1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

63 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Hoạt động thông tin - thư viện TT – TV ngày càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 1

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu và kết quả trình bày trong Khóa luận được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trước đây trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thị Thu Trang

Trang 2

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, do thời gian có hạn cộng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, mặc dù rất cố gắng song khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, các cán bộ tại thư viện và bạn bè để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy, cô trong khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình viết khóa luận và thực tập tại Trung tâm, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Thạc sỹ Trịnh Khánh Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận.

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2014

Sinh viên

Đỗ Thị Thu Trang

Trang 3

1 CD – ROM Compact Disk – Read – Only – Memory

2 CSDL Cơ sở dữ liệu

3 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

4 LAN Local Area Network

5 NCKH Nghiên cứu khoa học

Trang 4

DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Bảng 1: Vốn tài liệu của Trung tâm 15Bảng 2: Số lượng báo – tạp chí của Trung tâm 18

MỤC LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong mọi xã hội, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của thư viện trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thúc đẩy xã hội tiến lên, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Chính vì vậy, trong một xã hội như hiện nay, nhu cầu thông tin là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách Thông tin tạo nên nguồn lực chi phối sự phát triển của xã hội, tiêu biểu là lĩnh vực giáo dục và đào tạo Hoạt động thông tin - thư viện (TT – TV) ngày càng trở thành nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)nói riêng

Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến Với bề dày truyền thống, ĐHQGHN đã có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, có mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương với nhiều trường đại học, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Người dùng tin của ĐHQGHN đa dạng và phong phú, hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy đòi hỏi phải sử dụng lượng thông tin lớn và biến đổi không ngừng Vì vậy, Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) cần phải cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ, cập nhật nhanh chóng và phù hợp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện cần được chú trọng quan tâm Trong xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, một

Trang 7

nhiệm vụ được đặt ra cho Trung tâm TT – TV ĐHQGHN là làm thế nào để tổ chức khai thác và phát triển được các nguồn lực thông tin hiện có đồng thời

sử dụng hiệu quả được các nguồn tin bên ngoài để đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin (NDT) hiệu quả nhất Đây là thuận lợi và cũng là thách thức đối với Trung tâm nói chung và cán bộ làm công tác bổ sung của Trung tâm nói riêng

Với những lý do như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” làm

đề tài Khóa luận của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát công tác phát triển vốn tài liệu (VTL) tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong công tác này

- Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

- Mô tả thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phân tích và đánh giá những ưu điểm, hạn chế của công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển vốn tài liệu cũng như nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu tại Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tất cả các nội dung liên quan tới vốn tài liệu

và công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

4 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Nghiên cứu về Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã có một số đề tài và tập trung vào một số vấn đề như: Nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu việc bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm

TT – TV ĐHQGHN, Về công tác Phát triển vốn tài liệu đã có một số đề tài

đề cập đến nhưng cùng với thời gian, công tác này cũng có những thay đổi, vì

vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình.

5 Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo Trong khóa luận tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá

6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 9

6.1 Đóng góp về mặt lý luận

Khóa luận khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Khóa luận đã phản ánh được thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin - thư viện Đại học quốc gia Hà Nội, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu và đưa ra các kiến nghị giúp Trung tâm Thông tin - thư viện ĐHQGHN phát huy được những lợi thế của mình đồng thời khắc phục những hạn chế giúp Trung tâm ngày càng phát triển và hoạt động hiệu quả phục vụ sự nghiệp giáo dục, đào tạo

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm

Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm

Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công

tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VÀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1.1 Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN – Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi, tên viết tắt là VNU) Theo Quyết định

số 1514a ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương, Đại học Đông Dương được thành lập Trên cơ sở Đại học Đông Dương, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam được thành lập và khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 15/11/1945, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 4/6/1956 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2183/TC của Chính phủ

Năm 1967, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường Đại học lớn ở Hà Nội: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội ĐHQGHN chính thức hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994

Đến nay, ĐHQGHN đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao bao gồm: 43 đơn vị thành viên trong đó 6 trường đại học trực thuộc (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Giáo dục,

ĐH Công nghệ, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại ngữ), 5 viện nghiên cứu, 5 khoa trực thuộc, 27 trung tâm nghiên cứu, đào tạo và đơn vị phục vụ

Ngày 20/12/2003, trụ sở mới của ĐHQGHN tại Hòa Lạc đã được chính thức khởi công, nhằm mục tiêu xây dựng ĐHQGHN quy mô, hiện đại xứng tầm là trường đại học hàng đầu của cả nước

Trang 11

1.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

1.2.1 Lịch sử hình thành

Trung tâm Thông tin – thư viện ĐHQGHN (tên giao dịch tiếng Anh là:

Library and Information Center Vietnam National University, Hanoi), được thành lập ngày 14/2/1997 trên cơ sở hợp nhất các thư viện của các trường thành viên thuộc ĐHQGHN Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc

ĐHQGHN, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Những ngày

đầu thành lập tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng bằng tâm huyết và lòng yêu nghề, cán bộ nhân viên của Trung tâm đã không ngừng phấn đấu xây dựng Trung tâm từng bước đi lên bắt kịp những thư viện hiện đại trên thế giới.

Do đặc điểm trụ sở của các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN phân tán nên mỗi đơn vị đều có các phòng phục vụ bạn đọc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dùng tin đến thư viện sử dụng tài liệu Trung tâm TT – TV ĐHQGHN hiện có trụ sở chính đặt tại nhà C1T – 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.

Trang 12

tâm luôn gắn liền với mục tiêu giáo dục của ĐHQGHN Trung tâm luôn bám sát những nhiệm vụ cụ thể mà ĐHQGHN giao phó để xác định phương hướng phát triển cũng như khẳng định vai trò của mình trong xã hội.

Chức năng: Trung tâm có chức năng thông tin và thư viện phục vụ các

công tác: Đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), triển khai ứng dụng và quản

lí của ĐHQGHN

Nhiệm vụ: Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông

báo và cung vấp thông tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cụ thể là:

+ Nghiên cứu, thu thập, xử lí, thông báo và cung cấp tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên ĐHQGHN

+ Tham mưu, tư vấn, cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của cán bộ, lãnh đạo trong và ngoài ĐHQGHN

+ Nhận, thu thập, lưu chiểu luận án, luận văn của cán bộ, học viên học

và bảo vệ tại ĐHQGHN, các xuất bản phẩm do ĐHQGHN phát hành, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và ĐHQG do ĐHQGHN chủ trì hoặc cán bộ ĐHQGHN thực hiện,

+ Thu thập, bổ sung, xử lý, xây dựng, quản lý, tổ chức phục vụ và bảo quản kho tư liệu của ĐHQGHN

+ Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng

lý luận khoa học chuyên ngành, ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào xử lý và phục vụ thông tin - thư viện

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện của Trung tâm đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ, hỗ trợ các thư viện khác trong việc nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện

+ Đẩy mạnh quan hệ trao đổi, hợp tác với các thư viện, trung tâm thông tin, viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước để phát triển nguồn lực thông tin, đào tạo cán bộ, trao đổi công nghệ, góp phần đưa Trung tâm TT – TV ĐHQGHN bắt kịp với sự phát triển của các thư viện hiện đại trên thế giới

Trang 13

Với chức năng và nhiệm vụ trên đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Trung tâm TT – TV, ĐHQGHN giúp Trung tâm có những bước đi đúng hướng và hiệu quả, phục vụ sự nghiệp giáo dục của ĐHQGHN.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của Trung tâm bao gồm: Ban Giám đốc, khối các phòng chức năng, khối các phòng chuyên môn nghiệp vụ và khối các phòng phục vụ bạn đọc

Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm TT – TV, phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức - cán bộ, đối ngoại, tài chính và tin học hóa Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc ĐHQGHN

về hoạt động của Trung tâm và trong quan hệ với các cơ quan khác trong và ngoài ĐHQGHN

Các khối phòng chức năng và nghiệp vụ của Trung tâm:

- Khối phòng chức năng:

+ Phòng Hành chính – tổng hợp

+ Phòng Tài vụ

- Khối các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Phòng Bổ sung – trao đổi+ Phòng Phân loại – biên mục+ Phòng Thông tin – nghiệp vụ+ Phòng Phát triển tài nguyên số+ Phòng Tin học

- Khối phòng phục vụ bạn đọc gồm:

+ Phòng phục vụ bạn đọc chung+ Phòng phục vụ bạn đọc Ngoại ngữ+ Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học xã hội và Nhân văn và Khoa học Tự nhiên

Trang 14

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm TT – TV ĐHQGHN

Trung tâm được xây dựng với một mô hình tương đối hoàn chỉnh và khoa học dựa trên nguyên tắc tính hệ thống và tính linh hoạt

P Bổ sung – Trao đổi

P Phân loại – Biên mục

Đọc tổng hợp Đọc báo, tạp chí Đọc chuyên đề Tra cứu

Mượn tham khảo Mượn giáo trình Multimedia CSDL hồi cố

P Thông tin – Nghiệp vụ

Trang 15

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thể hiện tính hệ thống cao Tất cả các phòng của Trung tâm tạo thành một khối thống nhất, vừa mang tính chuyên môn hóa cao, vừa mang tính chất quán Các bộ phận của Trung tâm hoạt động phối hợp lẫn nhau nên việc lưu thông chia sẻ nguồn tin rất dễ dàng và thuận tiện Với mô hình hoạt động này, Trung tâm có những điều kiện thuận lợi trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động.

Cán bộ của Trung tâm được phân bố tại các bộ phận phù hợp với trình

độ chuyên môn của từng người, trong đó:

về nghiệp vụ thông tin - thư viện Đội ngũ cán bộ ngày càng trẻ hóa nên năng động, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, ứng dụng thông tin khoa học công nghệ, có nhiều đóng góp tích cực giúp Trung tâm ngày càng hoạt động có hiệu quả

Trang 16

1.2.6 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin.

 Đặc điểm người dùng tin

Đại học Quốc gia Hà Nội là Trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm nhiều thành viên vì vậy Trung tâm TT - TV ĐHQGHN, trực thuộc ĐHQGH phục vụ người dùng tin (NDT) rất đa dạng và phong phú Để đạt được hiệu quả phục vụ tốt nhất, Trung tâm đã chia NDT làm 3 nhóm đối tượng chủ yếu như sau:

- Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Nhóm NDT là giảng viên, cán bộ nghiên cứu

- Nhóm NDT là nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên

 Nhu cầu tin của người dùng tin

Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý: đây là nhóm NDT có số

lượng ít nhưng quan trọng Bao gồm: Ban Giám đốc ĐHQGHN, Ban giám hiệu các trường đại học thành viên, Ban Giám đốc các Trung tâm, cán bộ quản lý các khoa, các tổ bộ môn trực thuộc ĐHQGHN Họ có trình độ chuyên môn cao nên nhu cầu tin của họ rất rộng, đa dạng và phong phú Họ cần thông

Trang 17

tin về khoa học quản lý, kinh nghiệm quản lý, những thông tin khái quát về tình hình chính trị - xã hội trong nước và quốc tế, những thông tin có tính chất chỉ đạo như văn bản pháp quy, điều lệ,

Chính vì vậy, nhu cầu tin của họ phải chính xác và có độ tin cậy cao, phải bao quát và có định hướng rõ ràng Ngoài ra, một số lượng không nhỏ, cán bộ quản lý còn tham gia công tác giảng dạy, vì vậy nhu cầu tin của họ cũng bao gồm các sách giáo trình, tài liệu chuyên ngành, tài liệu các ngành liên quan,

Nhóm NDT là giảng viên, cán bộ nghiên cứu: Đây là đối tượng NDT

có nhu cầu khai thác thông tin và có khả năng tạo ra thông tin có giá trị làm phong phú thêm nguồn lực thông tin của Trung tâm Họ là những người có trình độ chuyên môn cao, được giao lưu và tiếp xúc rộng rãi nên nhu cầu tin rất đa dạng và phong phú

Nhu cầu tin của họ là những thông tin chuyên sâu về một ngành khoa học nào đó nhưng ở diện hẹp và có trọng điểm Họ không chỉ tham khảo các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu về các ngành khác có liên quan mà họ còn tham khảo báo, tạp chí trong và ngoài nước, sao chụp các tài liệu quý hiếm,

sử dụng các loại hình sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Nhóm NDT này là những người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo nên Trung tâm cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu tin của họ

Nhóm NDT là nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên: Đây là

nhóm NDT có số lượng đông đảo nhất, chiếm phần lớn số NDT của Trung tâm Những năm học gần đây, ĐHQGHN đã chuyển đổi hình thức đào tạo sang hình thức đào tạo tín chỉ Hình thức đào tạo này yêu cầu người học phải chủ động rất cao trong việc tự học và tham khảo tài liệu Sinh viên không còn học một cách thụ động mà phải tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức từ bên ngoài Do vậy, NCT của nhóm này rất phong phú và đa dạng Bên cạnh sách giáo trình, sách tham khảo, họ cũng cần được cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin mới, bao gồm cả tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài

Trang 18

Việc phân chia NDT thành từng nhóm nhỏ tạo thuận lợi cho Trung tâm trong việc quản lý bạn đọc cũng như bổ sung tài liệu sát thực hơn với nhu cầu tin của từng đối tượng NDT Trung tâm cần phải xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp và thân thiện với người dùng Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng là cần thiết để thu hút NDT đến sử dụng thư viện.

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU

TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2.1 Loại hình vốn tài liệu

Vốn tài liệu là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của thư viện hay có thể hiểu sự phát triển của thư viện luôn đi cùng với sự đa dạng và phong phú của vốn tài liệu Vốn tài liệu là tài sản quý giá, là tiềm lực,

là sức mạnh, là niềm tự hào của thư viện Thông tin là động lực góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế, sản xuất, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động giáo dục đào tạo, NCKH và là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định Nguồn lực thông tin càng phong phú và đa dạng thư viện càng thực hiện tốt chức năng của mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin

Nhận thấy tầm quan trọng của vốn tài liệu trong phục vụ bạn đọc, Trung tâm Thông tin – thư viện ĐHQGHN đã tập trung làm tốt công tác phát triển vốn tài liệu Từ khi thành lập cho đến nay, Trung tâm luôn quan tâm phát triển VTL thư viện cả về số lượng và chất lượng Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, giảng dạy, NCKH của cán bộ, giảng viên, sinh viên, Trung tâm đã tập trung phát triển, bổ sung các loại hình tài liệu chủ yếu: Tài liệu truyền thống và tài liệu hiện đại

Những ngày đầu thành lập, vốn tài liệu của Trung tâm còn ít, nghèo nàn Nhưng đến nay, Trung tâm đã thu thập được vốn tài liệu phát triển cả về

số lượng và phong phú về nội dung Có thể thống kê số lượng vốn tài liệu tại Trung tâm theo bảng sau:

Trang 20

TT Vốn tài liệu Số lượng tên Số lượng cuốn Tỷ lệ (%)

 Sách giáo trình

Với vai trò phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu đào tạo nên giáo trình là dạng tài liệu đặc biệt, chiếm tỉ lệ lớn trong kho tài liệu của Trung tâm Sách giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống

về các môn học theo chương trình đào tạo của trường, giúp người học nắm được kiến thức nền tảng vững chắc trước khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu Đây là nguồn tài liệu có giá trị, được bạn đọc, đặc biệt là sinh viên khai thác với cường độ lớn

Hiện nay, sách giáo trình của Trung tâm có khoảng 225.640 cuốn giáo trình với hơn 3.458 tên Sách giáo trình tại Trung tâm chủ yếu do các Giáo sư, Tiến sỹ, các cán bộ giảng dạy tại các khoa, trường của ĐHQG biên soạn,

Trang 21

thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau như: Công nghệ, Kinh tế, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, Luật, Trung tâm còn có nhiều giáo trình nhận lưu chiểu từ các khoa và các trường đại học trong cả nước Đây là nguồn lực thông tin lớn, sẵn có giúp NDT của Trung tâm có điều kiện tham khảo các tài liệu về ngành của mình đang học tập, nghiên cứu

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2020 đề ra mục tiêu:

“ Đến 2020 giáo dục đại học Việt Nam phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN” Để thực hiện chủ trương

này, ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai Đề án "Xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế -

xã hội mũi nhọn ở ĐHQGHN đạt trình độ quốc tế" Nhiệm vụ chiến lược

là một trong những chương trình trọng tâm lớn nhằm thực hiện chủ trương của ĐHHQGHN trong việc đổi mới và nâng cao chất được đào tạo Bám sát chương trình đào tạo của ĐHQGHN, Trung tâm TT – TV ĐHQGHN đã xây dựng kho giáo trình nhiệm vụ chiến lược với số lượng hơn 2.847 cuốn, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế

Hiện nay, tại Trung tâm TT – TV ĐHQGHN, kho mượn sách giáo trình luôn phải phục vụ lượng sinh viên lên mượn sách rất đông Thời gian đầu học

kỳ, trung bình mỗi ngày, bộ phận này phải phục vụ gần 400 lượt bạn đọc với khoảng 1.742 lượt mượn và trả tài liệu

 Sách tham khảo

Hiện nay Trung tâm có khoảng trên 178.711 cuốn sách tham khảo với khoảng 67.137 tên tài liệu Sách tham khảo tại Trung tâm bao gồm cả sách tham khảo tiếng Việt và sách tham khảo ngoại văn

Sách tham khảo tiếng Việt là những sách có nội dung đề cập tới tất cả các ngành, các bộ môn đào tạo của ĐHQGHN và một số ngành khoa học khác

có liên quan Bao gồm cả các sách giúp bạn đọc mở rộng tầm hiểu biết: sách

Trang 22

về chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, Kho tài liệu này giúp bạn đọc bồi dưỡng và củng cố thêm kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết về các kiến thức đã được học ở trong giáo trình.

Sách tham khảo ngoại văn phản ánh về những chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN Sách tham khảo ngoại văn có nhiều thứ tiếng khác nhau: tiếng Anh, tiếng Trung, Tiếng Pháp, tiếng Nga, và một số ngôn ngữ khác

Là Trung tâm TT - TV phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực, Trung tâm thường xuyên cập nhật, bổ sung các tài liệu thuộc chuyên ngành đào tạo Ngoài ra, việc áp dụng đào tạo theo hình thức tín chỉ, nhu cầu tham khảo, học tập, nghiên cứu của NDT rất lớn và đa dạng Sách tham khảo tiếng Việt thường xuyên được bổ sung trên cơ sở tìm hiểu các sách tham khảo mới hoặc

là do yêu cầu từ các Trường, các khoa và các đơn vị đào tạo yêu cầu bổ sung tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu

Tại Trung tâm TT – TV ĐHQGHN sách tham khảo ngoại văn chiếm số lượng chủ yếu là sách tham khảo tiếng Anh Ngoài ra, còn có các sách tham khảo tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật mang đặc thù đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ

Trung tâm còn thường xuyên hợp tác, trao đổi với các tổ chức, thư viện các trường đại học lớn trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đáng kể cho việc tăng cường nguồn lực sách ngoại văn Trong những năm gần đây, Trung tâm TT - TV ĐHQGHN đã khai thác triệt để nguồn kinh phí được cấp để bổ sung tài liệu ngoại văn đặc biệt là tài liệu bằng tiếng Anh để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bạn đọc Một số ngành mũi nhọn được Trung tâm chú trọng, quan tâm bổ sung sách tham khảo ngoại văn: điện tử viễn thông, khoa học máy tính, quản trị kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tham khảo sách nước ngoài của đông đảo NDT

Sách tham khảo chiếm số lượng lớn trong tổng số vốn tài liệu của Trung tâm TT – TV ĐHQGHN Điều này cho thấy Trung tâm đã rất quan tâm

bổ sung tài liệu phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham khảo của NDT

Trang 23

 Sách tra cứu

Tài liệu tra cứu của Trung tâm hiện nay có khoảng 13.869 cuốn với 8.674 tên, bao gồm: Bách khoa toàn thư, Cẩm nang, Sổ tay tra cứu, Từ điển,

Một số bộ bách khoa toàn thư đang được lưu giữ tại Trung tâm:

- Bách khoa toàn thư tuổi trẻ: nhân loại xã hội

- Bách khoa toàn thư tuổi trẻ: khoa học kỹ thuật

- Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc

2.1.2 Báo – tạp chí

Trung tâm TT – TV ĐHQGHN đang lưu giữ một số lượng lớn báo – tạp chí với 372 tên và 852 cuốn báo tạp chí

1 Báo – tạp chí tiếng Việt 356

2 Báo – tạp chí tiếng Nga và tiếng

Bảng 2: Số lượng báo – tạp chí tại Trung tâm

Báo: là xuất bản phẩm định kỳ hàng ngày, hàng tuần cung cấp thông tin

cập nhật thường xuyên, giúp bạn đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình Đây là nguồn tài liệu không thể thiều với bất kỳ thư viện nào

Trang 24

Hiện nay, Trung tâm đang lưu giữ các loại báo:

Báo ngày: Báo Nhân dân, báo Hà Nội mới, Tiền Phong, Công an nhân dân, Pháp luật Việt Nam, Thanh niên Cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới, được cập nhật thường xuyên về đường lối chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước Giúp bạn đọc cập nhật được những thông tin mới nhất về các lĩnh vực của đời sống xã hội

Báo tuần: Báo An ninh Thủ đô, báo Tiền phong, báo Phụ nữ Việt Nam cuối tuần, Hà Nội mới cuối tuần và các phụ san: Phụ nữ Việt Nam, Hạnh phúc gia đình, Phụ san sống khỏe Đây là nguồn giải trí hữu ích cho sinh viên sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi, có thêm những kiến thức thiết thực về đời sống xã hội

Tạp chí: bao gồm cả tạp chí Việt và tạp chí ngoại Hiện tại, Trung tâm

lưu giữ 852 cuốn báo – tạp chí phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, giải trí của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong ĐHQGHN

Một số tạp chí khoa học đang được lưu giữ tại Trung tâm:

- UEH Journal of Economic Development

- Thư viện Việt Nam

Cùng với các tạp chí khoa học, Trung tâm còn lưu giữ và phục vụ các tạp chí có nội dung đề cập đến các lĩnh vực xã hội khác như: Kinh tế, nghệ thuật:

- Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam

- Tạp chí Thời trang trẻ

- Tạp chí Biển Việt Nam

- Tạp chí Tiếp thị và gia đình

Ngoài số lượng đầu báo – tạp chí đặt mua, tạp chí biếu cũng là nguồn

bổ sung quý giá cho vốn tài liệu của Trung tâm Báo – tạp chí tiếng Việt

Trang 25

Trung tâm được biếu tặng như: Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tặng tạp chí khoa học số 41 (12/2012), Viện Thông tin Khoa học xã hội tặng Tạp chí Khoa học xã hội, Trung tâm còn nhận được báo – tạp chí ngoại văn từ các tổ chức quốc tế, nhà xuất bản, trường đại học trên thế giới Trung tâm Hoa Kỳ (Đại sứ quán Mỹ) tặng Tạp chí giải trí, 8 tên tạp chí với 68 cuốn Trường Oxford University Press tặng ELT Journal vol 67/1 Jan 2013,

Kho báo và tạp chí của Trung tâm rất đa dạng về nội dung và hình thức được quan tâm bổ sung thường xuyên với nhiều ngôn ngữ khác nhau, đáp ứng phần lớn nhu cầu của bạn đọc Loại hình tài liệu này trở thành nguồn tin không thể thiếu đối với NDT của Trung tâm Tuy nhiên,với nhu cầu học tập

và nghiên cứu tạp chí ngoại của NDT ngày càng cao, Trung tâm cần có chiến lược bổ sung báo - tạp chí ngoại, đặc biệt là các báo - tạp chí Tiếng Anh

2.1.3 Luận án, luận văn

Luận án, luận văn được coi là nguồn tài liệu “xám” của Trung tâm hiện nay Đó là công trình nghiên cứu của các cán bộ đang nghiên cứu và giảng dạy trong trường, học viên cao học học và bảo vệ tại ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực Hàng năm, ĐHQGHN đào tạo được trên 5.000 cử nhân, trong đó 10% sinh viên tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế; 2.400 thạc sỹ và 200 tiến sỹ của 108 chương trình đào tạo đại học và 121 chương trình đào tạo thạc

sỹ và 112 chương trình đào tạo tiến sỹ thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngoại ngữ…

Hiện nay, Trung tâm TT –TV ĐHQGHN đang lưu giữ hơn 11.931 cuốn luận án, luận văn Đây là những tài liệu rất hữu ích cho NDT tham khảo để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học hoặc để định hướng triển khai khóa luận tốt nghiệp Những luận án, luận văn lưu trữ và phục vụ tại Trung tâm đều có nội dung liên quan tới các chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN Nguồn thông tin trong các tài liệu này có giá trị khoa học rất cao, được cập

Trang 26

nhật thường xuyên những thông tin mới Vốn tài liệu này được lưu chiểu hàng năm và được lưu hành nội bộ Đây là nguồn tài liệu quý giá với NDT, đặc biệt

là sinh viên năm cuối khi triển khai khóa luận

2.1.4 Tài liệu điện tử

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và từng bước hiện đại hóa thư viện, bên cạnh việc bổ sung các tài liệu truyền thống, Trung tâm còn chú trọng phát triển các loại hình tài liệu khác: CSDL điện tử online, ebook, đĩa quang CD-ROM Nhờ vào các tính năng ưu việt như dung lượng nhớ lớn, độ bền vật lý cao, thao tác vận hành đơn giản, các loại hình tài liệu này ngày càng được sử dụng rộng rãi

Tài liệu điện tử là tài liệu mà phần thông tin trên đó có cấu trúc, được bao gói hay được lưu trữ trên các vật mang tin mà người dùng tin có thể truy cập thông qua máy tính hoặc mạng máy tính

 CSDL do Trung tâm xây dựng

- CSDL toàn văn của Trung tâm:

+ Hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của NXB ĐHQGHN

+ Hơn 12.000 luận án, luận văn

+ Hơn 500 trang thư tịch cổ Hán nôm

+ Hơn 1000 đề tài cấp Nhà nước và cấp ĐHQGHN

+ Tài liệu chuyên sâu về Việt Nam học

+ 12 chuyên san của Tạp chí ĐHQGHN

- CSDL thư mục:

+ CSDL sách: 180.000 biểu ghi

+ CSDL bài trích tạp chí: 8.000 biểu ghi

+ CSDL các công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ ĐHQGHN (Kỷ niệm 100 năm ĐHQGHN gồm 16.000 biểu ghi thư mục)

+ Thư mục về đạo đức Hồ Chí Minh: 2.172 biểu ghi

- Trung tâm xây dựng được 12 cuốn giáo trình điện tử, CSDL thư mục tài liệu môn học theo khung chương trình của ĐHQGHN

Trang 27

- Ebook: 37.281 tài liệu

 CSDL offline

Gồm hàng triệu biểu ghi thư mục, tóm tắt và hàng nghìn bản toàn văn

về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học ứng dụng và công nghệ, giáo dục, sinh học, kinh tế.Truy cập nguồn tin này tại các phòng multimedia của Trung tâm Nguồn tin này cập nhật đến hết năm 2002

Willson Applied Science & Technology Fulltext

Willson Humanities Abstracts Fulltext

Willson Education Abstracts Fulltext

Derwent Biotechnology Abstracts / Quarterly Update

Econlit 1969 – Present / Monthly Update

 CSDL online

Nhằm tăng cường tài nguyên thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trung tâm TT – TV ĐHQGHN đã mua một số tài khoản để khai thác các CSDL điện tử cung cấp đến người dùng trong ĐHQGHN

Để có thể khai thác các CSDL, máy tính phải truy cập trong mạng nội

bộ của ĐHQGHN (VNUnet)

Đối với máy tính ngoài mạng VNUnet, Trung tâm triển khai giải pháp Ezproxy (Giải pháp truy cập cơ sở dữ liệu điện tử từ xa), giải pháp này thay thế cho việc bạn đọc phải thiết lập mạng riêng ảo (VPN) Để sử dụng Ezproxy, yêu cầu bạn đọc phải có tài khoản email của ĐHQGHN (xxx@vnu.edu.vn) Sau khi đăng nhập bằng tài khoản email qua giao diện web, bạn đọc được khai thác các CSDL mà Trung tâm mua bản quyền

Các cơ sở dữ liệu gồm có:

 IEEE/Xplore Digital library

- Địa chỉ truy cập:http://ieeexplore.ieee.org/Xplore/home.jsp

- Tài nguyên thông tin: Thư viện điện tử IEEE/IET Electronic Library (IEL) của IEEE (Viện các kỹ sư điện và điện tử Hoa Kỳ) có thể cung cấp gần

3 triệu tài liệu toàn văn chất lượng cao nhất thế giới về các lĩnh vực khoa học

Trang 28

và công nghệ mũi nhọn như Công nghệ thông tin, Điện tử - viễn thông, Tự động hóa, Năng lượng v.v

- Mức độ cập nhật thông tin: cập nhật hàng tuần với hơn 20.000 tài liệu mới hàng tháng

 SpringerLink – nguồn tin điện tử chứa các ấn phẩm của nhà xuất bản

Springer

- Địa chỉ truy cập: http://link.springer.com

- Tài nguyên thông tin: hơn 2.700 tên tạp chí khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực như: các ngành kỹ thuật, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, y học

Ngoài ra bạn đọc có thể xem toàn văn trên 6.000 cuốn sách do nhà xuất bản Springer xuất bản từ năm 2009 đến năm 2011 mà NASATI đã mua quyền truy cập vĩnh viễn

 Cơ sở dữ liệu IOP Science

- Địa chỉ truy cập:http://iopscience.iop.org/

- Tài nguyên thông tin: Hơn 400.000 bài viết được xuất bản từ 1874 tới nay được đăng trên 60 tạp chí được phản biện có chất lượng cao nhất bao trùm các lĩnh vực: Khoa học vũ trụ, Vật lý học thiên thể, Sinh học, Hoá học, Tin học, Giáo dục, Đo lường, Công nghệ nano, Y học, Các ngành kỹ thuật, Vật liệu, Toán học, Vật lý học

 Cơ sở dữ liệu Taylor & Francis

- Địa chỉ truy cập: http://www.tandfonline.com/

- Tài nguyên thông tin: hệ thống CSDL phát hành trên 1500 đầu tạp chí mỗi năm và có khoảng 20.000 đầu tạp chí từ năm 1798 đến nay, bao trùm hầu hết các chủ đề nghiên cứu khoa học

Cơ sở dữ liệu Joint Commission Resources (JCR)

Trang 29

- Nhà xuất bản: IG Publishing

- Địa chỉ truy cập: http://portal.igpublish.com

- Tài nguyên thông tin: 100 sách điện tử

- Phạm vi thông tin: từ 2007 – 2008

- Hình thức truy cập: Web thông qua các dải địa chỉ IP tĩnh hoặc tài khoản truy cập được cấp phép

- Hình thức đặt mua: Mua 1 lần sở hữu quyền truy cập vĩnh viễn

Radcliffe Publishing – Perpetual

- Địa chỉ truy cập: http://portal.igpublish.com/

- Hình thức đặt mua: Mua 1 lần sở hữu quyền truy cập vĩnh viễn

Tạp chí điện tử ScienceDirect Online Backfile

- Địa chỉ truy cập: http://www.sciencedirect.com/

- Nhà xuất bản: Elsevier

- Tài nguyên thông tin:

+ Earth and Planetary Sciences: 93 tạp chí+ Business, Management & Accounting: 39 tạp chí+ Organic Chemistry: 8 tạp chí

+ Inorganic Chemistry: 9 tạp chí+ Mathematics: 90 tạp chí

+ Physical General: 79 tạp chí+ High Energy Nuclear Physics & Astronomy: 40 tạp chí+ Economic, Econometrics & Finance: 71 tạp chí

+ Social Sciences: 132 tạp chí

- Phạm vi thông tin: dữ liệu từ Vol.1 đến năm 1994

- Hình thức đặt mua: Mua 1 lần sở hữu quyền truy cập vĩnh viễn

Sách điện tử Springer xuất bản năm 2005, 2007, 2008, 2009

- Địa chỉ truy cập: http://www.springerlink.com/

Trang 30

- Nhà xuất bản: Springer

- Chủ đề: Đa ngành: Khoa học đời sống; Kinh doanh; Khoa học vật liệu; Hóa học; Khoa học Trái đất và Địa lý; Toán học và Thống kê; Vật lý; Thiên văn học; Nhân văn

- Tài nguyên thông tin:

+ Sách điện tử Springer 2005: 3.000 cuốn+ Sách điện tử Springer 2007: 3.400 cuốn+ Sách điện tử Springer 2008: 3.400 cuốn+ Sách điện tử Springer 2009: 4.000 cuốn-Hình thức đặt mua: Mua 1 lần sở hữu quyền truy cập vĩnh viễn

 Tạp chí Advances in Natural Sciences

- Địa chỉ truy cập: http://iopscience.iop.org/2043-6262

- Chủ đề: Nanoscience and Nanotechnology

- Hình thức đặt mua: Mua 1 lần sở hữu quyền truy cập vĩnh viễn

 CSDL Web of Knowledge, EndNote

- Địa chỉ truy cập: www.webofknowledge.com/

+ 8.060 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ+ 2.697 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội

+ 1.497 tạp chí thuộc lĩnh vực nghệ thuật và xã hội nhân văn+ hơn 150.000 tài liệu hội nghị, hội thảo với bề dày hồi cố tới năm 1900

- EndNote® là công cụ quản lý tham khảo mạnh mẽ nhất, cho phép các chuyên gia nghiên cứu tìm kiếm cơ sở dữ liệu tham khảo phổ biến, lưu trữ tài liệu tham khảo, file PDF, lập nhóm và tổ chức nghiên cứu

Trang 31

+ Cung cấp các công cụ tiên tiến để quản lý, tìm kiếm, sắp xếp và chia

sẻ nghiên cứu

+ EndNote giúp quản lý nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn với khả năng tạo ra các thư mục và lý lịch ngay trong EndNote, các tính năng như "Tìm Toàn văn " và " Cập nhật biểu ghi ' tự động hóa quá trình định vị và cập nhật thông tin thu thập, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông qua các tập tin cá nhân

+ Khả năng chia sẻ nhóm

+ Người dùng EndNote có thể đồng bộ thư viện và các tài liệu tham khảo trên máy tính để bàn, trực tuyến, hay các ứng dụng trên iPad, cho phép truy cập vào dữ liệu nghiên cứu của họ bất cứ khi nào và nơi đâu họ cần

+ Với 5GB lưu trữ trực tuyến cho tập tin đính kèm, không giới hạn cho lưu trữ tham khảo và hàng nghìn kiểu định dạng, cùng với truy cập trực tuyến đáp ứng nhu cầu người sử dụng

 Bài giảng điện tử

- Giáo trình môn học được chuyển dạng số hóa:

+ Nhập môn khoa học thư viện và thông tin ( Phan Văn và Nguyễn Huy Chương)

+ Kĩ thuật đàm phán thương mại quốc tế (Nguyễn Xuân Thơm)+ Giới thiệu về đa phương tiện (Đỗ Trung Tuấn)

- Synthesis: The digital Library of Engineering and Computer- Sciences

Cơ sở dữ liệu bao gồm 25 bài giảng điện tử về khoa học máy tính và công nghệ thông tin

 Giáo trình LANGMaster English Elements Online

Địa chỉ truy cập :http://lic.vnu.edu.vn/langmaster

Được xây dựng dựa trên bộ giáo trình điện tử tiếng Anh nổi tiếng English Elements của Tập đoàn LANGMaster Chương trình bao gồm 5 khóa học tương ứng với 5 cấp độ, được thiết kế xuyên suốt từ trình độ mới bắt đầu tới cao cấp

Ngày đăng: 17/10/2016, 05:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hồng Hạnh (2004), Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Thực trạng và giải pháp), Khóa luận tốt nghiệp Thông tin – thư viện, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Thực trạng và giải pháp)
Tác giả: Nguyễn Hồng Hạnh
Năm: 2004
2. Đỗ Thị Hoàn (2012), Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại thư viện Tạ Quang Bửu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tác giả: Đỗ Thị Hoàn
Năm: 2012
4. Trần Thị Kim Liên (2004), Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp Thông tin – thư viện, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu công tác phát triển vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Kim Liên
Năm: 2004
6. Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Tạp chí Thông tin tư liệu, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”", Tạp chí Thông tin tư liệu
Tác giả: Nguyễn Viết Nghĩa
Năm: 2001
9. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu tại thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển vốn tài liệu tại thư viện và cơ quan thông tin
Tác giả: Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa
Năm: 2007
10. Vũ Văn Sơn (1994), “Một số chính sách về phát triển nguồn tư liệu”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách về phát triển nguồn tư liệu”, "Tạp chí Thông tin và Tư liệu
Tác giả: Vũ Văn Sơn
Năm: 1994
11. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin học
Tác giả: Đoàn Phan Tân
Năm: 2006
13. Trần Mạnh Tuấn (2005), “Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và giải pháp phát triển”, "Tạp chí Thông tin và tư liệu
Tác giả: Trần Mạnh Tuấn
Năm: 2005
14. Trang web của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nộihttp://www.vnu.edu.vn/http://www.lic.vnu.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.vnu.edu.vn/
15. Lê Văn Viết, Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghề thư viện
5. Nghị định 72/2002/NĐ-CP của chính phủ về chính sách đầu tư đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước Khác
8. Quyết định số 688/QĐ ngày 14/7/1986, của Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp Khác
12. Thông tư của Bộ Văn hóa số 30 – VH/TT ngày 17/3/1971 về hướng dẫn thi hành Quyết định 178/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác thư viện Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w