MỤC LỤC
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và cơ sở đào tạo báo chí, thông qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải pháp nâng cao việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cái nhìn cụ thể, chỉ ra sự cần thiết của việc sử dụng kết hợp thành ngư, tục ngữ vào ngôn ngữ phóng sự, đây là một việc làm cần được phổ biến rộng hơn.
Không ngừng mở rộng và trau dồi vốn hiểu biết, tạo phong cách riêng và nâng cao uy tín của cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, tác giả hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong phóng sự truyền hình
Thực trạng hoạt động sử dụng thành ngữ và tục ngữ trong phóng sự truyền hình trên kênh VTV1 hiện nay
Trong thời gian gần đây đã có luận văn của Trần Anh Tư là: "Thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt"(2001)[32,12].Luận văn này xem xét về đặc điểm cấu tạo,nguồn gốc từ loại cũng như những biến thể sử dụng và các giá trị khác nhau của Thành ngữ tiếng Việt.Đồng thời luận văn này cũng chỉ ra được các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa khái quát và vai trò của thành ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa.Đây là công trình đã có nhiều tính sáng tạo, công phu nhưng nó chỉ đi sâu vào thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt chứ không đi sâu nghiên cứu thành ngữ so sánh. “Về nội dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, một tính cách, một thái độ” còn tục ngữ “đi đến một nhận định cụ thể một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức” và tác giả đã kết luận: “Có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng còn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật.
Việc sử dụng thành ngữ một cách sáng tạo và thuần thục làm cho câu văn có tính cân đối và nó diễn tả một nội dung sâu sắc, dễ đi vào lòng người đọc.Nhất là với các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng sáng tạo như: hoán đổi vị trí các yếu tố, cải biên các yếu tố, chơi chữ…Các thành ngữ, tục ngữ này tạo cách truyền tải thông tin cô đúc, ngắn gọn, hấp dẫn, dễ dàng góp phần tạo nên phong cách riêng của mỗi cây bút. Khi biết vận dụng và sáng tạo thêm những thành ngữ, tục ngữ; nhà báo đã thiết thực góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát huy văn hóa Việt.Tục ngữ, thành ngữ được ra đời từ thời xa xưa với cách dùng ngôn ngữ của ông cha ta từ xưa.
Ví dụ,nếu như trong câu “Hàng vạn phụ nữ đi dân công “ăn gió nằm sương”, trèo đèo lội suối”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng nguyên vẹn cả thành ngữ “ăn gió nằm sương”để miêu tả về sự vất vả của những nữ dân công thì với những chiến sĩ ngoài mặt trận, Người lại đổi thành ngữ "ăn gió nằm sương” thành “ăn gió nằm mưa” để diễn tả nỗi gian lao, vất vả bội phần của họ. Ví dụ 2: Tác giả bài báo cũng mở rộng cấu trúc câu tục ngữ, thành ngữ bằng cách giữ lại tất cả yếu tố gốc, rồi thêm các yếu tố mới: Tấm huy chương đồng quý như vàng (báo Thể thao&Văn hóa, 120), Lotito giận quá mất khôn (báo Thể thao Hồ Chí Minh, 291), Nguyễn Tiến Minh đã hết khôn nhà dại chợ (báo Thể thao&Văn hóa, 257).
Như vậy, người viết không thể đưa thành ngữ, tục ngữ vào lời văn của mình một cách tùy tiện.Trong hành ngôn, nhà báo phải tỉnh táo, bởi mỗi câu thành ngữ, tục ngữ họ mượn của dân gian đưa vào văn mình phải đặc sắc hơn đơn vị ngôn từ do chính mình tạo ra để đặt vào vị trí ấy thì mới có giá trị.Không chỉ phù hợp, thành ngữ tục ngữ còn phải tỏ ra đắc địa nhất trong chuỗi cỏc yếu tố cú khả năng thay thế nú ở vị trớ ấy. Về mặt cấu trúc và hành chức, tục ngữtrong văn bản báo chí truyền hình thường tương ứng với đơn vị câu; về logic, nó là một phán đoán hoàn chỉnh.Có lẽ vì thế mà khi có mặt trong một câu văn, tục ngữ thường tồn tại khá bình đẳng với cấu trúc nòng cốt của câu.Nếu tục ngữ có cấu trúc như một câu hoàn chỉnh (câu bình thường hoặc câu đặc biệt), thì thành ngữ có cấu trúc là cụm từ.Chính vì thế, khi được sử dụng trong một phát ngôn của lời nói sinh hoạt hoặc câu trong văn bản nghệ thuật, vị trí của chúng khá linh hoạt.Trừ vị trí đầu câu rất hiếm gặp, còn lại, thành ngữ thường được đặt ở giữa câu và cuối câu.Tương ứng với điều đó, cương vị ngữ pháp của chúng cũng thay đổi tùy từng trường hợp.
Bắt đầu lên sóng trở lại vào ngày 1/12/2014, khung 22h trên kênh VTV1, Vấn đề hôm nay đem đến cho khán giả một góc nhìn chuyên sâu, toàn diện và đa chiều trong bối cảnh thế giới tin tức và cách đưa tin đang thay đổi từng ngày từng giờ. Song song với góc nhìn chuyên sâu, toàn diện và đa chiều trong bối cảnh thế giới tin tức và cách đưa tin đang thay đổi từng ngày từng giờ của các chuyên gia, các bình luận viên, các phóng viên truyền hình, Vấn đề hôm nay còn đặc biệt coi trọng tính tương tác với khán giả truyền hình.
Ở nhóm thành ngữ có tính hình tượng, thì ý nghĩa biểu hiện còn rộng hơn là cái được biểu hiện như: Dao sắc không gọt được chuôi nói về sự dạy dỗ, giáo dục con em trong gia đình hoặc người thân là một việc rất khó đôi khi là không thể thực hiện được; Làm dâu trăm họ mang ý nghĩa là phải chiều lòng nhiều người, phải phục vụ nhiều đối tượng với những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ý nói sống ở môi trường, hoàn cảnh nào thì phải thích ứng với hoàn cảnh, môi trường ấy. Không có tham vọng đi sâu vào lý thuyết về thành ngữ, và trong giới hạn của luận văn, ở phần này, luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu nội dung biểu đạt nghĩa của các thành ngữ xuất hiện trong các phóng sự của một số chương trình truyền hình trên kênh VTV1 đài truyền hình Việt Nam theo hai khía cạnh: nghĩa so sánh và ẩn dụ hóa (ẩn dụ hóa đối xứng và phi đối xứng). Điều này được biểu hiện: Thứ nhất: trong quan hệ đối lời, nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng nhau trong hai vế ở phần lớn các thành ngữ phán ánh đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa: mẹ/con, tròn/vuông (mẹ tròn con vuông), mồm/miệng (mồm năm miệng mười), lòng/dạ (một lòng một dạ)..Thuộc tính cùng một phạm trù của các yếu tố thể hiện ở chồ, chúng đều có đặc trưng chung là biểu thị sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình thuộc cùng một tiểu nhóm hay tiểu phạm trù, có cùng một phạm trù ngữ nghĩa, có cùng một bậc quan hệ, loại giống nhau.
Việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong các phóng sự truyền hình nói riêng và trên báo chí nói chung đã giúp tự làm phong phú tác phẩm báo chí nhờ các kiểu cấu tạo linh hoạt trên những yếu tố có sẵn là chính, có sự vay mượn, sáng tạo ra những cụm từ mang tính thành ngữ, tục ngữ mới hoặc những cách dùng mới mang sắc thái biểu cảm cao nhằm thể hiện tốt nhất hiệu quả của lời nói mà một thành ngữ, tục ngữđiển hình luôn hướng tới. Như vậy, qua khảo sát cấu trúc của các thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trong các phóng sự của các chương trình phát sóng trên kênh VTV1, đài truyền hình Việt nam, các thành ngữ, tục ngữ khi được sử dụng dù ở dạng nguyên dạng hay dạng sáng tạo (thêm từ, thay thế từ hay thay đổi trật tự thành tố của thành ngữ, tục ngữ. gốc) đều được các phóng viên nhấn mạnh bằng giọng đọc nhấn nhá hoặc nói chậm và có tiết tấu.
Nguyễn Thị Thanh Bình (1999), Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô tuyến truyền hình, Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội ngôn ngữ học, Viện ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHKHXH & NV TPHCM. Nguyễn Thiện Giáp (1997), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.