Sáng kiến nêu rõ phương pháp dạy học tích hợp áp dụng đối với môn địa lí . Sáng kiến vận dụng thực hiện một vài bài dạy tích hợp bảo vệ môi trường với môn địa lí lớp 12 Sáng kiến tổ chức thực nghiệm sư phạm đầy đủ đánh giá tính khả thi của đề tài
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP
TỔ NGOẠI NGỮ-ĐỊA.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ KHỐI 12
Lĩnh vực: Địa lý Tác giả:Nguyễn Thị Én Chức vụ:Tổ phó tổ chuyên môn
Đức Hợp,tháng 3 năm 2016
Trang 2LÍ LỊCH ĐỀ TÀI
1 Tác giả : Nguyễn Thị Én
2 Chức vụ: : Tổ phó tổ CM * Tổ Ngoại Ngữ - Địa
3 Đơn vị : Trường THPT Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên.
4 Tên đề tài : "Giáo dục bảo vệ môi trường theo phương pháp tích
hợp trong dạy học Địa lí khối 12 ”
Trang 3PHẦN I: MỞ ĐẦU
Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại.Trong mấy thập kỷ trở lại đây, do sự gia tăng dân số quá nhanh, quá trình đô thịhóa mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật đã làm cho cường độkhai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường ngày càng lớn Kết quả
là nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, cân bằngtrong tự nhiên bị rối loạn, môi trường khủng hoảng với quy mô toàn cầu, vì vậybảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu
Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã phải thựchiện hàng loạt các biện pháp khác nhau, trong đó có Giáo dục môi trường Giáodục bảo vệ môi trường được xem là một trong những biện pháp có hiệu quả cao
Vì nó giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn trong việc khai thác, sửdụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụbảo vệ môi trường
Ở nước ta Giáo dục môi trường được thực hiện từ những năm cuối của thậpniên 70, giáo dục môi trường trong trường phổ thông đã được thực hiện vào thậpniên 80 của thế kỉ XX cùng với kế hoạch cải cách giáo dục Quyết định số
1363 / QĐ – TTg ngày 17 - 10 – 2001 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề
án Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân vàquyết định số 256 / 2003 / QD – TTg ngày 02 / 12 / 2003 của thủ tướng chínhphủ về việc phê duyệt chiến lược bảo về môi trường quốc gia đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực vàquan tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vữngcủa đất nước Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng vàNhà nước, ngày 31/01/2005.Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đã ra chỉ thị về việc tăngcường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm chogiáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường vàbảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua cáchoạt
Trang 4động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp,xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.
Địa lí là một trong các môn học có nhiệm vụ tích hợp giáo dục môi trườngcho học sinh Với đặc thù môn học, người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu vềmôi trường, thực trạng môi trường, những nguyên nhân làm cho môi trường đangbiến đổi và những hậu quả của nó đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất Từ đóhọc sinh hiểu và có ý thức trong khai thác, sử dụng tài nguyên – môi trường, có ýthức tham gia cùng cộng đồng bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất.Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên và giúp các học sinhhiểu rõ các vấn đề về môi trường để từ đó có ý thức và trách nhiệm trong thựchiện bảo vệ môi trường, nhóm chuyên môn Địa lí nhà trường cũng như cá nhântôi đã và đang làm hết khả năng để có thể đưa vào từng bài giảng các vấn đề vềmôi trường có liên quan Qua thực tiễn giảng dạy, từng giáo viên có những sángtạo trong phương pháp, cách thức truyền đạt những vấn đề về môi trường, nhưngkhông phải với nội dung nào và với đối tượng học sinh nào cũng đạt được kếtquả như mong muốn Vì vậy, đề tài đề cập đến một vài vấn đề và kiến thức môitrường, về phương pháp truyền tải cho học sinh và kết quả thực tế để được traođổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, rút ra được những kinh nghiệm quýbáu để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ tích hợp giáo dục môi trường trongchương trình Địa lí 12 một cách dễ dàng và hiệu quả nhất Cá nhân người làm đềtài nhận thức đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giáo dục Địa lí Vì vậy,
tôi đã chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường theo phương pháp tích hợp
trong dạy học Địa lí khối 12 ”
Trang 5PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1 Môi trường tự nhiên
Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyênthiên nhiên, không khí, đất, nước, cảnh quan, quan hệ xã hội
Vậy, môi trường tự nhiên là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh conngười và thế giới sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại
và phát triển của sinh vật
Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địachất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, giữa các thành phần đó có mối quan hệqua lại tạo thành một thể thống nhất, khi có sự thay đổi của một bộ phận trongcác thành phần sẽ dẫn đến sự biến đổi dây chuyền của các thành phần khác theonhững mức độ khác nhau Vì vậy khi con người khai thác và sử dụng tự nhiêncần chú ý đặc biệt đến điều này
2 Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người
- Trước hết môi trường là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người.Theo tính toán, trung bình mỗi ngày mỗi người cần 4m3 không khí sạch đểhít thở, 2,5lít nước uống, một lượng lương thực thực phẩm đủ để sản sinh rakhoảng 2000 – 2400 calo năng lượng nuôi sống bản thân Chức năng này đòi hỏiphải có khoảng không gian thích hợp cho mỗi người, được tính bằng m2 hay hađất để ở, sinh hoạt và sản xuất
Đến nay, do sự bùng nổ dân số, hầu hết các khu vực thuận lợi đã được conngười đến ở, nhiều nơi đã quá chật chội, không đủ điều kiện cho sự sinh sốngcủa con người
- Thứ hai, môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên và năng lượngcho cuộc sống của con người
Trang 6Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn
có trong thiên nhiên Tùy theo trình độ phát triển của xã hội, số lượng các loạitài nguyên được con người sử dụng ngày càng tăng, do dân số ngày càng đông,nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng lớn Đó là nguyên nhân làmcho các nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt và suy thoái
- Thứ ba, môi trường là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trícủa con người Các hoạt động lao động phải được tiến hành trong những khônggian và môi trường thích hợp mới đạt được hiệu quả cao và giữ được sức khỏe
ổn định cho người lao động Sau thời gian lao động con người cần được nghỉngơi để phục hồi sức khỏe, đảm bảo khả năng làm việc lâu dài Ngày nay việc đi
du lịch đến các nơi có phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành được coi là cáchnghỉ ngơi tốt nhất
- Thứ tư, môi trường là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ và những phẩmchất tốt đẹp của con người
Với thời gian, thông qua lao động và quan sát tự nhiên, con người dần giảithích được các hiện tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng Đó là cơ sở chocác ngành khoa học ra đời
Mặt khác, tự nhiên với muôn hình muôn vẻ, muôn mầu muôn sắc đã đượccon người cảm nhận và đưa vào cuộc sống Bằng các hoạt động lao động, dulịch… con người có thể cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên để từ đó hình thànhkhả năng cảm nhận cái đẹp, xây dựng cho mình tình yêu thiên nhiên, yêu quêhương đất nước Nhiều học sinh, nhờ quan sát, tìm hiểu tự nhiên đã hình thànhchí hướng cho cuộc đời như mong muốn thành nhà nghiên cứu về khí tượng,thiên văn hay động thực vật…
- Thứ năm, môi trường là nơi tiếp nhận và biến đổi các chất thải
Trong xã hội trước thời kì công nghiệp, các chất thải phóng thẳng vào môitrường không nhiều nên môi trường nhanh chóng đồng hóa Ngày nay, do dân sốphát triển, khoa học kĩ thuật phát triển cao, nền sản xuất lớn nên lượng chất thải
đổ vào môi trường cũng ngày càng lớn, vượt quá khả năng đồng hóa của môitrường Mặt khác, trong chất thải có nhiều hóa chất độc hại, nhiều kim loại nặng,
Trang 7nhiều chất khó phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường, làm môi trường bị suythoái gây tác hại đối với sản xuất, sức khỏe và đời sống của con người Bởi vậyviệc đưa ra các biện pháp để hạn chế chất thải nhất là các chất thải gây độc hại,gây suy thoái môi trường nhằm giữ cho môi trường được trong lành là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc bảo vệ môi trường.
- Thứ sáu, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.Môi trường cung cấp những thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóacủa vật chất và sinh vật Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo độngsớm các hiểm họa đối với con người và các sinh vật trên Trái Đất Môi trường lưutrữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen động thực vật…
Tóm lại, môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với con người Một môitrường trong lành, sạch đẹp, phong phú và đa dạng là điều kiện cần thiết chocuộc sống mỗi người Ngày nay, môi trường sống của chúng ta đang bị biến đổixấu đi, không khí, đất, nước đang bị ô nhiễm, các nguồn tài nguyên ngày càng bịcạn kiệt, suy thoái Bởi vậy, việc bảo vệ môi trường để giữ gìn nơi ở, các nguồnlợi và các điều kiện cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội là nhiệm vụ cấpbách và trách nhiệm của mỗi chúng ta
3 Vài nét về thực trạng môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
3.1 Tài nguyên rừng
Với ¾ diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài 3260 km, rừng thực sự lànguồn tài nguyên quý giá của nước ta với vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất,giữ nước ngầm và là nơi lưu trữ các nguồn gen tự nhiên quý giá Tuy nhiên, độche phủ rừng trong thời gian dài có xu hướng giảm nhanh Gần đây mỗi nămnước ta mất đi từ 120.000 đến 150.000 ha rừng tự nhiên Rừng trồng mỗi nămđạt khoảng 200.000 ha, các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng đãđược coi trọng, diện tích có tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn suy giảm.Chủtrương đóng cửa rừng tự nhiên và chương trình trồng 5 triệu ha rừng là chiếnlược thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc phục hồi vốn rừng
Trang 83.2 Tài nguyên đất
Việt Nam có bình quân đất trồng đầu người thấp và có xu hướng giảm, chỉ bằng 1/6 mức bình quân thế giới Trong khi đó diện tích chưa sử dụng vẫn rấtlớn, chất lượng đất không ngừng giảm, hiện tượng hoang mạc hóa đang tăngcàng kèm theo các quá trình tai biến như rửa trôi, xói mòn, mặn hóa, phèn hóa, ônhiễm, bồi tụ không mong đợi, hạn hán, hoang hóa, ngập lụt, thoái hóa hữu cơ,xói lở bờ sông, bờ biển…Tình trạng thoái hóa đất đặc biệt nghiêm trọng ở vùngđồi núi Hiện trạng nhóm đất có vấn đề của nước ta gồm:
+ 1,8 triệu ha đất phèn
+ 4,8 triệu ha đất bạc mầu và xói mòn ở Trung du và miền núi
+ 0,5 triệu ha đất cát
+ 2,5 triệu ha đất xám bạc màu
3.3 Tài nguyên và môi trường nước
Việt Nam có lượng nước mặt phong phú, dồi dào, tổng lượng nước trungbình hàng năm là 880 tỉ m3, nhưng lượng nước nội địa khoảng 325 tỉ m3, bằng40% Như vậy, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước từ ngoài lãnhthổ, đòi hỏi một chiến lược hợp tác và sử dụng hợp lí lưu vực với các nước lánggiềng Hơn nữa, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không giannên hiện tượng hạn hán, thiếu nước vẫn diễn ra ở nhiều nơi
Dân số tăng, các hoạt động kinh tế phát triển và công tác quản lí chưa tốtkhiến tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm Tất cảcác dòng sông đều đã bị nhiễm bẩn, việc sử dụng hóa chất trong công nghiệp,nông nghiệp đang làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm
3.4 Môi trường không khí
Kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều bị ô nhiễmbụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm trầm trọng với mức báo động nồng độ bụi vượt trị
số trên chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần Ở vùng núi và nông thôn (trừ một sốlàng nghề gần khu công nghiệp, đường giao thông) còn chưa bị ô nhiễm
Trang 93.5 Đa dạng sinh học
Việt Nam là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh vật học trên Thế giớinhưng tình trạng suy giảm đa dạng đang rất đáng ngại Có khoảng trên 700 loàiđộng thực vật Việt Nam đã biến mất và đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đóhầu hết là các giống loài có giá trị kinh tế cao như : Tê giác một sừng, voi, hổ, bòxám, hươu xạ, trầm hương…Nguyên nhân chủ yếu là do khi thực hiện các hoạtđộng sản xuất kinh tế, khai thác tài nguyên… con người đã có những hành độngsai trái làm suy giảm và mất nơi sinh sống của sinh vật, môi trường bị ô nhiễm
3.6 Môi trường biển
Toàn bộ vùng biển ven bờ đều đã bị ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình, xu thế
ô nhiễm đang tăng, đã có dấu hiệu thủy triều đỏ… Tác nhân gây ô nhiễm chính
là tràn dầu, kẽm, đồng, coliforum
3.7 Các vấn đề ô nhiễm môi trường khác
- Sự gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh làm tăng lượng rác thải, lượng chấtthải rắn trên 15 triệu tấn, tăng 15%, trong đó 75 – 80% từ sinh hoạt, còn lại từcác cơ sở công nghiệp, cơ sở y tế có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và ô nhiễmmôi trường cao Hiệu quả thu gom, xử lí chất thải còn thấp
- Hiện nay mới có khoảng 60 – 70% dân đô thị, 40% dân nông thôn được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh
- Trong các làng nghề thủ công có điều kiện môi trường rất đáng ngại vàkhó khắc phục
- Nông nghiệp đã và đang sử dụng một lượng lớn phân hóa học và hóa chấtbảo vệ thực vật
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển đã tàn phá hệ sinh thái rừng ngậpmặn với tốc độ nhanh
- Các sự cố môi trường như rò rỉ hóa chất công nghiệp, tràn dầu, ngộ độcthực phẩm, dịch hại cây trồng… phát hiện nhiều vị trí có dư lượng dioxi cao vàchôn lấp các chất độc hóa học ở nhiều vùng chiến sự trước đây
Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở Việt Nam đangdiễn biến nghiêm trọng trong khi bảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng yêu
Trang 10cầu của quá trình phát triển, việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưanghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ môi trường cộng đồng chưa trở thành thóiquen của đại bộ phận dân cư…Vì vậy cùng với nhiều biện pháp bảo vệ môitrường khác, tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Địa lí Việt Nam
để cho những chủ nhân tương lai của đất nước có được những chuyển biến vànhận thức, tư tưởng và hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện với môitrường, hình thành nhân cách người lao động mới là việc làm hết sức cần thiết
Trang 11CHƯƠNG 2 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẰM THỰC HIỆN
CÓ HIỆU QUẢ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12
1 Những yêu cầu chung nhằm thực hiện có hiệu quả tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường trong dạy học địa lí 12
- Thứ nhất: quán triệt nội dung cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngtrong ở tất cả cấp học với các môn có liên quan Trong đó, môn địa lí cần thựchiện tốt các nội dung tích hợp từ lớp 10, lớp 11, từ đó làm cơ sở cho lớp 12
- Thứ hai: giáo viên dạy địa lí 12 cần nghiên cứu kĩ các nội dung cần tíchhợp trong từng bài, từng vấn đề Tìm các phương pháp và cách thức tích hợpcho phù hợp với từng nội dung
- Thứ ba: giáo viên cần chịu khó tìm tư liệu về vấn đề môi trường có liênquan đến nội dung để cung cấp cho HS những thông tin cập nhật ở nước ta vàđịa phương, phù hợp, có tính giáo dục
- Thứ tư: tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để các bài giảng thêm sinhđộng với những tư liệu trực quan, thực tế có tính thuyết phục với HS
- Thứ năm: Luôn liên hệ với các vấn đề môi trường trong trường, địaphương từ thực trạng đến các hoạt động tích cực vì môi trường của chính bảnthân các em và những người xung quanh
- Thứ sáu: tích cực đổi mới đánh giá kiểm tra trong đó có các vấn đề về môitrường, ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân các em HS
- Thứ bẩy: coi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một tiêu chí đánh giátrong kiểm tra, đánh giá giáo án và giờ dạy của giáo viên
- Thứ tám: Tích cực hoạt động ngoại khóa về môi trường nhằm cung cấpcho HS thêm hiểu biết về thực trạng và những vấn đề bất cập về môi trường hiệnnay, tạo hứng thú và khuyến khích các em tham gia các chương trình, hoạt động
vì môi trường
2 Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 12
Trong quá trình giảng dạy, tác giả đã thực hiện một số phương pháp cụ thể:
Trang 12- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh, băng hình
- Phương pháp hoạt động thực tiễn
- Phương pháp học tập theo dự án
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường
- Phương pháp chia nhóm
Trang 13CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ VỚI NỘI DUNG TÍCH HỢP
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH KHỐI 12
1.1 Thuận lợi:
- Nội dung chương trình rõ ràng, có hệ thống
- Học sinh đã có những kiến thức nhất định về vấn đề môi trường từ các lớpdưới và các môn học khác
- Nhà trường có các thiết bị quan trọng như máy chiếu… phục vụ quá trìnhdạy học
- Các vấn đề môi trường cần tích hợp là thực tế ở Việt Nam và địa phươngnên học sinh dễ nhận biết, hình dung, liên hệ
- Nhiều kênh thông tin đề cập đến vấn đề môi trường ở Việt Nam
1.2 Khó khăn:
- Nhiều học sinh không có điều kiện học tập tốt, việc tìm hiểu kiến thức cònkhó khăn: thiếu tài liệu, giáo viên chưa thực sự chú ý
- Kĩ năng quan sát, nhận biết các vấn đề môi trường còn yếu
- Nhận thức chênh lệch giữa các nhóm học sinh
- Nhà trường không có điều kiện áp dụng các phương pháp đạt kết quả nhưđưa học sinh tham quan, khảo sát thực tế
2 Thực trạng việc tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 12 trong trường THPT
Trong những năm qua, các gv trong nhóm bộ môn Địa lí của trường đã luônthực hiện việc tích hợp giáo dục môi trường trong toàn bộ chương trình Địa lí
Trang 14trung học phổ thông với những bài liên quan, đặc biệt trong chương trình Địa lí
12 Tuy nhiên, nội dung tích hợp còn sơ sài, phương pháp tích hợp chưa thực sựthu hút sự quan tâm của học sinh, chính bản thân một số giáo viên cũng chưachú trọng đến vấn đề này
Từ năm học 2008 – 2009, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng vàNhà nước và thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việctăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường Nhóm giáo viên địa lý chúngtôi đã quan tâm thực hiện tốt hơn, bước đầu có những kết quả thể hiện ở nhậnthức về môi trường và những kĩ năng, ý thức của học sinh trong bảo vệ môitrường
Mặc dù vậy, cũng vẫn có sự chưa đồng bộ trong thực hiện tích hợp giáo dụcmôi trường trong nội dung từng khối lớp nói chung và lớp 12 nói riêng Quakiểm tra giáo án, đi dự giờ các lớp 12 thấy một số nội dung liên quan đến môitrường trong nước chưa được chú trọng giáo dục, hoặc giáo viên chưa có sự dẫndắt hợp lí đến vấn đề cần tích hợp nên chưa thu hút được sự quan tâm của họcsinh Các nội dung cần tích hợp, đa số giáo viên chỉ nêu lên thực trạng, chưa chú
ý hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường
ra sao, việc liên hệ địa phương cũng chưa thường xuyên và đúng với thực tế.Đặc biệt, các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường hầu như chưa được đưa ratrong các nội dung kiểm tra đánh giá Vì vậy, qua đề tài này tác giả mong muốnđược đưa ra thực trạng, một số ví dụ đã thực hiện từ đó đưa ra các yêu cầu vàphương pháp tích hợp nhằm thực hiện việc tích hợp giáo dục môi trường trongdạy học Địa lí 12 ở trường THPT đạt kết quả cao nhất
3 Một số ví dụ minh họa đã thực hiện tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT
Trang 15- Biển Đông có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh tháivùng ven biển.
- Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên hải sản và khoáng sản nhưngkhông phải là vô tận nên cần khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường sống của cácloài sinh vật biển
- Biển Đông gây nhiều thiên tai, cần chú ý phòng, tránh
* Các phương pháp sử dụng:
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu – cá nhân
- GV đặt câu hỏi : Tại sao thiên nhiên nước ta không bị sa mạc hóa như cáckhu vực cùng vĩ độ khác là Tây Á và Bắc Phi ?
- HS trả lời, GV chuẩn: Do vị trí địa lí tiếp giáp biển Đông, các khối khí điqua biển vào đất liền gây mưa lớn→ khí hậu nhiệt đới ẩm, khác với Tây Á vàBắc Phi có khí hậu nhiệt đới khô
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của biển Đông đối với các dạng địa hình và
sinh thái vùng ven biển
Bước 1: GV Chiếu hình ảnh các dạng địa hình, các hệ sinh thái vùng venbiển cho HS quan sát
Vịnh Nha Trang
Trang 16Vịnh Hạ long
Trồng rừng ở Cà Mau
Trang 17Rừng ngập mặn Cần Giờ
Bước 2: - Gv đặt câu hỏi :
1 Nêu đặc điểm địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển Kể tên các dạng địahình và hệ sinh thái vùng ven biển?
2 Tại sao phải chú ý trồng và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ?
3 Thực trạng rừng ngập mặn và biện pháp bảo vệ rừng ngập mặn ở nước ta?
- HS trả lời, Gv chuẩn, mở rộng:
Rừng ngập mặn có vai trò: Chống bão, chống xâm thực vùng bờ biển, cảitạo đất, sinh vật đa dạng, giàu có, giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học rấtlớn
Nước ta có diện tích rừng ngập mặn lớn, vốn có là 450.000 ha, vùng Đồngbằng sông Cửu Long có 300.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới Gần đây diện tíchrừng ngập mặn giảm nhanh do cháy rừng, chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm,cá…làm mất dần cân bằng sinh thái → cần đặc biệt chú trọng bảo vệ
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai
Bước 1: - GV cho HS quan sát hình ảnh về các sinh vật biển, về hoạt độngkhai thác dầu khí, làm muối, các bãi cát…
Trang 18San hô (Cù Lao Chàm)
Trang 19Cầu gai
Khai thác dầu khí (Vũng Tàu)
Trang 20Được mùa muối (Bình Thuận)
+ Sinh vật: rất giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao với hơn 2000 loài
cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loại mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vậtđáy Ven các đảo có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật quý giá khác.+ Khoáng sản biển: các bể dầu, khí lớn là Nam Côn Sơn, Cửu Long, ThổChu – Mã Lai và sông Hồng…, Trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ
m3 khí đốt Vùng biển nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp, một số mỏ sakhoáng oxit titan có giá trị xuất khẩu Cát trắng ở Quảng Ninh, Khánh Hoà là
Trang 21nguyên liệu quý làm pha lê, thuỷ tinh Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiệnthuận lợi để làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ….
- Các vấn đề cần lưu ý khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiênvùng biển:
+ Tránh làm ô nhiễm môi trường biển – môi trường sống của các loài thuỷsinh khi khai thác, vận chuyển dầu khí, đánh bắt, chế biến hải sản, giao thôngbiển làm rò rỉ dầu hoặc đắm tầu làm tràn dầu trên biển cũng như các hoạt độngrửa tầu…
+ Chú ý không đẩy mạnh việc khai thác ven bờ và không đánh bắt vào mùa
cá đẻ làm cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên sinh vật…
+ Cấm đánh bắt bằng các phương pháp mang tính chất huỷ diệt
Bước 2:
- GV chiếu các hình ảnh, video về bão biển, lũ lụt vùng ven biển, sạt lở bờbiển, cát lấn đồng ruộng, làng mạc…cùng những thông tin cập nhật về nhữngthiệt hại do bão lũ trong năm gây ra, nhất là với miền Trung
Trang 22Bản tin dự báo thời tiết trên VTV
Hình ảnh lũ lụt ở miền Trung