh tế Đối với nước gửi lao động, lao động di
cư có tác dụng tích cực đến việc giảm nghèo đói Tổng số tiền gửi về của lao động di cư ở các nước ASEAN ước tính lên tới 26 tỷ USD năm 2005, trong đó Philippin chiếm 62% (đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan) Việt
Trang 22Nam 15% Tuy nhiên bên cạnh những lợi ich tích cực, di cư lao động cũng gây nên một số tieu cực, đó là nạn chảy máu chất xám, sự phụ thuộc.
-Di cư lao động có kỹ năng
Khác với di cư lao động không có kỹ năng, phần lớn lao động di cư có
kỹ năng quản lý chuyên môn cao đến từ các nước ngoài ASEAN ( Mỹ, Châu
Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc ) Họ đến làm việc với danh nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài và theo yêu cầu của chính phủ các nước ASEAN Các nhà quản lý chuyên môn Nhật Bản nổi tiếng thế giới với các dự án FDI vào Malaysia, Thái Lan, Philippin, Inđônêsia.Trong thời kỳ ngành công nghiệp suy thoái, xu hướng chung của một số nước ASEAN là tập trung lao động có kỹ năng trong các ngành chế tạo và dịch vụ Phần lớn các chuyên gia có kỹ năng ở Iđônêsia làm việc trong các ngành công nghiệp khai mỏ, chế tạo, nhà hàng, khách sạn, công nghiệp du lịch Ngược lại ở Philippin chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo Các nước ASEAN đều có nhu cầu trao đổi lao động có kỹ năng chuyên môn với nhau trong các ngành kế toán, cơ khí, kỹ sư thiết kế Theo cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế Nhật Bản (JETRI) hiện ASEAN đang thiếu khoảng 54.1% lao động có kỹ năng trong các ngành cơ khí, 39.7% trong ngành điện, điện tử (www.cpv.org.vn)
2.2.1.3 Quản lý di cư lao động tại một số nước Châu Á
*Quản lý di cư ở Malaysia
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở Malaysia diễn ra rất nhanh chóng bởi
sự tác động của quá trình CNH - HĐH Nó khiến làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị tăng lên mạnh mẽ Lao động nông nghiệp giảm mạnh
từ 60% năm 1957 xuống còn 12% năm 2005 Để quản lý luồng di cư này Malaysia đưa ra chính sách nhằm làm giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị bằng việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, cung cấp các điều kiện tốt hơn cho nông thôn, đặc biệt chú ý giáo dục và đào tạo
Trang 23Chính Phủ Malaysia đưa ra 5 nhóm chính sách (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) để có thể quản lý lao động di cư.
i Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp, chuyển từ trồng cao su là chính sang phát triển cọ dầu, cây lương thực và một số cây ngắn ngày khác Tăng cường chế biến công nghiệp đảm bảo liên kết giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyên liệu thông qua cơ chế lợi ích, phát triển bền vững gắn với công nghệ sinh học thân thiện với môi trường
ii Đẩy mạnh thực hiện chương trình khai hoang để người dân nông thôn
có đủ điều kiện cần thiết ổn định cuộc sống , không rơi vào bần cùng hoá.iii Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt động truyền thống, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân
iv Đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Các trường học và trường dạy nghề đều nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, học sinh nghèo được miễn học phí và nhận được học bổng của chính phủ
v Nhập khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu sẩn xuất trong nước, năm
2004 Malaysia đã nhập khẩu 1359500 lao động ở nước ngoài
* Quản lý di cư ở Trung Quốc
Trung Quốc duy trì chính sách kiểm soát di dân thông qua hệ thống đăng kí hộ khẩu, giấy phép và làm việc tạm thời, hệ thống tem phiếu mua lương thực cùng với các biện pháp khác để hạn chế di cư lâu dài, giới hạn tạm thời chuyển dịch di chuyển nông thôn – thành thị Luồng di cư với quy mô lớn tại Trung Quốc đã trở thành vấn đề xã hội
Trung quốc không thể giải quyết hết việc làm cho người lao động vì vậy khoảng 100 – 150 triệu lao động nông thôn buộc phải di chuyển Thực tế
di cư lao động nông thôn ra thành thị đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát Các cuộc cải cách đã dẫn đến những thay đổi to lớn về phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những bất bình đẳng mới, phân hoá ngày càng sâu sắc đặc biệt sau quá trình triệt để hoá cải cách thị trường vào năm 1997 – 1999 Ngoài nguyên nhân bất bình đẳng về thu nhập thuần tuý, còn nguyên nhân về
Trang 24sự khác biệt trong tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội, trợ cấp xã hội, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ trở nên ngày càng gay gắt khi hình thái kinh tế thị trường được thay thế cho hệ thống sở hữu tập thể cũ ở nông thôn.
Chính quyền Trung Quốc đã nhận biết được những vấn đề nảy sinh của việc di dân và xác định những năm cuối của thập niên 90s là thời điểm chín muồi để thực hiện những thay đổi có tính quyết định, bao gồm đánh giá lại vai trò của việc di cư Lao động di cư được xác định có vai trò chính trong phát triển kinh tế của đất nước, nhờ đó một số khởi xướng về chính sách đã được thực hiện nhằm mục đích khơi thông thị trường lao động trong khắp Trung Quốc, đảm bảo cho công nhân nhập cư được đối xử công bằng hơn, nhằm giải quyết những xung đột giữa người nhập cư từ nông thôn và những người sử dụng lao động ở nơi đến Những cải cách quan trọng nhất đối với vấn đề di cư nhằm hướng tới tự do hoá thị trường lao động trên khắp Trung Quốc gồm các nội dung về cải cách hệ thống quản lý hộ khẩu, xây dựng thị trường lao động thống nhất, chính sách về đảm bảo đối xử công bằng với lao động di cư
*Quản lý di cư ở Hàn Quốc
Sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị một phần là do quá trình CNH – HĐH đất nước Trong những năm 60 của thế kỉ XX sự di dân tới khu vực đô thị đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, thậm chí còn cản trở quá trình phát triển nền kinh tế của Hàn Quốc Biện pháp chính phủ nước này đưa ra là khuyến khích phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn để người dân được tiếp cận tốt hơn với cơ hội việc làm phi nông nghiệp ở ngay tại địa phương mình
Có 5 hướng tạo việc làm phi nông nghiệp mà Hàn Quốc đã sử dụng:
i Phát triển hoạt động phi nông nghiệp truyền thống ở nông thôn trong
đó đặc biệt chú ý đến chế biến nông sản và sử dụng tài nguyên tại chỗ kết hợp với phát triển làng xã thông qua phong trào làng mới, phát triển các thị trấn thị tứ, cơ sở hạ tầng nông thôn
ii Đưa nhà máy về nông thôn, xây dựng các cụm công nghiệp nông thôniii Khuyến khích các loại hình kinh doanh du lịch dựa trên khai thác lợi thế về sản xuất nông nghiệp, văn hóa xã hội của cộng đồng nông thôn
Trang 25iv Phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện sinh sống và làm việc cho lao động di cư ở nơi đến
v Nhập khẩu lao động để giải quyết vấn đề thiếu hụt sức lao động trong phát triển nền kinh tế (www.cpv.org.vn)
2.2.2 Tình hình di cư ở Việt Nam
2.2.2.1 Di cư lao động trong khu vực nội địa Việt Nam
* Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước
Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam diễn ra từ rất lâu.Trong những thập kỉ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của nhà nước đi làm kinh tế mới Thời gian gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số lượng người di cư tự do tăng lên so tác động của các quan hệ kinh tế thị trường hơn là theo kế hoạch của nhà nước Các vùng có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập
cư lớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên Năm 2004 cả nước có tổng 387241 người di cư Trong đó tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trên tổng số người đang làm việc của vùng là 3.38% lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ này ở ĐBSH, Bắc Trung bộ, ĐBSCL là tương đương nhau với khoảng trên 1% Số lượng lao động di cư ra khỏi vùng Duyên hải miền trung tới hơn 118 ngàn người do vậy vẫn là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn thấp, không thu hút được nhiều lao động địa phương Xét về phương diện tiếp cận lao động di cư, tỷ lệ lao động di cư tới vùng Đông Nam Bộ là lớn nhất chiếm tới 4.16% lực lượng lao động hoạt động kinh
tế của vùng, tiếp đó là Tây Nguyên (1.1%) và vùng Đông Bắc (0.86%) Trước đây nhà nước có các chưong trình di chuyển dân cư và lao động tới Tây Nguyên theo kế hoạch Hiện nay các chương trình này không còn thực sự tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào đây do Tây Nguyên vẫn còn là vùng
Trang 26có thể khai phá, phát triển sản xuất hơn so với một số vùng đã canh tác lâu năm ở các tỉnh phía Bắc hoặc các tỉnh đồng bằng.
Xem xét cơ cấu của tổng số lao động di cư của cả nước theo vùng cho thấy: Trong tổng số lao động di cư đi của cả nước, vùng Duyên hải miền trung chiếm lớn nhất với 31%, tiếp đến là ĐBSCL với 24% và ĐBSH 22%.Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam Bộ nổi rõ là vùng thu hút nhân lực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67% tổng số lao động di cư đến của cả nước Vùng Đông Bắc và ĐBSH là những vùng tiếp theo nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11% và 8% tương ứng của tổng số lao động di cư đến của cả nước
Luồng di cư phổ biến hiện nay theo chiều từ Bắc vào Nam, với tốc độ phát triển kinh tế và lợi thế tự nhiên ở các tỉnh miền nam, cơ hội việc làm chính là lực hút lớn nhất tác động tới việc di cư ĐBSH chiếm tới 19% số người di cư tới Đông Nam Bộ, ngang vớí từ ĐBSCL Điều đó cho thấy yếu tố địa lý không còn là một lực cản cho việc di cư mà yếu tố việc làm là một lực kéo lớn Một lý do khác có thể là do lực đẩy từ ĐBSH với đất chật người đông hơn so với các vùng khác Độ tuổi lao động di cư chiếm tỷ lệ lớn nhất
là từ 20 – 30 tuổi, nếu tính số lao động di cư dưới 30 tuổi xuất phát từ nông thôn tính trên địa bàn cả nước thì con số này lên tới 70% Như vậy lao động trẻ dễ có xu hướng di cư hơn do có khả năng thích ứng nhanh ở nơi đến, đồng thời có ít yếu tố níu kéo hơn ở quê nhà so với các lao động lớn tuổi hơn Lao động theo độ tuổi phân bố tới các vùng trọng điểm cũng có sự khác nhau Có tới 20 – 24% lao động di cư tới Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Đông Bắc dưới
20 tuổi, trong khi đó 19 – 20% lao động di cư đến Hà Nội và Tây Nguyên trên
40 tuổi Điều này phản ánh một phần cơ hội việc làm khác nhau giữa các vùng trên Ở Tây Nguyên, lao động di cư đến chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp ( có lợi thế tự nhiên), do đó không đòi hỏi nhiều về tuổi tác, trình độ văn hoá Ở các vùng phát triển, khu công nghiệp có nhu cầu cao hơn về lao
Trang 27động trẻ cũng như trình độ văn hoá, điển hình là Hà Nội lao động di cư đến đây
có trình độ văn hoá cao nhất với 45% có trình độ trung học phổ thông, 13% cao đẳng, đại học ( Trog tác phẩm các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam (2005) TS Lê Xuân Bá và cộng sự)
*Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị
Quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng
10 năm trở lại đây Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ CNH và đô thị hoá ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị, mặt khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di cư đến các đô thị ngày càng lớn hơn và tốc độ nhanh hơn Cả nước tỷ lệ lao động
di cư từ nông thôn tới các đô thị ( theo nơi đến) chiếm 73% Ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh tỷ lệ dân nông thôn di cư đến khá cao Tỷ lệ dân nông thôn di cư đến vùng Đông Bắc khoảng 80, tương đương với thành phố
Hồ Chí Minh Rất ngạc nhiên là trong tổng số dân di cư nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn 57% Điều này đúng cho hầu hết các vùng trong cả nước, riêng vùng Tây Bắc có số nam lao động di cư đi lớn hơn với 59%, Bắc Trung Bộ là nơi
có tỷ lệ di cư đi cao nhất với 63%
Điều tra gần đây của Tổng cục thống kê cho thấy trong tổng số lao động
di cư có tới 2/3 là lao động trẻ ( từ 15 – 19 tuổi) hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện cuộc sống Hiện nay cả nước có trên 150 khu công nghiệp phân bố ở 55 tỉnh thành trên cả nước Với khoảng 1triệu lao động đang làm việc thì có tới 700000 lao động di cư từ các tỉnh, huyện khác đến Thống kê bước đầu cho thấy 19%, 18% đến thành phố Hồ Chí Minh, 17% đến các khu công nghiệp Đông Nam Bộ là dân cư xuất phát từ ĐBSH Điều tra của Viện Khoa học lao động và xã hội cho thấy trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70% Có nhiều lý
do hay động lực thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị, khu
Trang 28công nghiệp trong đó lý do chính mà lao động nông thôn ra thành phố là tìm kiếm việc làm (Trog tác phẩm các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam (2005) TS Lê Xuân Bá và cộng sự)
Trang 292.2.2.2 Quản lý di cư ở Việt Nam
Về vấn đề di cư, quan điểm của Chính phủ Việt nam là khá rõ ràng thể hiện qua Hiến pháp và các văn bản luật pháp khác Điều 16, Bộ Luật Lao động quy định người lao động được quyền tự do di chuyển đến những nơi mà pháp luật không cấm Một số chính sách về di dân gần đây nhất thể hiện trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 190/2003/QĐ-TTG ngày 16/09/2003 về chính sách di dân thực hiện qui hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003-2010 Mục tiêu của chính sách này từ nay đến năm 2010 bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết nhằm khai thác tiềm năng lao động, đất đai phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống người dân, hạn chế thấp nhất tình trạng di dân tự do, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở những nơi dân di cư đến
Các chính sách di dân và hỗ trợ di dân như trên có tác dụng phân bố lại lực lượng lao động ở một mức độ nhất định và chủ yếu là ảnh hưởng đến luồng di cư từ nông thôn tới nông thôn ở các vùng, miền khác nhau Điều đáng chú ý là di cư có quan hệ trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động một
số lao động có thể chuyển sang các ngành nghề khác ở nơi đến như dịch vụ hay công nghiệp nông thôn, một só khác di cư đến các vùng nông thôn có điều kiện đất đai tốt hơn có thể tập trung đầu tư thâm canh và mở rộng sản xuất nông nghiệp của mình, hoặc chuyển sang hình thức lao động nông nghiệp làm thuê
Cùng với quá trình CNH, HĐH, quá trình đô thị hoá cũng thu nạp thêm đáng kể một phần lực lượng lao động di cư từ nông thôn, nhất là trong một số công việc không đòi hỏi kỹ năng lao động cao Các chính sách về phát triển
đô thị vì thế cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Chính sách hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn có vai trò là trung tâm, trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngoài việc làm thay đổi cơ cấu việc làm của chính vùng đấy còn có tác dụng lan tỏa thông qua lao động di cư đến các vùng phụ cận
Trang 302.2.3 Các nghiên cứu có liên quan
Phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về làn sóng di cư cho thấy vấn đề này đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: nguyên nhân di cư, đặc điểm, tính chất, thu nhập của công việc, các lứa tuổi, giới tính người lao động, những ảnh hưởng tích cực và hậu quả của hiện tượng xã hội này
Trong tác phẩm “Chống Đuy- ring”(1877 – 1878) Ph Ăng ghen đã đề cập đến những người lao động nông thôn đi tìm việc để kiếm sông Ông đã phân tích tiến trình phát triển của hiện tượng này trong xã hội tư bản và tiền
tư bản Theo Ăng ghen, những người làm ruộng đi tìm các việc làm thêm ngắn ngày vì mảnh đất nhỏ bé không đủ duy trì cuộc sống của họ
Ở Châu Á, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ biến Hiện tượng này được một số nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là các công trình của nhà khoa học Ấn Độ, Inđônêia, philípin như: MC Nicoll (1968), M Narin (1971), Riperfor (1979), Upelly (1983), L Trager (1984), G Standing (1985) và A Rodenburg (1994) Các nghiên cứu này đã xem xét việc di chuyển lao động theo thời vụ từ nông thôn ra thành thị như một hiện tượng kinh tế xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác động của dịch chuyển lao động đến sự thay đổi của gia đình
Trong tác phẩm “ Di dân tới đô thị trung quốc: tài liệu tham khảo về kinh nghiệm xây dựng chính sách” của Uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội, đã tổng hợp các thông tin về di cư lao động trong nước, quốc tế và những bài phỏng vấn của các nhà nghiên cứu chủ chốt, các nhà tư vấn chính sách ở Trung Quốc Trong nghiên cứu này di dân trước hết là sự di chuyển tự nguyện của những nguời lao động ở nông thôn, những người rời bỏ làng quê của họ đến các vùng đô thị để tìm kiếm những cơ hội việc làm phi nông nghiệp, thường xuyên hoặc theo mùa vụ Ngoài ra còn bao gồm một số dòng di cư quan trọng từ thành thị tới thành thị, từ nông thôn tới nông thôn, thậm chí còn
có cả các dòng di cư nhỏ hơn từ thành thị về nông thôn
Trang 31Ở Việt Nam, trong những thập kỉ gần đây, khi chúng ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế đổi mới, mở cửa, quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai….chính các tỉnh, thành phố này là tiêu điểm của các làn sóng di cư ra thành thị để kiếm việc làm Đã có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này Chúng ta có thể kể đến “ Chính sách di dân ở Châu Á” (1998) do
Đỗ Văn Hoà chủ biên Cuốn sách đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn khái quát về các mô hình, các chính sách di dân trong nước ở các nước Đông Nam
Á Cuốn sách còn đề cập đến vấn đề di dân từ nông thôn ra các đô thị ở Việt Nam: bản chất, mối quan hệ, chính sách, việc quản lý, những ảnh hưởng của
nó, từ đó đưa ra những kiến nghị về đổi mới chính sách di dân
Trong “vai trò của di cư nông thôn – đô thị” Đặng Nguyên Anh cho rằng
di dân góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các gia đình ở nông thôn Xu hướng di dân ngày càng gia tăng là điều tất yếu ở Việt Nam cũng như bất kì quốc gia nào đang trên đường CNH – HĐH vì di cư là một trong những đặc trưng của quá trình phát triển Ngoài ra tác giả còn đề cập đến các chính sách quản lý di dân của nhà nước, thường là nhấn mạnh vào việc kiểm soát di dân tự do, hạn chế các luồng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố lớn và khẳng định các chính sách này ít khả thi và không đem lại hiệu quả lâu bền Yêu cầu của Nhà nước cần tạo điều kiện cho người lao động nhập cư ổn định cuộc sống, bình đẳng, khuyến khích mặt tích cực của người lao động nhập cư nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Ấn phẩm “Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống”(2005) của tổng cục thống kê là một nghiên cứu cấp quốc gia thu thập thông tin về lịch sử di chuyển và đặc điểm kinh tế - xã hội diễn ra trong chu trình sống của đối tượng điều tra Nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt về kinh tế - xã hội và chênh lệch thu nhập từ
Trang 32công việc giữa nông thôn và thành thị dẫn đến những tác động bất lợi cho người dân ở nông thôn và thúc đẩy họ ra đi Định hướng phát triển thiên lệch của các thành phố lớn và đô thị mang lại những cơ hội học vấn và nghề nghiệp phong phú hơn, tạo nên sức hấp dẫn thu hút người dân ở nông thôn chuyển ra các thành phố lớn kiếm sống, lao động và học tập Kết quả nghiên cứu sơ bộ từ cuộc điều tra cho thấy thu nhập và việc làm là 2 nhân tố hàng đầu thúc đẩy quá trình di cư.
Trang 33PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Phía bắc tiếp giáp xã Tân Phương
- Phía nam giáp xã Sơn Thuỷ - Bảo Yên
- Phía đông giáp tỉnh Hà Tây
- Phía tây giáp xã Thạch Khoán và Tất Thắng - huyện Thanh Sơn
Xã có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua là 316 và 317, là đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ và đường thuỷ Từ vị trí này thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, giao lưu hàng hoá với các vùng bằng đường thuỷ, đường bộ
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1700mm - 1800mm Nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 270C, vào các tháng 5, 6,7,8 hiệt độ có thể lên tới 33 - 350C Độ ẩm không khí 85%
3.1.1.3 Đặc điểm thủy văn, sông ngòi
La Phù có sông Đà chảy dọc biên giới phía đông Điều này có ảnh hưởng lớn tới việc điều tiết nước cho vụ mùa sản xuất Là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cát cho xây dựng Ngoài ra còn có các ao, hồ, đập: suối Rồng, hồ Bạch Thuỷ là nơi cung cấp nước tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với
du lịch sinh thái
Trang 34Xã có nguồn nước mặt, nước ngầm phong phú, có tiềm năng khai thác
sử dụng, đặc biệt là nguồn nước khoáng nóng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân trong và ngoài tỉnh
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
cơ giới từ cát pha đến đất thịt trung bình, có tầng canh tác giàu mùn
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 924.23 ha và không thay đổi qua 3 năm Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 60%) - La Phù vẫn là một xã thuần nông Trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm, bình quân 3 năm giảm 2.01% Nguyên nhân là do UBND xã thu hồi đất của bà con nông dân để xây dựng khu du lịch sinh thái Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân giảm 0.28% (tương ứng giảm 1.67 ha), diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm mạnh 51.69% (tương ứng 22.5 ha) Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, bình quân 3 năm tăng 3.99 %, trong đó diện tích đất chuyên dùng tăng 6.56 %, đất thổ cư tăng 2.53 % Lí do là hiện nay
xã đang đầu tư xây dựng mới trường học cấp 3, công trình giao thông thuỷ lợi… mặt khác, hàng năm dân số tăng kéo theo nhu cầu nhà ở cũng tăng theo Hiện tượng lấy đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng nhà ở là khá phổ biến
Diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều (trên 15ha) chiếm khoảng 1.7% tổng diện tích đất tự nhiên của xã Đây là tiềm năng cho việc phát triển nông nghiệp của xã Trong 3 năm qua xã đã cố gắng khai thác thêm những diện tích có khả năng canh tác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, từ đó góp phần làm giảm diện tích đất chưa sử dụng Xã phấn đấu trong những năm tới tận dụng triệt để diện tích này đưa vào sử dụng để không còn diện tích đất bị
bỏ hoang không sử dụng
Trang 35Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã La Phù qua 3 năm ( 2006 – 2008)
Trang 36Nhìn vào một số chỉ tiêu đất đai ta nhận thấy rằng trong 3 năm bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp có sự tăng lên về số tương đối, nhưng về số tuyệt đối có xu hướng giảm
rõ rệt Bình quân đất nông nghiệp/khẩu giảm 0.61%, đó là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và cắm đất thổ cư cho người dân
Qua tìm hiểu tình hình phân bố và sử dụng đất đai chúng ta nhận thấy đất nông nghiệp xã có sự giảm đi về mặt số lượng để chuyển sang phục vụ cho mục đích khác ở địa phương Trong đó áp lực tăng dân số là một trong những nguyên nhân khiến diện tích đất nông nghiệp giảm đi Hầu hết dân số xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khi diện tích đất sản xuất ngày một giảm đi đồng nghĩa với việc đẩy người dân vào nguy cơ thất nghiệp sẽ dẫn đến việc người dân
di cư đi tìm việc làm Do vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần tạo điề kiện thuận lợi để hộ nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao Tiến hành đầu tư thâm canh tăng vụ, đồng thời phát triển thêm ngành nghề phụ để tận dụng lao động dư thừa Điều này góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hạn chế bớt tình trạng di cư tự do của người dân địa phương
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Dân số, lao động là một trong những nguồn lực quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương Dân số của xã trong 3 năm qua bình quân có sự giảm nhẹ 1.37% Số khẩu nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 55%).Tuy nhiên số khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm xuống, bình quân giảm 4.9% (tức là giảm 285 khẩu) Nó phản ánh rằng số người chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp ngày một tăng Số hộ làm nông nghiệp còn nhhiều, chiếm khoảng 53% Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu ở xã.Trong thời gian qua số hộ phi nông nghiệp tăng lên nhiều hơn so với hộ nông nghiệp,
Trang 37tốc độ tăng đạt 5.59% Đây là một điều đáng mừng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ.
Tỷ lệ tăng dân số của xã liên tục giảm từ năm 2006 – 2008, qua đó cho thấy công tác dân số kế hoạch hoá gia đình luôn được sự quan tâm đúng mức của UBND xã
Lao động của xã bao gồm 2 lực lượng: lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp Tỷ lệ lao động nông nghiệp khá cao nhưng đang giảm xuống, bình quân giảm 3.41% Lao động nông nghiệp thường là lao độmg giản đơn, ít được đào tạo và làm việc theo mùa vụ Do đó xã cần có kế hoạch đào tạo nghề, đồng thời mở thêm các ngành nghề tạo công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian nhàn rỗi
Qua việc phân tích tình hình dân số, lao động ta thấy: Số khẩu nông nghiệp còn cao vì vậy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trên địa bàn xã Bên cạnh đó số hộ chuyển sang nghề phi nông nghiệp ngày một tăng lên, lao động nông nghiệp ngày một giảm đi Rõ ràng sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp, nó góp phần tạo điều kiệm cho hộ nông dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập.Tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra còn chậm Trong thời gian tới xã cần
có những chủ trương, chính sách phát triển các ngành phù hợp để rút bớt lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ thu hút lao động làm việc tại địa phương Khi dân số xã ngày một tăng lên nếu không đáp ứng được nhu cầu việc làm tất yếu sẽ dẫn đế sự di cư ồ ạt của người dân Vì vậy bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế Ủy ban nhân dân xã cần có sự quan tâm tích cực tới công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở địa phương
Trang 38Bảng 3.2 Tình hình dân số dân số và lao động xã La Phù qua 3 năm ( 2006 – 2008)
Trang 39*Hệ thống đường giao thông
Hệ thống đường giao thông tương đối kiên cố Đường từ thôn tới xã có chiều dài 3.5km, đường liên thôn 7km Nhìn chung hệ thống đường giao thông phục vụ khá tốt nhu cầu đi lại cũng như việc buôn bán vận chuyển hàng hoá Tuy nhiên trên địa bàn xã vẫn còn một số tuyến đường xuống cấp cần phải được tu sửa, cải tạo để việc lưu thông mua bán giữa người dân địa phương với các vùng lân cận được thuận tiện hơn
*Giáo dục
Xã có 1 nhà mẫu giáo, 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 2 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông khá khang trang và sạch đẹp Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được trang bị đầy đủ Công tác giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương Giáo dục liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục bậc tiểu học, trung học đặt nền móng để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tìm được việc làm có thu nhập cao
Trang 40* Y tế
Xã có 1 trạm y tế phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân Công tác chăm sóc sức khoẻ được thực hiện khá tốt Hàng năm trạm y tế tổ chức các đợt tiêm chủng định kì, tuyên truyền công tác kế hoạch gia đình, phòng trừ dịch bệnh và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
* Thuỷ lợi
Để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xã xây dựng 4 trạm bơm nước Hệ thống kênh mương đang được bê tông hoá Xã có 4.5 km mương được xây dựng kiên cố Diện tích nước tưới tiêu chủ động được 120 ha Hệ thống thủy lợi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Vẫn còn những cánh đồng chưa có hệ thống mương bê tông dẫn thoát nước, chỉ gieo trồng được hai vụ/ năm Do đó UBND xã cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương để bà con gieo trồng được tất cả các vụ trong năm
* Máy móc các loại
Các phương tiện ô tô, công nông nhận chuyên trở hàng hoá, nguyên vật liệu cho nhân dân trong xã và khu vực xung quanh Ngoài ra còn có máy cáy, máy bừa nhằm làm giảm bớt sự nặng nhọc cho bà con nông dân, góp phần vào việc cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp
Ngoài ra xã còn có một đài phát thanh cung cấp những thông tin cập nhật về các lĩnh vực kinh tế chính trị,văn hóa, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cho nhân một cách kịp thời Đồng thời ban chủ nhiệm hợp tác xã còn thông báo kế hoạch chỉ đạo sản xuất đến các hộ nông dân trong xã
Xã có 1 sân vận động trung tâm, là nơi diễn ra các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, vui chơi giải trí , một khu chợ mới xây dựng xong nhằm đáp ứng một cách tốt nhất hoạt động thương mại, dịch vụ