1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình

82 898 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

Cuốn sách mặc dù cũng đã có những dung lượng nhất định để nói về vai trò của văn chương và việc vận dụng văn học Việt Nam trong làm báo, tuy nhiên cuốn sách chưa đề cập một cách cụ thể,

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Báo chí và văn học từ xưa đến nay vốn là hai hình thái ý thức xã hội thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng luôn tồn tại mối quan hệ tác động qua lại Thực tế cho thấy, các tác phẩm văn học từ cổ tích, thần thoại đến văn xuôi hiện đại muốn thành công đều phải bám chắc thực tiễn và ngược lại các bài ký

sự, phóng sự muốn hấp dẫn thì rất cần đến sự phối hợp trong tư duy văn học Một đặc điểm chung dễ nhận thấy giữa báo chí và văn học đó chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng luôn được coi trọng trong các tác phẩm báo chí và văn học Nó chính là gia vị hấp dẫn, gây ấn tượng và tạo ra tác động lớn tới nhận thức và cảm xúc của người tiếp nhận Chính bởi vậy, giữa báo chí và văn học có sự trao đổi về mặt ngôn ngữ với nhau Văn học chính là một kho tàng ngôn ngữ phong phú giúp cho báo chí mở rộng vốn ngôn từ của mình Ngôn ngữ văn học được sử dụng trong các tác phẩm báo chí từ văn hoá, giáo dục, giải trí đến kinh tế hay cả thể thao Và bên cạnh đó, chính văn học cũng đã cung cấp cả nguồn nhân lực cho báo chí Một số nhà văn cũng là những nhà báo nổi tiếng như: Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Tản Đà, Vũ Bằng, Nguyên Hồng

Ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, phóng sự bắt đầu xuất hiện

và nhanh chóng khẳng định được vị trí vừa là bức tranh sinh động về toàn cảnh thông tin thời sự vừa là nơi sự ẩn chứa nghệ thuật sử dụng ngôn từ phong phú, hấp dẫn Có thể nói, thế mạnh về ngôn ngữ trong phóng sự đã đem lại một luồng gió mới vào đời sống báo chí nói chung Trong môi trường báo chí cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc sử dụng các chất liệu văn học vào tác phẩm phóng sự báo chí đã giúp cho các nhà báo tạo nên phong cách riêng, ấn tượng và hấp dẫn

Trang 2

Nhiều tác phẩm của loại hình truyền hình nói chung và thể loại phóng

sự truyền hình nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu đó Với những lợi thế về hình ảnh và âm thanh, kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ văn học chuẩn mực giúp cho các tác phẩm trở nên đặc sắc hơn, mang những nét chấm phá thú vị mà lại chứa đựng được nguồn thông tin cần thiết Các nhà báo truyền hình đã khéo léo sử dụng những chất liệu văn học Việt Nam để sáng tạo các tác phẩm đưa thông tin nhưng cũng chứa những cảm xúc sâu sắc đến với khán giả.

Một bộ phận nổi bật của văn học Việt Nam đó chính là thành ngữ và tục ngữ Chất liệu văn học này cô đọng, súc tích mà giàu ý nghĩa đã dần được các nhà báo, phóng viên đưa vào sử dụng trong các tác phẩm phóng sự để làm lời bình cho những thước hình ảnh thu được Thành ngữ và tục ngữ vốn là những câu nói dân gian, được lưu truyền biết bao thế hệ con người Nó được

sử dụng trong phóng sự truyền hình như những câu nói mã hoá, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người xem truyền hình Chính bởi sự gần gũi, thân thuộc đó mà giá trị thông tin của nó đem lại cho tác phẩm phóng sự truyền hình càng rộng lớn hơn, sâu sắc hơn

Việc sử dụng ưu thế này có ý nghĩa lớn lao đối với những người thực hiện phóng sự truyền hình Nó đã mang lại cho đời sống báo chí nhiều điều bổ ích, tạo tính hấp dẫn và tăng cường hiệu quả thông tin, thu hút độc giả Hơn hết, nó còn giúp cho báo chí Việt Nam nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng phát triển theo hướng dân tộc và hiện đại

Tuy nhiên, không phải nhà báo, phóng viên nào cũng nhận thức hết được thế mạnh cũng như tầm quan trọng của việc khai thác, sử dụng những thành ngữ, tục ngữ vào phóng sự truyền hình và cũng không phải ai cũng sử dụng đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng chất liệu này còn nảy sinh nhiều vấn đề cần thảo luận, trao đổi và góp ý.

Trang 3

Làm sao để có thể khai thác kho tàng các thành ngữ, tục ngữ của dân tộc một cách triệt để có hiệu quả, đúng ý nghĩa và đem lại hiệu quả tác động to lớn? Làm sao để việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ tránh được những sai sót, dùng sai mục đích, tránh gây ra sự nhàm chán, phản cảm ? Đó là những câu hỏi cần được làm sáng tỏ.

Do vậy, việc “Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình” trở thành một vấn đề cấp thiết được tác giả chọn làm đề tài luận văn

thạc sĩ của mình với mong mỏi làm sang tỏ những câu hỏi nêu trên

Trong điều kiện cho phép, luận văn thực hiện khảo sát các phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 thuộc Đài Truyền hình Việt Nam thời gian từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015.

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, còn ít đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng thành ngữ và tục ngữ trong các phóng sự truyền hình Hiện tại có một số tài liệu liên quan

và tác giả luận văn xin xếp thành 3 nhóm tài liệu như sau:

Nhóm thứ nhất, bao gồm các cuốn sách có liên quan một phần đến

đề tài nghiên cứu:

Trần Thị Trâm (chủ biên) (2008), “Phát huy ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí”, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

Cuốn sách đã mở ra một hướng tiếp nhận mới về mối quan hệ giữa văn học và báo chí Tuy nhiên cuốn sách chủ yếu đề cập đến ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung chứ không tập chung chuyên sâu vào một thể loại nào.

Đức Dũng, (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông Tấn,

Hà Nội

Cuốn sách tập trung nói nhiều về đặc trưng và cách thức thực hiện một tác phẩm phóng sự báo chí Dung lượng để nói về việc sử dụng chất

Trang 4

liệu văn học nói chung, thành ngữ, tục ngữ nói riêng trong tác phẩm phóng

sự đặc biệt là phóng sự truyền hình chưa hề được đề cập.

Trần Thị Trâm (2006) “Từ nguồn cội văn chương”, NXB Văn hoá

Thông tin

Cuốn sách mặc dù cũng đã có những dung lượng nhất định để nói về vai trò của văn chương và việc vận dụng văn học Việt Nam trong làm báo, tuy nhiên cuốn sách chưa đề cập một cách cụ thể, sâu sắc đến việc sử dụng văn chương nói chung, thành ngữ, tục ngữ nói riêng vào tác phẩm báo chí và cụ thể

là phóng sự, phóng sự truyền hình.

Nhóm thứ hai, bao gồm một số luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt

nghiệp Cao học và Đại học:

Hoàng Minh Thống (2009), “Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên báo mạng điện tử”; Khoá luận tốt nghiệp ngành báo Mạng điện tử - Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TS Trần Thị Trâm hướng dẫn.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích, có ít nhiều liên quan đến đề tài mà tôi quan tâm Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ tập trung vào nghiên cứu ở loại hình báo mạng điện tử không đề cập một chút nào đến loại hình truyền hình Mặt khác, đề tài này chỉ nghiên cứu đến việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên báo mạng điện tử nói chung, không tập trung vào một thể loại cụ thể nào vì vậy việc phân tích còn mang tính chất dàn trải.

Nguyễn Thị Hải Yến (2008), Luận văn Thạc sĩ “Sử dụng chất liệu văn học thế giới trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở Việt Nam”, Học viện Báo

chí và Tuyên truyền;

Luận văn đề cập đến việc sử dụng các phương diện của chất liệu văn học nhưng đi sâu trọng tâm vào việc sử dụng chất liệu văn học thế giới trong sáng tạo tác phẩm báo chí ở Việt Nam Luận văn không đề cập đến chất liệu văn học Việt Nam trong sáng tạo tác phẩm báo chí Việt Nam

Trang 5

Bùi Minh Hằng (2012), Luận văn Thạc sĩ “Ngôn ngữ phóng sự trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Mặc dù luận văn đã đi vào khai thác một loại hình cụ thể là phóng sự truyền hình nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào việc phân tích tình hình sử dụng ngôn ngữ chung trong phóng sự truyền hình (ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ

âm thanh), chỉ ra những ưu, nhược điểm và biện pháp khắc phục tình trạng sử dụng thiếu chính xác ngôn ngữ của đội ngũ phóng viên làm phóng sự thuộc Bản tin tài chính - Kinh doanh trên kênh VTV1 Cách tiếp cận này còn chưa

đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng những thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình cũng như nêu lên những ưu, nhược điểm của chất liệu ngôn ngữ văn học này.

Nguyễn Thị Hồng Thanh (2010), Luận văn Thạc sĩ “Sử dụng chất liệu văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí thể thao”, Học viện Báo chí và

Tuyên truyền

Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu khảo sát cách thức sử dụng chất liệu văn học trong các thành phần cấu trúc nên một tác phẩm báo chí thể thao, đưa ra số liệu thống kê về tần suất sử dụng trong Tít báo, Sapo, Mở - Thân - Kết của một bài báo Tuy nhiên, cách khai thác này chỉ tập trung chủ yếu trên báo viết mà chưa khai thác đến báo truyền hình nói chung và thể loại phóng sự truyền hình nói riêng.

Nhóm thứ ba, bao gồm một số bài báo khoa học có những phân tích

liên quan gần đến đề tài nghiên cứu:

Nguyễn Thị Tuyết Thu (2008), “Vận dụng chất liệu Văn học thế giới vào báo chí Việt Nam thời hội nhập”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền

thông, số 10

Trong đó có một mục nhỏ với tiêu đề “Chất liệu văn học thế giới được lựa chọn phụ thuộc vào “gu” của từng nhà báo” Trong bài báo khoa học

Trang 6

này tuy đã đề cập, khai thác đến chất liệu văn học được sử dụng trong báo chí nhưng lại chỉ dừng lại ở việc vận dụng chất liệu văn học thế giới với những điển tích, điển cố, ngạn ngữ Một vấn đề còn bỏ ngỏ trong bài báo khoa học này đó là việc vận dụng văn học Việt Nam vào tác phẩm báo chí, mà cụ thể là

sử dụng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vào tác phẩm phóng sự truyền hình

TS Nguyễn Thị Tuyết Thu (2006), “Sử dụng chất liệu văn học nước ngoài trong rút tít báo” đăng trên tạp chí Người làm báo số tháng 5

Tuy nhiên bài báo chỉ tập trung vào vấn đề lựa chọn và sử dụng chất liệu văn học để viết tít báo, còn việc sử dụng chất liệu này trong viết nội dung tác phẩm chưa được nghiên cứu.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên mới bước đầu đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề sử dụng chất liệu văn học nói chung và sử dụng thành ngữ, tục ngữ nói riêng trong sáng tạo tác phẩm báo chí hay mối quan hệ giữa báo chí và việc sử dụng yếu tố văn học trong tác phẩm báo chí, báo chí truyền hình Tuy nhiên, việc đi sâu vào phân tích việc khai thác, sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình hầu như mờ nhạt thậm chí là chưa có công trình cụ thể nào Trong khi đó, mặc dù trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ phát triển, nhiều loại hình truyền thông mới ra đời và

có những sức phát triển mạnh mẽ nhưng truyền hình vẫn đang là loại hình báo chí được ưa chuộng, thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng Cùng với đó, thể loại phóng sự truyền hình cũng là thể loại có vai trò quan trọng trong hệ thống thể loại quan trọng làm nên sức sống của các chương trình của nhà đài Việc làm thế nào để thể loại phóng sự ngày càng trở nên ấn tượng và không chỉ đem lại cho công chúng thông tin , sự định hướng mà còn truyền cảm xúc, cảm hứng tới người xem Làm thế nào để những chất liệu cuộc sống, chất liệu văn học, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được lưu truyền nhiều đời nay có giá trị thông tin, răn dạy… dễ đọc, dễ nghe, dễ

Trang 7

hiểu, dễ nhớ…được vận dụng nhiều hơn, hợp lý hơn, hiệu quả hơn vào tác phẩm phóng sự để thông tin trong tác phẩm phóng sự dễ tiếp nhận hơn, gần gũi, thân thuộc với đời thường hơn?

Với mong muốn khám phá, giải thích một cách thấu đáo những câu hỏi kể trên, với việc kế thừa những thành quả nghiên cứu trước đó, coi đó là nền tảng lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn sẽ đi sâu khảo sát tình trạng thực tiễn sử dụng thành ngữ và tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam với mong muốn có một sự đóng góp cho việc phát triển thể loại phóng sự truyền hình và cho sự kết nối văn học và báo chí.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc khảo sát các phóng sự được phát sóng trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015, ngoài việc hệ thống hoá các lý luận liên quan, luận văn sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình thông qua các chương trình được chọn khảo sát ; từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất những giải pháp bước đầu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về việc sử dụng thành ngữ,

tục ngữ trong phóng sự truyền hình như: Khái niệm, vai trò, thế mạnh, hạn chế của truyền hình và việc khai thác, sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình.

Trang 8

Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành

công, hạn chế trong việc khai thác, sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng

sự truyền hình trên kênh VTV1 hiện nay

Ba là, đề xuất hệ thống những giải pháp hợp lý nhằm góp phần nâng

cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên truyền hình trong thời gian tới.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

4.2 Đối tượng khảo sát

Các tác phẩm phóng sự trên kênh VTV1

Chúng tôi sẽ lựa chọn phóng sự ở hai nhóm chương trình hiện nay:

+ Phóng sự trong “Chương trình thời sự” lúc 19h kênh VTV1

+ Phóng sự trong các chương trình chuyên đề, chuyên mục của kênh

VTV1 như chương trình “Phóng sự” phát sóng lúc 10 giờ 15 phút từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần; Chương trình “Nông thôn ngày nay”, “Đảng trong cuộc sống hôm nay”, “Vấn đề hôm nay”…

Đây là các chương trình có tần suất phóng sự đều đặn và thường xuyên

và bên cạnh đó thu hút lượng khán giả quan tâm theo dõi cao

Các nhà báo, phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung

và kênh VTV1 nói riêng - đặc biệt tập trung vào những phóng viên chuyên sản xuất các phóng sự truyền hình.

Khán giả truyền hình

Khán giả truyền hình đây là đối tượng quan trọng tiếp nhận thường xuyên những sản phẩm truyền hình.

4.3 Phạm vi khảo sát

Trang 9

Luận văn tập trung vào khảo sát phóng sự trong hai nhóm chương trình là chương trình thời sự 19 giờ và phóng sự trong các chương trình chuyên mục là

“Nông thôn mới”, “Đảng trong cuộc sống hôm nay”, “Vấn đề hôm nay”…trên

kênh VTV1 từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát các đối tượng ở địa bàn Thủ đô Hà Nội với các nhóm tuổi khác nhau.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cở sở phương pháp luận là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng, Nhà nước và các chủ trương, định hướng của các cơ quan ban ngành về báo chí; một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hoá, bổ sung

về mặt lý thuyết về truyền hình nói chung, phóng sự trên truyền hình nói riêng

và đặc biệt là việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình Đây chính là những lý thuyết cơ sở để đánh giá các kết quả khảo sát thực tế

và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thống kê

Phương pháp này được dùng để xác định tần số xuất hiện, mức độ phát triển, chất lượng, hiệu quả những chương trình có sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên kênh VTV1 Phương pháp này được thực hiện bằng cách tác giả phải lưu

Trang 10

giữ, xem lại các chương trình liên quan đến vấn đề khảo sát từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Thực hiện phương pháp này nhằm mục đích phân tích, khảo sát việc đáp ứng nhu cầu thông tin kết hợp việc sử dụng thành ngữ và tục ngữ trên kênh VTV1 như thế nào đối với khán giả.

Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này nhằm khảo sát trực tiếp công chúng về việc đánh giá chất lượng việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1.

Tác giả sẽ phát phiếu trưng cầu dân ý ngẫu nhiên cho 500 người tại Hà Nội.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này được thực hiện với lãnh đạo cơ quan báo chí, các phóng viên, chuyên gia nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân quanh vấn đề nghiên cứu.

6 Giả thuyết nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đặt ra một số giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất: Thành ngữ và tục ngữ vốn dùng chủ yếu trong

các môn học trên ghế nhà trường mà tiêu biểu là môn Ngữ văn Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ sẽ khó được phổ biến rộng rãi nếu không biết vận dụng vào điểm mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng Truyền hình với

ưu thế về hình ảnh và âm thanh, nếu kết hợp thêm sự phong phú về mặt ngôn ngữ từ thành ngữ và tục ngữ sẽ tạo nên hiệu quả tác động mạnh mẽ Với số lượng lớn lên tới hàng trăm ngàn đơn vị, phóng phú về nội dung, đa dạng về hình thức, dễ sử dụng; thành ngữ và tục ngữ sẽ trở thành kho tàng ngôn ngữ đặc sắc cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và cho phóng sự truyền hình nói riêng Thông qua sự kết hợp này, sẽ dễ dàng chỉ ra các điểm

Trang 11

mạnh, điểm yếu, hạn chế của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong đời sống thường ngày Mặt khác cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại, đáng lưu ý, tranh cãi trong việc áp dụng ngôn ngữ văn học vào tác phẩm phóng sự truyền hình Từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá chất lượng việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình hiện nay.

Giả thuyết thứ hai: Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự

truyền hình trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam dù đã được quan tâm hơn nhưng hiệu quả đem lại còn chưa cao Bên cạnh những điểm sáng đáng khích lệ thì vẫn còn tồn tại những hạn chế Nếu không có những khảo sát, phân tích khoa học, khách quan thực trạng đang diễn ra, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, thành công đồng thời đưa ra giải pháp hợp lý thì hoạt động sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 sẽ khó phát huy hết hiệu quả có thể đạt được.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận - nhận thức

Luận văn hệ thống hoá và phân tích cụ thể về vai trò của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình được phát sóng trên kênh VTV1 hiện nay Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và cơ sở đào tạo báo chí, thông qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải pháp nâng cao việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng

sự truyền hình.

Về mặt thực tiễn

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cái nhìn cụ thể, chỉ ra sự cần thiết của việc sử dụng kết hợp thành ngư, tục ngữ vào ngôn ngữ phóng sự, đây là một việc làm cần được phổ biến rộng hơn Từ đó gợi mở giúp các nhà quản lý đưa ra được những tiêu chí để có thể sản xuất các phóng sự truyền hình có nội dung hấp dẫn hơn, phù hợp hơn với khán giả Đồng thời, đặt ra

Trang 12

những yêu cầu với các nhà báo trong việc tìm tòi, khai thác, sử dụng sao cho linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm phóng sự của mình Không ngừng mở rộng và trau dồi vốn hiểu biết, tạo phong cách riêng và nâng cao uy tín của cơ quan báo chí.

Bên cạnh đó, tác giả hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm.

8 Kết cấu luận văn

− Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung và Phần kết luận Cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình

Chương 2: Thực trạng hoạt động sử dụng thành ngữ và tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình

− Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG LỜI BÌNH PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

Trong "Lời nói đầu" của từ điển "Thành ngữ tiếng Việt" có đoạn viết:

"Ranh giới bên dưới của thành ngữ là cụm gồm hai từ, còn ranh giới bên trên

là câu Thành ngữ tiếng Việt là đơn vị trung gian nằm giữa hai giới hạn đó".

[17; tr 72] Quan niệm này về thành ngữ được đưa ra dưới góc nhìn về dung lượng chữ làm nên cụm từ và câu.

Không chỉ dừng lại nhận định về thành ngữ như trên, tác giả Nguyễn

Văn Tu trong cuốn Cuốn "Từ vựng học tiếng Việt hiện đại" đã nghiên cứu sâu

hơn, nâng tầm và chỉ ra khái niệm thành ngữ ở góc độ ngữ nghĩa của các từ

làm nên cấu trúc thành ngữ đó Cụ thể theo tác giả cuốn sách: “Thành ngữ là những cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh.

Trang 14

Nghĩa của chúng không phải nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra.Những thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có.Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học Một số thành ngữ trong tiếng Việt có tính chất kiểu điển tích, điển cố nhưng nghĩa điển cố, điển tích ấy không còn được nhớ lại nữa thậm chí là những người dùng hiện nay không cần biết lai lịch của những thành ngữ ấy.”[22; tr 185-186].

Đồng quan điểm như trên, tác giả Đái

Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ

tiếng Việt”cũng cho rằng:“Thành ngữ là

một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành

đã mất tính độc lập ở cái mức nào đó và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc

và hoàn chỉnh Ví dụ: thành ngữ “Mẹtròn con vuông" không thể đổi thành "Mẹ cũng tròn con cũng vuông” hay là "Mẹ tròn lắm con vuông lắm” [5; tr 212]

Cùng quan điểm về góc độ ngữ nghĩa từ làm nên thành ngữ, tác giả

Nguyễn Thiện Giáptrong “Từ và nhận diện từ tiếng Việt”đã nghiên cứu và

Trang 15

chỉ thêm ra đặc trưng về tính chất, sắc thái của từ làm nên thành ngữ đó và

cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi, Hồn xiêu phách lạc, Nói thánh nói tướng Bên cạnh các nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng đi kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng tán thành, hoặc là chê bai, khinh rẻ, hoặc là ái ngại, xót thương Chẳng hạn thành ngữ “Nói thánh nói tướng' vừa chê bai sự khoác lác vừa kèm thêm thái

độ chê bai không tán thành ”[23; tr 80].Tác giả cũng phân chia thành ngữ

theo cấu trúc là:thành ngữ hoà kết, thành ngữ chắp dính Bên cạnh đó, tác giả cũng phân biệt thành ngữ với ngữ định danh và cụm từ tự do.

Trong thời gian gần đây đã có luận văn của Trần Anh Tư là: "Thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt"(2001)[32,12].Luận

văn này xem xét về đặc điểm cấu tạo,nguồn gốc từ loại cũng như những biến thể sử dụng và các giá trị khác nhau của Thành ngữ tiếng Việt.Đồng thời luận văn này cũng chỉ ra được các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa khái quát và vai trò của thành ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa.Đây là công trình đã có nhiều tính sáng tạo, công phu nhưng nó chỉ đi sâu vào thành ngữ đồng nghĩa

và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt chứ không đi sâu nghiên cứu thành ngữ so sánh.

Từ việc khảo sát, phân tích thực tiễn như nêu trên, tác giả luận văn thấy rằng mặc dù có rất nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ, nhưng đó là những quan niệm được nhìn ở các góc nhìn khác nhau mà thôi, còn nội hàm

về thuật ngữ cơ bản tiệm cận, đều khẳng định tính hoàn chỉnh, ràng buộc của cụm từ làm nên thành ngữ và giá trị biểu cảm của cụm từ đó Tác giả xin khái

quát và đưa ra quan niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là đơn vị tiêu biểu của từ ngữ, được hình thành bởi những cụm từ nhưng lại có tính hoàn

Trang 16

chỉnh về nghĩa vừa hàm ẩn chứa đựng một hình tượng sinh động và độc đáo”

Điểm khác giữa thành ngữ Việt Nam và thành ngữ nước ngoài là nó bằng tiếng Việt, do người Việt sáng tạo ra Vì vậy, nó thể hiện những nét riêng về văn hóa, cách dùng ngôn từ của người Việt.Qua nghiên cứu cho thấy, thành ngữ Việt phong phú hơn thành ngữ của nhiều nước về số lượng, kèm theo đó là những biến thể trong thành ngữ Ví dụ: chúng ta nói "dày gió dạn sương", nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn tay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay" Trật tự của các từ trong nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được nguyên ý Ví dụ: Thành ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt: “dốt đặc cán mai”, “dốt dài cán thuổng”.

1.1.2.Tục ngữ

Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội phản ánh lối nói, lối nghĩ và lối sống của nhân dân trải qua bao thời đại, lưu giữ một kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian".Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói

Trang 17

bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến

tục ngữ Việt Nam Theo Vũ Ngọc Phantrong “Tục ngữ ca dao Việt Nam”:

“Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán” [33; tr 26]

Còn có khái niệm khác truyền miệng như: tục ngữ là những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng của người đời truyền đi Đây là một trong những khái niệm về tục ngữ đã xuất hiện sớm, mặc dù chưa thật sự đầy đủ các đặc trưng nhưng cũng đã nêu được một số đặc điểm

cơ bản của thuật ngữ này.Tuy nhiên, qua nghiên cứu các khái niệm nêu trên cho thấy nội dung khái niệm chưa chú ý đến chức năng cũng như mục đích của tục ngữ.Thực tế, tục ngữ còn có chức năng thông báo Thông báo một nội dung tri thức và nhằm để đạt được một mục đích nào đó trong quá trình giao tiếp của con người như: truyền đạt kinh nghiệm; giáo huấn một điều tốt, răn

đe, hạn chế cái xấu; bày tỏ thái độ, quan niệm, chính kiến trước một hiện tượng nào đó; tăng tính lập luận khi trình bày một vấn đề, một sự việc, một sự biện giải mà không cần giải thích, biện luận nhiều lời…

Nhóm tác giả: Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri trong

“Tục ngữ Việt Nam”cho rằng: “Nội dung tục ngữ là các kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân dân, có khi được tổng kết dưới dạng các tư tưởng triết lý dân gian Hình thức của tục ngữ là hình thức các đơn vị lời nói, có thể dễ dàng được nhà văn nhà thơ dùng như một thành tố hữu cơ trong cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm của minh Điều đó khiến cho sự thâm nhập của tục ngữ với tư cách là một thể loại sáng tác dân gian vào sáng tác cá nhân thường thể hiện thành sự tiếp thu, sự sử dụng của nhà văn, nhà

Trang 18

thơ một cách trọn vẹn các câu tục ngữ cả về nội dung lẫn hình thức.”[1; tr.

12].

Như vậy nghiên cứu cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này, tuy nhiên điểm chung có thể chỉ ra là tục ngữ xuất hiện từ rất sớm, gắn với đời sống lao động của con người, để diễn đạt các kinh nghiệm của

con người Quan niệm của nhóm tác giả của cuốn sách “Tục ngữ Việt Nam”

nói trên tương đối bao quát, rõ ràng Tác giả luận văn xin được kế thừa khái niệm này để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Trong một bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Văn Mệnh đã khẳng định: “Giữa thành ngữ và tục ngữ có thể tìm ra được những đặc điểm khác biệt rõ ràng ở cả hai phương diện nội dung và hình thức” Từ nhận xét:

“Về nội dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ” còn tục ngữ “đi đến một nhận định cụ thể một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài

học về tư tưởng, đạo đức” và tác giả đã kết luận: “Có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng còn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp.“Mồi câu” của thành ngữ chỉ là một cụm từ chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khác hẳn, mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu."[25; tr 3].

Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như: ca dao, truyện

cổ tích đều là các thông báo Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do vậy, mọi tục ngữ đọc

lên là “một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng ” [25; tr.41] Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” các tác giả đã định

nghĩa: Tục ngữ là “Câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh

Trang 19

nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc Khác với thành ngữ, tục ngữ

không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp Ví dụ: Thuốc đắng dã tật, Uống nước nhớ nguồn ” [18; tr 329]

Việc phân biệt thành ngữ với tục ngữ trước những năm 1940 chưa thấy

có sách nào đề cập đến.Từ năm 1968, với cuốn “Việt Nam văn học sử yếu”

lần đầu tiên Dương Quảng Hàm đặt vấn đề phân biệt thành ngữ với tục ngữ.

Có thể coi đây là ý kiến đầu tiên được chú ý đến trong quá trình đi tìm sự

khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ Ông cho rằng “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” [3; tr 89].

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý.Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa và ẩn dụ.Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên

cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình thức đối: đối thanh, đối ý Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Tóm lại, tục ngữ và thành ngữ là khác nhau trong đó tục ngữ là những câu nói gọn chắc, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân

về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội: nó thường được nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng, và trong những hoạt động thực tiễn của mình (như làm ăn, giao tiếp, ứng xử…).Ví dụ: Hiện tượng "cóc

Trang 20

nghiến răng" ngày nay đã được khoa học giải thích nhưng từ xưa, người Việt

đúc kết về dự báo mưa thông qua câu tục ngữ:“Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”, “Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước”…

1.1.3 Lời bình của phóng sự truyền hình

- Phóng sự truyền hình:

Trong tác phẩm "Báo chí truyền hình", các tác giả G.V.Cudonhetxop, X.L.Xvich, A.La.Iuropxki có viết: "Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự kiện nào đó

mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào" [36, tr.59] Với quan niệm này các

tác giả nhấn mạnh đến tính thời sự, nhanh chóng của phóng sự.

Còn tác giả Phạm Thành Hưng trong “Thuật ngữ báo chí – truyền thông"đã định nghĩa: "Phóng sự là thể loại trần thuật diễn biến của những sự kiện có ý nghĩa xã hội quan trọng mà tác giả đã chứng kiến, trải nghiệm ít nhiều, với những ấn tượng, cảm xúc sống động, được trình bày dưới hình thức văn viết, lời kể, băng ghi âm, hình ảnh truyền hình Tác phẩm phóng sự thường thống hợp hai yếu tố có tác động tương hỗ: thông tin về sự kiện khách quan và quan điểm chủ kiến của tác giả" [26, tr.35].

Trong cuốn sách "Công chúng truyền hình", tác giả Trần Bảo Khánh,

có viết: "Phóng sự truyền hình là thể loại báo chí phản ánh sự kiện, hiện tượng, vấn đề theo logíc khách quan trong quá trình phát sinh, phát triển bằng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh Những thông tin này bao gồm sự kiện, vấn đề và cả quan điểm, thái độ của nhà báo trước sự kiện, vấn đề đó" [31,

tr.59].

Cũng đồng quan điểm với các tác giả của các cuốn sách nêu trên, tác

giả Nguyễn Ngọc Oanh trong cuốn: "Phóng sự truyền hình, lý thuyết và kỹ năng" định nghĩa: "Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền

Trang 21

hình Nó chuyển tải một nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại Nội dung thông tin được bộc lộ theo trình tự logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp Chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó" [23, tr.19].

Như vậy, phóng sự truyền hình về bản chất giống phóng sự báo chí nói chung Nhưng do mỗi loại hình báo chí có đặc trưng riêng, đặc biệt là về ngôn ngữ, kỹ thuật chuyển tải và phương thức tác động của thông tin tới công chúng mà phóng sự truyền hình có một vài điểm khác biệt Xét những quan niệm đã nghiên cứu, tác giả luận văn xin kế thức khái niệm phóng sự truyền hình của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Oanh để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp sau.

- Lời bình của phóng sự truyền hình

Thực tế cho thấy với truyền hình, hình ảnh là chính ngôn – ngôn ngữ chính để truyền đạt nội dung thông tin.Hình ảnh giúp người xem có thể hiểu

sự kiện, sự việc gì xảy ra? Xảy ra ở đâu? Khi nào và như thế nào? Chính vì

lẽ đó, mà trên truyền hình có khi khán giả có thể được đón nhận những tác phẩm chỉ có hình ảnh và tiếng động hiện trường nhưng có thể kể được một câu chuyện nào đó.Tuy nhiên, số lượng những tác phẩm như vậy không thật nhiều.Và cách thức đó thường chỉ dành cho những tác phẩm vấn đề không quá phức tạp Còn thực tế, phần nhiều tác phẩm truyền hình hiện nay ngoài hình ảnh về sự kiện, hiện tượng được đề cập tới thì còn có sự trợ giúp thêm của lời nói nói chung và lời bình nói riêng Cùng với hình ảnh, lời bình cũng

là ngôn ngữ góp phần làm nên một tác phẩm truyền hình Lời bình giúp cung cấp thêm thông tin (số liệu, con số cụ thể…); phân tích những chi tiết mà hình

Trang 22

ảnh không chuyển tải hết ý nghĩa; và có thể chia sẻ cảm xúc giúp khán giả nhập cuộc.

Với phóng sự truyền hình, lời bình cũng có vai trò như vậy Lời bình góp phần giúp cho khán giả hiểu sâu, hiểu rõ hơn bản chất của câu chuyện, vấn đề mà phóng sự truyền hình đang đề cập tới Lời bình trong phóng sự truyền hình giúp truyền đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm, giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm Đó là công cụ cung cấp thông tin có chiều sâu Nhiều khi không có lời bình, hình ảnh rất khó khăn để có thể chuyển tải được hết nội dung thông tin

mà công chúng cần Mặc dù hiện nay để hiện đại hóa ngôn ngữ truyền hình nhằm mang tới sự sinh động, hấp dẫn cho người xem, hệ thống kỹ xảo, đồ họa, âm thanh phụ trợ được khai thác tối đa nhưng cho dù là ấn tượng đến mấy thì tất cả sẽ chỉ dừng ở bề ngoài nếu không có phân tích, nhận định từ phóng viên Lời bình góp phần quan trọng để đẩy sự thật lên đến mức cao nhất trong cảm thụ của khán giả Đó là cách diễn đạt có định hướng nhận thức

tư tưởng của phóng viên về thông tin sự kiện, với mục đích nâng tầm hình ảnh

và cái tôi của tác giả Nhất là trong phóng sự có ảnh tĩnh thay hình ảnh thực tế thì việc không có lời bình sẽ làm khán giả khó có thể hình dung được chủ ý của tác giả khi đưa ra bức ảnh đó Khi lời bình đó phải hợp lý, ăn khớp với hình ảnh,… thì hiệu quả đạt được càng tối đa; bình luận, đánh giá của tác giả

về sự kiện thể hiện bằng lời sẽ làm tăng tính hấp dẫn hơn.

Tóm lại, “lời bình của phóng sự truyền hình là một loại ngôn ngữ được chắt lọc viết ra từ sự suy tư, tổng hợp của nhà báo khi tiếp cận một vấn đề trong xã hội và khi kết hợp với hình ảnh sẽ góp phần làm nên một phóng sự hoàn thiện về ý tứ, sâu sắc về tư tưởng giúp người xem hiểu được bản chất của câu chuyện đang được đề cập tới”.

Trang 23

1.1.4 Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng sự truyền hình

“Sử dụng là đem dùng vào mục đích nào đó” [18, tr.491] Hành vi sử

dụng chỉ xuất hiện trong thế giới con người và là hành động có mục đích, có tính toán nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất Hành động “sử dụng” chỉ xuất hiện khi có đối tượng để khai thác Ví dụ: sử dụng cái bút, sử dụng quyển vở… Trong trường hợp này, đối tượng đem ra để “dùng” hay nói cách khác để “sử dụng” đó là cái bút hoặc quyển vở.Và quyển vở hay cái bút được dùng vào việc ghi chép, học tập Nếu như khai thác là hành động số một - là

sự tìm kiếm và sử dụng là hành động tiếp theo thứ hai, là việc dùng những thứ

đã khai thác được vào một công việc, một tình huống cụ thể một cách có mục đích để đạt hiệu quả tốt nhất Khai thác luôn hướng tới việc là tìm kiếm mong sao đem về (cho mình, cho đơn vị mình) những sản phẩm, vật phẩm, thông tin… càng nhiều càng tốt thì sử dụng lại hướng tới việc dùng có chủ đích những cái “kiếm được” đó với mong muốn sao có hiệu quả nhất

Vậy, từ sự phân tích đó, kết hợp với những khái niệm nêu trên có thể

quan niệm:“Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời bình của phóng sự truyền hình là việc xen kẽ vào lời bình một số thành ngữ, tục ngữ hợp với nội dung tác phẩm nhằm thay thế những câu văn xuôi diễn đạt dài dòng giúp cho tác phẩm thêm dễ hiểu và tăng phần cảm xúc trong tiếp nhận.” Sử dụng thành

ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng sự truyền hình là một xu thế của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng Cách đưa thành ngữ, tục ngữ vào lời bình phóng sự truyền hình được các phóng viên, biên tập viên sử dụng từ rất lâu và nhằm đưa ra những lời bình sâu sắc, dễ cảm nhận nhất cho người xem Bằng cách đưa thành ngữ, tục ngữ; lời bình phóng sự truyền hìnhvừa mang phong cách hiện đại, vừa dí dỏm, hàm súc, gây ấn tượng cho người đọc Do vậy, nếu nhà báo biết vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách thích hợp với sự kiện thì

Trang 24

bài viết sẽ trở nên độc đáo, cô đọng, hấp dẫn hơn so với cách thể hiện thông thường.

1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng

sự truyền hình

- Làm cho phóng sự trở nên “mềm mại”, giàu thông tin, cảm xúc và dễ tiếp nhận

Thành ngữ, tục ngữ là lời ăn tiếng nói, là sự đúc kết những kinh nghiệm

từ cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động Đó là những lời nói ngắn gọn nhằm kết tinh kinh nghiệm, lối sống và tinh hoa văn hóa của dân tộc Nó là kết tinh tinh hoa của ngôn ngữ vì tục ngữ, thành ngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác,

dễ nhớ và dễ truyền miệng Ngôn ngữ hàm súc, ít lời nhưng nhiều ý Do vậy,những bài phóng sự có dùng thành ngữ, tục ngữ hợp lý góp phần người xem tiếp nhận thông tin dễ dàng và cảm xúc hơn Ví dụ: câu nói: “Đêm ấy trời rất tối, chúng tôi nhìn chẳng thấy gì cả” Nói như vậy cũng rất rõ, nhưng

chưa phải là cực tả, chưa có hình tượng gì Nếu dùng thành ngữ: “Đêm ấy, trời tối đen như mực, hay tối ngửa bàn tay không thấy; tối như hũ nút ; tối như đêm ba mươi” …thì câu văn sẽ dễ hay cũng như dễ hiểu hơn

- Tạo nên sự độc đáo, ấn tượng cho lời bình nói riêng và cho tác phẩm nói chung

Nếu nhà báo biết vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách thích hợp với

sự kiện thì bài viết sẽ trở nên độc đáo.Việc lựa chọn, trích dẫn các thành ngữ

và tục ngữ trên báo chí cũng có thể đem đến tác dụng không kém các hình tượng văn học trong việc gây ảnh hưởng đối với người đọc Các thành ngữ và

Trang 25

tục ngữ xuất hiện dưới dạng trích dẫn trong bài báo, nếu được sử dụng một cách lôgic, có tính nghệ thuật sẽ đem lại hiệu quả vượt xa bất kì sự miêu tả hay tường thuật nào, bởi lẽ nó đáp ứng được cả hai yêu cầu của ngôn ngữ báo chí Những ý tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của nhà báo đối với sự kiện của người viết được thể hiện một cách sâu sắc, ẩn ý hơn Đó là những thông tin ngoài lời Đồng thời, nó còn mang mục đích chia sẻ, tác động nhất định tới độc giả bằng chính kiến của tác giả Trong một số trường hợp viết về vấn đề cần phê phán (tệ nạn xã hội, những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm những quy tắc, chuẩn mực xã hội )thì việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ sẽ giúp nói tới hàm ý phê phán, cảnh báo kín đáo, thâm thúy hơn.

– Góp phần làm nên phong cách riêng của tác giả

Với đặc trưng ngắn gọn, có vần, có nhịp; thành ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng sự truyền hình giúp bài báo tạo ra cách nói hàm súc, gây bất ngờ, hứng thú với bạn đọc Việc sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo và thuần thục làm cho câu văn có tính cân đối và nó diễn tả một nội dung sâu sắc, dễ đi vào lòng người đọc.Nhất là với các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng sáng tạo như: hoán đổi vị trí các yếu tố, cải biên các yếu tố, chơi chữ…Các thành ngữ, tục ngữ này tạo cách truyền tải thông tin cô đúc, ngắn gọn, hấp dẫn, dễ dàng góp phần tạo nên phong cách riêng của mỗi cây bút

Mỗi nhà báo đều có đặc trưng, phong cách riêng trong lời trần thuật của mình Phong cách viết cũng như phong cách ngôn ngữ của một tác giả thấm sâu vào mọi thành tố, mọi tế bào của tác phẩm.Câu văn - đơn vị có thể chứa tục ngữ, thành ngữ - cũng là thành tố thể hiện phong cách Chọn hoặc sáng tạo được câu tục ngữ thể hiện phong cách riêng của nhà báo sẽ làm hình ảnh nhà báo còn mãi trong tâm hồn người xem truyền hình.

Trước một vấn đề, nhà báo có thể tận dụng vốn thành ngữ, tục ngữ của dân tộc để “kể”, để “nâng tầm”, để làm sâu sắc, sâu lắng câu chuyện Nếu biết

Trang 26

sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ trong hoàn cảnh phù hợp của phóng sự có thể làm cho vấn đề tưởng chừng khô cứng, phức tạp sẽ trở thành “mềm mại”, dễ hiểu Chẳng hạn, một nhà báo khi viết lời bình phóng sự

về tình hình tăng giá cả và mối lo của người dân, tác giả đã sử dụng thành ngữ

so sánh: "rối như tơ vò" và "đau như dần" để diễn tả.Việc “mượn” thành ngữ nhưng lại được dụng rất sáng tạo như vậy không chỉ làm cho lời bình trở nên gần gũi, dễ hiểu mà còn tạo được dấu ấn về phong cách của phóng viên.

- Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Khi biết vận dụng và sáng tạo thêm những thành ngữ, tục ngữ; nhà báo

đã thiết thực góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát huy văn hóa Việt.Tục ngữ, thành ngữ được ra đời từ thời xa xưa với cách dùng ngôn ngữ của ông cha ta từ xưa Nếu nói dân tộc Việt Nam đã có 4000 năm lịch sử, thời tục ngữ, thành ngữ Việt Nam cũng đã có 4000 năm tuổi Tới nay, dù ngôn ngữ hiện tại có thay đổi song bằng các thành ngữ, tục ngữ cổ, ta biết được tiếng nói cổ của cha ông, từ đó hiểu về văn hóa, cách nhìn nhận mọi vật của tổ tiên Nó là giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quan trọng, đi song hành với những cổ vật quý mà chúng ta còn lưu giữ được Chính vì điều này nên thành ngữ, tục ngữ được gọi là “hóa thạch sống” của ngôn ngữ Có thể lấy ví dụ: trong thành ngữ Việt có cụm từ “Ăn trên ngồi trốc” Từ “trốc” là từ

cổ, được dùng với nghĩa là đầu Hay thành ngữ “Con dại cái mang”, “cái” ở đây chỉ mẹ, đây cũng là từ cổ Nhờ hai câu tục ngữ này, ta đã lưu giữ lại được hai từ cổ Từ đó ta hiểu về ý thức mẫu hệ của người Việt cổ (ví dụ: qua từ

“cái”, ta thấy mẹ được nhắc tới với ý thức về cái to lớn, vĩ đại, quan trọng) Ngoài ra, lớp trầm tích này có thể mở rộng hơn với việc sử dụng ngôn ngữ để phản ánh xã hội Nhờ thành ngữ, tục ngữ cổ, ta hiểu về văn hóa cổ xưa của ông cha ta Đây là nhóm từ vựng phản ánh rõ nét nhất đặc điểm văn hoá và những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc,phản ảnh mọi mặt cuộc

Trang 27

sống của người dân Việt Nam, qua quá trình lịch sử Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy mầu sắc Việt Nam Đồng thời đúc kết những kiến thức, kinh nghiệm, phản ánh nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống xã hội, tư duy, quan niệm và phong tục tập quán của mỗi dân tộc.

1.3.Một số dạng thành ngữ, tục ngữ và cách thức sử dụng trong lời bình phóng sự truyền hình

1.3.1 Một số dạng thức thành ngữ, tục ngữ

- Tục ngữ, thành ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất

Tục ngữ, thành ngữ xuất phát trực tiếp từ lao động rồi trực tiếp phục vụ cho lao động sản xuất và người lao động Do vậy, tục ngữ, thành ngữ là tiếng nói được tổng kết từ cuộc sống của nhân dân trong mối quan hệ với thiên nhiên và lao động sản xuất, là sản phẩm của tư duy người lao động bắt đầu từ những nhận xét giản đơn về thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến lao động và đời sống của con người Vì xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, người Việt cần đưa ra các phán đoán, nhận xét, kinh nghiệm về dự báo thời tiết hoặc kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau Những nhận xét đó, qua chiêm nghiệm được xem như quy luật của thiên nhiên tác động đến sản xuất

và cũng có thể là những kinh nghiệm đã trở thành tập quán riêng Việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối tương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh nghiệm là một vấn đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp Tất cả các tục ngữ đó đều là đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa,

Trang 28

mưa nắng nhiều thất thường, lụt bão thường năm không nhiều thì ít tác động đến mùa màng

Ví dụ: Tục ngữ người Việt có câu "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa" để nói về tác động quan trọng nhất của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống là mưa và nắng; hay,“Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa”nhằm

nói lên một hiện tượng của thiên nhiên thời tiết đó là dự báo trời sắp mưa;

hoặc, “Nắm cỏ giỏ thóc/ Công cày là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”để nói kinh nghiệm về làm cỏ trong sản xuất nông nghiệp; hay: “Đất nỏ giỏ phân”

là kinh nghiệm làm đất, để ải, hanh khô về tháng chạp ở các dân tộc vùng Bắc

Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn; hoặc, “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” là

một kinh nghiệm của người dân về thời tiết đối với cây trồng, đó là trời nắng rất thích hợp cho dưa, nắng càng nhiều thì dưa càng tốt, còn đối với cây lúa thì trời mưa là điều kiện để nó phát triển…

- Tục ngữ, thành ngữ về con người, xã hội:

Con người không thể tách biệt khỏi môi trường sống, lao động, đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội Quan hệ xã hội hình thành giữa người và người trong quá trình lao động Tục ngữ, thành ngữ là“tấm gương” tổng kết, phản ánh lại hình ảnh con người và các quan hệ này Hầu hết thành ngữ, tục ngữ đều xuất phát từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống sinh hoạt, làm ăn, tình cảm và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau của con người

Các câu tục ngữ đều khuyên con người sống có văn hoá, là con người lao động Sống trong môi trường thiên nhiên nhiều mưa, nắng, lụt bão, hạn hán liên miên, để sinh sống, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các dân tộc ở nước ta phải lao động cần cù để có miếng ăn vì vậy hầu như tục ngữ của dân tộc nào cũng nói đến đức tính siêng năng Các đức tính gắn liền với lao động như làm ăn thật thà, tiết kiệm, lo xa đều có trong tục ngữ các dân tộc Tục

Trang 29

ngữ cũng khuyên con người cần học tập Trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng, con người có văn hoá là con người biết tư duy, hành động, ứng xử hướng về điều thiện, điều chân và có cách xử lí phù hợp với hoàn cảnh khách quan, nhìn sự vật trong sự phát triển

Chẳng hạn: từ trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày mà có câu tục ngữ:

“Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời”, câu tục ngữ đề cập đến mối quan

hệ giao tiếp, xử thế giữa con người với nhau Người khôn ngoan, tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác bao giờ cũng biết cân nhắc, lựa lời, thận trọng trước khi nói ra một vấn đề gì đó.

Hay như, câu tục ngữ “Ăn ít no lâu” được dùng trong sinh hoạt ăn

uống Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nếu hiểu trên bề mặt câu chữ thì câu tục ngữ ý nói ăn không nhiều nhưng no lâu; nhưng nếu hiểu theo nghĩa bóng thì ý của câu tục ngữ khuyên con người đừng nên quá tham lam, món lợi tuy nhỏ nhưng được bền hơn ham lợi lớn thì sẽ mau lỗ.

Qua tục ngữ, thành ngữ, ta thấy được việc tổ chức cộng đồng của mỗi dân tộc Trong cộng đồng ấy, con người được gắn kết với nhau bằng tình cảm

và những luật tục, nghi lễ.Đó là kết tinh cao giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn Do vậy, tục ngữ khuyên răn con người ta sống phải biết yêu quý làng quê của mình, gắn kết với nơi ăn, trốn ở nơi mình sinh sống Có thể dễ dàng chỉ ra

rất nhiều câu tục ngữ như vậy Ví như:“Ta về tắm nước ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”; hay như: “trâu ta ăn cỏ đồng ta”.

Bên cạnh những câu tục ngữ, thành ngữ để đúc kết những kinh nghiệm hay thì trong kho tang thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam có rất nhiều câu có giá trị phê phán thậm chí sâu cay về những điểm chưa tốt như: thói xấu, sự hạn chế về trí tuệ… của con người Chẳng hạn: Thành ngữ được dùng để chê

kẻ hết sức ngu dốt: “Dốt đặc cán mai/ Dốt dài cán thuổng” Hay: “Muốn nói

Trang 30

ngoa làm quan mà nói”, câu này xuất phát từ thực tế cuộc sống hàng ngày

dưới chế độ phong kiến người dân luôn bị ức hiếp, người có quyền thế, địa vị nhất là quan lại nắm quyền lực trong tay muốn làm gì thì làm, muốn đổi trắng thay đen đều được Chính từ thực tế đó đã hình thành trong nếp nghĩ không tốt của người dân về tầng lớp quan lại Bên cạnh đó, còn có một số câu tục

ngữ nói về suy nghĩ của người dân về tầng lớp quan lại như: “Của vào quan như than vào lò”; “Quan cả vạ to”.

Nếu như các câu tục ngữ là những câu trọn vẹn với những đúc kết kinh nghiệm, khuyên răn con người trong lao động, cuộc sống thì không ít câu thành ngữ không sâu sắc, mang tầm vóc như vậy nhưng cũng đã nói lên được một hoạt động, trạng thái, tình cảm của con người và tạo được xúc cảm với người tiếp nhận

Ví dụ 1: để biểu thị trạng thái: buồn, lo, vui thì có rất nhiều câu thành ngữ có thể làm rõ được điều này thông qua sự so sánh linh hoạt Nói về nỗi

buồn thì có:“buồn như chó chết con”, “buồn như cha chết”, “buồn như chấu cắn”, “buồn như đĩ về già” ; hoặc, nói về nỗi lo thì có: “lo như cá nằm trên thớt”, “lo như cha chết” Hay để nói về niềm vui thì có: “vui như tết”, “vui như hội”, “vui như mở cờ trong bụng”, “vui như sáo” , “vui như trẩy hội”

Ví dụ 2: để biểu thị hành động" giãy nảy", có các thành ngữ:“giãy lên như bị ong châm”, “giãy lên như đỉa phải vôi”, “giãy lên như phải bỏng”,

“giãy lên như phải tổ kiến”, “giãy như các lóc bị dập đầu”…

Ví dụ 3: Để biểu thị tính chất, đặc điểm, phẩm chất của con người có

các thành ngữ đồng nghĩa như: “béo như con cun cút”, “béo như bồ sứt cạp”, “béo như con trâu trương”, “béo như vâm”, “béo tròn như cối xay” ; hay để nói về chiều cao của một người thì có: “Cao như hạc thờ”, “Cao như minh tinh”, “Cao như núi”, “Cao như sáo đứng”, “Cao như sếu vườn” ; hoặc nói về sức khỏe của một người rất khỏe thì có: “khoẻ như vâm”, “khoẻ

Trang 31

như trâu”, “khỏe như hùm”, “khoẻ như trâu mộng”, “khoẻ như Trương Phi”, “khoẻ như voi”…

Tuy nhiên, những tri thức sản xuất hay xã hôi được đúc kết trong thành ngữ, tục ngữ còn ở dạng kinh nghiệm thực tiễn, chưa có căn cứ khoa học vững chắc Có một số kinh nghiệm chính xác nhưng cũng có những kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên, xã hội ở một vùng trong một thời gian nhất định không mang tính phổ biến, vì vậy khi sử dụng phải suy xét lựa chọn sao cho phù hợp thực tiễn thời đại

1.3.2 Một số cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ

- Giữ nguyên dạng (trích dẫn trực tiếp):

Thành ngữ, tục ngữ gốc là những câu thành ngữ, tục ngữ được chấp nhận chung bởi cộng đồng sử dụng ngôn ngữ Thành ngữ, tục ngữ được sử dụng nguyên dạng trong phóng sự truyền hình là những thành ngữ khi sử dụng vẫn giữ nguyên thành phần và trật tự của các thành tố của “bản gốc” Cụ thể, khi sử dụng không bị thay đổi, thêm, bớt các thành tố của thành ngữ, tục ngữ gốc…

- Không giữ nguyên dạng

Thành ngữ, tục ngữ được sử dụng sáng tạo ở đây là những thành ngữ, tục ngữ được phát triển từ thành ngữ, tục ngữ gốc sau đó thêm từ, thay đổi trật

tự, thay đổi một số thành tố hoặc dùng một phần của thành ngữ để tạo nghĩa

Thực tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà

tư tưởng, nhà văn hoá lớn của dân tộc cũng đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ rất sáng tạo như một cách tiếp cận và truyền đạt thông tin hiệu quả nhất Khi Chủ

Trang 32

tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành ngữ, tục ngữ, Người đã linh hoạt thêm, bớt các thành tố của thành ngữ, tục ngữ để cho thành ngữ ấy thoát khỏi những sự ràng buộc, cố định cố hữu để có “cuộc sống” riêng, sống động hẳn lên Đặc biệt, nhờ những sự sáng tạo của Người mà nghĩa của không ít thành ngữ, tục ngữ trở nên tinh tế hơn, chính xác hơn và cũng hiện đại hơn

Ví dụ,nếu như trong câu “Hàng vạn phụ nữ đi dân công “ăn gió nằm sương”, trèo đèo lội suối”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng nguyên vẹn cả thành ngữ “ăn gió nằm sương”để miêu tả về sự vất vả của những nữ dân công thì với những chiến sĩ ngoài mặt trận, Người lại đổi thành ngữ "ăn gió nằm sương” thành “ăn gió nằm mưa” để diễn tả nỗi gian lao, vất vả bội phần của họ Câu đó được viết như sau: “Trong ba ngày tết đồng bào ai cũng đoàn

tụ xum vầy xung quanh những bình hoa, mâm bánh, còn các bạn thì chịu “ăn gió nằm mưa” lạnh lùng ở chốn sa trường” [23; tr34]

Việc vận dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ không chỉ mang lại diện mạo mới cho thành ngữ, tục ngữ mà còn giúp người viết diễn đạt sinh động, hiệu quả nhất ý tưởng của mình Cụ thể, có 3 dạng sử dụng thành ngữ, tục ngữ không nguyên dạng như sau: (1) Hoán đổi vị trí các yếu tố; (2) Cải biên, thêm các yếu tố; (3) Lược bớt các yếu tố

+Hoán đổi vị trí các yếu tố:

Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ đơn lập, phạm trù trật tự từ trong tiếng Việt

là một phạm trù quan trọng Khi thay đổi trật tự từ trong các câu sẽ dẫn đến thay đổi ý nghĩa của câu hoặc có thể biến câu đó thành một câu vô nghĩa vì

“không thể hiểu được”, không thể chấp nhận được Chẳng hạn, chúng ta có thể nói “Tôi đi chơi” chứ không thể thay đổi thành “Chơi đi tôi” được Điều này càng trở nên khắt khe hơn với thành ngữ, tục ngữ vốn là những đơn vị "có sẵn" và đã được "cố định hoá" thành một khối vững chắc, ổn định theo thời

Trang 33

gian Tuy nhiên, thực tế cuộc sống nói chung và trong truyền hình nói riêng, các thành ngữ, tục ngữ khi vận dụng trong lời bình đã được người sử dụng thay đổi linh hoạt trật tự các thành tố, mang lại sự mới mẻ trong cách dùng thành ngữ, tục ngữ Và việc đổi trật tự này thường được sử dụng với những thành ngữ có 2 vế và có vị trí, hình thức ngang nhau.

Ví dụ: Trong một loạt bài báo trên báo Thể thao&Văn hóa, có thể thấy

sự hoán đổi vị trí của các cặp yếu tố trong thành ngữ như: “Cân tài/cân sức”thành “Cân sức/cân tài” (báo Thể thao&Văn hóa, số 38, ngày 11/7/2015); hay, “Bình cũ/rượu mới”thành “Bình mới/rượu cũ” (báo Thể

thao&Văn hóa, số 3, ngày 11/1/2015) hoặc “Khôn nhà/dại chợ” thành “Khôn chợ/dại nhà”(báo Thể thao&Văn hóa, số 33, ngày 11/6/

2015),…

+Cải biên, thêm các yếu tố:

Xét về một phương diện nào đó, thành ngữ, tục ngữ cũng như ca dao

là những sản phẩm của văn hoá dân gian Thành ngữ, tục ngữ được hình thành, vận dụng trong quá trình nói năng của nhân dân và trước khi được ghi chép dưới dạng văn tự thì thành ngữ, tục ngữ đã tồn tại dưới dạng truyền miệng Đây là lý do khiến cho các thành tố tạo nên thành ngữ đôi khi có sự

“bất ổn”, phụ thuộc từng ngữ cảnh cụ thể và cách vận dụng thành ngữ của từng cá thể Vì vậy mới có những câu thành ngữ tục ngữ được sử dụng theo thời gian đã được cải biên cho dễ đọc, dễ hiểu hơn Cách sáng tạo linh hoạt từ một cấu trúc có sẵn và phổ biến khiến cho câu nói mang tính gần gũi hơn với công chúng.Hơn nữa “cách nói thành ngữ, tục ngữ” là cách nói có tính khái quát cao, việc sáng tạo thành ngữ, tục ngữ như vậy sẽ tạo nên độ sâu, tăng tác dụng nhấn mạnh cho ý tưởng của người viết.

Trang 34

Đặc biệt, trong một số trường hợp, để phục vụ cho mục đích thông tin của mình người nói hay người viết có thể cải biên, thêm các thành tố của thành ngữ, tục ngữ để tạo nên một “ngữ” mới, có khả năng biểu đạt cao và sâu sắc phục vụ cao nhất cho bài viết của mình.

Ví dụ 1: câu tục ngữ “Cá lớn nuốt cá bé” được cải biên bằng cách giao hoán vị trí 2 yếu tố bé và lớn cho nhau thành “Cá bé… nuốt cá lớn” (Báo

Bóng đá, số 286) Việc cải biên này nhằm diễn tả kẻ mạnh (cá lớn) hà hiếp kẻ yếu (cá bé), người trên áp bức người dưới giờ đã hoàn toàn thay đổi, giờ đây thời thế, thế thời đã khác, không còn theo quy luật mà “kẻ dưới lại có thể áp đảo kẻ trên”.

Ví dụ 2: Tác giả bài báo cũng mở rộng cấu trúc câu tục ngữ, thành ngữ

bằng cách giữ lại tất cả yếu tố gốc, rồi thêm các yếu tố mới: Tấm huy chương đồng quý như vàng (báo Thể thao&Văn hóa, 120), Lotito giận quá mất khôn (báo Thể thao Hồ Chí Minh, 291), Nguyễn Tiến Minh đã hết khôn nhà dại chợ (báo Thể thao&Văn hóa, 257) Bằng việc mở rộng cấu trúc của thành

ngữ, tục ngữ gốc, bài báo có khả năng truyền tải nhiều nội dung thông tin hơn, nêu rõ chủ đề, thái độ của người viết so với các tít báo chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở nguyên dạng.

+ Lược bớt các yếu tố

Vận dụng lối nói dân gian, giàu hình ảnh và súc tích, nhiều tác giả đã dùng một phần của câu thành ngữ, tục ngữ để tạo nghĩa, đồng thời làm cho việc biểu đạt thông tin thêm sinh động Cách lược bớt đi các yếu tố hoặc một phần của thành ngữ, tục ngữ còn làm cho câu văn trở nên mềm mại hơn… Hoặc dựa trên các mô hình đã có sẵn từ thành ngữ, tục ngữ gốc, người viết đã lược bớt yếu tố cũ và thay thế bằng yếu tố mới, rồi kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các yếu tố gốc với các yếu tố mới Các từ trong thành ngữ, tục

Trang 35

ngữ được thay thế nằm trong những trường hợp đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.Cách khác nữa là, người viết không đưa thêm bất kỳ yếu tố mới nào vào trong cấu trúc gốc, mà bớt đi một bộ phận (thường là một vế) của thành ngữ, tục ngữ gốc.Bài viết có thể sử dụng vế đầu của thành ngữ, tục ngữ gốc và thường bỏ lửng bằng dấu “…” ở cuối, tạo nên sự gợi mở cho người đọc.

Chẳng hạn, thành ngữ gốc “đền ơn, trả nghĩa” được cải biên thành

“đền ơn, đáp nghĩa” (báo Bóng đá, số 27); hoặc, thành ngữ “của chồng công vợ” thành “của chàng, công nàng” (Báo Bóng đá, số 59); hay như, sử dụng

vế đầu của thành ngữ, tục ngữ gốc và thường bỏ lửng bằng dấu “…” ở cuối,

tạo nên sự gợi mở cho người đọc: “Đầu xuôi…” (Báo Bóng đá, số 37), “Kẻ

ăn không hết…” (Báo Bóng đá, số 177); hoặc sử dụng vế sau của thành ngữ, tục ngữ gốc, thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào kết quả: “Mỗi nhà, mỗi cảnh”(Báo Bóng đá, số 51)…

1.4 Yêu cầu về sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng sự truyền hình

1.4.1 Thành ngữ, tục ngữ sử dụng phải góp phần cung cấp, nhấn mạnh một thông tin, thông điệp hoặc tạo dựng cảm xúc cho phóng sự

Thành ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng sự truyền hìnhvẫn phải đảm bảo nhiệm vụ của tác phẩm báo chí Nó luôn gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm cơ bản nhất của báo chí, trong đó chức năng thông tin kịp thời về những

Trang 36

cái mớiđóng vai trò như một đặc điểm quan trọng nhất Nó phải cung cấp, nhấn mạnh thông tin thời sự và bình luận kịp thời về những sự việc, sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh tiêu biểu, điển hình mới xuất hiện, vừa nảy sinh trong đời sống hàng ngày Dù mang tính nghệ thuật độc đáo ra sao thì các thành ngữ, tục ngữ cũng phải đáp ứng hai yêu cầu tính thời sự và tính xác thực tối đa với mục đích rõ ràng là cung cấp cho công chúng những thông tin

về những sự kiện mới nhất Nó thuyết phục công chúng bằng sự thật tiêu biểu chứ không phải bằng lý lẽ hay ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu.Do đó, nó

thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể Tính hình tượng trong câu tục ngữ, thành

ngữ cũng chỉ để nhấn mạnh sự kiện, thông tin.

Việc phản ánh đúng sự thật vẫn chưa đủ Điều còn quan trọng hơn

là thành ngữ, tục ngữ phải tạo dựng cảm xúc cho phóng sự Từ đó, gây sự hấp dẫn, ấn tượng cho người đọc Khi lựa chọn thành ngữ tục ngữ, nhà báo nên tự hỏi: Liệu rằng những thành ngữ tục ngữ được thông tin, phản ánh trong bài viết có gây được ấn tượng trong lòng độc giả không? Liệu độc giả có quan tâm đến sự kiện, vấn đề, con người, tình huống… mà bài viết mang tới cho họ không? Từ đó, không phải thành ngữ tục ngữ nào cũng được chọn, mà chỉ nên chọn những câu đắt giá, gây ấn tượng mà thôi.

1.4.2 Tần suất sử dụng thành ngữ, tục ngữ cần linh hoạt, hợp lý

Trong văn bản báo chí, đặc biệt là truyền hình, tục ngữ, thành ngữ được các tác giả sử dụng khá phổ biến.Tuy nhiên, không phải hễ được sử dụng, các đơn vị ngôn ngữ này tất yếu phát huy hiệu quả nghệ thuật của chúng Tùy từng tình huống, vấn đề cụ thể mà phóng viên khi viết lời bình quyết định sử dụng thành ngữ, tục ngữ nhiều hay ít.Hay nói cách khác, sử dụng hợp lý thành

Trang 37

ngữ tục ngữ trong lời bình là cân nhắc được độ vừa phải của nó trong tổng thể lời bình của phóng sự Sự vừa phải, hợp lý đó có thể ví như việc “tra” gia vị cho món ăn làm cho món ăn (bài phóng sự)thêm đậm đà, cuốn hút hơn Còn nếu gia vị quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến cho món ăn quá mặn hoặc quá nhạt

sẽ khó sử dụng.Và đã là gia vị cho một món ăn nghĩa là gia vị (thành ngữ, tục ngữ) sẽ chỉ là sự tô điểm thêm và dung lượng sẽ ít hơn chất liệu chính (lời văn, phần bình luận của phóng viên) làm nên món ăn (phóng sự) đó.

Thực tế, khi sử dụng cách diễn đạt thông thường không hiệu quả, không nổi bật được hết nội dung muốn truyền đạt cho khán giả thì sử dụng thành ngữ, tục ngữ là biện pháp thông minh nhất Hoặc để đảm bảo đúng thời lượng qui định của chương trình thì sử dụng thành ngữ, tục ngữ cũng giúp rút ngắn thời lượng đảm bảo yêu cầu về thời gian của tác phẩm hay chương trình Đây cũng chính là thể hiện sự linh hoạt trong các tình huống ngôn ngữ của các phóng viên Tiêu chí này khá khó để xác định nhưng cần được đánh giá

để khẳng định được chất lượng, hiệu quả của mỗi phóng sự tác động đến nhận thức, tình cảm, cảm nhận của người xem truyền hình

1.4.3 Lựa chọn dạng thức thành ngữ, tục ngữ phù hợp nội dung phóng sự

Về mặt nội dung, câu thành ngữ, tục ngữ được dùng cần phù hợp với hoàn cảnh sử dụng, hợp với ý tưởng mà các phóng viên cần diễn đạt Nội dung sẽ quyết định phần lớn việc lựa chọn việc đưa thành ngữ, tục ngữ nào vào lời bình phóng sự.Thực tế, thành ngữ, tục ngữ thường là những câu nói ngắn gọn, đơn giản, dung lượng nhỏ bé nhưng nếu chọn không phù hợp thành ngữ, tục ngữ cho nội dung phóng sự sẽ khiến khán giả hiểu không đúng, hiểu nhầm thậm chí là hiểu sai lệch ý cần diễn đạt của các phóng viên.

Trang 38

Thông thường, các phóng sự có nội dung về lĩnh vực văn học, văn hóa dân tộc, phê phán xã hội, hay cuộc sống sinh hoạt thường nhật…là những nội dung phù hợp để sử dụng thành ngữ, tục ngữ Thực tế, bên cạnh những trường hợp thành công, cũng có không ít trường hợp các thành ngữ, tục ngữ được dùng không ăn nhập gì với các bộ phận khác trong câu do lạc ý hoặc do lạc phong cách Như vậy, người viết không thể đưa thành ngữ, tục ngữ vào lời văn của mình một cách tùy tiện.Trong hành ngôn, nhà báo phải tỉnh táo, bởi mỗi câu thành ngữ, tục ngữ họ mượn của dân gian đưa vào văn mình phải đặc sắc hơn đơn vị ngôn từ do chính mình tạo ra để đặt vào vị trí ấy thì mới có giá trị.Không chỉ phù hợp, thành ngữ tục ngữ còn phải tỏ ra đắc địa nhất trong chuỗi các yếu tố có khả năng thay thế nó ở vị trí ấy Nói rõ hơn, ở một vị trí

cụ thể trong câu, nơi có thể dùng những từ hay cụm từ cùng loại, nhà báo quyết định sử dụng một thành ngữ có nghĩa tương ứng, thì thành ngữ ấy phải

có khả năng biểu đạt cao nhất dụng ý thông tin, tính nghệ thuật của tác phẩm.

Tính thuyết phục sẽ được coi là đảm bảo khi các yếu tố về nội dung, hình thức, sự linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ quyết định Tính thuyết phục là dẫn dắt người xem qua từng phân cảnh, phân đoạn của phóng

sự với sự hiểu rõ, cảm nhận và hòa theo cảm xúc của nội dung chương trình Tính thuyết phục là điểm cao nhất trong các tiêu chí đánh giá mỗi chương trình phóng sự truyền hình.

1.4.4.Lựa chọn được cách thức thể hiện hợp lý

Hình thức sử dụng sẽ phần nào quyết định nội dung của cả câu, đoạn trong phóng sự.Đó là những điều cần được làm rõ nếu muốn đánh giá mức độ thành công của phóng viên trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ.Vì thế, chất lượng lời bình phóng sự khi sử dụng thành ngữ, tục ngữ phụ thuộc không nhỏ vào việc lựa chọn hình thức thể hiện Nghĩa là sử dụng nguyên dạng câu

Trang 39

thành ngữ, tục ngữ vào lời bình phóng sự, hay có sự cải biên (hoán đổi vị trí, lược bớt, cải biên…) Điều này thể hiện sự linh hoạt và phong cách riêng của mỗi nhà báo.

Ngoài việc lựa chọn linh hoạt dạng thức thành ngữ, tục ngữ cho lời bình phóng sự việc sắp xếp chúng ở vị trí nào cho “đắc địa” nghĩa là đứng trước, đứng sau hay đứng cuối câu? Nó đảm nhiệm chức năng cú pháp gì trong câu? Quan hệ như thế nào với những đơn vị trước và sau nó? là điều rất cần một sự cân nhắc không nhỏ trong quá trình viết lời bình của phóng viên bởi nó góp phần làm nên chất lượng của phóng sự.

Ở các văn bản báo chí truyền hình, vị trí của thành ngữ, tục ngữ trong câu cần hết sức linh hoạt.Có thể được xếp đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.Vị trí

ấy được quyết định bởi dụng ý của người viết.Có khi để nhấn mạnh một điều muốn nói, có khi nối dài sự liên tưởng, cũng có khi nhằm tạo ra âm điệu riêng cho câu văn.

Về mặt cấu trúc và hành chức, tục ngữtrong văn bản báo chí truyền hình thường tương ứng với đơn vị câu; về logic, nó là một phán đoán hoàn chỉnh.Có lẽ vì thế mà khi có mặt trong một câu văn, tục ngữ thường tồn tại khá bình đẳng với cấu trúc nòng cốt của câu.Nếu tục ngữ có cấu trúc như một câu hoàn chỉnh (câu bình thường hoặc câu đặc biệt), thì thành ngữ có cấu trúc

là cụm từ.Chính vì thế, khi được sử dụng trong một phát ngôn của lời nói sinh hoạt hoặc câu trong văn bản nghệ thuật, vị trí của chúng khá linh hoạt.Trừ vị trí đầu câu rất hiếm gặp, còn lại, thành ngữ thường được đặt ở giữa câu và cuối câu.Tương ứng với điều đó, cương vị ngữ pháp của chúng cũng thay đổi tùy từng trường hợp

Trang 40

1.4.5.Yếu tố khác

Lời bình của phóng sự không chỉ viết ra rồi để đó mà cần phải được kết hợp với hình ảnh để làm thành một tác phẩm.Và khi đó tác phẩm phóng sự mới hoàn thiện Việc lựa chọn thành ngữ , tục ngữ nào; sắp xếp ở vị trí ra sao trong lời bình phóng sự chưa phải đã là xong mà việc thể hiện – đọc, trình bày lời bình nói chung và thành ngữ, tục ngữ đó nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định nhiều tới tính chất thông tin, cảm xúc có được ở người xem.

Và điều này làm nên sự khác biệt trong sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong loại hình truyền hình với các loại hình báo chí khác.

Cách thể hiện thể hiện ở việc sự biểu đạt cảm xúc của gương mặt phóng viên (với những phóng sự mà có phóng viên xuất hiện hiện trường hoặc phóng viên xuất hiện giới thiệu tác phẩm); của âm sắc, âm lượng, cách nhấn nhá diễn đạt của người thể hiện lời bình…

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ các một số khái niệm cơ bản, như: định nghĩa về tục ngữ, thành ngữ; lời bình của phóng sự truyền hình; Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời bình phóng sự truyền hình Từ đó,

đề tài khẳng định tục ngữ, thành ngữ có giá

Ngày đăng: 17/10/2016, 08:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh, (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2003
2. Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, (2000), Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, NXB, Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào
Năm: 2000
3. Đào Tấn Anh, (2004), Báo chí truyền hình (tập 1 và 2), NXB Thông Tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hình
Tác giả: Đào Tấn Anh
Nhà XB: NXB Thông Tấn
Năm: 2004
4. Khiếu Quang Bảo (2007), Ngôn ngữ truyền hình, Tạp chí Người làm báo, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ truyền hình
Tác giả: Khiếu Quang Bảo
Năm: 2007
6. Nguyễn Đức Dân, (2007), Ngôn ngữ báo chí: Những vấn đề cơ bản, NXB Giáo Dục, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí: Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
7. Đức Dũng, (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng sự báo chí hiện đại
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2004
8. Nguyễn Văn Dững, (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2012
9. Hữu Đạt, (2000), Phong cách học và phong cách chức năng Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và phong cách chức năng Tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Văn hoá - Thông tin
Năm: 2000
10. Hà Minh Đức (1999), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
11. Nguyễn Thiện Giáp (1997), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1997
12. Nguyễn Văn Hằng, (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, NXB, Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Hằng
Năm: 1999
13. Vũ Quang Hào, (1992), Về biến thể của thành ngữ, tục ngữ, Tạp chí “Văn hoá dân gian”, Hà Nội, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về biến thể của thành ngữ, tục ngữ, Tạp chí “Văn hoá dân gian”
Tác giả: Vũ Quang Hào
Năm: 1992
14. Trần Bảo Khánh, (2007), Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học báo chí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Năm: 2007
15. Trần Bảo Khánh, (2012), Công chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chúng truyền hình Việt Nam
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2012
16. Trần Bảo Khánh, (2013), Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, NXB Lý luận chinh trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
Tác giả: Trần Bảo Khánh
Nhà XB: NXB Lý luận chinh trị
Năm: 2013
17. Nguyễn Bá Kỷ, (2004), Dạng thức nói trên truyền hình, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạng thức nói trên truyền hình
Tác giả: Nguyễn Bá Kỷ
Năm: 2004
18. Hoàng Phê (chủ biên), (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2000
19. Dương Văn Quảng, (1998), Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Dương Văn Quảng
Năm: 1998
20. Dương Xuân Sơn, (2010), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1995), Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình báo chí truyền hình", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1995), Nguyễn Tiến Hài, "Tác phẩm báo chí tập 1
Tác giả: Dương Xuân Sơn, (2010), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1995
21. Tạ Ngọc Tấn, (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lý luận đến thực tiễn báo chí
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w