1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc Gia Hà Nội

116 292 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc Gia Hà Nội ( sau đây gọi tắt là Trung tâm), khảo sát thực trạng thư viện số tại Trung tâm. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để thư viện số tại Trung tâm ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-LÊ THU HƯỜNG

PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ

NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hà Nội – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-LÊ THU HƯỜNG

PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ

NỘI

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin -Thư viện

Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HUY CHƯƠNG

Hà Nội – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được

thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Huy Chương Các số liệu

và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu cóđiều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày……… tháng……… năm 2018

Học viên

Lê Thu Hường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệpcao học ngành thông tin - thư viện, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rấtnhiều người

Tôi xin chân thành cảm ơn:

TS Nguyễn Huy Chương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thờigian theo học cao học cũng như trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài

Quý thầy cô khoa Thông tin – Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội và các thầy cô giảng dạy các chuyên đề cao học

đã hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình theo học tại trường

Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa họccủa mình

Lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN đã tạo điều kiện chotôi tiếp cận, thu thập thông tin liên quan đến đề tài Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đãhỗ trợ công việc cũng như chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp tài liệu, hỗ trợ thực hiệnphiếu điều tra khảo sát giúp tôi giúp tôi hoàn thiện luận văn

Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã luôn ủng hộ, động viên vàtạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Lê Thu Hường

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ

Viết tắt Nghĩa đầy đủ

Bookworm Hệ thống mượn trả tài liệu số

Bx Là một trong những công cụ của phần mềm tìm kiếm

URD2 nhằm gợi ý đọc bài báo nghiên cứu và xu hướngnghiên cứu dựa trên mức độ sử dụng và di chuyển trongcác nguồn thông tin nghiên cứu cấp độ toàn cầu trongmôi trường điện toán đám mây

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

Hot Articles Các bài báo nóng phản ánh sự quan tâm, được đọc nhiều

nhất, được trích dẫn nhiều nhất bởi các nhà nghiên cứutrên toàn thế giới Đây là một dịch vụ của phần mềm tìmkiếm URD2

Hệ quản trị thư viện tích hợpKH&CN Khoa học và công nghệ

LAN Mạng cục bộ (Local Area Network)

MetaLib Là một trong những công cụ của phần mềm tìm kiếm

URD2 nhằm hỗ trợ tìm kiếm thông tin khoa học theochủ đề trong các cơ sở dữ liệu điện tử trực tuyến và quản

lý bạn đọc tài nguyên điện tử từ xa

OPAC Online Public Access Catalog

Mục lục truy cập công cộng trực tuyếnPRIMO Là một trong những công cụ của phần mềm tìm kiếm

URD2 nhằm phát hiện các tài nguyên thông tin số (truycập có phí và miễn phí)

RFID Radio Frequency Identification( Nhận biết qua sóng

Trang 7

Radio)SFX Là một trong những công cụ của phần mềm tìm kiếm

URD2 nhằm xử lý kết nối ngữ cảnh và quản lý dữ liệunối kết

Trung tâm Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà

NộiTTĐCVN Hệ thống thông tin tích hợp Địa chất và Tài nguyên địa

chất Việt Nam

URD2 Unified Resource Discovery and Delivery

Hệ thống phát hiện và chuyển giao tài nguyên thông tintập trung của ExLibris

WAN Mạng diện rộng (Wide Area Network)

Webometrics Bảng xếp hạng các trang web và thư viện số đại học,

viện nghiên cứu

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giữa thế kỷ XX, khái niệm “Bùng nổ thông tin” đã chính thức được đưa ra

bởi nhà thông tin học người Anh, tên là Derek dela Solla Price (1922 - 1983), với ýnghĩa là sự phát triển bùng nổ của các tạp chí khoa học Đến nay, thuật ngữ nàythường được dùng để chỉ sự gia tăng mạnh mẽ khối lượng tri thức khoa học cũngnhư các sản phẩm thông tin tư liệu Một trong số các hệ quả của hiện tượng bùng nổthông tin chính là sự ra đời các tài liệu không ở dạng sách như: băng từ, đĩa CD –ROM Sự gia tăng nhanh chóng các loại hình tài liệu đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấucủa kho tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của máy tính điện tử với dung lượng bộ nhớ tưởngchừng không hạn chế, khả năng tính toán cực nhanh và hầu như không bao giờnhầm lẫn, đã mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng cho việc lưu trữ, xử lý thông tin.Việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến sự xuất hiện của một loạihình tài liệu mới, đó là tài liệu số Tài liệu số được hiểu là tất cả những thông tinđược lưu trữ dưới dạng số, được xử lý, lưu trữ và truy cập trên máy tính, hay trênmạng máy tính Nguồn tài liệu số hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong hoạtđộng thông tin – thư viện nhờ có nhiều ưu điểm nổi trội: mật độ thông tin cao;thông tin được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, hình ảnh ); thông tin

có thể được truy cập từ xa, theo nhiều dấu hiệu khác nhau và được nhiều người truycập cùng một thời điểm Có thể nói, nguồn tài liệu số đang góp phần làm thay đổi

về chất của hoạt động giao lưu thông tin, trong đó có hoạt động thông tin – thư việntrên toàn thế giới

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động, xu hướng liên kếthoạt động giữa các cơ quan thông tin – thư viện là một tất yếu và sự liên kết nàyđang dần vượt qua cả biên giới giữa các quốc gia, châu lục, hình thành nên mộtmạng cung cấp thông tin toàn cầu Vấn đề đặt ra là, làm sao để cho sự liên kết ấyngày càng trở nên hữu ích hơn Sẽ là lãng phí, nếu như liên kết trong hệ thống thôngtin – thư viện chỉ để trao đổi dữ liệu thư mục, hay sẻ chia kinh nghiệm trong giao

Trang 12

tiếp với người dùng tin Sự liên kết sẽ không thể đạt hiệu quả như mong đợi, nếucác cơ quan thông tin – thư viện không sẻ chia được toàn văn của tài liệu, vì chỉ cótoàn văn mới mang lại giá trị đích thực cho tài liệu Đó cũng là minh chứng cho sựphát triển về khoa học, công nghệ của một quốc gia, vùng lãnh thổ Câu hỏi đã từnglàm đau đầu những nhà hoạt động thông tin, không gì khác, ngoài việc làm thế nào

để chia sẻ được toàn văn tài liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất; làm thế nào

để người dùng tin ở mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập trực tiếp đến nguồn tin

họ cần mà không phải tốn bao công sức, thời gian để vượt qua rào cản về khoảngcách địa lý, chi phí vận chuyển Một giải pháp tối ưu được các thư viện hướng tới

là xây dựng và tạo lập các thư viện số - số hóa toàn văn tài liệu, đây là một giảipháp tối ưu và đang trở thành một xu hướng phát triển chung của các thư viện, gópphần đưa thông tin trở thành một dịch vụ xã hội trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế tri thức

Không nằm ngoài xu thế đó, thư viện các trường đại học Việt Nam cũng đangtừng bước xây dựng và phát triển hệ thống thư viện số, cung cấp thông tin tiện ích

và nhanh chóng nhất cho bạn đọc Với đặc thù bạn đọc là toàn thể cán bộ giảng viên

và sinh viên, sử dụng thư viện với mục đích học tập và nghiên cứu Đa số bạn đọcđều có trình độ ngoại ngữ và tin học, với mong muốn sử dụng tài liệu toàn văn mộtcách nhanh chóng, thuận tiện ở bất cứ đâu và thời điểm nào Thư viện đại học còn

có một lợi thế đó là nguồn tài liệu nội sinh phong phú, đó chính là các công trìnhnghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, các báo cáo khoa học, các cơ sở dữ liệumôn học do giảng viên biên soạn rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển thưviện số

Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan đầu ngành trong hệ thống giáo dục đàotạo ở Việt Nam, nơi đào tạo đội ngũ những nhà khoa học, nhà quản lý có trình độcao cho đất nước Ngay từ khi thành lập, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

đã xác định được tầm quan trọng của hoạt động thông tin thư viện trong việc cungcấp nguồn tin, thúc đẩy quá trình tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, nâng cao chấtlượng giáo dục

Trang 13

Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lậptheo Quyết định số 66/TCCB ngày 14/02/1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia HàNội Với mục tiêu phát triển Trung tâm trở thành trung tâm khai thác, cung cấp tàinguyên tri thức hiện đại được quản lý, vận hành ở trình độ quốc tế, có khả năng phục

vụ và đáp ứng cao yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo đẳng cấp quốc tế củaĐHQGHN Đồng thời xây dựng Trung tâm trở thành đầu mối liên kết các trung tâmthông tin thư viện đại học trong cả nước và góp phần mở rộng trao đổi thông tin vớicác trường đại học trong khu vực và trên thế giới Nhận thức được tầm quan trọng đó,Trung tâm đã xác định phải xây dựng và phát triển thư viện số Đến nay, thư viện số tạiTrung tâm đã phát triển ở một trình độ khá cao Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đặt

ra với Trung tâm trong thời gian tới Chính vì vậy, tôi chọn đề tài Luận văn: “Phát

triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội”

nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp thư viện số tại Trung tâm ngày càng hoànthiện là vô cùng cần thiết

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

+ Hệ thống hoá và góp phần làm rõ thêm lý luận về thư viện số

+ Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng thư viện số tại Trung tâm

+ Đưa ra và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thư viện số tại Trung tâm

Mục tiêu nghiên cứu:

+ Khảo sát, đánh giá nguồn lực thông tin số hiện có của Trung tâm Thông tin –Thư viện ĐHQGHN

+ Nghiên cứu quy trình xây dựng và phát triển thư viện số tại Trung tâm

+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thư viện số để phục vụ ngày cànghiệu quả hơn hoạt động nghiên cứu và học tập của người dùng tin

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn cần xác định được nhiệm

vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về Thư viện số

- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Thư viện số tại Trung tâmThông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội Nghiên cứu thực trạng tổ chức và

Trang 14

hoạt động của Thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia

Hà Nội, từ đó chỉ ra những ưu và nhược điểm

- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện Thư viện số tại Trungtâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN

Về nguồn lực thông tin số, có nhiều công trình nghiên cứu trong đó có một

số công trình tiêu biểu như: “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện nay”(2011) của ThS Trần Nữ Quế Phương; “Khai thác nguồn lực thông tin số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam” (2011) của tác giả Nguyễn Xuân Dịu;

“Phát triển nguồn lực thông tin điện tử tại Cục thông tin và công nghệ quốc gia” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Hà; “Nguồn lực thông tin số tại trường Đại học Văn hoá Hà Nội ”(2014) của tác giả Kiều Thanh Thảo; “Xu hướng quản lý nguồn lực thông tin ở thư viện đại học Việt Nam” (2014) của tác giả Lê Quỳnh Chi Các công

Trang 15

trình này đề cập xu hướng khai thác, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin ở cácthư viện đại học Việt Nam thời đểm hiện nay đó là: chuyển từ hình thức sở hữusang hình thức tiếp cận; đa dạng hoá sản phẩm thông tin và tăng cường số hoá tàiliệu; phát triển nguồn thông tin nội sinh; liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin giữacác thư viện và tăng cường hoạt động tiếp thị (marketing) nguồn lực thông tin.

Luận văn “Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã góp phần làm sáng tỏ một số

vấn đề lý luận cơ bản của công tác phát triển nguồn lực thông tin số trong hoạt độngthông tin - thư viện như: làm rõ khái niệm nguồn lực thông tin số, nêu ra các yếu tốtác động đến công tác phát triển nguồn lực thông tin số; nghiên cứu thực trạng côngtác phát triển nguồn lực thông tin số và đưa ra những nhận xét, đánh giá về thựctrạng nguồn lực thông tin số cũng như hoạt động xây dựng nguồn lực thông tin sốtại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận vàkhảo sát thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn lực thôngtin số nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin tại Viện Lịch sử quân sựViệt Nam

“Digital Information Resources for Disaster Management of Libraries and Information Centres” nói về tài nguyên số trong việc quản lý các rủi ro của thư viện.

Về xây dựng thư viện số và phát triển nội dung số, các phần mềm quản lý

bộ sưu tập số được thể hiện rõ trong một số công trình nghiên cứu như: “Phát triển

nội dung số ở Việt Nam”(2000) của tác giả Tạ Bá Hưng ; “Kinh nghiệm xây dựng thư viện số với phần mềm mã nguồn mở GREENSTONE”(2005) của tác giả Đặng Đức Nguyên; “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Tiến Đức Các công trình này đã trình bày tiếp cận xây dựng thưviện số, xem xét khía cạnh cấu trúc, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và phát triển kho tư liệu

số hoá, các phần mềm số hoá tài liệu, đề cập việc tổ chức số hoá tài liệu trong phạm

vi mạng lưới các tổ chức thông tin khoa học công nghệ ở Việt Nam

Luận văn thạc sỹ “Xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (2010) của

Trang 16

tác giả Trần Thị Minh Nguyệt đã đưa ra cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triểnthư viện điện tử trong các trường đại học; thực trạng xây dựng thư viện điện tử tạiTrung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội và đề xuất những giảipháp nhằm hoàn thiện thư viện điện tử tại Trung tâm trong thời gian tới

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác như: “Xây dựng thư viện số với phần mềm kipos.digital”(2010) của tác giả Nguyễn Hồng Vinh; “Xây dựng thư viện điện tử và phát triển nguồn tài nguyên số trong hệ thống thư viện đại học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chương; “Giải pháp số hóa nguồn tài liệu và xây dựng các bộ sưu tập số trong thư viện các trường đại học” (2010) của tác giả Hoàng Đức Liên và Nguyễn Hữu Ty; “Học liệu mở và hướng phát triển tài nguyên

số tại các thư viện đại học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chương và Nguyễn

Tiến Hùng đã giới thiệu về học liệu mở, truy cập mở và những lợi ích của học liệu

mở, truy cập mở đối với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm xâydựng thư viện số ở các trường đại học từ đó đề xuất hướng phát triển cho tài nguyên

số cho thư viện điện tử tại các trường Đại học Việt Nam

Bài báo “DSPACE – Giải pháp tạo lập, lưu trữ và phổ biến tài nguyên điện

tử cho các thư viện ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Chương và Nguyễn Tiến

Hùng giới thiệu tổng quan về phần mềm thư viện số Dspace, mô tả chức năng vàthiết kế của hệ thống thư viện số mã nguồn mở Dspace, và cách tiếp cận các vấn đềkhác nhau trong thư viện số và thiết kế lưu trữ

Building digital Libraries” trình bày các khái niệm, các yếu tố cần được xem

xét khi xây dựng thư viện số

Về vấn đề bản quyền, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như

“Xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến quyền tác giả trong phục

vụ thư viện ở Việt Nam” (2011) của tác giả Bùi Loan Thuỳ và Bùi Thu Hằng;

“Thư viện số với vấn đề bản quyền” của tác giả Trịnh Khánh Vân Các công

trình này đề cập đến thư viện số và xây dựng thư viện số, một số văn bản phápluật về bản quyền liên quan tới hoạt động thư viện và các vấn đề bản quyền trong

số hoá tài liệu

Trang 17

Về xu hướng hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá, có nhiều công

trình tiêu biểu như: “Chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học Việt Nam” (2014) của tác giả Vũ Duy Hiệp; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chia sẻ tài nguyên thông tin tại các thư viện đại học Việt Nam”

(2016) của tác giả Đoàn Mậu Hiển Các công trình này đã chỉ ra thực trạng, nhữngthách thức và hướng giải quyết, giải pháp bằng cách sử dụng phần mềm mua quyền

sử dụng (Ilib, Exlibris) và phần mềm mã nguồn mở (Koha, Dspace…) trong việcquản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trường đại học

Nhìn vào tổng thể các công trình nghiên cứu về thư viện số, nhiều công trình

đã được công bố và đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực thôngtin số; xây dựng thư viện số, phát triển nội dung số và các phần mềm quản lý bộ sưutập số; bản quyền tài nguyên số và vấn đề hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin sốsong chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu việc hoàn thiện, phát triển thư viện số tạiTrung tâm Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này cho luận văn của mình là hoàn toàn phùhợp Tôi hi vọng, kết quả đạt được là những đóng góp thiết thực về mặt lý luận vàthực tiễn trong việc đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thư viện số tạiTrung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội nói riêng và các cơ quanthông tin - thư viện nước ta nói chung

6 Ý nghĩa của khóa luận

- Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lýluận chung về thư viện số

- Về thực tiễn: Đề tài đã xem xét, phân tích quy trình, phương thức xây dựng

và phát triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia HàNội nói riêng, nhằm có định hướng cho các thư viện trường đại học nói chung đangtrong quá trình xây dựng và phát triển thư viện số

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng kết hợp các phương phápnghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp luận

Trang 18

Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng vàNhà nước về hoạt động thông tin - thư viện; về phát triển khoa học – Công nghệ;giáo dục và đào tạo.

- Phương pháp thống kê số liệu

- Phương pháp điều tra thực tế

8 Giả thiết nghiên cứu

Thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đãđạt được những thành tựu đáng kể, xứng đáng là trung tâm thông tin thư viện đạihọc lớn của nước ta Tuy nhiên hoạt động thư viện số tại Trung tâm còn gặp một sốhạn chế về tổ chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thư viện, nguồn lựcthông tin số, vấn đề bản quyền tài nguyên số, chuẩn hoá các hoạt động trong thưviện số, chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan thông tin thư viện Nếu như khắcphục được những hạn chế này, thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đạihọc Quốc Gia Hà Nội sẽ không ngừng phát triển, đáp ứng và thoả mãn nhu cầungày càng cao của người dùng tin Để khắc phục những hạn chế này cần có nhữnggiải pháp tích cực như đổi mới cơ cấu tổ chức, phát triển nguồn lực thông tin số,nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đảm bảo những vấn đề về pháp lý, chuẩn hoá cáchoạt động trong thư viện số và tăng cường trao đổi, chia sẻ nguồn thông tin số

9 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luậnvăn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn phát triển thư viện số tại Trung

tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trang 19

Chương 2: Thực trạng phát triển thư viện số tại Trung tâm.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển thư viện số tại Trung tâm.

Trang 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN –

THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1.1 Những vấn đề lý luận chung

1.1.1 Một số khái niệm

Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin vàtruyền thông, thư viện số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới Hiện naythư viện số nhận được sự quan tâm đặc biệt của các các tổ chức cá nhân trong vàngoài ngành

Tài liệu số là vật mang tin được tạo lập ở dạng mà thông tin trong đó đượctạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa trêncông nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện

từ hoặc công nghệ tương tự hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổchức, cá nhân hoặc là vật mang tin mà thông tin trong đó được tạo lập bằng việcbiến đổi các loại hình thông tin trên các vật mang tin khác sang thông tin dùng tínhiệu số

Vậy thư viện số là gì? Có rất nhiều tranh luận xung quanh cụm từ này “Thưviện số” là một thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay và đang được sửdụng thường xuyên tại các hội nghị, hội thảo

Mặt khác, thư viện số đang là tâm điểm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, cácyếu tố tạo nên thư viện số khác nhau phụ thuộc vào cộng đồng nghiên cứu nhìnnhận về nó [31] Ví dụ:

- Từ quan điểm của người dùng tin, thư viện số là một cơ sở dữ liệu lớn

- Đối với những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ siêu văn bản, nó làmột trong những ứng dụng của phương pháp siêu văn bản

- Đối với những người công tác trong ngành thông tin, đó là một ứng dụngcủa Web

- Từ quan điểm của ngành khoa học thư viện, thư viện số là một bước tiếptục trong tự động hoá thư viện vốn đã bắt đầu từ 25 năm trước

Trang 21

Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng trang web là một thư viện số TheoLynch, một trong những học giả hàng đầu lĩnh vực nghiên cứu thư viện số, webkhông phải là một thư viện số Lynch [30] cho rằng Internet và bộ sưu tập cácnguồn tin đa phương tiện được biết đến không được thiết kế để hỗ trợ cho việc xuấtbản và truy cập thông tin giống như thư viện Nó liên quan đến cái được coi là khochứa các sản phẩm của thế giới in ấn kỹ thuật số….Tóm lại, Internet không phải làmột thư viện số.

Tại Việt Nam, theo HĐ Liên và NV Ty [6], "Thư viện số là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông".

1.1.2 Đặc điểm thư viện số

Thư viện số có những đặc điểm cơ bản sau:

• Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau

• Khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông tin bằng nhiều phươngtiện khác nhau

• Khả năng chuyển giao tài nguyên thông tin qua mạng

• Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán

• Khả năng chia sẻ thông tin ở mức độ chuyên biệt cao

• Dùng công cụ để tìm kiếm và truy xuất thông tin

• Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn về không gian và thời gian

Thư viện số đã hình thành từ nhiều năm trước trên thế giới đặc biệt ở cácnước có nền khoa học phát triển, mà cụ thể là khoa học thông tin - thư viện, đã córất nhiều dự án nhằm phát triển thư viện số trên thế giới Nhắc tới thư viện số khôngthể không kể tới: Thư viện số thế giới (World Digital Library); Thư viện sốEuropeana (www.europeana.eu) chứa tới 2 triệu đầu sách, Google Book Search(www.books.google.com) là một kho lưu trữ sách trực tuyến khổng lồ cho phépngười dùng tin tìm kiếm và xem hàng triệu cuốn sách từ các thư viện và các nhàxuất bản trên thế giới Tại Việt Nam, thư viện số đang từng bước phát triển tuy còn

Trang 22

gặp nhiều khó khăn, trở ngại Có rất nhiều thư viện tiến hành số hóa tài liệu vànhiều dự án ra đời, tiêu biểu phải kể đến thư viện số tại Trung tâm Thông tin - Thưviện, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.1.3 Các yếu tố cấu thành thư viện số

Có thể nói, thư viện số là một bước tiến mới của thư viện truyền thống Songcho dù nó là một sản phẩm tinh vi đến đâu đi chăng nữa của công nghệ hiện đại thì

về bản chất nó vẫn được cấu thành từ 4 nhân tố của thư viện truyền thống và cùngthực hiện một chức năng chính của thư viện là kết nối con người với vốn thông tin:vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, đội ngũ cán bộ, người dùng tin

Vốn tài liệu số: Để thư viện số đạt hiệu quả cao thì việc tạo lập các nguổn tin

số hoá hết sức quan trọng Số lượng nguồn tin số của một thư viện được coi là tiêuchí đánh giá quy mô lớn mạnh và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc

Cơ sở vật chất và công nghệ: Tài liệu số và công nghệ là hai vấn đề tồn tạisong song với nhau Tài liệu số sẽ không thể tồn tại nếu không có sự ứng dụng củacông nghệ, nó phụ thuộc và chịu ảnh hưởng hoàn toàn từ công nghệ

Nguồn nhân lực: Có thể nói con người là yếu tố không thể thiếu trong bất cứhoạt động nào Vì bản thân công nghệ và máy móc không thể tạo nên thư viện sốhoàn chỉnh nếu thiếu sự tác động của con người

Người dùng tin chính là đối tượng mục tiêu và đích hướng tới của bất cứ thưviện nào Nếu không có bạn đọc thì thư viện sẽ mất đi giá trị tồn tại của mình

Như vậy, 4 yếu tố cấu thành thư viện số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và

là điều kiện cần và đủ để xây dựng một mô hình thư viện hoàn chỉnh

1.1.4 Tầm quan trọng của thư viện số

Ngày nay, thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất của xã hội.Hiện tượng bùng nổ thông tin và nhu cầu thông tin, cuộc cách mạng công nghệthông tin và xu hướng toàn cầu hóa đã đặt ra cho ngành Thư viện nhiều thời cơ vàthách thức Thư viện số trở thành hình mẫu lý tưởng của các thư viện trên thế giới

Ở Việt Nam, hệ thống máy tính đã, đang và tiếp tục được trang bị tại các thư việnhiện nay, khả năng xây dựng các thư viện số sẽ trở thành hiện thực Thư viện số sẽ

Trang 23

cung cấp các phương tiện cho phép xem vô tuyến vệ tinh, truyền hình cáp, tiếp cậncác cơ sở dữ liệu quốc tế và dịch vụ thư viện tại nhà, các trạm tương tác CD-I(Compact Disk-Interactive), các trạm để xem phim, mục lục công cộng trực tuyến(Online Public Access Catalogue) và hệ thống cho mượn tự động Mặc dù hiện naycác thư viện còn rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, vấn đềđào tạo cán bộ, khả năng tài chính v.v nhưng việc hình thành, xây dựng các thưviện số là hết sức cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Với sự phát triển rộng rãi của mạng Internet, người sử dụng không cần trựctiếp đến thư viện mà chỉ cần ngồi ở bàn làm việc và truy cập vào trang web của coquan/ tổ chức thông tin sẽ tìm được tài liệu cần thiết

- Một trong những lợi thế của thư viện điện tử là công nghệ và tài nguyên số,

do vậy người dùng tin có thể đánh giá ngay được sự thuận tiện và tính thân thiệncao của hệ thống tra cứu và lưu truyền thông tin từ các nguồn với nhau

- Khách hàng của một thư viện hiện đại không còn khái niệm giờ phục vụnhư trước đây Mọi khoảng cách về không gian và thời gian dường như được xóa bỏhoàn toàn khi sử dụng các dịch vụ và tiện ích tại các thư viện này

- Một yếu tố bắt buộc khi xây dựng một thư viện số đó là hoàn thành quátrình mượn liên thư viện Tính mở của một thư viện hiện đại rất được đề cao Khitruy cập vào CSDL của một cơ quan thông tin, người dùng tin có thể tìm kiếm thôngtin cần thiết tại các thư viện khác trong khu vực và trên thế giới thông qua cácđường link của dịch vụ thông tin liên kết

- Thông tin trong thư viện số luôn luôn được cập nhật do đó tính mới, tínhthời sự là một thế mạnh để thu hút được người dùng tin tìm đến và sử dụng các sảnphẩm và dịch vụ của họ

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá thư viện số

Hiện nay vẫn chưa có các tiêu chí để đánh giá thư viện số, tuy nhiên về cơbản thư viện số cũng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như thư viện truyềnthống cho nên có thể căn cứ vào các tiêu chí đánh giá thư viện truyền thống để đánhgiá thư viện số và có nhấn mạnh các yếu tố đặc thù của thư viện số về ứng dụng

Trang 24

chặt chẽ thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông Do đó, có thể đưa ra một sốtiêu chí đánh giá thư viện số như sau:

Tiêu chí về nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin là yếu tố quan trọng và then chốt của cơ quan thông tinthư viện Đánh giá về nguồn lực thông tin trong thư viện số ta phải căn cứ vào tiêuchí nguồn tài liệu số có đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin hay không?

Tiêu chí đánh giá công nghệ trong thư viện

Nhóm tiêu chí này đánh giá về công nghệ: Các phần mềm quản trị tài nguyên

số có dễ khai thác và sử dụng hay không? Website của thư viện có nội dung phongphú hay không? Vấn đề về bổ sung, thu thập, tổ chức, xử lý, phân tích số hoá tàiliệu; quản trị, cung cấp các giải pháp, dịch vụ cuả sản phẩm?

Tiêu chí đánh giá về cán bộ thư viện

Có nhiều thay đổi trong quản lý nhân sự của thư viện số, căn cứ trên quanđiểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước và đặc điểm của quản lý nhân lựctrong thư viện hiện đại để đánh giá hiệu quả quản lý nhân lực trong thư viện hiệnđại cần căn cứ vào tiêu chí sau: về chất lượng nhân lực, thái độ phục vụ, khả nănghỗ trợ bạn đọc trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên số

Tiêu chí về cơ sở vật chất

Tương tự như các đối tượng quản lý khác, quản lý cơ sở vật chất trong thư viện

số có nhiều thay đổi so với thư viện truyền thống Vì vậy đánh giá hiệu quả quản lýcơ sở vật chất trong thư viện hiện đại cũng cần căn cứ trên tiêu chí về hệ thống trangthiết bị, cơ sở vật chất của có đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin không?

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thư viện số

Yếu tố kinh tế

Thư viện số, nơi ứng dụng các thành tựu KH&CN vào các hoạt động vì vậycần sự đầu tư về lớn về kinh phí Điều đó thể hiện ở khả năng kinh phí đầu tư chocác hoạt động của thư viện số Bên cạnh đó, việc am hiểu các quy định về tài chínhcũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới việc quản lý thư viện Việc đầu tư vào thưviện ngày càng lớn đòi hỏi nhà quản lý thư viện phải có những am hiểu về luật đầu

Trang 25

tư, về các thông tư, nghị định trong lĩnh vực tài chính Nếu thiếu những hiểu biếtcơ bản này sẽ gây trở ngại cho việc quản lý thư viện.Yếu tố kinh tế cũng tác độngtrực tiếp đến mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đến năng xuất

và chất lượng công việc thực hiện công việc Yếu tố kinh tế là điều kiện để ngườiquản lý có thể thực hiện tốt các phương pháp quản lý nhằm tạo động lực cho ngườilao động trong thư viện

Yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa và xã hội có sự tác động lớn đến quản lý thư viện số Những yếu tốnhư trình độ dân trí, cơ cấu mật độ dân cư sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc quihoạch mạng lưới, qui mô đầu tư kinh phí để phát triển thư viện hiện đại Những yếu

tố như giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, sự hình thành và biến động của cáctầng lớp xã hội, phương thức sinh hoạt xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn đối với cáchoạt động quản lý các dịch vụ của thư viện hiện đại

Yếu tố khoa học và công nghệ

Kết quả của quá trình ứng dụng KH&CN vào hoạt động thư viện đã tạo rathư viện số KH&CN đặc biệt là CNTT đã làm thay đổi căn bản hoạt động thư viện

và tạo nên nhiều sự khác biệt giữa thư viện số và thư viện truyền thống Càng ởnhững mức độ ứng dụng cao hơn của KH&CN vào hoạt động thư viện sự thay đổitrong quản lý thư viện hiện đại so với thư viện truyền thống càng lớn Sự khác biệtnày có tác động rất lớn đến quản lý thư viện số Những thay đổi nhanh chóng củathư viện hiện đại về cơ sở hạ tầng, nguồn lực thông tin, dịch vụ thông tin, nguồnnhân lực đã tạo nhiều ảnh hưởng đối quản lý

1.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm Thông tin – thư viện ĐHQGHN (tên giao dịch tiếng Anh là:Library and Information Center, Vietnam National University, Hanoi), được thànhlập ngày 14/2/1997 trên cơ sở hợp nhất các thư viện của các trường thành viênthuộc ĐHQGHN Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN, có tưcách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Những ngày đầu thành lập tuy còn

Trang 26

gặp nhiều khó khăn nhưng bằng tâm huyết và lòng yêu nghề, cán bộ nhân viên củaTrung tâm đã không ngừng phấn đấu xây dựng Trung tâm từng bước đi lên bắt kịpnhững thư viện hiện đại trên thế giới Trung tâm hiện có trụ sở chính đặt tại nhàC1T – 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội.

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm TT – TV ĐHQGHN trực thuộc ĐHQGHN – một đơn vị đứng đầu

cả nước trong công tác đào tạo nên chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm luôn gắnliền với mục tiêu giáo dục của ĐHQGHN Trung tâm luôn bám sát những nhiệm vụ

cụ thể mà ĐHQGHN giao phó để xác định phương hướng phát triển cũng nhưkhẳng định vai trò của mình trong xã hội

Chức năng: Trung tâm có chức năng thông tin và thư viện phục vụ các công tác:đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), triển khai ứng dụng và quản lí của ĐHQGHN

Nhiệm vụ: Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lý, thông báo vàcung vấp thông tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụcán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cụ thể là:

+ Nghiên cứu, thu thập, xử lí, thông báo và cung cấp tin, tư liệu về khoa học,giáo dục, ngoại ngữ và công nghệ phục vụ cán bộ và sinh viên ĐHQGHN

+ Tham mưu, tư vấn, cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định củacán bộ, lãnh đạo trong và ngoài ĐHQGHN

+ Nhận, thu thập, lưu chiểu luận án, luận văn của cán bộ, học viên học vàbảo vệ tại ĐHQGHN, các xuất bản phẩm do ĐHQGHN phát hành, các đề tài nghiêncứu khoa học cấp nhà nước và ĐHQG do ĐHQGHN chủ trì hoặc cán bộ ĐHQGHNthực hiện,

+ Thu thập, bổ sung, xử lý, xây dựng, quản lý, tổ chức phục vụ và bảo quảnkho tư liệu của ĐHQGHN

+ Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng lýluận khoa học chuyên ngành, ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mớivào xử lý và phục vụ thông tin - thư viện

Trang 27

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện của Trung tâm đảm bảo về chuyênmôn nghiệp vụ, hỗ trợ các thư viện khác trong việc nâng cao trình độ cho cán bộthư viện.

+ Đẩy mạnh quan hệ trao đổi, hợp tác với các thư viện, trung tâm thông tin,viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước để phát triển nguồn lựcthông tin, đào tạo cán bộ, trao đổi công nghệ, góp phần đưa Trung tâm TT – TVĐHQGHN bắt kịp với sự phát triển của các thư viện hiện đại trên thế giới

Với chức năng và nhiệm vụ trên đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt độngcủa Trung tâm TT – TV, ĐHQGHN giúp Trung tâm có những bước đi đúng hướng

và hiệu quả, phục vụ sự nghiệp giáo dục của ĐHQGHN

Về cơ cấu tổ chức, Trung tâm có 11 phòng được chia theo 3 khối:

+ Khối Chức năng gồm các phòng: Hành chính – Tổ chức; Kế hoạch Tài chính+ Khối Nghiệp vụ gồm các phòng: Phòng Phân loại Biên mục; Bổ sung traođổi; Phát triển Tài nguyên số; Thông tin trực tuyến; Quản trị Công nghệ thông tin

+ Khối Dịch vụ thông tin gồm 4 phòng đặt tại 4 địa điểm của các cơ sở đàotạo, kí túc xá thuộc ĐHQGHN: Dịch vụ Thông tin Tổng hợp (số 114 Xuân Thủy,Cầu Giấy); Dịch vụ Thông tin Ngoại ngữ (số 1 Phạm Văn Đồng) Dịch vụ Thông tinKHTN và XHNV (số 334 – 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân;Dịch vụ Thông tin MễTrì (182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân)

1.3 Ý nghĩa và sự cần thiết phát triển thư viện số tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 28

Tại Việt Nam, khái niệm thư viện số còn tương đối mới đối với cộng đồngthư viện Việt Nam Nhu cầu nghiên cứu về vấn đề này bắt đầu từ khi vạch địnhchiến lược phát triển thông tin - thư viện giai đoạn 2010-2020, trước xu thế của sựchuyển hướng toàn cầu xã hội thông tin và sự xuất hiện của thời đại công nghệthông tin Ngoài ra, vấn đề không gian lưu trữ các tư liệu truyền thống dưới dạng ấnphẩm lớn tại các thư viện Việt Nam đã trở lên cấp bách khiến cho nhiều người đã

mơ ước thực hiện các giải pháp cứu cánh: số hoá kho tư liệu

Trong những năm gần đây, thư viện đại học Việt Nam đang từng bước đổimới, nhờ được quan tâm đầu tư và nhất là trước đòi hỏi của chính quá trình đổi mớigiáo dục đại học Cùng với chủ trương đổi mới kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước

đã ban hành nhiều chính sách và quan tâm chỉ đạo, đầu tư cả vật chất và con người

để phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện nói chung và hệ thống các thư viện đạihọc nói riêng Dự án Giáo dục đại học và nhiều dự án khác đã đầu tư hàng triệu đô

la Mỹ để xây mới, cải tạo, nâng cấp các thư viện, trung tâm thông tin thư viện củacác trường đại học cao đẳng trong cả nước Nhiều thư viện đại học đã được trang bịcác thiết bị hiện đại, nhất là thiết bị về CNTT để thực hiện mục tiêu tin học hoá cáckhâu nghiệp vụ, dịch vụ thông tin thư viện

Từ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thông qua các văn bản về thư viện, đặcbiệt ĐHQGHN đang theo mô hình đại học nghiên cứu cần thiết phải chuyểnthành thư viện số, thư viện truyền thống không đáp ứng được nhu cầu của NDTngày càng cao, truy cập sử dụng phong phú, đa dạng Thư viện số giúp NDT họctập và nghiên cứu tại nhà, bất cứ lúc nào 24/24 cũng có thể truy cập, khai thácđược không những khai thác tài nguyên của Trung tâm mà còn khai thác tàinguyên bên ngoài, cùng 1 tài liệu phục vụ cho hàng trăm người cùng lúc còn thưviện truyền thống chỉ phục vụ được rất ít

Hiện nay, Trung tâm không chỉ phục vụ cho các trường đại học trongĐHQGHN, các cơ sở đào tạo còn hướng tới việc xây dựng nguồn học liệu mở nộisinh dung chung giữa các thư viện trường đại học Trước nhu cầu thông tin đadạng phong phú của người học, tạo điều kiện cho NDT truy cập thuận lợi nhất

Trang 29

Trung tâm buộc phải phát triển theo hướng thư viện số để tạo ra nguồn tài nguyên

số, toàn văn , cung cấp một cách kịp thời, hỗ trợ bạn đọc trong việc khai thác

Với những căn cứ pháp lý trên đã khẳng định được sự quan tâm củaĐảng- Nhà nước đối với sự phát triển sự nghiệp thông tin- thư viện, đặc biệt

là hệ thống thư viện các trường đại học- nơi gắn liền với sự lớn mạnh của nềngiáo dục Việt Nam

Hoạt động thông tin thư viện đại học phải luôn luôn bám sát mục tiêu,định hướng phát triển của trường đại học, của hoạt động nghiên cứu đào tạo nóichung Cùng với sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước, của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là các Bộ chủ quản, hoạt động của thư viện đạihọc đã có nhiều khởi sắc Các dự án giáo dục đại học hiện đại hóa thư viện củaChính phủ cùng nhiều dự án từ các nguồn tài chính khác đã tạo cơ hội cho thưviện đại học có điều kiện phát triển

Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội là một trongnhững đơn vị tiên phong trong việc tiếp cận công nghệ mới, cải tạo, nâng cấp vàdần chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử một cách kháthành công Được sự đầu tư quan tâm của Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của banlãnh đạo ĐHQGHN, Trung tâm đã trở thành đầu mối liên kết mạng lưới thư việnđiện tử các trường Đại học phía Bắc với các khu vực khác trong cả nước, tiến tới hoàmạng khu vực và thế giới

Trang 30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN SỐ

TẠI TRUNG TÂM

2.1 Giai đoạn 1: Thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm (1997 – 2001)

2.1.1 Những ngày đầu thành lập trung tâm (1997) áp dụng CDS/ISIS

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện nói chung và thư việntrường học nói riêng là rất quan trọng và cần thiết Nó mang lại những kết quả tốt nhấttrong công tác lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng caohiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các thư viện nhà trường Nhìn lại nhữngnăm đầu thành lập ĐHQGHN (năm 1993), trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còngặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho Thư viện còn rất nghèo nàn,song Ban giám đốc ĐHQGHN đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vàoquản lý kho tài liệu Từ những máy tính PC đầu tiên, một cơ sở dữ liệu thư mục sáchđược xây dựng dựa trên phần mềm quản trị dữ liệu được áp dụng là CDS/ISIS 3.0 doTrung tâm Thông tin Tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia chuyển giao Nhưchúng ta đã biết, phần mềm tư liệu là phần mềm dùng để quản lý, lưu trữ và tìm kiếmtài liệu, đồng thời tạo ra các sản phẩm thông tin thư mục Đó là bộ máy tra cứu thôngtin tự động hoá - giai đoạn đầu của quá trình tin học hóa thư viện

CDS/ISIS là phần mềm tư liệu do UNESCO phát triển và phổ biến từ năm

1985 Ở Việt Nam, CDS/ISIS được Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệQuốc gia Việt hóa để sử dụng với bộ mã chuẩn quốc gia và được đưa vào sử dụng từcuối những năm 1980 ở một số thư viện lớn để xây dựng, quản lý và khai thác cácCSDL tài liệu của mình Trong những năm 1993, 1994 hầu hết các thư viện củatrường đại học ở Hà Nội đều triển khai ứng dụng phần mềm tư liệu này, trong đó cóthư viện Đại học Tổng hợp, ĐHQGHN Năm 1997 Trung tâm được thành lập trên cơ

sở hợp nhất 3 thư viện thành viên trực thuộc ĐHQGHN, Trung tâm đã tiếp quản toàn

bộ số biểu ghi mà các đơn vị đã thực hiện và tiếp tục bổ sung các biểu ghi mới vớikhoảng 43.000 biểu ghi thư mục sách sử dụng phần mềm tư liệu này Đây là lần đầutiên các dữ liệu của Trung tâm sau khi xử lý được lưu trữ trong máy tính điện tử, tạo

Trang 31

lập các CSDL giúp người dùng tin tra cứu tìm tin hiện đại với các toán tử logic and,

or, not Việc sử dụng phần mềm này đánh dấu bước đi đầu tiên của công tác tin họchóa tại Trung tâm Sau này, khi đã chuyển sang sử dụng các phần mềm thư viện ưuviệt khác, CSDL này vẫn phát huy được tác dụng của nó bởi chúng được chuyển đổisang cấu trúc khác phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Trung tâm

Song phần mềm này rất bị hạn chế về mặt phát triển hệ thống thông tin thưviện Như chúng ta đã biết, một phần mềm quản lý thư viện gồm có hai phần:

- Hệ quản trị CSDL thương mại (như MS SQL server, Oracle, Linux postgratesSQL ) được bán rộng rãi trên thị trường, có khả năng thay đổi tính năng chophù hợp với nội dung, nhu cầu quản lý thông tin và do các chuyên gia tin học lĩnhvực đó lựa chọn

- Hệ quản trị thư viện, bao gồm: quản lý thư tịch, giao tiếp (có thể kết nối,liên thông với các hệ thống khác về mặt kỹ thuật) và giao diện người sử dụng.Trong khi đó, phần mềm CDS/ISIS hệ quản trị CSDL và phần giao tiếp không táchbiệt nhau Khi người dùng tin muốn tra cứu thông tin thì cần phải có một hệ quản trịCSDL khác hỗ trợ như Access hay Foxpro

Việc sử dụng phần mềm này đã góp phần to lớn cho những bước đi ban đầu

và trưởng thành của Trung tâm trong công tác tin học hoá, đáp ứng được một số nhucầu để đổi mới hoạt động thư viện Đặc biệt là nó đã tạo cho Trung tâm một CSDLtài liệu khá lớn, đến nay khi sử dụng các phần mềm mới, CSDL này vẫn có giá trị

sử dụng, bởi vì chúng được chuyển đổi sang cấu trúc khác mà thôi

2.1.2 Giai đoạn (1999 – 2001) sử dụng chương trình xử lý kiểu MARC

Thế kỷ 21- thời đại của công nghệ thông tin, Internet và giao lưu trực tuyến,thương mại điện tử, toàn cầu hoá và một thế giới không có biên giới kinh tế, thời đạicủa học tập liên tục Trong lĩnh vực thông tin - thư viện, từ những năm đầu thập kỷ

90 của thế kỷ 20 thư viện các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã bắttay vào xây dựng thư viện điện tử với khối lượng ngân hàng dữ liệu khổng lồ ỞViệt Nam, sau năm 1997, Internet được ứng dụng rộng rãi đã tạo đà cho sự pháttriển mới, các thư viện Việt Nam bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt

Trang 32

động nghiệp vụ Đối với các hệ thống thông tin, sự phát triển chỉ được gọi là đồng

bộ khi và chỉ khi hệ thống thông tin đó có đủ 2 thành phần: nguồn tin điện tử và hạtầng công nghệ thông tin (bao gồm máy tính và hệ thống mạng) đảm bảo về mặtcông cụ kỹ thuật để truyền tải thông tin tới người sử dụng

Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ mới cùng với sự ra đờicủa các hệ thống thư viện điện tử hiện đại trên thế giới đã đặt ra cho thư viện đạihọc Việt Nam nhiều thời cơ và thách thức Nhiều đoàn cán bộ được cử đi học tập,trao đổi kinh nghiệm xây dựng thư viện điện tử tại các nước phát triển trên thế giới.Song vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên khả năng mua các phần mềm quản lý thư việnchuẩn mực, hiện đại là không khả thi Do vậy, ngay sau khi có quyết định thành lậpTrung tâm Thông tin thư viện trên cơ sở hợp nhất 3 thư viện thành viên thuộcĐHQGHN (năm 1997), Ban giám đốc Trung tâm đã chủ động hợp tác với Công tyHỗ trợ và phát triển tin học (HiPT) để tạo ra một phần mềm quản lý thư viện khắcphục những nhược điểm của chương trình CDS/ISIS

Như đã nói ở phần trên, để phục vụ cho việc phát triển thư viện điện tử thìviệc sử dụng phần mềm tư liệu CDS/ISIS là không phù hợp bởi nó chưa đáp ứngvới yêu cầu của một hệ quản trị thông tin- thư viện hoàn chỉnh Bước đầu là sự thửnghiệm chương trình dịch vụ TT-TV tổng hợp gồm các modul như: trao đổi- bổsung, phân loại- biên mục, tra cứu tài liệu, bạn đọc Tuy nhiên, chương trình thửnghiệm này lại lộ rõ những bất cập trong hoạt động nghiệp vụ như: sửa và chèn dữliệu hay làm hồi cố kho tài liệu cũ, trao đổi dữ liệu không thực hiện được Nguyênnhân là do chương trình này đòi hỏi phải có hệ thống mạng máy tính đồng bộ và cấutrúc cơ sở dữ liệu của Trung tâm chưa được xử lý theo khổ mẫu UNIMARC (khổmẫu trao đổi thư mục quốc gia và quốc tế do IFLA xuất bản từ năm 1997) Vì thế,đến tháng 11 năm 1999 Trung tâm và công ty HiPT lại tiếp tục nghiên cứu cho rađời “chương trình xử lý kiểu MARC” Có thể nói đây là sự tìm tòi, học hỏi, nắm bắt

xu thế phát triển của nền thư viện hiện đại của thế giới.Vào thời điểm đó, hầu hếtcác thư viện lớn trên thế giới đều thống nhất áp dụng khổ mẫu UNIMARC làmchuẩn trao đổi thư mục quốc gia và quốc tế Thuận lợi nhìn thấy ngay khi chuyển

Trang 33

đổi sang cấu trúc CSDL kiểu MARC là có thể trao đổi thư mục với các thư việncùng sử dụng MARC và biên mục trên các biểu ghi lấy từ bên ngoài (qua mạngInternet và đĩa quang) để bổ sung vào CSDL của mình, giúp giảm chi phí và côngsức cho cán bộ Đặc điểm cải tiến của chương trình là đã có phần mềm chuyển đổicấu trúc dữ liệu từ CDS/ISIS với dạng biên mục đọc máy CCF sang cấu trúc kiểuUNIMARC; modul bổ sung – biên mục nhập dữ liệu kiểu MARC, giao diện modultra cứu thân thiện hơn với bạn đọc; bổ sung thêm chức năng nhập biểu ghi có sẵn từcác thư viện dùng chung bộ mã MARC; khắc phục được hạn chế của chương trìnhthử nghiệm hai năm trước đó bằng khả năng chèn và sửa đổi dữ liệu vào hệ quản trịCSDL MS SQL server 6.5 của Trung tâm.

Mặc dù đã có sự nghiên cứu cải tiến cho phù hợp với đòi hỏi công việc thực

tế song chương trình xử lý kiểu MARC này tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa phải

là một phần mềm thư viện tích hợp phù hợp với các chuẩn quốc tế Phần mềm nàychỉ có khả năng quản lý tài liệu, không có khả năng quản lý tích hợp các khâu côngtác trong thư viện như bổ sung, phân loại, quản lý bạn đọc Để có thể tiến tới mộtthư viện điện tử hiện đại trong tương lai đòi hỏi Trung tâm cần phải lựa chọn mộtphần mềm thư viện mới với giao diện thân thiện với người dùng tin và cán bộ thưviện đồng thời tuân thủ chặt chẽ các chuẩn chung của ngành TT-TV trong nước vàquốc tế Nhạy bén với xu hướng phát triển và nhu cầu áp dụng CNTT vào việcchuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ TT- TV, một số công ty tin học đã nghiên cứu vàphát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho tổ chức, quản lý và khai thác thôngtin Trong số đó có thể kể đến phần mềm thư viện điện tử Libol của công ty Côngnghệ tin học Tinh Vân

2.2 Giai đoạn 2: Từ 2002 đến hết quý I năm 2008: quản lý thư viện bằng phần mềmthư viện tích hợp Libol

2.2.1 Các nội dung ứng dụng của Libol

Đến cuối năm 2001 , sau khi tiếp nhận Dự án Giáo dục Đại học QIC A, vớinguồn kinh phí 500.000 USD, ban lãnh đạo Trung tâm đã lập dự án, thành lập hội đồngbao gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thư viện đểđánh giá và lựa chọn phần mềm thư viện trong nước đáp ứng đủ các yếu tố Đến tháng

Trang 34

3 năm 2002 Trung tâm đã nghiên cứu và quyết định mua phần mềm thư viện điện tửLibol 5.0 Đến năm 2004 Trung tâm đã chuyển sang sử dụng phiên bản mới Libol 5.5.

Libol (LIBrary OnLine), bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử - Thư viện

số được Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997, là sản phẩm phần mềm thưviện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện thành công nhất ở Việt Nam.Libol có thể được triển khai trên nhiều mô hình thư viện khác nhau Các thư việnnày có thể là thư viện đóng hoặc mở, là những thư viện truyền thống như những thưviện công cộng, thư viện của các trường đại học, các trung tâm thông tin, các thưviện chuyên ngành cho đến những thư viện điện tử quy mô lớn

Hình 1: Giao diện phần mềm Libol 5.5 tại Trung tâm

Phiên bản Libol 5.5 sử dụng tại Trung tâm có các phân hệ cơ bản sau:

Phân hệ bổ sung: Diện tài liệu bổ sung, xử lý của Trung tâm không chỉ có

tài liệu tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác trong đó chủ yếu là tiếng Anh chiếm tỉ lệkhông nhỏ Nắm bắt được nhu cầu chia sẻ bản ghi thư mục từ các CSDL lớn trên thếgiới, phần mềm Libol đã tích hợp giao thức Z39.50 Các biểu ghi tài liệu nước ngoàisẵn có từ các CSDL khác là những biểu ghi được xử lý tương đối chuẩn mực, tuântheo các chuẩn biên mục như MARC 21, khung phân loại DDC, áp dụng quy tắcbiên mục Anh-Mỹ (AACR2), Khi download các biểu ghi này về, cán bộ biên mụcchỉ cần bổ sung thêm một số thông tin đặc trưng của Trung tâm như chỉ số địnhdanh, người biên mục, chỉ số phân loại BBK

Trang 35

Hình 2 Giao diện phân hệ bổ sung

Phân hệ Biên mục:

Trung tâm đã áp dụng thí điểm tại phòng PVBĐ Chung: Xử lý hồi cố vàchuyển đổi sang DDC 14 đối với các mục Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam

Hình 3: Giao diện phân hệ biên mục

Khắc phục nhược điểm của các phần mềm trước đó mà Trung tâm đã sửdụng, các thao tác trong modul biên mục là sự tiếp nối và hoàn thiện các bước xử lýsơ lược về hình thức mà phòng Bổ sung đã thực hiện Tài liệu sau khi nhập về, cán

bộ phòng Bổ sung có trách nhiệm xử lý sơ bộ về hình thức tài liệu như: tên tác giả,tên tài liệu, nhà xuất bản, và nhập vào biểu ghi trong CSDL, sau đó hệ thống tựđộng chuyển qua phần Hàng đợi của modul Biên mục để cán bộ tiếp tục xử lý chitiết tài liệu

Trang 36

Ở mỗi loại hình tài liệu, cán bộ biên mục lựa chọn linh hoạt mẫu biên mụctại màn hình Hàng đợi để có các trường dữ liệu phù hợp từ khổ mẫu MARC 21,thiết lập các mẫu biểu ghi cho phù hợp với yêu cầu của Trung tâm, đồng thời phảnánh được đầy đủ nhất thông tin về nội dung và hình thức giúp bạn đọc tra cứu đượctoàn diện hơn Ví như, tài liệu Luận văn thì trong biểu ghi biên mục sẽ bổ sung thêmtrường 915$a là cấp luận văn, $b là chuyên ngành luận văn,

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của phòng Biên mục thì công việc in phích

và dán nhãn xếp giá tài liệu được thực hiện tại đây trước khi chuyển cho phòngPVBĐ, do đó, trong quá trình sử dụng phần mềm Libol Trung tâm đã đề xuất vớinhà cung cấp bổ sung trường 090$b- chỉ số cutter vào biểu ghi biên mục chi tiết.Chỉ số này cung cấp thông tin về tên tác giả, năm xuất bản của tài liệu để in lênnhãn xếp giá phục vụ cho tổ chức kho mở Ví dụ như tài liệu của tác giả NguyễnHuy Chương xuất bản năm 1997 sẽ có chỉ số cutter in trên nhãn là: NG-C 1997

Hình 4: Bản ghi hoàn chỉnh dữ liệu biên mục sách giáo trình

Không chỉ có tính năng in nhãn xếp giá, phân hệ này tích hợp chức năng inphích phục vụ cho việc tra cứu bằng mục lục truyền thống của bạn đọc tại Trungtâm Bằng cách định dạng sẵn mẫu phích nên phích thuộc chủ đề nào thì lại được

mô tả theo chủ đề đó dựa trên quy tắc mô tả ISBD và AACR2

Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC

OPAC là một mục lục điện tử Nó tương đương với mục lục phiếu nhưng cókhả năng tìm kiếm trực tuyến OPAC cũng có thể là chạy trên Web và được gọi là

Trang 37

Web OPAC Web OPAC dùng cho các thư viện để chia sẻ thông tin thư mục

Hình 5: Giao diện phân hệ OPAC

Với thiết kế chi tiết, khoa học và thân thiện với người dùng tin, phân hệ OPACtại Trung tâm đã phần nào thỏa mãn nhu cầu tra cứu của bạn đọc ĐHQGHN đồng thờicũng là nơi quảng bá nguồn tài nguyên phong phú mà Trung tâm đã và đang xây dựng

từ khi thành lập cho đến nay Thông qua giao diện chính của phân hệ bạn đọc dễ dàngcập nhật được tổng số tên sách, tổng số ấn phẩm định kỳ, hiện có tại Trung tâm Phân

hệ này đưa ra các sự lựa chọn tìm kiếm tùy thuộc vào từng đối tượng, gồm có Tìm đơngiản dành cho bạn đọc mới sử dụng thư viện cùng với các điểm truy cập nhan đề- têntác giả- dạng tài liệu; Tìm chi tiết OPAC bổ sung thêm một số thông tin về nhà xuấtbản, ngôn ngữ, năm xuất bản giúp thu gọn hơn phạm vi kết quả tìm; Tìm nâng cao chủyếu dành cho bạn đọc đã qua lớp tập huấn sử dụng thư viện và là độc giả quen thuộccủa Trung tâm, được trang bị kỹ năng sử dụng kết hợp toán tử logic Bool (and, or, not)

Với mục đích định hướng cho người đọc cách tìm kiếm tài liệu nhanh nhất,Trung tâm đã xây dựng các giao diện tìm kiếm khác nhau theo từng dạng tài liệuvới các thông tin đặc thù của chúng Ví dụ như tìm kiếm luận văn, luận án ngoàicách tìm theo tên tác giả, bạn đọc có thể tìm theo tên giáo viên hướng dẫn, ngànhbảo vệ,

Phân hệ bạn đọc:

Do đặc thù là cơ quan thông tin thư viện của một đơn vị đào tạo đa ngành, đa

Trang 38

lĩnh vực, bao gồm nhiều chuyên ngành nằm phân bố rải rác tại các địa điểm khácnhau trên địa bàn Hà Nội, nên mỗi phòng phục vụ bạn đọc của Trung tâm tại từngđịa điểm lại có phạm vi bao quát nội dung đặc thù Ví như phòng phục vụ bạn đọckhu vực Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp chủ yếu các tài liệu

về khoa học xã hội, Mặt khác, số lượng học sinh, sinh viên, học viên và giảng viêntại mỗi trường thành viên rất lớn do đó mỗi địa điểm phục vụ phải có trách nhiệmquản lý tốt bạn đọc của mình Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúpthư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiếnhành các xử lý nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân Phân hệ này trợ giúp thưviện quản lý bạn đọc và các hoạt động liên quan đến bạn đọc như cấp thẻ, in thẻ, in

mã vạch cho thẻ, gia hạn thẻ, Cùng với sự liên kết phân hệ Lưu thông, cán bộ thưviện dễ dàng thống kê lượt bạn đọc, thanh toán ra trường, tình hình mượn- trả tàiliệu của từng bạn đọc

Trung tâm đã đầu tư đồng bộ hệ thống mã vạch cho toàn bộ kho tài liệu Mỗitài liệu khi nhập về Trung tâm đều được gắn mã vạch, làm thẻ từ cho bạn đọc, dùngmáy đọc mã vạch hỗ trợ cho công tác lưu thông tài liệu

Hình 6: Giao diện phân hệ bạn đọc

Phân hệ Lưu thông:

Phân hệ lưu thông là phân hệ giao dịch, cho phép hệ thống quản lý mượn vànhận các tài liệu trả lại Tại Trung tâm các giao dịch được liên kết một cách tự độngvới phân hệ biên mục, cho phép người dùng biết liệu các tài liệu tìm thấy hiện đang

có sẵn để mượn hoặc đã được cho mượn Với sự trợ giúp của Libol 5.5 quy trình

Trang 39

này diễn ra thuận tiện, dễ dàng hơn phục vụ cho công tác mượn - trả tài liệu mộtcách nhanh chóng, tự động và khoa học

Hình 7: Giao diện phân hệ lưu thông

Phân hệ quản lý ấn phẩm định kỳ: Ấn phẩm định kỳ là dạng tài liệu đượcxuất bản thành số liên tục, dưới cùng một tên và theo các khoảng cách đều đặn , mỗi

số phát hành đều có ghi ngày tháng Các ấn phẩm định kỳ (báo và tạp chí), đặc biệt

là các tạp chí khoa học, là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với một thư viện đạihọc Do đó, Trung tâm có chính sách đặt mua dài hạn nhiều báo – tạp chí khoa học,chuyên ngành thuộc các lĩnh vực đào tạo của ĐHQGHN Ngoài ra, nhằm đáp ứngnhu cầu nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin của người đọc, Trung tâm cũngthường xuyên bổ sung các báo và tạp chí phổ thông tiêu biểu Do tính chất đinh kỳđặc thù nên các ấn phẩm định kỳ sẽ được quản lý riêng tại phân hệ Định kỳ Đây lànơi thực hiện các thao tác đăng ký, ghi nhận, khiếu nại, đóng tập đối với từng sốấn phẩm định kỳ Khác với bổ sung tài liệu dạng sách, ấn phẩm định kỳ được xuấtbản theo chu kỳ và lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định nên việc theo dõitrở nên đơn giản hơn Các ấn phẩm được theo dõi tổng thể quá trình bổ sung từngnăm Đối với những ấn phẩm mới chưa có trong kho, phần mềm Libol hỗ trợ thaotác khai báo thông tin như định kỳ phát hành, đăng ký kỳ mới cho ấn phẩm, kiểmtra quá trình bổ sung từng năm Sau đó, mỗi tập của ấn phẩm được gắn một số hiệu

để bạn đọc tiện tra cứu và theo dõi

Trang 40

2.2.2 Kết quả đạt được

Tựu chung lại, Trung tâm bắt đầu sử dụng phần mềm Libol từ 2002 Về cobản phần mềm có ưu điểm là đã giải quyết được tất cả các công việc của một thưviện, khép kín đường đi của một cuốn sách từ khâu bổ sung, phân loại đến khâumượn trả Toàn bộ hoạt động của Trung tâm đã được tiến hành thông qua hệ thốngmạng Đảm bảo hợp lý, khoa học, chính xác và tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí

So với các phần mềm quản trị thư viện trước kia, Libol thể hiện nhiều ưu điểm vượttrội Tuy nhiên, phần mềm này cũng còn một số nhược điểm, đó là:

- Khả năng lưu trữ biểu ghi hạn chế (khoảng 1 triệu biểu ghi) trong khi tàinguyên số của Trung tâm ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về loại hình

- Còn có sự chồng chéo chức năng của từng modul Ví như, chức năng in nhãn xếpgiá không nằm trong phân hệ Biên mục mà lại nằm trong phân hệ Bổ sung và do phòng Bổ

Ngày đăng: 30/11/2019, 07:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w