1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

76 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 587,91 KB

Nội dung

Ảnh hưởng, của độ tuổi, giới tính đến thời gian làm việc của hộ ...43 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

 

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS Nguyễn Quang Phục Phạm Văn Nam

Huế, 05/2012

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập và nghiên cứu của tôi trong bốn năm học tại giảng đường trường Đại học Kinh tế Huế Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự

nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các

thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân, trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Huế.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Huế, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Ths Nguyễn Quang

Phục, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin trân trọng cám ơn các cô chú, anh chị trong phòng Lao động – Thương binh

và xã hội huyện Phú Vang, cùng toàn thể các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phạm văn Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM 4 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 4

1.1.1 Khái niệm về lao động 4

1.1.2 Khái niệm về việc làm 4

1.1.3 Phân loại việc làm 5

1.1.4 Khái niệm tạo việc làm 6

1.1.5 Mục đích, ý nghĩa của tạo việc làm 7

1.2 Ảnh hưởng của tạo việc làm đến sử dụng nguồn nhân lực 8

1.2.1 Những tác động của tạo việc làm đến sử dụng nguồn nhân lực 8

1.2.2 Sự cần thiết phải tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động 9

1.3 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 10

1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC 13

1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp 13

1.4.2 Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm 13

1.4.3 Thu nhập bình quân của một lao động nông thôn trong năm 14

1.4.4 Năng suất lao động 14

1.5 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 15

1.5.1 Huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) 15

1.5.2 Huyện Thạch Thất ( Hà Nội) 16

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ

VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 18

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ VANG 18 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 18

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết 18

2.1.2 Tổng quan kinh tế xã hội huyện Phú Vang năm 2011 19

2.1.2.1 Về kinh tế 21

2.1.2.2 Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp 22

2.1.1.3 Địa hình, đất đai 23

2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA HUYỆN PHÚ VANG 27

2.2.1 Tình hình dân số và nguồn lao động của huyện Năm 2011 27

2.2.1.1 Tình hình chung 27

2.1.1.2 Tình hình cụ thể 27

2.2.2 Tình hình việc làm, xuất khẩu lao động của huyện trong giai đoạn 29

2007 - 2010 29

2.2.3 Đánh giá chung về những kết quả đạt được 32

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG – THỪA THIÊN HUẾ 33

3.1.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU ĐIỀU TRA 33

3.2 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG 35

3.2.1 Quy mô của lực lượng lao động 35

3.2.2 Cơ cấu lao động nông thôn 35

3.3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM 39

3.3.1 Vấn đề việc làm với việc phân bổ quỹ thời gian 39

3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới lao động 43

3.3.2.1 Ảnh hưởng, của độ tuổi, giới tính đến thời gian làm việc của hộ 43

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 52

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

4.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 52

4.1.1 Phương hướng 52

4.1.2 Mục tiêu 53

4.2 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG 53

4.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động 53

4.2.2 Giải pháp liên quan đến vấn đề chính sách 54

4.3 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 55

4.3.1 Phát triển kinh tế để tạo việc làm 55

4.3.2 Đào tạo nghề 55

4.3.3 Cho vay vốn từ Qũy quốc gia hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo 56

4.3.4 Xuất khẩu lao động 57

4.3.5 Hoạt động dịch vụ việc làm 57

PHẦN III 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

3.1 KẾT LUẬN 59

3.2 KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của Việt Nam năm 2010 13

Bảng 2: Những kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu năm 2011 19

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai huyện Phú Vang giai đoạn 2001 – 2010 26

Bảng 4: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương 27

Bảng 5.1 Tình hình chung mẫu điều tra 34

Bảng 5.2 Một số chỉ tiêu chung cho các mẫu điều tra 34

Bảng 6: Cơ cấu lao động huyện Phú Vang theo nghành nghề 36

Bảng 7: Tình hình sử dụng thời gian làm việc của người lao động nông thôn huyện Phú Vang 42

Bảng 8: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian lao động 44

Bảng 9: Ảnh hưởng của giới tính đến thời gian làm việc của lao động 48

Bảng 10: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động 50

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quânBQC Bình quân chung

CN Công nghiệpCNH Công nghiệp hóaHĐH Hiện đại hóaKHCN Khoa học công nghệĐVT Đơn vị tính

TC Trung cấpTTCN Tiểu thủ công nghiệpXKLĐ Xuất khẩu lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500m2

1 ha = 10.000m2

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu nghiên cứu

+ Phân tích, đánh giá thực trạng lao động, việc làm của người lao động nông thônhuyện Phú Vang, Tỉnh TT.Huế giai đoạn 2009 – 2011

+ Đề xuất , định hướng một số giải pháp góp phần tạo được nhiều việc làm đồng thờinâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn ở địa bàn nghiên cứu

 Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND huyện Phú Vang các năm 2009, 2010,2011

+ Thông tin thu thập từ UBND huyện Phú Vang, phòng Lao động thương binh& xãhội huyện, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, từ các xã được chọn để nghiên cứu+ Số liệu thu thập được từ các hộ dân thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp

+ Sách báo, tạp chí, luận văn, báo cáo… có liên quan đến đề tài nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra chọn mẫu

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

+ Phương pháp phân tích kinh tế

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp hệ thống

+ Phương pháp so sánh

 Các kết quả nghiên cứu đạt được

+ Thấy rõ được quy mô của lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện có xuhướng giảm dần và cơ cấu lao động huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần laođộng trong lĩnh vực thuần nông nghiệp và tăng dần lao động trong các lĩnh vực dịch

vu, nghành nghề và nông nghiệp kiêm dịch vụ

+ Phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng quỹ thời gian làm việc của 3 nhóm hộ làthuần nông, nông kiêm và phi nông nghiệp

+ Nghiên cứu, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình sử dụngngày công làm việc của lao động

+ Đề ra một số giải pháp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng và thunhập cho lao động nông thôn đồng thời đề xuất môt số kiến nghị với chính quyền địaphương các cấp trong việc đưa ra các chính sách, chương trình về lao động, việc làmcho người dân địa phương mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt nam là một nước đông dân trên thế giới Dân cư lao động tập trung chủ yếu

ở nông thôn, trong khi đó nền kinh tế đất nước cũng chậm phát triển, nhất là khu vựcnông thôn nên vấn đề lao động việc làm đang là vấn đề gay gắt, bức xúc ở nước ta.Chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế đã tác động không

ít tới nền kinh tế nước ta, đặc biệt là tình hình lao động việc làm của lao động nóichung và lao động nông thôn nói riêng Vì vậy vấn đề việc làm đối với người lao độngvẫn là vấn đề được xã hội quan tâm

Ở Việt Nam ta, tình hình lao động việc làm ở nông thôn từ lâu đã có nhiều vấn đềcần giải quyết Đó là bình quân diện tích canh tác theo đầu người thấp, khoảng dưới10%, thu nhập rất hạn chế, chỉ ở mức thấp, trong khi đó rất nhiều chi tiêu phát sinh.Phần lớn người trẻ khỏe có trí thức, kỹ năng nhất định đi tìm việc ở đô thị khu côngnghiệp, có nơi chiếm tới 40% lao động có hộ khẩu thường trú tại địa phương Người ởlại làm việc chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi, trẻ em…

Do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, nhiều hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, nhiềungười lao động mất việc làm phải trở về nông thôn Chưa kể lao động thời vụ ở cáclàng nghề, lao động không chính thức tại đô thị (bán hàng rong, thu mua đồng nát, làmphụ hồ, chạy xe ôm…) thường xuyên trở về vào thời vụ sản xuát nông nghiệp Trướctình hình này đòi hỏi các cấp chính quyền phải có những giải pháp cụ thể thiết thực đểgiải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động

Là một huyện đồng bằng ven biển thuần nông, nằm ở phía đông nam tỉnh ThừaThiên Huế, với lợi thế là có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, lại được thiên nhiên ưu đãikhi có cả đồng bằng, đầm phá trù phú, có đường bờ biển dài, tuy nhiên kinh tế củahuyện còn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nông nghiệp còn khá nghèo nàn

và lạc hậu Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó tính chấtlao động thời vụ nên lao động nông nhàn, thiếu công ăn việc làm khá lớn Lao độngnông thôn di cư tìm việc làm ngày càng gia tăng Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấunghành nghề chưa hợp lý, đất đai sử dụng chua tương xứng với tiềm năng của vùng…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

mặt khác chất lượng lao động còn thấp nên cơ hộ tìm kiếm việc làm trong địa bànhuyện còn gặp không ít khó khăn.

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông thôn nói chung và lao động nôngthôn Phú Vang nói riêng đang là vấn đề nóng bỏng, được các cấp chính quyền vàngười dân đặc biệt quan tâm vỉ thiếu việc làm, thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đếnđời sống gia đình mà còn tác động xấu đến sự phát triển chung của xã hội qua quatrình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nhìn thấy một cách khái quát thực trạng việc làm vàđời sống của người lao động trên địa bàn nghiên cứu Từ đó tìm ra được những giảipháp cụ thể góp phần giúp người lao động ổn định việc làm và phát triển đời sống

Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng lao động và việc làm của

lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt

nghiệp cho mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về việc làm thu nhập của laođộng nông thôn nói chung và lao động nông thôn huyện Phú Vang nói riêng

- Phân tích đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việclàm của lao động nông thôn huyện Phú Vang

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm để tạo việc làm, tăng thu nhập, nângcao mức sống cho người dân nông thôn địa bàn nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp chọn điểm và chọn hộ điều tra

: Phú vang là một huyện đồng bằng duyên hải do vậy để đảm bảo tính hợp lý vàchính xác tôi chọn điều tra ở ba vùng Vùng trọng điểm nông nghiệp của huyện chọn

xã Phú Mậu Vùng đang đô thị hóa chọn xã Phú Thượng và vùng đánh bắt nuôi trồngthủy sản ven đầm phá Tam Giang chọn xã Phú Xuân

Sau khi tiến hành lựa chọn địa điểm nghiên cứu đại diện, việc chọn hộ điều trađược thực hiện một cách ngẫu nhiên tại ba xã được chọn Để đảm bảo tính đại diện thì

sẽ chọn điều tra 90 hộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: Điều tra 90 hộ ở 3 xã theo mẫu thiết kế sẵn phục vụ cho mục

đích nghiên cứu phương pháp điều tra là phỏng vấn hộ dân đã được chọn trước

- Số liệu thứ cấp: Thu thập các văn bản thông tin liên quan từ UBND huyện

Phú Vang và các xã nghiên cứu

 Phương pháp phân tích kinh tế: từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ

thống biểu bảng để phân tích đánh giá tình hình chung qua các năm và tình hình sửdụng lao động và thu nhập lao động nông thôn của huyện năm 2011 Đồng thời nghiêncứu còn sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh gí kết quả của các hoạt động tạo thu nhậpcủa lao động nông thôn của huyện

 Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu dựa trên sự chỉ dẫn, góp ý của giảng

viên hướng dẫn, các cô chú ở cơ quan thực tập, cán bộ địa phương và các hộ nông dân

 Phương pháp hệ thống: Nhằm xem các tương tác của các yếu tố bên trong và

bên ngoài

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề việc làm và lao động của lao động nông thônhuyện Phú Vang, tỉnh TT.Huế giai đoạn 2009 - 2010 Do điều kiện hạn chế về thờigian nghiên cứu, trình độ bản thân và nguồn lực còn hạn chế, đồng thời nội dung đề tàirộng, phức tạp nên tôi chỉ tập trung tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản của laođộng và việc làm huyện Phú Vang

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.1 Khái niệm về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người Lao động là hành động diễn

ra giữa con người và giới tự nhiên Trong quá trình lao động, con người vận dụng sứctiềm tàng trong cơ thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên,chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi những vật chất đó làm cho chúng trởnên có ích cho đời sống của mình

Lao động chính là việc sử dụng sức lao động Sức lao động là yếu tố tích cựcnhất hoạt động trong quá trình lao động, nó tác động và đưa các tư liệu lao động vàohoạt động để tạo ra sản phẩm.a

Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba thành phần hợp thành: người laođộng, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hóa thì sức lao động là một trong các nguồnlực khởi đầu của sản xuất

Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kếthợp đồng lao động

1.1.2 Khái niệm về việc làm

Trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung người lao động được coi là cóviệc làm và được xã hội thừa nhận là người làm việc trong thành phần kinh tế quốcdoanh, khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tập thể Trong cơ chế đó, nhà nước bố trílàm việc cho người lao động

Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản Theo điều 13 chương 3 Bộluật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 đã ban hànhthì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đượcthừa nhận là việc làm” Quan niệm về việc làm này đã làm cho nội dung của việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

được mở rộng và tạo khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việclàm cho nhiều người Điều này được thể hiện trên hai góc độ:

+ Thị trường việc làm được mở rộng bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, cáchình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng không hạn chế về mặt không gian(trong nước, ngoài nước…)

+ Người lao động được tự do hành nghề; được tự do liên doanh, liên kết; tự dothuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạo việc làmcho mình và thu hút thêm nhiều lao động

Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụthuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Một người lao động có việc làm khingười ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội, thôngqua việc làm để họ thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu nhập cho mình

Hai phạm trù lao động và việc làm có liên quan với nhau và cùng phản ánh mộtloại lao động có ích của con người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn không giốngnhau vì: có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng ngược lại có lao động thì chưachắc có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người laođộng đang làm

1.1.3 Phân loại việc làm

Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau

Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động:

- Việc làm đầy đủ: Theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong cuốn sử dụng lao động

và giải quyết việc làm ở Việt Nam thì “Việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn nhu cầu việclàm của bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân Hay nói cách khácviệc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thìđều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn”

- Thiếu việc làm: Được hiểu là không tạo được điều kiện cho người lao động sử

dụng hết thời gian lao động của mình Theo tổ chức lao động thế giới (WLO) thì kháiniệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau:

+ Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậmchí còn quá thời gian quy định nhưng thu nhập thấp do tay nghề , kỹ năng lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

thấp, điều kiện lao động không tốt, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp,thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn.

Thước đo của thiếu việc làm vô hình:

K = (Thu nhập thực tế / Mức lương tối thiểu hiện hành) x 100%

+ Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian íthơn quỹ thời gian quy định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việclàm, luôn sẵn sàng để làm việc

Thước đo của thiếu việc làm hữu hình:

K = ( Số giờ làm việc thực tế / Số giờ làm việc theo quy định) x 100%

- Thất nghiệp: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không có

việc làm, có khả năng lao động hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìmviệc làm Thất nghiệp được chia thành:

+ Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức lao động giữacác vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống

+ Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, việclàm Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu củaviệc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động

+ Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp và không ổnđịnh Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao động cao sẽ xảy ra thấtnghiệp chu kỳ.

Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động:

- Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian

nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật

- Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau

công việc chính

1.1.4 Khái niệm tạo việc làm

Tạo việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và nó chịuảnh hưởng của nhiều nhân tố như: vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sảnphẩm…Vì vậy tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố này, thông qua nó để người

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

lao động tạo ra các của cải vật chất ( số lượng, chất lượng ), sức lao động ( tái sản xuấtsức lao động ) và các điều kiện kinh tế xã hội khác.

Có thể biểu thị mối quan hệ giữa việc làm và một số nhân tố cơ bản qua hàm số sau:

Y = F ( x,z,k…n)Trong đó:

Y: Số lượng việc làm được tạo ra

x: Số vốn đầu tư

z: Sức lao động

k: Nhu cầu của thị trường về sản phẩm

Tạo việc làm được phân loại thành:

- Tạo việc làm ổn định: Công việc được tạo ra cho người lao động mà tại chỗlàm việc đó và thông qua công việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tối thiểuhiện hành và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên Việc làm ổn định luôn tạo chongười lao động một tâm lý yên tâm trong công việc để lao động có hiệu quả hơn

- Tạo việc làm không ổn định: Được hiểu theo hai nghĩa, đó là:

+ Công việc làm ổn định nhưng người thực hiện phải liên tục năng động theo thờigian, thường xuyên thay đổi vị trí làm việc nhưng vẫn thực hiện cùng một công việc

+ Công việc làm không ổn định mà người lao động phải thay đổi công việc củamình liên tục trong thời gian ngắn

1.1.5 Mục đích, ý nghĩa của tạo việc làm

Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa

tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động Tạo việc làm và giải quyết việc làmcho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, nó mang mục đích và ýnghĩa vô cùng to lớn đối với từng người lao động cũng như toàn xã hội

* Mục đích của tạo việc làm là nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồnlực, các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực xã hội

- Về mặt xã hội, tạo việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò củamình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội.Không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như:Trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút…Giải quyết việc làm cho người lao động nhất là thanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

niên chính là hạn chế các tệ nạn xã hội do không có công ăn việc làm gây ra và giảiquyết các vấn đề kinh tế - xã hội đòi hỏi.

- Về mặt kinh tế, khi con người có việc làm thì sẽ thỏa mãn được các nhu cầuthông qua các hoạt động lao động để thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần; ổn định vànâng cao đời sống của người lao động Việc làm hiện nay gắn liền với thu nhập; ngườilao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp, đó là một thực tế do nhu cầuđòi hỏi của xã hội Hiện nay, nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt, tiền côngkhông đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, hiệu quả làm việc không cao, ỷ lại,ngại đi xa các thành phố, thị xã Một mặt, thất nghiệp ở thành thị nhưng mặt khác ởnông thôn lại thiếu cán bộ, thiếu người có trình độ chuyên môn Bởi vậy, tạo điều kiện

có việc làm cho người lao động thôi thì chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhậpcao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động

* Ý nghĩa:

Giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ tham giavào quá trình sản xuất xã hội, cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bảncho sự tồn tại và phát triển của con người

1.2 Ảnh hưởng của tạo việc làm đến sử dụng nguồn nhân lực

1.2.1 Những tác động của tạo việc làm đến sử dụng nguồn nhân lực

Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu quảnguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và vốn Trong đó, việc sử dụng nguồnnhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển đó, tạo việc làm nhằmnâng cao hiệu quả nguồn nhân lực thông qua các hướng sau:

- Tạo việc làm và giải quyết việc làm nhằm phân bổ lao động một cách hợp lý,góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý đưa đến một hệ thống phân công lao động phùhợp với cơ cấu hệ thống ngành nghề có sự phối hợp hài hòa giữa các bộ phận tổ chức;

bố trí lao động với các đặc điểm, tính chất của công việc sẽ nâng cao năng suất laođộng cá nhân, giúp họ phát triển khả năng và sự sáng tạo của mình cho quá trình sảnxuất phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

- Tạo ra nhiều chỗ làm việc mới sẽ thu hút nhiều lao động tham gia vào quátrình sản xuất xã hội và sẽ giải quyết các vấn đề mang tính xã hội như: nâng cao, cảithiện đời sống; hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

- Tạo việc làm là một trong những động lực thúc đẩy nâng cao chất lượngnguồn nhân lực Vì khi các công việc được tạo mới bao giờ cũng đòi hỏi một chuyênmôn kỹ thuật cao ở người lao động mà theo quy luật của quá trình tuyển dụng thìngười ứng cử viên cũng phải có trình độ tương đương đáp ứng yêu cầu của công việc.Điều đó đòi hỏi người lao động luôn có xu hướng tích lũy kiến thức, trình độ lànhnghề cho chính mình để có cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế

1.2.2 Sự cần thiết phải tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động

- Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thểhiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vậtchất, tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan hệ giữa xã hội

và con người Việc làm là nơi diễn ra những hoạt động của người lao động, những hoạtđộng này được công nhận qua những công việc mà họ đã làm và nó cũng là nơi để họthể hiện những kết quả học tập của mình_đó là trình độ chuyên môn

- Tạo việc làm là vấn đề chính để người lao động có việc làm và có thu nhập đểtái sản xuất sức lao động xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và do đó hạn chế được nhữngphát sinh tiêu cực do thiếu việc làm gây ra

- Tạo việc làm đáp ứng nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu lao động của con người

vì lao động là phương tiện để tồn tại chính của con người

Do đó, mọi chủ trương chính sách đúng đắn là phải phát huy cao độ khả năngnguồn lực con người, nếu có sai phạm thì nguồn lao động sẽ trở thành gánh nặng, thậmtrí gây trở ngại, tổn thất lớn cho nền kinh tế cũng như xã hội Vì vậy, một quốc gia giảiquyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động là thành công lớn cho sự nghiệp pháttriển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.3 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Trong những năm đổi mới vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế

to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, Tuy vậy nông thôn Việt Nam hiện naychiếm hơn 70% lao động xã hội và thách thức lớn nhất trong khu vực này là tình trạngthất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động đang rất lớn và có thể tiếp tục tăng

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, 70% dân số nước ta đang sống ở khuvực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực lượng lao động của cảnước, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất thấp, phương thức sảnxuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao Giai đoạn 2000 – 2007, tốc độ tăng trưởnglao động của cả nước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng cuả lao động nông thôn

là 2,18% Năm 2007, lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 22,3% cảnước, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,5%, Tây Bắc chiếm 3,18, vùng TâyNguyên chiếm 5,59%

Khả năng tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn hằng năm là rất hạn hẹp Giai đoạn

2001 – 2004 cả nước tạo việc làm cho 1,4 – 1,5 triệu lao động Thời gian vừa qua, việclàm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất đai canh tác Với dân số và nguồn nhân lựcngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của Việt Nam tính bình quân đầu người (năm 2008 là 1095m2/ người) vốn đã vào loại thấp của thế giới lại càng ít hơn, khókhăn nhiều hơn cho việc tạo công ăn việc làm ở nông thôn Ngoài ra hệ số sử dụng đấtbình quân cả nước là 1,4 miền Bắc là 1,2 và hiện có khoảng 445000 hộ nông dânkhông có đất Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh thì quỹ canh tác bị thuhẹp lại, nhiều lao động bị mất đất hoặc thiếu đất sẽ chuyển hướng tìm việc làm mớihoặc chuyển nghề Rõ rang, việc không sử dụng tốt yếu tố đất đai cũng là một nguyênnhân thiếu việc làm cho lao động khu vực nông thôn

Nguồn nhân lực Việt Nam (kể cả lao động trong nước và xuất khẩu) còn một sốhạn chế: Cơ cấu lao động tuy đã có bước chyển tích cực tăng tỷ lệ lao động trong khuvực công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ lệ trong khu vực nông thôn, lâm, ngư nghiệp,nhưng trên thực tế cung vẫn lớn hơn cầu về lao động Vì vậy sức ép về việc làm là rấtlớn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay Tỷ lệ thất nghiệp cảnước năm 2009 là 2,90%, ở khu vực thành thị là 4,60%, ở nông thôn là 2,25%, tỷ lệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

lớn, người lao động mất hoặc thiếu việc làm phần lớn ở khu vực doanh nghiệp nhỏ vàvừa, chủ yếu là lao động phổ thong, tay nghề kém, nhiều lao động xuất khẩu do tácđộng của khủng hoảng kinh tế nên thiếu việc làm., giảm thu nhập khoảng 1/3 Thờigian nông nhàn của lao động nông thôn cao: lao động nông hộ chỉ tập trung vào thờiđiểm xuống giống và thu hoạch nên thời gian còn lại thì nông hộ không có việc làm.Theo kết quả khảo sát, họ có khoảng 6 tháng nông nhàn Thời gian này họ không cóviệc làm dẫn đến không có thu nhập, điều kiện sống bấp bênh Nhu cầu việc làm trongthời gian này vì thể trở nên là nhu cầu cấp bách Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ vàthương mại khác hầu như không phát triển, nhu cầu sử dụng lao động vì thế rất thấp.Điều này làm cho lực lượng lao động nông thôn không được coi là nguồn lực mà làgánh nặng, tạo ra sức ép về mặt xã hội, đòi hỏi không chỉ riêng vùng nông thôn mà cảnước cùng giải quyết.

Chính vì thế di cư là xu thế chung tất yếu của cả nước đang phát triển như ViệtNam Đó là giải pháp cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và cảithiện thu nhập Trong nhiều năm nữa, dòng di cư lao động nông thôn – thành thị vẫntiếp tục gia tăng do tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh hơn và các khu công nghiệpđược mở rộng và phát triển, tiến dần tới các khu vực kém lợi thế hơn

Một dạng di cư khác là xuất khẩu lao động cũng tăng lên do thị trường lao độngngoài nước là một thị trường rất tiềm năng và đang được khai thác có hiệu quả Vấn đề

là trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng ngoại ngữ, tính kỹ thuật lao động và tuânthủ phép luật của lao động nói chung hay lao động nông thôn nói riêng ở Việt Namđang là trở ngại cho việc tuyển dụng lao động Những người di cư thành công là nhữngngười có trình độ cao hơn, trẻ tuổi và ít đất đai Vì vậy sẽ có hiện tượng thiếu hụt cuc

bộ lao động tiềm năng trẻ, khỏe, có năng lực trong khi nhiều lao động không đáp ứngyêu cầu của các doanh nghiệp ngay trên địa bàn Về lâu dài, có khả năng thiếu trầmtrọng lao động của một số nghề đặc thù đòi hỏi người lao động phải có trình độ caohoặc bậc trung, đặc biệt khi kinh tế nông thôn đã phát triển rõ nét

Hiện nay lao động có việc làm và kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 16,8%, còn lại83,2% là chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹ thuật chuyên môn Thêm vào đó hầuhết các thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm Ở vùng nông thôn,vùng sâu vùng xa, thị trường lao động chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng nơi thừanơi thiếu lao động Nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng lao động nông thôn,những năm qua công tác đào tạo lao động nông thôn đã được Đảng và Nhà nước quantâm và thu được nhiều kết quả quan trọng Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đãgóp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao độngnông nghiệp tăng lao động ngành phi công nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về laođộng Những năm gần đây công tác dạy nghề có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã ýthức được việc học nghề và một số người tham gia các khóa đào tạo tăng rõ rệt Quy

mô đào tạo dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hằngnăm tăng 20% Quy mô tuyển sinh dạy nghề trong 3 năm từ 2006 – 2008 là 4,3 triệungười, trong đó lao động nông thôn chiếm 52% Tuy nhiên các ngành nông lâm ngưnghiệp chỉ chiếm 5% số học sinh Số lao động nông thôn được học nghề ngắn hạn và

sơ cấp nghề bằng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 81/2005/QĐ – TTg giai đoạn

2006 – 2008 là 990000 người Nhiều địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh

tế, các tổ chức đoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niênnhằm phát triển các nghề truyền thống Bình quân hằng năm, các làng nghề đã đào tạođược thêm việc cho khoảng 25000 người lao động Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 đã tuyểnsinh được 120332 người, trong đó quy mô tuyển sinh năm 2008 là 48000 học sinh, laođộng nông thôn chiếm trên 85% Tính đến nay tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạonghề mới đạt 18,7% so với 25% bình quân chung cả nước Bên cạnh đó, lao độngnông thôn qua đào tạo nghề cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế Cùng với

số lượng, chất lượng công tác dạy nghề cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Trình

độ chuyên môn của người học sau khóa học còn nhiều hạn chế chưa hình thành đượcmột đội ngũ lao động có kỹ năng nghề đáp ứng với yêu cầu thị trường và hướng tớimột nền nông nghiệp hiện đại

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tin rằng với những chủ trươngchính sách và giải pháp tích cực cùng với những gói kích cầu mới của Nhà nước đồngthời với sự đồng tình, chung tay của toàn xã hội giải quyết việc làm và tìm thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra, giải quyết an sinh xã hội,thúc đẩy tăng trường kinh tế, sớm chặn được suy giảm kinh tế.

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của Việt Nam năm 2010

Thành thị

Nông thôn

Đồng bằng sông Hồng 2,61 3,73 2,18 3,50 1,58 4,23Trung du và miền núi

phía Bắc 1,21 3,42 0,82 2,15 1,97 2,18Bắc Trung Bộ và

duyên hải miền Trung 2,94 5,01 2,29 4,47 2,88 4,95Tây Nguyên 2,15 3,37 1,66 3,70 3,37 3,83Đông Nam Bộ 3,91 4,72 2,90 1,22 0,60 1,99Đồng bằng sông Cửu

Th: tổng số lao động thất nghiệp (người)

Tlđ: lực lượng lao động nông thôn (người)

1.4.2 Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm

Tỷ xuất sử dụng thời gian làm việc của lao đông trong năm: là tỷ số giữa số ngàylao động bình quân của một lao động đã sử dụng vào sản xuất so với tổng số ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

người lao động có thể làm việc được trong năm (tính bình quân cho một lao động nôngthôn).

Tỷ suất sử dụng thời gian lao động được tính theo công thức sau:

100

1 x T

N Tq

ng

v

Trong đó:

Tq: tỷ xuất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm (%)

N1v: số ngày lao động bình quân của một lao động trong năm (ngày)

Tmg: số ngày làm việc có thể huy động trong năm của một lao động nông thôn (ngày).Quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là số ngày trung bìnhmột lao động có thể dùng để sản xuất kinh doanh hoặc ngành nghề dịch vụ trong năm.Chỉ tiêu này nói lên trình độ sử dụng lao động theo ngày và qua đó thây được tỷ lệquỹ thời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong năm

1.4.3 Thu nhập bình quân của một lao động nông thôn trong năm

Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta, hộ gia đình được coi là đơn vị kinh

tế tự chủ Thu nhập của hộ là toàn bộ các khoản thu nhập bằng tiền giá trị hiện vật (kể

cả các khoản phúc lợi xuất hiện không mất tiền) mà người lao động cũng như gia đìnhnhận được trong thời gian nhất định

Thu nhập bình quân của một hộ (lao động)/ năm được tính theo công thức:

Thu nhập = Thu từ tiền công tiền lương + Thu từ sản xuất nông, lâm, ngư +

Thu từ SXKD ngành nghề, dịch vụ + Các khoản khác

1.4.4 Năng suất lao động

- Sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả chính là biểu hiện của việc khaithác các năng lực tiềm của nguồn lực trong quá trình lao động, trong khi thực hiện côngviệc thì người lao động đã trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng nguồn lực của mình ( sức lực

và trí lực) để sản xuất ra sản phẩm Do vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

ta có thể gián tiếp thông qua chỉ tiêu năng suất lao động của nguồn nhân lực, năng suất laođộng xã hội vì chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh kết quả của quá trình lao động có mụcđích của con người trong một thời gian nhất định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- “ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng sốlượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cầnthiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” Năng suất lao động nguồn nhân lực chính làbiểu hiện tổng thể các năng suất lao động của cá nhân người lao động Nhưng khi năngsuất nguồn nhân lực tăng thì năng suất lao động cá nhân tăng còn khi năng suất laođộng cá nhân tăng thì năng suất lao động nguồn nhân lực chưa chắc đã tăng do sự trìtrệ, không hiệu quả của một số lao động trong quá trình sản xuất.

1.5 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

1.5.1 Huyện Đồng Văn ( tỉnh Hà Giang)

Đồng Văn vốn được xem là một huyện khó khăn nhất nhì của tỉnh Hà Giang hiệnnay Việc giải quyết việc làm nói chung cho người lao động và lực lượng lao động trẻđịa phương nói riêng chính là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế, xóa đóigiảm nghèo hiệu quả

Vấn đề việc làm cho lao động hiện nay của huyện đang đứng trước nhiều khókhăn, thách thức do những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước đã ảnhhưởng lớn đến việc sử dụng lao động của địa phương ngay cả thị trường nội địa cũngnhư thị trường nước ngoài Bởi vậy, việc phát huy nội lực, chăm lo, giải quyết việclàm trong các tổ chức đoàn thể hiện đang được huyện khuyến khích và đề cao

Ở Huyện đoàn Đồng Văn, hoạt động tạo việc làm cho các đoàn viên, thanh niên(ĐVTN) địa phương cũng đang được chú trọng và thực hiện từ nhiều năm nay Bởi nóxuất phát từ thực tiễn thiếu việc làm trong các ĐVTN, nhất là ĐVTN hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Hiện nay, số lượng ĐVTN hoạt động trong lĩnh vực này có khoảng 13.000 laođộng, trong đó mới chỉ có khoảng 3 – 5 % được qua đào tạo nghề, còn lại vẫn chưađược đào tạo một cách khoa học Công tác giải quyết việc làm tại chỗ đã được các cơ

sở Đoàn chú trọng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu là thực hiện dịch

vụ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, tiến hành giải ngân cho vay hỗ trợ, tạođiều kiện cho các ĐVTN được vay vốn qua 6 dự án trọng điểm: Cho vay giải quyếtviệc làm, xuất khẩu lao động, vốn Học sinh - Sinh viên, hộ sản xuất kinh doanh vùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

khó khăn, hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường.

Trong năm 2008, hoạt động này đã được thực hiện với tổng số tiền giải ngân củaNgân hàng Chính sách xã hội lên đến 22 tỷ đồng Nhờ đó, nhiều thanh niên đã có cơ

sở tự tạo việc làm cho mình dựa vào những thế mạnh của địa phương, đầu tư vào pháttriển chăn nuôi gia súc, có những ĐVTN ở xã Lũng Táo, Sủng Là đang sở hữu từ 5con gia súc các loại trở lên Bên cạnh đó, để nâng cao tay nghề cho các ĐVTN, Huyệnđoàn đã tiến hành liên kết với các cơ sở dạy nghề, vận động ĐVTN tham gia các lớphọc nghề tại địa phương

Trong quý I của năm 2009, đã có 70 ĐVTN được tham gia học nghề theo ngânsách Nhà nước, với các ngành nghề chủ đạo như: Sửa chữa xe máy, kỹ thuật sản xuấtnông – lâm nghiệp kết hợp, may dân dụng… Đây là những ngành nghề được xem làphù hợp với thực tiễn địa phương và khả năng của các ĐVTN, dự kiến từ nay đến cuốinăm, sẽ phấn đấu cho 350 ĐVTN được đào tạo nghề theo hình thức này[11].

1.5.2 Huyện Thạch Thất ( Hà Nội)

Thạch Thất là huyện có diện tích bị thu hồi rất lớn, gần 2882 ha, trong đó đất nôngnghiệp chiếm 1853,53 ha, với 15.618 hộ dân (bao gồm 32.159 lao động) bị thu hồi đất,trong đó có tới 9.062 hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp Từ đó, vấn đềgiải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất cũng được đặt ra Huyện đã đưa

ra 3 mô hình chính: Liên doanh liên kết với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnhđào tạo và giới thiệu việc làm cho người dân Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất trên địa bàn dạy nghề và tuyển dụng lao động Ngoài ra là các giải pháp tạo điềukiện cho người dân đi lao động nước ngoài và mở lớp dạy nghề cho người lao độngtrung tuổi ở các địa phương

Theo nhận định của lãnh đạo Bộ LĐTBXH, khi về khảo sát thực tế tại huyện, môhình liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư trên địa bàn để đào tạo

và tiếp nhận lao động là mô hình hay và thực hiện hiệu quả nhất Các xã tổ chức ràsoát, đánh giá tình hình lao động, nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp vàcác hộ sản xuất trên địa bàn để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho phù hợp.Huyện cũng ưu tiên hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh và huyện cho cácđịa phương bị thu hồi nhiều đất Do vậy, chỉ qua 2 năm qua đã cung cấp gần 1000 lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

động cho các doanh nghiệp trên địa bàn như Công ty TNHH Phú Hưng, Công tyTNHH Khánh Sơn, Công ty CP thời trang chất lượng cao… Cùng với đó, hơn 5600lao động cũng được các cơ sở sản xuất, các làng nghề tự thu hút và dạy nghề.

Xã Bình Yên (huyện Thạch Thất) có hơn 10 dự án lớn đang triển khai nên diện tíchphải thu hồi tới hơn 600 ha (gần hết đất nông nghiệp của địa phuơng) UBND xã phốihợp với chủ đầu tư tổ chức các lớp dạy máy may công nghiệp để chuẩn bị cung cấpnguồn lao động cho Nhà máy may Bình Yên khi dự án này hoàn thành Hơn 100 máymay công nghiệp do Công ty CP Thời trang phát triển cao đưa về và trực tiếp giảngdạy cho 130 lao động đang trong giờ thực hành Các lớp đào tạo sẽ tiếp tục được mở

để đào tạo cho 500-600 lao động có nghề mới

Phối hợp với các doanh nghiệp dạy nghề, tiếp nhận lao động vào làm việc cũng làmột trong những mô hình giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất đang thực hiệnhiệu quả ở Bình Yên và nhiều xã trên địa bàn huyện Với lợi thế trên địa bàn có một số

dự án của Tổng Công ty Vinaconex, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề của huyệnphối hợp chặt chẽ với các trường đào tạo nghề của Tổng Công ty này và một số trườngdạy nghề khác để “gửi” lao động đi đào tạo và giới thiệu việc làm cho họ sau khi tốtnghiệp Hơn 2000 lao động đã biết nghề và giới thiệu việc làm cho 1738 lao động vàolàm việc tại các doanh nghiệp

Tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất ở độ tuổi 35 trở lên vẫn là một khókhăn với rất nhiều địa phương Hội phụ nữ huyện đã tìm được hướng đi khi tổ chứcđược 31 lớp cho gần 1500 lao động với các nghề mây giang đan, may công nghiệp,thêu Hiện nay, các mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đấtđang được nhân rộng trên địa bàn huyện[11]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ VANG

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phíaNam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc

Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Có bờ biển dài trên35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầmThanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang -Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt

và nuôi trồng thủy sản Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh đểphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiếnlược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khaithác và sử dụng Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đốivới khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục ngangnối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợicho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển,

có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau,lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm Mưa phân bố không đềutrong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa

cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủysản, cũng như đời sống của nhân dân Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắtđầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nướcthủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại chongành nuôi trồng thủy sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên

độ thủy triều dưới 0,52 m Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4 0,5m Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6 - 1,2m Độ cao triềutrong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển Nhìn chung chế độ thủy triều vùng venbiển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản

-2.1.2 Tổng quan kinh tế xã hội huyện Phú Vang năm 2011

Bảng 2: Những kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu năm 2011

1 Tốc độ tăng trưởng (%) 15,57 17,1 17,2Trong đó: + Dịch vụ (%) 25,10 25,42 24,5+ Công nghiệp-Xây dựng (%) 23,4 24,4 22,0+ Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%) 3,09 2,8 3,6

2 Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (tấn) 18.900 19.430 21.000

+ Sản lượng đánh bắt thủy-hải sản (tấn) 16.000 17.230 18.500+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản (tấn) 2.900 2.200 2.500

3 Sản lượng lương thực có hạt (tấn) 59.064 64.878 65.717

4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng thêm (tỷ đồng) 330 522 981,2

5 Thu ngân sách huyện (tỷ đồng) 35,648 61,4 97,8

6 Chi ngân sách huyện (tỷ đồng) 134,75 220,65 334

7 Bê tông giao thông nông thôn (km) 30 42 37

8 Kiên cố hoá kênh mương, đê bao (km) 20 20 18

9 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (%) 16,5 15,8 15

10 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,15 1,1 1,05

11 Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới (%) ( theo chuẩn cũ) 8,2 6,5 11,7

12 Tạo việc làm mới (Lao động) 3.000 3.125 4.000

13 Xuất khẩu lao động ( lao động) 250 90 95

14 Tỷ lệ hộ dùng điện (%) (Số hộ có điện sinh hoạt) 99,8 99,8 99,5

15 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (%) 87 89 90

(Nguồn: UBND huyện Phú Vang)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Qua bảng trên ta thấy về kinh tế tốc độ tăng trưởng trong ba năm 2009, 2010, 2011của huyện Phú Vang có sự tăng trưởng liên tiếp va năm sau cao hơn năm trước Từ15,57% năm 2009 lên 17,1% năm 2010 và 17,2% năm 2011 Điều này chứng tỏ có sựchuyển biến tích cực của kinh tế huyện trong ba năm qua, điều này minh chứng rằngnhững chính sách của huyện đã có tác động tích cực Đóng góp lớn nhất vào sự tăngtrưởng kinh tế của huyện là dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng đều đạt trên 20%/năm, cụthể là 25,1% năm 2009, 25,42% năm 2010 và 25,5% năm 2011 Như vậy là dịch vụ đã

có sự tăng trưởng ấn tượng, góp phần chung vào tăng trưởng kinh tế của huyện Tăngtrưởng như vậy của nghành dịch vụ cũng phù hợp với xu thế chung của cả nước Côngnghiệp xây dựng cũng có sự tăng trưởng khá ấn tượng, mỗi năm trên 20% và đạt 22%năm 2011 Thấp nhất là nhóm nông, lâm, ngư nghiệp với tốc độ tăng trưởng chỉ dừnglại ở mức một con số Năm 2009 tốc độ tăng trưởng của nó là 3,09% đến năm 2010giảm còn 2,8% và năm 2011 đã bắt đầu hồi phục nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởngcủa năm 2009, với 3,6%.Nhìn chung trong ba nhóm nghành thì nhóm nghành dịch vụ

có sự tăng trưởng mạnh nhất, tiếp đến là công nghiệp – xây dựng với tốc độ tăn trưởngđều trên 20% mỗi năm cho hai nhóm nghành Thấp nhất là nhóm ngành nông, lâm,ngư nghiệp, với tốc độ tăng trưởng mỗi năm chưa quá 4% Điều này đặt ra cho PhúVang nhiệm vụ phải tìm ra những giải pháp có hiệu quả trong việc thúc đẩy nhómngành này phát triển trong những năm tới vì phần lơn dân số Phú Vang là nông dân

Một chỉ tiêu cũng đáng được quan tâm đó là tỷ lệ hộ nghèo của huyện Năm 2009

tỷ lệ này là 8,2%, sang năm 2010 giảm xuống chỉ con 6,5% Nó cho thấy có sựchuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo của địa phương và những chính sách,biện pháp cũng như nỗ lực của người dân địa phương nơi đây đã đem lại hiệu quả cao

Nó cũng phản ánh rằng đời sống người dân đang từng ngày được cải thiện Tuy nhiên,sang năm 2011 tỷ lệ này đã lên đến 11,7% Lý giải cho sự gia tăng tỷ lệ người nghèocủa huyện là do địa phương đã áp dụng chuẩn nghèo mới của chính phủ ban hành, vớinhững tiêu chí cao hơn, một tỷ lệ không nhỏ các hộ dân thuộc diện hộ nghèo khi tiêuchí mới được áp dụng Dù áp dụng theo chuản nghèo mới hay cũ đi nữa thì nó cũngcho thấy là một bộ phận không nhỏ người dân Phú Vang đang sống trong mức nghèokhổ Do vậy chính quyền các cấp nơi đây cần nghiên cứu, đưa ra những giải pháp thiếtthực để xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo phát triển công bằng và bền vững Cùng với đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

là sự nỗ lực không ngừng của người dân, các doanh nghiệp và các thành phần kháctrong việc chung tay xóa đói giảm nghèo, năng cao mức sống của các hộ dân.

2.1.2.1 Về kinh tế

 Về phát triển dịch vụ, thương mại

- Tình hình phát triển các loại hình dịch vụ trên địa bàn vẫn ổn định và có xu thếtăng về cả quy mô và doanh số Phối hợp với 05 doanh nghiệp của tỉnh tham gia bánhàng bình ổn giá nhằm góp phần bình ổn giá cả một số mặt hàng thiết yếu Đã khảo sát

và đánh giá tình hình hoạt động chợ theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng các biệnpháp nâng cao năng lực hoạt động của BQL chợ, thực hiện các biện pháp phòng cháy,chữa cháy; tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thưc phẩm

- Tổ chức Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các của hàng xăng dầu; kiểmtra, kiểm soát thị trường chống buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chấtlượng, các hành vi gian lận thương mại khác và trốn thuế; Kiểm tra các hộ kinh doanhthực hiện việc nộp thuế và niêm yết giá, bán theo giá Vận động các đơn vị sản xuấtkinh doanh tham gia trưng bày tại Lễ Hội Vật Làng Sình- xã Phú Mậu và Lễ hội CầuNgư- Thi trấn Thuận An

- Triển khai hoạt động dịch vụ tắm biển năm 2011 kịp thời; Quy hoạch phân lô cácquầy kinh doanh trên bãi tắm; Huy động nguồn vốn để từng bước đầu tư các Bãi tắmThuận An, Phú Thuận và Vinh Thanh, tiến hành kiểm tra niêm yết giá và bán theo giániêm yết của các hộ kinh doanh, dịch vụ giữ xe, tắm nước ngọt, vệ sinh môi trường, tìnhhình cứu hộ, cứu nạn và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

- Các loại hình dịch vụ tiếp tục phát triển như dịch vụ phục vụ nông nghiệp và hậucần nghề cá phát triển theo hướng tiềm năng lợi thế của địa phương, các ngành nghềdịch vụ phục vụ nông nghiệp và khai thác thủy hải sản cũng phát triển, đẩy mạnh hoạtđộng dịch vụ sản xuất và cung ứng các loại vật liệu xây dựng Dịch vụ Bưu chính viễnthông phát triển về chất lượng và số lượng, đã mở rộng quy mô phục vụ với nhiều loạihình dịch vụ mới; Công tác tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư, góp phần sử dụng nguồn vốn có hiệuquả.Tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho con em trên địa bàn và các dịch vụ văn hoá-xãhội cũng được quan tâm phát triển

Nhìn chung, các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển khá, nhờ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

vậy giá trị sản xuất thương mại dịch vụ (theo giá thực tế) ước thực hiện năm 2011 đạt1.218,7 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2010.

 Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

- Vận động các cơ sở sản xuất TTCN tham gia các hội chợ triển lãm thương mại;tham gia trưng bày 13 gian hàng tại Lễ Hội Vật Làng Sình và Lễ hội Cầu Ngư; Đã tổchức thành công Hội nghị tổng kết và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệpnông thôn tiêu biểu năm 2011 Cấp giấy khen cho 12 cơ sở CN-TTCN và cấp giấychứng nhận cho 32 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêubiểu năm 2011

- Phối hợp với các ngành cấp tỉnh điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiếtKCN Phú Đa; quy hoạch chi tiết Cụm Công nghiệp- TTCN Thuận An, thị trấn Thuận

An Tổ chức chương trình tham vấn doanh nghiệp với Tổ chức Oxfam, tham dự Hộithảo “giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất tại địa phương lần 2”; khảo sátliên ngành về thực trạng làng nghề các xã Phú Mỹ, Phú Thuận, Phú An và Phú Mậu.-Triển khai có hiệu quả công tác khuyến công; tổng kinh phí khuyến công đã hỗ trợ335,267 triệu đồng, trong đó nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ 05 dự án với tổng số tiền 229,2triệu đồng; nguồn vốn khuyến công huyện hỗ trợ cho 05 dự án với tổng số tiền 106,067triệu đồng; Khảo sát các Cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện để lập kế hoạchkhuyến công năm 2012

Nhờ vậy, giá trị sản xuất CN – TTCN (theo giá thực tế) ước thực hiện năm 2011đạt 330,3 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch năm, tăng 18% so với năm 2010

2.1.2.2 Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp

 Về Nông nghiệp

Trồng trọt: Từng bước theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng

hoá, chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, xây dựng nhiều mô hìnhsản xuất có hiệu qủa Diện tích cây lương thực có hạt 11.490 ha/11.307 ha, so với kếhoạch tăng 183 ha, trong đó diện tích lúa cả năm: 11.429 ha so với kế hoạch tăng 182ha; Năng suất cả năm đạt 57,38 tạ/ha; Sản lượng lương thực có hạt 65.717 tấn, tăng1.717 tấn so với kế hoạch, tăng 3.377 tấn so với năm 2010

Chăn nuôi thú y: Chất lượng đàn gia súc, gia cầm có chuyển biến tốt, tỷ trọng

ngành chăn nuôi chiếm 33,5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp;Tổng đàn trâu 3.790

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

con; tổng đàn bò 3.180 con, bò lai sind 1.240 con chiếm tỷ lệ 32,2% tổng đàn Đàn lợn59.250 con, trong đó lợn hướng nạc 3.060 con chiếm 5,1% tổng đàn Đàn gia cầm460.500 con, đàn dê có 430 con; tăng 230 con Hiện nay, trên địa bàn huyện có 16trang trại và 325 gia trại chăn nuôi.

 Về Lâm nghiệp

Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và kiểm tra, xử lý cáctrường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng được triển khai tích cực Đã trồng3.020 cây tại Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Tân Mão năm 2011; Phân bổ 500 cây giốnglâm nghiệp cho các địa phương; Trồng cây dải phân cách đường nội thị 4; đã hoànthiện công trình trồng cây bóng mát đường 36 trung tâm huyện lỵ Chỉ đạo tăng cườngcông tác quản lý, bảo vệ rừng, cây bóng mát ở trung tâm huyện lỵ, thị trấn Thuận An;thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát lâm sản; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng; lập

kế hoạch trồng cây phân tán năm 2011 Trong năm 2011 ước khoản 1.000.000 câytrồng phân tán, trồng cây xanh trên các tuyến đường Trung tâm Thị trấn Phú Đa và Thịtrấn Thuận An

Trang 33

Tổng diện tích đất đai năm 2010 của huyện Phú Vang là 27987,03 ha, trong đóđất phục vụ cho mục đích nông nghiệp là 12493,55 ha, chiếm 44,64% tổng quỹ đấttoàn huyện Như vậy là đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp nói chung (bao gồmnông, lâm, ngư nghiệp) chiếm chưa tớ một nửa diện tích của huyện, đây là một tỷ lệkhá thấp so với một huyện thuần nông như Phú Vang.

Trong Đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8857,73 ha, tươngđương với 70,9% tổng diện tích đất nông nghiệp Đây cũng là điều dễ hiểu vì PhúVang là huyện thuần nông, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã có từ lâu đời và là sinh

kế chính của người dân nơi đây Đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện được sửdụng chính vào mục đích trồng cây hằng năm và cây lâu năm Trong đó diện tích trồngcây hàng năm là 8611,62 ha, chiếm 68,93% diện tích đất nông nghiệp, đây là một tỷ lệlớn Cây hàng năm của huyện được trồng chủ yếu là lúa (7303,8 ha) các cây hàng nămkhác như lạc, ngô, khoai… chiếm 1307,82 ha Đất trồng cây hàng năm của huyện chủyếu tập trung của huyện chủ yếu tập trung ở các xã trọng điểm nông nghiệp phía tây vàphía bắc của huyện

Đối với đất sản xuất lâm nghiệp, là một huyện đồng bằng ven biển nên đất lâmnghiệp của Phú Vang có đặc thù riêng so với các địa phương khác, đó là rừng ở đâychủ yếu là rừng nghập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đầm phá, với diện tích là 1699,65

ha với 661,53 ha được dùng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp

Với đất nuôi trồng thủy sản, Phú Vang có lợi thế khi nằm gần biển và phá TamGiang Rộng lớn nên nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là một trong những nghành nghềchính của người dân nơi đây Tuy nhiên, với một diện tích mặt nước vùng đầm phárộng lớn nhưng khả năng đưa vào khai thác, phục vụ cho mục đích nuôi trồng thủy sản

là chưa xứng với tiềm năng Mới chỉ có 1920,22 ha diện tích nuôi trồng thủy sản,chiếm 15,37%

Như vậy, nhìn chung đất nông nghiệp Phú Vang đã đang và được đưa vào khaithác một cách hợp lý, giảm dần diện tích có giá trị sản xuất thấp, thay vào đó là chuyểndịch dần cho những cây con có năng suất, chất lượng và có giá trị kinh tế cao, nhằmbắt kịp xu thế chuyển dịch chung của tỉnh và cả nước

Diện tích đất phi nông nghiệp là 14174,35 ha, chiếm 50,56% tổng diện tích củahuyện trong đó đất ở là 2632,22 ha, chiếm 18,57 % diện tích phi nông nghiệp Đất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

chuyên dùng vào các mục đích như đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, an ninhquốc phòng là 2752,98ha, chiếm 19,42% Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là6690,93 ha tương đương 47,2%, đây là một diện tích lớn.

Đáng lưu ý là huyện Phú Vang còn có tới 1319,13 ha đất chưa được đưa vào sửdụng chiếm 4,71% diện tích phi nông nghiệp của huyện Đây là một sự lãng phí rấtlớn, trong điều kiện đất đai là một nguồn lực có hạn và nhiều người dân đang cần đất

để mở rộng mô hình sản xuất, theo hướng mới, cũng như có nhiều hộ dân đang thiếuđất sản xuất Điều này đặt ra cho chính quyền và người dân nơi đây trong việc tìm ra

cá giải pháp cải tạo, khai thác để đưa diện tích đang lãng phí này vào các mục đíchhữu ích như sản xuất hay đất ở

Tiến hành so sánh tình hình đất đai trong giai đoạn 10 năm của huyện Phú Vang tathấy diện tích đất nông nghiệp của huyện Phú Vang đã tăng lên trong giai đoạn từ năm

2001 đến năm 2010 Năm 2001 với 10.138,49 ha, chiếm 36,23% diện tích đất củahuyện thì năm 2005 tăng lên thành 12.061,35 ha chiếm 43,10% và đến năm 2010 con

số này đã là 12.493,55 ha, chiếm 45,79% diện tích đất Như vậy là qua các năm đã có

sự gia tăng về mặt số lượng của diện tích đất nông nghiệp, kéo theo đó là sự gia tăng

về tỷ lệ đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất của toàn huyện Cùng với sự gia tăngcủa dân số, kéo theo nó là sự gia tăng nhu cầu lương thực thì sự gia tăng diện tích đấtnông nghiệp của huyện là cần thiết, để đảm bảo an ninh lương thực và đời sống nhândân, tránh làm ảnh hưởng tới đời sống người dân

Một chỉ tiêu cũng đáng chú ý đó là diện tích đất chưa sử dụng, tức là chưa dượcđưa vào sử dụng để phục vụ cho lợi ích của xã hội, điều đáng nói ở đây là tỷ lệ này khácao Năn 2001 nó với 4.671,30 ha chiếm đến 16,69% diện tích đất của toàn huyện, đếnnăm 2005 diện tích này đã giảm xuống một lượng rất lớn và còn 1.872,18 ha, chiếm6,69% diện tích đất Năm 2010 diện tích này còn 1319,13 ha chiếm 4,71% Qua cácnăm thì diện tích đất chưa được sử dụng đã giảm xuống khá lớn, tuy nhiên nó vẫn cònchiếm một tỷ lệ khá cao so với tổng quỹ đất của toàn huyện Như vậy là huyện PhúVang còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hơnnữa để có thể khai thác hết quỹ đất chưa sử dụng này, góp phần vào việc phát triển sảnxuất, kinh tế và đảm bảo tư kiệu sản xuất cho người dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai huyện Phú Vang giai đoạn 2001 – 2010

(Nguồn: Chi cục thống kê Phú Vang)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA HUYỆN PHÚ VANG

2.2 1 Tình hình dân số và nguồn lao động của huyện Năm 2011

- Số người trong độ tuổi lao động: 110.551 người Nữ: 51.449 người

- Số người có việc làm: 84.109 người tính đến 30/12/2010

 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương

Bảng 4: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tại địa phương Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Công nghiệp, Xây dựng 27.898 33 %

Nông, Lâm, Ngư nghiệp 31.755 38%

Dịch vụ, Thương mại 24.456 29%

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh & xã hội Phú vang)

Trong đó: Lao động làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp ở thành thị: 8.952 người,chiếm tỷ lệ: 17.1 %

2.1.1.2 Tình hình cụ thể

Ngay từ đầu năm 2011, UBND huyện đã giao chỉ tiêu giải quyết việc làm mới cho4.000 người, trong đó có 100 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đào tạonghề từ 2.000-2.500 lao động/năm

UBND huyện đã lập kế hoạch phân công các trung tâm, các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động phụ trách tư vấn XKLĐ và dạy nghề ở các xã, thị trấn Với sự nỗ lực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

của các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, UBND các xã, thị trấn, công tác lao động việclàm và XKLĐ dạy nghề đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể:

 Về chương trình giải quyết việc làm

- Số lao động được tạo việc làm mới năm 2011 là 4.298 lao động, đạt107,5% chỉ tiêu kế hoạch đề ra Trong đó:

+ Thông qua chương trình kinh tế - xã hội là 3.436 lao động

+ Số lao động được có việc làm mới thông qua được tuyển dụng vào các cơ quanNhà nước: 164 lao động

+ Thông qua chương trình cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm (Dự án 120):Năm 2011, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã tham mưu UBND huyện ra quyếtđịnh cho vay 44 dự án, giải quyết việc làm cho 145/300 lao động đạt 48,3% kế hoạch

đề ra

+ Thông qua chương trình Xuất khẩu lao động là 553 lao động, trong đó: XKLĐqua con đường môi giới công ty là 77 lao động đạt 77% kế hoạch đề ra, XKLĐ quacon đường môi giới người thân và XKLĐ tự do là 476

- Phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức 2 đợt Sàn giao dịch việclàm năm 2011 Sàn giao dịch đã thu hút gần 950 lượt người tham gia Trong đó: số laođộng đăng ký tìm việc làm: 365 người; số lao động tham gia phỏng vấn: 277 người Kếtquả đã có 208 lao động trúng tuyển chính thức

- Phối hợp Phòng Lao động tiền lương – Sở Lao động TBXH tỉnh tổ chức Phổ biếnpháp luật lao động cho 70 doanh nghiệp trên địa bàn huyện

- Cập nhật cập nhật thông tin cung lao động và điều tra thực trạng sử dụng và nhucầu lao động cho 20 xã, thị trấn

- Tiến hành điều tra, khảo sát thí điểm về lao động - việc làm của 09 doanh nghiệpđóng trên địa bàn

- Ngoài ra, khảo sát cầu lao động và tổng hợp 82 doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp tư nhân và các công ty cổ phần đang còn hoạt động trên địa bàn huyện

 Về chương trình xuất khẩu lao động

- Trong năm 2011, UBND huyện chỉ tập trung cho 03 đơn vị là Công ty CP hợp tácđào tạo quốc tế Sona chi nhánh tại Huế, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

XKLĐ Traenco chi nhánh tại Huế phụ trách công tác tư vấn và tuyển lao động đi xuấtkhẩu lao động ở các xã, thị trấn.

Trên cơ sở được phân công, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã phối hợp vớiUBND các xã, thị trấn tiến hành tư vấn XKLĐ và dạy nghề tại các thôn, cụm dân cư.Các đơn vị tuyển dụng đã tổ chức tư vấn Xuất khẩu lao động 25 buổi/20 xã, thị trấnvới gần 1.110 lượt người tham gia

Đến ngày 29/12/2009, toàn huyện đã có 77 lao động đã xuất cảnh, so với kế hoạch đề

ra ngay từ đầu năm là 100 người, đạt tỷ lệ 77% Có khoảng 61 người đi lao động nướcngoài theo hình thức du lịch kết hợp lao động có thu nhập cao Ngoài ra, số lao động đilàm việc ở Lào, Campuchia… với 417 lao động

 Về chương trình đào tạo nghề

Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế koạch và chỉ tiêu kinh tế - xã hội trênđịa bàn huyện trong năm

- Phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Trường Trung cấp nghề Thànhphố, trung tâm dạy nghề huyện tổ chức chiêu sinh mở các lớp dạy nghề ngắn hạnmiễn phí cho lao động nông thôn ở các xã, thị trấn Năm 2011, đã đào tạo nghề ngắnhạn chủ yếu là may công nghiệp, nuôi cá nước ngọt, nghệ nhân cây cảnh cho khoảng

2.2.2 Tình hình việc làm, xuất khẩu lao động của huyện trong giai đoạn

2007 - 2010

Trong 5 năm qua, bám sát chỉ tiêu xuất khẩu lao động do Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2011; đặc biệt là Nghị quyết số 12-NQ/HU củaHuyện ủy đã đề ra, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban Nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 19/10/2016, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Chiến lược việc làm 2010 – 2020: Ưu tiên lao động nông thôn, Website Nông thôn mới Hà tĩnh: http://nongthonmoihatinh.vn/vi/news/Tin-tuc-Su-kien/Chien-luoc-viec-lam-2011-2020-Uu-tien-lao-dong-nong-thon-620/ Link
13. Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: http://www.agroviet.gov.vn 14. Website Bộ Lao động thương binh và xã hội: http://www.molisa.gov.vn/ Link
1. PGS.TS. Mai văn xuân, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Trường Đại học kinh tế Huế, 1997 Khác
2. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ ĐìnhThắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh, bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, trường Đại học Kinh tế Huế, 2011 Khác
4. Nguyễn Thị Chung, bài giảng các phương pháp nghiên cứu nông thôn, trường Đại học nông lâm Huế, 2011 Khác
5. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo Trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, trường Đại học kinh tế Huế, 2000 Khác
6. TS. Bùi Đức Tính, bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, trường đại học kinh tế Huế, 2010 Khác
7. Giải bài toán lao động viêc làm nông thôn, báo Tin Tức, 22/4/2011 Khác
9. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội, quốc phòng an ninh của UBND huyện Phú Vang các năm 2009, 2010, 2011 Khác
10. Báo cáo tổng kết thực hiện công tác năm 2009, 2010, 2011 của Phòng Lao động thương binh & Xã hội huyện Phú Vang Khác
15. Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Lộc Hà, Tỉnh Hà Tĩnh, Trần Thị Lệ Thúy, 2010.Trường Đại học Kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w