* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng lao động, việc làm và thu nhập củalao động ở các nông hộ có ruộng đất bị thu hồi phục vụ cho quá trìn
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế Xu thế này đã buộc tất cả các quốc gia, dân tộc phải mở cửa hợp tác, giao lưu
Sự phát triển nhanh của công nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ, quy mô của quá trình đô thịhóa Trong những năm qua trên khắp các vùng, miền của đất nước nhiều khu côngnghiệp với quy mô khác nhau đã được xây dựng và đi vào hoạt động Cùng với xu
hướng đó, quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng
KT-XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia cũng đang diễn ra rất nhanh ở
nước ta, không chỉ ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh mà
đô thị hóa diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố khác trên phạm vi toàn quốc Đây là xu
thế tất yếu trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước, tạo động lực cho sự pháttriển, thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH
Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ song song với việcthu hồi đất, bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư, chủ yếu là
vùng ven đô có điều kiện thuận lợi, có tiềm năng phát triển
Trong những năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, côngnghiệp phát triển mạnh mẽ làm cho bộ phận dân cư nông thôn bị thu hồi đất ngày càngnhiều Trong đó đáng lưu tâm là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tăng lên nhanh
chóng Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến dân cư nông thôn quen sống và gắn bó với
nghề nông Mất việc làm khi đất đai bị thu hồi buộc họ phải tìm kiếm việc làm mới đểduy trì và ổn định cuộc sống Tuy nhiên, không phải lao động nào cũng tìm được việclàm mới dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, khó khăn trong việc chuyển đổingành nghề đã và đang diễn ra ở nhiều nơi
Huyện Hương Thủy cách trung tâm thành phố Huế 12km về phía Đông Nam, cókhu công nghiệp Phú Bài, cảng hảng không quốc tế Phú Bài và nhiều công trình kháclần lượt được quy hoạch và xây dựng Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn
đến một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp của huyện bị thu hồi Người nông dân đối
Đại học Kinh tế Huế
Trang 2mặt với khó khăn khi mất đi TLSX chủ yếu là đất đai Việc làm và thu nhập chịu sự
tác động mạnh mẽ nhất đối với họ sau khi thu hồi đất Xuất phát từ lý do trên trong đợt
thực tập tốt nghiệp này tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của quátrình đô thị hóa đến việc làm và thu nhập của người nông dân
- Đánh giá được mức độ tác động của việc thu hồi đất đến việc làm và thu nhậpcủa người dân
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực củaquá trình đô thị hóa đến vấn đề việc làm và thu nhập của người nông dân
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng lao động, việc làm và thu nhập củalao động ở các nông hộ có ruộng đất bị thu hồi phục vụ cho quá trình đô thị hóa ở huyệnHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn phát triển từ năm 2005 đến năm 2010
* Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
* Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Chọn điểm nghiên cứu: trên địa bàn huyện Hương Thủy để phù hợp với điềukiện, đặc điểm nghiên cứu, tôi chọn 3 xã Thủy Dương, Thủy Phương và Thủy Vân nơi
có các dự án “xây dựng đường Tự Đức – Thuận An”, “xây dựng khu tái định cư”, “xâydựng đường Thủy Dương - Thủy Phương” thực hiện quá trình đô thị hóa của huyện
làm địa bàn nghiên cứu chính Trên địa bàn 3 xã này tôi chọn các tổ có hộ gia đình đã
và đang tham gia sản xuất nông nghiệp để tiến hành điều tra
- Thông tin có sẵn: được tham khảo và thu thập trên các sách, báo, tạp chí, niêngiám thống kê, các báo cáo tổng kết của địa phương, trên mạng internet, khóa luận
- Tổ chức điều tra: để tiến hành điều tra tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫungẫu nhiên có phân loại Cơ cấu mẫu điều tra được phân loại thành 3 nhóm theo diện
tích đất bị thu hồi: Nhóm I: thu hồi <50% diện tích; Nhóm II: thu hồi từ 50 – 70% diện
Đại học Kinh tế Huế
Trang 3tích; Nhóm III: thu hồi 70 – 100% diện tích Số đơn vị điều tra của mẫu trong mỗi
nhóm được tính theo công thức:
Số hộ trong mỗi nhóm = số hộ trong mỗi nhóm của tổng thể : tổng thể * mẫu điều tra
- Phân tích và xử lý số liệu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê sosánh Số liệu được tổng hợp, xử lý và phân tích trên phần mềm Excel
* Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
- Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thu thập được, tiến hành xây dựngbảng biểu để phân tích, đánh giá tác động của thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm vàthu nhập của lao động nông thôn
- Phương pháp phân tổ: Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê,giúp hệ thống hoá các số liệu điều tra, từ đó tìm ra mối quan hệ lẫn nhau của rừngyếu tố riêng biệt như: độ tuổi, trình độ văn hoá chuyên môn, cơ cấu ngành nghề,giới tính… Do đó, phân tổ thống kê được sử dụng nhằm đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của một số nhân tố cơ bản, nghiên cứu các nhân tố đó trong mối quan hệ với
việc làm và thu nhập của lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất phân tổ
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đại học Kinh tế Huế
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN
1.1 Đô thị hóa và sự cần thiết phải thu hồi đất
1.1.1 Đô thị hóa
Trên quan điểm kinh tế quốc dân: “Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố lại lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất,
kỹ thuật và tăng quy mô dân số ở các đô thị Đó là quá trình tập trung, tăng cường, phân hóa các hoạt động trong đô thị và nâng cao tỷ lệ dân số thành thị trong các vùng, các quốc gia cũng như trên thế giới Đồng thời, đô thị hóa cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư”
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tiến trình phát triển xã hội đã có sự
thay đổi cơ bản là: 1) phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; 2) làmthay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp Cùng với quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa được coi như một khía cạnh quan trọng trong sự vận động đi lêncủa xã hội Đô thị hóa có 2 hình thức biểu hiện chủ yếu:
- Một là, đô thị hóa theo chiều rộng, trong đó quá trình đô thị hóa diễn ra tại các đô
thị trước đây không phải là đô thị Đó cũng chính là quá trình mở rộng quy mô diện
tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới
Đô thị hóa theo chiều rộng là hình thức phổ biến hiện nay ở các nước đang phát triển
trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa
- Hai là, đô thị hóa theo chiều sâu, đó là quá trình hiện đại hóa nâng cao trình độ
của các đô thị hiện có Đô thị hóa theo chiều sâu lá quá trình thường xuyên và là yêucầu tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển Quá trình đó đòi hỏi các nhà quản
lý đô thị, các thành phần kinh tế trên địa bàn đô thị thường xuyên vận động, tận dụng
tối đa những tiềm năng sẵn có, hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hóa mọilĩnh vực kinh tế - xã hội ở đô thị
Đại học Kinh tế Huế
Trang 51.1.2 Đặc điểm chủ yếu của quá trình đô thị hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở nước ta cũng chính lá quá trình cơcấu lại nền kin tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệ và dịch vụ, cơ cấu lại côngviệc, phân bố lại dân cư theo hướng tăng nhanh khối lượng dân cư sống ở khu vực thànhthị và giảm mạnh số lượng, tỷ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn Quá trình hình thành
các đô thị ở nước ta trong những năm gần đây có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị lớn:
sự hình thành các trung tâm có tính chất chuyên ngành trong những đô thị lớn là xu thếnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện của tính chuyên môn hóacao trong sản xuất, kinh doanh
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô: sự
hình thành các trung tâm của mỗi vùng là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầucủa sản xuất, đời sống ngày càng tăng nhanh của chính vùng đó và là hạt nhân lan tỏa
sang các vùng khác Đó cũng chính là biểu hiện của tính tập trung hóa trong các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, quy mô sản xuất và hoạt động thương mại – dịch
vụ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và quy mô dân số của vùng đê đảmbảo hoạt động có hiệu quả Đồng thời, các trung tâm này còn là điểm nối, sự chuyển tiếpgiữa các đô thị lớn làm cho tính hiệu quả của hệ thống đô thị được nâng cao Trong quátrình đô thị hóa, các trung tâm này sẽ trở thành những đô thị vệ tinh của các đô thị lớn
- Mở rộng các đô thị hiện có: việc mở rộng các đô thị hiện có theo mô hình làn
sóng là xu thế tất yếu khi nhu cầu về đất xây dựng đô thị tăng và khả năng mở rộng cóthể thực hiện tương đối dễ dàng Xu hướng này tạo sự ổn định và giải quyết vấn đề quátải cho đô thị hiện có
- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là xu hướng hiện đại trong quá
trình công nghiệp hóa nông thôn ở nước ta Vấn đề cơ bản là tạo nguồn tài chính đểxây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất: cả hai hình thức đô thị hóa đều dẫn đến sự
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hình thức phát triển theo chiều rộng đưa đến tình trạngthu hẹp đất canh tác nông nghiệp nhanh chóng Một phần đất do nhà nước thu hồi đểxây dựng các công trình, một phần đất dân cư bán cho những người từ nơi khác tới ở,
Đại học Kinh tế Huế
Trang 6làm cơ sở sản xuất, kinh doanh Hình thức phát triển theo chiều sâu cũng dẫn đến tình
trạng thay đổi mục đích sử dụng đất Trong quá trình đô thị hóa, nhà nước chủ độngchuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong quá trình đô thị hóa, cơ cấu ngành kinh tế trong
đô thị, trong vùng và cả nền kinh tế đều thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trong khu
vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực CN-DV Khi đô thị mở rộng ra vùng ngoại vinhằm giải quyết vấn đề quá tải dân số, hình thành các khu dân cư đô thị thì các hoạt
động thương mại, dịch vụ phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng khu
vực thương mại, dịch vụ
- Thay đổi hình thái kiến trúc: hình thái kiến trúc đô thị được biểu hiện tập trung ở các
kiểu nhà ở Kiểu nhà ở phản ánh trình độ văn hóa, mức sống, đặc điểm xã hội mỗi thời kỳ
- Hình thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng: quá trình đô thị hóa là quá trình hình
thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bắt đầu bằng hệ thống giao thông, tiếp
theo đó là hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, trung tâmthương mại, dịch vụ và cuối cùng là khu dân cư
- Thay đổi lối sống: thay đổi tập quán sinh hoạt, lối sống, phương thức kiếm sống
là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa Người dân sẽ nhanh chóng thích nghi vàbiến đổi tập quán cho phù hợp với lối sống đô thị hiện đại
- Thay đổi cơ cấu dân cư: cơ cấu dân cư theo tuổi, giới, theo tấng lớp xã hội, theo
nghề nghiệp cũng biến đổi trong quá trình đô thị hóa Sự phân hóa giàu nghèo ngàycàng rõ nét Thu nhập của dân cư nói chung tăng lên nhưng tốc độ tăng của mỗi nhóm
xã hội, mỗi nghề nghiệp rất khác nhau Cơ cấu giàu nghèo có quan hệ chặt chẽ với cơcấu nghề nghiệp, việc làm của người lao động
1.1.3 Tầm quan trọng của việc thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa
Như đã nói ở trên, đô thị hóa là xu thế đã, đang và sẽ diễn ra ở các vùng trên khắp
cả nước Đây là một hướng đi nhằm góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước, giúp nước
ta thoát khỏi tình tạng nghèo và lạc hậu Lẽ dĩ nhiên quá trình đô thị hóa tất yếu dẫn
đến sự phân bố lại các nguồn lực trong đó có nguồn lực về đất đai Một bộ phận đấtđai, trước hết là đất nông nghiệp được chuyển sang phục vụ cho việc xây dựng các khu
công nghiệp, khu chế xuất mở rộng các khu đô thị cũ và xây dựng các khu đô thị mới
Đại học Kinh tế Huế
Trang 7Xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ lợi íchquốc gia Hiện nay, đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra đồng thời cả hai quá trình: đô thị hóatheo chiều rộng và đô thị hóa theo chiều sâu Từ nay cho đến năm 2020, khi nền kinh tế
nước ta cơ bản trở thành một nền kinh tế công nghiệp – đô thị hóa đã và dang tiếp tục diễn
ra với quy mô lớn theo chiều rộng Đó là quá trình hình thành các trung tâm công nghiệp,dịch vụ, các khu đô thị mới Do vậy việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp,
khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là một tất yếu có vai trò quan trọng trong quá
trình CNH-HĐH và đô thị hóa Tác động này thể hiện rõ ở những điểm sau:
-Thứ nhất, nhờ có đất thu hồi mới có thể xây dựng các khu công nghiệp, khu chếxuất thu hút hàng trăm dự án đầu tư ở trong và ngoài nước
- Thứ hai, việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho quá trình đôthị hóa được đẩy mạnh
- Thứ ba, tạo điều kiện nâng cấp và xây dựng mới được khá đồng bộ và tương đối hiện
đại hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh- quốc phòng
- Thứ tư, việc hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới đã tạo điều kiện thu
hút đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập tương đối khá,
giúp họ từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nguời dân
- Thứ năm, việc thu hồi đất nông nghiệp có quy hoạch cụ thể, chính xác sẽ tạo điềukiện thuận lợi để hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, mạnh vànông nghiệp sẽ thuận lợi hơn khi sản xuất được cải thiện không còn manh mún, nhỏ lẻ.Tóm lại, nếu CNH-HĐH và đô thị hóa là tất yếu khách quan đối với nước ta thìviệc thu hồi đất phục vụ CNH-HĐH và đô thị hóa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng Vìthế, muốn quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả cần cónhững biện pháp thu hồi đất đúng đắn đặc biệt là khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
1.2 Những tác động của quá trình đô thị hóa đối với nông thôn
1.2.1 Những tác động tiêu cực
- Sự phát triển nhanh chóng của các đô thị là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng
đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến cân bằng sinh thái khi tàinguyên đất bị khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, khối lượng khai thác và sử dụng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 8nước sạch tăng, ô nhiễm các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, giảm diện tích cây
xanh và mặt nước, bùng nổ gia tăng cơ giới
- Vấn đề phân tầng xã hội: phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một thực tế
đang diễn ra ở các đô thị Trong lĩnh vực sản xuất, phân tầng xã hội được thể hiện
trong sự chênh lệch về thu nhập và thu lao Trong lĩnh vực giáo dục là tình trạng thấthọc, bỏ học của học sinh là con em của các gia đình nghèo
- Vấn đề văn hóa xã hội và lối sống đô thị: đây là vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay,nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn hóa truyền thống bị mai một, các tệ nạn xã hội gia tăng
- Sự gia tăng dòng dân cư từ nông thôn ra đô thị cũng gây nên những áp lực đáng
kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội gây khó khăn trongcông tác quản lý đô thị
- Đối với nước ta, với 80% dân cư sống ở nông thôn và khoảng 60% lực lượng lao
động làm việc trong khu vực nông nghiệp khi đô thị hóa diễn ra, đất đai bị thu hồi thì
bộ phận dân cư thiếu việc làm và khó khăn trong chuyển đổi việc làm sẽ tăng lênnhanh chóng Thậm chí có một bộ phận dân cư phải chuyển đổi chỗ ở do đất ở bị thuhồi và cuộc sống của họ sẽ bị xáo trộn
Như vậy, những tác động tiêu cực của đô thị hóa trong nông thôn chủ yếu xuất
phát từ việc thu hồi đất nông nghiệp Do vậy, nhiệm vụ cấp bách là phải có quy hoạch
cụ thể, các công tác sau quy hoạch như bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải quyết việc
làm cho lao động nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do quá trình đô thị hóa gây ra
1.2.2 Những tác động tích cực
- Khi đô thị hóa theo chiều rộng thì diện tích và dân số đô thị không ngừng gia
tăng, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và các hoạt động kinh tế đô thị không
ngừng được mở rộng Sự hình thành các đô thị mới được tạo trên cơ sở phát triển cáckhu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,ở vùng nông thôn vàngoại ô là xu hướng tất yếu của sự phát triển, là nhân tố mở đường thúc đấy lực lượngsản xuất phát triển
- Đối với các vùng đô thị hóa theo chiều sâu thì mật độ dân số có thể tiếp tục
tăng cao, phương thức và các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, thực lực khoa học
Đại học Kinh tế Huế
Trang 9kỹ thuật, công nghệ ngày càng tăng cường, hiệu quả kinh tế- xã hội cũng ngày càng
được cải thiện và nâng cao
- Đô thị sẽ là nơi cung cấp những cơ sở kỹ thuật để CNH-HĐH nông nghiệp
nông thôn như: thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế xã hội từng bước hình thành nông thôn hiện đại
- Đô thị là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cóchất lượng đáp ứng nhu cầu của công nghiệp chế biến, của thị trường trong và ngoài nước
- Đô thị còn là nơi tạo nguồn vốn, cung cấp vốn cho nông thôn Mặc dù chính các
đô thị cũng đang thiếu vốn đầu tư cho sự phát triển của mình, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển, nhưng các đô thị tạo điều kiện thu nhập khá hơn nhiều so với nông thôn
- Đô thị hóa nông thôn mạnh mẽ sẽ hạn chế được sự di chuyển lao động từ nôngthôn ra thành thị Vì đô thị hóa bao gồm cả việc đưa công nghiệp về nông thôn qua các
xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút lao động nông thôn đồng thời xây dựng lối sống đô thị ở
vùng nông thôn Và chính điều này sẽ tạo ra những đô thị sầm uất, thị trường được mở
rộng cả về quy mô lẫn phạm vi ảnh hưởng Các đô thị với thị trường của nó sẽ gắn kết
sự phát triển các xí nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện, nhất là các xí nghiệp chế biến cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống với dịch vụ tổng hợp và thương mại Qua
đó, góp phần công nghiệp hóa nông thôn phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa, đa dạng hóa các ngành nghề và sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm và tăngthu nhập cho người nông dân
Vậy có thể xem đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Sự phát triển đô thị kích thích tăngtrưởng và phát triển của các vùng lãnh thổ xung quanh và toàn bộ nền kinh tế, lan
truyền tiến bộ công nghệ, văn hóa, xã hội Sơ đồ sau biểu thị rõ hơn vai trò và tác độngtích cực của quá trình đô thị hóa:
Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Sơ đồ 1: Vai trò và tác động tích cực của quá trình đô thị hóa
1.3 Khái quát chung về lao động, việc làm và thu nhập của người lao động
1.3.1 Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ laođộng tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần
thiết cho nhu cầu của mình và xã hội
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất, là
quá trình con người sử dụng sức lao động hay năng lực lao động bao gồm toàn bộ thểlực và trí lực của mình để phát động và đưa vào các tư liệu hoạt động lao động tạo rasản phẩm Do vậy, trong quá trình lao động, sức lao động là yếu tố tích cực và hoạt
động nhiều nhất, bởi sức lao động là một trong những nguồn lực khởi đầu của quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa
Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người
đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm
Thu hút vốn đâu tư và sự
Phân bố của DNo mới
Mở rộng qui mô và PTr
Các ngành DV đáp ứng
Nhu cầu SX và đời sống
Tạo ra các ngoại ứng Tới các hoạt động KT
Phát triển các ngành
SX Đáp ứng nhu cầu Đầu vào của CN
Cung cấp kết Cấu hạ tầng Tốt hơn cho
SX và đời Sống
Tăng nguồn Thu cho Ngân sách
Nâng cao phúc lợi XH Cho các vùng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 11việc Trong đó lực lượng quan trọng nhất là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao
động gồm những người đủ 15-55 tuổi đối với nữ, đến 60 tuổi đối với nam đang có việc
làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc Trên thực tế vẫn có một số
lao động, thường là lao động nông nghiệp mặc dù ngoài độ tuổi nhưng vẫn tham gialao động như thiếu niên từ 13-15 tuổi hay những người nữ trên 55 tuổi, nam trên 60
tuổi Đây là nguồn lao động và được quy đổi theo tỷ lệ 3:1 với những người dưới độtuổi lao động, 2:1 với người trên độ tuổi lao động
Dân số không hoạt động kinh tế, bao gồm toàn bộ số người từ 15 tuổi trở lên khôngthuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm Những người này không hoạt động kinh tế
vì các lý do: đang đi học, đang làm công việc nội trợ cho bản thân hoặc gia đình, tàn tậtkhông có khả năng lao động, các lý do về sức khỏe, hoặc ở vào tình trạng khác
1.3.2 Quan niệm về việc làm
Tùy theo tình trạng việc làm mà dân số hoạt động kinh tế được chia làm 2 loại:
người có việc làm và người thất nghiệp
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người
đang làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề, các dạng hoạt động có ích không bị pháp
luật nghiêm cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời gópmột phần cho xã hội
Một định nghĩa khác cụ thể hơn thì người có việc làm là những người thuộcnhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra người đó:
- Đang làm việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền cônghoặc hiện vật
- Đang làm công việc không được hưởng tiền lương hay lợi nhuận trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình
- Đã có công việc trước đó song tại thời điểm điều tra tạm thời không làm việc và
sẽ làm việc trở lại sau thời gian tạm nghỉ
Căn cứ vào thời gian làm việc và nhu cầu làm thêm mà người có việc làm được
chia thành 2 loại, người đủ việc làm và người thiếu việc làm
Đại học Kinh tế Huế
Trang 12- Người đủ việc làm bao gồm những người có thời gian làm việc trong tuần lễ
trước điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc số giờ
đó bằng hoặc lơn hơn số giờ quy định cho từng ngành nghề riêng biệt
- Người thiếu việc làm bao gồm những người có thời gian làm việc trong tuần lễ
trước điều tra nhỏ hơn 40 giờ, hoặc số giờ làm việc nhỏ hơn quy định và có nhu cầu
làm thêm (trừ những người có thời gian làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm thêm màkhông tìm được việc)
Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động nhưngchưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm Hay thất
nghiệp là một tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành
1.3.3 Khái niệm về thu nhập
Về bản chất, theo nghĩa rộng thu nhập gồm hai bộ phận hợp thành: thù lao cầnthiết (tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương ) và phần
có được từ thặng dư sản xuất (hoặc lợi nhuận) Tuy nhiên, ở phạm trù khác nhau (toàn
bộ nền kinh tế, ngành kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân), biểu hiện của thunhập có những đặc thù riêng biệt Sau đây là một số khái niệm về thu nhập của lao động:
- Theo từ điển kinh tế thị trường thì “thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được
từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định, thu nhập cá nhân từnhiều nguồn khác nhau đều từ thu nhập quốc doanh”
- Theo Robert.J.Gorden thì “thu nhập cá nhân là thu nhập mà các hộ gia đình nhận
được từ mọi người bao gồm các khoản làm ra và các khoản chuyển nhượng Thu nhập
cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi các khoản thuế cá nhân” Tóm lại, thunhập của người lao động là số tiền mà họ nhận được từ các nguồn thu và họ được toànquyền sử dụng cho bản thân và cho gia đình”
Đại học Kinh tế Huế
Trang 131.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm và thu nhập của lao động
Để đánh giá thực trạng việc làm và lao động, trong quá trình nghiên cứu tôi sử
dụng một số hệ thống chỉ tiêu sau:
1.3.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao
động Tỷ lệ thất nghiệp lao động được tính theo công thức:
T n = T m / L lđ
Trong đó:
+ Tn: tỷ lệ thất nghiệp của lao động (%)
+ Tm: tổng số lao động thất nghiệp (người)
+ Llđ: lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu được sử dụng ở tất cả các nước thực hiện theo cơ chế thị
trường Chỉ tiêu này phản ánh tình hình lao động, việc làm, vấn đề giải quyết công ăn việclàm cho người lao động ở mỗi quốc gia hay mỗi địa phưong Nhưng thất nghiệp lại được
phân ra: thất nghiệp công khai, bán thất nghiệp hay thất nghiệp mùa vụ vì vậy ngoài chỉtiêu trên, khóa luận còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất quỹ thời gian lao động trong năm
1.3.4.2 Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm là tỷ số giữangày – người có thể làm việc được trong năm (quỹ thời gian làm việc trong năm tínhbình quân cho một lao động)
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động được tính theo công thức sau:
T q = N lv / T lv
Trong đó:
Tq: tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm (%)
Nlv:số ngày đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bình quân chomột lao động trong năm
Tlv: quỹ thời gian làm việc trong năm của lao động (ngày)
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian trong năm nói lên trình độ sử dụng lao động theo
ngày và qua đó thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy độngtrong năm Tất nhiên, ngày lao động được tính theo ngày chuẩn tức thời gian làm việc
phải đạt 8 giờ trong một ngày Trường hợp chưa phải là ngày chuẩn thì phải tính tỷ
Đại học Kinh tế Huế
Trang 14suất sử dụng lao động theo giờ để tính ra số ngày làm việc (theo ngày chuẩn) bìnhquân của một lao động trong năm Qua chỉ tiêu này sẽ thấy được tình hình và mức độviệc làm, thấy được số ngày còn dôi ra chưa được sử dụng vào sản xuất, trên cơ sở đólập kế hoạch và biện pháp tạo thêm việc làm để người lao động có thể sử dụng tối đaquỹ thời gian làm việc trong năm.
Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong năm là số ngày trung bình màmỗi người lao động có thể dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ trong năm Đó là
số ngày trong năm còn lại sau khi đã trừ đi số ngày nghỉ do đau ốm, giỗ tết, ma chay,
cưới xin, hội họp hoặc thời tiêt xấu (bão, lụt ) và những ngày nghỉ khác Đối với laođộng nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn có những ngày nghỉ do thai sản, sinh đẻ ngoài ra
những người lao dộng phải dành một số thời gian vào các công việc khác cần thiêt chocuộc sống cũng như trong sản xuất: đi chợ, sửa chửa nhà, mua sắm vật tư
Hiện nay, việc lấy quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động nôngnghiệp là bao nhiêu ngày chưa có sự thống nhất Theo kết quả điều tra về việc làm vàthu nhập của các hộ ở nông thôn trong các năm 1988, 1990, 1993 của trung tâm dân số
và lao động (Bộ LĐTBXH) cho thấy bình quân một lao động có số ngày nghỉ có tính
chất bắt buộc nói trên thường chiếm từ 80 – 90 ngày trong một năm Do vậy, có thể lấyquỹ thời gian làm việc trong năm của lao động nông nghiệp khoản 285 ngày là phù hợp
1.3.4.3 Thu nhập bình quân của một lao động trong năm
Thu nhập của một lao động nông thôn là một thu nhập của nông hộ Do đó,chúng ta phải xác định thu nhập của họ được tính theo công thức:
Thu từ thu từ sản thu từ thu từ các khoảnThu nhập = tiền lương + xuất nông, + sản xuất kinh + thu khác được tính
tiền công lâm, ngư doanh Nn – Dv vào thu nhậpTrong đó:
- Thu từ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công ( không kể BHXH)
+ Phụ cấp làm thêm giờ , ăn trưa, nghỉ trưa, ăn giữa ca, phụ cấp
Trang 15- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Thu nhập từ Tổng thu từ Chi phí
sản xuất nông, = nông, lâm, - sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp ngư nghiệp lâm, ngư nghiệp
Chi phí sản xuất Chi phí chi phí các khoản các khoảnnông, lâm, = vật + dịch + chi + đã
ngư nghiệp chất vụ khác nộp
- Thu nhập từ sản xuất kinh doanh nghề dịch vụ
Thu nhập từ tổng thu từ các chi phí sản xuất
sản xuất kinh = hoạt động sản xuất - kinh doanh ngành nghề
doanh Nn-Dv kinh doanh Nn-Dv dịch vụ và thuế phí
- Các khoản thu được tính vào thu nhập nông nghiệp:
+ Giá trị hiện vật và tiền của người gửi về cho,biếu, mừng, giúp
+ Lương, hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp mất việc một lần
1.4 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất
1.4.1 Ở Việt Nam
Như đã nói ở trên, công nghiệp hóa và cùng với nó là đô thị hóa đã trở thành xu thế
chung cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Điều này cũng có nghĩa là đô thị hóacàng phát triển thì quỹ đất của xã hội giành cho nông nghiệp có xu hướng giảm Đất đaicũng như các nguồn lực khác, không có nó thì không thể tiến hành sản xuất đối với bất cứngành kinh tế nào đặc biệt là trong nông nghiệp Đất đai lại không giống các nguồn lựckhác ở chỗ nó là sản phẩm của tự nhiên, có giới hạn và không thể thay thế được Trongnhững năm qua, việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng trên khắp cả nước cũng
như ở các thành phố trọng điểm ngày một tăng cao Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏđến việc làm và thu nhậo của người dân trước kia luôn gắn bó với nghề nông
Thực trạng việc làm, mỗi năm cả nước có khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp
đô thị hóa trở thành các khu công nghiệp, nhà ở và công trình công cộng Chỉ tínhriêng trong 5 năm (2001-2005) nhà nước đã thu hồi 366,44 nghìn ha đất nông nghiệp
phục vụ cho công nghiệp hóa, đô thị hóa (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử
Đại học Kinh tế Huế
Trang 16dụng), thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc thu hồi đấtnông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đìnhvới khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người.
Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụthể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyếtviệc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư Tuy nhiên, trên thực tế có tới
67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khu bị thu hồi đất, 13%
chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưngkhông ổn định Thực trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả 53% số hộ dân bịthu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập
tăng hơn trước Tình hình chung ở những vùng sau khi bị thu hồi đất, là:
- Từ nhiều năm nay, người nông dân chỉ quen với sản xuất nông nghiệp, nênsau khi thu hồi, không có đất canh tác, họ trở thành thất nghiệp hoặc thiếu việc làm;Một số tuy tìm được việc làm nhưng thu nhập thấp, đời sống rất khó khăn Nhiều hộnông dân nhận tiền đền bù do không có nghề nên đã sử dụng không hợp lý, chủ yếu làxây nhà mua sắm đồ dùng sinh hoạt, rất hạn chế đầu tư tạo việc làm bằng một nghềmới phi nông nghiệp hay đầu tư giáo dục con em, cho nên chỉ sau một, đến hai năm bịthu hồi đất, nông dân bị rơi vào “bần cùng hoá tương đối" dẫn đến các tệ nạn xã hội,trộm cắp, mại dâm, cờ bạc, nghiện hút…
- Người lao động mất đất sản xuất, thiếu việc làm dẫn đến di dân tự do, không
có tổ chức từ nông thôn ra thành thị ở chính địa phương, cũng như đến các thành phốlớn tìm việc làm Trong khi đó các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp trên địa bànlại yêu cầu lao động có nghề, đặt ra các tiêu chí tuyển dụng lao động quá cao so với
năng lực, tay nghề, sở trường của lao động địa phương Thêm vào đó, lao động ở
những vùng bị thu hồi đất mang nặng dấu ấn của người sản xuất nhỏ, không có tácphong công nghiệp, ý thức kỷ luật kém, nên các khu công nghiệp không thể tuyển hết
số lao động địa phương, dẫn đến tình trạng một bộ phân không nhỏ không có việc làm
sau khi đất sản xuất bị thu hồi
Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa cũng
đã có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân nói riêng và toàn xã hội
Đại học Kinh tế Huế
Trang 17nói chung Cần phải thấy rằng, việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vàoviệc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước Chúng ta đã xây dựng được hàng
trăm khu công nghiệp, đã thu hút được hàng chục ngàn dự án đầu tư của các nhà đầu
tư ở trong và ngoài nước Cơ cấu của nền kinh tế nước nhà nhờ đó đã chuyển dần theohướng tiến bộ, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong toàn bộ GDP của đất nước
giảm nhanh, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng ngày càng hợp lý Trình
độ công nghệ của các ngành sản xuất được cải thiện rõ rệt Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội được nâng cấp, được xây mới ngày càng nhiều, càng hiện đại và đồng bộ Các đôthị được mở mang, được xây dựng mới ngày càng nhiều, to đẹp hơn, hiện đại hơn.Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn Đó lànhững thành tựu rõ ràng Thu hồi đất, giải quyết việc làm cho người lao động có tác
động tích cực đối với việc chuyển đổi ngành nghề trong nền kinh tế Điều này góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nước ta
Tóm lại, quá trình đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây đã diễn ra rấtnhanh và còn nhanh hơn nữa trong tương lai, thu hồi đất phục vụ cho đô thị hóa ngàycàng lớn Do vậy cần thiết phải đảm bảo phát triển bền vững của nông nghiệp nôngthôn trong tiến trình đô thị hóa ở nước ta
1.4.2 Ở các nước trên thế giới
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút lao động: các chính sáchkhuyến khích phát triển các xí nghiệp địa phương đã làm cho công cuộc cải cách và
mở cửa của Trung Quốc diễn ra sâu rộng hơn Các doanh nghiệp địa phương đóng vaitrò chính trong việc thu hút lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn trong quá trình đôthị hóa Chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cùng với sự đầu tư của kinh tế
tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệpđịa phương Trong những năm đầu đã có đến 20% tổng thu nhập của người dân nông
thôn là từ các doanh nghiệp địa phương Ở những vùng phát triển, tỷ lệ này lên tới trên50% Công nghiệp địa phương có tốc độ tăng trưởng rất cao
- Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư vào cácthành phố lớn: Trung Quốc cho rằng có hai cách để chuyển đổi lao động dư thừa trong
Đại học Kinh tế Huế
Trang 18nông thôn: cách thứ nhất là chuyển họ sang các ngành công nghiệp, dịch vụ ở các vùngnông thôn; cách thứ hai là chuyển họ đến thành phố Các chính sách đúng đắn trongviệc thúc đẩy hình thành các khu đô thị quy mô nhỏ đã gặt hái được những thành công
đáng khích lệ Theo các nhà kinh tế Trung Quốc, lợi thế của việc phát triển các đô thị
nhỏ là: các đô thị này dân số ít, nhiều ngành công nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao
động; những đô thị này nằm giữa thành phố và nông thôn sẽ đem lại cho nó những đặctrưng về lối sống ở cả hai khu vực nên người nông dân sẽ dễ dàng định cư ở đây hơn;
ở các đô thị nhỏ người nông dân sẽ dễ dàng hơn trong việc kinh doanh do điều kiện
cạnh tranh thấp và yêu cầu về vốn nhỏ Chính vì vậy chính phủ Trung Quốc đã tạo
điều kiện để hình thành hơn 19.000 đô thị nhỏ Trong những năm 1990, các đô thị nhỏ
đã thu hút trên 30 triệu lao động nông nghiệp dư thừa, chiếm hơn 30% tổng số laođộng nông thôn dư thừa
* Kinh nghiệm của Nhật Bản
Quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng
trưởng trong nông nghiệp Nhật Bản luôn là nước bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ít
và dân số đông, diện tích canh tác bình quân của một hộ nông dân khoảng 0.8ha NhậtBản thực hiện chính sách đưa công nghiệp về nông thôn Chính điều này đã làm cho
cơ cấu nông thôn thay đổi, các ngành phi nông nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào
thu nhập của người dân nông thôn (năm 1950 tỷ lệ này là 29% đã tăng lên 85% năm1990) Việc chú trọng phát triển công ngiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầucủa quá trình công nghiệp hóa đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho lao độngnông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm
Chính phủ Nhật Bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nướcvới mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp
qua internet đến những người đang tìm việc, giúp họ có những lựa chọn phù hợp vớinăng lực, điều kiện của mình Chính phủ cũng bồi dưỡng những công nhân có tay nghề
cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổchức giáo dục-đào tạo Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi cũng đượcchú trọng để xóa bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác gây ra Các loại hìnhtuyển dụng và thuê mướn cũng được đa dạng hóa, coi trọng các công việc làm thêm
Đại học Kinh tế Huế
Trang 19không chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường Chế độ tuyển dụng
thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước kia mà
chuyển sang các khu vực lân cận và địa phương
Từ chính sách của Nhật Bản trong quá trình đô thị hóa có thể rút ra một số bài họckinh nghiệm sau:
- Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trên cơ sở nhucầu lao động của xã hội
- Phát triển mạnh mẽ những ngành nghề ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật
và những ngành sử dụng nhiều lao động
- Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động
- Thực hiện cải cách chế độ tiền lương, thu nhập của người lao động
1.5 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯƠNG THỦY 1.5.1 Điều kiện tự nhiên
triển sản xuất nông nghiệp – nông thôn nói riêng và kinh tế của huyện nói chung
Đại học Kinh tế Huế
Trang 20- Vùng đồng bằng: Chiếm 23,67% diện tích tự nhiên của huyện, nằm về phía ĐôngBắc của quốc lộ 1A, bao gồm các xã Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Lương, ThủyChâu, Thủy Phù Vùng này có địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam, độ cao trungbình từ 2-5m so với mặt nước biển.
* Khí hậu, thủy văn
Có thể nói, khí hậu của 3 xã nói riêng và của huyện Hương Thủy có nền nhiệt độ
cao, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng.Tuy nhiên, mưa tập trung, cường độ lớn gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
- Nhiệt độ trung bình năm 25-270C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng13,70C vào tháng 12, tháng nóng nhất là tháng 7 khoảng 38,50C
- Lượng mưa trung bình hằng năm của huyện là 2.844mm tuy nhiên phân bố
không đều Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau kèm theo mưa
lạnh, gió mùa Đông Bắc, chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm, tám tháng còn lại chỉchiếm 25% lượng mưa cả năm
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của các sông: Sông Hương, Lợi Nông,
Đại Giang, Như Ý và các hồ: Châu Sơn, Phú Bài, Ba Cửa ảnh hưởng trực tiếp đếnnước tưới cho một phần đất nông nghiệp của huyện Hiện hồ Tả Trạch được xây dựng
để ngăn lũ; chủ động tưới tiêu và tạo ra cảnh quan để phát triển du lịch, dịch vụ
1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Hương Thủy là một trong những huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc
độ phát triển khá nhanh, huyện đã có những bước phát triển mạnh về cả kinh tế, cơ sở
hạ tầng cũng như đời sống vật chất của người dân Để thấy rõ tình hình kinh tế củahuyện ta xem xét bảng sau:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện tăng qua 3 năm, năm
2007, tổng giá trị sản xuất đạt 2.635.367 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 3.439.412 triệu
đồng (tức tăng 30,51% so với năm 2007) và tăng lên 4.638.214 triệu đồng năm 2009 (tứctăng 1.198.802 triệu đồng tương ứng với mức tăng 34,85% so với năm 2008)
Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Bảng 1: Tình hình kinh tế huyện Hương Thủy qua 3 năm 2007 – 2009
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008+/- % +/- %Tổng giá trị sản xuất (GO) 2.635.367 3.439.412 4.638.214 804.405 30,51 1.198.802 34,85
Nông nghiệp 208.613 273.663 354.875 65.050 31,18 81.212 29,68
CN – TTCN 1.367.989 1.713.681 2.256.835 345.629 25,27 543.154 31,69
TM - DV 1.058.765 1.452.068 2.026.504 393.303 37,15 574.436 39,56
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Thủy)
Đại học Kinh tế Huế
Trang 22* Về nông nghiệp
Giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp đóng góp trong tổng giá trị sản xuất củatoàn huyện liên tục tăng qua các năm Năm 2007 là 208.613 triệu đồng đến năm 2009
đã tăng lên 354.875 triệu đồng Có được những kết quả như vậy là do:
- Huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giống, thủy lợi, chăm sóc, phòng trừsâu bệnh, nhờ đó, tuy thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng cho sản xuất, nhưngtổng diện tích gieo trồng cả năm vẫn đạt là 7.997,35 ha, trong đó: lúa 6.443,1 ha, ngô
35 ha, sắn 305 ha, lạc 57 ha, khoai lang 285 ha, rau đậu các loại 696,35 ha, mè 60 ha,
Cả 2 vụ lúa đều được mùa, năng suất bình quân toàn huyện đạt 59,22 tạ/ha/vụ (vụ
Đông - Xuân là 61,47 tạ/ha, vụ Hè - Thu là 56,9 tạ/ha), tổng sản lượng lương thực có
hạt 38.392,4 tấn (trong đó: lúa 38.148,4 tấn)
- Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chú trọng triển khaithực hiện tốt, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra Tổng đàn trâu có 3.178 con; đàn
bò có 2.507 con; lợn: 32.111 con; gia cầm: 278.251 con
- Diện tích nuôi cá nước ngọt thực hiện là 527 ha, nuôi cá lồng có 140 lồng; sản
lượng thu hoạch ước thực hiện 1.416 tấn Sản lượng đánh bắt tự nhiên ước cả năm 92 tấn
- Về lâm nghiệp, trồng mới được 420 ha rừng và 14,5 vạn cây phân tán Hoạt
động của các HTX nông nghiệp có chuyển biến và hiệu quả hơn, một số HTX có cố
gắng mở rộng các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế hộ xã viên
* Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất CN - TTCN trên địa bàn cơ bản được duy trì và có những mặt phát triểnkhá cả trong và ngoài Khu công nghiệp tỉnh và Cụm CN-TTCN huyện Một số ngànhnghề TTCN truyền thống như: hàn gò, mộc, chổi đót, tăm hương, được khuyếnkhích, hỗ trợ để duy trì sản xuất Ngoài ra, đã phối hợp với một số ngành cấp tỉnh triểnkhai thực hiện tốt vốn khuyến công do Tỉnh hỗ trợ, chủ yếu là đào tạo nghề; hỗ trợ lãisuất cho doanh nghiệp nâng cấp trang bị máy móc
Trang 23nhà hàng, nhà nghỉ; vận tải; bưu chính, viễn thông Chất lượng các loại hình dịch vụcũng được quan tâm hơn, nhiều cơ sở kinh doanh được đầu tư nâng cấp mở rộng Một
số tổ chức trong và ngoài tỉnh đã và đang tiến hành xây dựng hoặc nghiên cứu khảo sát
đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh, dịch vụ như: khu du lịch sinh thái ở hồ Ba Cửa, hồ
Bầu Họ, đồi và hồ Châu Sơn; Trung tâm Thương mại, chợ Phú Bài
* Về dân số và lao động
Cùng với sự phát triển về kinh tế, hạ tầng vấn đề dân số cũng được quan tâm
Tính đến năm 2008, huyện Hương Thủy có 22.185 hộ với 96.525 nhân khẩu, mật độ
dân số 211 người/ km2 Tổng số lao động hiện có là 53.918 người chiếm 55,86% tổngdân số Trong đó số lao động đang có việc làm 44.427 người chiếm 82,40%, số người
trong độ tuổi lao động đang đi học và không có việc làm chiếm 17,60% Như vậy,
trong những năm gần đây với tốc độ phát triển đô thị một phần diện tích đất nôngnghiệp bị thu hồi làm thay đổi cơ cấu lao động của huyện Tuy chính quyền địa
phương đã có những chính sách nhằm giải quyết việc làm cho nhân dân cùng với
những giải pháp cụ thể nhưng một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn đang không có việclàm Thực trạng này đòi hỏi những cố gắng hơn nữa từ các cấp chính quyền cũng như
người dân nhằm giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho người dân
- Đã giải quyết việc làm cho 3.828 lao động, xuất khẩu lao động là 499 lao động,chủ yếu là làm việc tại Lào Tiến hành khảo sát lập kế hoạch đào tạo nghề cho các đối
tượng có nhu cầu học nghề như: trồng hoa, chăn nuôi thú y, may công nghiệp,…Trong năm, đã tổ chức đào tạo nghề là 1.088 người; tiến hành điều tra nhu cầu sử dụnglao động và việc làm tại 16 doanh nghiệp trên địa bàn huyện; có 167 hộ vay vốn giải
quyết việc làm hơn 2,2 tỷ đồng
* Nhận xét chung
Với điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Hương Thủy hiện nay có những thuậnlợi và khó khăn sau:
Thuận lợi
- Hương Thủy nằm gần thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và
văn hóa lớn, có hệ thống giao thông tương đối tốt và ngày càng hoàn thiện Các yếu tố
đó đã cho phép mở rộng và tiếp cận thị trường khá thuận lợi
Đại học Kinh tế Huế
Trang 24- Bên cạnh đó, huyện nằm trên các trục đô thị Huế - Khu công nghiệp Phú Bài –
Lăng Cô – Đà Nẵng, do đó có điều kiện để phát triển kinh tế
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên cho phép huyện có thể phát triển trênnhiều lĩnh vực
- Kinh tế của huyện tăng trưởng không ngừng trong những năm qua, cơ cấukinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu hướng đô thị hóa – công nghiệphóa – hiện đại hóa
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ngày càng được nâng cao, hệ thống giao thôngthuận lợi là yếu tố hết sức quan trong giúp đẩy nhanh quá trinh đô thị hóa- công nghiệphóa của địa phương
- Được sự quan tâm đầu tư của các cấp, sự giúp đỡ và chỉ đạo đúng đắn, kịp thờicủa địa phương, của các ban ngành và sự nổ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trêntoàn huyện
Khó khăn
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có tính thu hút mạnh, chưa cótính du nhập vào các ngành nghề mới vào địa phương, thương mại và dịch vụ pháttriển chưa rộng, tư tưởng của tiểu thương còn dè chừng, chưa mạnh dạn đầu tư, sảnphẩm nông nghiệp chưa mang tính hàng hóa, không tập trung
- Huyện chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên kinh tế còn chậm pháttriển và chủ yếu phát triển ở những khu vực trung tâm
- Quy mô về dân số chưa cao, lao động đã qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển của đô thị hiện nay
Đại học Kinh tế Huế
Trang 25CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN HƯƠNG THỦY
2.1 Khái quát chung về vấn đề thu hồi đất và việc làm của người dân huyện Hương Thủy
2.1.1 Tình hình đất đai của huyện
2.1.1.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Hương Thủy
Huyện Hương Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 45.815,5 ha Đất đang sửdụng là 36.470,6 ha chiếm 79,60% tổng diện tích đất tự nhiên
Trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp là 4.995,5 ha (năm2008) chiếm 10,9%; đất lâm nghiệp là 24.294,9 ha chiếm 53,03%; đất chuyên dùng5.377 ha chiếm 11,74%; đất khu dân cư 1.082,7 ha chiếm 3,93%; đất chưa sử dụng9.346,9 ha chiếm 20,02%
Nhìn vào bảng ta có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm qua 3 năm,
năm 2006 là 5.517,7 ha chiếm 12,04% tổng diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2008
giảm xuống còn 4.995,5 ha (chiếm 10,9% tổng diện tích đất tự nhiên) Diện tích đấtnông nghiệp giảm do huyện đã chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang phinông nghiệp phục vụ cho quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa trên địa bàn toàn huyện
Trong cơ cấu diện tích đất ở bảng trên ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp có xuhướng tăng theo các năm Năm 2006 là 6.124,6 ha chiếm 13,37% đến năm 2008 là
7.180,2 ha chiếm 15,76% như vậy qua 3 năm diện tích đất này đã tăng lên 1.055,6 ha.Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện tăng trong giai đoạn 2006 – 2008 do đây là
giai đoạn cao điểm thực hiện các dự án mà trước đó huyện tiến hành quy hoạch để xây
dựng đô thị và các công trình công cộng Đất chuyên dùng là loại đất có diện tích tăng
cao trong cơ cấu đất phi nông nghiệp Năm 2006 là 4.598,8 ha đến năm 2008 là5.377,5 ha tăng lên 778,7 ha Hầu hết diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu xây dựng cơ bản, hạ tầng kinh tế - xã hội như trường học, trạm y tế, cáckhu vực sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, cũng như việc mở rộng công trình
đường giao thông
Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của huyện Hương Thủy qua 3 năm 2006 – 2008
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Thủy)
Loại đất Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 2009/2008
DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % +/- % +/- %Tổng diện tích tự nhiên 45.817,5 100 45.817,5 100 45.817,5 100 0 0 0 0
Trang 27Đối với đất ở trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên năm 2006 là1.525,8 ha đến năm 2008 là 1.802,7 ha tăng 276,9 ha Đất phần lớn được quy hoạch tạicác khu đô thị Đông Nam Thủy An, An Vân Dương và các khu tái định cư Điều này
hợp lý do sự gia tăng dân số, song trên thực tế chủ yếu phần đất phi nông nghiệp tăng
lên là do đất nông nghiệp giảm đi Diện tích đất nông nghiệp năm 2006 là 5.517,7 ha
chiếm 12,04% thì đến năm 2008 chỉ còn 4.995,5 ha chiếm 10,9% trong tổng diện tích
đất của huyện, trong đó giảm chủ yếu là diện tích đất trồng lúa, năm 2006 là 3.628,8
ha đến năm 2008 còn 3.157,4 ha Tuy đô thị hóa, CNH – HĐH là một quá trình tất
yếu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói
chung nhưng việc thu hồi quá nhiều diện tích đất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến đời
sống, việc làm và thu nhập của các hộ nông dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp
Nhìn chung tình hình sử dụng đất qua 3 năm đã có những biến động khá lớn.Diện tích đất nông nghiệp giảm, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên phục vụ choviệc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị làm tiền đề cho việc phát triển các ngành CN, TM -
DV qua đó đã từng bước thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –HĐH Trong những năm tới với tốc độ phát triển của huyện như hiện nay thì việc giảmđất nông nghiệp vẫn còn diễn ra, để khắc phục tình trạng này huyện cần có những
chính sách trong quy hoạch sử dụng đất, trong công tác giải quyết việc làm, bên cạnh
đó vận động nhân dân khai thác triệt để số đất hoang hóa đưa vào sử dụng phục vụ cho
các ngành kinh tế, giảm thiểu việc thu hồi đất nông nghiệp, để không làm ảnh huởng
đến việc làm và thu nhập của người dân nông thôn
2.1.1.2 Tình hình thu hồi đất của huyện Hương Thủy
Quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các côngtrình công cộng, cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật, giao thông…liên tục được quy hoạch
và xây dựng Quá trình đô thị hóa đi liền với nó là việc phân bổ lại các nguồn lực trong
đó có nguồn lực về đất đai Do vậy việc thu hồi đất là một tất yếu có vai trò quan trọng
trong quá trình này
Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Bảng 3: Tình hình thu hồi đất của huyện Hương Thủy qua 3 năm 2007 – 2009
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Thủy)
Trong giai đoạn 2007 – 2009, tổng diện tích đất bị thu hồi trên địa bàn toàn
huyện là 817,53 ha Trong đó các xã Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Vân là những
xã có diện tích đất thu hồi lớn nhất (xã Thủy Dương bị thu hồi 220,64 ha; xã Thủy
Phương bị thu hồi 325,27 ha; xã Thủy Vân bị thu hồi 94,07 ha) do các xã này có vị tríđịa lý thuận lợi, gần trung tâm thành phố nên các công trình, dự án được đầu tư xây
dựng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Phần lớn diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho các công trình giao thông, cơ sở hạtầng như: công trình đường liên xã Thủy Dương – Thủy Phương, công trình đường Tự
Đức – Thuận An, khu đô thị Đông Nam Thủy An, khu tái định cư xã Thủy Vân…Các
xã vùng núi như Phú Sơn, Dương Hòa có diện tích tự nhiên lớn nhưng vị trí địa lýkhông thuận lợi nên việc thu hồi đất cho đô thị hóa diễn ra chậm hơn và chưa đượcchú trọng đầu tư
Đại học Kinh tế Huế
Trang 292.1.2 Biến động việc làm của lao động huyện Hương Thủy
Dân số bao gồm lực lượng lao động là động lực quan trọng của sự phát triển KT
– XH ở mỗi quốc gia hay mỗi địa phương riêng biệt Lao động đóng vai trò quan trọng
và không thể thiếu, quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Thủy
1 Dân số 95336 96197 96525 861 0,9 328 0,341.1 Phân theo giới tính
- Nam 47186 47696 47951 510 1,08 255 0,83
- Nữ 48150 48501 48574 351 0,73 73 0,151.2 Phân theo khu vực
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Thủy)
Từ số liệu bảng 4 chúng ta có thể thấy, dân số của huyện qua các năm tăng khá
cao Năm 2008 là 96525 người tăng 1189 người so với năm 2007 Năm 2008 so vớinăm 2007, năm 2007 so với năm 2006 tốc độ tăng dân số đều là 1,01 lần Với diện tích
tự nhiên của huyện là 458,18km2 và dân số năm 2008 là 96525 người thì mật độ dân
số của huyện là 211 người/km2 Hiện nay với việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa thìdân số của huyện sẽ tiếp tục gia tăng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Cùng với sự gia tăng dân số thì tổng số lao động của huyện cũng tăng qua các
năm Năm 2006 là 53918 người thì đến năm 2008 là 55018 người Xét về cơ cấu giớitính qua 3 năm ta thấy nữ nhiều hơn nam Nếu xét cơ cấu ngành nghề, thì lao động
ngông nghiệp qua các năm đã có xu hướng giảm xuống và lao động trong các ngànhcông nghiệp, dịch vụ tăng lên Năm 2008 so với năm 2007 lao động nông nghiệp đãgiảm 979 người tương ứng giảm 5,04% Lao động trong các ngành công nghiệp – tiểuthủ công nghiệp tăng 2,01%; lao động trong các ngành thương mại – dịch vụ tăng 410
người tương ứng tăng 2,66% Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do diện tích đất
nông nghiệp giảm mạnh, lực lượng lao động trước kia tham gia vào lĩnh vực nôngnghiệp bây giờ không còn đất sản xuất bắt buộc phải chuyển sang các ngành nghề
khác như công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ Trong thời gian đầu của quá
trình thu hồi đất các lao động sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với việcchuyển đổi ngành nghề nhưng đây là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH – HĐH và
đô thị hóa Điều này đòi hỏi chính quyền các cấp cần có những chính sách thích hợp
nhằm giúp đỡ các lao động trong việc chuyển đổi việc làm, hạn chế đến mức thấp nhấtnhững tác động tiêu cực của quá trình thu hồi đất đến đời sống, việc làm và thu nhậpcủa lao động nông thôn
Trong những năm trở lại đây, nhờ sự nỗ lực của bản thân các lao động không cóviệc làm và chính quyền địa phương, tỷ lệ lao động không có việc làm đã giảm xuống,
tuy chưa nhiều nhưng đó là thành tích đáng khen ngợi Nhìn chung sự chuyển dịch cơ
cấu lao động theo xu hướng trên là hợp lý với tiến trình CNH – HĐH của nền kinh tếnói chung và của huyện nói riêng
2.2 Tác động của việc thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của 3 xã điều tra
2.1.1 Đặc điểm của 3 xã điều tra
* Xã Thủy Dương
Xã Thủy Dương có tổng diện tích đất tự nhiên 1.249,89 ha và tổng dân số toàn xã
là 11.115 người Phía Đông giáp với xã Thủy Châu; Phía Tây giáp với xã Thủy Dương
và Thủy Bằng; Phía Nam giáp với xã Phú Sơn; Phía Bắc giáp với xã Thủy Thanh Xã
có vị trí địa lý gần trung tâm thành phố Huế, giao thông thuận lợi cho việc phát triểnkinh tế - xã hội Là một trong những xã phát triển nhất của toàn huyện
Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Quá trình đô thị hóa ở Thủy Dương diễn ra khá sớm (vào khoảng năm 2000 vàmạnh nhất trong giai đoạn 2005 - 2010) Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho việc xâydựng các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện, các tiểu khu côngnghiệp, các công trình trạm y tế, trường học, khu tái định cư, khu đô thị Các côngtrình này đã mang lại những biến đổi tích cực trong đời sống của người dân trên địabàn xã nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung.
* Xã Thủy Phương
Xã Thủy Phương có tổng diện tích đất tự nhiên 2.825,06 ha và tổng dân số
12.910 người Nằm phía Tây huyện Hương Thủy, ở vị trí trung tâm thành phố Huế và
thị trấn Phú Bài Phía Bắc giáp với xã Thủy Thanh; Phía Nam giáp với xã Phú Sơn;Phía Tây giáp với xã Thủy Dương; Phía Đông giáp với xã Thủy Châu
Toàn xã có 3.028 hộ với trên 1.960 số hộ làm nông nghiệp, số lao động thuần
nông đang chiếm tỷ lệ lớn, ngoài việc có truyền thống sản xuất nông nghiệp (sản xuấtcây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu) thì chăn nuôi của xã cũng rất phát
triển mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho các nông hộ trong xã
Quá trình thu hồi đất trên địa bàn xã diễn ra vào năm 2005 và bắt đầu phát triểnmạnh từ năm 2007 Diện tích đất bị thu hồi không ổn định do đặc điểm của thu hồi đất
là lúc nào có dự án, quy hoạch thì mới bắt đầu thu hồi, diện tích bị thu hồi nhiều hay ít
do nhu cầu của các dự án Các công trình được xây dựng trên địa bàn xã ngày càngnhiều, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
Trên địa bàn xã hiện nay có khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Thủy Phương,
đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm và phát triển kinh tế của địa phương
* Xã Thủy Vân
Xã Thủy Vân có tổng diện tích đất tự nhiên 492,5 ha và tổng dân số 5.968 người,
là vùng đồng bằng của huyện Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế 2km Phía
Bắc giáp với xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang); Phía Nam giáp với phường Xuân Phú;Phía Tây giáp với phường Vỹ Dạ; Phía Đông giáp với xã Thủy Thanh
Xã Thủy Vân là một xã thuần nông của huyện Hương Thủy, có vị trí gần trungtâm thành phố Huế nên rất thuận lợi để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
thương mại – dịch vụ Quá trình thu hồi đất trên địa bàn xã bắt đầu diễn ra từ năm
Đại học Kinh tế Huế
Trang 322007 phục vụ cho mục đích xây dựng đường Tự Đức – Thuận An, khu tái định cư xãThủy Vân và một phần trong khu đô thị Đông Nam Thủy An Phần lớn diện tích đất bịthu hồi ở xã Thủy Vân là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, người dân sống chủ yếudựa vào nông nghiệp nên việc chuyển đổi ngành nghề đang còn gặp nhiều khó khăn,
số lượng lao động di dân lên thành thị tìm việc còn phổ biến, địa phương chưa có cáckhu công nghiệp, các doanh nghiệp…để thu hút lao động vào làm việc Địa phương
chưa có chính sách hỗ trợ lao động mất việc làm, chưa có các cơ sở dạy nghề, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại – dịch vụ chưa phát triển mạnh Đó là những khó khăn màthời gian tới xã Thủy Vân cũng như các địa phương bị thu hồi đất cần khắc phục nhằmgiải quyết tốt hơn vấn đề việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống của người dân
2.2.2 Tình hình thu hồi đất cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở 3 xã điều tra
2.2.2.1 Diện tích đất bị thu hồi
Quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra trong một thời gian khá dài và
có sự khác biệt giữa các xã trong huyện Đô thị hóa cùng với nó là việc thu hồi đất đểxây dựng các công trình giao thông, khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.Trong những năm gần đây, quá trình này đã làm biến đổi sâu sắc đời sống việc làm,thu nhập cũng như tâm lý của các hộ nông dân đặc biệt là các hộ bị thu hồi đất sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Để thấy rõ hơn tình hình đất đai bị thu hồi và lý giải vì sao tôi chọn 3 xã Thủy
Vân, Thủy Dương, Thủy Phương làm điểm điều tra, chúng ta xem xét bảng biến độngdiện tích đất trên địa bàn 3 xã này:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm 2007 – 2009 tổng diện tích đất bị thuhồi trên địa bàn 3 xã là 639,98 ha Xã Thủy Phương có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất325,27 ha chiếm 11,51% diện tích đất tự nhiên của xã và chiếm 39,79% diện tích đất
bị thu hồi toàn huyện Trong đó, đất dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm 62,89%tổng diện tích đất bị thu hồi Tiếp đến là xã Thủy Dương với diện tích đất bị thu hồi là
220,64 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 56,69%), chiếm 17,65% diện tíchđất tự nhiên toàn xã và chiếm 26,99% diện tích đất bị thu hồi toàn huyện Giai đoạn
2007 – 2009 toàn xã Thủy Vân bị thu hồi 73,58 ha (trong đó đất phần diện tích đấtnông nghiệp bị thu hồi chiếm 78,22%), chiếm 19,1% diện tích đất tự nhiên của xã vàchiếm 11,51 % diện tích đất bị thu hồi toàn huyện
Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Bảng 5: Tình hình thu hồi đất của 3 xã giai đoạn 2007 - 2009
Trong đó % DT đất bị thu hồi
so với
Đất SX
nôngnghiệp
Đất ở Đất
khác
DT đất
tự nhiêncủa xã
DT đất bị
thu hồitoànhuyện
(Nguồn: Báo cáo của 3 xã điều tra năm 2009)
Qua phân tích bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng, phần lớn diện tích đất bịthu hồi là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất ở và đất khác chiếm một tỷ lệ rất ít,
điều này dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp bị mất việc
làm do thu hồi đất Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những chínhsách thích hợp khi quy hoạch sử dụng đất, hạn chế tối đa việc thu hồi đất cho đô thịhóa ở những vùng sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm đảm bảo cuộc sống của
người dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
2.2.2.2 Số hộ bị thu hồi đất
Thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên địa bànhuyện, số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất ngày càng nhiều Do diện tích đất nông nghiệp
bị thu hồi trên địa bàn 3 xã Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Vân chiếm đa số diện tích
đất bị thu hồi trên địa bàn huyện nên số hộ bị ảnh hưởng là tương đối lớn Để thấy rõ hơn
những ảnh hưởng của thu hồi đất đến các hộ trên địa bàn 3 xã ta xem xét bảng 6:
Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Bảng 6: Số hộ bị thu hồi đất của 3 xã
Xã Tổng
số hộ
Số hộ
bị thuhồi đất
% số hộ
bị thuhồi
Trong đó
Thuầnnông
NN kiêmNn
Ngànhnghề
1 Xã Thủy Dương 2.795 462 16,53 307 110 45
2 Xã Thủy Phương 3.099 687 22,17 455 197 35
3 Xã Thủy Vân 1.422 386 27,14 293 81 12
(Nguồn: Báo cáo của 3 xã điều tra năm 2009)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy, số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất
trên địa bàn 3 xã là tương đối nhiều Xã Thủy Dương có 462 hộ bị thu hồi đất chiếm
16,53% tổng số hộ của xã Trong đó, số hộ thuần nông là 357 hộ (chiếm 66,45% số hộ
bị thu hồi đất), nông nghiệp kiêm ngành nghề là 110 hộ (chiếm 23,81% số hộ bị thuhồi đất), ngành nghề là 45 hộ (chiếm 9,74% số hộ bị thu hồi đất)
Xã Thủy Phương năm 2009 có 687 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chiếm 22,17%tổng số hộ của xã Trong đó hộ thuần nông chiếm 455 hộ (chiếm 66,23% tổng số hộ bịthu hồi), nông nghiệp kiêm ngành nghề là 197 hộ, dịch vụ là 35 hộ Ở xã Thủy Vân số
hộ bị thuần nông bị thu hồi đất là 293 hộ (chiếm 75,91% tổng số hộ bị thu hồi), 81 hộnông nghiệp kiêm ngành nghề và 12 hộ làm dịch vụ
Như vậy, số hộ thu hồi đất đa số là thuần nông, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
việc làm và thu nhập của người lao động sau thu hồi đất vì đa số các lao động đều chỉ
có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực phinông nghiệp, trình độ văn hóa, CM – KT còn thấp, để chuyển đổi ngành nghề còn gặpnhiều khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực từ bản thân các lao động Chính quyền địa phươngnên có các chính sách quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đào tạo nguồn lao động và định
hướng nghề nghiệp cho các lao động mất việc làm nhằm tạo cơ hội việc làm cho cáclao động, nâng cao tay nghề, ổn định cuộc sống
2.2.2.3 Cơ cấu việc làm của 3 xã điều tra
Quá trình đô thị hóa cùng với nó là thu hồi đất nông nghiệp diễn ra sẽ tác động
đầu tiên đến việc làm của người lao động, họ phải từ bỏ công việc, ngành nghề quen
thuộc của mình để đi tìm một nghề mới Đây là một quá trình lâu dài và nhiều tháchthức Cơ cấu việc làm của 3 xã đã có những thay đổi nhất định Để hiểu rõ hơn về cơcấu việc làm của 3 xã chúng ta xem xét bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Bảng 7: Cơ cấu việc làm của 3 xã điều tra năm 2009
Chỉ tiêu Xã Thủy Dương Xã Thủy Phương Xã Thủy Vân Chung cho 3 xã
(Nguồn: Báo cáo của 3 xã điều tra năm 2009)
Đại học Kinh tế Huế