Lao động, lao động nông thôn Khái niệm về lao động Trong giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế lao động - Trường Đại học Kinh tế quốc dân viết: "Lao động là hoạt động c
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Trang 2Để thực hiện và hoàn thành xong đề tài nghiên cứu này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ các thầy cô giáo, từ đơn vị thực tập – UBND xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và từ các hộ dân trên địa bàn xã.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
-Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, trang bị kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường, giúp em có nền tảng kiến thức vững chắc để thực hiện tốt bài nghiên cứu này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Hoàng Triệu Huy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị Chân thành cảm ơn các hộ dân trên địa
hoàn thành bài nghiên cứu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3Sinh viên thực hiện
Phan Thị Lựu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Kết cấu đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Lý luận về lao động, việc làm của lao động nông thôn 5
1.1.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu 15
1.2 Cơ sở thực tiển 17
1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới 17
1.2.2.Tình hình lao động và việc làm của lao động nông thôn nước ta hiện nay 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 21
2.1 Tình hình cơ bản của xã 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn và tiềm năng chung của xã về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội .30
2.2 Thực trạng lao động, việc làm của các hộ điều tra 31
2.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 52.2.2 Thực trạng lao động của các hộ điều tra 322.2.3 Thực trạng việc làm của các hộ điều tra 382.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của lao động nông thôn của các hộ điều tra 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG, TẠO
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN 54
3.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch của đất nước, xây dựng cơcấu kinh tế hợp lý, toàn diện 543.2 Chú trọng về công tác xuất khẩu lao động 553.3 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt xây dựng độingũ lao động nông nghiệp với trình độ kỹ thuật chuyên môn cao .553.4 Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo 563.5 Tổ chức thêm các ngành nghề phụ cho những lao động có thời gian nông nhàn hạ 563.6 Áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa kết hợp với giải quyếtvấn đề đầu ra cho sản phẩm 56
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóaNTTS : Nuôi trồng thủy sản
UBNN : Uỷ ban nhân dânĐVT : Đơn vị tính
TV : TiviTNVN : Tiếng nói Việt Nam
LĐ : Lao động
BQ : Bình quânBQC : Bình quân chung
SC - TC : Sơ cấp - Trung cấp
CĐ - ĐH : Cao đẳng - Đại học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của xã qua 3 năm 23
Bảng 2.2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể 24
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2014 25
Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động cũa xã Võ Ninh trong 3 năm 2012 – 2014 27
Bảng 2.5: Tình hình chung của các hộ điều tra 31
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của các hộ điều tra 32
Bảng 2.7: Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động 36
Bảng 2.8: Phân loại việc làm của lao động điều tra 38
Bảng 2.9: Tình hình phân bố quỹ thời gian làm việc của người lao động nông thôn 40
Bảng 2.10: Thời gian lao động phân theo mức thu nhập của các hộ nông dân 43
Bảng 2.11: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động 45
Bảng 2.12: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động 49
Bảng 2.13: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động 51
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong trời gian thực tập tại UBNN xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình tôi đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và thực hiện đề tài “Thực trạng lao động,
việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá được thực trạng lao động và việc làm củalao động nông thôn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh tế xã hội nhằm góp phần giảiquyết vấn đề việc làm, sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả nguồn lao động nông thôncủa địa phương
Qua các số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ dâncộng với số liệu thứ cấp thu thập được từ các phòng ban của xã cùng với một số tàiliệu liên quan Kết hợp với các biện pháp phân tích và sử lý số liệu, dùng các chỉ tiêu
so sánh, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả… tiến hành nghiên cứu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng: Tình hình lao động và việc làm củalao động nông thôn ở xã còn tồn tại nhiều bất cập, tỷ lệ lao động thuần nông khôngcòn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, chất lượng người lao động tuy có cải thiệnqua các năm tuy nhiên vẫn còn chưa cao, số giờ làm việc của lao động phi nôngnghiệp tương đối cao và ổn định trong khi đó số giờ làm việc của lao động nôngnghiệp vẩn chưa cao
Trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được, bài khóa luận đã đánh giá được thựctrạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Từ đó đưa ra các giảipháp cụ thể có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng lao động,tạo việc làm cho lao động nông thôn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nông thôn là một bộ phận không thể tách rời của đất nước chính vì thế việc pháttriển nông thôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Mà một trongnhững mục tiêu quan trọng của phát triển nông thôn là lao động và việc làm cho laođộng Đây là một nhiêm vụ rất quan trọng bởi lực lượng lao động nông thôn chiếm gần70% lực lượng lao động của cả nước Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ thiếu việc làm củalao động trong độ tuổi lao động năm 2014 ở khu vực nông thôn là 3,01%, tỷ lệ thấtnghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,08% trong đó khu vực nông thôn là 1,47%,trong khi đó mỗi năm lại bổ sung thêm khoảng một triệu lao động tuy nhiên chỉ tạothêm khoảng 400 ngàn chỗ làm việc mới Nếu không giải quyết được vấn đề này thì sẽdẩn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tệ nạn xã hội, di cư hàng loạt lênthành phố gây quá tải đối với khu vực thành phố và thiếu hụt lao động ở nông thôn…Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang chú trọng tới chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới Bởi nó đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn trênnhiều phương diện Trong đó có sự thay đổi về việc làm của lao động nông thôn Trongkhi đó lao động nông thôn có tác động rất lớn tới việc hoàn thành các tiêu chí nông thônmới và việc xây dựng chương trình nông thôn mới cũng tác động lớn tới lao động.Chính vì thế mà việc tìm hiểu thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn để
có giải pháp thúc đẩy và khắc phục tình trạng hiện tại của lao động càng quan trọng
Đồng thời thực tế hiện nay cho thấy, việc làm của người nông dân đang biếnchuyển theo các hướng phát triển của đất nước tuy nhiên số này vẩn còn ít Ngườinông dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ Đúng vụ sảnxuất nông nghiệp thì công việc của họ là thuần nông, ngoài thời vụ kể trên phần lớn là
họ chuyển sang làm các công việc khác để tạo thêm thu nhập Do tính chất công việcphổ thông, mang tính thời vụ nên thu nhập của họ không cao và không ổn định Thực
tế này dẩn tới thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về việc làm đối với lực lượnglao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng Nông dân thiếu việc làm ngày càngtăng về số lượng mà chất lượng cũng chưa được cải thiện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Không nằm ngoài những quy luật trên, lao động nông thôn xã Võ Ninh cũng phảiđối mặt với những khó khăn và thách thức đó Là một xã đồng bằng, người dân chủyếu sống bằng nghề nông, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càngtăng, chất lượng lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao Những yếu tố đã làmcho thu nhập người dân trong xã còn thấp, mặc dù hiện nay đời sống của nhân dântrong xã được tăng lên nhờ nhiều chương trình, dự án của nhà nước, tuy nhiên thì vấn
đề lao động việc làm của lao động nông thôn vẩn là một vấn đề chưa được giải quyếttriệt để Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã VõNinh nói riêng cũng như huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình nói chung Xuất phát từ
những lý do đó mà tôi đã chon đề tài “Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá được thực trạng lao động và việc làm củalao động nông thôn, từ đó đưa ra những giải pháp kinh tế xã hội nhằm góp phần giảiquyết vấn đề việc làm, sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả nguồn lao động nông thôncủa địa phương
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiển vấn đề lao động và việc làmcủa lao động nông thôn
- Đánh giá thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lao động và việc làm của lao động nông thôn
- Đề xuất một số giải pháp giúp giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cholao động nông thôn
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là nguồn quan trọng nhất, nghiên cứu này sử dụng phươngpháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi như là phương pháp chủ chốt cho việc thuthập dữ liệu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13Đầu tiên tôi tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẩn và tìm hiểu các tài liệu liênquan từ đó xây dựng nên bảng hỏi tiến hành điều tra thử rồi từ đó hoàn thiện bảng hỏi
để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho bài nghiên cứu Từ bảng hỏi tiến hànhthu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ dân
3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các loại thông tin thu thập:
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề sau: lao động, việc làm vàgiải quyết việc làm của lao động nông nghiệp thông qua các tài liệu từ sở ban ngànhliên quan, từ bạn bè, người thân Các tài liệu liên quan đến tài nguyên, văn hóa, dân cưtại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Những số liệu liên quan thông qua cán bộ nhà trường
- Các số liệu thống kê từ UBND xã, huyện…
Các nguồn thu thập chính:
- Internet
- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình
- Phòng nông nghiệp xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
3.2 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên (ngẫu nhiên đơn giản) thông quaviệc phát bảng hỏi ngẫu nhiên cho các hộ gia đình tại đây Ưu điểm của phương phápnày là đơn giản, chi phí thấp, chủ động được thời gian, có thể áp dụng cho phạm vinghiên cứu không quá rộng về mặt địa lý
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Với số liệu sơ cấp đề tài đã phân nhóm theo tiêu thức phân tổ và tính toán các chỉtiêu bằng bảng tính Excel
- Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp dãy số theo thời gian và so sánh các chỉ tiêu tinh toán giữacác ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm lao động khác nhau để tìm ra những ngành,những vùng và những nhóm lao động có ưu thế và ngược lại, từ đó có những giải pháp
cụ thể
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14- Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học vànhững người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu Đề tài chủ yếu tham khảo ýkiến của giáo viên hướng dẩn
Cuối cùng là tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến vấn đề lao động vàviệc làm, tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: do điều kiện về thời gian nghiên cứu và trình độ cònhạn chế nên trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng lao động, việc làm củangười lao động nông thôn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Trong quátrình thực hiện khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, mong các thầy côgiáo và các bạn đọc thông cảm và góp ý để bản thân tôi được nâng cao kiến thức và vậndụng nó vào giải quyết việc làm ở nông thôn quê hương một cách tốt hơn
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Phạm vi thời gian: Số liệu và thông tin được lấy để phân tích đánh giá trong bàiđược thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014
5 Kết cấu đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làmcho lao động nông thôn ở địa bàn
PHẦN III KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận về lao động, việc làm của lao động nông thôn
1.1.1.1 Lao động, lao động nông thôn
Khái niệm về lao động
Trong giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế lao động - Trường
Đại học Kinh tế quốc dân viết: "Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con người"
Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của cải vậtchất cho sự phát triển của xã hội Thực tế, hoạt động lao động của con người đượcthực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, như nghiên cứu khoa học,hoạt động văn hoá nghệ thuật Vì vậy, khái niệm này chưa thể hiện rõ được hết cáchoạt động lao động của con người
Trong giáo trình: Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết: "Lao động là hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người"
Trong bộ luật lao động năm 1994 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
viết: "Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội"
Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện cáchoạt động lao động phong phú của con người
Hoạt động lao động của con người có vai trò hết sức quan trọng Trong lao độngsản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên,biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người Trong quá trình đó, con ngườingày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó
họ cũng không ngừng thay đổi phương thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn Nhưvậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trìnhcon người phát triển hướng tới một xã hội văn minh và hiện đại Trong lao động conngười không chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cảnhững kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức Lao động là điều kiện tiên quyết cho
sự tồn tại và phát triển xã hội
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng (theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ 16-55)
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong
độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thấtnghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm
Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn
Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng Đặc điểm nàylàm cho việc tổ chức hiệp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tincho lao động nông thôn là rất khó khăn Đặc điểm này thể hiện ở những đặc điểm sau:Lao động nông thôn có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thànhthị Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp Lao động nông thônchủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhaunên lao động theo truyền thống và thói quen là chính Điều đó làm cho lao động nôngthôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sảnxuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn
Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thônthuần nông Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượngthiếu việc làm là phổ biến Vì vậy, muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho laođộng nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụbằng cách phát triển đa dạng nghành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xâydựng cơ cấu cây trồng hợp lý
Lao động nông thôn tăng về số lượng Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyếtđịnh số lượng lao động: quy mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa đến quy mô cơ cấunguồn lao động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khảnămg nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế Do đó, khảnăng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá hạn chế.
Phân loại lao động
Việc phân loại lao động nhằm đánh giá chất lượng nguồn lao động và tình hình
sử dụng và phân công lao động trong nông thôn Về đánh giá chất lượng nguồn laođộng, nếu đầy đủ còn phải có tiêu chí đánh giá về thể lực và tâm lực, nhưng trongphạm vi đề tài này không có điều kiện đề cập đến, do đó chỉ đánh giá về trình độ vănhoá và trình độ chuyên môn
Theo trình độ đào tạo (Trình độ văn hoá - Trình độ chuyên môn kỹ thuật)
Trình độ văn hoá của người lao động:
Về trình độ văn hoá của người lao động có thể phân chia theo các mức độ sau:
cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuậtđến người lao động
Trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn có thể được phân theo các mức độ sau:
- Trình độ sơ cấp & công nhân kỹ thuật - Trình độ trung cấp
- Trình độ cao đẳng &Trình độ đại học - Trình độ trên đại học
Theo lứa tuổi:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi có thể phân thành các nhóm như sau:
- Từ 35 đến 44
Hoặc cũng có thể phân chia làm 3 nhóm là:
Nhóm lao động trẻ gồm những người từ 15 đến 34 tuổi
Nhóm lao động trung niên gồm những người từ 35 đến 54 tuổi
Nhóm lao động cao tuổi gồm những người từ 55 tuổi trở lên
Việc phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi như trên cho phép nắm được
cơ cấu về tuổi đời của lực lượng lao động, tình hình biến động của lực lượng lao động
và tình hình việc làm của mỗi nhóm tuổi Từ đó tìm ra giải pháp giải quyết việc làmphù hợp
Theo giới tính nam và nữ, việc nghiên cứu tình hình việc làm theo giới tính cho
ta biết thực trạng của lao động nữ, từ đó có những giải pháp cụ thể cho lao động nữ.Ngành hoạt động:
Phân chia lao động theo ngành hoạt động sẽ gồm các ngành sau:
- Thuần nông
- Nông kiêm
- Phi nông nghiệp
Việc nghiên cứu như vậy sẽ nắm được thực trạng việc làm và thu nhập của cácngành khác nhau, so sánh cụ thể thời gian lao động và thu nhập được tạo ra từ mỗingành, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp Việc phân chia như trên làdựa vào thu nhập và thời gian lao động được phân bổ cho các ngành Trong thực tế,mỗi hộ nông dân thường có cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản, ỉt nhấtcũng có chăn nuôi và trồng trọt Vì vậy, trong gia đình một người có thể vừa làm trồngtrọt, vừa làm chăn nuôi, vừa làm các việc khác Việc phân chia lao động theo ngànhnhư trên cho phép đánh giá được cơ cấu kinh tế trong nông thôn và trình độ phân cônglao động trong nông thôn Điều này có ý nghĩa quan trọng để đánh giá trình độ pháttriển của mỗi vùng nông thôn trong việc khai thác tối đa và hợp lý những thế mạnh củađịa phương mình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19 Vai trò của lao động nông thôn với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trongthời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem xét là yếu
tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung vànguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếđất nước
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực hiện CNH - HĐH đấtnước trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt quan tâm Vì vậy laođộng nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó được thể hiện qua các mặt sau:
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào vào quá trình phát triển các ngànhtrong nền kinh tế quốc dân:
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp
có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội Song, cùng với sựphát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận độngtheo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm:
Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sống chủ yếubằng nghề nông Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất nông nghiệp
là rất đông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về dân số thì nhu cầu
về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng
Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông nghiệp vàsức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn lao động nông thôn cung cấp.Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu nhập củangười dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn và yêucầu về chất lượng cũng ngày càng cao Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và đáp ứngyêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độtay nghề và kinh nghiệm sản xuất
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu chocông nghiệp chế biến Nông – Lâm – Thủy sản:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản phẩm
mà người lao động nông thôn làm ra Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát triển côngnghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác:
Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành khác
và của chính bản thân ngành nông nghiệp Với dân số trên 90 triệu thì có thể nói nôngthôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cần phải được khai thác triệt để
1.1.1.2 Việc làm
Khái niệm việc làm
Quan điểm về việc làm của một số nước trên thế giới
- Các nhà kinh tế học Anh cho rằng: ‘‘việc làm, theo nghĩa rộng, là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các mối quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế’’ theo quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra
thu nhập mà không cần phân biệt đến có được pháp luật cho phép hay không đều đượccoi là việc làm Quan điểm này đặt nặng vấn đề kinh tế của việc làm mà chưa đề cậptới tính pháp lý một trong những nguyên tắc cơ bản để xác định việc làm
- Các nhà kinh tế học Liên Xô lại cho rằng: ‘‘việc làm là khả năng tham gia của người lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hóa sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên’’.
Quan điểm này đã coi các công việc như đang đi học, đang tham gia các lực lượng vũtrang, các công việc nội trợ đều được coi là việc làm
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quan niệm “việc làm là một phạm trù kinh tế, nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chổ làm việc và tham gia vào hoạt động sản xuất” Vì vậy, việc làm có thể đúng nghĩa như một tình trạng
nào đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất
cá nhân và trực tiếp nổ lực sản xuất Khái niện này được chính thức thông qua tại Hộinghị quốc tế của ILO lần thứ 13 (1993) và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng Đây
là một khái niệm có tính chung nhất, nhằm tạo cơ sở để các quốc gia có thể vận dụngnhững thành tố phù hợp cho từng điều kiện cụ thể của đất nước mình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam
- Theo quan niệm trong Đại từ điển kinh tế thị trường, ‘‘việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được trả thù lao hoặc thu nhập kinh doanh’’ với quan niệm này thì việc làm
được coi là quá trình hoạt động sản xuất của cải vật chất, tinh thần cho xã hội
- Theo bộ Luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượcQuốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 thì việc làm được định nghĩa như sau:
"Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật, những công việc tựlàm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng khôngđược trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó
Như vậy ở nước ta hiện nay, việc làm không chỉ tạo ra trong khu vực nhà nước màtrong tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy người lao động linh hoạt, chủđộng trong tìm kiếm việc làm, không ỷ lại hoặc trông chờ vào Nhà nước Người có việclàm hiện nay bao gồm tất cả những người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân,trong hệ thống các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức có hưởng thù lao dưới các hìnhthức thể hiện qua mức thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật, nhằm phục vụ nhu cầu chínhbản thân gia đình người lao động Quan điểm này cũng xác định những người làm việctrong các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, được hưởng lương từ ngân sách nhà nướcđược thừa nhận là có việc làm Bên cạnh đó, theo quan niệm này, việc làm còn bao hàm
cả những người làm việc trong gia đình, tức là tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân vàgia đình nhưng không được trả công cho các công việc đó
Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc pháttriển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo
và phổ cập nghề nghiệp, trang thiết bị cho người lao động về trình độ chuyên môn, taynghề đó có thể tạo ra và hưởng thụ những giá trị lao động mà mình tạo ra
Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu chuyển vào đối tượng thất nghiệp, chưa cóviệc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động duy trì tỷ lệthất nghiệp ở mức thấp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22* Người có việc làm :
Người có việc làm bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân sốhoạt động kinh tế mà trong một tuần lễ trước điều tra:
- Đang làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật
- Đang làm những công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình để thu lợinhuận nhưng không được trả công cho công việc đó
- Đã có việc làm trước đó nhưng đang trong thời gian nghỉ đã được sự cho phépcủa nhà quản lí và sẽ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ phép
Dân số trong độ tuổi lao động của một nước thường được chia làm hai bộ phậnlà: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt kinh tế
* Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượng laođộng là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc, hoặc không có việc làmnhưng có nhu cầu làm việc
Để xác định quy mô, cơ cấu của nhóm dân số hoạt động kinh tế người có việclàm, người thiếu việc làm cần căn cứ vào:
- Tỷ lệ người có việc làm: Là tỷ lệ % của người có việc làm so với dân số hoạtđộng kinh tế
- Tỷ lệ người thất nghiệp: Là tỷ lệ % người thất nghiệp so với dân số hoạtđộng kinh tế
- Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng: Là tỷ lệ % của tổng số thời gian làmviệc thực tế so với quỹ thời gian có nhu cầu làm thêm (bao gồm thời gian thực tế đãlàm việc và thời gian có nhu cầu đi làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế
* Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độ tuổilao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp Bộ phận này bao gồm:những người không có khả năng làm việc do tàn tật ốm đau, mất sức kéo dài; nhữngngười chỉ làm việc nội trợ của chính gia đình mình và được trả công; học sinh, sinhviên trong độ tuổi lao động; những nguời không hoạt động kinh tế vì những lí do khác
Phân loại việc làm
Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau
* Phân loại việc làm căn cứ vào thời gian làm việc của người được coi là có việc làm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23- Người đủ việc làm: Là những người có điều kiện sử dụng hết thời gian lao độngtheo quy định Trong thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì những người có đủ việclàm bao gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớnhơn hoặc bằng 40h hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40h nhưng lớn hơnhoặc bằng giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhẹ, độc hại theo quyđịnh hiện hành Số giờ quy định trên có thể thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ.
- Người thiếu việc làm: Bao gồm những người mà tại thời điểm điều tra không
sử dụng hết thời gian lao động quy định và nhận được thu nhập từ công việc khiến họ
có nhu cầu làm thêm
Tình trạng thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp Đây là hiện tượng thường thấy ởlao động nông thôn làm việc mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức, laođộng ở các cở sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động nhà nuớc dôi dư
Thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiếnhành nó sử dụng hết quỹ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mứclương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm
Theo tổ chức lao động thế giới ILO thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiệndưới hai dạng sau:
- Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian, thậmchí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao độngthấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém cho năng suất lao động thấpthường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn
- Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian íthơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việclàm và luôn sẵn sàng để làm việc
* Thất nghiệp: Người thất nghiệp (theo định nghĩa trong quyển Nghiên cứu chínhsách xã hội nông thôn Việt Nam) là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao độngnhưng không có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
Trong cuộc Tổng điều tra thực trạng lao động và việc làm năm 1996, Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội đã quy định như sau: “Người thất nghiệp là người từ độtuổi từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời kì điều tra không
có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Thất nghiệp là hiện tượng có sự tách rời, không phù hợp giữa sức lao động với tưliệu sản xuất mà sức lao động lại gắn với từng con người cụ thể vì thế nên người thấtnghiệp là người không có phương tiện để sản xuất và đang muốn tìm việc làm.
Thất nghiệp được chia thành nhiều loại :
- Thất nghiệp tạm thời: Đây là tình trạng người lao động tự nguyện bỏ việc, cóthời gian tìm việc làm mới phù hợp với khả năng, sở thích của mình
- Thất nghiệp cơ cấu: Đây là tình trạng phù hợp giữa ngành nghề chuyên môn vànghiệp vụ của lao động với quy trình công nghệ sản xuất với công cụ và phương tiệnlao động cũng như phương pháp và đối tượng gia công, dẫn đến mức cầu đối với mộtloại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm
đi trong khi mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng
- Thất nghiệp chu kỳ: Là thất nghiệp gắn với sự suy giảm theo từng thời kỳ của nềnkinh tế Thông thường khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ thu hút nhiều lao động nhưng khi nềnkinh tế suy thoái, khủng hoảng thì đội quân thất nghiệp sẽ tăng lên với quy mô hơn trước
- Thất nghiệp do thiếu cầu: Là thất nghiệp khi tổng cầu của nền kinh tế giảm, kéotheo giảm cầu về lao động mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh
Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật
độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, tronglúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế như:thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai tháchợp lý Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thấtnghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế Để hạn chếthất nghiệp thông qua chính sách việc làm, một mặt tạo ra nhiều chỗ làm việc mớithường xuyên và liên tục, mặt khác phải tránh cho người lao động trước nguy cơ thấtnghiệp Đồng thời chính sách trợ cấp thất nghiệp nên đồng bộ và hợp lý hơn
* Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động
+ Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thờigian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật
+ Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời giannhất sau công việc chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 251.1.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.2.1 Cơ cấu lao động
- Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ và cơ cấu lao động theo giới tính.Lứa tuổi của chủ hộ cũng như trình độ văn hoá của họ có vai trò rất to lớn đối vớiviệc làm và thu nhập của hộ gia đình Với vai trò là chủ gia đình, khả năng tổ chức laođộng trong gia đình nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ hộ làrất lớn Việc phân chia này nhằm tìm ra kinh nghiệm của các hộ sản xuất giỏi và cócác giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo
Trong nông thôn, phụ nữ có vai trò rất to lớn đối với các hoạt động kinh tế củagia đình Phân theo giới tính từ đó tìm ra tỷ suất thời gian lao động của các lao động
nữ, đánh giá chính xác vai trò của họ từ đó có những chính sách hiệu quả hơn đối vớilao động nữ
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động là chỉ tiêu đánh giáchất lượng của người lao động, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc Hơnnữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động là điều kiện quan trọng tạocho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trường, khảnăng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật Trình độ văn hoá và của người laođộng được đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học.Trình độ chuyên môn được đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề đươc cấp.Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động sẽ có các cáchthức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm pháttriển kinh tế và xã hội nông thôn
- Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề
Đối với lao động nông thôn, việc phân lao động theo ngành nghề là hết sức phứctạp Trừ những hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít trong nông thôn, còn lại, lao độngtrong hộ nông dân thường làm nhiều hoạt động khác nhau trong năm Theo mục đíchnghiên cứu của đề tài, chỉ tiêu được sử dụng để xác định lao động thuộc ngành nào là
do thời gian mà người lao động đó hoạt động Như vậy, người lao động dùng thời giancủa mình hoạt động nhiều nhất ở ngành nào thì sẽ được xếp là lao động của ngành đó
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Việc phân tích cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá được trình độ phân cônglao động trong nông thôn, đây là yếu tố quan trọng nhất tạo ra việc làm và thu nhậpcho lao động nông thôn Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy phân công laođộng trong nông thôn
1.1.2.3 Năng suất lao động
- Năng suất lao động tính bằng hiện vật: W =
Trong đó Q: Là tổng số sản lượng sản xuất
P: Là tổng số công nhân
- Năng suất lao động tính bằng giá trị: W =
Trong đó Q: Là tổng số sản lượng (Giá trị)
T: Là tổng số lao động
- Năng suất lao động tính bằng thời gian: L =
Trong đó T: Là thời gian lao động đã hao phí
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất raL: Lực lượng lao động của một sản phẩm
1.1.2.4 Tỷ suất sử dụng thời gian lao động
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động là chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá tình hìnhviệc làm của lao động nông thôn
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động = *100%
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27Trong đó:
Nlv: Là số ngày lao động bình quân của một lao động trong năm (ngày)
Tng: Là số ngày làm việc có thể huy động trong năm của 1 lao đông nông thôn (ngày)Thời gian lao động có khả năng huy động là tổng quỹ thời gian mà người laođộng có khả năng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu này nói lên trình độ sử dụng lao động theo ngày và qua đó thấy được tỷ
lệ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong năm
1.2 Cơ sở thực tiển
1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân, chủ yếu dân cư sống ở nông thôn, thu nhập thấp
và hiện tượng thiếu việc làm gay gắt Trước tình hình đó Trung Quốc đã quan tâm xâydựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thốngthị trấn, thị tứ…tạo đIều kiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi Trung Quốccòn hết sức quan tâm phát triển nền nông nghiệp thâm canh với trình độ kỹ thuật cao,đặc biệt quan tâm nghiên cứu sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năngsuất và chất lượng cao cùng với kỹ thuật canh tác tiên tiến Đặc biệt đáng chú ý là việcxây dựng các xí nghiệp Hương trấn Xí nghiệp Hương trấn là loại hình xí nghiệp kinh
tế do nông dân tự nguyện thành lập ngay trên quê hương mình trên cơ sở những lợi thế
về nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý củachính quyền các cấp, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm giúp đỡ của nhà nước Hệthống xí nghiệp Hương trấn chủ yếu sản xuất các hàng hoá tiêu dùng nhằm thay đổi cơcấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân Việcphát triển xí nghiệp Hương trấn có ý nghĩa rất to lớn Xí nghiệp Hương trấn đã thu hút
120 triệu lao động (chiếm 26,9% lực lượng lao động cả nước) với mức thu nhập 2500NDT/lao động/ tháng Đây là thành quả to lớn mà xí nghiệp Hương trấn mang lại, vìvậy cần nghiên cứu để có thể áp dụng một cách phù hợp với điều kiện nước ta
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 281.2.1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Lan
Kinh nghiệm quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn TháiLan là sự liên kết theo mô hình tam giác giữa nhà nước, công ty và hộ gia đình Trong
đó công ty giao nguyên liệu cho hộ gia đình gia công những công đoạn phù hợp Nhànước hỗ trợ vốn và kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân cũng như tạo quan hệhợp đồng gia công giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệplớn Do vậy, các ngành nghề truyền thống, các ngành phi nông nghiệp đều phát triểnmạnh, góp phần to lớn vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao độngnông thôn
Qua nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một
số nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Thái Lan là hai nước láng giềng củanước ta cần học hỏi và kết hợp với tình hình thực tiễn nước ta có thể áp dụng vào thựctiển nước ta:
Trung Quốc đặc biệt quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn và pháttriển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao Đặc biệt họ quan tâm phát triển côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng các ngành phi nông nghiệp khác trong nông thôn.Đây là những vấn đề chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng một cách có hiệu quả vàođiều kiện thực tiễn ở nước ta
Nước ta là nước đông dân vì vậy, muốn giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn thì nhất thiết phải phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trongnông thôn, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện dựa trên cơ sở trình độ khoa học kỹthuật cao, muốn vậy, cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nôngthôn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nôngthôn Đặc biệt, diện tích canh tác bình quân đầu người của nước ta vào loại thấp nhấtthế giới, nên điều quan trọng là phải phát triển nền nông nghiệp thâm canh trình độcao, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích Chỉ tiêu này ở nước ta hiện naycòn thấp hơn nhiều nước trong khu vực
Kinh nghiệm đáng chú ý của Thái Lan là mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước Công ty và hộ gia đình Đây là mô hình rất hay mà chúng ta có thể nghiên cứu và thựchiện trong điều kiện thực tiễn ở nước ta Bước đầu chúng ta có thể áp dụng ở vùng có
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29mật độ dân số cao, lao động dồi dào và có trình độ văn hoá cũng như tay nghề cao nhưvùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Nam bộ và các vùng nông thôn ven đô thị…
ở đó hộ nông dân có thể hợp đồng với các công ty nhận sản xuất và gia công một số bộphận của sản phẩm, xong giao nộp cho công ty Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tạoviệc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn
1.2.2 Tình hình lao động và việc làm của lao động nông thôn nước ta hiện nay
Để tạo cơ sở đề ra các giải pháp về việc làm và nâng cao thu nhập cho lao độngnông thôn, ta đi xem xét một số vần đề cơ bản về tình hình lao động và việc làm ởnông thôn nước ta hiện nay
Tỷ lệ lao động nông thôn ở nước ta hiện nay là rất lớn trong tổng nguồn lao động
xã hội:
Nước ta đang ngày càng phát triển với nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên nôngnghiệp chiếm tỷ lệ cao trong GDP, đặc biệt lao động trong nông nghiệp vẫn chiếmphần lớn lực lượng lao động xã hội Theo thống kê của tổng cục thống kê thì dân sốtrung bình cả nước là 90,73 triệu người tăng 1,08% so với năm 2013 Trong đó dân sốnông thôn là 60,69 triệu người chiếm 66,9% tổng dân số cả nước Dân số thành thịchiếm 33,1% Như vậy, dân số nông thôn chiếm tuyệt đại bộ phận dân số Từ đó tathấy sức ép về dân số, việc làm và thu nhập ở nông thôn là rất lớn
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm01/01/2015 là 58,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm nămtrước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%, lao động nử chiếm 48,7% Lực lượng laođộng trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người, tăng333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm 53,7%, nửchiểm 46,3%
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ướctính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013 Lao động từ 15 tuổi trở lên đanglàm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số(Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (Năm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 302012 là 31,4%; năm 2013 là 32%) Điều đó cho thấy cơ cấu lao động trong nền kinh tế
nước ta đã có sự chuyển biến tuy nhiên vẩn còn bất hợp lý, trình độ công nghiệp hoácòn thấp
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%,thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó khu vực thànhthị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực nông thôn là 3,01%(Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%) Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vàocuối năm cụ thể: Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là 2,3%; quý IV là 2,46%)
và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%; quý II là 2,77%; qúy III là2,83%; quý IV là 3,08%) Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà tỷ lệthiếu việc làm của nông thôn cao hơn thành thị chính vì thế việc nghiên cứu tìm ra giảipháp việc làm cho lao động nông thôn là rất quan trọng đến sự phát triển của đất nước
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là 2,21%;quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó khu vực thành thị là3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơnmức 1,54% của năm 2013
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơnmức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013 Tỷ lệ thấtnghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% củanăm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước;khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014
là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013 Nhìn chung tỷ lệ lao động phichính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trongnăm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Diện tích đất tự nhiên toàn xã có 2.172,68 ha;
Xã có vị trí địa lý như sau:
- Phía Nam giáp xã Gia Ninh
- Phía Tây giáp xã Duy Ninh và Hàm Ninh
- Phía Bắc giáp thị trấn Quán Hàu và xã Lương Ninh
- Phía Đông giáp xã Hải Ninh
Đây là một xã đồng bằng, có vùng cát ven biển các khu vực dân cư được phân
bố gồm 7 thôn: thôn Hửu Hậu, thôn Thượng, thôn Tiền, thôn Trung, thôn Tây, thôn HàThiệp và thôn Trúc Ly
Xã Võ Ninh thuộc dạng địa hình Duyên Hải Trung Bộ Địa hình bao gồm các đồicát, dãi đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo các con suối cắt ngang địa hình khu vực xã Hướngdốc chính của địa hình theo hướng Tây Nam – Đông Bắc Đất rừng phòng hộ và rừng sinhthái là chủ yếu Khu vực đất thổ cư chiếm tỷ lệ nhỏ so với đất rừng sinh thái
Cao độ địa hình toàn xã biến thiên từ 0,1 – 45 m, cao độ phổ biến từ 10 – 15 m Cáctriền suối có độ cao từ 3 – 7 m, là vùng cát có nhiều tiềm năng NTTS và trồng trọt Cáctriền suối thấp có độ cao trong khoảng 0,5 – 1 m, vào mùa mưa thường bị ngập vùng vensuối trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến đời sống khu vực dân cư
2.1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn
Trang 32+ Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bình quân trong năm: 24,40C
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40,1 – 40,60C vào tháng 6, 7
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 7,8 – 9,40C
+ Bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân trong năm: 1050 mm
+ Độ ẩm bình quân trong năm là 83% Độ ẩm cao nhất vào mùa đông đạt 87%,
độ ẩm thấp nhất vào tháng 7,8 đạt 70%
+ Mưa:
Do địa dình đồng bằng ven biển nên lượng mưa thấp, số ngày mưa ngắn hơn sovới vùng núi của huyện Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 2100 – 2300 mm.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc tháng 2 năm sau Mưa tập trung vào tháng 4,
từ tháng 9 – 12 mưa lũ trên diện rộng thường xảy ra
+ Gió, bão: trung bình có 2- 3 cơn bão/năm
Thủy văn, nguồn nước:
Xã Võ Ninh có nguồn nước tưới tiêu dồi dào, mực nước mạch ngầm xuất hiện ở
độ sâu 2 – 14 m, dồi dào về trử lượng nước nhưng được kiểm nghiệm chất lượng
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước
Xã có hói Trúc Ly ở phía Nam và Sông Nhật lệ ở phía bắc với tổng diện tích147,28 ha chiếm 6,78% tổng diện tích đất tự nhiên, đang kết hợp nuôi trồng thủy sảnbằng lồng bè và mốt số vựng khác được đưa vào khoanh nuôi và đánh bắt như: VùngĐầm Trúc Ly, vùng Hoa châu thôn Thượng, thôn Tiền, có tổng diện tích là 20 ha
Diện tích đang sử dụng để Nuôi trồng Thuỷ sản: có 112 ha, trong đó nuôi nước lợ
47 ha, nước ngọt 65 ha
Tài nguyên rừng
Xã có rừng phòng hộ do lâm trường Nam Quảng Bình quản lý với diện tích913,89 ha có tác dụng chống cát bay, cát lấp, bảo vệ môi trường hiện nay có một sốdiện tích rừng nghèo đang được chuyển sang rừng sản xuất
Tài nguyên khoáng sản
Đất cho hoạt động khoáng sản của xã có diện tích 6,8 ha, chiếm 0,31% tổng diệntích đất tự nhiên Hiện nay UBNN tỉnh cấp phép cho khai thác 10 mỏ san cát lấp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Với các điều kiện tự nhiên mà xã có được thì đây là điều kiện thuận lợi để pháttriển sản xuất lúa, hoa, rau màu các loại, chăn nôi gia súc gia cầm kết hợp nuôi trồngthủy sản và đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại theohướng đa ngành nghề.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của xã
Xã Võ Ninh là một xã đồng bằng, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong xã.Trong những năm gần đây thì kinh tế của xã cũng đã có nhiều bước chuyển biến Tìnhhình phát triển sản xuất nông nghiệp cũng có những biến động thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp
của xã qua 3 năm 2012 – 2014
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Đối với sản xuất lúa năm 2013 so với năm 2012 có giảm 12,38% tương ứng với337,2 tấn do gặp nhiều thiên tai Tuy nhiên đến năm 2014 nhờ áp dụng các biện pháp kỷthuật và điều kiện thuận lợi hơn nên sản lượng lúa đã tăng lên 12,49% đạt 2.684,35 tấnĐối với chăn nuôi thì qua 3 năm tổng đàn trâu, bò; lợn gia cầm đề tăng cụ thể:tổng đàn bò tăng 21 con so với năm 2013, lợn cũng tăng 8.371con, gia cầm tăng 3.356,sản lượng khai thác NTTS tăng 51 tấn Chứng tỏ chăn nuôi ở địa phương ngày càngphát triển thể hiện qua số lượng đàn gia súc gia cầm tăng lên.
Đối với công nghiệp ta thấy số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể tăng lên chứng
tỏ phát triển sản xuất công nghiệp của địa phương cũng đang ngày càng phát triển Thểhiện qua: năm 2012 có 197 cơ sở với 260 lao động, đến năm 2013 tăng lên 189 cơ sở
số lao động cũng tăng lên 256 người
Bảng 2.2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể
Số lao động sản xuất công nghiệp cá thể 260 256
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh)
Qua các bảng trên ta thấy phát triển nông nghiệp ở địa phương ngày càng pháttriển Tuy nhiên xét về lâu dài địa phương cần quan tâm tới công tác khuyến nông đểtận dụng các nguồn lực của địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp tăng về cả sốlượng và chất lượng, cũng như quan tâm tới xu hướng phát triển sản xuất theo hướngCHH – HĐH, tăng về công nghiệp, dịch vụ, giảm nông nghiệp
2.1.2.2 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã
Võ Ninh có diện tích đất tự nhiên toàn xã có 2.172,68 ha Tình hình sử dụng đấtđai của xã năm 2014 được thể hiện qua bảng sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đai của xã năm 2014
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2.172,68 100
2 Đất phi nông nghiệp 341,03 15,70
(Nguồn: Ban thống kê xã Võ Ninh)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu diện tích đất tự nhiên của xã
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36(Nguồn: số liệu thống kê của xã Võ Ninh)
Qua bảng và biểu đồ ta thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng sốdiện tích đất tự nhiên chiếm 77,36% trong đó thì đất rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ caonhất và thấp nhất đó là đất trồng cây lâu năm chiếm 0,09%
Đất phi nông nghiệp của xã chiếm 15,7% diện tích đất tự nhiên trong đó baogồm: Đất xây dựng cơ quan hành chính, đất Quốc phòng, đất cơ sở sản xuất kinhdoanh, đất cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu, đất cho hoạt động khoángsản, đất di tích thắng cảnh, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối, đất phát triển cơ
sở hạ tầng Võ Ninh rất quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ tầng nâng thôn chính vìthế mà xã đã dành nhiều đất phục vụ cho việc này nó chiếm 26,42% diện tích đất phinông nghiệp
Tổng số hộ dân hiện có của xã năm 2014 là 2.366 xã đã dành ra 6,27% tức là136,37ha trong tổng số 2.172,68 ha diện tích đất tự nhiên để dùng cho khu vực dân cưsinh sống
Đất chưa sử dụng chiếm 0,67% thấp nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên có thể nói
xã đã khai thác gần triệt để tổng diện tích đất tự nhiên hiện có của xã Còn một số ít chưakhai thác đây sẽ là tiềm năng cần khai thác trong thời gian tới sao cho hiệu quả nhất
2.1.2.3 Tình hình dân số và lao động
Cùng với đất đai thì lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuấtcủa tất cả các ngành nghề, điều này càng quan trọng hơn khi các hộ nông dân nhỏ thìtrình độ cơ giới hóa còn thấp Chính vì thế mà việc đánh giá nguồn lao động của địaphương là rất quan trọng trong tương quan với các điều kiện nguồn lực khác Tìnhhình dân số và lao động cũa xã Võ Ninh trong 3 năm 2012 – 2014 được thể hiện quabảng sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động cũa xã Võ Ninh trong 3 năm 2012 – 2014
Chỉ tiêu ĐVT
2012 2013 2014 So sánh (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 BQ
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Qua bảng ta thấy, qua 3 năm 2012 – 2014 số hộ tăng lên bình quân là 1,21% mộtnăm Số nhân khẩu cũng tăng lên năm 2012 là 8.076 khẩu trong đó nam là 3.998 ngườichiếm 49,51% trong tổng số nhân khẩu, năm 2013 là 8.358 và đến năm 2014 tăng lên9.495 người bình quân mổi năm tăng 8,43% Tuy nhiên năm 2014 thì số lượng namnhiều hơn nử, nam chiếm 52,63%, từ năm 2012 đến năm 2014 thì số lượng nam tănglên 3,12% đây là một vấn đề cần lưu ý vì nếu tiếp tục sẽ mất cân bằng giới tính trongtương lai ảnh hưởng rất lớn tới lao động ở địa phương Bởi ở nông thôn người phụ nửđóng một vai trò rất quan trọng.
Tổng số lao động hiện có của xã năm 2014 là 5347 lao động so với năm 2013 là
5294 lao động tăng 1% Qua 3 năm từ 2012 – 2014 thì mỗi năm lực lượng lao động địaphương tăng lên 1,23% tương ứng với gần 64 lao động Đây vừa là điều kiện thuận lợicho địa phương có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên đây cũng là thách thức bởi hằngnăm lao động thì tăng thêm tuy nhiên thì vấn đề việc làm chưa được giải quyết cộngthêm nguồn lao động mới tăng về số lượng còn chất lượng thì chưa thực sự tăng.Chính vì vậy cần có chính sách thích hợp đối với vấn đề lao động nông thôn, giúp khaithác triệt để nguồn lực lao động góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương
2.1.2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mọi quátrình sản xuất Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả trong sản xuấtkinh doanh Trong thời gian gần đây cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới thìtình hình cơ sở vật chất hạ tầng đã có nhiều thay đổi và ngày càng hoàn thiện
Về hệ thống đường giao thông
Xã có tuyến đường quốc lộ 1A dài 5km có 5 tuyến đường liên xã, 1 tuyến đườngliên thôn dài 6km Đường giao thông nông thôn 43,2km và đường trục giao thôngchính nội đồng là 44km
Về hệ thống thủy lợi
Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã gồm có các trạm bơm, hệ thống kênhtưới các loại:
- Trạm bơm: xã có 7 trạm: HTXDVNN Trúc Ly 03 trạm, HTXDVNN thượng- Hậu 02 trạm, HTXDVNN Hà Thiệp 01 trạm, thôn Tây 01 trạm, công suất cáctrạm bơm hoạt động đảm bảo yêu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Tiền-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39- Kênh tưới có tổng chiều dài: 29,3km; trong đó: kênh tưới đã được bê tông hóa
Hệ thống đường dây hạ thế dài 30km, sử dụng dây nhôm lõi thép tiết kiệm điện
AC 50-70 đạt tiêu chuẩn Đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhândân, hệ thống điện được kéo đến từng nhà
Y tế - văn hóa và giáo dục
Về y tế
Trên địa bàn xã có 1 trạm xá phục vụ nhu cầu khám chửa bệnh cho nhân dântrong xã Có đội ngủ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuậtđảm bảo cho công tác khám chửa bệnh
Về trường học
- Đối với trường Mầm Non:
Trường có 4 khu vực: Khu vực Tiền – Thượng – Hậu, Tây Trung, Hà Thiệp vàTrúc Ly có 14 phòng học nhà cấp 4 được xây dựng trên diện tích 4.076m2, diện tích sânchơi bãi tập với 268m2, còn đang xây dựng nhà lớp học Trung tâm 2 tầng 6 phòng:
- Đối với trường cấp I:
Có 2 trường đó là Trường Tiểu học số 1 và Trường tiểu học số 2 có 2 khu vực HàThiệp và Trúc Ly Đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
- Trường Trung học cơ sở:
Trường có 3 dảy nhà hai tầng với 18 phòng học đạt chuẩn, 2 dãy nhà cấp 4 với
4 phòng Diện tích sân chơi, bãi tập được xây dựng trong khuôn viên 600 m2
Có thể nói xã có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục tương đối tốt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Bưu điện
Xã có 1 điểm Bưu điện văn hoá xã phục vụ cung ứng các dịch vụ Bưu chính viễnthông được xây dựng trong khuôn viên diện tích 250m2 gồm 01 nhà cấp 4 với 02phòng làm việc và phòng đọc báo cho nhân dân, cú 5 điểm truy cập Internet, 06 trạmphát sóng di động
Chợ
Xã có 1 chợ đó là chợ Võ Xá xây dựng năm 2002 được bố trí các ki ốt kinhdoanh theo ngành hàng trong đình chợ, phía ngoài đình bố trí địa điểm kinh doanhnông sản thuận lợi cho người dân mua bán, điểm gom rác thải và bải giữ xe, chợ đivào hoạt động có hiệu quả
Như vậy có thể thấy xã Võ Ninh có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt, cóthể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong sản xuất cũng như đời sống văn hóa tinh thầncho người dân trong xã Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế văn hóa của xã ngàycàng hiệu quả
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn và tiềm năng chung của xã về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
Thuận lợi: Địa bàn xã chạy dọc quốc lộc 1A, có nhiều đường liên xã chạy qua,
là vị trí thuận lợi để tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm từ khu côngnghiệp, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp Đồng thời điều kiện tự kiện thuận lợicho phát triển kinh tế đa ngành nghề, dịch vụ - thương mại… theo hướng phát triểnkinh tế và tạo việc làm tại chỗ cho người lao động
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì Võ Ninh luôn tiềm ẩn những
nguy cơ tệ nạn xã hội và mất trật tự xã hội, ngành nghề dịch vụ chậm phát triển, sảnxuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ sở
hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ
Đánh giá tiềm năng chung của xã: Với vị trí địa lý chạy dọc quốc lộ 1 A theo
địa bàn của xã, nơi giao cắt của nhiều tuyến đường liên xã, là điều kiện thuận lợi chogiao lưu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, phát triển các ngành nghề, thương mại, dịch vụ.Đất sản xuất nông nghiệp đa dạng chủ yếu là đất cát pha, đất thịt nhẹ, có nguồnnước ngầm dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như: lúa, rau
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ