1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

75 1,3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 697,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng YênBáo cáo tốt nghiệp khóa 51 Nguyễn Hồng Thêu Liên kết là hòa nhập hay nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Theo Đuyêckhem E. (E’Durkheim), sự kết hợp hay hòa nhập một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, nhóm, phái..) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự liên kết xã hội...

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những thành tựuđáng kể, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường Đặc biệt, nhữngnăm gần đây, chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh theo hướng sản xuấthàng hóa và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nội bộ ngành nông nghiệp

Để phát triển sản xuất hàng hóa thì phương thức chăn nuôi gia công hợpđồng là một giải pháp rất hợp lý Một số nước trên thế giới như Thái Lan,Philipin, Ấn Độ đã nghiên cứu và cho thấy phương thức chăn nuôi này mang lạihiệu quả cao hơn nhiều so với chăn nuôi độc lập ở quy mô hộ nông dân

Ở Việt Nam, hình thức này mới được áp dụng trong những năm gần đây

do một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) lớn liên doanh với nướcngoài tiến hành áp dụng mô hình chăn nuôi gia công cho các hộ nông dân, đặcbiệt trong chăn nuôi gia cầm và gần đây là trong chăn nuôi lợn

Huyện Văn Giang - Tỉnh Hưng Yên là một trong những địa phương chănnuôi lợn có quy mô tương đối lớn ở miền Bắc, cung cấp một khối lượng thịt lợnkhông nhỏ cho một số thị trường tiêu thụ nhiều như Hà Nội, Hải Phòng, QuảngNinh Trên địa bàn huyện hiện nay, hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng đãbước đầu được tiến hành Công ty thức ăn chăn nuôi CP của Thái Lan đã liên kếtvới một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Mễ Sở theo hình thức gia công hợpđồng Qua thực tế cho thấy hình thức tổ chức chăn nuôi này bước đầu đã manglại tác dụng trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lợn

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay hình thức chăn nuôinày lại chưa được áp dụng rộng rãi Lý do thứ nhất là trên địa bàn huyện hiệnnay có không nhiều công ty thức ăn chăn nuôi có đủ tiềm lực để tổ chức hình

Trang 2

thức này Lý do thứ hai rất quan trọng đó là các hộ nông dân ở đây còn chăn nuôiqui mô nhỏ lẻ và quen thuộc với hình thức chăn nuôi độc lập truyền thống.

Với nhu cầu thịt lợn của người dân ngày càng cao như hiện nay thì Chínhphủ đã có một số chính sách nhằm khuyến khích ngành chăn nuôi lợn phát triển.Tuy nhiên, chính sách này hầu như chỉ chú trọng vào việc khuyến khích chochăn nuôi lợn trang trại quy mô lớn chứ chưa chú ý nhiều đến chăn nuôi quy mô

hộ gia đình

Vì vậy, nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển hình thức chăn nuôi lợnhiệu quả cho hộ gia đình, chúng tôi tìm hiểu và so sánh các hình thức liên kếttrong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay qua việc nghiên cứu

đề tài: “Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết trong chăn nuôi lợn ở huyện VănGiang thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các hình thức liên kếttrong chăn nuôi góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn cho hộ giađình thời gian tới

Trang 3

4) Đề xuất giải pháp phát triển các hình thức liên kết trong chăn nuôi gópphần nâng cao kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn cho hộ gia đình thời gian tới.

(2007-1.2.4 Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ chăn nuôi, công ty thức ăn chăn nuôi có ký kết hợp đồng chănnuôi gia công với hộ chăn nuôi

- Các chủ trương, chính sách, văn bản có liên quan

Trang 4

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số lý luận cơ bản về liên kết

2.1.1.1 Khái niệm liên kết

- Liên kết là hòa nhập hay nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa cácyếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thểcân đối Theo Đuyêckhem E (E’Durkheim), sự kết hợp hay hòa nhập một bộphận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phương thức lệ thuộc lẫn nhaucủa các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, nhóm, phái ) trongmột chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự liên kết xã hội

- Liên kết kinh tế là một trong những trình độ cao của con người, đã xuấthiện từ lâu trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong bối cảnh toàn cầu hóahiện nay, liên kết kinh tế đang trở thành nhu cầu bức xúc cho việc phát triển kinh

tế xã hội

- Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị tựnguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhấttrong trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Mục tiêu của liên kết kinh tế làtạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua quy chế hoạt động để tiếnhành phân công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết

để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ cho nhau (Từ điển thuật ngữ kinh tếcủa Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa)

Trong từ điển kinh tế học hiện đại David W.Pearce lại cho rằng “Liên kếtkinh tế chỉ tình huống mà khi các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường

là khu vực công nghiệp và nông nghiệp phối hợp hoạt động với nhau một cách

Trang 5

có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển Điềunày thường đi kèm với tăng trưởng bền vững”.

Theo tác giả Trần Văn Hiếu thì “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập,phối hợp nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức

tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trongkhuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt các tiềm năngcủa các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chều dọchoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành, trong một quốc giahay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”

Theo văn bản Quyết định số 38-HĐBT ban hành ngày 10/4/1989 kháiniệm rằng “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn

vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương,biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúcđẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất”

Như vậy có thể thấy rằng liên kết kinh tế thực chất là sự hợp tác cùng pháttriển của hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu với mục tiêu

là các bên tìm cách bù đắp sự phù hợp của mình từ sự phối hợp hoạt động vớiđối tác

Các tác nhân này thường có mối liên kết hợp tác với nhau trong các kênhphân phối Dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đếntiêu dùng mà người ta phân thành những liên kết dọc và liên kết ngang

- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân ở các mắt xich liên tiếp nhautrong sản xuất của một ngành hàng

- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ởcùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng

Trang 6

Các hình thức này được thể hiện thông qua các hình thức với các nội dung

cơ bản như: mua bán tự do trên thị trường, hợp đồng miệng (hay thỏa thuậnmiệng), hợp đồng văn bản, hiệp hội tiêu thụ sản phẩm

2.1.1.2 Đặc trưng và các nguyên tắc cơ bản của liên kết

* Đặc trưng cơ bản của liên kết:

Liên kết là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát từlợi ích kinh tế khác nhau của những chủ thể kinh tế cũng như quá trình vận độngphát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ chuyên môn,phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh

Liên kết kinh tế là những quan điểm kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặtchẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua nững thỏa thuận, hợp đồng từtrước giữa các bên tham gia liên kết Những quan hệ kinh tế nhất thời, nhữngtrao đổi ngẫu nhiên không thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế, không phải làliên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kếtvói nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết Quá trình nàyvận động, phát triển qua những nấc thang quan hệ hợp tác, liên doanh đến liênhợp, liên minh, hợp nhất lại Như vậy phân công lao động và chuyên môn hóasản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh tế, còn hợp tác hóa,liên hiệp hóa là những hình thức biểu hiện của những nấc thang, những bướcphát triển của liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động giữacác chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệpđịnh, điều lệ… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tất cả các lĩnhvực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…) Tùy theo

Trang 7

góc độ xem xét, quá trình liên kết có thể diễn ra theo liên kết ngành, liên kết giữacác thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ.

* Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế:

Liên kết kinh tế bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các chủthể tham gia không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao Đây cũngvừa là nguyên tắc cũng vừa là mục tiêu của mọi hoạt động xuyên suốt của mọiliên kết kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…) Dù được tiến hành dưới hìnhthức và mức độ nào thì các quan hệ kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu pháttriển bền vững của các bên tham gia

Liên kết kinh tế phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham giacủa các bên Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi được xây dưng trên cơ

sở tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó khăn hoặc tìm kiếmlợi ích cao hơn thông qua liên kết Chỉ khi tự nguyện tham gia các chủ thể liênkết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng nên mối quan hệ hiệuquả, bền chặt vì lợi ích chung, đồng thời đem hết khả năng cùng chịu tráchnhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết Mọi liên kết kinh tế được thiếtlập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định mang tính chủquan, áp đặt sẽ không tồn tại và không thể đem lại lợi ích cho các bên tham gia

Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liênkết Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp của cácchủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có liên quan chặt chẽ đến các lợi ích củachủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi íchtrong liên kết phải bảo đảm dân chủ và bình đẳng Dân chủ và bình đẳng trongliên kết không có nghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở đónggóp của mỗi bên Để có sự bình đẳng và dân chủ các quyết định liên kết phải

Trang 8

đảm bảo tính công khai, minh bạch và được thực hiện qua một cơ chế điều phốichung được thống nhất giữa các bên ngay từ đầu.

Kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia Trong liên kết thìlợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy, là chất keo dán lâu dài các bên tham gia.Việc chia sẻ hài hòa lợi ích có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự bền vữngcủa các liên kết nên đòi hỏi phải tìm ra một cơ chế giải quyết thích hợp Cơ chế

đó cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản và câp thiết nhất, trong từng mối liênkết, từng mặt hàng hóa và có hình thức và phương pháp giải quyết lợi ích khácnhau Ngoài ra cơ chế đó cần bảo đảm các bên tham gia được bình đẳng vớinhau về quyền lợi cũng như trách nhiệm

Các mối liên kết phải được pháp lý hóa Trong cơ chế thị trường hiện naynhiều quan hệ kinh tế được phát triển dựa trên cơ sở tin cậy lẫn nhau của cácbên tham gia Liên kết giữa họ thường xuyên và bền chặt vì các bên đều đạtđược lợi ích của mình khi tham gia Tuy nhiên, với mục tiêu hướng đến một nềnsản xuất hiện đại thì mọi quan hệ kinh tế đều phải được thể chế bằng pháp luậtdưới hình thức hợp đồng kinh tế, điều lệ, hiệp ước cua tổ chức liên kết… Khi cácmối liên kết được pháp luật hợp lý hóa, một mặt nâng cao vị thế cho các bêntham gia đồng thời là cơ sở quan trọng để ràng buộc trách nhiệm của họ cũngnhư tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi có tranh chấp phát sinh

Các nguyên tắc của liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khivận dụng vào thực tiễn cần phải được coi trọng và kết hợp hài hòa Bất cứnguyên tắc nào nếu bị vi phạm đều có thể làm cho liên kết ko đạt hiệu quả mongmuốn

2.1.2 Đặc điểm chăn nuôi lợn

2.1.2.1 Đặc điểm chăn nuôi lợn thịt

Trang 9

Lợn nuôi thịt có đặc điểm là sinh trưởng theo từng giai đoạn: Giai đoạnđầu chủ yếu phát triển về cơ, xương, tiếp theo là giai đoạn phát triển về nạc vàsau cùng là giai đoạn tích luỹ mỡ Từ những đặc điểm này nên lợn thịt đượcchăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng để đem lại hiệuquả cao nhất.

Lợn thịt thường được nuôi với số lượng lớn vì không tốn nhiều công laođộng trong điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp

Chu kỳ nuôi lợn thịt ngắn, thường 3-4 tháng, quay vòng vốn nhanh Đặcđiểm này rất có ý nghĩa trong kinh doanh Khi người nông hạch toán sơ bộ có thểquyết định vấn đề này Thậm chí khi khó khăn về vốn họ có thể vay ngân hàngvới thời gian vay từ 6 tháng đến 1 năm là có thể đáp ứng được

Tuy nhiên, nuôi lợn thịt có rủi ro lớn nếu thời điểm xuất bán giá cả giảm,gây khó khăn rất nhiều, thậm chí lỗ lớn cho người chăn nuôi Ngoài ra còn có rủi

ro về dịch bệnh

2.1.2.2 Đặc điểm chăn nuôi lợn nái

Mục tiêu chính của chăn nuôi lợn nái chửa là làm sao để lợn nái đẻ saicon, lợn con sinh ra khỏe mạnh, có khối lượng sơ sinh cao Lợn mẹ đủ dự trữ đểtiết sữa trong thời kỳ nuôi con, nếu là lợn nái đẻ lứa đầu thì cần phải tiếp tục sinhtrưởng để đạt khối lượng theo quy định

Người ta thường chia giai đoạn chửa của lợn nái ra làm hai giai đoạn:

- Chửa kỳ I: Từ khi phối giống có chửa đến 84 ngày

- Chửa kỳ II: Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày dự kiến đẻ (114 ngày)

Chăn nuôi lợn nái rất vất vả trong việc chăm sóc và tính toán cho phù hợpvấn đề phối giống, chửa đẻ, đặc biệt là giai đoạn lợn từ sau khi sinh đến khi 1-1,5 tháng tuổi dễ bị mắc bệnh hoặc chết

Trang 10

Các vấn đề thức ăn, dinh dưỡng, phòng trừ dịch bệnh cho lợn nái rất quantrọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợn con sinh ra.

Nuôi lợn nái tuy khó hơn nuôi lợn thịt vì phải chăm sóc nhiều hơn, nhất làkhi lợn mẹ mang thai nhưng cho thu lợi nhuận cao hơn Điều quan trọng nhấttrong nuôi lợn nái là phải chọn được con nái đảm bảo tiêu chuẩn như thân hìnhcân đối, mông nở, không gẫy lưng, chân không chõe ra hai bên Khi lợn con mới

ra đời cũng cần chăm sóc chu đáo vì cơ thể chúng còn yếu rất dễ mắc bệnh tiêuchảy, tụ huyết trùng

2.1.2.3 Đặc điểm chăn nuôi lợn con

Mục tiêu của chăn nuôi lợn con đó là làm sao tăng khối lượng lợn cai sữa,nâng cao tỉ lệ nuôi sống lợn con, lợn con khỏe mạnh có sức sống cao và đặc biệt

là nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn con giống hay chăn nuôi lợn con đểbán lợn thịt

Đặc điểm sinh trưởng của lợn con đó là sinh trưởng phát triển nhanh:

- Khối lượng 10 ngày tuổi tăng 2 lần khối lượng sinh sản

- Khối lượng 21 ngày tuổi tăng 4 lần khối lượng sinh sản

- Khối lượng 60 ngày tuổi tăng 12-14 lần khối lượng sinh sản

Tuy nhiên, lợn con sinh trưởng nhanh nhưng không đều: từ sơ sinh đến 21ngày tăng nhanh, sau đó chậm dần do sữa lợn mẹ giảm

Ở lợn con khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất cao, chủ yếu tăng về tổchức cơ, nên để tăng 1 kg khối lượng lợn con tiêu tốn ít thức ăn hơn ở lợn lớn

Chăn nuôi lợn con là bước tiếp theo trong hình thức chăn nuôi lợn nái bánlợn con hay chăn nuôi lợn nái bán lợn thịt Chính vì thế, chăn nuôi lợn con trựctiếp quyết định hiệu quả kinh tế của hai hình thức này

2.1.3 Khái quát về hình thức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng

Trang 11

2.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nông nghiệp

Hợp đồng là một cơ cấu quan trọng để điều phối sản xuất, phân phối, vàbán lẻ sản phẩm giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị Ở ngữcảnh nông nghiệp, Eaton và Shepherd (2001) định nghĩa hợp đồng nông nghiệp

có nghĩa là “thỏa thuận giữa những người nông dân và việc gia công và/ hay tiếpthị các công ty cho việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa trênthỏa thuận đã được ký kết thường là với giá cả đã được định trước”

Tuy nhiên, ý nghĩa chính của việc ký kết hợp đồng là họ thiết lập “nhữngquy tắc của cuộc chơi” Cụ thể, theo Syhuta và Parcell (2002), một hợp đồng(trong nông nghiệp hay các mặt khác) đưa ra những luật lệ của việc giao dịchqua việc phân bổ của ba yếu tố chính: giá trị, rủi ro và quyền quyết định Mộthợp đồng thành công do đó sẽ phân bổ giá trị, rủi ro và quyết định theo cách màhai bên cùng có lợi, lý tưởng là cùng chia sẻ rủi ro và cải tiến chất lượng và sảnxuất

Hợp đồng sẽ định rõ những chi tiết điển hình khác nhau về các điều kiệnthương mại (như giá thành, số lượng, ngày giao hàng, điều kiện thanh toán), điềukhoản đóng góp, đặc điểm sản xuất (có nghĩa là lợi ích của những việc sản xuất

cụ thể) Đồng thời, theo Klein (1996) không phải tất cả các điều khoản đều đượcghi rõ một cách chính thức vì thường có những lý do chính đáng để không viết ramột số lý do nào đó để tránh việc đình trệ hợp đồng do có những thay đổi đếnsau trong điều kiện của thị trường Tuy nhiên, trong một số trường hợp những cơchế bắt buộc, cho dù chính thức hay không chính thức, tồn tại làm trung gian chohòa giải những bàn cãi và giữ vững mối quan hệ lâu dài giữa các bên là rất quantrọng Thực vậy, khi giao dịch có nhiều rủi ro, sự linh hoạt của hợp đồng là điềuphổ biến đòi hỏi phải có những cấp bậc cao trong xã hội để củng cố lại những

mối quan hệ này (Bigsten et al., 2000).

Trang 12

Hợp đồng có khuynh hướng thực hiện tốt hơn ở nơi mà thị trường ổn định,

có nhu cầu lớn hơn về chất lượng và sự điều phối trong chuỗi giá trị Nơi mà sảnxuất ít chuyên dụng và không phân hóa, hợp đồng có thể dưới điểm cực thuận sovới hình thái thị trường mua hàng hóa do những mức cao của giá giao dịch trongviệc điều phối những nhà sản xuất nhỏ (Williamon,1989) Thêm vào đó, cần phải

có sự cân bằng về việc tập trung thị trường, năng lực, và tổ chức giữa nhữngngười tham gia chuỗi giá trị để tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ

2.1.3.2 Phân loại hợp đồng sản xuất nông nghiệp

Có nhiều loại hợp đồng khác nhau có thể được thuê phụ thuộc vào loại sảnphẩm và mối quan hệ giữa nhứng người tham gia Trong nông nghiệp, Eaton vàShepherd (2001) chỉ ra năm loại hợp đồng: Tập trung, đất đai, nhiều bên, khôngchính thức và hợp đồng trung gian Hợp đồng tập trung và hợp đồng đất đai cóhình thức rất chặt chẽ về sự phối hợp theo ngành dọc giữa người bán và ngườimua trong đó hạn ngạch được phân bổ cho người sản xuất để sản xuất số lượnghàng hóa đã được định trước Những loại hợp đồng này được áp dụng khi nhữngđòi hỏi kỹ thuật chế biến cao như trong lĩnh vực cây trồng xuất khẩu, gỗ và cácsản phẩm về thịt

Hợp đồng đất đai chỉ khác với hợp đồng tập trung ở chỗ người mua cũng

sở hữu đất đai mà đang được người sản xuất sử dụng

Hợp đồng nhiều bên bao gồm nhiều bên tham gia như chính phủ và cáccông ty cùng được phối hợp trong mối quan hệ giữa người mua và người bán

Hợp đồng không chính thức thường là những hợp đồng bằng lời nói giữacác bên để đáp ứng nhu cầu về việc sản xuất theo mùa như việc sản xuất trái cây,rau và các sản phẩm khác đòi hỏi công nghệ chế biến không nhiều

Cuối cùng, loại hợp đồng trung gian là loại hợp đồng thường được ký giữanhững người mua và những người buôn hơn là ký trực tiếp giữa người mua và

Trang 13

nhà sản xuất Những loại hợp đồng này thường được dùng trong các tình huống

có quá nhiều các nhà sản xuất để cho những người mua giám sát và do đó dẫnđến quyết định việc ký thêm hợp đồng phụ với các nhà buôn; điều này rất phổbiến ơ Việt Nam Ở loại hợp đồng này, nhà buôn và nhà sản xuất thường tácđộng lẫn nhau theo thị trường hoặc kiểu quan hệ không chính thức Những hợpđồng như thế thường mang rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất lượng ổnđịnh Những loại hợp đồng khác chắc chắn tồn tại, mặc dầu tất cả những loại hợpđồng này đều có những vấn đề cốt lõi như việc kinh doanh, giá trị và rủi ro sẽđược chia như thế nào cho rõ ràng, rành mạch

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Một số ví dụ về chăn nuôi hợp đồng ở các nước châu Á

Ở Philippines, các chủ hợp đồng thường thích ký hợp đồng với các hộchăn nuôi lợn qui mô lớn (từ 200 con trở lên) hơn là ký với các hộ chăn nuôi qui

mô nhỏ vì nó giúp họ giảm được chi phí khi phân phối các đầu vào cũng như chiphí giám sát các trại chăn nuôi Đồng thời khi ký hợp đồng với các hộ qui môlớn, các chủ hợp đồng sẽ có được sản phẩm đồng đều và đảm bảo chất lượng để

có thể cung cấp cho các siêu thị và hệ thống phân phối chính thống nhằm đạt lợinhuận cao hơn so với ký hợp đồng với các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ (Costales etal., 2007)

Dự án LEAD về “Công nghiệp hóa chăn nuôi, thương mại và các tác độngmôi trường - Sức khỏe - Xã hội” thực hiện bởi FAO và IFPRI năm 2000-2003cung cấp các thông tin ban đầu về cơ cấu chi phí và khả năng cạnh tranh của các

hộ chăn nuôi nhỏ độc lập và các cơ sở chăn nuôi quy mô trung bình tại Ấn độvới các nông dân tham gian hợp đồng liên kết Kết quả cho thấy các hộ chănnuôi gà thịt, lợn giống, và lợn thịt hiệu quả hơn các hộ chăn nuôi độc lập Ngoài

Trang 14

ra, hợp đồng liên kết là giải pháp khả thi cho các hộ chăn nuôi nhỏ cải thiện vị trícủa họ trên thị trường và tăng thu nhập, tăng sức cạnh tranh cho họ trên thịtrường chăn nuôi đầy biến động Các nghiên cứu được thực hiện bởi Mehta(2003) và Sharma (2003) cho thấy sự phát triển về thể chế, ví dụ như hợp đồng,

là yếu tố cơ bản trong phát triển chăn nuôi cho người nghèo trong điều kiện chiphí giao dịch cao trong việc mua các đầu vào và tạo uy tín chất lượng sản phẩm

(Delgado et al., 2003)

Trong nghiên cứu của Fairoze et al., (2006), các tác giả đã chỉ ra rằng các

lợi ích chủ yếu của việc chăn nuôi theo hợp đồng liên kết chủ yếu từ giảm chiphí giao dịch và đảm bảo thu nhập thường xuyên cho các hộ chăn nuôi gà thịt

Trong sản xuất sữa, Birthal et al., (2006) chứng minh rằng các hộ tham gia sản

xuất theo hợp đồng liên kết thu được lợi nhuận cao hơn các hộ sản xuất tự do,với các lợi ích chủ yếu là giảm chi phí giao dịch và các hỗ trợ dịch vụ và kỹthuật từ các bên tham gia liên kết

2.2.2 Một số kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam

Nghị định 80 của Chính phủ (tháng 6 năm 2002) xúc tiến bán hàng nôngsản thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp Nhà nước và hộ nông dân Theothống kê của Bộ Nông nghiệp, trong nửa cuối năm 2002, sau khi có Nghị định

80, các doanh nghỉệp đã ký hợp đồng mua hàng nông sản với số lượng diện tíchtrồng lúa trên một triệu ha, chiếm 40% tổng sản lượng thóc; 50% tổng sản lượngchè, 90% bông và sữa tươi; 70% sản lượng mía đường Thành tựu này là nhờ vào

sự phối hợp hiệu quả giữa Nhà nước, tư nhân, các nhà nghiên cứu và hộ nôngdân, thông qua hợp tác “bốn nhà”

Chính phủ cũng khuyến khích thành lập và hỗ trợ hoạt động của các hợptác xã theo luật “Hợp tác xã” mới ban hành năm 1997 Chính các hợp tác xã kiểu

Trang 15

mới này là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm giúp nông dân yên tâmsản xuất và bán sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đã ký kếtvới sự trung gian của các hợp tác xã

Một ví dụ điển hình đó là liên minh các hợp tác xã chuyên ngành sản xuấtthịt lợn chất lượng cao tại Hải Dương Đây là dựa án hỗ trợ thành lập các hợp tác

xã chăn nuôi lợn ở tỉnh Hải Dương của bộ môn hệ thống nông nghiệp (Việnkhoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam) Trong liên minh, nông dân đã thamgia các dịch vụ thú y, chế biến thức ăn, vay ngân hàng, và bán đầu vào - đầu ra.Nông dân trong mỗi nhóm có một mục tiêu chung là xây dựng quy trình kỹ thuậtsản xuất tập thể nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều trong nhóm.Điều này giúp nông dân tổ chức bán hàng chung thông qua nhóm trong hệ thốnghợp đồng

Sản phẩm lúa Tám xoan Hải Hậu (Nam Định), sản phẩm mang tính truyềnthống về văn hóa và tinh thần của người dân Hải Hậu cũng đã được nâng caochất lượng và thương hiệu thông qua việc thành lập Hiệp hội sản xuất và kinhdoanh lúa Tám xoan Hải Hậu Hiệp hội đã hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện

và hỗ trợ nhau trong sản xuất, chế biến Chính sự ra đời và hoạt động của Hiệphội đã thúc đẩy các hợp đồng được ký kết nhiều hơn

Tại An Giang, mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện từnăm 2001 Theo Nguyễn Tri Khiêm (2005), để giúp nông dân, nhà chế biến, vàthương nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chính quyền tỉnh đưa ra 6 loạihợp đồng (đánh giá qua việc xác định giá) ở các mức độ khác nhau, đó là (a) hợpđồng với giá cả thỏa thuận tại thời điểm giao hàng, (b) hợp đồng với giá sàn, (c)hợp đồng với giá cố định, (d) hợp đồng với việc cung cấp các đầu vào cho sảnxuất và mua lại sản phẩm với giá cố định, (e) hợp đồng cho chăn nuôi gia súc, và(g) hợp đồng với các chi phí được bảo đảm và giá mua theo chỉ dẫn Tùy vào đặc

Trang 16

điểm của từng mặt hàng và mức độ tin cậy của đối tác mà các bên tham gia kýkết theo phương thức nào

Việc ban hành Nghị định 80 của Chính phủ đã cố gắng phát huy lợi íchcủa hợp đồng để cải thiện việc mua bán và năng suất trong nền kinh tế nôngthôn Chính phủ đã cố gắng tạo ra những khuyến khích cho các bên tham gia hợpđồng bằng việc tạo nên những cơ hội thuận lợi đối với tài chính, đất đai và cơ sở

hạ tầng

Tuy nhiên, vẫn còn ba nhân tố chủ quan làm cho hình thức sản xuất nôngnghiệp theo hợp đồng ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ Thứ nhất, nông dânđược cho là người không thực hiện đúng các cam kết khi có các thương nhânkhác mua sản phẩm với mức giá cao hơn (ví dụ như trong trường hợp của các hộtrồng sắn) Thứ hai, khi có mức cung dồi dào từ người sản xuất, các thương nhânthường đưa ra các chuẩn về chất lượng chặt chẽ hơn và nhà chế biến có thể từchối các sản phẩm họ không muốn mua của nông dân Thứ ba, kiến thức về cácnghĩa vụ trong hợp đồng thường thiếu nên việc vi phạm hợp đồng rất hay xảy ra

Qua việc xem xét thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở ViệtNam, MPDF/IFC, ADB và CIEM đánh giá rằng có bốn yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến việc phát triển thành công mô hình này ở Việt Nam

Một là, mối quan hệ rõ ràng và chặt chẽ giữa các bên trong hợp đồng sẽgiúp sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thành công hơn Quan hệ này thể hiệnquan hệ hợp tác và các điều kiện ưu đãi trong hợp đồng Quan hệ hợp đồng phảiđược coi là quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia, chứ không phải là quan hệcạnh tranh, hay quan hệ bóc lột giữa bên này đối với bên kia Theo ông Lê VănTam - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty mía đường Lam Sơn, mấu chốt để thựchiện hợp đồng nhanh chóng là độ tin cậy lẫn nhau giữa nhà máy và nông dân,nhà máy phải thực sự coi nông dân là người nhà, hiểu rằng lợi ích của nhà máy

Trang 17

luôn gắn chặt với lợi ích của nông dân Các bên đối tác cũng cần phải dành chonhau một số ưu đãi nhất định để duy trì và khuyến khích quan hệ hợp đồng pháttriển trong tương lai Mức thanh toán và các điều kiện đàm phán phải hấp dẫnđối với cả người mua và người bán Một hình thức ưu đãi khác là chia sẻ quyền

sở hữu và đồng nhất lợi ích của cả hai bên

Hai là, nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thông quamột tổ chức đại diện sẽ hiệu quả hơn Thực tế, một công ty không thể trực tiếp

ký hợp đồng với hàng ngàn hộ nông dân để bao tiêu sản phẩm nên hợp tác xãhoặc bất kỳ tổ chức của nông dân nào cần đại diện cho nông dân để thoả thuận

và ký kết hợp đồng với công ty có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng TạiViệt Nam, có nhiều hình thức tổ chức chính thức và không chính thức của nôngdân như nhóm nông dân, câu lạc bộ nông dân, và nhóm cộng đồng Tuy nhiên,hình thức tổ chức của nông dân có tư cách pháp nhân cao nhất và có khả năng kýhợp đồng nông nghiệp là hợp tác xã

Ba là, sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng không phải là mô hình phù hợpcho tất cả các loại sản phẩm và ở mọi hoàn cảnh Nhìn chung, mô hình này sẽhoạt động tốt hơn đối với các sản phẩm đặc thù Ngoài ra là các sản phẩm đặcsản thường có nhãn hiệu hàng hóa, ch t lượng ổn định và giá cả ít biến động Cóthương hiệu thì lợi nhuận mang lại cho cả hai bên sẽ cùng tăng lên, sự liên kết sẽchặt chẽ, hiệu quả và lâu bền hơn Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hợpđồng ở Việt Nam cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các hợp đồng sản xuất những nôngsản không đặc thù là thành công Do vậy, không thể áp dụng mô hình sản xuấtnông nghiệp theo hợp đồng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.Việc quyết định có áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng haykhông cần phải dựa vào điều kiện thực tế tại từng địa phương

Trang 18

Bốn là, phương thức hợp đồng cần phải phù hợp với điều kiện của cácbên Đối với hợp đồng giữa hợp tác xã và hộ nông dân (có thể là hợp tác xã kýhàng ngàn hợp đồng như vậy mỗi năm) thì hợp đồng càng đơn giản càng tốt.Trong điều kiện Việt Nam, việc ký kết hợp đồng sẽ hiệu quả và dễ thành cônghơn nếu hợp đồng có điều khoản rõ ràng quy định thời điểm có thể thảo luận lạicác điều kiện hợp đồng Những thời điểm này có thể là: trước khi hợp đồng cóhiệu lực, 2 tuần trước khi thu hoạch và khi thu hoạch Điều khoản như vậy sẽcho phép quan hệ hợp đồng linh hoạt hơn và giảm khả năng phá hợp đồng Hợpđồng nên có những điều khoản mang tính ưu đãi để tạo động lực thu hút cả haibên tham gia hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản về giá cả và thanh toán.

Trong bối cảnh Việt Nam, người nông dân thường thích nhận tiền mặthơn; vì thế, điều khoản thanh toán bằng tiền mặt sẽ khuyến khích người nôngdân thực hiện đúng hợp đồng Trong nhiều trường hợp, các điều khoản quy địnhgiá linh hoạt có thể là giá thị trường cộng thêm phần trăm ưu đãi nào đó - sẽkhuyến khích người cung cấp giữ đúng cam kết thực hiện hợp đồng Cuối cùng,hợp đồng phải công bằng và chia sẻ rủi ro cho tất cả các bên

2.2.3 Tình hình chăn nuôi lợn của Việt nam

So với các loài gia súc khác thì lợn vẫn là đối tượng được người dân ViệtNam chăn nuôi nhiều nhất và sản phẩm thịt lợn được nhiều người tiêu dùng ưachuộng (ở nước ta thịt lợn được dùng làm thực phẩm chiếm đến 75%) Chănnuôi lợn ở nước ta đã có từ rất lâu đời và trở thành tập quán sản xuất của nhândân Trong khu vực nông thôn, các hộ gia đình nông dân phần lớn có nuôi lợnquy mô nhiều hay ít

Trong giai đoạn năm 2001 đến năm 2005 đàn lợn trong cả nước có tốc độtăng trưởng nhanh Tổng đàn từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 27,43 triệu con

Trang 19

năm 2005, tăng bình quân là 6,3%/năm Đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệucon, chiếm 14,2% tổng đàn Trong tổng đàn nái có khoảng 372 ngàn con náingoại, chiếm 9,6%; nái lai khoảng 2.990 ngàn con và nái nội khoảng 520 ngàncon Năm 2006, đàn lợn nái tăng lên 4,33 triệu con

Tuy nhiên, từ năm 2005 đến năm 2007, đàn lợn tổng đàn lợn cả nước có

xu hướng giảm Nguyên nhân là do dịch bệnh “tai xanh” đã gây thiệt hại lớn chongười chăn nuôi nên họ đã từ bỏ hoặc giảm số lượng chăn nuôi Từ năm 2008tổng đàn lợn lại có xu hướng tăng

Bảng 2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam năm 2005 đến 2009

hải miền Trung 6526,4 6244,6 6148,5 5880,0 5897,4

Về chăn nuôi truyền thống, tận dụng, đây là phương thức chăn nuôi đangtồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; chiếm khoảng 75-80% về đầu con,nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 65-70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả

Trang 20

nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tậndụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sảnphẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì, );con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao (F1: náinội x đực ngoại); năng suất chăn nuôi thấp, trọng lượng xuất chuồng bình quândưới 50 kg/con.

Bên cạnh phương thức chăn nuôi phổ biến trên thì phương thức chăn nuôigia trại cũng là phương thức phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (TháiBình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, ) và phát triển mạnh trongnhững năm gần đây; chiếm khoảng 10-15% đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến

là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩmnông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn; congiống chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu lợn ngoại trở lên; công tác thú y vàchuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suấtchăn nuôi đã có tiến bộ Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75 kg/con

Trong mấy năm gần đây, phương thức chăn nuôi trang trại đang được pháttriển mạnh, đặc biệt các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và Đồngbằng sông Cửu Long (ĐNB có 2.268 trang trại, ĐBSH có 1.254 trang trại,ĐBSCL có 748 trang trại); chiếm khoảng 10% về đầu con, 20-25% về sản lượngthịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trườnghợp 11 ngàn lợn nái bố mẹ/1 trại); hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; congiống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu; các công nghệ chuồng trại như:chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con,

hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động, đã được áp dụng; năng suất chănnuôi cao, khối lượng xuất chuồng bình quân 80-85 kg/con

Trang 21

2.2.4 Tiêu dùng thịt lợn ở Việt nam

Ngày nay, thịt lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu thức ăn củacác gia đình mà không loại thịt nào có thể thay thế được Điều này được giảithích bởi khẩu vị người Việt Nam, bở hàm lượng dinh dưỡng khá cân đối trongthịt lơn, bởi giá cả tương đối phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.Đặc biệt, trong những năm gần đây, thu nhập người dân ngày càng tăng thì xuhướng tiêu dùng thịt nói chung và thịt lợn nói riêng càng tăng

Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu dùng thịt bình quân nhân khẩu đã tănggấp đôi trong vòng 15 năm từ 1990 đến 2005 Theo số liệu của FAO mức tiêudùng thịt lợn bình quân tăng nhanh từ khoảng 11 kg/người năm 1990 lên 16,5kg/người năm 2000 và xấp xỉ 24 kg/người năm 2005; trong khi tiêu dùng cácloại thịt khác đều ở mức thấp khoảng 2,5 – 4,8 kg/người/năm

Tuy nhiên, đến năm 2007, do có dịch lợn “tai xanh” nên lượng thịt lợntiêu thụ giảm còn 18,3 kg/người, giảm 0,4 kg, tương đương 0,3% so với năm

2006 Đến năm 2008, trước thông tin về dịch cúm A/H1N1 vào tháng 4 thì lượngthịt lợn tiêu dùng lại có xu hướng giảm Tuy nhiên sau khi thông tin cúmA/H1N1 được xác định thì lượng tiêu dùng thịt lợn đã tăng trở lại và giữ mứctương đối ổn định đến hết năm 2009

2.2.5 Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2007: “Nghiên cứu các hình thức tổ

chức sản xuất và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam” của TS.

Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự đã điều tra, mô tả và đánh giá các hình thức sảnxuất tại các hộ chăn nuôi lợn hiện nay; đồng thời tổng hợp, tính toán, phân tích

và so sánh các chi phí sản xuất và thu nhập, phân tích các ưu nhược điểm, cơ hội

và thách thức đối với các hình thức tổ chức và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở

Trang 22

miền Bắc nước ta Đề tài chỉ ra rằng ở miền Bắc nước ta tồn tại ba hình thức tổchức hợp tác trong chăn nuôi lợn: Hình thức chăn nuôi có hợp đồng chính thốngvới các chủ hợp đồng là các công ty CP (Thái Lan) và Japffa comfeed(Indonesia), hình thức chăn nuôi có hợp đồng phi chính thống giữa người chănnuôi với các hợp tác xã hoặc các tư thương cung cấp dịch vụ đầu vào/tiêu thụ sảnphẩm cho người chăn nuôi, và các hộ chăn nuôi độc lập với nhiều qui mô khácnhau Trong ba hình thức đó thì hình thức chăn nuôi gia công hợp đồng cho cáccông ty liên doanh là hình thức mang lại hiệu quả cao hơn so với hai hình thứccòn lại, tuy nhiên nó đòi hỏi vốn lớn, khả năng quản lý cao.

- Đề tài thạc sĩ kinh tế, 2006: “Nghiên cứu các mối liên kết trong các hợp

tác xã chăn nuôi lợn thịt ở huyện Nam Sách, Hải Dương” của Nguyễn Văn Hải

nghiên cứu, đánh giá thực trạng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm của hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt liên kết Đề tài chỉ ra những yếu tố ảnhhưởng đến các mối liên kết của hợp tác xã chăn nuôi, bao gồm những hạn chếtrong tổ chức hoạt động của hợp tác xã và những yếu tố cản trở các hộ chăn nuôiđơn lẻ tham gia vào các mối liên kết Luận án cũng đề xuất những giải pháp đểnhằm tăng cương hoàn thiện các mối liên kết

- Đề tài thạc sỹ kinh tế, 2005: “Ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện

Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của Lê Ngọc Hướng đã mô tả, đánh giá thực trạng

hoạt động và mối quan hệ của các tác nhân tham gia ngành hàng thịt lợn, so sánhhiệu quả kinh tế - tài chính của các tác nhân tham gia và đề xuất giải pháp nhằmphát triển ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Trang 23

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, nằm trong tamgiác phát triển phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cách Thủ đô HàNội khoảng 10 km về phía Đông Nam, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp huyện GiaLâm - Hà Nội Đây là vị trí vô cùng thuận lợi về tiếp thu khoa học kỹ thuật, giaothương hàng hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Về ranh giới hànhchính:

- Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội

- Phía Nam giáp huyện Khoái Châu và Yên Mỹ

- Phía Đông giáp huyện Văn Lâm

- Phía Tây giáp tỉnh Hà Tây cũ

Như vậy, với vị trí nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phụ cận với khu côngnghiệp Sài Đồng, Như Quỳnh và làng nghề Bát Tràng, đồng thời lại nằm kềtuyến giao thông đường thủy sông Hồng, nằm không xa quốc lộ 5 thì huyện VănGiang rất thuận lợi trong việc phát triển một nền kinh tế toàn diện, một nền nôngnghiệp hàng hóa, nhất là các mặt hàng tươi sống phục vụ thị trường Hà Nội vàcác khu công nghiệp, làng nghề

3.1.1.2 Địa hình

Trang 24

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằngphẳng Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời TựĐức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải caothấp khác nhau theo dạng hình sóng Đất có địa hình cao thuộc các xã XuânQuan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang Đất cóđịa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ vàVĩnh Khúc.

Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng cácsản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thờicòn có tiềm năng phát triển đô thị

3.1.1.3 Thủy văn

Đất đai của huyện chịu ảnh hưởng của nguồn nước chính là lưu lượngdòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương, sông ngòiphân bố trên địa bàn huyện như sông Đồng Quê, sông Ngưu Giang, sông Tam

Bá Hiển, kênh Đông, kênh Tây …

Có thể thấy đây là những điều kiện rất thuận lợi cho huyện Văn Giangphát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồngvật nuôi

3.1.1.4 Đất đai

Huyện Văn Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.179,2 ha, trong đódiện tích đất nông nghiệp là 5.001,25 ha, chiếm 69,94% Bình quân đất canh táctrên đầu người thấp Tốc độ phát triển giao thông, công nghiệp, đô thị nhanh đãdần thu hẹp diện tích đất nông nghiệp Địa hình đất đai cũng không đồng nhất,toàn huyện có 746,93 ha đất canh tác ngoài đê, chịu ảnh hưởng trực tiếp củanước sông Hồng mùa mưa lũ

Trang 25

Hiện nay, huyện Văn Giang không còn đất bằng chưa sử dụng, rất nhiều

hộ đã chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác cây hàng năm sang trồng câylâu năm như cây ăn quả, cây cảnh do giá trị và lợi ích kinh tế cao mà chúngmang lại

3.1.1.5 Khí hậu

Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt Tuy nhiên nềnnhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C).Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250

-280C Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150

-210C

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1450 giờ, số ngày nắngtrung bình trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình trong mùa hè từ 6 – 7giờ trong ngày, mùa đông từ 3 – 4 giờ nắng trong ngày

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1575 mm nhưng phân bốkhông đồng đều trong năm Năm có lượng mưa cao nhất là 2400 mm (năm1994), năm thấp nhất là 1050 mm (năm 1993) Nhìn chung lượng mưa tập trungchủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, các tháng 7, 8, 9 chiếm 60% lượng mưa cả năm

Mưa tập trung và phân hóa theo mùa Mùa hè thường có mưa to bão lớngây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất đời sống và môi sinh trên địa bàn huyện.Mùa đông thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít làm cho nước ở các ao hồcạn, không đủ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp

Về hiện tượng gió bão, huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nóichung đều chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Đông Bắc thổi vàomùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa hè Hàng năm, vào tháng 5, 6, 7 cònxuất hiện các đợt gió khô nóng

Trang 26

Độ ẩm không khí của huyện tương đối cao, trung bình khoảng 85%, thángcao nhất 92%, tháng thấp nhất là 79% Như vậy, Văn Giang có khí hậu đặc trưng

là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh về mùa đông, thích hợp với nhiềuloại cây trồng, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng Tuy nhiên,bên cạnh đó cũng cần có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xácđịnh cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mứcsống của nhân dân

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số toàn huyện Văn Giang đến tháng 11/2009 là 100.186 người, trong

đó, số nhân khẩu nông nghiệp là 97.637 người Tốc độ tăng dân số bình quânqua 3 năm của huyện tương đối thấp (1%) Số người trong độ tuổi lao động là42.350 người, lao động nông nghiệp là 32.448 người, chiếm 85,6 % số ngườitrong độ tuổi lao động, điều này cho thấy Văn Giang vẫn là huyện mà nôngnghiệp là ngành nghề chiếm vị trí chủ yếu

Tuy số lao động trong ngành nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưngdiện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người lại tương đối thấp (chỉ đạt0,156 ha hay 156 m2 và đang có xu hướng giảm dần do có sự tăng lên về dân số

và việc đất nông nghiệp bị sử dụng vào quy hoạch khu công nghiệp mới

Văn Giang là huyện có truyền thống sản xuất nông nghiệp tương đối lâuđời nên lao động ở đây có kinh nghiệm và tay nghề khá cao, đặc biệt là các vùngchuyên trồng cây ăn quả và cây cảnh Thêm vào đó, người dân Văn Giang cũngrất cần cù chịu khó, nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới vào sảnxuất nông nghiệp Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo chuyên môn còn thấp,phần lớn lao động nông nghiệp đều làm theo kinh nghiệm

Trang 27

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2007-2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 08/07 Tốc độ phát triển 09/08 BQ

1 Tổng dân số người 98172 99187 100186 101,03 101,0

1 101,02Trong đó khẩu NN người 95692 9664

• Bưu chính viễn thông

Trong những năm qua dịch vụ bưu chính viễn thông của huyện ngày càngđược mở rộng và phát triển Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh lĩnh vựcviễn thông trên địa bàn, toàn huyện có 7 tổng đài với trên 320km cáp các loại,năm 2009 lắp đặt thêm 1.950 máy, nâng tổng số thuê bao toàn huyện lên 42.679máy, đạt 42,6 máy/100 dân Số báo phát hành trong năm là 409.500 tờ (cuốn).Doanh thu 12.550 triệu đồng

• Điện, nước và hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Trang 28

Có thể thấy, hệ thống điện trong toàn huyện rất hoàn thiện, toàn bộ 100%

số hộ gia đình trong huyện đều có điện sử dụng Một số khu trang trại, khu sảnxuất ngoài đồng cũng đã có điện sử dụng phục vụ cho sản xuất Tuy nhiên, mạnglưới điện ở một số nơi đã bị xuống cấp, trang thiết bị còn lạc hậu, chất lượngphục vụ về dịch vụ điện một số nơi còn chưa cao

Hiện nay, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng từnguồn nước của sông Hồng, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh việcphục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi Một số ít khu vực sử dụngnước ngầm khai thác từ các giếng khoan, chất lượng nước đảm bảo cho phục vụsản xuất

Nhìn chung, hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp của huyện Văn Giangtương đối hoàn thiện và có chất lượng

• Giao thông

Huyện Văn Giang có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh Hệ thốngđường 179, 205, 207 và đường đê sông Hồng là những trục giao thống chính nốiliền huyện với các trung tâm kinh tế xã hội của miền Bắc Bên cạnh đó, đườnggiao thông liên xã và liên huyện cũng ngày càng được hoàn thiện, thuận tiện chovận tải cơ giới Hệ thống giao thông nội đồng đang dần từng bước được cảithiện, đảm bảo cho giao thông cơ giới thuận tiện Tất cả hệ thống giao thông trêntạo cho huyện có nhiều thuận lợi về vận chuyển giao thương hàng hoá

Năm 2009 hoàn thành các dự án: Cải tạo, nâng cấp đường 205B đoạn từnghĩa trang liệt sỹ đến thôn Ngọc Bộ, xã Long Hưng; Triển khai dự án cải tạo,nâng cấp đường 207C đoạn từ km 0 + 00 ÷ km 4 + 069

Cũng trong năm 2009, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giaođất cho chủ đầu tư thực hiện dự án: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng,đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội (đoạn trong khu đô thị), đường

Trang 29

dây 500 KV Quảng Ninh – Thường Tín Tập trung triển khai công tác giải phóngmặt bằng dự án: khu tái định cư đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và điềuchỉnh quy hoạch chung huyện lỵ Văn Giang.

Vận tải hàng hoá: Năm 2006 vận tải hàng hoá ước 345.366 tấn, khối lượngluân chuyển hàng hoá 13.767.751 tấn/km; vận chuyển hành khách 486.729 lượtngười, hành khách luân chuyển 8.988.006 lượt người/km

Bảng 3.2 Hiện trạng hệ thống giao thông của huyện 2007 - 2009

Chỉ tiêu

SL(km)

Tỷ lệ(%)

SL(km)

Tỷ lệ(%)

SL(km)

Tỷ lệ(%)

1 Đường do TW và tỉnh quản lý 25,6 100 27,8 100 28,9 100Đường được nâng cấp hoặc sửa

Chưa được rải nhựa 9,5 26,61 10,9 28,68 11,4 28,79

3 Giao thông nông thôn 408,5 100 409 100 410,1 100

Nguồn: Số liệu thống kê phòng Giao thông, phòng NN&PTNT huyện Văn Giang

• Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Chất lượng khám và điều trị bệnh ngày càng được nâng lên, năm 2009 có27.198 lượt người đến khám và điều trị bệnh tại trung tâm y tế Công tác phòng

và chống dịch bệnh cũng được tăng cường trên địa bàn huyện Huyện đã tổ chức

Trang 30

tập huấn cho 11 trạm trưởng y tế xã, thị trấn và cán bộ y tế thôn về phòng chốngdịch cúm A (H1N1), sốt xuất huyết và dịch tiêu chảy cấp, đòng thời tổ chứcphun hóa chất phòng chống dịch cúm A ở một số xã và cơ sở có nguy cơ caobùng phát dịch.

Công tác dân số, gia đình và trẻ em được duy trì thường xuyên Tuy nhiên,

do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên tỷ lệ sinh con thứ bavẫn ở mức cao Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 1%, tỷ lệ sinh con thứ ba

là 10,3%, tăng 0,6% so với năm 2008

• Giáo dục – đào tạo

Hệ thống giáo dục – đào tạo của huyện luôn ổn định về số lượng và chấtlượng Năm học 2008 – 2009, toàn huyện có 98 học sinh bậc THCS, THPT đạtgiải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 745 học sinh thi đỗ Đại học, Cao đẳng

Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THPT đạt 97,2%, bổ túc THPT đạt 88,8%, tốt nghiệpTHCS là 98,3% Tính đến ngày 20/11/2009, tòan huyện có 15 trường đạt chuẩn

Cơ sở vật chất cho giáo dục ngày càng được tăng cường, tỷ lệ phòng họckiên cố cao tầng bậc học: Mầm non là 44,5%; Tiểu học là 78,5%; THCS là 90%;THPT là 93,1% Chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học giai đoạn 2008 –

2012 đang được triển khai tại một số xã trên địa bàn huyện

• Văn hóa – thông tin – thể thao

Các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền cổ động chào mừng cácngày lễ lớn của đất nước và địa phương được duy trì thường xuyên Đài truyềnthanh tăng cường thời lượng phát sóng, chất lượng tin bài được nâng lên, phục

vụ tốt công tác tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn, ngày truyền thống củacác ngành, đoàn thể và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa, cơquan văn hóa được triển khai ngày càng sâu rộng, chất lượng được nâng lên

Trang 31

Toàn huyện hiện có 57/79 làng văn hóa, 41/45 cơ quan, đơn vị và 19.156 giađình văn hóa

Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn huyện trong những năm gần đâyrất phát triển, thu hút 22,9% dân số và 9,4% số hộ tham gia luyện tập thể thao

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Trong những năm qua, với tinh thần đổi mới, kinh tế huyện Văn Giang đãphát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng khá Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh

tế của huyện thì nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao (Đồ thị 1) Vì thế, trong nhữngnăm tới, huyện cần có những chính sách kinh tế phù hợp để nâng cao tỷ trọngcủa ngành công nghiệp và dịch vụ

Đồ thị 1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Văn Giang từ năm 2007 – 2009

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển kinh tế của huyện Văn

Giang năm 2007 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng(%)

08/07 09/08 BQ

Trang 32

III Một số chỉ tiêu phân tích

*Thu nhập bình quân đầu người trđ 9,20 11,00 12,50 119,56 113,64 116,56 *Giá trị thu/ ha đất canh tác trđ 63 62 79,20 98,41 127,74 112,11

Nguồn: Phòng Thống kê, phòng Kế hoạch và đầu tư huyện Văn Giang

3.1.3 Tình hình chăn nuôi của huyện

3.1.3.1 Tình hình chăn nuôi chung của huyện

Chăn nuôi là một thế mạnh trong ngành nông nghiệp của huyện VănGiang nên vì thế mọi công tác, hoạt động liên quan đến chăn nuôi được huyệnrất chú ý Các chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “Sind hóa” đàn bò, chương trình

hỗ trợ tiêm vắcin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm…luôn được sự quan tâm, chỉđạo của Huyện ủy, UBND huyện và sự chỉ đạo chuyên môn của sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên Nhờ vậy mà các chương trình đã dượctriển khai thực hiện tốt, góp phần thúc đẩy cho chăn nuôi của huyện phát triểnmạnh

Trong những năm qua, tốc độ phát triển chăn nuôi hàng năm đều đạt trên10% Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2009 đạt 70,5%, ở mức523.700 triệu đồng Tổng đàn lợn đạt 85.206 con, đàn trâu 37 con, đàn bò 1.732con, đàn gia cầm 164.000 con Chất lượng con giống ngày càng được cải thiện,sản xuất phát triển mạnh theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường Sản xuấtchăn nuôi theo hướng trang trại ngày càng phát triển, đến năm 2009, toàn huyện

Trang 33

đã có hơn 300 trang trại chăn nuôi hoặc chăn nuôi kết hợp trong mô hình VAC.Kiến thức và kỹ năng của người chăn nuôi ngày càng cao do thường xuyên đượctập huấn kỹ thuật qua các lớp và câu lạc bộ khuyên nông.

Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Giang từ năm 2007 - 2009

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Văn Giang

3.1.3.2 Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Văn Giang từ năm 2007 - 2009

Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009, tổng đàn lợn phát triển với tốc độtrung bình 6,11%/năm, trong khi đó tốc độ phát triển của sản lượng thịt hơi xuấtchuồng lên tới 22,02% Điều đó cho thấy trọng lượng xuất chuồng bình quântăng lên đáng kể Có được điều này là do chất lượng đàn lợn ngày càng đượcnâng cao, hầu hết sử dụng giống lợn ngoại có khả năng tăng trưởng mạnh Bêncạnh đó chất lượng thịt cũng ngày được nâng cao theo chương trình “nạc hóađàn lợn”, tỷ lệ lợn hướng nạc năm 2009 chiếm 97,26%

Bảng 3.5 Tình hình chăn nuôi lợn giai đoạn 2007 – 2009

Trang 34

Trong đó: Lợn hướng nạc Con 71248 75823 82785 76619+ Tỷ lệ lợn hướng nạc % 94,16 95,45 97,26 95,62

2 Sản lượng thịt hơi tấn 10240 11487 15248 12325

4 Tỷ lệ tăng sản lượng % 112,18 132,74 122,03

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Văn Giang

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu cho đề tài dựa trên các tiêu chí: xã đạidiện phải có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất, có hình thức chăn nuôi gia công hợpđồng, chăn nuôi hộ gia đình Qua tìm hiểu, xem xét về thực trạng chăn nuôi lợn

ở các xã thì đề tài đã chọn 3 xã đáp ứng được các tiêu chí trên, đó là thị trấn VănGiang, xã Nghĩa Trụ và xã Mễ Sở

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng các thông tin, số liệu có sẵn phục vụ cho đề tài từ các sách,báo, tạp chí, ấn phẩm, các nghiên cứu khoa học, các sổ sách và tài liệu thống kêcủa xã, huyện

Thông qua các tài liệu trên chúng tôi thu thập được các cơ sở lý luận; cácthông tin về thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở các nước châu Á

và Việt Nam; thông tin, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hìnhchăn nuôi lợn của huyện và một số thông tin cần thiết khác

Các thông tin, số liệu này được thu thập bằng cách tìm, sao chép và tríchdẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua hai phương pháp:

Trang 35

- Phiếu điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra 80 hộ trong 3 xã với nộidung thu thập là các thông tin về tình hình liên kết trong chăn nuôi lợn.

- Phỏng vấn trực tiếp: Chúng tôi phỏng vấn một số hộ làm dịch vụ phục vụchăn nuôi lợn (bán thức ăn gia súc, vac xin và thuốc thú y, cán bộ thú y cơ sở) vàcác hộ tư thương thu mua, giết mổ

3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Với những số liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp bằngExcel và xử lý dựa trên phương pháp phân tổ thống kê

3.2.4 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê (tuyệt đối, tương đối), phương pháp thống

kê mô tả với các chỉ tiêu số bình quân, tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển nhằm

mô tả tình hình phát triển chăn nuôi lợn của Việt Nam, của huyện Văn Giangtrong thời gian qua

- Phương pháp phân tổ thống kê

Để so sánh kết quả và hiệu quả của các hình thức chăn nuôi lợn khác nhau,

đề tài dùng phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu chí sau:

Theo hình thức liên kết chăn nuôi, chia ra:

 Hộ chăn nuôi theo hợp đồng chính thống

 Hộ chăn nuôi theo hợp đồng không chính thống

 Hộ chăn nuôi độc lập

Theo phương thức chăn nuôi, chia ra:

 Hộ nuôi lợn nái bán lợn con (thuần túy nuôi lợn nái bán lợn con làm lợngiống cho các hộ khác);

Trang 36

 Hộ nuôi lợn nái bán lợn thịt (chăn nuôi khép kín từ lợn nái đến lợn thịt,không bán lợn con giống)

 Hộ nuôi thuần túy lợn thịt (mua lợn con giống từ các hộ khác và nuôi đểbán lơn thịt);

 Hộ nuôi kết hợp (kết hợp nuôi lợn nái để bán lợn con giống và nuôi lợnthịt, mua thêm lợn giống về nuôi lợn thịt khi thiếu)

- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.

Dùng để đánh giá, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của các hìnhthức chăn nuôi lợn khác nhau

3.3 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu biểu hiện điều kiên sản xuất kinh doanh

- Diện tích chuồng trại (m2)

- Vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn (1000 đồng)

- Tổng số lao động của gia đình (người)

- Lao động sử dụng cho chăn nuôi (người)

3.3.2 Nhóm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

- Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân 1 con (kg)

- Giá bán 1kg lợn hơi (1000 đồng)

3.3.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng

- Giá lợn giống (1000 đồng/kg)

- Giá lợn hơi xuất chuồng (1000 đồng/kg)

- Vốn và cơ sở vật chất huy động chăn nuôi lợn

- Số lao động có khả năng huy động

Trang 37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn

Giang

Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Giang tồn tại 3 hình thức liên kết trongchăn nuôi Đó là hình thức chăn nuôi hợp đồng chính thống với công ty cám CPcủa Thái Lan Thứ hai, hình thức chăn nuôi hợp đồng phi chính thống với tưthương cung cấp dịch vụ đầu vào/tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi Thứ

ba, hộ chăn nuôi độc lập với nhiều quy mô khác nhau từ chăn nuôi tận dụng đếnchăn nuôi theo xu hướng thị trường và chăn nuôi trang trại

4.1.1 Chăn nuôi hợp đồng chính thống

Chăn nuôi hợp đồng chính thống (hay còn gọi là chăn nuôi gia công hợpđồng) xuất hiện ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang từ năm 2002 do công ty cám CPcủa Thái Lan cung cấp Phương thức chăn nuôi đang sử dụng trong hình thứcnày là phương thức nuôi lợn con từ khi cai sữa đến khi xuất chuồng Đối vớihình thức này, công ty chủ hợp đồng sẽ cung cấp lợn giống, thức ăn, kỹ thuật vàthuốc thú y cho người chăn nuôi hợp đồng Đến khi lợn đạt khối lượng từ 80 kg

Ngày đăng: 26/06/2014, 12:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nguyễn Tuấn Sơn (2007), “Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất và hợp tác trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các hình thức tổ chức sản xuất vàhợp tác trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam”
Tác giả: TS. Nguyễn Tuấn Sơn
Năm: 2007
2. Nguyễn Văn Hải (2006), “Nghiên cứu các mối liên kết của các hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các mối liên kết của các hợp tác xãchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”", Luậnvăn Thạc sỹ kinh tế, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Hải
Năm: 2006
3. Lê Ngọc Hướng (2005), “Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn huyệnVăn Giang, tỉnh Hưng Yên”," Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội
Tác giả: Lê Ngọc Hướng
Năm: 2005
4. Ngô Thị Thuỷ (2004), “Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và Công ty mía đường Hoà Binh”, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sảnxuất mía nguyên liệu và Công ty mía đường Hoà Binh”
Tác giả: Ngô Thị Thuỷ
Năm: 2004
5. Nguyễn Quốc Huấn (2008), “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường liên kết giữa các tác nhân chăn nuôi, giết mổ và chế biến trong ngành hàng lợn thịt trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn tốt nghiệp ĐH khóa 50, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường liênkết giữa các tác nhân chăn nuôi, giết mổ và chế biến trong ngành hànglợn thịt trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”
Tác giả: Nguyễn Quốc Huấn
Năm: 2008
6. Nguyễn Mạnh Dũng (2008), “Nghiên cứu các mối liên kết trong mô hình hợp tác xã chăn nuôi tập trung Cường Thịnh xã Đông Thọ - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn tốt nghiệp ĐH khoá 49, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các mối liên kết trong mô hình hợptác xã chăn nuôi tập trung Cường Thịnh xã Đông Thọ - huyện Yên Phong- tỉnh Bắc Ninh”
Tác giả: Nguyễn Mạnh Dũng
Năm: 2008
7. Nhóm tác giả (2005)“Kết nối nông dân với thị trường thông qua sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng”, báo cáo hội thảo M4P, trường Đại học An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết nối nông dân với thị trường thông qua sản xuấtnông nghiệp theo hợp đồng”
8. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang (2009), “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và mục tiêu, nhiệm vụ năm2010
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang
Năm: 2009
9. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang (2008), “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ năm2009
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang
Năm: 2008
10. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang (2007), “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và mục tiêu, nhiệm vụ năm2008
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang
Năm: 2007
11. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2007). “Báo cáo Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2007, phương hướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệpnăm 2007, phương hướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2008
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Năm: 2007
12. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2008). “Báo cáo Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2008, phương hướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệpnăm 2008, phương hướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2009
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Năm: 2008
13. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2009). “Báo cáo Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2009, phương hướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệpnăm 2009, phương hướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp năm 2010
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Năm: 2009
14. Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2006), “Đề án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của huyện Văn Giang- Tỉnh Hưng Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của huyện VănGiang- Tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam năm 2005 đến 2009 - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam năm 2005 đến 2009 (Trang 19)
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2007-2009 - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2007-2009 (Trang 27)
Đồ thị 1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Văn Giang từ năm 2007 – 2009 - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
th ị 1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Văn Giang từ năm 2007 – 2009 (Trang 31)
Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Giang từ năm 2007 - 2009 - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 3.4 Tình hình chăn nuôi của huyện Văn Giang từ năm 2007 - 2009 (Trang 33)
Hình 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chủ hợp đồng và người nhận hợp đồng trong chăn nuôi hợp đồng chính thống - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Hình 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chủ hợp đồng và người nhận hợp đồng trong chăn nuôi hợp đồng chính thống (Trang 39)
Hình 3. Chăn nuôi hợp đồng phi chính thống với đại lý/cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Hình 3. Chăn nuôi hợp đồng phi chính thống với đại lý/cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi (Trang 41)
Hình 4. Chăn nuôi hợp đồng phi chính thống với lái buôn/lò mổ - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Hình 4. Chăn nuôi hợp đồng phi chính thống với lái buôn/lò mổ (Trang 42)
Bảng 4.1 Đặc điểm của các hộ điều tra - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.1 Đặc điểm của các hộ điều tra (Trang 43)
Bảng 4.2 Số lượng hộ theo hình thức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.2 Số lượng hộ theo hình thức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi (Trang 45)
Bảng 4.7 Số lượng và tỷ lệ hộ chăn nuôi mua cám công nghiệp từ các nguồn cung cấp thường xuyên theo dạng hợp đồng và phương thức chăn nuôi - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.7 Số lượng và tỷ lệ hộ chăn nuôi mua cám công nghiệp từ các nguồn cung cấp thường xuyên theo dạng hợp đồng và phương thức chăn nuôi (Trang 50)
Bảng 4.8 cho thấy số hộ nuôi lợn thịt thuần túy có tỷ lệ mua thuốc thú y từ nguồn cung cấp thường xuyên là cao nhất (84,6%) - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.8 cho thấy số hộ nuôi lợn thịt thuần túy có tỷ lệ mua thuốc thú y từ nguồn cung cấp thường xuyên là cao nhất (84,6%) (Trang 52)
Bảng 4.9 Lợi ích khi mua một số đầu vào tại một số địa điểm cố định - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.9 Lợi ích khi mua một số đầu vào tại một số địa điểm cố định (Trang 53)
Bảng 4.10 Tỷ lệ hộ bán sản phẩm cho người mua thường xuyên - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.10 Tỷ lệ hộ bán sản phẩm cho người mua thường xuyên (Trang 55)
Bảng 4.11 Người mua sản phẩm thường xuyên theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.11 Người mua sản phẩm thường xuyên theo phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi (Trang 56)
Bảng 4.12 Cấu trúc chi phí trong chăn nuôi lợn nái bán lợn con - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.12 Cấu trúc chi phí trong chăn nuôi lợn nái bán lợn con (Trang 58)
Bảng 4.14 Cấu trúc chi phí trong chăn nuôi thuần túy lợn thịt - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.14 Cấu trúc chi phí trong chăn nuôi thuần túy lợn thịt (Trang 60)
Bảng 4.15 Cấu trúc chi phí trong chăn nuôi hỗn hợp - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.15 Cấu trúc chi phí trong chăn nuôi hỗn hợp (Trang 61)
Bảng 4.16 cho thấy sự khác nhau về thu nhập hỗn hợp giữa hình thức chăn nuôi hợp đồng phi chính thống và chăn nuôi độc lập trong phương thức chăn - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.16 cho thấy sự khác nhau về thu nhập hỗn hợp giữa hình thức chăn nuôi hợp đồng phi chính thống và chăn nuôi độc lập trong phương thức chăn (Trang 62)
Bảng 4.16 Thu nhập trong chăn nuôi lợn theo phương thức nuôi lợn nái bán lợn con - Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên
Bảng 4.16 Thu nhập trong chăn nuôi lợn theo phương thức nuôi lợn nái bán lợn con (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w