1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sở giao dịch 1

73 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 734 KB

Nội dung

1) Lí do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng ngày càng đóng một vai trò to lớn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp hỗ trợ rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Khi tham gia các giao dịch kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là các doanh nghiệp chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường. Đối tác của các doanh nghiệp này thường không hoàn toàn tin t¬ưởng vào doanh nghiệp, họ thường yêu cầu một bên thứ ba có uy tín đứng ra đảm bảo cho doanh nghiệp về khả năng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng kí kết. Và các ngân hàng là nơi mà doanh nghiệp tìm đến nhiều nhất. Ngân hàng cam kết với bên đối tác sẽ bồi thường cho họ nếu doanh nghiệp vi phạm các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, giúp các doanh nghiệp không những kí kết được hợp đồng mà còn nâng cao uy tín của mình tr¬ước bạn hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất hiện và ngày càng phát triển từ đòi hỏi đó của thị trường. Nghiệp vụ này tuy không còn quá mới mẻ với các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng nhưng vẫn chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó đối với nền kinh tế. Nhận thức được vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sở giao dịch 1, em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Sở giao dịch 1”. 2) Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, hệ thống, tổng hợp những vấn đề lý thuyết cơ bản về dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại. Trong đó cần làm rõ các vấn đề liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Qua đó xác định được những ưu điểm, nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn và nguyên nhân gây ra ưu nhược điểm hay thuận lợi, khó khăn đối với dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB – Chi nhánh Sở giao dịch 1. 3) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh SGD 1 giai đoạn 2011 – 2014. 4) Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh… Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng hệ thống sơ đồ và bảng biểu đi kèm minh họa. 5) Kết cấu chuyên đề Chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài do vốn kiến thức khiêm tốn, kinh nghiệm thực tế hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy (cô) và người đọc. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Xuân Hòa cũng như lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh SGD 1 đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề của mình.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BẢO LÃNH DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 1

1.1.2 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.2 Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 7

1.2.1 Dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại 7

1.2.2 Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 18

1.3 Phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 20

1.3.1 Quan niệm về phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 20

1.3.2 Sự cần thiết phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 21

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 23

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 30

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội-Chi nhánh Sở giao dịch 1 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Sở giao dịch 1 30

Trang 2

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1 31

2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Sở giao dịch 1 33

2.2 Thực trạng dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Sở giao dịch 1 36

2.2.1 Văn bản điều chỉnh và các loại bảo lãnh được thực hiện 36

2.2.2 Mức ký quỹ và biểu phí dịch vụ bảo lãnh 37

2.2.3 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 40

2.2.4 Kết quả thực hiện dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ 46

2.3 Đánh giá về thực trạng dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Sở giao dịch 1 51

2.3.1 Các kết quả đạt được 51

2.3.2 Những khó khăn tồn tại 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 55

3.1 Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh DNVVN của Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Sở giao dịch 1 55

3.1.1 Định hướng chung 55

3.1.2 Định hướng dịch vụ bảo lãnh DNVVN 56

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Sở giao dịch 1 57

3.2.1 Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ bảo lãnh thích hợp trong từng thời kỳ cụ thể 57

3.2.2 Thực hiện chính sách ưu đãi đối với DNVVN 58

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định thẩm định các yêu cầu bảo lãnh 59

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý các món vay bảo lãnh 59

Trang 3

3.2.5 Chú trọng công tác tổ chức, đào tạo cán bộ chuyên viên ngân hàng .60

3.2.6 Ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiệp vụ bảo lãnh 61

3.2.7 Đẩy mạnh marketing dịch vụ bảo lãnh đến đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ 62

3.3 Một số kiến nghị 63

3.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 63

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 64

3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội 64

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIB : Khối khách hàng doanh nghiệp lớn

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh SGD 1 năm 2012 đến

2014 33

Bảng 2.2: Bảng Cân đối kế toán Chi nhánh SGD 1 năm 2013-2014 35

Bảng 2.3: Các loại hình bảo lãnh và mức ký quỹ bảo lãnh 37

Bảng 2.4: Biểu phí dịch vụ bảo lãnh 38

Bảng 2.5: Số tiền và số món bảo lãnh DNVVN từ 2011 đến 2014 47

Bảng 2.6: Số tiền và tỷ trọng từng loại bảo lãnh 48

Bảng 2.7: Thu phí dịch vụ bảo lãnh DNVVN từ 2011 đến 2014 50

Bảng 2.8: Tăng trưởng tín dụng từ 2011 đến 2014 52

BIỂU Biểu đồ 2.1: Mức độ tăng trưởng số tiền bảo lãnh 47

Biểu đồ 2.2: Thu phí bảo lãnh DNVVN từ 2011 đến 2014 50

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu phí bảo lãnh DNVVN trong thu dịch vụ 50

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo lãnh ngân hàng 8

Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản lý của Chi nhánh Sở giao dịch 1 31

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1) Lí do chọn đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng ngày càng đóng một vai trò to lớn, thúcđẩy sản xuất kinh doanh Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp hỗ trợ rất lớn chohoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp

Khi tham gia các giao dịch kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là cácdoanh nghiệp chưa xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường.Đối tác của các doanh nghiệp này thường không hoàn toàn tin tưởng vào doanhnghiệp, họ thường yêu cầu một bên thứ ba có uy tín đứng ra đảm bảo cho doanhnghiệp về khả năng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng kí kết Và các ngânhàng là nơi mà doanh nghiệp tìm đến nhiều nhất Ngân hàng cam kết với bên đối tác

sẽ bồi thường cho họ nếu doanh nghiệp vi phạm các điều khoản trong hợp đồngkinh tế, giúp các doanh nghiệp không những kí kết được hợp đồng mà còn nâng cao

uy tín của mình trước bạn hàng Nghiệp vụ bảo lãnh xuất hiện và ngày càng pháttriển từ đòi hỏi đó của thị trường

Nghiệp vụ này tuy không còn quá mới mẻ với các ngân hàng Việt Nam nóichung và ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng nhưng vẫn chưa được phát triển tươngxứng với tiềm năng và vai trò của nó đối với nền kinh tế Nhận thức được vấn đề trên,sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Sở giao dịch 1,

em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Sở giao dịch 1” 2) Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, hệ thống, tổng hợp những vấn đề lý thuyết cơ bản về dịch vụbảo lãnh của ngân hàng thương mại Trong đó cần làm rõ các vấn đề liên quan, cácyếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sở giao dịch 1 Qua đó xác định

Trang 7

được những ưu điểm, nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn và nguyênnhân gây ra ưu nhược điểm hay thuận lợi, khó khăn đối với dịch vụ bảo lãnh doanhnghiệp vừa và nhỏ tại đơn vị.

- Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ qua

đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏtại MB – Chi nhánh Sở giao dịch 1

3) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân

hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ

tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh SGD 1 giai đoạn 2011 – 2014

4) Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh… Ngoài ra, trong quá trìnhnghiên cứu đề tài có sử dụng hệ thống sơ đồ và bảng biểu đi kèm minh họa

5) Kết cấu chuyên đề

Chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sở giao dịch 1.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sở giao dịch 1.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài do vốn kiến thức khiêm tốn, kinhnghiệm thực tế hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy (cô) và người đọc

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Phạm Xuân Hòa cũngnhư lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh SGD 1 đã

hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành chuyên đề của mình

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ BẢO LÃNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính đã hình thành, tồn tại vàphát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự pháttriển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triểncủa nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giaiđoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện

và trở thành định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên lànhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó đểcho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: “Ngân hàng thương

mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các

hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”Như vậy, Ngân hàng thương mại được coi là định chế tài chính trung gianquan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ có hệ thống định chếnày mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng

to lớn để có thể cho vay và phát triển kinh tế

1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng trung gian tài chính:

Chức năng trung gian tài chính được xem là chức năng quan trọng nhất, của

Trang 9

ngân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóngvai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năngnày, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò làngười cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãisuất cho vay góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay

- Chức năng trung gian thanh toán:

Ở đây NHTM, đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiềngửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửicủa khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ

Các NHTM, cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợinhư séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùytheo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.Nhờ đó, mà các chủ thể kinh tế, không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặpchủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng mộtphương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy, các chủ thể kinh tế

sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chứcnăng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanhtoán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế

- Chức năng tạo phương tiện thanh toán:

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Vớimục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và pháttriển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình

đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế

Chức năng tạo tiền, được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM làchức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên

Trang 10

tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năngnày, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụthuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm.

do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh

tế lớn

1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Thông qua các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, ngân hàng thẻ hiện vai trò củamình trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia

Hệ thống ngân hàng là một kênh huy động vốn chính, có hiệu quả, đáp ứngnhu cầu bổ sung vốn của hầu hết các doanh nghiệp và cá nhân Hơn nữa việc phân

bổ vốn qua ngân hàng (qua hình thức tín dụng) luôn gắn liền với kiểm tra giám sátcủa ngân hàng Điều này góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn củanền kinh tế

Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ là nguồn tài chính quantrọng để đầu từ phát triển Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt làchính sách tiền tệ, vì vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của Chínhphủ nhằm phát triển kinh tế bền vững

Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộgia đình, qua đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển

1.1.2 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp có thể được hiểu một cách chung nhất là một tổ chức kinh tếđược thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ trên thịtrường

Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp được hiểu như sau:

“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

Trang 11

định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạtđộng kinh doanh Kinh doanh là thực hiện liên tục một hoặc một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụtrên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khái niệm tương đối so với doanh nghiệp có quy

mô lớn Phương thức phân loại DNVVN thường là căn cứ các tiêu chuẩn như sốlượng lao động, tổng số vốn, tổng số tài sản, thị phần của doanh nghiệp,… hoặc kếthợp một số tiêu chuẩn trên để phân loại Do mức độ phát triển kinh tế, bối cảnh vănhóa và mục đích phân loại của các quốc gia khác nhau nên tiêu chuẩn phân loại củacác quốc gia khác nhau

1.1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tính chất hoạt động

DNVVN thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần vớingười tiêu dùng hơn Trong đó cụ thể là:

+ DNVVN là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với

tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư

+ DNVVN thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế nhưcác dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giảitrí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ

Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với

tư cách là nhà sản xuất toàn bộ

Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các DNVVN có lợi thế vềtính linh hoạt Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của các doanh nghiệp vừa vànhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướngkinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt mạnh của các doanhnghiệp vừa và nhỏ

- Đa dạng về loại hình sở hữu

DNVVN tồn tại ở mọi loại hình khác nhau như doanh nghiệp có vốn nhà

Trang 12

nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cố phần, hợp tác xã…

- Nguồn lực vật chất

Nhìn chung các DNVVN bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai vàcông nghệ Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và nguồn gốc hình thànhdoanh nghiệp Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tàichính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của từng doanhnghiệp vừa và nhỏ

- Năng lực quản lý điều hành

Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô bộ máy quản lý thườnggọn nhẹ, các quản trị gia DNVVN thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hếtcác mặt của hoạt động kinh doanh Thông thường họ được coi là nhà quản trị doanhnghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụquản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất thấp so với yêu cầu

-Tính phụ thuộc hay bị động

Do các đặc trưng kể trên nên các DNVVN bị thụ động nhiều hơn ở thị trường Cơhội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ và chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởicác biến động trên thị trường Các DNVVN thường có “tuổi thọ” trung bình thấp

 Các DNVVN ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hìnhthức tổ chức doanh nghiệp Đặc điểm chung của các doanh nghiệp vừa và DNVVN

- Trình độ tay nghề của người lao động thấp

- Khả năng công nghệ thấp do không đủ năng lực tài chính để nghiên cứu triểnkhai hoặc đầu tư, ứng dụng các công nghệ hiện đại

Trang 13

- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài.

- DNVVN khó tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là tín dụng,thường sử dụng vốn vay từ người thân Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nàythiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ ràng, thiếu minh bạch,chưa có uy tín trên thị trường

1.1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước,

kể cả các nước có trình độ phát triển cao

- Các DNVVN cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáng kể chonền kinh tế

- DNVVN tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế

- Hoạt động của các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạthiệu quả cao

Với quy mô vốn và lao động không lớn, các DNVVN dễ dàng được thành lập,chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh Điều đó cho thấy các DNVVN đóng vaitrò quan trọng trong lưu thông hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ Các doanhnghiệp vừa và nhỏ vừa là vệ tinh sản xuất cho các doanh nghiệp lớn đồng thời làmạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn

Các DNVVN đáp ứng kịp thời, tích cực nhu cầu tiêu dùng ngày càng phongphú, đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không làm được

- Các DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển của kinh tế địa phương,khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng

- Các DNVVN tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước,các tập đoàn xuyên quốc gia…

 Đối với Việt Nam thì vị trí doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng quan trọng.Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những năm gần đây Cụ thể:

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp

Trang 14

Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay DNVVN có sứclan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Số lượng các doanh nghiệpvừa và nhỏ tăng nhanh trong các năm qua Theo tiêu chí về vốn thì doanh nghiệpvừa và nhỏ chiếm 97.6% tổng số các doanh nghiệp: chiếm 99.6% tổng số các doanhnghiệp tư nhân, chiếm 97.38% trong tổng số HTX, chiếm 94.72% trong tổng số cáccông ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 42.37% trong tổng số các công ty cổ phần và65.88% trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp lớn vào nền kinh tế.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đónggóp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượngcông nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu

Doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phần lớn là khu vực ngoài quốc doanh là nguồnchủ yếu tạo ra công ăn việc làm cho tất cả các lĩnh vực, thu hút 51% lao động,doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

- Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ

Từ đặc trưng của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra chocác doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Thực tế cho thấycác doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương Chính điềunày giúp các doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ

1.2 Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

1.2.1 Dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại

1.2.1.1 Khái niệm bảo lãnh Ngân hàng

Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một kỹ thuật tài

trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những rủi ro mà người thụ hưởng bảo lãnh phảigánh chịu do sự vi phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh

Theo luật các Tổ chức tín dụng, bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một trong

các hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của

Trang 15

TCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàngkhi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Như vậy, bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng đối với người thụhưởng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu khách hàng của ngân hàng khôngthực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ như cam kết

Các loại văn bản được thiết lập có liên quan trong quan hệ bảo lãnh đó là: hợpđồng kinh tế, hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh

- Hợp đồng kinh tế là hợp đồng được kí kết giữa người được bảo lãnh vàngười thụ hưởng, là cơ sở để thiết lập các hợp đồng tiếp theo

- Thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng vềviệc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi kháchhàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhậnbảo lãnh

- Hợp đồng cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với cácbên có liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiệnbảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng

1.2.1.2 Quy trình bảo lãnh Ngân hàng

Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo lãnh ngân hàng

(a) Khách hàng ký các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán, về xây dựng,hay vay vốn…Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng

(1) Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng Nếu đồng ý, ngânhàng và khách hàng sẽ ký hơp đồng cấp bảo lãnh và phát thư bảo lãnh

Ngân hàng (bên bảo lãnh)

Khách hàng của ngân hàng

(bên được bảo lãnh)

Người thứ ba(bên nhận/hưởng bảo lãnh)

(4)

(3)

(a)

Trang 16

(2) Ngân hàng (hoặc khách hàng) thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba(bên nhận bảo lãnh).

(3) Theo như thỏa thuận với bên thứ 3, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnhvới bên thứ ba nếu nghĩa vụ đó xảy ra

(4) Theo như hợp đồng cấp bảo lãnh đã ký với khách hàng, ngân hàng yêucầu khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ, gốc,lãi, phí)

Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người được thụ hưởng là mối quan hệgốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh Trong mối quan hệ này, người được bảolãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với bên thụ hưởng bảo lãnh Nghĩa vụ

đó có thể là nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ phi tài chính Tuy nhiên nghĩa vụ nàykhông được thực hiện ngay lập tức Trong khi đó người được thụ hưởng lại khônghoàn toàn tin tưởng vào bạn hàng của mình, cho nên họ yêu cầu có một sự đảmbảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng hoặc đảm bảo lợi ích của mình khiđối tác không thể thực hiện được nghĩa vụ trong tương lai, họ yêu cầu bảo lãnhcủa Ngân hàng

Quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh là quan

hệ dịch vụ bảo lãnh, trong đó ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tíndụng Bảo lãnh ngân hàng đưa ra những cam kết bằng chứng thư và hạch toán theodõi ngoại bảng vì trên thực tế chưa sử dụng vốn vay để cho vay Như vậy, bảo lãnhđược coi là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp

Quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh:ngân hàng cam kết đối với người thụ hưởng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chínhnếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ như camkết

1.2.1.3 Đặc điểm bảo lãnh Ngân hàng

Về thực chất, bảo lãnh là cam kết thanh toán của Ngân hàng với người đượcyêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bảolãnh là một công cụ bảo đảm, chứ không phải là công cụ thanh toán

Trang 17

Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:

-Tính độc lập tương đối đối với hợp đồng chính

Đây là một đặc điểm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng Việc thanh toán củabảo lãnh chủ yếu căn cứ vào các điều khoản, điều kiện đã được thỏa thuận và quyđịnh trong thư bảo lãnh Ngân hàng bảo lãnh không thể dựa vào những vấn đề phátsinh trong quan hệ hợp đồng để từ chối nghĩa vụ của mình Theo đó, khi xem xétyêu cầu đòi tiền của người nhận bảo lãnh, nếu các điều khoản, điều kiện của thư bảolãnh được thỏa mãn, người nhận bảo lãnh về mặt pháp lý được quyền yêu cầu đòitiền và không cần thiết phải chứng minh các vi phạm của người được bảo lãnh bằngcách nào khác ngoài các quy định trong thư bảo lãnh

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, tính độc lập của bảo lãnh là phụ thuộcvào chính các điều kiện của bảo lãnh Đối với các ngân hàng, tính độc lập của bảolãnh mang lại nhiều thuận lợi Một khi có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh củangười nhận bảo lãnh thì ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra các chứng

từ được xuất trình có phù hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong thưbảo lãnh hay không

- Bảo lãnh là một cam kết mang tính chất bảo đảm gián tiếp

Đặc điểm này thể hiện rõ vai trò trung gian của ngân hàng Ở đây, người cótrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chính là khách hàng (người được bảo lãnh) Cònngân hàng đứng ra đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng Ngân hàngkhông phải ngay lập tức sử dụng vốn của mình mà chỉ thực hiện thay khi ngườiđược bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ

- Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản

Bảo lãnh ngân hàng không chấp nhận việc bảo lãnh hoặc đảm bảo bằngmiệng Văn bản bảo lãnh có thể là thư, điện, Telex hoặc ký hậu trên các hối phiếu,lệnh phiếu, giấy nhận nợ…

Trang 18

1.2.1.4 Phân loại bảo lãnh Ngân hàng

a) Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh

- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: Là loại bảo lãnh mang tính truyền thống Đặc trưng

của loại bảo lãnh này là ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa

vụ Tuy nhiên nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, nghĩa vụ của ngânhàng là nghĩa vụ bổ sung Nghĩa vụ bổ sung chỉ được thực hiện khi và chỉ khi cóbằng chứng xác nhận về việc nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm Loại bảo lãnh này th -ường ít được sử dụng trong các giao dịch quốc tế mà chủ yếu sử dụng trong phạm

vi nội địa là do đặc trưng của bảo lãnh đồng nghĩa vụ đòi hỏi ngân hàng phải canthiệp khá sâu vào hợp đồng kinh tế giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởngbảo lãnh

- Bảo lãnh độc lập: Là loại bảo lãnh của ngân hàng hiện đại Cơ chế hoạt động

dựa trên hai nguyên tắc là nguyên tắc độc lập và nguyên tắc hoàn toàn phù hợp Tức

là nghĩa vụ của người được bảo lãnh và của ngân hàng hoàn toàn tách rời nhau vàviệc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều khoản, điều kiện của văn bản bảo lãnh.Tuy nhiên tính độc lập của loại bảo lãnh này mang tính tương đối, phụ thuộc vàocác điều kiện thanh toán đã được qui định trong thư bảo lãnh giữa ngân hàng và ng-ười thụ hưởng bảo lãnh Bảo lãnh độc lập mang lại sự thuận lợi lớn cho cả ngườithụ hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hành cho nên loại bảo lãnh này được sử dụngchủ yếu trong các giao dịch quốc tế

b) Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh

- Bảo lãnh dự thầu:

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) vềviệc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định tronghợp đồng dự thầu

Mục đích: Đảo bảo cho việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồnghay thay đổi ý định đã được trúng thầu Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưngkhông ký hợp đồng thì chủ thầu (người thụ hưởng) sẽ rút dần thanh toán từ bảo

Trang 19

lãnh để trang trải cho chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm tiến độ thi công hay chi phí

để tổ chức lại một cuộc đấu thầu khác

Trị giá của bảo lãnh: Thông thường có giá trị từ 1- 5% giá trị hợp đồngđấu thầu

Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ chỉ chấm dứt khi bênđược bảo lãnh (người tham gia dự thầu) không trúng thầu hoặc sau khi ký kết hợpđồng hoặc chấp nhận ký kết hợp đồng nếu bên được bảo lãnh trúng thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thấtthay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như camkết, gây tổn thất cho bên thứ ba Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cungcấp hàng hoá, xây dựng, thiết kế…

Mục đích: Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng cấp không đúnghạn, không đúng chất lượng cam kết thì đều gây tổn thất cho bên thứ ba Và bảolãnh ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba (đảm bảo cho

họ tránh được rủi ro) mặt khác thúc đẩy khách hành nghiêm chỉnh thực hiện hợpđồng

Trị giá của bảo lãnh: Tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng, giá trị bảo lãnhthực hiện hợp đồngtừ 10 – 15 % tổng giá trị hợp đồng Trường hợp đặc biệt, mứcbảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể yêu cầu trên 15% nhưng phải được người cóthẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận Tuy nhiên số tiền bảo lãnh có thể giảmdần theo tiến độ thực hiện hợp đồng

Thời hạn hiệu lực: Thư bảo lãnh có giá trị cho đến ngày hoàn thành hợp đồng.Thời hạn hiệu lực được xác định cụ thể theo thoả thuận giữa hai bên Thời hạn sẽbắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng như: hànghoá đã giao xong, máy móc thiết bị đã được vận hành, công trình đã đưa vào sửdụng…

Trang 20

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước:

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng về việc hoàn trảtiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người đượcbảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ

Mục đích: đảm bảo cho bên hưởng bảo lãnh sẽ nhận lại được số tiền trướckia đã đặt cọc cho bên được bảo lãnh để giúp thực hiện hợp đồng như đã thỏathuận, nhưng trên thực tế không thực hiện được Bảo lãnh tiền ứng trước thườngđược sử dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng cógiá trị lớn

Trị giá của bảo lãnh: số tiền bảo lãnh bằng số tiền đặt cọc (kể cả tiền lãi) đượctính từ ngày nhận được số tiền đặt cọc tới ngày giao hàng cuối cùng cộng thêm một

số ngày để bên thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền Bảo lãnh loại này cũng có một sốđiều khoản quy định giảm giá trị bảo lãnh tương ứng với số lượng hàng hoá đượcgiao đối với các loại hàng hoá sản xuất, máy móc, công trình… số tiền đặt cọcthường từ 5- 10% giá trị hợp đồng

Thời hạn hiệu lực: bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kể từ khi ngườiđược bảo lãnh nhận được số tiền đặt cọc cho đến ngày giao hàng cuối cùng, có thểcộng thêm một số ngày làm thủ tục đòi tiền do hai bên quy định

- Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng:

Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng là loại bảo lãnh màngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp chủ thầu vi phạm hợpđồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhà thầu không bồithường hoặc bồi thường không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trảthay cho nhà thầu

Mục đích: loại bảo lãnh này áp dụng chủ yếu trong xây dựng và các hợp đồngcung ứng thiết bị đồng bộ để bảo hành thiết bị máy móc… Trong thời gian bảo hànhnày nếu có sự cố xảy ra đối với sản phẩm phát sinh do chất lượng sản phẩm khôngđảm bảo thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu được bồi thường từ phía ngânhàng bảo lănh

Trang 21

Trị giá bảo lãnh: Theo thoả thuận thường bằng 5 – 10% giá trị hợp đồng.Thời hạn hiệu lực: Từ lúc bắt đầu lắp ráp sử dụng thiết bị cho đến hết thời hạnbảo hành của thiết bị.

-Bảo lãnh bảo đảm thanh toán

Bảo lãnh bảo đảm thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán tiềntheo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàngkhông thanh toán đủ

Mục đích: Cung cấp sự đảm bảo cho người thụ hưởng có thể nhận được khoảnthanh toán một cách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm hàng hoá hay dịch

vụ đã cung ứng cho người được bảo lãnh

Trị giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100% giá trị hợp đồng

Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận

c) Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh

- Bảo lãnh trực tiếp

Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịutrách nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh, người được bảo lãnh chịu trách nhiệmbồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh Loại bảo lãnh này chịu sự chiphối của luật trong nước và khi hết hạn có thể trực tiếp tất toán với với người bảolãnh mà không cần có sự hoàn trả thư bảo lãnh

Ưu điểm của loại bảo lãnh này là người được bảo lãnh không phải mất thêmphí cho ngân hàng đại lý nước ngoài (ngân hàng trung gian) và thường được sửdụng trong các quan hệ kinh tế trong nước

Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: Ngân hàng phát hành bảolãnh, bên được bảo lãnh, bên hưởng bảo lãnh Trường hợp bên hưởng bảo lãnh làngười nước ngoài thì có thể thêm ngân hàng ở cùng quốc gia với bên hưởng bảolãnh với vai trò là ngân hàng thông báo Ngân hàng thông báo

- Bảo lãnh gián tiếp

Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành

Trang 22

bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho bên được bảo lãnhdựa trên một loại bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng hoặc thư tín dụng dự phòng.Bảo lãnh gián tiếp được thực hiện thường do bên hưởng bảo lãnh mong muốn thubảo lãnh được một ngân hàng có trụ sở tại nước mình phát hành để thuận tiện chogiao dịch hoặc đòi tiền sau này Vì vậy, bên được bảo lãnh phải yêu cầu ngân hàngphục vụ mình chỉ định một ngân hàng đóng trụ sở tại nước thụ hưởng phát hành bảolãnh Ngân hàng thứ nhất trong quan hệ trên gọi là Ngân hàng chỉ dẫn, ngân hàngthứ hai gọi là Ngân hàng phát hành Mối quan hệ giữa hai ngân hàng này được thểhiện bằng văn bản của Ngân hàng chỉ dẫn đề nghị Ngân hàng phát hành thực hiệnviệc phát hành bảo lãnh và văn bản của Ngân hàng chỉ dẫn cam kết bồi hoàn choNgân hàng phát hành nếu Ngân hàng phát hành thanh toán bảo lãnh Việc này thểhiện bằng một văn bản đối ứng hoặc thư tín dụng dự phòng.

- Đồng bảo lãnh:

Khi ngân hàng thấy mức độ rủi ro lớn của món bảo lãnh hoặc do giới hạn củaluật định mà muốn khách hàng được bảo lãnh nhiều hơn có thể ngân hàng đó sẽ mờithêm các ngân hàng khách cùng tham gia bảo lãnh Đây là trường hợp nhiều ngânhàng cùng bảo lãnh cho một khách hàng với quyền hạn trách nhiệm như nhau hoặcphân theo một tỷ lệ nhất định

d) Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh

- Bảo lãnh vô điều kiện

Ở loại hình bảo lãnh vô điều kiện, ngân hàng có trách nhiệm thanh toán ngaykhông hủy ngang khi nhận được văn bản khiếu nại đầu tiên của bên hưởng bảo lãnhchỉ ra rằng bên được bảo lãnh không thực hiện theo đúng hợp đồng mà không cầnkèm theo bất kì chứng từ nào chứng minh họ bị vi phạm hợp đồng Trong trườnghợp bên được bảo lãnh chứng minh được mình không vi phạm hợp đồng thì họ cóquyền đi kiện để đòi lại số tiền đã trả cho người bảo lãnh

Bảo lãnh vô điều kiện thường bất lợi cho người được bảo lãnh vì việc bồithường mang tính chủ quan nên có thể xảy ra trường hợp gian lận, dối trá của bênhưởng bảo lãnh

Trang 23

- Bảo lãnh có điều kiện

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chỉ trả tiền cho bênthụ hưởng khi bên thụ hưởng xuất trình đủ chứng từ pháp lý đã được quy định trongthư bảo lãnh để có thể chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng Bảo lãnh

có điều kiện đảm bảo quyền lợi cho bên được bảo lãnh Tuy nhiên nếu quy địnhkhông rõ ràng thủ tục đòi tiền thì dễ phát sinh tranh chấp giữa hai bên Do vậy, trênthực tế bảo lãnh có điều kiện ít được sử dụng trong nghiệp vụ bảo lãnh của các ngânhàng thương mại

1.2.1.5 Vai trò của bảo lãnh Ngân hàng

a)

Đối với hoạt động Ngân hàng

Nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu về các sản phẩmdịch vụ càng cao.Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ giúp các ngân hàng đứngvững trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời đã góp phầnthỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi đó Hơn nữa, ngân hàng có thể củng cố mối quan hệvới khách hàng truyền thống và tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng

Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng đã không ngừng mởrộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại Trong đó dịch vụ bảo lãnh đã đemlại cho các ngân hàng một nguồn thu nhập không nhỏ Bảo lãnh là nghiệp vụ tín dụngbằng chữ kí vì vậy ngân hàng chỉ cần sử dụng uy tín của mình để thực hiện nghiệp vụnày mà không phải sử dụng vốn ngay Ngân hàng có thêm cơ hội để sử dụng nguồnvốn đó vào các hoạt động đầu tư khác vì việc giải ngân sẽ chỉ diễn ra trong tương laikhi có những vi phạm xảy ra Khi khách hàng có yêu cầu bảo lãnh họ cần phải kí quỹmột khoản tiền nhất định, được giữ trong tài khoản phong tỏa Ngân hàng kiếm lời từviệc thu phí và cũng có thể chiếm dụng vốn mà không cần phải trả lãi

Điều kiện quan trọng để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này chính là uy tín củangân hàng Uy tín của ngân hàng càng cao thì số lượng cũng như chất lượng cáchợp đồng bảo lãnh càng lớn Điều này có nghĩa rằng khi thực hiện bảo lãnh để tăngthu nhập cho mình các ngân hàng cũng đang nâng cao uy tín và hình ảnh đối vớikhách hàng

Trang 24

Ngoài ra, nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện còn thúc đẩy việc mở rộng cácnghiệp vụ khác như: thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi và mua bán ngoại tệ trongnhững hợp đồng kinh tế của khách hàng với nước ngoài.

b) Đối với hoạt động của doanh nghiệp

-Đối với người được bảo lãnh:

Bảo lãnh ngân hàng giúp giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động củadoanh nghiệp Trong những hợp đồng cụ thể, do bên được bảo lãnh chưa đủ uy tínvới bên thụ hưởng, họ có thể yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, nhờ đó bên thụ hưởngbảo lãnh sẽ tài trợ trước một phần vốn cho bên được bảo lãnh giúp họ tiếp tục sảnxuất kinh doanh một cách thuận lợi mà không phải đi vay mượn

Đối với hình thức bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước thì bảo lãnh ngânhàng góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Đặc biệt là những hợp đồng mua thiết bị vật tư trả chậm, bảo lãnhngân hàng tạo điều kiện thu hút vốn mạnh mẽ Doanh nghiệp có thể tiếp cận vàứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanhcủa mình

Trong hợp đồng bảo lãnh qui định nếu doanh nghiệp không hoàn thành đượcnghĩa vụ của mình họ sẽ phải bồi hoàn giá trị hợp đồng lớn hơn giá trị ban đầu tức

là giá trị hợp đồng cộng với mức lãi, phạt nhất định Trong quá trình thực hiện hợpđồng, ngân hàng phát hành cũng thường xuyên kiểm tra giám sát tạo ra áp lực thựchiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm từ phía người được bảo lãnh Cho nên việcbảo lãnh của ngân hàng cũng thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn, hoànthành đúng tiến độ hợp đồng đã kí với bên đối tác

Khách hàng có nhu cầu ngân hàng bảo lãnh cũng sẽ được hưởng các dịch vụ

đi kèm như tư vấn về việc phân tích tình hình tài chính, đánh giá vốn vay và sửdụng vốn vay hiệu quả Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hư-ởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng vì vậy ngân hàng luôn có những hỗ trợ kịpthời và hiệu quả cho doanh nghiệp được bảo lãnh

Trang 25

-Đối với người thụ hưởng bảo lãnh:

Khi đã có bảo lãnh của ngân hàng, người thụ hưởng bảo lãnh sẽ có một đảmbảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh Bằng cam kếtcủa ngân hàng rằng sẽ bồi thường cho người thụ hưởng bảo nếu như xảy ra hành vi

vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, bên thụ hưởng bảo lãnh sẽ yên tâm hơnkhi kí kết hợp đồng và cũng không cần tốn kém thời gian, chi phí cho việc tìm hiểuđối tác Khi có rủi ro xảy ra họ chỉ cần xuất trěnh những bằng chứng chứng tỏ sự viphạm của bęn được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả thay vôđiều kiện

c) Đối với nền kinh tế

Chính sách kinh tế nước ta đã phát triển theo nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa thì bảo lãnh là một nghiệp vụ rất cần thiết Bảo lãnh ngânhàng là chất xúc tác giúp cho các hợp đồng thương mại xây dựng, các giao dịchhàng hóa trong nước và quốc tế được kí kết một cách thuận lợi, đáp ứng nhu cầu vềvốn cũng như giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với công nghệ tiên tiến trênthế giới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn đồngnghĩa với việc lành mạnh hóa môi trường kinh doanh trong nước Doanh nghiệplàm ăn hiệu quả hơn góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước

Với những ý nghĩa trên, bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò ngày càng quantrọng trong hoạt động ngân hàng, hoạt động của doanh nghiệp cũng như cả nềnkinh tế

1.2.2 Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

1.2.2.1 Đặc điểm dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng

Xuất phát từ đặc điểm của các DNVVN như quy mô vốn và tài sản nhỏ, sổsách, báo cáo kế toán không rõ ràng, minh bạch, doanh thu và lợi nhuận từ sản xuấtkinh doanh không lớn, dễ gặp rủi ro trong quá trình hoạt động Dịch vụ bảo lãnhdoanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau:

Trang 26

- Quy mô bảo lãnh: hạn mức bảo lãnh nhỏ, các DNVVN thường chỉ được bảolãnh trong hạn mức, các điều kiện và quy định đối với các bảo lãnh ngoài hạn mứcrất chặt chẽ.

- Thời hạn bảo lãnh: phụ thuộc vào hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh

và bên thụ hưởng Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại thường chỉ cấp bảo lãnhcho các hợp đồng có thời hạn ngắn

- Điều kiện đảm bảo: hầu hết các DNVVN phải có tài sản đảm bảo cho nghĩa

vụ bảo lãnh Các tài sản này thường là bất động sản hoặc sổ tiết kiệm/ hợp đồng tiềngửi của khách hàng do ngân hàng phát hành, các tài sản có tính khả mại cao Hìnhthức bảo đảm bằng tín chấp ít được sử dụng

- Thủ tục bảo lãnh: thủ tục bảo lãnh đối với các DNVVN rất chặt chẽ, côngtác thẩm định được tiến hành cẩn thận, quá trình phát hành bảo lãnh trải qua nhiềucấp phê duyệt nhằm hạn chế rủi ro đối với ngân hàng

- Ký quỹ bảo lãnh: DNVVN phải tiến hành ký quỹ theo tỷ lệ trên giá trị bảolãnh do ngân hàng quy định đối với hầu hết các loại hình bảo lãnh Thời điểm kýquỹ phải thực hiện trước khi ngân hàng phát hành bảo lãnh

- Rủi ro đối với ngân hàng: DNVVN là đối tượng dễ chịu tác động của mỗi sựthay đổi trong môi trường kinh doanh Do đó, khả năng phải thực hiện nghĩa vụ bảolãnh thay cho doanh nghiệp của ngân hàng là rất lớn Ngoài ra, ngân hàng còn gặpcác rủi ro liên quan đến TSĐB, khả năng thu hồi nợ

1.2.2.2 Vai trò của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đảm bảo các nghĩa vụ của doanh nghiệp với đối tác: Bảo lãnh của ngân hànggóp phần đảm bảo quyền lợi của bên thụ hưởng khi bên được bảo lãnh không thựchiện đúng nghĩa vụ của mình Do sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng, doanh nghiệpđược bảo lãnh cũng cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của mình

- Bảo lãnh là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các DNVVN: Bảo lãnh là một hình thứccủa tín dụng Bảo lãnh tạo cơ hội cho các DNVVN mở rộng hoạt động sản xuất,kinh doanh

Trang 27

- Nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ kí kết hợp đồng: Do đặc điểm, tínhchất của mình DNVVN gặp không ít khó khăn trong việc phát triển tạo thị phần, tạoniềm tin, vị thế đối với đối tác, chủ đầu tư Bảo lãnh của ngân hàng góp phần tạo sựtin tưởng của người thụ hưởng đối vơi DNVVN, thúc đầy việc kí kết hợp đồng Từ

đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN đối với các doanh nghiệp lớnhoặc những doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNVVN: Quy trình thẩm định

và quản lý của ngân hàng thường rất chặt chẽ Ngân hàng chỉ chấp nhận bảo lãnhcho DNVVN có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh minh bạch,đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh Yếu tố nàybuộc DNVVN quan tâm đến hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp: Trong quá trình xin cấp bảo lãnh,doanh nghiệp được hỗ trợ từ phía ngân hàng trong công tác chuẩn bị hồ sơ, chứn từ.Ngoài ra sau khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tratình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình biến động trên tài khoảncủa doanh nghiệp Doanh nghiệp có được sự giám sát, nhắc nhở kịp thời

1.3 Phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

1.3.1 Quan niệm về phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

Với sự phát triển của thương mại quốc tế ,các giao dịch ngày càng mang tínhtoàn cầu Tầm cỡ và sự phức tạp của các giao dịch đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triểncủa bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới

Trang 28

những bảo lãnh này vì họ không muốn dính líu đến các rắc rối trong hợp đồng Loạibảo lãnh được sử dụng nhiều nhất là bảo lãnh thanh toán theo yêu cầu hay bảo lãnh

vô điều kiện.Với loại này người thụ huởng được thanh toán khi có yêu cầu màkhông cần đưa ra chứng cứ về sự vi phạm Một số nước vận dụng pha trộn giữa hailoại trên miễn rằng các bên chấp thuận và ngân hàng đồng ý phát hành

Hiện nay bảo lãnh ngân hàng phát triển rộng rãi trên nhiều lĩnh vực Có thểchắc chắn rằng những thương vụ lớn với nước ngoài hiện nay không thể không cómột dạng nào đó của bảo lãnh đi kèm

Bảo lãnh còn đưởc sử dụng rộng rãi trong trị trường nội địa do tính đa dạng vànăng động của nó Bảo lãnh không chỉ hỗ trợ cho các hợp đồng thương mại mà cảcác giao dịch phi thương mại, tài chính, phi tài chính như: bảo lãnh thanh toán, hoàntrả tiền ứng trước, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thuế quan

Bảo lãnh không chỉ được thực hiện như một loại hình dịch vụ mà còn là mộtcông cụ tài trợ cho các doanh nghiệp Cùng với tín dụng chứng từ, bảo lãnh là mộttrong những loại hình giao dịch thông dụng và phổ biến nhất trong các hoạt độngngân hàng trên thế giới

1.3.2 Sự cần thiết phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

1.3.2.1 Đối với Ngân hàng Thương mại

Nền kinh tế ngày càng phát triển số lượng DNVVN gia tăng nhanh chóng.Nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng ngày càng lớn

Sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh không chỉ đáp ứng được nhu cầu của cácDNVVN mà còn đem lại thu nhập vô cùng lớn cho ngân hàng Bảo lãnh là nghiệp

vụ tín dụng bằng chữ kí vì vậy ngân hàng chỉ cần sử dụng uy tín của mình để thựchiện nghiệp vụ này mà không phải sử dụng vốn ngay Ngoài ra doanh nghiệp cần kíquỹ đối với một số loại hình bảo lãnh Phát triển dịch vụ bảo lãnh giúp ngân hàngtranh thủ cơ hội sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư khác, đồng thời thúc đẩyphát triển các dịch vụ khác, nâng cao uy tín của ngân hàng

Trang 29

1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp

- Đối với người được bảo lãnh:

Do đặc trưng của mình, các DNVVN chưa có uy tín trên thị trường, bảo lãnhcủa ngân hàng luôn được yêu cầu cần có trong mỗi hợp đồng kinh tế cũng như từng

dự án Sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu củadoanh nghiệp mà còn là điều kiện hỗ trợ kí kết hợp đồng của doanh nghiệp Sự pháttriển này còn giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín trước đối tác, giảm thời giancũng như chi phí thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp Chính sự phát triển củadịch vụ bảo lãnh trực tiếp và gián tiếp tác động đến sự tồn tại và phát triển củaDNVVN

- Đối với người thụ hưởng:

Khi đối tác của họ là các DNVVN thì họ rất dễ gặp các rủi ro trong các hợpđồng kinh tế, đặc biệt khi họ là các chủ đầu tư Các doanh nghiệp thông thườngkhông có điều kiện cũng như năng lực để thực hiện thẩm định và giám sát đối táccủa mình Sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng giúp đảm bảo lợi ích củangười thụ hưởng, đảm bảo những nghĩa vụ của DNVVN được thực hiện đầy đủ, kịpthời Dịch vụ bảo lãnh còn giúp người thụ hưởng tin tưởng kí kết hợp đồng, giảmđược thời gian và chi phí so với việc kí kết đối với các doanh nghiệp lớn, thuận lợithực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh của mình

1.3.2.3 Đối với nền kinh tế

Sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh DNVVN không chỉ đem lại lợi ích chodoanh nghiệp, cho ngân hàng mà còn đem lại lợi ích cho nền kinh tế

Khi lợi ích của các bên được đảm bảo, các hợp đồng kinh tế được kí kết,tạo thêm công ăn việc làm, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả làm tăng nguồn thucho ngân sách nhà nước Sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh trực tiếp hỗ trợ cácdoanh nghiệp cũng chính là sự hỗ trợ gián tiếp cho sự phát triển bền vững củanền kinh tế

Trang 30

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

1.3.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh về số lượng

a)

Sự mở rộng về đối tượng và số lượng khách hàng

Trong quá trình phát triển hội nhập nền kinh tế, số lượng DNVVN tham giavào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều Các hoạt động tiềm ẩn rủi rocao Mọi đối tượng tham gia vào hoạt động kinh tế đều có thể gặp rủi ro, một trong

số đó là rủi ro do đối tác gây ra, đặc biệt khi đối tác là các DNVVN Bảo lãnh ngânhàng là một trong những biện pháp để ngăn chặn rủi ro Và số lượng khách hàng cónhu cầu đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng ngày càng tăng

Ngân hàng có hoạt động bảo lãnh phát triển là phải đáp ứng được các nhu cầu

đó ngày càng nhiều Do đó, số lượng khách hàng đông đảo và đối tượng khách hàng

sử dụng bảo lãnh ngân hàng phong phú đa dạng là một tiêu chí thể hiện sự phát triểncủa hoạt động bảo lãnh ngân hàng

b) Dư nợ tăng lên theo các năm và tỷ trọng dư nợ của DNVVN

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng được coi là phát triển khi số lượng hợpđồng bảo lãnh tăng, giá trị của các hợp đồng bảo lãnh cũng tăng Do đó, dư nợ bảolãnh của ngân hàng cũng đạt mức cao và tăng dần theo các năm

Tuy nhiên cần chú ý phân biệt với trường hợp các hợp đồng bảo lãnh có giá trịtrong nhiều năm nên dư nợ bảo lãnh vào một thời điểm của năm có thể là cộng dồncủa nhiều năm trước đó và không phản ánh được sự phát triển Vì vậy cần chú ý tới

số lượng và giá trị của các hợp đồng bảo lãnh mới

Tỷ trọng tín dụng của DNVVN ngày càng tăng trong cơ cấu tín dụng củangân hàng cũng thể hiện sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh đối với đối tượngkhách hàng này

c) Sự đa dạng của các loại hình bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh được chia thành nhiều loại khác nhau Theo từng cách phânchia, mỗi loại hình bảo lãnh có mục đích sử dụng và hướng tới những đối tượng

Trang 31

riêng Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào một

số đối tượng nhất định Vì vậy, dịch vụ bảo lãnh cũng chỉ có một số loại hình và bỏqua các loại bảo lãnh khác Điều đó khiến cho ngân hàng không thu hút được tối đa

số lượng cũng như đối tượng khách hàng, đồng thời cũng khiến số lượng hợp đồngbảo lãnh không nhiều, dư nợ dịch vụ bảo lãnh không cao

Nếu một ngân hàng có thể thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh chứng

tỏ ngân hàng đó có uy tín và nguồn lực lớn và thực sự phát triển về dịch vụ bảolãnh Như vậy, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cũng là mục tiêu mà các ngânhàng cần tới trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh

d)

Thu từ dịch vụ bảo lãnh DNVVN

Phí bảo lãnh = Số tiền được bảo lãnh X Mức phí BL X

Số ngày bảo lãnhthực tế360

Thu từ dịch vụ bảo lãnh bao gồm các khoản thu phí bảo lãnh Đây là chỉ tiêuđánh giá rõ nét nhất hiệu quả của dịch vụ bảo lãnh Sự tăng của thu từ bảo lãnh màkhông tăng mức phí dịch vụ thể hiện phát triển dịch vụ của ngân hàng, làm tăng thunhập, khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng

1.3.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng

a) Thủ tục bảo lãnh

Thủ tục bảo lãnh là một trong các yếu tố khách hàng rất quan tâm khi lựa chọnngân hàng bảo lãnh Nếu thủ tục bảo lãnh nhanh gọn thì giảm bớt được nhiều thờigian cũng như chi phí cho việc phát hành bảo lãnh của ngân hàng, và đối với kháchhàng đó là sự hiệu quả Ngược lại, khách hàng sẽ phải mất thêm thời gian và chi phícho một hoạt động bảo lãnh, thậm chí không thể kí kết hợp đồng kinh tế Và nhưvậy có thể dẫn tới sự lựa chọn khác của khách hàng

Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong quá trìnhphát hành bảo lãnh, ngân hàng vẫn cần đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ và hợppháp Có vậy, hoạt động bảo lãnh mới thực sự phát triển

Trang 32

b) Số lượng hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thấp

Bảo lãnh được hạch toán vào tài khoản ngoại bảng Chỉ khi ngân hàng phảithực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh thì khoản chi trả đóđược xếp thành tài sản xấu trong nội bảng và cấu thành nợ quá hạn của ngânhàng Do đó hạn chế số lượng hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa

vụ bảo lãnh là biện pháp an toàn cho hoạt động của ngân hàng nói chung và antoàn của hoạt động bảo lãnh nói riêng Để thực hiện được điều đó đòi hỏi dịch vụbảo lãnh của ngân hàng phải thực sự phát triển Và sự phát triển này thể hiện ởtính hiệu quả của khâu thẩm định khách hàng cũng như hiệu quả và khả nănglàm việc của các cán bộ tín dụng

c) Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản tiền mà ngân hàng đã phải trả thaycho khách hàng, nhưng đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiền trả hoặckhông được gia hạn nợ trong khi khách hàng chưa bồi hoàn cho ngân hàng

Dư nợ bảo lãnh quá hạn lớn chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng trước khiphát hành bảo lãnh và theo dõi khách hàng trong thời gian bảo lãnh của ngân hàng

là chưa tốt Dư nợ quá hạn làm tăng nợ xấu của ngân hàng, tăng chi phí dự phòng,giảm lợi nhuận

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn (%)= x 100%

d) Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng

Theo quy định của pháp luật, một ngân hàng không được phép thực hiệnbảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng Trong phạm vi đó, ngânhàng có thể thực hiện bất kỳ bảo lãnh nào Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,các ngân hàng luôn tận dụng tối đa các cơ hội Tuy nhiên ngân hàng cần phảicân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ thì ngânhàng có đủ vốn để thanh toán cho bên thụ hưởng, tránh xảy ra tình trạng rủi rothanh khoản

Dư nợ bảo lãnh quá hạn Tổng doanh số bảo lãnh

Trang 33

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Thương mại

1.3.4.1 Nhân tố khách quan

Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàngthương mại thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh tế–xã hội CácDNVVN cũng là đối tượng chịu tác động rất lớn đối với mỗi sự thay đổi trong môitrường kinh tế - xã hội Ta có thể xem xét sự tác động của của môi trường kinh tế –

xã hội từ các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi trườngchính trị xã hội

a)

Môi trường kinh tế

Nếu môi trường kinh tế có lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệpmới có điều kiện để phát triển Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình,còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng, thực hiện đúngcác cam kết của mình trong hợp đồng Còn nếu môi trường kinh tế mà có nhữngthay đổi bất ngờ: như sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô ( thayđổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãisuất….) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnhkhông thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh vàvới ngân hàng bảo lãnh

b)

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của

hệ thống ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp Môi trường pháp lý khôngđồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quan trọng gây ảnh hưởngtới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khả năng doanhnghiệp không thực hiện được các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh

c)

Môi trường chính trị – xã hội

Một đất nước mà có môi trường chính trị–xã hội ổn định thì luôn tạo điều kiện

để đẩy mạnh phát triển Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng bảo

Trang 34

lãnh liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sự ổn định trong môi trường kinh tế–xã hộilại càng trở nên quan trọng hơn.

Ngoài ra các yếu tố khách quan tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngânhàng thương mại còn có thể kể đến:

- Khách hàng (bên yêu cầu bảo lãnh) là nhân tố tác động tương đối nhiều tớihoạt động bảo lãnh của ngân hàng bởi chính ngân hàng tiến hành hoạt động này là

để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Khách hàng tác động tới cả quy mô và chấtlượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Quy mô bảo lãnh của ngân hàng phụthuộc vào nhu cầu của khách hàng Còn nếu khách hàng xin bảo lãnh làm tốt cácyêu cầu của ngân hàng như cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, có trách nhiệmtrong việc thực hiện những cam kết đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh sẽgiúp ngân hàng rất nhiều trong tiến hành bảo lãnh

- Bên hưởng bảo lãnh: Sự trung thực của bên thụ hưởng trong việc yêu cầuthanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng của bảo lãnh Như việc bênthụ hưởng có thể xuất trình giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán cho ngân hàng

để nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh Trong trường hợp ngân hàng không pháthiện được sự giả mạo này thì ngân hàng có khả năng gặp phải rủi ro do thanh toáncho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà không đòi được tiền bồi hoàn từ phía bênyêu cầu bảo lãnh

1.3.4.2 Nhân tố chủ quan

Hoạt động bảo lãnh là một trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Vì thế hoạt động này phải chịu tác động trực tiếp của các nhân tố chủ quan trongnội bộ ngân hàng Cụ thể là:

a) Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới sựphát triển của hoạt động bảo lãnh Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp ngânhàng có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho ngân hàng khai thác tốtnhất năng lực hiện có của ngân hàng, đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có thể

Trang 35

thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh.Trên cơ sở có chiến lược kinh doanh đúng đắn, ngân hàng mới có thể có những kếhoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kì để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.

b)

Chính sách tín dụng

Đây là một yếu tố quan trọng nó quyết định một phần rất lớn tới hoạt độngngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng thể hiện qua như hạn mức bảo lãnh,mức phí bảo lãnh, đối tượng khách hàng, phạm vi bảo lãnh…Ngân hàng có thể thựchiện chính sách tín dụng thắt chặt hay mở rộng

c)

Chất lượng công tác thẩm định

Do chứa đựng nhiều rủi ro nên hoạt động bảo lãnh không thể thiếu công tácthẩm định khách hàng, đặc biệt đối với DNVVN Trong khâu này ngân hàng sẽ xemxét khả năng tài chính của khách hàng, khả năng tự tài trợ và khả năng thực hiệngiao dịch liên quan đến bảo lãnh của khách hàng Ngoài ra, ngân hàng cũng xem xétmức độ tín nhiệm của khách hàng trước khi ra quyết định bảo lãnh

Thẩm định khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng đảm bảo sự an toàn cho nghiệp

vụ bảo lãnh nói riêng và ngân hàng nói chung, góp phần phát triển hoạt động bảolãnh Bên cạnh đó, thẩm định khách hàng tốt sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vàkhông bị bỏ qua những khách hàng có đủ điều kiện để được bảo lãnh

Trong nhiều trường hợp, do muốn tránh rủi ro, ngân hàng quá khắt khe khithẩm định khách hàng khiến cho nhiều DNVVN khó khăn khi yêu cầu ngân hàngbảo lãnh Do đó, hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng như số lượng hợpđồng bảo lãnh và doanh số bảo lãnh của ngân hàng Có thể khẳng định chất lượngthẩm định khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng về cả

Trang 36

bảo lãnh, các khoản cho vay, huy động vốn Đây là cơ sở để tiến hành các hoạt độngbảo lãnh an toàn và quản lý hiệu quả các khoản bảo lãnh.

e)

Chất lượng đội ngũ cán bộ

Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng cũng như việc đảm bảo phát triển của hoạt động bảo lãnh Việc tuyểnchọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi chuyên môn (có khả năng phântích, đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án xin bảo lãnh, đánh giá tài sản đảmbảo, giám sát quản lý hoạt động bảo lãnh…) sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngănngừa được những sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động bảo lãnh

- Ngoài ra còn một vài nhân tố khác như:

+ Quy mô vốn, tình hình tài chính của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô, cơcấu bảo lãnh của ngân hàng

+ Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng đến thời gian đáp ứng dịch vụ bảo lãnhcho khách hàng và khả năng hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

+ Sự phát triển của các nghiệp vụ của ngân hàng nói chung, đặc biệt là cácnghiệp vụ liên quan như: tín dụng, thanh toán…Các nghiệp vụ này nếu phát triển sẽtạo điều kiện thuận lợi và là nền tảng cơ sở cho hoạt động bảo lãnh phát triển vàngược lại

Ngày đăng: 26/10/2016, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Trang web điện từ https://www.mbbank.com.vn/ Link
8. Trang web điện tử https://voer.edu.vn Link
1. Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh SGD 1 các năm 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
2. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân đội các năm 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
3. Thông báo số 26/TB- HS Ngân hàng TMCP Quân đội: Một số quy định liên quan đến hoạt động bảo lãnh Khác
4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng Thương mại (năm 2013), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
5. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ (năm 2007), Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w