Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường các hình thức liên kết và đảm bảo hơn lợi ích cho nông dân và các xí nghiệp chè tại huyện. 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về liên kết kinh tế, hợp đồng liên kết. 2. Xác định các hình thức và đặc điểm liên kết trong sản xuất và chế biến chè tại huyện Anh Sơn 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh SơnNghệ An 4. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các hình thức liên kết, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng với các cán bộ phòng NN&PTNT, phòng thống kê huyện Anh Sơn; Ban lãnh đạo cùng với cán
bộ xã Hùng Sơn, Đỉnh Sơn, Long Sơn và một số xã lân cận Tôi cũng xín trân trọng cảm ơn ban giám đốc xí nghiệp chè Hùng Sơn, Bãi Phủ, Kim Long cùng với các nông dân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suất quá trình diều tra thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Dương Nga, người đã nhịêt tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trang 5MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết 11
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13
1.2.1.Mục tiêu tổng quát 13
1.2.2 Mục tiêu cụ thế 13
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 13
II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 14
2.1 Cơ sở lí luận 14
2.1.1 Khái quát về liên kết kinh tế 14
2.1.2.Hợp đồng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 22
2.1.3 Một số lý luận cơ bản về ngành chè 28
2.2 Cơ sở thực tiễn 33
2.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới 33
2.2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 35
2.2.3.Tình hình thực hiện liên kết trong ngành chè ở Việt Nam 37
2.2.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp 40
2.2.5.Một số công trình nghiên cứu có liên quan 42
III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
Trang 63.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43
3.2.Phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 51
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 52
3.2.3.Hệ thống nhóm chỉ tiêu nghiên cứu 52
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN 54
4.1.Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn - Nghệ An 54
4.1.1 Giống chè và cơ cấu giống chè được sử dụng trên địa bàn huyện 54
4.1.2 Tình hình sản xuất chè búp tươi tại huyện Anh Sơn - Nghệ An 55
4.1.3.Tình hình sử dụng chè búp tươi tại huyện Anh Sơn - Nghệ An 59
4.2 Các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn - Nghệ An 61
4.2.1 Các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè hiện nay tại huyện Anh Sơn - Nghệ An 61
4.2.2 Tình hình cơ bản của các xí nghiệp và các hộ điều tra 67
4.3 Tình hình thực hiện cam kết trong các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn 71
4.4 So sánh lợi ích của các tác nhân trong các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn 73
4.4.1 So sánh lợi ích của hộ nông dân khi tham gia các hình thức liên kết .73
Trang 74.5 So sánh kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia các hình thức
liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn 81
4.5.1 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ tham gia các hình thức liên kết 82
4.5.2 So sánh kết quả của các xí nghiệp tham gia các hình thức liên kết 85
4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn 88
4.6.1.Từ phía các hộ trồng chè 88
4.6.2 Từ các xí nghiệp, đơn vị tham gia liên kết 90
4.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác 91
4.7 Đánh giá tiềm năng phát triển trong liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn 92
4.7.1 Đánh giá các hình thức liên kết hiện nay trên địa bàn huyện 92
4.7.2 Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết chè 94
4.8 Định hướng và giải pháp để hoàn thiện và phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn 96
4.8.1 Định hướng và mục tiêu phát triển chè của cả nước nói chung và của huyện Anh Sơn nói riêng 96
4.8.2 Một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ tại huyện Anh Sơn 98
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
5.1.Kết luận 103
5.2 Khuyến nghị 104
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 104
5.2.2 Đối với các xí nghiệp 104
5.2.3 Đối với các hộ trồng chè 104
Trang 8: Trung học phổ thông: Lao động
: Diện tích: Số lượng: Nông nghiệp: Giá trị
Trang 9DANH MỤC HỆ THỐNG BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích trồng chè ở một số nước trên thế giới 33
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng chè cả nước giai đoạn 2000-2007 36
Bảng 2.3 Lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chè giai ……… 36
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Anh Sơn qua 3 năm 46
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Anh Sơn qua 3 năm 48
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Anh Sơn qua 3 năm 50
Bảng 3.4: Kết cấu mẫu điều tra 52
Bảng 4.1: Diện tích chè búp tươi huyện Anh Sơn qua 3 năm (2006-2008) 56
Bảng 4.2: Năng suất chè búp tươi huyện Anh Sơn qua 3 năm (2006-2008) 57
Bảng 4.3: Sản lượng chè búp tươi qua 3 năm (2006-2008) 58
Bảng 4.4: Căn cứ phân loại chè búp tươi tại huyện Anh Sơn 59
Bảng 4.5: Tình hình cơ bản của các xí nghiệp điều tra năm 2008 67
Bảng 4.6: Thông tin chung về hộ điều tra 68
Bảng 4.7: Trình độ học vấn, giới tính và nghề nghiệp của chủ hộ 70
Bảng 4.8: Tỷ lệ phá vỡ hợp đồng trong các hình thức liên kết 73
Bảng 4.9: Lợi ích của các hộ khi mua đầu vào 74
Bảng 4.10: Lợi ích trong vay vốn tín dụng 76
Bảng 4.11: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật 77
Bảng 4.12: Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra 79
Bảng 4.13: Chất lượng chè búp tươi thu mua của các đơn vị 80
Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè 84
Bảng 4.15: Phẩm cấp chè thành phẩm của các xí nghiệp 85
Bảng 4.16: So sánh kết quả sản xuất của các xí nghiệp năm 2008 86
Bảng 4.18: Lý do các hộ không tham gia liên kết 90
Bảng 4.20: Dự kiến về diện tích, năng suất, sản lượng chè Nghệ An 97
Trang 10DANH MỤC HỆ THỐNG SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Xuất khẩu chè trên thế giới 24
Ảnh 4.1 Vườn chè giống LDP1 45
Mô hình 4.1: Mô tả hình thức liên kết với xí nghiệp chè Hùng Sơn và Bãi Phủ 61
Mô hình 4.2: Mô hình liên kết với xí nghiệp chè Kim Long 63
Mô hình 4.3: Các tác nhân tham gia LK trong hình thức phi chính thống 65
Biểu đồ 4.1 Mức độ chủ động đầu vào của các xí nghiệp và cơ sở 69
Biểu đồ 4.2 Mức đảm bảo công suất của các xí nghiệp 75
Trang 11I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, maucho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao Chè trồng một lần, có thể thu hoạch30-40 năm hoặc lâu hơn nữa Trong điều kiện thuận lợi thì cuối năm thứ nhất
đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha Các năm thứ hai thứ ba cũng cho một sảnlượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinhdoanh sản xuất Bên cạnh đó, chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định,rộng lớn và ngày càng được mở rộng [Phan tuân, 2005]
Với ưu thế, nguồn tài nguyên đất đai, lao động sản xuất chè đã trởthành tập quán canh tác của bà con nông dân Việt Nam và ngày càng khẳngđịnh vị trí trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như sản xuất nôngnghiệp nói riêng
Nghệ An là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hộithuận lợi cho phát triển cây chè Hiện nay cây chè được xác định là cây có vịtrí quan trọng của tỉnh Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thunhập cho các hộ nông dân trồng chè
Anh Sơn là một trong 2 huyện trọng điểm chè của tỉnh Hơn nữa với lợithế vùng đồi và chất đất phù hợp với cây chè, những năm gần đây bằng nhiều
cơ chế, chính sách, Anh Sơn đã đẩy mạnh phát triển vùng chè nguyên liệuphục vụ chế biến, xuất khẩu Đến nay các đồi chè đang dần được khép kín và
đi vào đầu tư thâm canh tăng năng suất Đến thời điểm này, năm 2008 diệntích chè của huyện đã đạt hơn 2500 ha Theo quy hoạch đến năm 2010, huyệnAnh Sơn sẽ phát triển được trên 3000 ha chè công nghiệp [Sỹ Thuần, 2009]
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách tiêu thụ nông sản thôngqua hợp đồng đã mở ra hướng đi tích vực giúp cho sản xuất nông nghiệp gắnvới chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp và nông dân tham gia
Trang 12Huyện Anh Sơn cũng đã thu được những thành tựu nhất định trong quá trìnhliên kết để sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Thông qua hợp đồng tiêu thụsản phẩm chè, bước đầu đã gắn trách nhiệm các xí nghiệp với người sản xuất;nông nghiệp có điều kiện tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật,giá cả hợp lý, phấn khởi, yên tâm sản xuất, thu nhập từng bước được nângcao; xí nghiệp đã chủ động được nguyên liệu mở rộng quy mô sản xuất, tăngcường năng lực cạnh tranh
Bên cạnh những kết quả đạt được trong sản xuất chè nhưng huyện vẫncòn tồn tại nhiều vấn đề về vốn, kỹ thuật cho hộ nông dân…Nhưng vấn đềlớn nhất mà các hộ trồng chè của huyện đang phải đối mặt, đó chính là đầu racho sản phẩm Đây cũng là điều mong muốn nhất của người dân trồng chè đểgiải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm chè búp tươi
Hiện nay trên địa bàn huyện cũng có rất nhiều mô hình liên kết giữangười sản xuất chè với các xí nghiệp chè, các cơ sở chế biến…để góp phầngiải quyết đầu ra của sản phẩm chè Nhưng còn rất nhiều hạn chế và chưathực sự hiệu quả Doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thựchiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợpđồng còn rất thấp; doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu,chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hòa lợi ích của nông dân khi
có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hoặcgiao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợpđồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy
ra khi đã có hợp đồng
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”
Trang 131.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụchè tại huyện Anh Sơn, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường cáchình thức liên kết và đảm bảo hơn lợi ích cho nông dân và các xí nghiệp chètại huyện
1.2.2 Mục tiêu cụ thế
1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về liên kết kinh tế, hợp đồng liên kết
2 Xác định các hình thức và đặc điểm liên kết trong sản xuất và chếbiến chè tại huyện Anh Sơn
3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất chế biến
và tiêu thụ chè tại huyện Anh Sơn-Nghệ An
4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các hìnhthức liên kết, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hộ nông dân trồng chè, xí nghiệp và cơ sở chế biến chè
Trang 14II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái quát về liên kết kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm về liên kết
Theo từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phổ biến trithức bách khoa thì “liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động
do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanhphát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước”.Mục tiêu là tạo mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tếhoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt cáctiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung
và bảo vệ lợi ích cho nhau
David W Pearce trong từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng liên kếtkinh tế thị trường chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nềnkinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp vớinhau có một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quátrình phát triển Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững
Theo quyết định số 38/1989/QĐ – HĐBT ngày 4 tháng 4 năm 1989của Hội đồng bộ trưởng về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch
vụ và các văn bản của nhà nước thì liên kết kinh tế được hiểu là những hìnhthức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cuungf nhau bànbạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuấtkinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất
Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2006) cho rằng: “Liên kết kinh tếchính là những phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liênkết kinh tế phát triển ngày càng phong phù, đa dạng theo sự phát triển của
Trang 15nhiều đối tác với nhau dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoảthuận nhất định được gọi là liên kết kinh tế”.
Một số tác giả còn phát triển quan điểm liên kết kinh tế thành cácphương thức khác nhau bao gồm liên kết theo chiều ngang và liên kết theochiều dọc
Liên kết theo chiều dọc là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâucủa quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm) Kiểuliên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chếbiến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm Trong mối liên kết này, thôngthường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng vủa tác nhântrước đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo củaquá trình sản xuất kinh doanh Kết quả của liên kết dọc là hình thành nênchuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vậnchuyển, chi phí cho khâu trung gian.[Lê Văn Lương, 2008]
Liên kết theo chiều ngang là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổchức hay cá nhân tham gia là một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có mốiquan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung Trong liên kết này,mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhau nhưng họliên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ pháthuy tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô của tổ chức kinh tế Kết quả của liên kếttheo chiều ngang hình thành nên những tổ chức liên kết như hợp tác xã, liênminh, hiệp hội và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhấtđịnh Với hình thức liên kết này, ngành nông nghiệp có thể hạn chế được sự
ép cấp, ép giá nông sản của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trườngnông sản [Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006]
Như vậy liên kết kinh tế là sự biểu hiện của chế độ hợp tác, nó phảnánh mỗi quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sảnxuất xã hội của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế, các thành phần
Trang 16kinh tế Liên kết kinh tế là sự hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trên
cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất.Liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh thu hút
sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh
tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý
2.1.1.2.Đặc trưng của liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệxuất phát từ lợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng nhưquá trình vận động và phát triển theo tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuấtphát từ trình độ, phạm vu của phân công lao động xã hội và chuyên môn hoásản xuất kinh doanh [Trần Văn Hiếu, 2005]
Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt chẽ,
ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thoả thuận, hợp đồng từ trướcgiữa các bên tham gia liên kết Không phải tất cả quan hệ kinh tế nào cũng là liênkết kinh tế Những quan hệ kinh tế nhất thời, những trao đổi ngẫu nhiêu khôngthường xuyên giữa các chủ thể kinh tế không phải là liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kếtvới nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết [Dương BáPhượng, 1995] Quá trình này vận động, phát triển qua những nấc thang từ quan
hệ hợp tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại Như vậy phân cônglao động và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liênkết kinh tế còn hợp tác hoá, liên hợp hóa là những hình thức biểu hiện của nhữngnấc thang, những bước phát triển của liên kết kinh tế.[Lê Văn Lương, 2008]
Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành độnggiữa chủ thể liên kết thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp đồng,hiệp định, điều lệ nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tất cả các
Trang 17Tuỳ theo góc độ xem xét, quá trình liên kết có thể diễn ra liên kết theo ngành,liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ
2.1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế
Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia
liên kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng
Dù liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầucủa hoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanh củacác chủ thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng,năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao Liên kết kinh tế phải nângcao được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày càng phù hợpvới nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thểtrên cơ sở giá bán và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận
Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia liên kết
Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia đượcthực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả caokhi các chủ thể tự nguyện tìm đến với nhau, tự thoả thuận quan hệ hợp tác,liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu tráchnhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại và rủi ro Tất cả cáchình thức hợp tác, liên kết kinh tế, tổ chức kinh tế được thiết lập trên cơ sởnhững ý đồ không xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên hệ tấtyếu về phương diện kinh tế, nghĩa là tiến hành trên cơ sở gò bó, gượng ép bắtbuộc đều hoạt động không thành công, kém hiệu quả
Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên
tham gia liên kết.
Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kếtkinh tế với nhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết Các bêntìm đến với nhau thoả thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm
Trang 18thấy những lợi ích lâu dài Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hoà lợi íchgiữa các bên sẽ tạo nên chất kết dính bền vững Khi lợi ích kinh tế của mộthoặc một số chủ thể nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất
sẽ tạo ra sự rạn nứt của mối liên hệ bền vững, dẫn đến sự phá vỡ tổ chức liênkết, mối liên hệ đã được thiết lập Sự phân chia lợi nhuận, phổ biến thiệt hại,rủi ro, các tính toán về chi phí giá cả cần được tiến hành thoả thuận, bànbạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và đảm bảo công bằng trên cơ sởnhững đóng góp của các bên liên kết [Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008]
Bốn là, phải thực hiện được trên cơ sở những ràng buộc pháp lý giữa
các bên tham gia ràng buộc giữa các bên tham gia liên kết, và thông qua hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoảnràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia liên kết,được pháp luật thừa nhận và bảo hộ Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạtđộng kinh tế đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật của Nhà nước cho phép,đồng thời được pháp luật bảo hộ những tranh chấp giữa các bên quan hệ làm
ăn với nhau Cho nên, để có những căn cứ pháp lý cho các cơ quan pháp luậtphán quyết những tranh chấp giữa các bên có quan hệ kinh tế với nhau đềuphải có khế ước hay hợp đồng kinh tế được ký kết theo đúng luật pháp củaquốc gia Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, mọi mối liênkết kinh tế muốn phát triển lâu dài, cần phải thực hiện theo đúng pháp luật,phải thông qua hợp đồng kinh tế Có như vậy nhà nước mới đủ căn cứ pháp
lý để giải quyết tranh chấp, bất đồng xảy ra giữa các bên Đối với hoạt độngliên kết kinh tế là những mối quan hệ kinh tế ổn định, thường xuyên, lâu dàilại càng cần được tiến hành qua hợp đồng kinh tế Nó còn là những căn cứ đểcác bên tiến hành đàm phán giải quyết những bất đồng, tranh chấp nhỏ xảy ra
Trang 19Việc thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho các bên tham gialiên kết thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Sự phát triển của liên kết kinh tế làm cho lực lượng sản xuất ngày càngphát triển , mức độ tập trung hóa ngày càng cao, làm cho các khu vực kinh tếngày càng xích lại gần nhau, gắn bó với nhau hơn Liên kết kinh tế là sợi dây,
là chất nhựa gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên kết lại với nhau trên
cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn trên thị trường Hoạt động liên kết kinh tế lànhằm phát triển, tìm kiếm, khai thác ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu chosản xuất, đa dạng hóa mặt hàng , tăng nhanh khối lượng và chất lượng sảnphẩm, rút ngắn và đẩy nhanh quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng
và phát triển thị trường, tức là nâng cao năng suất lao động, tồn tại, phát triển
và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao [Phan Xuân Dũng, 2007]
Tùy từng loại hình tổ chức và yêu cầu của sản xuất kinh doanh,mức độ liênkết giữa các thành viên có thể theo từng loại công việc, từng bước của công nghệsản xuất, theo từng loại sản xuất hoặc theo từng lĩnh vực hoạt động chuyên mônhóa cũng như cung ứng, chuẩn bị sản xuất,bảo quản, tiêu thụ…
2.1.1.4 Vai trò của liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế là một hình thức đem lại lợi ích chắc chắn cho các bênliên quan Khác với mọi liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và các doanh nghiệpchế biến, tiêu thụ sản phẩm, liên kết kinh tế thông qua hợp đồng loại bỏ cáctầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất, nhất làngười nghèo khi bán sản phẩm Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chếbiến và hộ nông dân cho phép xóa bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp trongviệc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân Mặt khác, thựchiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến
có nguồn cung cấp ổn định để phấn đấu giảm giá thành, tăng chất lượng sảnphẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thịtrường trong nước và quốc tế [Minh Hoài, 2006]
Trang 20Thực hiện liên kết thông qua hợp đồng giúp cho các cơ sở chế biến,xuất khẩu có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ổn định
về số lượng, chất lượng và tiến độ của nông sản cung cấp cho sản xuất
Như vậy, việc thực hiện liên kết theo hợp đồng sẽ đưa lại lợi ích cho cảhai bên, tạo nên cơ hội để đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ công nghệ,
kỹ thuật mới để phát triển sản xuất một cách bền vững Việc tăng khả năngtiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới còn giúp người nông dân giải phóngđược sức lao động, cho phép giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh củahàng nông sản Đây là hướng tích cực và có nhiều triển vọng giúp cho hàngtriệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chưa có điều kiện tích lũy đất đai có điều kiện
áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời cũng là chìa khóa mở lốithoát cho thị trường lâm sản Việt Nam
Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/ngườithu gom/người kinh doanh lớn xuất khẩu…) sang hình thức liên kết dọc theonghành hàng (sản xuất – chế biến – tiêu thụ), liên kết kinh tế thông qua hợpđồng giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến đem lại tácdụng to lớn sau:
- Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công
ty kinh doanh sang cho người sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùngnguyên liệu
- Chia sẻ một phần rủi ro trong sản xuất nông nghiệp sang cho các cơ
sở chế biến, tiêu thụ tham gia gánh chịu, người sản xuất nông nghiệp chỉ cònchịu rủi ro ở khâu sản xuất nguyên liệu
- Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sảnxuất, nhờ đó sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm do thị trường đòi hỏi, trên cơ sở đó tăng được khả
Trang 21- Thông qua hợp đồng sẽ tập trung được hợp đồng sẽ tập trung đượcnhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa tậptrung với chất lượng đồng đều và ổn định.
- Gắn kết được công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh phục vụvới địa bàn nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa-công nghiệp phát triển
- Thông qua liên kết, các đơn vị kinh tế, các tổ chức có điều kiện hỗtrợ, giúp cho các nhóm hộ, hợp tác xã phát triển, tạo ra những khả năng đểphát triển năng lực nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạo lập môi trường kinh
tế -xã hội cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển
Có thể tóm tắt những lợi ích của quá trình thực hiện liên kết đối vớicác bên tham gia thông qua nội dung chủ yếu sau đây:
- Đối với sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là hộ nông dân:
+ Đảm bảo ổn định được thị trường tiêu thụ và giảm rủi ro về giá cảđối với nông sản xuất ra
+ Được hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật và các thông tin trên thị trườngnên khắc phục được nhiều hạn chế của hộ nông dân, đồng thời tạo điều kiệncho hộ nông dân tiếp cận với công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến
+ Ổn định và phát triển được sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảmnghèo cho một bộ phận nông dân ở các vùng khó khăn
- Đối với doanh nghiệp chế biến nông lâm sản:
+ Đảm bảo có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng cao,đồng đều, đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật của xuất nên có thể mở rộng đượcquy mô hoạt động, tăng được chất lượng sản phẩm đầu ra
+ Do có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, nên các đơn vị giảm chiphí thu mua vật liệu, tạo ra nhiều khả năng hạ giá thành và nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh
Trang 22+ Giảm thiểu được các rủi ro nên các doanh nghiệp có thể lập được kếhoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định và phát triển sản xuất bền vững.
2.1.2 Hợp đồng trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
2.1.2.1 Liên kết thông qua hợp đồng chính thống
Liên kết thông qua hợp đồng chính thống là quan hệ mua bán chínhthức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bánsản phẩm
Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa liên kết thông qua hợp đồng hợpđồng chính thống là “thoả thuận giữa những người nông dân với các doanhnghiẹp chế biến hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong việc sản xuất và cungcấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trên thoả thuận giao hàng trong tương lai,giá cả đã được định trước”
Theo Sykuta và Parcell (2003), Hợp đồng trong sản xuất, chế biến và tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp đưa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản quaviệc phân bổ thật rõ 3 yếu tố chính: lợi ích, rủi ro và quyền quyết định
Như vậy, bản chất của hình thức sản xuất theo hợp đồng hoàn toànkhác với hình thức giao ngay mang tính truyền thống (đó là mua bán trực tiếphoặc thông qua các chợ) hoặc giao dịch giao sau Điểm khác biệt về bản chấtcủa ba hình thức giao dịch này chính là cơ chế hình thành giá Đối với giaodịch giao ngay, giá thoả thuận trên hợp đồng phản ánh cung cầu thị trườnghiện tại ; đối với giao dịch giao sau, giá cả phản ánh cung cầu thị trườngtương lai ; đối với sản xuất theo hợp đồng, giá cả phản ánh lợi ích, rủi ro vàquyền quyết định của người mua và người bán Điều này có nghĩa là, giá đãđược thoả thuận phía đảm bảo người bán thu được lợi ích nhất định và ngườimua có thể mua hàng với mức giá có thể chấp nhận được; cho dù vào thờiđiểm giao hàng, giá thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thoả thuận
Trang 23trình sinh học của sản phẩm nông nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp chếbiến, tiêu thụ và tính chất của mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp chếbiến, tiêu thụ Eaton và Shepherd (2001) đã chia các hình thức sản xuất theohợp đồng trong nông nghiệp thành 4 hình thức, đó là: Hình thức tập trung,hình thức trang trại tập trung, hình thức đa thành phần, hình thức trung gian
* Hình thức tập trung
Hình thức tập trung là hình thức các doanh nghiệp chế biến tiêu thụtrực tiếp ký hợp đồng với nông dân Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấphầu hết các yếu tố đầu vào, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và giám sát toàn bộquá trình sản xuất từ khâu xuống giống đến khâu thu hoạch Nông dân chịutrách nhiệm cung cấp nguồn lực đầu vào là đất đai, chuồng trại và công laođộng để thực hiện khâu trực tiếp sản xuất mang tính sinh học Bản chất của
mô hình này chính là sản xuất theo hợp đồng gia công Lợi ích và rủi ro đượcchia sẻ giữa các bên tham gia hợp đồng tuỳ theo sự đóng góp của mỗi bên,nhưng quyền quyết định thuộc về doanh nghiệp
Hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân là
mô hình liên kết kinh tế giữa một bên là doanh nghiệp công nghiệp chế biếnnông sản với nông dân là những người sản xuất và cung ứng nông sảnnguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân mang bảnchất kinh tế-chính trị-xã hội rất sâu sắc
Về mặt kinh tế, đó là mối quan hệ liên kết giữa công nghiệp với nôngnghiệp; là hai khâu nối tiếp nhau trong quá trình sản xuất và chế biến nôngsản phẩm
Về mặt chính trị, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nôngdân lại là cơ sở vật chất của mối quan hệ liên minh công nhân với nông dân
Về mặt xã hội, đó là một trong những cơ sở nền tảng của mối quan hệgiữa nông thôn với thành thị Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với
Trang 24nông dân là một trong nhiều mối quan hệ trao đổi kinh tế hàng hóa giữa nôngthôn với thành thị, tạo cơ sở để quan hệ thành thị, nông thôn phát triển ra nhiềulĩnh vực khác như trao đổi tín dụng, tiền tệ, giao thông, thông tin liên lạc…
* Hình thức trang trại hạt nhân
Hình thức trang trại hạt nhân tương tự như hình thức tập trung, nhưngbên mua sản phẩm là doanh nghiệp nắm quyền sở hữu đất đai, chuồng trại,vườn cây Bên bán sản phẩm chỉ được thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sảnphẩm và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp Hình thức này hình thành kể từkhi thực hiện nghị định của chính phủ số 01/CP ngày 04/01/1995 về việc
“giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước và nay theo nghị định
số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 về giao khoán đất nông nghiệp, đấtrừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trườngquốc doanh, lâm trường quốc doanh” Trong hình thức này, giữa người sảnxuất và người mua ký một hợp đồng gọi là “hợp đồng khoán” [Vũ TrọngKhải, Nguyễn Thắng, 2006] Đây chính là kiểu sản xuất theo hợp đồng vớihình thức trang trại hạt nhân Hình thức này hình thành dựa trên cơ sở doanhnghiệp quy mô lớn nhưng chỉ làm dịch vụ đầu vào - đầu ra cho các trang trạigia đình tham gia ký hợp đồng với doanh nghiệp, họ thực hiện các quá trìnhsản xuất gắn với cây trồng, vật nuôi Để hợp đồng đã ký được thực hiệnnghiêm chỉnh thì doanh nghiệp phải làm đủ và đúng chức năng của mình đốivới những hộ gia đình nhận khoán
* Hình thức đa chủ thể
Hình thức đa chủ thể tham gia hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở ViệtNam thường gọi là mô hình “liên kết 4 nhà” Tham gia hình thức này baogồm nhiều chủ thể khác nhau như : Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp,
Trang 25vai trò hạt nhân gắn kết nhà khoa học với nông dân, gắn kết nhà tài chính vớinông dân và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Doanh nghiệp là người quyếtđịnh việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nên họ biết được thị trường cần gì
để đặt hàng cho nông dân sản xuất Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chính làngười đặt hàng cho các nhà khoa học, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ chomình và cho nông dân Vai trò của nhà nước là xử lý các mối quan hệ giữacác bên ký kết hợp đồng, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư, xây dựng kết cấu
hạ tầng, giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh do thị trường, thiên tai gây
ra và vận động giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cácbên tham gia sản xuất theo hợp đồng
- Mục đích chung của mô hình liên kết bốn nhà:
Một là, phát huy sức mạnh tổng hợp của “các nhà”, tận dụng có hiệu
quả nhất tiềm năng, lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp của nước
ta nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnhtranh trên thị trường, xuất khẩu thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Hai là, thông qua đó: Tăng cường cải tiến quản lý nhà nước cải cách
hành chính - đưa nền hành chính thực sự vì dân phục vụ dân chủ chứkhông phải chủ yếu “Hành dân là chính” như lâu nay Mặt khác, từ đóphát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học với sản xuất nông nghiệp,đưa các nhà khoa học về trực tiếp phục vụ nông dân, nông thôn
Ba là, tăng cường sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà kinh doanh
(DN) hướng vào mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ sản xuất nôngnghiệp - là nhà nông, và thông qua đó mà tạo điều kiện để mọi nhàkinh doanh đều phát triển kinh doanh có hiệu quả
Bốn là, về phương thức hành động không phải chỉ liên kết song
phương (từng “nhà” riêng biệt với nhà nông) mà còn liên kết tổng hợp,
Trang 26tác động qua lại giữa các “nhà” với nhau, hỗ trợ cho mỗi nhà thực hiệntốt vai trò, chức năng hoạt động của mình.
- Các nguyên tắc liên kết trong mô hình:
Mục đích chung chỉ có thể đạt được khi sự liên kết diễn ra theo cácnguyên tắc cơ bản sau đây:
Với Nhà nước: Thực hiện được các nguyên tắc quản lý vĩ mô về kinh
tế như: tập trung dân chủ; phân công phân cấp mạnh cho cấp dưới và
cơ sở kinh doanh; vận dụng có hiệu quả các quy luật khách quan, đặcbiệt là các quy luật, phạm trù của kinh tế thị trường; hiệu quả kinh tế;kết hợp hài hoà các lợi ích nhà nước, tập thể, cá nhân người lao đông,trong đó lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp
Với các “nhà” khác: Tuân thủ pháp luật; thích nghi với thị trường; tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ; hiệu quả kinh doanh; và cùng có lợi
* Hình thức trung gian
Đây là hình thức doanh nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dânthông qua các đầu mối trung gian như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm nông dânhoặc người đại diện cho một số hộ nông dân Đặc điểm của hình thức này làdoanh nghiệp không ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân mà thay vào đódoanh nghiệp thuê các tổ chức trung gian thực hiện vai trò của mình
Quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân theo hình thức trunggian sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp giảm đầu mối ký hợp đồng,nhưng doanh nghiệp cũng sẽ gặp rủi ro lớn lớn khi đối tác trung gian (CácHTX) không thực hiện tốt vai trò của mình
2.1.2.2 Liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống
Liên kết thông qua hợp đồng phi chính thống là các thoả thuận khôngđược thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau cam kết
Trang 27giao nhận hàng Cơ sở của hợp đồng phi chính thống là niềm tin, độ tínnhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng.Hợp đồng phi chính thống thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan
hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè ) hoặc giữa các tác nhân đã
có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thờigian hợp tác luôn thể hiện được nguồn tài chính, khả năng tổ chức và tráchnhiệm giữ chữ tín với các đối tác
Tuy nhiên hợp đồng phi chính thống thường chỉ là các thoả thuận trênnguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hoá Hợp đồng phichính thống có thể có hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư,cũng như các hỗ trợ về giám sát, kỹ thuật So với hợp đồng chính thống thìhợp đồng phi chính thống lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn
2.1.2.3 Mua bán trên thị trường tự do
Mua bán trên thị trường tự do là hình thức giao dịch trực tiếp giữangười bán và người mua Người mua thấy được số lượng hàng hoá mình cần,còn người bán sau khi thoả thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền mặtđáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống Bất kỳ bên mua hoặc bên bán hànghoá nào, nếu được thoả thuận với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra.Thị trường có vai trò quyết định giá
Đặc điểm của hình thức này là mỗi tác nhân độc lập và tự do trao đổihàng hoá của mình với các tác nhân khác Giá cả được định đoạt tại mỗi thờiđiểm giao dịch Thị trường tự do phản ánh mối quan hệ cung cầu của thịtrường, do đó trong một số trường hợp thương mại thị trường tự do khôngcho hiệu quả khi nó gây ra các khó khăn trong điều hành hoạt động của thịtrường và các tác nhân (Barry, 1992)
Mặc dù các tác nhân trao đổi trên thị trường tự do không phải không cócác mối quan hệ ràng buộc với nhau giữa các tác nhân trong một ngành hàng.Ngược lại quan hệ liên kết có thể tồn tại và diễn ra khi hoạt động sản xuất của
Trang 28một tác nhân phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của tác nhân khác Nói cáchkhác một tác nhân có quyền kiểm soát thị trường và mọi kế hoạch sản xuất, mặthàng sản xuất của tác nhân đó đều liên quan đến kế hoạch của tác nhân khác
2.1.3 Một số lý luận cơ bản về ngành chè
2.1.3.1 Quá trình phát triển của cây chè
Xuất xứ từ cây chè rừng, lúc đầu chè được trồng chủ yếu trong cácvườn ở các gia đình làm cảnh, làm đồ uống giải nhiệt (chè tươi)
Vào khoảng trước thế kỷ 17, ở Việt Nam bắt đầu hình thành 2 vùngsản xuất chè: sản xuất chè tươi (vùng trung du) và chè nụ được chế biến đơngiản (Vùng Văn Trai - Thanh Hoá; Truồi ở Huế)
Đến thế kỷ 19, một số người Pháp bắt đầu khảo sát việc sản xuất vàbuôn bán chè ở Hà Nội Năm 1890, Pau Chafanjon cho xây dựng đồn điềnchè đầu tiên ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích khoảng 60 ha Với diệntích cả nước thời kỳ này đạt khoảng 13000ha, sản lượng hàng năm đạtkhoảng 6000 tấn chè khô, năng suất bình quân 461 Kg/ha/năm [Đỗ NgọcQuỹ, Nguyễn Kim Phong, 2008]
Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiếntranh nên diện tích và sản lượng chè liên tục giảm
Từ sau 1975 đến nay, nó đã chính thức trở thành mặt hàng chủ lựctrong nhóm cây công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Năm 2003, diện tíchchè cả nước là 116.200 ha với sản lượng đạt 94.500 tấn vào năm cao nhất(2002) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 81 triệu USD
Các vùng chè tập trung đã định hình trên những vùng lãnh thổ có điềuđiều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp như:
- Miền Bắc: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái
- Miền Trung: Anh Sơn, Thanh Chương (Nghệ An), Hà Tĩnh
Trang 29Cây chè là cây trồng truyền thống gắn với người dân từ lâu đời, giúpcon người về kinh tế và sức khỏe.
Chè là loại thức uống có nhiều giá trị về dinh dưỡng và dược liệu Nókhông chỉ là cây xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào trung du miền núo màthực sự đã giúp nhiều hộ gia đình làm chè trở nên giàu có
Chè có tác dụng thiết thực trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọcchống rửa trôi, sói mòn ở những miền đất dốc, đất đồi Hơn nữa nó là mặthàng nông sản xuất khẩu quan trọng của cả nước đem lại nguồn ngoại tệ lớn
và có giá trị kinh tế cao
Phát triển công nghiệp chế biến chè phải luôn gắn với việc phát triểnvùng nguyên liệu một cách ổn định và bền vững Đây là vấn đề được đặt lênhàng đầu của các nhà máy chế biến chè và cả nghành công nghiệp chế biến.Một mặt, khai thác được nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp và nông thôn, xây dựng mối liên minh kinh tế bền vững, củng cố quan
hệ sản xuất mới ở nông thôn Mặt khác, nó góp phần thực hiện chuyển đổi cơcấu cây trồng, tận dụng đất đai hình thành các vùng sản xuất tập trung, bố trílại lao động nông thôn, giải quyết công ăn việc làm và ổn định cuộc sống củangười dân nông thôn
Trồng chè - chế biến chè là hai quá trình sản xuất mang tính chất quyếtđịnh lẫn nhau Các cơ sở chế biên chè muốn tồn tại được phải có nguyên liệu,còn nguyên liệu chè sản xuất được phải được tiêu thụ
Quá trình trồng chè là hoạt động sản xuất nông nghiệp với những đặc điểmriêng, nổi bật là đặc điểm sinh học của đối tượng sản xuất Sinh vật có quá trìnhsinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng có của chúng, đồng thời lại chịutác động từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường Vì vậy, năng suất cũngnhư chất lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, mức độthâm canh, kỹ thuật canh tác, giống và điều kiện tự nhiên…
Trang 30Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30 đến 40 năm.Chè là cây thân gỗ, phân cành nhiều, sản phẩm là lá và búp chè Sản phẩmchè được thu hái nhiều đợt trong năm
Chè thích hợp với vùng đồi tốt, nhiều mùn, chua, tơi xốp có tầng canhtác giày Nhiệt độ thích hợp từ 15 đến 30oC, nhu cầu về nước của cây chè là
1500 đến 2000mm Chè cũng là cây ưa sáng đồng thời cũng có khả năng chịuđược bóng râm
Quá trình chế biến chè là quá trình sản xuất mang tính công nghiệp, nóđòi hỏi công nghệ cao, sản xuất có tính liên tục Số lượng và chất lượng sảnphẩm đầu ra phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, số lượng cũng như chấtlượng nguyên liệu đầu vào Nếu nguyên liệu được cung cấp kịp thời, đảm bảo
cả số lượng và chất lượng sẽ góp phần phát triển nhanh
Trang 312.1.3.3 Sự cần thiết phải liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ chè
Trồng chè là một nghề truyền thống lâu đời của người nông dân nước
ta Việt Nam được coi là một trong hai cái nôi của nền sản xuất và xuất khẩuchè lớn trên thế giới Tuy nhiên trong thời gian qua Việt Nam vẫn chưa thoátkhỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, tự cung, tự cấp Vì vậygiá trị chè xuất khẩu đạt thấp Những năm gần đây, khi nền kinh tế nước tađang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, điểm đánh dấuquan trọng trong quá trình hội nhập của nước ta là việc chúng ta gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO) Hội nhập mang lại cho ngành nông nghiệpnói chung và ngành chè nói riêng của nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không
ít thách thức Đối mặt với nhiều thách thức như chỉ có khoảng 10% chè ViệtNam được xuất tới những quốc gia có áp đặt những hạn chế với các loại thựcphẩm, hàng nông sản không đảm bảo sức khoẻ Tuy nhiên việc lạm dụngthuốc trừ sâu trong trồng chè đã trở thành vấn nạn của ngành công nghiệp chèViệt Nam Theo bà Salwa Dogheim, chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng chècủa Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) thống kê tại một nhà XK của Việt Nam từđầu năm 2009 đến nay, trong 38 mẫu chè được kiểm nghiệm, đã có 27 mẫukhông đạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng…
Chính vì thế, ngành chè Việt Nam đang hướng tới: Tiếp tục đầu tư mởrộng phát triển và chiều sau các vùng trồng chè đã có nhằm tăng nhanh năngsuất và hiệu quả Hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung mới
ở những vùng có khả năng
Hơn nữa, từ năm 2002 nhà nước có quyết định về khuyến khích cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sảnhàng hoá với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nôngsản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững
Một nhân tố khác thúc đẩy sự liên kết trong chăn nuôi gà là do đặc điểmcủa ngành chè cũng gặp khá nhiều rủi ro trong đó có rủi ro về thị trường gây
Trang 32ra nhiều thiệt hại nhất Để giảm thiểu thiệt hại do những rủi ro đó gây ra thìmỗi một hộ trồng chè, một địa phương không thể giải quyết được mà cần cónhững nỗ lực liên kết của nhiều bên tham gia, liên kết sé hạn chế rủi ro vànhằm chia sẻ rủi ro giữa các tác nhân.
Xuất phát từ những lý do trên thì việc hình thành các hình thức liên kếttrong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè là hết sức cần thiết Liên kết trong sảnxuất, chế biến và tiêu thụ chè sẽ đem lại lợi ích cho các tác nhân, cụ thể:
Với các hộ trồng chè sẽ được cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra ổnđịnh với giá cả hợp lý, được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và được cung cấp thịtrường mà không phải trả phí nên có thể yên tâm sản xuất ra sản phẩm có chấtlượng cao với giá thành hạ Thông qua liên kết, các hộ trồng chè có điều kiệntiếp cận với tiến bộ kỹ thuật
Với các tác nhân cung cấp đầu vào, tiêu thụ đầu ra có thể chủ động được
kế hoạch sản xuất nhờ có thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp đầu vào ổnđịnh Các doanh nghiệp sẽ giảm được khá nhiều chi phí cho những khâu trunggian trong thu mua hoặc phân phối Thông qua liên kết, các doanh nghiệp thểhiện được vai trò đầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ trong quá trình phát triển Ngoài
ra, hình ảnh thương hiệu và phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng đượcnâng lên trong khu vực liên kết
Đối với toàn xã hội, liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụchè sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xãthực hiện chức năng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho xã viên và đại diện cho xãviên trong các quan hệ kinh tế với các tổ chức,cá nhân bên ngoài
Liên kết kinh tế giúp củng cố liên minh công nông, đẩy nhanh quá trìnhchuyên môn hoá sản xuất và giúp hình thành nên một cộng đồng nông dânchuyên nghiệp
Trang 33Liên kết kinh tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế của từng tác nhân trongngành hàng chè để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và có số lượng đápứng nhu cầu thị trường.
Thông qua liên kết, đặc biệt là liên kết dọc giúp hình thnàh chuỗi giá trịngành hàng mà ở đó, lợi ích xã hội được phân phối hài hoà hơn cho các tácnhân tham gia nhất là những hộ trồng chè vốn không có nhiều lợi thế tronggiao dịch
Như vậy liên kết kinh tế là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triểncủa ngành chè; xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi tác nhântham gia để nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng được đòi hỏi ngày càngkhắt khe của thị trường trong bối cảnh hội nhập
nó mang lại
Chè được sản xuất ở gần 40 quốc gia trên thế giới với khối lượng lớnnhưng chủ yếu được trồng tại Châu Á, đây chính là cái nôi với mọi điều kiệnđất đai, khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè
Như vậy có thể thấy rằng chè ngày càng có vị trí quan trọng đối vớinhu cầu của người tiêu dùng
Bảng 2.1: Diện tích trồng chè ở một số nước trên thế giới
ĐVT: ha
T
Trang 34Thế giới 2.298.29
0
2.359.32 0
2.406.36 0
2.460.98 2
Trên thế giới thì diện tích chè chủ yếu là ở các nước Châu Á, còn cácnước khác rất ít Trung Quốc luôn là nước dẫn đầu về diện tích chè lớn nhấtthế giới
* Xuất khẩu chè trên thế giới
Xuất khẩu chè chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh
tế của nhiều nước đặc biệt là trong vấn đề an ninh lương thực
Từ năm 2007 Nga là nước luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trêntoàn thế giới Năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu của Nga đạt đến hơn 500triệu USD
Trang 35Hình 2.1 Xuất khẩu chè trên thế giới
Việt Nam là nước có diện tích chè khá lớn so với thế giới, nhưng ViệtNam không thuộc vào tốp 10 nước có kim ngạch xuất khẩu chè lớn nhất năm
2008 Điều này cho biết một thực tế chè Việt Nam vẫn chưa đến được với thịtrường thế giới, vẫn còn xuất chè sơ chế hay chè không có thương hiệu là chính
2.2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam
*Diện tích và sản lượng chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày, xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, đến nay
cả nước có rất nhiều tỉnh thành đã trồng chè Nhưng phát triển mạnh nhất ởcác tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Phú Thọ, Yên Bái
Trang 36Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng chè cả nước giai đoạn 2000-2007
Số lượng (ha) Tốc độ tăng (%) Số lượng (tấn) Tốc độ tăng (%)
* Xuất khẩu chè
Bảng 2.3 Lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn
2000-2007Năm
Lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu
Số lượng (tấn) Tốc độ tăng (%) Giá trị
Trang 37năm ngành chè được khôi phục lại một cách nhanh chóng Lượng xuất khẩu đãđạt đến 98.220 tấn, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 55% so với năm 2002
2.2.3 Tình hình thực hiện liên kết trong ngành chè ở Việt Nam
* Công ty chè Mộc Châu tiền thân là nông trường Mộc Châu Ở công ty chèMộc Châu người sản xuất chè bao gồm 3 đối tượng chủ yếu Đó là, côngnhân viên đang làm việc cho công ty; Các hộ nông dân trong vùng; các trangtrạ sản xuất chè Mối liên kết giữa hộ với công ty dựa trên cơ chế khoán sảnxuất và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Với điều kiện là tựnguyện nhận vườn chè; bắt buộc phải trồng và chăm sóc theo quy hoạch vàquy trình của công ty đưa ra, không tự ý thay đổi thiết kế vườn chè, càngkhông được tự ý thay đổi cây trồng; Có kinh nghiệm trồng; Cam kết bán toàn
bộ sản phẩm chè búp tươi và chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp; giá
cả được thoả thuận từ đầu năm
Cơ chế liên kết chính là chia sẻ lợi ích; tự nguyện và bắt buộc Công tycung ứng trước phân bón tối thiểu từ 20% - 25% giá trị sản xuất chè búp tươingoài ra dùng hình thức thưởng để khuyến khích và chia sẻ lợi ích Tựnguyên và bắt buộc, tự nguyện tham gia nhận khoán, đồng thời tự nguyệncam kết và chia sẻ lợi ích Tự nguyện và bắt buộc, tự nguyện tham gia nhậnkhoán, đồng thời tự nguyện cam kết thực hiện các quy định bắt buộc do chủ
sở hữu đất đưa ra
Động lực chi phối liên kết giữa người nhận khoán với doanh nghiệp làlợi ích vật chất thu được từ 2 phía Ngoài ra với các hộ nhận khoán còn làviệc làm, vì từ việc làm thường xuyên dẫn đến thu nhập thường xuyên và đờisống ổn định (www.Agro.gov.vn)
* Công ty TNHH HaiYih là công ty 100% vốn nước ngoài của Đài Loan
Qua hơn 5 năm hoạt động công ty ngày càng trưởng thành về mọi mặt,thương hiệu chè Haiyih - Cầu Đất không chỉ nước ngoài biết đến mà ngay cảtrong nước và địa phương đã rất gần gũi và thân quen Những thành tích của
Trang 38công ty trong các năm qua không tách rời sự đồng hành, hợp tác của 226 hộsản xuất trên địa bàn, công ty đã triển khai mở rộng vùng nguyên liệu chèbúp tươi qua hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm theo Quyết định 80/2002/TTg ngày 24-6-2002 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khíchtiêu thụ hàng hoá nông sản thông qua hợp đồng được 140 héc ta Đầu tư thửnghiệm cho 9 hộ người đồng bào dân tộc tại xã Đạ Sa, huyện Lạc Dươngkhoảng 5 héc ta; hiện nay chè phát triển tốt và hứa hẹn một vùng thổ nhưỡngphù hợp với các giống chè cành Đài Loan
Ban giám đốc công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của các hộ dântham gia hợp đồng với công ty, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
hộ sản xuất với năng suất và chất lượng cao nhất Xây dựng chính sách đầu
tư hợp lý như công ty đầu tư cây giống, trong đó nhà nước hỗ trợ 50% chi phítiền cây giống, 50% còn lại công ty ứng trước và sẽ trừ dần trong khoảng 3năm khi thu mua chè búp tươi, chu kỳ thu hái chè Đài Loan từ khoảng 50 đến
55 ngày một đợt Công ty ứng trước phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật và sẽthu hồi lại khi thu mua, riêng phân hữu cơ vi sinh hàng năm tổ chức bón lót 2lần, công ty sử dụng phâ dê và phân covắc thì sẽ phân bổ trừ dần trong 3 đợtthu hái Như vậy người dân có quỹ đất sản xuất chỉ phải đầu tư công chămsóc, làm cỏ, xịt thuốc, tưới và toàn bộ quy trình được cán bộ của công ty theodõi, hướng dẫn và chịu trách nhiệm trước mỗi hộ Bên cạnh đó, công ty chủđộng giúp người dân công hái chè nhằm đảm bảo thu hái đúng lượt, đúngngày, đúng kỹ thuật, chi phí thu hái 32.000 đồng/ người/ ngày, bình quân mỗingười hái khoảng 12kg chè búp tươi, đơn giá thu hái là 2.660 đồng/kg, nhưngcông ty chỉ trừ tiền thu hái với người dân là 2.000 đồng/kg Đơn giá thu muachè búp tươi Olong là 35.000 đồng, các loại chè khác là 16.000 đồng/kg vànếu chè xanh, đẹp, không sâu bệnh sẽ thưởng thêm từ 1 đến 3.000 đồng/kg
Trang 39*Ở Yên Bái, công ty cổ phần chè Liên Sơn vẫn trụ vững phát triển để trởthành hiện tượng trong giới sản xuất, kinh doanh chè ở Yên Bái
Vươn lên bằng sự nhạy bén bước vào năm 2007, mặc dù trong nhữngtháng đầu năm, có nhiều yếu tố bất lợi cho Công ty như: thời tiết khắc nghiệt,hạn hán nắng nóng kéo dài, sâu bệnh phát sinh không thuận lợi cho sinhtrưởng và phát triển của cây chè Công ty luôn cho rằng: "Doanh nghiệp cần
có sự liên kết chặt chẽ với nhà nông, nhanh nhạy nắm bắt tìm ra thị trườngtốt, đầu tư công nghệ tốt sẽ có giá bán tốt, đó chính là bí quyết của sự thànhcông" Liên kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu Có thể khẳng định sự thiết lậpmối liên kết chặt chẽ giữa Đảng bộ Công ty với Đảng bộ thị trấn Nôngtrường Liên Sơn và chính quyền, nhân dân các xã vùng lân cận trong tổ chứcthu mua nguyên liệu chè tuyết Shan cũng là một trong những yếu tố quantrọng làm nên thành công Chính vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt,nhưng vùng nguyên liệu của Công ty vẫn ít bị ảnh hưởng Công ty đã xâydựng phương án liên kết với các xã, thị trấn trong vùng nguyên liệu, ký hợpđồng bao tiêu sản phẩm với 638 hộ làm chè trong và ngoài địa bàn theoQuyết định 80/CP của Chính phủ, trong đó có 201 hộ nhận khoán vườn chètheo Nghị định 01/CP của Chính phủ Đồng thời, cung ứng vật tư, phân bón,thuốc trừ sâu, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, thu hái cho nông dân nhằmđảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và còn đầu tư hỗtrợ cho các hộ có phân hữu cơ bón cho chè, xây dựng bể chứa nước trên đồi
để có nước cho chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Doanh nghiệp còn liên kếtvới thị trấn Nông trường trường Liên Sơn và xã Sơn Lương chuyển đổi cơcấu giống chè, trồng, cải tạo diện tích chè giống cũ và trồng mới 116 ha chèBát Tiên và Phúc Vân Tiên trong vòng 3 năm (từ 2004 đến 2006) theochương trình hỗ trợ của tỉnh và huyện (www.Agro.gov.vn)
Qua đây ta thấy, Từ khi có quyết định 80 của chình phủ hầu hết cáchình thức liên kết để phát triển chè đều cho hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt
Trang 40là trong khâu chủ động về nguyên liệu của các đơn vị Trong tương laicác hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè sẽ còn pháttriển rất mạnh.
2.2.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chínhsách để thúc đẩy sự liên kết giữa cơ sở chế biến với người sản xuất nguyênliệu nông nghiệp như: Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chínhtrị khi bàn về phát triển kinh tế trang trại đã chỉ rõ: “Chú trọng liên kết giữadoanh nghiệp Nhà nước và thành phần kinh tế khác Đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, gắn với công nghiệp chế biến nghành nghề, gắn sản xuất vớitiêu thụ để hình thành liên kết công - nông nghiệp và dịch vụ và thị trường ởnông thôn để xây dựng nông thôn mới” “Nhà nước cần có chính sách khuyếnkhích phát triển hình thức kinh tế trang trại gia đình cũng như các hình thứckinh tế khác của hộ gia đình Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, cáctrang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hìnhthành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất,thu hút và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn”
Nghị quyết 09/2002/NQ-CP của Chính Phủ cũng “Khuyến khích cácdoanh nghiệp kinh doanh về chế biến, thương mại thuộc các thành phần kinh
tế mở rộng diện ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với hợp tác xã hoặc ký trựctiếp với nông dân, gắn kết cho được sản xuất với chế biến và tiêu thụ sảnphẩm trong nước và xuất khẩu”
Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khi bàn
về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng đã nhấn mạnh: “Cần