Nội Dung của tài liệu : + Hướng dẫn quy trình tổ chức Hoạt Động Ngoại Khóa Vật Lí Ở trường Trung Học Phổ Thông. ( Mục đích, kế hoạch,các bước tiến hành ).+ Tài liệu hướng dẫn biên soạn nội dung hoạt động ngoại khóa vật lí 10 theo hướng phát huy năng lực học sinh bằng các trò chơi trong hội thi vật lí+ Tài liệu hướng dẫn thiết kế trò chơi hoạt động ngoại khóa vật lí băng powpoint, phần mềm cắt ghép vi deo....
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI nêu rõ về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo xác định ”Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục
trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới
Ngày này, việc dạy học theo định hướng nội dung không còn phù hợpnữa khi mà tri thức luôn thay đổi và lạc hậu nhanh chóng Do phương pháp dạyhọc mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáodục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năngđộng Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càngcao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hànhđộng, khả năng sáng tạo và tính năng động
Tiếp thu nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI Giáo dục phổ thôngnước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dungsang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS họcđược cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảmbảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phươngpháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụngkiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phảichuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,
Trang 2đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánhgiá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác độngkịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Vật lí là một môn học gắn liền với thực tiễn, việc đổi mới phương phápdạy học môn vật lí theo định hướng phát huy năng lực học sinh cũng đã và đangđược tiến hành ở các trường THPT Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) vật lí là mộthoạt động tích cực không những giúp học sinh yêu thích môn vật lí hơn mà đồngthời còn là môi trường tạo điều kiện cho học sinh phát huy các năng lực của bảnthân Tuy nhiên HĐNK hầu như chưa được coi trọng trong ở các trường THPTbởi nhiều giáo viên chưa biết phương pháp xây dựng và tổ chức HĐNK Chính vìvậy, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Xây dựng và tổ chứcHĐNK vật lí 10 THPT theo hướng phát huy năng lực của học sinh”
2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất phương pháp xây dựng và tổ chức HĐNK vật lí 10 THPT theo hướngphát huy năng lực của học sinh
3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục đích nghiên cứu thì đề tài phải thực hiện được bốn nhiệm
vụ sau :
a) Nêu lên được phương pháp tổ chức một buổi HĐNK vật lí lớp 10 THPT.b) Xây dựng được bộ câu hỏi vật lí 10 trong HĐNK theo hướng phát huy nănglực học sinh
c) Hướng dẫn ứng dụng tin học vào thiết kế HĐNK
d) Tiến hành tổ chức trong thực tế để đánh giá tính hiệu quả của đề tài
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
a) Chương trình SGK, sách tham khảo, tài liệu vật lí lớp 10
b) Cơ sở lý luận của quá trình tổ chức HĐNK vật lí theo hướng phát huynăng lực của học sinh
Trang 3c) Cách ứng dụng tin học vào quá trình thiết kế ngoại khóa.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Hứng thú của giáo viên, học sinh lớp 10 THPT đối với HĐNK vật lí
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các câu hỏi, tài liệu có liên quan đến hoạt động ngoại khóavật lí theo định hướng phát huy năng lực học sinh, các tài liệu tin học phục vụcho quá trình thiết kế ngoại khóa
- Nghiên cứu cách xây dựng một buổi ngoại khóa vật lí cho học sinh lớp
10 THPT
b) Phương pháp điều tra
- Sử dụng phiếu điều tra
- Trò chuyện với học sinh, giáo viên để tìm hiểu thực trạng của HĐNK.c) Phương pháp xử lí số liệu
d) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành tổ chức một buối ngoại khóa vật lí cho học sinh lớp 10 trongthực tế
6 DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất được phương pháp xây dựng và tổ chức HĐNK vật lí 10 THPT theohướng phát huy năng lực học sinh
- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và các môn học khác
7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Cấu trúc bài viết gồm các phần:
- Phần I: Mở đầu
- Phần II: Kết quả nghiên cứu
- Phần III: Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo và phụ lục
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trang 41.1 NHIỆM VỤ CỦA DẠY HỌC VẬT LÍ Ở THPT
1.1.1 Đặc điểm của môn vật lí ở TPHT
a Vật lí học nghiên cứu các hình thức vận động cơ bản nhất của vật chất, cho
nên những kiến thức vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên, nhất làkhoa học hóa học và khoa học sinh học
b Vật lí học ở trường phổ thông chủ yếu là vật lí thực nghiệm Phương phápchủ yếu của nó là phương pháp thực nghiệm Đó là phương pháp nhận thức thựcnghiệm xuất xứ từ vật lí học nhưng ngày nay cũng được sử dụng rộng dãi trongnhiều nghành khoa học tự nhiên khác
c Vật lí học nghiên cứu các dạng vận động cơ bản nhất của vật chất nên nhiềukiến thức vật lí có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề cơ bản của triết học, tạo điềukiện phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh
d Vật lí học là cơ sở lí thuyết của việc chế tạo máy móc, thiết bị dùng trong sảnxuất và đời sống
e Vật lí là một khoa học chính xác, đòi hỏi phải có kĩ năng quan sát tinh tế,khéo léo tác động vào tự nhiên khi làm thí nghiệm, vừa phải có tư duy logic chặtchẽ, biện chứng, vừa phải trao đổi thảo luận để khẳng định chân lí.[1.7]
1.1.2 Nhiệm vụ dạy học của vật lí ở THPT.
Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, việc đổi mới
phương pháp dạy học thụ động hiện nay được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm Giáo sư Trần Hồng Quân đã khẳng định: “Muốn đào tạo được con người khi vàođời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũngphải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm mộtcách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động , học tập ở nhà trường’’.Phương pháp nói trên, trong khoa học giáo giáo dục thuộc về hệ thống cácphương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm, một hệ phươngpháp có thể trực tiếp đáp ứng các yêu cầu định hướng cho việc lựa chọn, thiết kếlại nội dung học tập cho phù hợp với các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dụctrong thời kì đổi mới
Trang 5Quan điểm “ Dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh,người học là trung tâm của quá trình dạy học”, gọi tắt là “ dạy học tích cực, lấyngười học làm trung tâm” Đây là một tư tưởng tiến bộ với một số thử nghiệm
đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển giáo dục từ vài thập kỉ nay Một sốnước Tây Âu và trong khu vực Đông Nam Á đã thực sự quán triệt tư tưởng nàytrong toàn bộ hoạt động dạy học Tư tưởng này có nguồn gốc từ những kết quảnghiên cứu được thực hiện ở lĩnh vực tâm lí nhận thức trong giáo dục: hướngphát triển và giảng dạy
Vì vậy, những nhiệm vụ chính của việc dạy học vật lí ở THPT bao gồm:
a Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản hiện đại, có hệ
thống, bao gồm:
- Các khái niệm vật lí
- Các định luật vật lí cơ bản
- Các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí đời sống và sản xuất
- Các phương pháp nhận thức phổ biến dùng trong vật lí
b Phát triển tư duy khoa học ở học sinh: rèn luyện những thao tác, hành động,
phương pháp nhận thức cơ bản, nhằm chiếm lĩnh vững kiến thức vật lí, vận dụngsáng tạo để giả quyết vấn đề trong học tập và hoạt động thực tiễn sau này
c Trên cơ sở kiến thức vật lí vững chắc, có hệ thống, bồi dưỡng cho học sinh
thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nước, thái độ đối với laođộng, đối với cộng đồng và những đức tính khác của người lao động
d Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh, làm cho
học sinh nắm được nguyên lí cơ bản về cấu tạo và hoạt động của các máy mócđược dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân Có kĩ năng sử dụng dụng cụ vật
lí, đặc biệt những dụng cụ đo lường, kĩ năng lắp ráp thiết bị để thực hiện các thínghiệm vật lí, vẽ biểu đồ, xử lí các số liệu đo đạc để rút ra kết luận Những kiếnthức, kĩ năng đó giúp học sinh sau này có thể nhanh chóng thích ứng với hoạtđộng lao động sản xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 6Các nhiệm vụ trên có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau, được tiến hành đồngthời trong quá trình dạy học vật lí Trên cơ sở hệ thống kiến thức vật lí, đặc điểmđối tượng học sinh và nhà trường, giáo viên xác định hình thức tổ chức, phươngpháp dạy học để thực hiện các nhiệm vụ đó một các tối ưu nhất.[1.8]
1.2 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.2.1 Khái niệm về năng lực
Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như
là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củngcố qua kinh nghiệm, hiện thựchóa qua ý chí (JohnErpenbeck1998)
Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiệnthành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể ( OECD 2002)
Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốncó ở cánhân hay có thểhọc được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Năng lực cũng hàmchứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để
có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp…trongnhững tình huống thay đổi (Weinert, 2001)
1.2.2 Năng lực học sinh THPT
Năng lực của học sinh trung học phổ thông là khả năng làm chủ những hệthống kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành ( kết nối)chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyếthiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống
Năng lực của học sinh là một cấu trúc động ( trừu tượng), có tính mở, đathành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng… mà
cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội thể hiện ở tính sẵn sàng hành động củacác em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đangthay đổi của xã hội
1.2.3 Về các năng lực chung
Các năng lực
1 Năng lực tự học a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động;
tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực
Trang 7b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thựchiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phântích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọcphù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách thamkhảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắtvới đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từkhóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tàiliệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thânkhi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của
GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khigặp khó khăn trong học tập
b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đềxuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không cònphù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện mộtcông việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều
Trang 8đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý.d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; khôngquá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tốmới, tích cực trong những ý kiến khác
4 Năng lực tự
quản lý
a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bảnthân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế đượccảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn
b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng vàthực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và
có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn
c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của
bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiềucao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bảnthân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện vànghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soátđược những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thầntrong môi trường sống và học tập
6 Năng lực a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm
vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất
Trang 9hợp tác bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp;
b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với côngviệc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạtđộng phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình cóthể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công;
c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũngnhư kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viêntrong nhóm các công việc phù hợp;
d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao,góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốnhọc hỏi các thành viên trong nhóm;
e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung củanhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm
7 Năng lực sử
dụng công nghệ
thông tin và
truyền thông
a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản;
sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vựckhác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khácnhau, tại thiết bị và trên mạng
b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập;tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổchức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu
đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức
đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giảiquyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống;
8 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đốithoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác,đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề
Trang 10thuộc chương tŕnh học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nộidung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng vănbản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tómtắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn;
b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụngđược thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua cácngữ cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp củacác loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câukhẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điềukiện;
c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ
9 Năng lực
tính toán
a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa,khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sửdụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong cáctình huống quen thuộc
b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các
số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán họctrong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày;hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trongmôi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng.c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tốtrong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vậndụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống;biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận vàdiễn đạt ý tưởng
d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máytính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng
Trang 11ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập.
2 22
1.2.4 Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực
Các thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tậplà: Sự đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học
và sự liên kết với nhau của các bài tập
Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực:
a) Yêu cầu của bài tập
- Có mức độ khó khác nhau
- Mô tả tri thức và kỹ năng yêu cầu
- Định hướng theo kết quả
b) Hỗ trợ học tích lũy
- Liên kết các nội dung qua suốt các năm học
- Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực
- Vận dụng thường xuyên cái đã học
c) Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
- Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân
- Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân
- Sử dụng sai lầm như là cơ hội
d) Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn
- Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở
- Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng trithức thông minh)
Trang 12- Thử các hình thức luyện tập khác nhau.
đ) Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp
- Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm
- Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức
e) Tích cực hóa hoạt động nhận thức
- Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng
- Kết nối với kinh nghiệm đời sống
- Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề
g) Có những con đường và giải pháp khác nhau
- Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp
- Đặt vấn đề mở
- Độc lập tìm hiểu
- Không gian cho các ý tưởng khác thường
- Diễn biến mở của giờ học
h) Phân hóa nội tại
- Con đường tiếp cận khác nhau
- Phân hóa bên trong
- Gắn với các tình huống và bối cảnh 2 42
1.2.5 Các bậc trình độ trong bài tập định hướng phát triển năng lực
Về phương diện nhận thức, người ta chia các mức quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận tương ứng như sau:
Các mức
quá trình
Các bậc trình độ nhận thức Các đặc điểm
Trang 131 Hồi tưởng
thông tin
Tái hiện
Nhận biết lạiTái tạo lại
- Nhận biết lại cái gì đã học theo cáchthức không thay đổi
- Tái tạo lại cái đã học theo cách thứckhông thay đổi
- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huốngthông qua những tiêu chí riêng
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướngphát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:
- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức Bài tập
tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các
tình huống không thay đổi Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện
kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo
- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích,
tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giảiquyết vấn đề Dạng bài tập này đòi hỏi sự sang tạo của người học
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận
dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực
Trang 14tiễn Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận,nhiều con đường giải quyết khác nhau 2 45
1.2.6 Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí
Có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt trong dạy học từng môn
a) Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các năng lực chung.
Ở cách tiếp cận này, người ta xác định các năng lực chung trước, chúng làcác năng lực mà toàn bộ quá trình giáo dục ở trường phổ thông đều phải hướngtới để hình thành ở HS Sau đó, từng môn học sẽ xác định sự thể hiện cụ thể củacác năng lực chung ở trong môn học của mình như thế nào Với cách tiếp cậnnhư vậy, từ các năng lực chung đã được đưa vào dự thảo chương trình phổ thôngtổng thể, chúng tôi tạm vạch ra các năng lực chuyên biệt trong môn Vật lí như ởbảng 1
Bảng 1: Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lí được cụ thể hóa từ năng lực chung
Stt Năng lực
chung Biểu hiện năng lực trong môn Vật lí
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin
- Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh ta
- Tóm tắt được nội dung vật lí trọng tâm của văn bản
- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm,
Trang 15bảng biểu, sơ đồ khối
- Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án thínghiệm để trả lời cho các câu hỏi đó
hệ với nhau như thế nào? Các dụng cụ có nguyên tắc cấutạo và hoạt động như thế nào?
- Đưa ra được cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi
đã đặt ra
- Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằngsuy luận lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm
- Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được
- Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được
3 Năng lực sáng
tạo
- Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giảthuyết (hoặc dự đoán)
- Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu
- Giải được bài tập sáng tạo
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tốiưu
- Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng
- Lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm
Trang 16- Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước
- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm
- Mô tả được sơ đồ thí nghiệm
- Đưa ra các lập luận lô gic, biện chứng
6 Năng lực hợp
tác
- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau
Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình
- Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tượngvật lí
8 Năng lực sử dụng
ngôn ngữ
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vậtlí
- Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí
- Đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu
9 Năng lực tính toán - Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán
học
- Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết ra
hệ quả hoặc ra kiến thức mới
b) Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học
Với cách tiếp cận này, người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương phápnhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực,
có nhiều nước trên thế giới tiếp cận theo cách này, dưới đây xin đề xuất hệ thống
Trang 17năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực chuyên biệt môn Vật lí đối với HS
15 tuổi của CHLB Đức
Môn Vật lí giúp hình thành các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề
Sau khi phân chia năng lực thành các thành phần như vậy, ta tổng hợp được
nhóm các năng lực thành phần cần phải hình thành và phát triển trong môn Vật
lí nói chung và ở cấp THPT nói riêng, theo bảng 2
Bảng 2: Năng lực chuyên biệt môn Vật lí
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí
- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụhọc tập
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp,đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thựctiễn
Trang 18- P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí
và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ cácnguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiếnthức vật lí
- P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp tronghọc tập vật lí
- P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí
- P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm trađược
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành
xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét
- P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tínhđúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệmnày
Nhóm NLTP
thông tin
HS có thể
- X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí
và các cách diễn tả đặc thù của vật lí
- X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằngngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành )
- X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau,
- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết
bị kĩ thuật, công nghệ
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lícủa mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việcnhóm… )
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của
Trang 19mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việcnhóm… ) một cách phù hợp
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn
đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
Nhóm NLTP
liên quan đến
cá nhân
HS có thể
- C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái
độ của cá nhân trong học tập vật lí
- C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kếhoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân
- C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểmvật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoàimôn Vật lí
- C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giảipháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báomức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống
và của các công nghệ hiện đại 2 52
1.3 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
1.3.1 Khái niệm
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động học tập được tổ chức ngoài giờ học
các môn văn hóa ở trên lớp, một trong những mảng hoạt động giáo dục quantrọng ở nhà trường phổ thông Hoạt động này có tác dụng hỗ trợ cho giáo dụcnội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu vàtài năng sáng tạo của HS Nội dung ngoại khóa rất phong phú và đa dạng, nhờ
Trang 20đó các kiến thức tiếp thu được trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêmtrên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa.
1.3.2 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa
Việc phân chia các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí chỉ mang tínhchất tương đối, có thể dựa trên các cơ sở khác nhau Chẳng hạn:
- Dựa vào số lượng HS tham gia ngoại khóa, có: hoạt động ngoại khóa theo cácnhóm và hoạt động ngoại khóa có tính quần chúng rộng rãi Cụ thể:
+ Hoạt động ngoại khóa theo nhóm Khi tổ chức nhóm ngoại khóa trước hết
phải dựa trên tinh thần tự nguyện, hứng thú của HS, các em phải được lựa chọnlĩnh vực kiến thức yêu thích và xây dựng được hạt nhân của nhóm Yếu tố mới
và tính vừa sức của đề tài đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển
sự hứng thú và tích cực của nhóm GV cần phải dự kiến được những khó khăn
mà HS có thể gặp phải, lên phương án giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian, tàiliệu, nguyên vật liệu…cho nhóm HS Nhóm ngoại khóa cần có lịch làm việc cụthể về thời gian cũng như tiến độ công việc, tránh tình trạng “đầu voi, đuôichuột”; kiên quyết không để kế hoạch bị phá sản giữa chừng tùy theo nội dunghoạt động của nhóm ngoại khóa có thể phân loại thành: Nhóm “Vật lí lí thuyết”,nhóm “Chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí”, nhóm “Vật lí kĩ thuật”
+ Hoạt động ngoại khóa có tính chất quần chúng rộng rãi Hoạt động
ngoại khóa này thường là kết quả của quá trình hoạt động của nhóm vật lí Các hoạtđộng ngoại khóa vật lí có các hình thức tổ chức như: Hội vui vật lí; Triển lãm vật lí;Báo tường về vật lí…
Hội vui vật lí là một hình thức ngoại khóa dễ phổ biến, lôi cuốn được
đông đảo HS tham gia, tạo ra được khí thế trong học tập và nghiên cứu Hội vui
có thể tổ chức theo từng chuyên đề hoặc theo khối lớp Chẳng hạn: hội vui cơhọc; hội vui về nhiệt học; hội vui về điện học; hội vui về quang học… Hội vui
có nội dung chính là các trò chơi hoặc các câu hỏi rèn luyện trí tuệ, như: trò chơi
Trang 21hái hoa dân chủ; thi khéo tay; thi giải đáp các câu hỏi trí tuệ, thi chế tạo thiết bịthí nghiệm Thời gian tổ chức hội vui không nên kéo dài để đảm bảo cho hộivui vừa truyền tải hết nội dung cần thiết vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
và sự đi lại của HS
Triển lãm về vật lí ở trường phổ thông có thể tổ chức nhân ngày lễ của
trường hoặc dịp tổng kết một kì học hoặc cuối năm học Mục đích của triển lãm
về vật lí là để nói lên thành tựu hoạt động học tập và nghiên cứu về vật lí củamột khối lớp hoặc của toàn trường Nội dung triển lãm có thể gồm: dụng cụ, môhình vật lí mà HS chế tạo được; mẫu vật sưu tầm được; đồ dùng phục vụ choviệc dạy học; biểu diễn thí nghiệm vật lí có liên quan đến kiến thức vật lí phổthông mà HS đã được học Triển lãm có thể tổ chức kết hợp với hội vui vật líhoặc tiến hành cùng với các bộ môn khác như toán, hóa, sinh, công nghệ…
Báo tường về vật lí là một hình thức hoạt động ngoại khóa khá hấp dẫn,
dễ tổ chức, lôi cuốn được đông đảo HS tham gia, không phân biệt trình độ HSnhiều Hình thức hoạt động ngoại khóa này có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy
HS sưu tầm, đọc các sách báo hoặc giải các bài toán hay về vật lí Báo tường vềvật lí cũng là một hoạt động để GV hoặc các thành viên tích cực trong lớp công
bố các bài toán hay mà không có điều kiện hoặc không cần thiết phải trình bàytrên lớp
- Dựa vào cách thức tổ chức cho HS tham gia ngoại khóa, có:
+ Tham quan các công trình kĩ thuật ứng dụng kiến thức vật lí đã học là một
hình thức tổ chức dạy học trong thực tế, quan sát trực tiếp của HS dưới sựhướng dẫn của GV và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng, quitrình cần tìm hiểu trong nội dung dạy học Hình thức tham quan ngoại khóa cóthể được tổ chức trước, trong và sau khi học một kiến thức nào đó
+ Câu lạc bộ vật lí là nơi tập trung những cá nhân có cùng sở thích, nhu cầu,
nguyện vọng, cùng nhau hoạt động để đạt được mục đích nào đó Hoạt động câulạc bộ vật lí ở trường học là một loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp, là môi
Trang 22trường tốt nhất để các cá nhân yêu thích vật lí có dịp học tập, sinh hoạt, rènluyện, vui chơi giải trí với các kiến thức vật lí trên tinh thần tự nguyện, nhằmphát huy năng lực bản thân, trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để vậndụng vào thực tiễn đời sống xã hội
+ Hội thi vật lí là nơi để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình,
khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu tronghọc tập Qui mô, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi phụ thuộc vàomục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi Một số hình thứccủa hội thi vật lí : Thi trả lời nhanh; Thi giải thích hiện tượng; Thi giải bài tập;Thi giải ô chữ; Thi thực hành, làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm; Thichơi một số trò chơi có sử dụng kiến thức vật lí
- Dựa vào cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa của HS, có:
+ HS đọc sách báo về vật lí và kĩ thuật, hình thức này có thể tổ chức trongmột lớp học GV tạo điều kiện cho các em trình bày những thông tin mà các em
đã đọc về các lĩnh vực vật lí nhằm mục đích cung cấp thông tin, mở rộng hiểubiết cho các HS còn lại trong lớp học
+ HS tổ chức các buổi báo cáo và dạ hội về các vấn đề vật lí có thể nghiêncứu thêm về một số kiến thức còn khó hiểu, trừu tượng mà giờ học nội khóakhông có thời gian để tìm hiểu Bên cạnh đó, HS có thể tự tạo thí nghiệm để minhhọa; HS biểu diễn thí nghiệm hoặc giới thiệu sản phẩm vật lí chế tạo được…
+ HS tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chếtạo hoặc làm báo tường hoặc tập san về vật lí
+ Tham gia thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ vật lí, các mô hình kĩ thuật + Luyện tập giải các bài tập vật lí 2 141
Có rất nhiều cách tổ chức HĐNK vật lí khác nhau, nhưng ở đây đề tàitập trung vào HĐNK được sử dụng rộng rãi và phù hợp nhất là hình thức tổchức HĐNK như một hội thi vật lí
Trang 231.3.3 Đặc điểm của HĐNK vật lí
- Được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc mà tùy thuộcvào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khảnăng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường
- Số lượng HS tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng cóthể là tập thể đông người Trong điều kiện cho phép có thể huy động HS toàntrường tham gia, không phân biệt trình độ HS
- Có kế hoạch cụ thể về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,lịch hoạt động cụ thể và thời gian thực hiện
- Kết quả hoạt động ngoại khóa của HS không không đánh giá bằng điểm số nhưđánh giá kết quả học tập nội khóa
- Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa vật lí thông qua tính tích cực,sáng tạo của HS và sản phẩm của quá trình hoạt động Ngoài ra, kết quả củahoạt động ngoại khóa được đánh giá một cách công khai thông qua cả GV và
HS Để khích lệ quá trình hoạt động của HS thì cũng cần có sự khuyến khích vàphần thưởng động viên kịp thời cho các em
- Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, phongphú, mềm dẻo, hấp dẫn để lôi cuốn được nhiều HS tham gia
1.3.4 Nguyên tắc tổ chức HĐNK vật lí
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phảiđược lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian hoạt độngngay từ đầu năm học
- Cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức phải phù hợp với hình thức tổ chứcHĐNK
- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động ngoại khoá phảivừa sức, đủ điều kiện để thực hiện được
Trang 24- Đảm bảo sự thống nhất giữa GV với sự tự nguyện, chủ động và hứng thúcủa HS.
- Nội dung hoạt động ngoại khoá phải linh hoạt, phong phú, cân đối giữa cácloại hình hoạt động: Tập thể, nhóm, cá nhân
- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải bổ sung kiến thức cho nội khóa, củng
cố, đào sâu, mở rộng hợp lí các kiến thức trong chương trình vật lí, bổ sungnhững kiến thức mà HS còn thiếu hụt hay mắc sai lầm khi học nội khóa Nộidung ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông có thể gồm:
Đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kĩ thuật
Nghiên cứu những lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như kĩ thuậtđiện, kĩ thuật vô tuyến, kĩ thuật chụp ảnh
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ, làm thí nghiệm vật
lí, nghiên cứu những ứng dụng của vật lí trong cuộc sống
- Nội dung HĐNK phải hấp dẫn phát huy được tính tích cực của học sinh tronghoạt động ngoại khoá HĐNK phải thu hút được đông đảo học sinh tham gia
- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, Đoàn thanh niên, các nhà khoahọc, cha mẹ HS, địa phương, doanh nghiệp v.v
Để tiến hành các hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự
tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của nhà trường, của hội cha mẹhọc sinh và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa…v.v Bên cạnh đó, giáo viên cầnđộng viên được sự tham gia nhiệt tình của học sinh, của mỗi cá nhân, cần tạodựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động ngoại khóa
1.3.5 Tác dụng của hoạt động ngoại khoá vật lí
a Đối với giáo viên:
- HĐNK giúp giáo viên dần dần hình thành kĩ năng lập kế hoạch, tổ chứccác hoạt động ngoại khoá, các hoạt động giáo dục, các hoạt động khác trong nhàtrường ngày càng phong phú và đa dạng
- HĐNK cũng là một phương pháp giáo dục học sinh rất có hiệu quả vì nó
có tính hấp dẫn, phong phú và đa dạng Bởi vậy, nó khơi dậy tính hứng thú,
Trang 25năng động sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học Giáo viên không chỉtruyền đạt cho học sinh kiến thức theo lối giảng dạy trên lớp thông thường mà
có thể truyền đạt kiến thức cho học sinh thông qua các HĐNK
- Muốn tổ chức và đạo tạo đội ngũ học sinh tham gia HĐNK thì khôngnhững người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về chuyên môn mà yêu cầu ngườigiáo viên phải có tính sáng tạo, đào sâu mở rộng kiến thức và kĩ năng ứng dụngcông nghệ thông tin Muốn làm được như vậy, đặc biệt là giáo viên mới vào ngànhphải tích cực tự trau rồi thêm kiến thức chuyên môn và trình độ về tin học
- HĐNK giúp giáo viên lấp những lỗ hổng kiến thức của học sinh, khi hoạt độngnội khoá có giới hạn về thời gian mà giáo viên không thể nêu hết kiến thức được
- HĐNK có thể rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh Qua đógiáo viên có thể giải quyết những thắc mắc của học sinh Giáo viên cũng có điềukiện tốt để kiểm tra các kết quả nghiên cứu của mình, nắm vững khả năng, tâm lícủa học sinh, qua đó có những phương pháp dạy học hiệu quả hơn
b Đối với học sinh:
- HĐNK có tác dụng giáo dục nhận thức: hoạt động ngoại khóa giúp HScủng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp HS vậndụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra theophương châm học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn
- HĐNK có tác dụng rèn luyện kĩ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyệncho HS khả năng tự quản, kĩ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm,ngoài ra còn góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, chế tạodụng cụ và làm thí nghiệm,…
- HĐNK có tác dụng giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạohứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn HS tự giác tham gianhiệt tình các hoạt động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của HS
- HĐNK có tác dụng phát triển năng lực học sinh :
Trang 26Phát triển năng lực tư duy, hoạt động ngoại khóa có thể rèn luyện cho HScác loại tư duy: Tư duy logic; Tư duy trừu tượng; Tư duy kinh nghiệm; Tư duyphân tích; Tư duy tổng hợp; Tư duy sáng tạo
Phát triển năng lực tự học thông qua tài liệu ôn tập, chủ đề HĐNK
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc giải thích các hiệntượng vật lí trong tự nhiên …
Phát triển năng lực sáng tạo: như thiết kế được phương án thí nghiệm, giảiđược bài tập một cách sáng tạo…
Phát triển năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm…
Phát triển năng lực tính toán
1.4 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
1.4.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí
Cùng với sự phát triển của cộng nghệ thông tin, máy tính và các phần mềm
đã và đang được sử dụng trong dạy học nói chung và trong dạy học vật lý nóiriêng và đem đến nhiều sự thay đổi Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm:
- Tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu nội dung kiến thức và đưa các nộidung mới gắn liền với đời sống hàng ngày vào bài giảng
- Thay đổi phương pháp nghiên cứu nhiều hiện tượng và quá trình trong dạyhọc vật lí (nhiều hiện tượng và quá trình có thể chuyển sang nghiên cứu thựcnghiệm để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh)
- Tạo nên hệ thống phương tiện mới hỗ trợ nghiên cứu vật lí trong conđường thực nghiệm cũng như con đường lí thuyết
- Giảm nhẹ thời gian và công sức thực hiện công việc máy móc ( như lậpbiểu bảng vẽ đồ thị)
- Giành công sức và thời gian cho hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo của học sinh
- Tạo điều kiện cho học sinh quen dần với việc sử dụng máy vi tính và hệthống thiết bị thí nghiệm ghép nối với máy vi tính và hình thành, phát triển các
Trang 27kỹ năng tương ứng để nghiên cứu vật lí vì nó là công cụ của các nhà khoa họcthế kỷ 21.
- Việc sử dụng máy tính và các phần mềm trong dạy học chỉ có ý nghĩa khimáy tính và các phần mềm làm được các chức năng mà phương tiện dạy họctruyền thống không thể làm được hoặc làm được với chất lượng thấp
- Việc kết hợp công nghệ thông tin với các các phương tiện dạy học truyềnthống đang được sử dụng sẽ giúp hoạt động dạy học đạt được kết quả tốt hơn Tuy nhiên việc sử dung CNTT trong dạy học vật lí ở việt nam còn gặp một sốkhó khăn sau:
- Các phần mềm dạy học nhiều nhưng đa số của nước ngoài, bằng tiếng nướcngoài khó sử dụng trong trường phổ thông, trong khi công nghệ phần mềm dạyhọc ( cho các bộ môn ) của Việt Nam chưa được quan tâm, đầu tư và phát triểnđúng mức
- Các giáo viên hiện đang dạy ở phổ thông chưa được bồi dưỡng các kiến thức về lí luận thực hành sử dụng máy vi tính và phần mềm trong dạy học bộ môn
1.4.2 Các hỗ trợ cơ bản của phần mềm trong dạy học nói chung
Hiện nay các phần mềm có ứng dụng chính trong dạy học ở các lĩnh vực sau:
- Trình bày, minh họa, mô phỏng các bài giảng một các khoa học, sư phạmthực tiễn hấp dẫn… (với Microsoft Office PowerPoint, Authoring softwares,HTML hoặc WEB)
- Hỗ trợ việc thu thập, trình bầy, xử lí kết quả trong nghiên cứu ( các phầnmềm chuyên biệt), ví dụ: trình bày thí nghiệm vật lí
- Điều khiển điều chỉnh quá trình dạy học
- Tự học theo chương trình đã cài đặt trong máy hay trên internet ( Webbased learning, Web based Training)
1.4.3 Sử dụng máy vi tính và các phần mềm trong dạy học vật lí
a Mô phỏng ( cotmputersimlation): mô phỏng các quá trình, hiện tượng vật lí
và sự biến đổi của các đại lượng vật lí trong các quá trình đó, đặc biệt là các quá
Trang 28trình, hiện tượng vật lí không thể hoặc khó quan sát bằng mắt thường ( ví dụnhư: bản chất dòng điện trong kim loại, cấu tạo chất, hiện tượng giao thoa 2sóng kết hợp).
Mô hình các electron chuyển động trong kim loại
Mô hình về cấu tạo chất
Mô phỏng và thiết kế dụng cụ quang học
Trang 29b Xây dựng các mô hình lí thuyết về vật lí ( Modelbuilding).
- Thu thập số liệu thực nghiệm, vẽ đồ thị về mối quan hệ giữa các đại lượng
đo được trong thí nghiệm Ví dụ: khi nghiên cứu bằng thực nghiệm quy luật rơi
tự do, ta vẽ ghi được bảng số liệu về mối quan hệ giữa x,y và thời gian (từ bênphải) và đồ thị thực nghiệm
- Nhờ phần mềm, ta có thể kiểm tra tính đúng đắn và hiệu chỉnh một cáchnhanh chóng, dễ dàng cho phù hợp với thực tiễn Khi đó ta tìm được quy luậtchuyển động Kết quả cho thấy H= 6,97 m g = 9.8 m/s2
c Hỗ trợ trong việc nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc phân tích, xử lí các băng hình ( videonalyser) ghi quá trình Vật lí thực ( realtime physics).
Rất nhiều hiện tượng vật lí trong tự nhiên xẩy ra quá nhanh hoặc quá chậm
mà ta không thể quan sát được ( như dao động của con lắc đơn hay chuyển độngném xiên) Và các hiện tượng vật lí không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm( chuyển động trên mặt trăng, hoạt động lò phản ứng hạt nhân … ) Nhờ vàomáy tính mà ta có thể quan sát, nghiên cứu các thí nghiệm đó một cách dễ dàng như:
- Quan sát: hiện tượng ghi trong băng hình nhờ máy vi tính và phần mềmđược số hóa lưu trữ trong máy tính, có thể quay đi quay lại nhiều lần để quansát, nghiên cứu ví dụ như quan sát giao động của con lắc lò xo
- Thu thập số liệu đo và hỗ trợ xử lí số liệu
- Máy vi tính và phần mềm hỗ trợ thu thập các số liệu cần thiết, lập các loạibảng số liệu và vẽ đồ thị giữa các đại lượng nghiên cứu
- Xây dựng giả thuyết: máy vi tính không hỗ trợ việc đề xuất giả thuyết điềunày để học sinh tự làm
Trang 30- Kiểm tra xác nhận hay bác bỏ giả thuyết máy vi tính và phần mềm việckiểm tra bằng cách: giúp học sinh vẽ đồ thị các phương trình cụ thể mà học sinh
dự đoán, so sánh với đồ thị trên thực nghiệm
b Hỗ trợ máy tính trong các thí nghiệm
Trang 31CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÍ LỚP 10 THPT.
2.1 QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
- Nội dung thi
- Đối tượng tham gia
- Ban chỉ đạo HĐNK
- Ban giám khảo
- Quy chế và thang điểm
Trang 32- Chỉ tiêu khen thưởng.
- Thời gian và địa điểm tổ chức và tổng kết hội thi
- Kinh phí cho HĐNK (nguồn thu và phân bổ chi phí cho các hoạt động củahội thi)
2.1.1.3 Thông qua kế hoạch HĐNK và triển khai thực hiện nội dung của kế
hoạch HĐNK Ban tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện cácnhiệm vụ của mình
2.1.1.4 Tổ chức thi và công bố kết quả (do ban tổ chức và ban giám khảo thực hiện).
2.1.1.5 Tổng kết HĐNK (đánh giá toàn bộ các hoạt động của hội thi, rút kinh
nghiệm, đề ra phương hướng mới và công khai tài chính HĐNK)
Đây là các bước để tổ chức một HĐNK Tuy nhiên nếu HĐNK có quy mônhỏ, các bước tiến hành có thể đơn giản hơn Kết quả hội thi phụ thuộc vàochất lượng của việc thực hiện các bước tiến hành hội thi, để đạt hiệu quả trong HĐNK cần chú ý:
- Xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường để
có thể phối hợp thực hiện, họp tổ chuyên môn bàn về kế hoạch tổ chức
- Lập kế hoạch tổ chức chi tiết cho hđnk, bao gồm nội dung công việc, phâncông phụ trách, người thực hiện, thời gian, địa điểm cụ thể, nguồn kinh phí…
- Công bố cụ thể, nội dung thi, hình thức thi, thời gian… cho đối tượngtham gia
2.1.2 Tổ chức HĐNK vật lí
- Khai mạc (không nhất thiết phải đọc diễn văn, có thể chỉ bằng hình thức
ra mắt các đội chơi, giới thiệu đại biểu )Thi từng tiết mục theo sư điều khiểncủa người dẫn trương trình Sau mỗi phần thi ban giám khảo cho điểm côngkhai, ban thư kí cộng điểm cho từng đội
- Giữa các phần thi có thể có một số tiết mục văn nghệ xen kẽ
- Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm: Giá trị giải thưởng khôngcần lớn mà chủ yếu là để động viên khích lệ về mặt tinh thần Nên có quà lưuniệm cho tất cả các đội tham gia để động viên, khuyến khích họ
Trang 332.1.3 Một số yêu cầu khi tổ NKVL
2.1.3.1 Trong việc thành lập ban tổ chức, ban giám khảo và thư kí HĐNK
- Đối với ban tổ chức nên trọn những người có năng lực, nên là nhữngngười trong ban giám hiệu nhà trường vì có nhiều vấn đề liên quan đến khâu tổchức và tìm nguồn kinh phí cho hội thi Nếu có thể nên mời những người cókinh nghiệm tổ chức, mọi việc sẽ dễ dàng hơn
- Đối với ban giám khảo nên mời các thầy cô giỏi về chuyên môn, vô tư,không thiên vị Cần có sự thống nhất về đáp án và thang điểm những ngườitrong ban giám khảo
- Ban thư kí cần chọn người có khả năng tổng hợp và tính toán nhanh,chính xác
2.1.3.2 Trong khi tổ chức thi, người dẫn chương trình có một vai trò quan trọng
Người dẫn chương trình cần đạt một số tiêu chuẩn sau:
- Kiến thức vững vàng
- Thông minh, nhanh nhẹn trong ứng xử đối đáp
- Có khả năng diễn đạt vấn đề trước công chúng Nếu có giọng trầm, ấmtruyền thì càng tốt
- Có thái độ vô tư khách quan khi bình luận đánh giá
Yêu cầu đối với người dẫn chương trình:
- Cần nghiên cứu kĩ đối tượng dự thi, nội dung thi, chuẩn bị sẵn kịch bản vànhuần nhuyễn trước khi thi
- Cần tuân thủ chương trình đã định, chọn lời dẫn đa dạng, không lặp lại quánhiều, tăng giảm âm lượng giọng nói khi cần thiết
- Khi đọc câu hỏi cho thí sinh cần rõ ràng rành mạch Biết động viện, khích
lệ học sinh, tạo cho họ niềm tin, sự bình tĩnh để trả lời
- Thuyết minh ngắn gọn, không quá dài dòng và đi lại quá nhiều trên sânkhấu
Trang 34- Trước tình huống bất ngờ, cần bình tĩnh, chủ động xử lí Trong trườnghợp ngoài giới hạn cho phép cần xin ý kiến của ban tổ chức hội thi hay ban giámkhảo, ban cố vấn.
2.1.3.3 Trong việc chuẩn bị hội trường, âm thanh, ánh sáng, các phương tiện kĩ
thuật cần sử dụng… Việc chuẩn bị phải chu đáo, bố trí hợp lí, dùng các phươngtiện vào các thời điểm thích hợp và kiểm tra kĩ thuật hoạt động trước khi bắt đầuhội thi Bài trí không cần quá cầu kì nhưng phải sáng tạo và làm rõ chủ đề
2.1.3.4 Trong việc tổ chức: cần chú ý giữ trật tự trong hội trường tránh xảy ra
lộn xộn ảnh hưởng đến chất lượng HĐNK
2.1.3.5 Về nội dung các câu hỏi trong HĐNK cần đảm bảo tính chính xác Thiết
kế thời gian các phần thi cho phù hợp với thời gian tổ chức HĐNK.[1.15]
-Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường THPT Đức Hợp.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Đức Hợp
- Căn cứ vào kế hoạch học tập năm học 2014 – 2015 của học sinh TrườngTHPT Đức Hợp
- Nhân dịp chào mừng ngày quốc tế phục nữ (8/3), ngày thành lập đoànTNCS Hồ Chí Minh (36/3)
Trang 35Tổ vật lí trường THPT Đức Hợp xây dựng kế hoạch tổ chức HĐNK Vật lícho học sinh như sau:
- Nâng cao vai trò, vị trí của môn vật lí trong hoạt động giáo dục của nhà trường
- Qua chương trình phát hiện các học sinh có năng lực học tập môn vật lí đểđào tạo trong đội thi học sinh giỏi môn vật lí của trường
II THÀNH PHẦN THAM GIA.
1 THÀNH PHẦN BTC VÀ BAN CỐ VẤN.
a Ban tổ chức.
- Trưởng ban:
- Phó ban:
- Ủy viên: Ban cố vấn:
2 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
- Thành phần dự thi: Học sinh các lớp 10 học tốt môn vật lí Mối lớp 1 độigồm 4 học sinh
- Đối tượng cổ vũ: Toàn thể học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 10 và cácthầy cô giáo trong toàn trường
III THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM.
1 Thời gian:
- Từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 2 năm 2015 Các lớp nộp danh sách cácthành viên trong đội chơi
- 7h 30 tối ngày 17 tháng 3 năm 2015 tổ chức thi
2 Địa điểm: Tại sân Trường THPT Đức Hợp
IV NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
Trang 361 Nội dung: Toàn bộ kiến thức vật lí lớp 10 đã học.
2 Hình thức tổ chức:Tổ chức thi vật lí cho học sinh các lớp gồm 5 phần
thi: phần thi trả lời nhanh, phần thi ô chữ, phần thi giành cho khán giả, phần thigiải bài tập và phần thi giải thích hiện tượng
3 Hình thức đăng kí dự thi: Các lớp nộp hồ sơ đăng kí tại phòng bộ môn
vật lí cho thầy giáo trưởng bộ môn
V.CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG.
- Giải nhất 500.000đ + cờ + giấy khen
- Giải nhì 300.000đ + cờ + giấy khen
- Giải ba 200.000đ + cờ + giấy khen
VI CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT Gồm các thiết bị âm thanh, ánh
sáng, bàn, ghế, phông, máy chiếu… và các thiết bị cần thiết khác
VII KINH PHÍ TỔ CHỨC.
Ban tổ chức xây dựng kế hoạch kinh phí riêng ( kèm theo kế hoạch) trìnhban giám hiệu phê duyệt
VIII ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ.
- Đề nghị nhà trường hỗ trợ về mặt kinh phí và cơ sở vật chất cần thiết để tổchức thực hiện
- BCH đoàn trường tạo mọi điều kiện để kế hoạch diễn ra thành công tốt đẹp
IX KẾT LUẬN :
Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch năm học 2014- 2015 của bộ môn vật líTrường THPT Đức Hợp, nên rất mong được ban giám hiệu, đoàn đóng góp ýkiến, cố vấn và tạo điều kiện cho chương trình được tổ chức thành công tốt đẹp.Thay mặt bộ môn vật lí xin chân thành cảm ơn!
TM BAN TỔ CHỨC
Người lập kế hoạch.
Trang 37ĐẢNG ỦY – BAN GIÁM HIỆU DUYỆT ĐOÀN TRƯỜNG DUYỆT
b Bản kế hoạch gửi cho các lớp.
-I MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
Tạo sân chơi vui tươi lành mạnh thiết thực chào mừng “ ngày quốc tế phụ nữ8/3 và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 16/3”
Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ tiềm năng, trí tuệ, khả năng học tập môn vật lí
Sân chơi tổ chức tiết kiệm, hiệu quả, thu hút toàn thể đoàn viên, học sinhtham gia
II THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA.
1.Thời gian: 7h30 tối ngày 17 tháng 3 năm 2015
2 Địa điểm: Sân trường THPT Đức Hợp
3 Đối tượng: - Thành phần dự thi: Học sinh các lớp 10 học tốt môn vật lí Mốilớp 1 đội gồm 4 học sinh
Trang 38- Đối tượng cổ vũ: Toàn thể học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 10
và các thầy cô giáo trong toàn trường
III NỘI DUNG – HÌNH THỨC, THỂ LỆ:
1 Nội dung: Gồm 5 phần thi:
- Phần thi trả lời nhanh
- Phần thi ô chữ
- Phần thi giành cho khán giả
- Phần thi giải bài tập
- Phần thi giải thích hiện tượng
2 Kiến thức ôn tập: Toàn bộ kiến thức vật lí lớp 10 đã học.
3 Hình thức:
- Các đội chơi có thể chuẩn bị đồng phục, đội mũ bằng giấy có ghi tên lớp mình
- Chuẩn bị bảng, bút , rẻ lau để tham gia trả lời câu hỏi
- Các lớp chuẩn bị khẩu hiệu cổ vũ đội chơi của mình
- Các lớp gửi bản đăng kí dự thi vào ngày 9/3 năm 2015
5 Cơ cấu giải thưởng:
- Giải nhất 500.000đ + cờ + giấy khen
- Giải nhì 300.000đ + cờ + giấy khen
- Giải ba 200.000đ + cờ + giấy khen
IV PHÂN CÔNG BAN TỔ CHỨC:
Các tiểu ban thực hiện các nhiệm vụ sau:
1 Lớp 10A1 chuẩn bị bàn ghế cho giáo viên, ban giám khảo và các đội chơi
2 Lớp 10A2 Chuẩn bị loa đài, thiết kế hội trường
3 Mỗi lớp đăng kí một tiết mục văn nghệ
Trên đây là kế hoạch tổ chức HĐNK vật lí, đề nghị đoàn trường, các thầy côgiáo chủ nhiệm, các lớp nghiêm túc triển khai để đạt hiệu quả chất lượng
Ban tổ chức.
Trang 392.2 Thiết kế nội dung của hoạt động ngoại khoá vật lí lớp 10.
2.2.1 Yêu cầu về nội dung:
Do đặc điểm của môn vật lí, HĐNK vật lí phải có tác dụng bổ xung kiếnthức lí thuyết, kĩ năng thực hành, giới thiệu những ứng dụng của vật lý vào khoahọc kỹ thuật, quá trình phát triển của vật lý học … cho học sinh, làm tăng tínhhứng thú của học sinh với môn học, rèn luyện kỹ năng phân tích và giải quyếtvấn đề của họ
HĐNK phải cho học sinh hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lí, thấy được vai trò
to lớn của vật lí trong thực tế, đời sống, trong sản xuất và khoa học công nghệ.Việc tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tư duylogic chặt chẽ hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí
Các phần thi, các câu hỏi trong HĐNK phải có tính hấp dẫn, gây hứng thúvới học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh trong hoạt động ngoạikhóa vật lí
Trong ngoại khóa vật lí ta có thể sử dụng các câu hỏi tình huống như sau:
1) Tình huống nghịch lí: Đó là loại tình huống có vấn đề mà mới thoạt nhìn
dường như vô lí, không phù hợp với quy luật, lí thuyết đã được thừa nhận tìnhhuống này tạo ra bằng các giới thiệu những sự kiện, hiện tượng trái với quy luậtthông thường, với kinh nghiệm các nhân của học sinh
Ví dụ: Thả một con cá nhỏ vào ống thủy tinh đựng đầy nước Dùng đèn cồn đun
phần trên của nước đến khi phần trên của nước sôi ta thấy cá vẫn bơi lội ở dưới Hãy giải thích nghịch lí này.
2) Tình huống lựa chọn: là tính huống có vấn đề xuất hiện khi đứng trước một
lựa chọn giữa hai hay nhiều đáp án để tìm ra phương án tối ưu
Trang 40Ví dụ: Nam cho rằng lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát lăn, còn bình cho
rằng lực ma sát trượt lớn hơn lực ma sát lăn Vậy ai đúng ai sai?
3) Tình huống bác bỏ: là tình huống có vấn đề bác bỏ một kết luận, một luận đề
sai lầm, phản khoa học để làm điều đó học sinh phải tìm ra điểm yếu của luận
đề, chứng minh tính chất sai lầm của nó
Ví dụ: Một con ngựa được học định luật III Newton bèn từ chối không kéo xe
nữa Nó nói “tôi ráng kéo xe bao nhiêu thì cũng là vô ích, bởi tôi kéo cái xe với một lực bằng bao nhiêu thì xe cũng kéo lại tôi với một lực bằng bấy nhiêu Hai lực băng nhau về độ lớn, ngược chiều nhau về hướng sẽ là lực cân bằng nên tôi
và xe đều không nhúc nhích!” Bạn hãy chỉ ra cái sai của con ngựa để nó tiếp tục kéo xe?.
4) Tình huống “tại sao?”: là tình huống có vấn đề mà khi gặp nó học sinh chưa
đủ tri thức để giải thích hiện tượng, cần phải bổ xung tri thức mới thì mới giảithích triệt để được tình huống:
Ví dụ: Tại sao ngón tay ướt lại dính giấy còn ngón tay khô thì không?[1.11]
2.2.2 Một số trò chơi thường được sử dụng trong thiết kế ngoại khóa
2.2.2.1 Phần thi trả lời nhanh
a.Luật chơi: Có ba cách phổ biến tổ chức phần thi này:
Cách1: Sau khi nêu câu hỏi các đội cùng tham gia trả lời câu hỏi bằng bảng hoặc
bằng máy tính trong thời gian ngắn khoảng 10 hoặc 15 giây
Cách 2: Sau khi nêu câu hỏi các đội dùng tín hiệu giành quyền để trả lời câu hỏi,
thời gian suy nghĩ là 10 hoặc 15 giây Đội trả lời sai thì đội khác có quyền dùngtín hiệu để giành quyền trả lời trong thời gian 5 giây
Cách 3: Các đội lần lượt tham gia trả lời bộ câu hỏi khác nhau trong một thời
gian như nhau, khoảng từ 2-3 phút Một bộ câu hỏi có khoảng từ 8-10 câu hỏi
b Mục đích: Giúp học sinh ôn lại một số khái niệm, công thức, định luật vật lí,
lịch sử vật lí, hiện tượng vật lí đơn giản…