nội dung sáng kiến : +) Cơ sở lí luận dạy học giải quyết vấn đề + ) Cơ sở lí luận dạy học tích hợp.+ ) Thiết kế, tích hợp ca dao tục ngữ trong dạy học môn GDCD theo hướng phát huy năng lực học sinh
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Viễn cảnh sôi động, tươi đẹp nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏingành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ
về mọi mặt Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học
và phương tiện dạy học Trong kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Trung
ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ những yếu kém và nguyên nhân: “Hoạt động học tập trong các nhà trường ở mọi cấp học chủ yếu vẫn là hướng vào mục đích khoa cử, chưa quan tâm làm cho người dạy ,người học, người quản lý coi trọng thực hiện mục đích học tập đúng đắn Phương pháp giáo dục nặng về
áp đặt thường khuyến khích tiếp thu một cách máy móc, chưa khuy ến khích
sự năng động, sáng tạo của người học ”
Những thiếu sót trên đây đã được pháp chế trong luật giáo dục điều 24.2
“Phương pháp giáo d ục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục năm 2005).
Chúng ta biết rằng, môn giáo dục công dân về thực chất là giáo dục conngười, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Nhưng giáo dụcnhư thế nào để hiệu quả, giáo dục như thế nào là đủ, là đúng thì chúng ta vẫnchưa có câu trả lời chính xác Học sinh thường có tư tưởng xem nhẹ môn họccoi đó là môn phụ, thấy môn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng, khóhiểu, những điều học xong thường không được thực hành Việc học môn họcnày đối với học sinh thường mang tư tưởng đối phó, học vẹt Một tuần chỉ học
có một tiết mà môn học lại không thi tốt nghiệp nên học sinh thờ ơ, xem nhẹ.Học sinh thường tỏ ra không hứng thú, thiếu đầu tư cho môn học, thiếunghiêm túc khi học
Trang 2Việc quan trọng hiện nay là làm cho học sinh hiểu được vai trò cũng nhưhiệu quả của môn học này Thay đổi lối suy nghĩ và cái nhìn đối với một mônhọc mang sứ mệnh quyết định đến tình cảm,tâm hồn, đạo đức, lối sống củangười học Biến môn giáo dục công dân trở thành vũ khí tinh thần có sứcmạnh to lớn chống lại sự suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nayQua thực tế, tôi nhận định được rằng ca dao, tục ngữ là những ngôn từ rấtgần gũi và gắn bó với con người Việt Nam Ngay từ khi mới lọt lòng ca dao,tục ngữ, thơ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ, lớn lên ca dao, tục ngữ
là người thầy răn dạy con người đạo lý tốt đẹp của dân tộc Ca dao, tục ngữđược chọn lọc chính xác và được gọt giũa qua nhiều thời gian Qua truyềnthống lịch sử hào hùng của dân tộc
Tiếp thu những nghị quyết và nhiệm vụ trên, là giáo viên giảng dạy môngiáo dục công dân tôi luôn tự đặt ra cho mình một nhiệm vụ là phải tìm đượcbiện pháp dạy học mới phát huy được tính hứng thú, tích cực của học sinh
trong học tập Chính vì vậy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm : “ Tổ chức dạy học giải quyết vấn đề, tích hợp ca dao, tục ngữ vào môn giáo dục công dân”.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, tích hợp ca dao, tụcngữ trong một số bài học môn giáo dục công dân nhằm phát huy tính hứngthú, tích cực của học sinh trong học tập, qua đó hát huy năng lực, hình thànhnhân cách đạo đức cho học sinh
3 Đối tượng nghiên cứu đề tài
- Cơ sở lí luận của dạy học giải quyết vấn đề
- Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp
- Hoạt động dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu vai trò của ca dao tục ngữ đối với việc giáo dục đạo đức, hìnhthành nhân cách học sinh
Trang 3- Tìm hiểu nội dung chương trình môn giáo dục công dân để tích hợp ca dao,tục ngữ vào giảng dạy.
- Tìm hiểu phương pháp dạy học tích hợp phát huy tính tích cực, năng lựcsáng tạo của học sinh
- Tìm hiểu phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trình dạyhọc đã thiết kế và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạyhọc hiện đại
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu, phân tích lí luận
- Điều tra, quan sát, phỏng vấn
- Thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông
6 Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng được tiến trình dạy học có tích hợp ca dao, tục ngữ sẽ gópphần phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh trong học tập, qua đó giúpcác em phát huy năng lực bản thân, hình thành nhân cách đạo đức
7 Cấu trúc sáng kiến
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, sáng kiến gồm 3
chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận.
Chương 2 Thiết kế tiến trình dạy học giải quyết vấn đề tích hợp ca dao,
tục ngữ vào một số bài học môn giáo dục công dân
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.
Trang 4CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Dạy học tích hợp
1.1.1 Tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích
hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợpcác hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trênthế giới thực hiện.[1]
năng giao tiếp).
- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ.
- Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.
- Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ
- Không phù hợp với xu thế học tập suốt đời…
Trang 5Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy
nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kếthợp môn học và mô đun kỹ năng hành nghề Các mô đun được xây dựng theoquan điểm hướng đến năng lực thực hiện Mô đun là một đơn vị học tập cótính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi họcxong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp Như vậydạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướngđến mục đích sau :
- Gắn kết đào tạo với lao động
- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt nănglực hoạt động nghề
- Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiếnthức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó)
- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ
- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn
1.1.3 Đặc điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau :
1.1.3.1 Lấy người học làm trung tâm:
Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứngyêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, cókhả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học,quá trình cá nhân hóa người học Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏingười học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm
ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặttrước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặtmình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghềnghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành,
hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Trang 6Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện
mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp Sự làmviệc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kíchthích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề
Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưngvẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính
tự chủ, chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học Còn người dạy chỉ
là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tựtìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động củachính mình Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệpđang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nềnkinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà người dạy có Quan hệ giữa ngườidạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau.Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác,chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tựkiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình Nhận ra những saisót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học
Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là
xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống
1.1.3.2 Định hướng đầu ra
Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng
lực thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạoxem người học có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạttiêu chuẩn đầu ra Như vậy, người học để làm được cái gì đó đòi hỏi có liênquan đến chương trình, còn để làm tốt công việc gì đó trong thực tiễn nhưmong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập Người học đạt đượcnhững đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người Trong đào tạo,việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đàotạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một
thời gian dài, đồng thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.
Trang 7Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng
vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phảiđảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ Từ những kết quả đầu
ra đi đến xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này,một vai trò tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, công việc màngười đó sẽ thực hiện thật sự Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lýthuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình công nghệ,thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được cácdạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổchức hướng dẫn luyện tập.[2]
1.1.3.3 Dạy và học các năng lực thực hiện
Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được
các năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ởcác công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trongviệc phân tích nghề khi xây dựng chương trình Xu thế hiện nay của cácchương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần
có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh Phương phápđược dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề(DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể Theo các phươngpháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các môđun năng lực thực hiện Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung
giảng dạy trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng” Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy
lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào
đó hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun Dạy họcphải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình Do đó,việc dạy kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độcần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi ngườihọc Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyênngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên
Trang 8ngành đó Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lýthuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn Do đó, cầngắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học Thực hành là hình thứcluyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ vànắm vững kiến thức lý thuyết Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lýgiáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn Thực hành phải có đủphương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừahọc Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biếtcách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thựchiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài
cá nhân) Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh
và động viên hoạt động của người học Sự định hướng của người dạy gópphần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự pháttriển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng Ngườidạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm chongười học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩysinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóanhững kinh nghiệm đó thành sản phẩm
của bản thân
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống củađời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyếtnhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phánhững điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đãđược giáo viên sắp xếp Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua cácphương tiện nghe, nhìn, và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và pháthiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng Từ đó, ngườihọc vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành Như vậy,
người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các
thao tác thực hành
Trang 9Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, ngườidạy cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn nhữngnhận thức chưa đúng Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá,điều chỉnh Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm làngười học phải thực hành được các công việc giống như người công nhânthực hiện trong thực tế Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành côngviệc, đánh giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác màđánh giá dựa trên tiêu chuẩn nghề.[3]
1.2 Dạy học giải quyết vấn đề
1.2.1 Khái niệm
Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụngtrong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập củahọc sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động
của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề.[4]
1.2.2 Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề gồm có bốn đặc trưng sau:
a Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ THCVĐ:
- Tình huống có vấn đề (THCVĐ) luôn chứa đựng nội dung cần xác định,một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ và do vậy, kếtquả của việc nghiên cứu và giải quyết THCVĐ sẽ là tri thức mới hoặc phươngthức hành động mới đối với chủ thể
- THCVĐ được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trongkhi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó cần đến tri thức mới,cách thức hành động mới chưa biết trước đó
b Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ được chia thành những giai đoạn
có mục đích chuyên biệt:
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước:
Trang 10Hình 1.2: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước
Bước 1: Tri giác vấn đề
- Tạo tình huống gợi vấn đề
- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống
- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó
Bước 2:Giải quyết vấn đề
- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm
- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ
và chuyển hướng khi cần thiết Trong khâu này thường hay sử dụng nhữngqui tắc tìm đoán và chiến lược nhận thức như sau: Qui lạ về quen; Đặc biệthóa và chuyển qua những trường hợp giới hạn; Xem tương tự; Khái quát hóa;Xét những mối liên hệ và phụ thuộc; Suy ngược (tiến ngược, lùi ngược) và suyxuôi (khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi đúng)
- Trình bày cách giải quyết vấn đề
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải
- Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải
- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả
Trang 11- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lậtngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
Hình 1.3: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
Bước 1:Đưa ra vấn đề: Đưa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của hoạt độngBước 2:Nghiên cứu vấn đề: Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệuBước 3:Giải quyết vấn đề: Đưa ra lời giải, đánh giá chọn phương án tối ưuBước 4:Vận dụng: Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đềtương tự
c Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ bao gồm nhiều hình thức tổ
chức đa dạng: Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đadạng lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sựdẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giáo viên; ví dụ:
- Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi…)
- Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm nhỏtheo những ý kiến cùng loại )
- Tấn công não (brain storming), đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòigiải quyết vấn đề (người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ýhoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình)
- Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ởnhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp )
d Có nhiều mức độ tích cực tham gia của học sinh khác nhau: Tùy theo mức
độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề Tùy theo mức độđộc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập đếncác cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy
Trang 12học giải quyết vấn đề như tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm tòi từng phần,trình bày giải quyết vấn đề của giáo viên
1.3 Vai trò của môn giáo dục công dân
Thứ nhất: Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách học sinh Khi sinh ra mỗi học sinh giống như tờ giấy
trắng, chính sự dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội mà hình thành nênnhân cách một con người Nhà trường là nơi mà trẻ em được giáo dục đầy đủnhất về các mặt như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ….Trong đó môn giáo duccông dân đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo duc đạo đức cho học sinh Môngiáo dục công dân hình thành cho các em những tri thức, niềm tin đạo đức, từ
đó hình thành nên các hành vi đạo đức, và động cơ đạo đức tương ứng.Những hành động sai thường bắt nguồn từ những quan điểm sai lệch, chính vìvậy mà ngay từ dầu chúng ta phải hướng các em học sinh đến những quanđiểm đạo đức đúng đắn, phù hợp với quan niện đạo đức của xã hội, để hìnhthành nên những thói quen đạo đức tốt Giáo viên trực tiếp là người uốn nắnnhững tư tưởng sai lệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng là phùhợp với quan niệm đạo đức của xã hội, điều gì là chưa đúng để các em kịpthời sửa chữa
Thứ hai: Giáo dục công dân là môn học cung cấp cho học sinh cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan Trong cuộc sống biết nhìn
nhận mọi vấn đề một cách khách quan, không áp đặt ý kiến chủ quan củamình Nhận thức đúng đắn quá trình hình thành và phát triển của thế giới Tintưởng vào sự phát triển của xã hội, tránh xa những hủ tục, lạc hậu và mê tín dịđoan Trở nên bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống Có thái độ cầuthị trong học tập,rèn luyện và lao động sản xuất Tránh cho học sinh tư tưởngchủ quan, coi thường việc nhỏ Đây là những đức tính tốt giúp ích rất nhiềutrong quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh sau này Là con đường đểhình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa
Trang 13Thứ ba: Giáo dục công dân là phương tiện hữu hiệu để giúp học sinh hình thành kỹ năng sống Kỹ năng sống của học sinh là khả năng vận dụng
những kiến thức ( khái niện, cách thức, phương pháp…) để giải quyết mộtnhiệm vụ Bất cứ kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết Những kiến thức
mà môn giáo dục công dân đã cung cấp cho học sinh chính là những cơ sởđầy đủ và mang tính khách quan nhất Kỹ năng quan trọng mà học sinh tiếpnhận được khi học môn giáo dục công dân là những kỹ năng như: kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng nhận biết, kỹnăng phán đoán, kỹ năng phân tích, kỹ năng phản hồi thông tin,… Nhờnhững kỹ năng này mà học sinh có thể tự tin hơn trong cuộc sống, sống cótrách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội
Như vậy có thể nói môn giáo duc công dân có một vai trò vô cùng to lớnđối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Nó giúp cho học sinh cónhững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống Việcdạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn
xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội Xây dựng môi trườngvăn hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, khôngcòn tình trạng bạo lưc trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sựtôn trọng, hòa bình, hạnh phúc
1.4 Tác dụng của ca dao, tục ngữ trong việc giáo dục đạo đức nhân cách học sinh.
Ca dao, tục ngữ là những kinh nghiệm sống có tính trí tuệ, thiên về lýtính Tục ngữ thường có nghĩa đen, nghĩa bóng, giá trị chủ yếu là ở nghĩabóng, bởi nghĩa bóng mới có sức hàm chứa được nhiều ý và mới nâng caođược tác dụng giáo dục Ca dao cũng làm nhiệm vụ như tục ngữ, nhưng thiên
về trữ tình Ca dao thường giàu hình ảnh, nhạc điệu Ca dao không phải chỉ cóhai câu mà thường là thành bài Nhờ vậy, ca dao có khả năng diễn đạt khôngnhững có tính hiện thực sâu mà lại còn có tính lãng mạn cao Nhiều bài tìnhcảm được mở rộng, khiến cho ý tình như được chắp cánh bay lên - Nhiều bàiđạt được trình độ nghệ thuật mẫu mực, có giá trị như thơ ca cổ điển:
Trang 14Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng cao.
Muốn sang thời bắc Cầu Kiều,Muốn con hay chữ, thời yêu lấy thầy
Người xưa đã dùng tục ngữ, ca dao để truyền bá lối sống, đạo đức Những lờirăn dạy ấy ân cần tha thiết yêu thương như tiếng nói của một người mẹ hiền.:
- Những lời răn dạy về cách ăn ở trong gia tộc
- Những lời răn dạy về nói năng giao tiếp
- Những lời răn dạy về nhân đức
- Những lời răn dạy về việc học hành
- Những lời răn dạy về đức hạnh người con gái
- Những răn dạy về giữ gìn tình nghĩa vợ chồng
- Những răn dạy về tu thân lập nghiệp
- Những răn dạy về đoàn kết, tương thân tương ái
Trang 15Những lời răn dạy này gần gụi với mọi mặt cuộc sống của con người từgia đình tới ngoài xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa người và người Những lờirăn dạy này thường rất sâu đậm, do đã được kiểm nghiệm qua thời gian, thểhiện một nhãn quan sáng suốt, nhìn xa trông rộng, nêu ra được chân lý để mọingười vươn tới, thấy cái xấu phải tránh và tốt phải theo, để xây dựng đượcmột tương lai tốt đẹp Từng lời răn dạy đều toát lên một tình cảm yêu thươngnồng nàn chân thành tha thiết, chí nghĩa chí tình, chất chứa, thấm đậm mộttâm hồn Việt Nam vô cùng cao xa và nhân hậu.
Nhân dân ta cũng đã từng coi tục ngữ ca dao như là những Luật tục,những khuôn phép nề nếp, những thuần phong mỹ tục, ca ngợi cái tốt cáithiện, phê phán cái xấu, cái ác, để hướng hành động cho cộng đồng Nhữngtình cảm đạo đức này được mô tả chân thực vì được rút ra từ chính cuộc sốngcủa những người sáng tạo Vì vậy nó trở thành chân lý vĩnh cửu, được nhân dânyêu mến thuộc lòng, tâm niệm, phấn đấu vươn tới, cũng có khi còn dùng nói xenvào cả trong khi đàm luận để khẳng định điều hay lẽ dở Ca dao, tục ngữ đã gầngụi thân thiết như máu thịt, như hơi thở, nếp nghĩ của người dân ta vậy
Sự xuất hiện của tục ngữ ca dao đạo đức này do người dân đã dùng lặp đilặp lại qua thời gian mà thành ra một cách tự nhiên, nhưng cũng có khi lànhững bài học rút ra đã phải trả với một giá đắt, bằng mồ hôi, công sức có khibằng cả một cuộc đời Vì thế những bài học này rất sống động, chính xác và
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người phải lấy chữ Nhân làm đầu
Những tác giả của kho tàng văn hóa đạo đức này là vô danh, họ là nhữngngười dân lao động đã khai phá mở mang tạo dựng nên cả một đất nước, tặnglại cho con cháu ngày nay Những người giữ vai trò chủ yếu trong việc sản
Trang 16xuất để nuôi sống xã hội và cũng là những người giữ vai trò chủ yếu trongđấu tranh giữ nước, trong suốt cả quá trình lịch sử.
Đọc tục ngữ ca dao cổ ta được đón nhận những sản phẩm tinh thần củacha ông ta từ ngàn xưa để lại Những sản phẩm tinh thần ấy toát ra từ nhữngtâm hồn và ý chí thuần khiết Việt Nam Những tinh hoa văn hiến đạo đức này,chắc chắn không những chỉ có giá trị dân tộc, mà còn có cả giá trị nhân loại Tuy vậy do hoàn cảnh lịch sử, tục ngữ ca dao cổ không tránh khỏi nhữnggiới hạn về thế giới quan và nhân sinh quan Đó là điều tất nhiên, nay ta phảigạn đục khơi trong, ôn cổ tri tân, nối mạch ngầm kim cổ để xây dựng một nềnĐạo đức Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc lại văn minh hiện đại Làm đượcnhư vậy là ta đã coi trọng đạo đức, đạo đức truyền thống không bị lãng quên,đạo đức không phải chỉ có giá trị trên những ngôn từ trừu tượng mà là thực sựbiến ra thành những sức mạnh thần kỳ “Đạo đức, đó là cái để phá hủy xã hội
cũ của bọn bóc lột và để đoàn kết tất cả những người lao động chung quanhgiai cấp vô sản, đang sáng tạo ra xã hội mới, xã hội cộng sản.”V.I Lênin
1.2.1 Ca dao tục ngữ răn dạy về cách ăn ở trong gia tộc
a Nhớ tới cội nguồn :
Uống nước, nhớ nguồn
Con người có tổ, có tông,Như cây có cội, như sông có nguồn
Con chim có tổ, con người có tông
Con chim tìm tổ, con người tìm tông
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cây nào, vào cây ấy
Ăn cây nào, rào cây ấy
Trang 17b Đạo làm con
Thứ nhất thì tu tại gia,Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa
Tu đâu cho bằng tu nhà,Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu
Nâng niu bú mớm đêm ngày,Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non
Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ
Lên non, mới biết non cao,Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.Con mẹ thương mẹ lắm thay,Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha
c Cha mẹ với con cái
Con yêu nhỏ bé ngây thơ,Tập đi, tập nói trầm trồ dễ nghe
Ngầm ngập như mẹ gặp con,Lon xon như con gặp mẹ
Cá chuối, đắm đuối vì con
Năm con năm nhớ, mười con mười thương
Sẩy cha, ăn cơm với cá,Sẩy mẹ, liếm lá ngoài chợ
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính,Sinh con, há dễ sinh lòng
d Cách ăn ở trong anh em họ hàng gia tộc
Chú cũng như cha
Dì cũng như mẹ
Trang 18Máu chảy, ruột mềm.
Tay đứt, ruột xót
Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.Chết cả đống, hơn sống một người.Máu ai, thấm thịt người ấy
Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đấy
Từ gót chí đầu, đau đâu khốn đấy
Muối đổ lòng ai, nấy xót
1.2.2 Răn dạy về nói năng giao tiếp.
Học ăn, học nói, học gói, học mở.Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ
Dao năng liếc thì sắc,
Đa ngôn, đa quá
Rượu nhạt, uống lắm cũng say,Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm
Nói chín, thời nên làm mười,Nói mười làm chín, kẻ cười người chê
Nói lời, thì giữ lấy lời,Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Một lời nói, được quan tiền tấm lụa,Một lời nói, được dùi đục cẳng tay
Một lời nói, được quan tiền tấm bánh,Một lời nói, được đòn gánh phang nghiêng
Roi song đánh đoạn thời thôi,Một lời xiết cạnh, muôn đời chẳng quên
Trang 19Con ơi, mẹ bảo con này,Học hành chăm chỉ, cho tày người taCon đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười,
Dù no, dù đói, cho tươi,Khoan ăn, bớt ngủ, là người lo toan
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,Vào thưa, ra gửi, mới nên con người
1.2.3 Những lời răn dạy về nhân đức
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu
Người làm ra của,Của không làm ra người
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân
Thương người, như thể thương thân
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước, phải thương nhau cùng
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Hễ muốn ra con người tử tế,Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ
1.2.4 Những lời răn dạy về học tập
– Học là học biết giữ giàng Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung
Làm người mà được khôn ngoanCũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tayMai sau rồi cũng có ngày ích to
– Học là học để làm người Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi
Trang 20– Học trò học hiếu học trung Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
– Học là học để mà hành Vừa hành vừa học mới thành người khôn
– Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.– Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
– Học ăn học nói, học gói học mở
1.2.5 Những lời răn dạy về giữ tình nghĩa vợ chồng.
Gia đình là hạt nhân của xã hội Nếu trong xã hội mà có gia đình bềnvững thì nền tảng của xã hội cũng sẽ được củng cố và phát triển vững chắchơn Đối với mỗi gia đình, mỗi thành viên đều có vai trò quan trọng nhưng bố
mẹ, ông bà, vợ chồng chính là trụ cột, là hạt nhân tạo nên hạnh phúc gia đình
Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc giađình thông qua tình cảm của những người trong gia đình với nhau Làm thếnào để giữ được hạnh phúc của gia đình, bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đếntình cảm của vợ chồng đối với nhau Bởi tình cảm vợ chồng, bố mẹ, ông bàchính là những người giữ vai trò quyết định trong tình cảm gia đình
Từ xa xưa, ông cha ta đã có rất nhiều bài ca dao và dân ca nói về hạnhphúc gia đình Bắt đầu bài viết này, tôi đưa một câu ca dao lên đầu để nói vớitất cả mọi người rằng:
Đêm khuya gió lặng, thanh trời.
Khuyên chàng bớt ngủ nghe lời em than
Lời than của người vợ đối với chồng ở đây có rất nhiều nghĩa Nhưngchắc chắn nghe qua câu ca dao này, ai cũng biết đây là một người vợ rất yêuchồng, sống vì chồng.Ta thường thấy trong gia đình, người mẹ, người vợ baogiờ cũng là trung tâm của tình cảm Người vợ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào,bao giờ họ cũng rất yêu chồng
Với người phụ nữ khi đã có chồng, họ thường cho đó là số kiếp mà trời đã
đã định, là số phận đã an bài nên không thể thay đổi, họ chỉ biết một mựcchung thủy với chồng:
Trang 21Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Những câu ca sau đây, từ đời này qua đời khác, người ta truyền cho nhau,chẳng bao giờ ai quên, chẳng thế hệ nào quên Người ta luôn nhắc nhau hằngngày, bởi trong cuộc sống, vợ chồng thường cậy nhờ vào nhau, đặc biệt làngười vợ chân yếu tay mềm, luôn mong muốn được nhờ cậy chồng:
Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông
Vợ chồng sống với nhau cũng có lúc có chuyện này chuyện kia, có khi vachạm với nhau, nhưng cả hai đều cùng luôn giữ ý tứ và cảm thông cho nhau
Đốn cây ai nỡ đứt chồi Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.
Hạnh phúc gia đình có được đâu phải là do cuộc sống giàu có về vật chất đầy
đủ, điều quan trọng chính là tình cảm của mỗi người, họ cùng biết cảm thôngvới hoàn cảnh gia đình và cùng chia sẻ, yêu thương với nhau thật sự
Nhà anh chỉ có một gian Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng Anh cậy em coi sóc trăm đường
Để anh mua bán trẩy trương thông hành.
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi Khoan ăn bớt ngủ, liệu bài lo toan
Trang 22Cho anh đành dạ bán buôn…
Hạnh phúc gia đình đôi khi chỉ là những quan niệm rất đơn giản mà sâu sắc
và ý nghĩa vô cùng:
Đèn người thắp sáng tứ phương Đèn tôi tỏa sáng đầu giường nhà tôi
Hoặc:
Ta rằng ta chẳng có ghen Chồng ta ta giữ, ta nghiến, ta nghiền, ta chơi
Hạnh phúc còn là những điều rất bình dị, đơn sơ:
Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ, lại nài vét niêu Con vợ nó cũng biết điều Thắt lưng con cón cạy niêu với chồng
Hạnh phúc họ chỉ có được khi hai người thực sự hiểu nhau và yêu nhau thắmthiết Đây là tình cảm của người vợ đối với người chồng:
Chồng em vừa xấu vừa đen Vừa kém nhan sắc, vừa hèn chân đi
Chồng em rỗ sứt, rỗ sì Chân đi chữ bát mắt thì ngưỡng thiên Bao giờ vào đám tháng giêng Bắt chồng em đến khêng chiêng cho làng.
Bài ca dao này chứng tỏ người vợ rất yêu chồng Mặc dù tự nhận thấychồng mình hèn kém và xấu xí đủ thứ, nhưng nếu đến tháng Giêng mà chồngđến khêng chiêng cho làng thì chồng nàng lại trở thành một người đàn ông rấtđáng giá và sẽ được nhiều người quý trọng Thực tế, biết có việc khêng
Trang 23chiêng hay không nhưng người vợ cứ hy vọng như vậy Niềm hy vọng ngâythơ đó đã gắn chặt hơn tình cảm vợ chồng và tình cảm gia đình.
Còn người chồng nghĩ về vợ, cũng tương tự như vậy Bài ca dao sau đây viếttheo lối ngoa dụ cho ta thấy rất rõ tấm lòng của người chồng rất yêu vợ
Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo: “Râu rồng trời cho”
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo: “Ngáy cho vui nhà”
Đi chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo: “Về nhà đỡ cơm”
Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo: “Hoa thơm rắc đầu…”
Trong cuộc sống, người vợ nào mà chẳng mong muốn chồng mình đỗ
đạt Và người chồng cũng mong mình đỗ đạt để “Đỗ bảng vàng cho vang mặt vợ.” - Nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương (1870 - 1907) đã từng viết như thế!
Nếu xét về khía cạnh bảo toàn, giữ gìn sự ấm êm của mỗi gia đình thì nhữngngười vợ, người mẹ trong mỗi gia đình trên khắp đất nước Việt Nam đều rấtđáng yêu và đáng được kính trọng Bởi họ có một tâm hồn rất trong sáng, tìnhcảm thủy chung và rất mực yêu chồng con tha thiết
Hãy nghe người vợ khuyên chồng chăm lo đèn sách:
Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu
Nếu như câu ca dao trên là lời khuyên rất chân tình của người vợ thì sau đâyngười vợ lại nói những câu giễu nhại rất thâm thúy, sâu cay, nếu chồng lườinhác hoặc lơ là công việc
Chồng người năng văn, năng vũ
Trang 24Chồng mình chỉ chủ miếng ăn Bốc ít thì nó cằn nhằn Bốc thêm tí nữa nó nhăn răng ra cười.
Đã từ rất lâu, câu ca dao :
“Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon”
được lưu truyền trong dân gian để nói về hạnh phúc gia đình và tình cảmthắm thiết của vợ chồng Râu tôm và ruột bầu đều là những thứ bỏ đi, nhưngnếu đem hai thứ đó nấu với nhau và có thêm gia vị của tình yêu thì sẽ trở nênngon, đâu cần phải ăn cao lương, mỹ vị Vợ chồng cốt sống với nhau chânthành, yêu thương và chung thủy nhau hết mực sẽ có hạnh phúc đó
Người phụ nữ Việt Nam khi có chồng rồi bao giò cũng nghĩ đến gia đình,nghĩ đến đạo vợ chồng, chung thủy trước sau như một
Có chồng bớt áo thay vai Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm
Hoặc:
Chồng ta áo rách ta thương Chồng người áo gấm, xông hương mặc người
Có cặp vợ chồng nào mà thương yêu nhau như cặp vợ chồng còng này:
Chồng còng lấy vợ cũng còng Nằm phản thì trật, nằm nong thì vừa.
Câu ca dao trên cho thấy, con người Việt Nam dù đàn ông hay đàn bà, dù chồnghay vợ ai cũng đều tìm mọi cách để giữ gìn và nâng niu hạnh phúc gia đình.Cónhiều câu ca dao khác nữa cũng nói về sự nhường nhịn của mỗi người trong giađình để gìn giữ tình cảm vợ chồng và bảo vệ hạnh phúc gia đình
Trang 25Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa chẳng rơi hạt nào.
1.3 Kết luận chương 1
Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là chu trình sáng tạo khoa học và tương ứng với chu trình này đối với việc xây dựng một kiến thức cụ thể là tiến trình khoa học giải quyết vấn đề
Dạy học theo định hướng giải quyết các vấn đề học tập là điều kiện tốt
để phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực nhận thức sáng tạo của HS
Để phát huy tốt tích cực, sáng tạo của HS thì khi tổ chức HĐ giải quyết vấn
đề, GV cần biết rõ: Các biểu hiện, mức độ, nguyên nhân và các biện pháptăng cường tính tích cực nhận thức và cần hiểu rõ: Khái niệm năng lực, nănglực sáng tạo và các biện pháp phát triển năng lực nhận thức sáng tạo của HS
Để cụ thể hóa tiến trình dạy học giải quyết vấn đề và để phát huy đầy đủvai trò tích cực của HS trong HĐ cá nhân, thảo luận tập thể cũng như vai tròcủa GV trong việc tổ chức, kiểm tra, định hướng các HĐ thì với mỗi nhiệm
vụ nhận thức cần phải được thực hiện theo các pha nhận thức:
- Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề
- Pha thứ 2: HS hành động độc lập, tích cực, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề.
- Pha thứ 3: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới
Trên cơ sở gần như đồng nhất giữa vai trò, tác dụng của môn học giáo dụccông dân và ca dao, tục ngữ đối với việc hình thành nhân cách, đạo đức học sinh.Chương tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,tích hợp ca dao, tục ngữ vào một số bài học môn giáo dục công dân
Trang 26CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ TÍCH HỢP CA DAO, TỤC NGỮ VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1)
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Sơ đồ, luật HN-GĐ, pháp luật đại cương của ĐHKTQ-Khoa luật
III Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
? Giáo viên nhận xét qua bài kỉêm tra 1 tiết?
3 Học bài mới.
Ở bài trước các em đã nắm dược thế nào là công dân bình đẳng trước pháp
luật Vậy công dân bình đẳng trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội.Nhà nước có vai trò quan trọng như thế nào trong việc đảm bảo cho công dânthực hiện quyền bình đẳng đó trên thực tế? Hôm nay cô cùng các em cùng đitìm hiểu bài 4
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt HĐ1 : Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về
khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Năng Lực hướng tới : NL nhận thức , NL
ngôn ngữ.
Trang 27Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt
- GV: cho học sinh quan sát ảnh ( mô hình gia
đình đông con cháu, lớp học dành cho con trai ,
những công việc theo quan niệm là của con trai
)
- GV: Đặt câu hỏi : Em có nhận xét gì ?
- HS: trả lời
- GV: Nhận xét, kết luận:
Mô hình gia đình trước đây với chế độ đa thê
nên nhiều vợ, đông con, nhiều cháu, lại thêm cái
tư tưởng trọng nam khinh nữ cho nên đã đẩy
người phụ nữ, người vợ, người con gái vào địa
vị thấp hèn, bị phụ thuộc, chịu sự bất bình đẳng
cả về vật chất lẫn tinh thần Đồng thời với tư
tưởng gia trưởng đề cao vai trò của người con
trưởng cả về quyền lợi – trách nhiệm làm cho
các con thứ phải chịu thiệt thòi Vì vậy mới có
các câu ca ai oán :
“ Cũng là con mẹ con cha.
Cành cao vun xới cành la bỏ liều “
Gia đình việt nam hiện nay , kế thừa những yếu
tố tiến bộ của dân tộc , tiếp thu những tinh hoa
văn hóa nhân loại – đó là việc coi trọng quyền
tự do dân chủ của con người bất kể trai- gái , già
– trẻ , tôn trọng sự bình đẳng nam nữ, tôn trọng
lợi ích cá nhân của mỗi thành viên Các thành
viên trong gia đình đều bình đẳng
Vậy, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sự
bình đẳng được thể hiện như thế nào chúng ta
vào tìm hiểu mục 1
Giáo viên giới thiệu luật HNGĐ: năm 2000
QH khoá X kì họp thứ 7 thông qua luật HN và
GĐ mới vào ngaỳ 6-9-2000 và có hiệu lực pháp
a Thế nào là bình đẳng trong HN và GĐ.
Trang 28Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt
Mục đích của hôn nhân.
+ Xây dựng gia đình hạnh phúc
+ Sinh con và nuôi dạy con
+ Tổ chức đời sống VC và TT của gia đình
GV: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là
gì?
HS: trả lời
GV:
? Từ khái niệm em hãy đánh giá các nguyên
tắc bình đẳng trong HN và GĐ trong gia đình
GV: Cho HS chơi trò chơi ( Tìm những câu ca
dao , tục ngữ, thành ngữ nói về tình cảm gia
đình.) Thời gian 3 phút
GV: Chia lớp thành 2 đội , thành viên mỗi đội
lần lượt lên bảng dán kết quả của mình Đội
náo tìm được nhiều câu sẽ chiến thắng
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình cảm
gia đình:
“ Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
“ Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng
về nghĩa vụ và quyềngiữa vợ, chồng và giữacác thành viên trong giađình trên cơ sở nguyêntắc dân chủ, công bằng ,tôn trọng lẫn nhau,không phân biệt đỗi xửtrong các mối quan hệ ởphạm vi gia đình vàngoài xã hội
Trang 29Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt
“Đói lòng ăn quả chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng “
“Rủ nhau lên bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trong rừng
Ai ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
“Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì gáy o o
Chồng yêu chồng bảo gáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm gài đầu”
“Cá không ăn mưối cá ươn
Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con
hư”
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
GV: Tổng kết, dẫn dắt sang nội dung
? Theo em bình đẳng giữa vợ và chồng được
thể hiện trong những lĩnh vực nào?
(lĩnh vực nhân thân và tài sản)
Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm và kết hợp phương pháp thảo luận nhóm
để tổ chức học tập cho HS, GV chia lớp thành 4
nhóm.
Nhóm 1 + 2 thực hiện nội
dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân
? Trong quan hệ nhân thân sự bình đẳng giữa
vợ chồng được thể hiện như thế nào?
? Theo em mối quan hệ vợ chồng hiện nay (ở
nước ta) có những nét đổi mới gì so với truyền
thống?
? Em hãy giải quyết tình huống 1 trong sách
giáo khoa trang 33?
Nhóm 3 + 4 thực hiện nội
b Nội dung bình đẳng trong HN và GĐ.
Trang 30Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt
dung bình đẳng trong quan hệ tài sản.
? Trong quan hệ tài sản sự bình đẳng giữa vợ
và chồng được thể hiện như thế nào?
? Em hãy giải quyết tình huống 2 trong sách
giáo khoa trang 33
Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày
sau đó trao đổi giữa các nhóm.
GV: kết luận
- Điều 63 –Hiến pháp 1992 : Công dân nam nữ
có quyền ngang nhau về mọi mặt : Chính trị,
kinh tế , văn hóa xã hội, gia đình
- Điều 19 – Luật hôn nhân gia đình: Vợ chồng
bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang
nhau về mọi mặt trong gia đình
Người vợ với quan niệm đạo đức:
” Vợ chồng đóng cửa bảo nhau” ,
Xấu chàng hổ thiếp “.
Hay “Chồng giận thì vợ bớt lời ,
Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê.”
Chính cái tư tưởng nhẫn nhịn cam chịu đó đã
khiến họ trở thành nạn nhân của bạo lực gia
Vụ án chồng dùng điếu cày “dạy” vợ.
Cơ quan CSĐT công an quận Hồng Bàng-
Hải Phòng vừa ra quyết định khởi tố vụ án”
cố ý gây thương tích”, đồng thời tiến hành
tạm giam giữ bị can Hữu Hoàn với hành vi
dùng điếu cày dạy vợ
* Bình đẳng giữa vợ và
chồng
Vợ, chồng bình đẳngtrong quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản
- Trong quan hệ nhânthân
+ Vợ, chồng có quyền vànghĩa vụ ngang nhautrong việc lựa chọn nơi
cư trú
+ Vợ chồng tôn trọnggiữ gìn danh dự, nhânphẩm và uy tín của nhau
+ Vợ chồng tôn trọngquyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của nhau
+ Vợ, chồng tạo điềukiện cho nhau phát triển
về mội mặt
Trang 31Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt Nghị định 167/2013/NĐ-CP hiệu lực từ
28/12/2013 quy định xử phạt hành chính về
chống bạo lực gia đình.
GV: Chuyển ý
Dân gian vẫn có câu; ‘ Của chồng công
vợ” Điều đó có đúng không? Mời nhóm 2
+ Tài sản chung: được tạo ra trong thời kì HN,
được thừa kế, tặng chung
+ Tài sản riêng: có trước HN hoặc được thừa kế,
tặng riêng
- GV: chuyển ý
Trong xã hội , đã có nhiều người vợ,người phụ
nữ bước ra khỏi gia đình để đảm đương những
trọng trách to lớn của xã hội Đó là, phó chủ tịch
nước Nguyễn Thị Doan, PCT nước Trương Mĩ
Hoa, PCTQH Toòng Thị Phóng,Bộ trưởng Bộ
LĐTBXH Nguyễn Thị Hằng, TBDVTW Hà Thị
Khiết
Phía sau những người phụ nữ này là gia đình
và sự ủng hộ của gia đình Tục ngữ có câu :
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Vậy , quan hệ giữa cha mẹ và con cái được thể
hiện như thế nào? Chúng ta chuyển sang nội
dung thứ 2
GV: Đặt câu hỏi
? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với
con?
? Các con có nghĩa vụ gì đối với cha me?
? Cha em có được phân biệt đối xử giữa các
- Trong quan hệ tài sản
+ Vợ chồng có nghĩa vụngang nhau trong việcchiếm hữu, sử dụng vàđịnh đoạt tài sản chung
+ Pháp luật còn thừanhận vợ, chồng có quyền
có tài sản riêng
* Bình đẳng giữa cha,
mẹ và con.
- Cha mẹ có nghĩa vụ vàquyền ngang nhau đốivới con cái
- Con có bổn phận kínhtrọng, biết ơn, hiếu thảovới cha mẹ
Trang 32Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần
đạt
con không?
GV: Chuyển ý
Khi con cái kết hôn và có con Từ đó hình
thành mối quan hệ giữa ông bà và cháu Vậy
mối quan hệ đó như thế nào/? Có đúng như câu
nói : “Cháu bà nội tội bà ngoại” Để trả lời câu
hỏi này , chúng ta chuyển sang nội dung bình
đẳng giữa ông bà và cháu
? Sự bình đẳng giữa ông bà (nội-ngoại) và
cháu theo hai chiều được thể hiện như thế nào?
GV: Chuyển ý
Tục ngữ có câu:
“ Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Vậy , bình đẳng giữa anh ,chị, em được thể
hiện như thế nào?
? Sự bình đẳng giữa anh, chị, em được thể hiện
như thế nào?
? Để đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng
trong HN GĐ cái gì làm cơ sở pháp lí?
( Đó là luật và tổ chức tuyên truyền trong nhân
- Cháu có bổn phận kínhtrọng, chăm sóc, phụngdưỡng ông bà
* Bình đẳng giữa anh, chị, em.
- Anh, chị, em đều cóquyền và nghĩa vụ vớinhau
- Anh, chị, em có bổnphận thương yêu, chămsóc, giúp đỡ nhau
c Trách nhiệm của NN trong việc đảm baỏ quyền bình đẳng trong
HN và GĐ.
( Đọc thêm)
4 Củng cố.
- GV hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết
- Sử dụng sơ đồ thể hiện quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân
Quan hệ V-C trong thời kì HN
V- C bình đẳng với nhau
nhau
Trang 33Bài tập: Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để có đáp án đúng:
1 Nhà nước quy định độ tuổi kết hôn a bình đẳng với nhau
2 Hôn nhân là quan hệ vợ, chồng sau khi b có tài sản riêng
3 Luật hôn nhân và gia đình quy đinh: Vợ,
chồng có quyền
c không có quyền xin ly hôn
4 Trong trường hợp người vợ đang mang thai
hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người
Trang 34PHẦN THỨ HAI: CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
I Mục tiêu bài giảng
1 Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là đạo đức
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với PL và phongtục, tập quán
- Hiểu được vai trò đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
- Năng lực giao tiếp, ứng xử, NL phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề,
NL trình bày suy nghĩ/ ý tưởng
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1- Phương tiện:
- Máy chiếu hoặc băng hình (nếu có), về phong tục tập quán hoặc pháp luật
- Giấy khổ to, bút dạ, kéo, hồ dán
2- Thiết bị: Tranh, ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?
- Mục tiêu của CNXH nói chung và xã hội ta nói riêng về phát triển conngười toàn diện?
Trang 353/Bài mới:
GV: Nêu tình huống có vấn đề”
Một người đang đánh cá ở dưới sông, bất ngờ có một đứa trẻ bị ngã xuốngsông Người đánh cá vẫn thản nhiên đánh cá, một lúc sau người đánh cá mớinhảy xuống sông vớt đứa trẻ lên thì đứa trẻ đã chết Hỏi:
- Tại sao người đánh cá không vớt đứa trẻ lên ngay ?
- Người đánh cá có vi phạm đạo đức, pháp luật không ?
HS: Tiếp thu vấn đề cần nghiên cứu
- GV: Để giải quyết tình huống trên ta vào nghiên cứu bải học : “Bài
10: Quan niệm về đạo đức”
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Quan niệm về đạo
đức
+) Giáo viên giao nhiệm vụ nhóm :
- Nhóm 1, 3
* Theo em trong cuộc sống
hàng ngày của con người gồm
những mối quan hệ như thế nào? Và
con người cần phải làm gì?
- Nhóm 2, 4
* Hãy nêu một vài ví dụ về
hành vi của con người trong cuộc
sống xã hội được coi là người có
đạo đức? Và ngược lại hành vi được
coi là người thiếu đạo đức?
Tại sao em làm như vậy?
+) Giáo viên: cho các nhóm lên trình
bày, thảo luận, nhận xét đánh giá
Nội dung kiến thức
1 Quan niệm về đạo đức a) Đạo đức là gì?
- Trong cuộc sống hàng ngày của conngười, có nhiều mối quan hệ rất phongphú, đa dạng và phức tạp, bao gồm quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân vớitập thể và với xã hội Con người cần phải
tự giác điều chỉnh hành vi của mình saocho phù hợp với những yêu cầu, chuẩnmực chung của XH
- Giúp đỡ người hoạn nạn được coi là cóđạo đức Ngược lại, gặp người hoạn nạnkhông cứu giúp
- Em sẽ giúp người phụ nữ đó mang cáitúi Làm như vậy, là hành vi giúp đỡ
người khác khi gặp khó khăn (Tình hình
xã hội phức tạp, một số phụ nữ không muốn người lạ mang hộ tài sản của
Trang 36+) GV: Theo em đạo đức là gì?
+) HS: Trả lời câu hỏi giáo viên.
+) GV: Cần lưu ý: Đạo đức
+ Đó là các quy tắc, chuẩn mực xã
hội (không phải của cá nhân).
+ Là tính tự giác, (Tự lương tâm, nếu
không hành vi mất đi tính đạo đức).
+ Hành vi phải phù hợp với lợi ích
chân chính của con người, phù hợp
yêu cầu xã hội.
+) GV: Lịch sử loài người tồn tại
các nền đạo đức như thế nào? nêu
một vài ví dụ về những chuẩn mực
đạo đức mà em biết?
- HS: Suy nghĩ trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 2:Phân biệt đạo đức ,
pháp luật , phong tục tập quán.
-GV: Cho chơi trò chơi Chia lớp
làm 2 đội Trong thời gian 5 phút 2
đội phải viết ra được các câu ca dao,
tục ngữ ,thành ngữ nói về đạo đức ,
pháp luật , phong tục tập quán
-HS: Viết ra phiếu , dán lên
mình?) Như vậy, tự điều chỉnh hành vi
của cá nhân không phải là việc tuỳ ý màluôn phải tuân theo một hệ thống các quytắc, chuẩn mực xác định
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
- Lịch sử loài người tồn tại các nền đạođức xã hội khác nhau và bị chi phối bởiquan điểm và lợi ích của giai cấp thốngtrị
- KL: Nền đạo đức ở nước ta vừa kế thừa
phát huy, phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và những tinh hoa văn hoá nhân loại.
b) Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
Trang 37-GV: Nhận xét, đọc đáp án.
Ca dao , tục ngữ về đạo đức
- Uống nước nhớ nguồn
- Kính trên nhường dưới
- Ai ơi ăn ở cho lành
Tu thân tích đức để dành về sau
- Có câu tích đức tu nhân
Hoạn nạn tương cứu phá bần tương
tri
- Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con
- Mừng cây rồi lại mừng cành
Cây đức lắm chồi, người đức lắm
con
- Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng giàu sang mới
bền
“ Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo
con.”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín
“Đói lòng ăn quả chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu
răng “
* Giống nhau: là đều điều chỉnh hành vicủa con người cho phù hợp với nhữngyêu cầu và chuẩn mực đạo đức chung của
xã hội
* Khác nhau:
+ Đạo đức, điều chỉnh hành vi mang tính
tự giác (điều chỉnh bằng lương tâm).+ Pháp luật, điều chỉnh hành vi mang tínhbắt buộc, tính cưỡng chế, bằng những quytắc xử sự do nhà nước ban hành, buộcmọi người phải thực hiện
+ (Đọc thêm) Phong tục, tập quán, là
những thói quen, những quy tắc chuẩn mực xã hội xuất phát từ quan niệm sống,
về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích người khác và xã hội, về những yêu cầu xã hội đối với con người trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Nó trở thành nét đẹp trong đời sống đạo đức, trở thành thuần phong, mĩ tục cần duy trì và phát huy Ngược lại, những hủ tục, cần phải loại bỏ Như vậy, điều chỉnh hành vi vừa mang tính tự giác, vừa mang tính bắt buộc phải thực hiện các quy tắc chuẩn mực của xã hội, nếu không dư luận xã hội
Trang 38“Rủ nhau lên bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trong
- Chí công vô tư
- Nén bạc đâm toạc tờ giấy
- Xui nguyên , dục bị
- Con kiến mà kiện củ khoai
Mày chê tao khó lấy ai làm giàu
Nhà tao chín đụn mười trâu
Lại thêm ao cá có cầu rửa chân
- Một đời kiện ,chín đời thù
- Chờ được vạ má đã xưng
- Gieo gió sẽ gặt bão
- Việc bé xé ra to
- Con giun xéo mãi cũng quằn
- Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
- Muốn nói oan làm quan mà nói
- Ngắn cổ bé họng kêu không thấu
Trang 39- Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà
- Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông
- Đàn ông miệng rộng thì tài
Đàn bà miệng rộng điếc tai lángriềng
Đàn ông rộng miệng thì sang
Đàn bà miệng rộng tan hoang cửanhà
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
- Đất có thổ công , sông có hà bá
Miếng trầu là đầu câu chuyện
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
- Nhóm 1, 3.
*Đạo đức ,pháp luật, phongtục tập quán khác nhau như thếnào ? Nêu một vài ví dụ để phân biệtđạo đức với pháp luật và phong tục,tập quán trong sự điều chỉnh hành vicủa con người?
Trang 40Chú ý: Đạo đức ra đời cùng với sự
ra đời của lịch sử xã hội loài
người Pháp luật ra đời cùng với sự
ra đời của nhà nước- nhà nước và
pháp luật (nhà nước pháp quyền).
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 3: Vai trò của đạo đức
trong sự phát triển của cá nhân,
gia đình và xã hội
Năng Lực : Nhận thức.
GV: Nêu câu hỏi : Trong sự tồn tại
và phát triển của xã hội, vai trò của
đạo đức đối với cá nhân, gia đình và
xã hội thể hiện như thế nào?
HS: Thảo luận Lớp.
-GV : - Em hãy nêu một vài biểu
hiện vi phạm các chuẩn mực đạo
đức gia đình
- Trường em tổ chức hiến máu nhân
đạo và vận động học sinh tham gia
Em nghĩ gì về việc này?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: N/xét , bổ xung, kết luận
Nội dung kiến thức
2 Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội a) Đối với cá nhân: - Đạo đức:
+ Góp phần hoàn thiện nhân cách conngười
+ Giúp cá nhân có năng lực sống thiện,sống có ích, thêm yêu Tổ quốc, đồng bào
và toàn nhân loại
- Một cá nhân sống thiếu đạo đức, thì mọiphẩm chất năng lực khác sẽ không còn ýnghĩa
b) Đối với gia đình
- Đạo đức:
+ Là nền tảng của gia đình, tạo sự ổn định
và phát triển vững chắc của gia đình
+ Sự tan vỡ của gia đình có nguyên nhân
từ việc vi phạm các quy tắc, chuẩn mựcđạo đức
c) Đối với xã hội
- Đạo đức: + Được coi là sức khỏe của cơ thểsống
+ Một XH có các quy tắc, chuẩn mực ĐĐđược tôn trọng, củng cố và PT, thì XH có thể
PT bền vững