TÓM TẮT ĐỀ TÀI Với chương trình vật lí lớp 10 ban cơ bản, khi dạy học thì học sinh chỉ được tiếp cận với các dạng bài tập tự luận.. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong đề tài: Dùng các p
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
Năm học 2012-2013
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 Tóm tắt đề tài: ……… 2
2 Giới thiệu: ……… 2
2.1 Hiện trạng: ……… 2
2.2 Giải pháp thay thế: ……… 3
2.3 Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: ……… 3
2.4 Vấn đề nghiên cứu: ……… 3
2.5 Giả thuyết nghiên cứu: ……… 3
3 Phương pháp nghiên cứu: ……… 4
3.1 Khách thể nghiên cứu: ……… 4
3.2 Thiết kế nghiên cứu: ……… 4
3.3 Quy trình nghiên cứu: ……… 5
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu: ……… 5
4 Phân tích và bàn luận kết quả: ……… 6
4.1 Phân tích dữ liệu: ……… 6
4.2 Bàn luận kết quả: ……… 8
5 Kết luận và khuyến nghị: ……… 8
5.1 Kết luận: ……… 8
5.2 Khuyến nghị: ……… 9
6 Tài liệu tham khảo: ……… 10
7 Phụ lục: ……… 11
Trang 31 TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với chương trình vật lí lớp 10 ban cơ bản, khi dạy học thì học sinh chỉ được tiếp cận với các dạng bài tập tự luận Trong khi đó các bài kiểm tra định kì thì yêu cầu bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 100% Kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 10A7 ở học kì I năm học 2012- 2013 không cao
Để quá trình học tập phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá thì giáo viên phải tìm ra những giải pháp cho học sinh tiếp cận và luyện giải bài tập theo hình thức TNKQ Giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong đề tài: Dùng các phiếu học tập cho học sinh ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp: lớp 10A6 và lớp 10A7 của trường THPT Trần Phú Lớp thực nghiệm 10A7 được chọn dạy thực nghiệm
Thời gian dạy thực nghiệm 10 tiết của chương “Các định luật bảo toàn” lớp
10 ban cơ bản Khi tiến hành dạy thực nghiệm, trong các tiết học giáo viên sử dụng các phiếu học tập Nội dung trong các phiếu học tập là hệ thống các câu hỏi TNKQ được phân thành hai phần; phần 1: Củng cố bài, phần 2: bài tập về nhà
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu: kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp có nhiều điểm tương đương Sử dụng phép kiểm chứng TTEST độc lập và độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD
Kết quả đạt được trước tác động: lớp 10A6 có điểm trung bình 5,53, cao hơn điểm trung bình của lớp 10A7 (4,87) Sau tác động lớp thực nghiệm 10A7 có điểm trung bình của bài kiểm tra là 6,62, cao hơn điểm trung bình của bài kiểm tra của lớp đối chứng 10A6 (5,63)
Kết quả kiểm chứng sau tác động bằng phép T-TEST cho thấy P2 =0,0001< 0.05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,831>0,8 chứng tỏ giải pháp mà đề tài nghiên cứu có tác động lớn trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh
2 GIỚI THIỆU
2.1 Hiện trạng
Trong quá trình dạy – học thì giải bài tập là hoạt động đặc biệt của hoạt động học tập của học sinh Để việc dạy và học bài tập vật lí có hiệu quả thì đòi hỏi người học phải có động cơ, hứng thú học tập Học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú có kết quả thi học kì I năm học 2012-2013 môn vật lí thấp so với các lớp
10 ban cơ bản khác Qua qua thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh ít hứng thú với các tiết bài tập Khi giao bài tập về nhà bằng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa thì chủ yếu là các em chép lời giải từ các sách tham khảo để đối phó khi bị kiểm tra vở bài tập mà không tự giải được Trong các tiết bài tập lớp học chỉ một vài em tham gia vào các quá trình cùng thầy tìm hướng giải quyết các bài tập, còn lại hầu như ngồi nghe và ghi chép một cách thụ động
Trang 4Nguyên nhân: Về phía học sinh, lớp 10 là lớp đầu cấp học đa số các em không giải được các bài tập tự luận đòi hỏi nhiều kĩ năng phân tích hiện tượng và ứng dụng nhiều kiến thức toán Từ đó học sinh không có hứng thú đối với bài tập
tự luận Về phần giáo viên: với một số lượng rất ít tiết bài tập thì giáo viên chỉ có thể dạy được một ít các bài tập tự luận của chương trình Trong khi đó các bài kiểm tra định kì thì yêu cầu trắc nghiệm 100%, kiến thức bao quát toàn bộ chương trình, tỉ lệ bài tập khá nhiều (từ 40% đến 60%) Nên kết quả điểm thi các bài kiểm tra định kì của học sinh không cao
Với giải pháp như vậy tôi chọn đề tài để nghiên cứu: Dùng phiếu học tập trong dạy-học chương “Các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
2.3 Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trong giải bài tập vật lí 10 Trường THPT Minh Đài – Tân Sơn – Phú Thọ; Của Đồng Hữu Thuận – www.thpt-minhdai-phutho.edu.vn
SKKN: Phương pháp giải các bài toán bằng định luật bảo toàn cơ năng và chuyển hóa năng lượng của giáo viên: Nguyễn Thanh Hải trường THPT số 1 Quãng Trạch – Quãng Bình
SKKN: Sử dụng các định luật bảo toàn để giải các bài toán va thuvienvatly.com/download/2014
chạm-2.4 Vấn đề nghiên cứu
Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng hứng thú của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không?
Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không?
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 5Dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản làm tăng kết quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
sở GD-ĐT khen
- Học sinh: Hai lớp 10A6, 10A7 ban cơ bản được chọn tham gia nghiên cứu
có nhiều điểm tương đồng về sỉ số, về giới tính, độ tuổi, dân tộc, và điều kiện học tập:
Bảng 1 Thông tin học sinh của hai lớp
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp tương đương Dùng phép kiểm chứng TTEST độc lập và mức độ ảnh hưởng SMD
Trang 6theo giáo án thông thường và giao bài tập về nhà theo sách
giáo khoa
O4
3.3 Quy trình nghiên cứu
Thời gian dạy thực nghiệm: Dạy hết chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10
cơ bản: Từ ngày 8/1/2013 đến 2/2/2013 theo phân phối chương trình năm học
2012-2013 [phụ lục 1]
Chuẩn bị bài giảng của giáo viên:
Thầy Nguyễn Tấn Hiền dạy lớp đối chứng: Chuẩn bị giáo án theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng như các tiết dạy thông thường, củng cố bài theo các nội dung cơ bản, phần bài tập về nhà cho học sinh làm các bài tập trong SGK
Thầy Trần Hoàn Vũ dạy lớp thực nghiệm: Chuẩn bị giáo án đầy đủ theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng Biên soạn hệ thống câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương “Các định luật bảo toàn” lớp
10 cơ bản Biên tập thành các phiếu học tập dùng để phần củng cố bài và giao bài
tập về nhà cho học sinh theo từng tiết trong chương trình [phụ lục 2]
Trong quá trình dạy thực nghiệm thì thực hiện các khâu như sau:
- Khi củng cố bài thì cho học sinh làm và trả lời các câu hỏi phần củng cố bài trong phiếu học tập
- Giao bài tập về cho học sinh nhà bằng hệ thống câu hỏi TNKQ trong phiếu học tập
- Trước khi dạy bài mới thì tiến hành kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập trong các phiếu học tập đã cho, kiểm tra đánh giá cho điểm theo mức độ
- Các câu hỏi học sinh chưa hoàn thành thì sẽ giải trong hai tiết bài tập của chương trình
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
3.4.1 Sử dụng công cụ đo và thang đo
Bài kiểm tra trước tác động: sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì I (đề chung cho toàn khối lớp 10 ban cơ bản) Dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan, số câu
25 thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,4 điểm Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 45 phút
Bài kiểm tra sau tác động: Đề ra theo đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng Hình thức ra đề: dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan, số câu 20 câu, thang
Trang 7điểm 10, mỗi câu đúng được 0,5 điểm Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 35 phút
Đề và đáp án của bài kiểm tra [phụ lục 3]
Tiến hành cho kiểm tra đồng thời đối với hai lớp và chấm bài lấy kết quả
Kết quả điểm của hai lớp [phụ lục 4]
3.4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Nhận xét của thầy tổ trưởng, giáo viên trong nhóm lí về độ giá trị nội dung của dữ liệu:
- Đề kiểm tra có sự thống nhất trong nhóm bộ môn, được thầy tổ trưởng duyệt Đề đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
- Nội dung đề kiểm tra sát với nội dung mà học sinh đã nắm trong các phiếu học tập Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Các câu hỏi trong đề kiểm tra đều dùng hình thức TNKQ, có phản ảnh các vấn đề của đề tài nghiên cứu:
3.4.2 Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu:
Hai lớp được cho kiểm tra cùng một đề, được trộn thành 4 mã khác nhau Mỗi lớp chia thành hai phòng để làm kiểm tra
Kết quả bài kiểm tra dùng làm kết quả bài kiểm tra thường xuyên
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1 Phân tích dữ liệu
Bảng kết quả tính các đại lƣợng của dữ liệu thu đƣợc
Lớp thực nghiệm 10A7
Lớp đối chứng 10A6 Trước
Trang 8Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng
Theo bảng kết quả ta thấy:
Trước tác động:
Số học sinh Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn (SD)
Sau tác động:
Số học sinh Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn (SD)
Trang 9Giá trị trung bình điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 6,62 (SD = 1,17) của đối chứng là 5,63 (SD = 1,19) Thực hiện phép kiểm chứng T-TEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p2 =0,0001<0,05 Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa
4.2 Bàn luận kết quả
Hai lớp được chọn nghiên cứu có các đặc điểm tương đương nhau như sĩ số, giới tính, điều kiện xét tuyển
Trước tác động chênh lệch điểm trung bình của hai lớp 10A6 và 10A7 là có
ý nghĩa, lớp đối chứng cao hơn
Sau tác động điểm trung bình của lớp thực nghiệm 10A7 là 6,62 lớn hơn của lớp đối chứng là 5,63, chênh lệch điểm trung bình của hai lớp là 0,99 Kết quả của phép kiểm chứng TTEST độc lập p2 =0,0001 < 0,05 Từ đó cho thấy sự chênh lệch giá trị trung bình giữa kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, nghiêng về lớp thực nghiệm 10A7 không phải ngẫu nhiên mà
do tác động
Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = 6,62 5,63
0,831 1,19
; Theo bản
tiêu chí Cohen, cho thấy mức độ ảnh hưởng ES của dạy học có sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập ở khâu củng cố bài và giao bài tập về
nhà về nhà đối với lớp thực nghiệm 10A7 là lớn
Vậy giả thuyết của đề tài: việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp
10 cơ bản làm tăng kết quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú đã được kiểm chứng
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình bằng 6,62, kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng có điểm trung bình bằng 5,63 Độ chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm sau khi tác động là
Lớp 10A7 lớp thực nghiệm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp 10A6 lớp đối chứng và điểm số chêch lệch này có ý nghĩa thực tiễn
Trang 10Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,831 Điều này cho thấy phương pháp dùng phiếu học tập có hệ thống câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài
tập về nhà có mức độ ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao kết quả học tập cho học
sinh khi học xong chương các định luật bảo toàn
Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu là có ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể áp dụng cho các phần của chương trình, áp dụng rộng rãi cho các khối lớp Góp phần xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học
Khi thực hiện đề tài kiểu này cần chọn các lớp có tinh thần hợp tác làm việc nghiêm túc Thời gian thực hiện đề tài phải gắn với thời gian giữa hai bài kiểm tra định kì Các bài kiểm tra trước và sau tác động đều được tính là bài kiểm tra định
kì
Sử dụng kết quả của đề tài để góp phần xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng chương, dần dần hoàn chỉnh cho cả khối lớp để đưa vào vận dụng trong quá trình dạy học nhằm mang lại kết quả cao hơn cho học sinh
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Lê Trọng Tương, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phậm Đình Thiết, Bùi Trọng
Tuân “Bài tập vật lí 10 – Nâng cao”, NXB Giáo dục
[2] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi ,Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh
“Bài tập vật lí 10 – Cơ bản”, NXB Giáo dục
[3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi ,Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh
“SGK vật lí 10 – Cơ bản”, NXB Giáo dục
[4] Mạng internet: www.giaoan.violet.vn, www.thuvienvatli.vn,
[5] Tài liệu Dự án Việt – Bỉ * Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Trang 117 PHỤ LỤC
Phụ lục [1]: Khung phân phối chương trình dạy thực nghiệm lớp 10A7 Phụ lục [2]: Các phiếu học tập – Đáp án: sử dụng trong nghiên cứu Phụ lục [3]: Đề kiểm tra sau tác động – Đáp án
Phụ lục [4]: Bảng điểm
Phụ lục [1]: Khung phân phối chương trình dạy thực nghiệm lớp 10A7
Trang 12Lớp 10A7
9/1/2013 4 10A7 39 Động lượng định luật bảo
toàn động lượng (tiết 1)
11/1/2013 5 10A7 40 Động lượng định luật bảo
toàn động lượng (tiết 2)
17/1/2013 4 10A7 41 Công – công suất (tiết 1)
19/1/2013 5 10A7 42 Công – công suất (tiết 2)
Phụ lục 2 : Các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Tiết 39 Bài: Động lƣợng Định luật bảo toàn động lƣợng (tiết 1)
Phần 1 : Các câu hỏi củng cố bài
Câu 1 Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v
là đại lượng được xác định bởi công thức :
A pm v B pm v C pm a D pm a
Câu 2: Véc tơ động lượng là véc tơ:
Trang 13B Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ
C Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc
D Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc
Câu 3 Biểu thức của định luật 2 Newton còn được viết dưới dạng sau:
Câu 6 Chọn câu phát biểu không đúng?
A Động lượng tính bằng tích khối lượng với vận tốc của vật
B Động lượng cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn dương
C Động lượng là đại lượng véc tơ
D Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn dương
Câu 7 Một vật có khối lượng m không đổi đang chuyển động với vận tốc v Khi vận tốc của vật
tăng lên bằng 2v thì
Câu 8: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F
Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:
A P Fmt
B P Fm
m t F P
D P Ft
Câu 9 Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g =
9,8 m/s2) Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là:
Câu 10 Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 72 km/h; xe B có khối lượng
1500kg, chuyển động với vận tốc vận tốc 54km/h Tỉ số giữa động lượng của xe A so với động lượng của xe B bằng
A 2 B 1,5 C 0,5 D 1
Phiếu học tập số 2
Tiết 40 Bài: Động lƣợng Định luật bảo toàn động lƣợng (tiết 2)
Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài
Câu 1 Chọn phát biểu sai? Một hệ vật gọi là hệ kín khi
A có ngoại lực tác dụng, nhưng các ngoại lực ấy cân bằng nhau
B không có ngoại lực tác dụng lên hệ
C các nội lực rất lớn so với ngoại lực trong thời gian tương tác
D ngoại lực cân bằng với nội lực
Câu 2 Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
Trang 14Câu 3 Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, vvận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng Giả sử động lượng của hệ súng và đạn trong thời gian bắn được bảo toàn Vận tốc giật lùi của súng ngay sau khi bắn là
A Định luật III Niu-tơn B Định luật II Niu-tơn
Câu 6 Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng
m2 đứng yên Sau va chạm hai quả cầu dính vào nhau và có cùng vận tốc v2 Ta có
A. m1v1 (m1 m2)v2 B.m1v1 m2v2 C.m1v1 m2v2 D. 1 1 ( 1 2) 2
2 1
v m m v
Câu 8 Một hệ gồm hai vật, vật một có khối lượng m1 = 1kg, vận tốc v 1 = 3m/s; vật hai có khối lượng m 2 = 4kg, có vận tốc v 2 = 1m/s Biết vận tốc của hai vật có hướng vuông góc với nhau Độ lớn động lượng của hệ hai vật đó bằng
A 5 kg.m/s B 1 kg.m/s C 7 kg.m/s D 2 kg.m/s Câu 9 Một hệ gồm hai vật, vật một có khối lượng m1 = 2kg, vận tốc v 1 = 3m/s; vật hai có khối lượng m 2 = 4kg, có vận tốc v 2 = 1,5m/s Biết hai vận tốc hợp với nhau một góc 1200 Độ lớn động lượng của hệ là hệ hai vật đó bằng:
Câu 10 Chuyển động bằng phản lực tuân theo:
Câu 11 Một khẩu súng có khối lượng M = 400 kg được đặt trên mặt đất nằm ngang, bắn một
viên đạn khối lượng m = 400g theo phương ngang Vận tốc của viên đạn là v = 500m/s Vận tốc giật lùi của súng ngay sau khi bắn có độ lớn bằng
Phiếu học tập số 3
Tiết 41 Bài: Công và công suất (tiết 1)
Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài
Câu 1 Công thức tính công của một lực là:
Câu 2 Công là đại lượng
A vô hướng, có thể âm hoặc dương
B vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không
C véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không
D véc tơ, có thể âm hoặc dương
Câu 3 Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không?
Trang 15A Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 900
B Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 900
C Lực cùng phương với phương chuyển động của vật
D Lực vuông góc với phương chuyển động của vật
Câu 4 Công có thể biểu thị bằng tích của
A năng lượng và khoảng thời gian B lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
C lực và quãng đường đi được D lực và vận tốc
Câu 5 Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương
ngang một góc 60 0 Lực tác dụng lên dây bằng 150N Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
Câu 7 Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi Kết luận nào không đúng ?
Câu 8: Kéo xe goòng bằng một lực F không đổi thông qua sợi dây cáp Góc giữa dây cáp và
mặt phẳng nằm ngang bằng 25 0 Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 100m có giá trị
17500 J Độ lớn của lực kéo bằng
A.150N B 200N C 110N D 255 J
Câu 9: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng
0,25 (lấy g = 10m/s 2 ) Công của lực cản có giá trị bằng
A 375 J B 375 kJ C – 375 kJ D – 375 J
Câu 10 Một chiếc xe có khối lượng 750kg chuyển động từ đỉnh dốc đến chân dốc, biết độ cao
của đỉnh dốc so với chân dốc là 10m Lấy g = 10m/s 2
Giá trị công của trọng lực thực hiện khi đó bằng
Câu 11 Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N Góc giữa dây cáp và
mặt phẳng ngang bằng Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị bằng
25950 J
( Lấy 3 1 , 73 ) Góc có giá trị
A 300 B 450 C 600 D 0
Phiếu học tập số 4
Tiết 42 Bài: Công và công suất (tiết 2)
Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài
Câu 1 Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian là
Câu 2 Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
Câu 3 : Một người kéo một thùng nước khối lượng 5kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 6m
lên trong thời gian 0,5 phút (Lấy g = 10 m/s 2 ) Công suất của người ấy khi thực hiện công việc
đó bằng