Trên báo Đại đoàn kết, nhà báo Hiền Thư viết: “Việc chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng không chỉ đơn thuần nhằm mục đích khắc phục tình trạng khan hiến kịch bản hay hiện nay mà q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
Phạm Thụy Ngọc Quỳnh
“SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ TÁC PHẨM
VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đánh dấu việc hoàn thành hai năm học Cao học của tôi Đây
thật sự là một công việc mất nhiều thời gian và công sức; tuy nhiên, nó mang
lại cho tôi những kinh nghiệm quý báu Trong quá trình thực hiện luận văn,
bên cạnh tôi luôn có sự hướng dẫn, động viên của thầy cô, gia đình và bạn bè
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn -
GS.TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG Thầy vừa là người đã gợi ý cho tôi đề tài:
“SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ
TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU để tôi tìm hiểu;
vừa là người hướng dẫn đầy tận tình, trách nhiệm suốt quá trình tôi thực hiện
luận văn này Từ tận đáy lòng, tôi kính gửi đến Thầy lời chúc sức khỏe để
Thầy tiếp tục dẫn dắt và truyền đạt cho chúng tôi kiến thức cũng như kinh
nghiệm của Thầy trên con đường giảng dạy và nghiên cứu
Mặt khác, tôi kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy cô khoa Ngữ văn, phòng
Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã cùng đồng hành, dạy dỗ,
dìu dắt tôi trong suốt hai năm học qua từ việc học tập cho đến các công tác hỗ
trợ khác Kiến thức, kinh nghiệm cùng sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy cô là
hành trang và nền tảng để tôi hoàn thành việc học tập của mình, mà luận văn
này là một dấu mốc quan trọng của quá trình đó
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình tôi vì đã
luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi ở mọi thời điểm Cuối cùng, tôi muốn gửi
lời cảm ơn và lời chúc thành công đến tập thể lớp Lý luận văn học K21 cũng
như những người bạn khác vì đã đồng hành, chia sẻ cùng tôi nhiều khó khăn
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này được hình thành và phát triển từ những quan điểm, ý kiến của cá nhân tôi, xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu tìm hiểu việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu
(khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng) để
hình thành hướng nghiên cứu Các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Phạm Thụy Ngọc Quỳnh
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Những đóng góp mới của đề tài 8
8 Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1: VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU 1.1 Sự giao thoa giữa văn học và nghệ thuật sân khấu 10
1.2 Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu 19
1.2.1.Nguyên tắc chuyển thể 19
1.2.2 Phương thức chuyển thể 22
1.2.3.Việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sang tác phẩm sân khấu 31
Chương 2: XUNG ĐỘT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU 2.1 Xung đột trong tác phẩm văn học 39
2.1.1.Số đỏ - Xung đột giữa cái vô nghĩa lý và cái nghĩa lý 40
2.1.2.K ỹ nghệ lấy Tây - Xung đột giữa dục vọng và những khát khao chân chính 45
2.2 Xung đột trong tác phẩm sân khấu 49
2.2.1.Xung đột qua hành động và cốt truyện kịch 50
2.2.2.Xung đột nội tâm nhân vật 54
Chương 3: NHÂN VẬT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU 3.1 Thế giới nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng 60
3.1.1.S ố đỏ – những chân dung biếm họa 61
3.1.2.K ỹ nghệ lấy Tây – những kẻ khốn cùng tha hóa 68
3.2 Nhân vật trong tác phẩm sân khấu 71
Chương 4: NGÔN NGỮ TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU 4 1 Ngôn ngữ trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng 80
4.1.1 Ngôn từ đa dạng phong phú 80
4.1.2 Ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, giàu hàm ẩn 88
4.2 Ngôn ngữ kịch 91
4.2.1.Độc thoại, đối thoại chân thực, nhiều ngụ ý, sâu sắc 91
4.2.2.Ngôn ngữ “cá tính hóa” 94
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 4TT&VH : Thể thao và Văn hóa (báo)
VH : Văn hóa (báo)
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật là thành quả kì diệu, vĩ đại nhất của trí tuệ và tâm hồn nhân loại Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thỏa mãn được những yêu cầu đa dạng phong phú của đời sống con người, đồng thời, khẳng định tính độc lập của nó trước thực tiễn Sở dĩ, nghệ thuật cần thiết bởi vì chính trong nghệ thuật, con người tìm thấy sự biểu hiện cao nhất
và đầy đủ nhất những khả năng nhiều mặt của mình Đó là văn học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc…và sau này là sân khấu
Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm nhập lẫn nhau Trong đó, mối quan hệ giữa văn học và sân khấu được xem là
“duyên phận” Văn học trở thành nguồn “nguyên liệu” quan trọng cho sự phát triển của sân khấu, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu kịch Rất nhiều các tác phẩm kịch trên thế giới và cả ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng Ngay từ ngày đầu phát triển, sân khấu đã coi văn học là một “nguồn tài nguyên” lớn, trong đó có thể kể ra hai lý do chính yếu sau: + Thứ nhất, sân khấu luôn cần có những ý tưởng mới mẻ, những cốt truyện hấp dẫn để thu hút khán giả Vậy nên ngoài việc tự viết ra kịch bản thì văn học chính là một nguồn cảm hứng lớn để các nhà biên kịch dựa vào đó để làm ra những kịch bản chất lượng
+ Thứ hai, những tác phẩm văn học, đặc biệt những tác phẩm văn học nổi tiếng luôn có một số lượng lớn độc giả Số lượng độc giả này đương nhiên muốn nhìn những nhân vật của mình vốn từ trước đến nay chỉ hiển hiện trong trí tưởng tượng bước khỏi trang giấy và hiện diện trên sàn diễn sân khấu
Trang 5Vậy nên một tác phẩm sân khấu dựa trên một tác phẩm văn học sẽ có
một lượng người hâm mộ sẵn có Đây là lợi thế lớn về kinh tế đối với sân
khấu Chính vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật sân
khấu, hàng loạt tác phẩm văn chương đã được dựng thành tác phẩm sân khấu,
đem đến “món ăn tinh thần” mới mẻ, “lạ miệng” cho sân khấu Sân khấu kịch
đã biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm tiền đề cho sự phát
triển của mình Thông qua kịch, tác phẩm văn học được tiếp nhận dưới góc
nhìn khác hơn và qua đó, dễ dàng đi vào đời sống Đặc biệt, trong vài năm trở
lại đây nhiều sân khấu kịch ở TP.HCM đồng loạt đưa các tác phẩm văn học
lên sân khấu Hàng loạt các vở kịch ăn khách trên các sân khấu kịch TP.HCM
hiện nay hầu hết là các tác phẩm chuyển thể từ văn học và trong số đó, chúng
ta phải kể đến trường hợp Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912- 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của
Việt Nam vào đầu thế kỷ XX Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác
phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào
năm 1930, nhưng ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30
truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở
kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm
bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa Điều này chứng tỏ ông
có một sức lao động phi thường mà ẩn náu trong đó là một tài năng lớn, đúng
như lời nhận xét của nhà phê bình Trần Hữu Tá trong dịp kỉ niệm 100 năm
sinh của Vũ Trọng Phụng (1912 – 2012): “Cũng như rượu, một khi được
chưng cất bằng chất liệu tốt và bởi những nghệ nhân lão luyện, nó bất chấp
thời gian, thậm chí càng lâu năm càng quí Sản phẩm văn hóa tinh thần của
loài người cũng vậy, một khi đã là kiệt tác, ắt sẽ bất hủ Không phải người
nghệ sĩ nào cũng nào cũng có hạnh phúc bất tử với thời gian Số này hiếm
lắm Nhưng ta có căn cứ để tin Vũ Trọng Phụng sẽ có chỗ đứng xứng đáng, rất bền vững lâu dài trong lâu đài văn học dân tộc.” [53]
Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng dù ra đời cách nay hàng chục năm nhưng vẫn còn gần gũi với thời đại chúng ta Nếu quan sát cuộc sống xung quanh, ta thấy những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đưa ra vẫn rất thời sự, các nhân vật của ông vẫn rất “thật”, rất “đời” Các tác phẩm của ông được sân khấu chuyển thể rất thành công, được khán giả đón nhận nồng nhiệt, tạo thành một “dòng chảy văn học trên sân khấu” Tuy nhiên từ tác phẩm văn học đến
vở diễn không phải là một con đường bằng phẳng, dễ dàng mà đầy khó khăn, thử thách Vậy khi tác phẩm văn học được chuyển thể sang tác phẩm sân khấu kịch, nó đã khai thác và chuyển hóa những gì? Nó có những biến đổi ra sao và
có bảo toàn được tính văn học nữa không? Ngược lại, nghệ thuật sân khấu kịch đã tác động vào văn học như thế nào?
Với việc lựa chọn đề tài:“SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”
Tác giả Lí Hoài Thu nhận định : “Kịch nói là một loại hình sân khấu mang
tính đặc thù rõ rệt Chất liệu để nhà văn xây dựng nên các tác phẩm kịch nói
là ngôn ngữ văn học Vì lẽ đó, kịch bản văn học là một trong những thể loại chính của văn học, tiêu biểu cho một phương thức phản ánh – phương thức kịch Là một thể loại văn học nằm trong loại hình nghệ thuật kịch, tác phẩm kịch nói chỉ thực sự khai thác trọn vẹn khi được trình diễn trên sân khấu Bằng những ưu thế riêng của dàn dựng, diễn xuất, âm nhạc, trang trí…nội
Trang 6dung của kịch bản văn học được tái hiện lại một cách trực tiếp, sinh động
trên sàn diễn” [13, tr 200]
Về việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu nói
chung, hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây nói riêng, trong các công trình
nghiên cứu, trên các báo, tạp chí, các website, diễn đàn, mạng xã hội đã có
không ít ý kiến trình bày, nhận xét:
Trong công trình Cơ sở lý luận văn học Lê Bá Hán nhận xét: “Nhắc
đến tên một bộ tiểu thuyết, một truyện vừa, một truyện ngắn hoặc một kịch
bản văn học quen biết, chúng ta liền nghĩ đến câu chuyện và những con người
được thể hiện trong đó ” [14, tr 74]
Tác giả Huỳnh Như Phương cho rằng: “Những tác phẩm văn học
được chuyển thể thành công thường là những truyện kể có tính sân khấu theo
cách gọi của Otto Luwig Đó là những truyện kể mà đối thoại của các nhân
vật được đưa lên hàng đầu và phần trần thuật được giản lược thành các chú
thích cho những câu đối thoại ” [46, tr 112 – 113]
Nói về việc tác phẩm văn học trở thành “nguồn nguyên liệu” cho điện
ảnh, sân khấu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Phương tiện kể cũng
là một phương diện của tự sự học ( ) đề tài tiểu thuyết có thể đưa lên sân
khấu hay màn ảnh, cũng có thể dùng từ ngữ để kể cái đã xem trên màn bạc
Tất nhiên cái xem trong phương tiện cụ thể là khác nhau, nhưng chúng ta
cũng chỉ xem cùng một truyện” [51, tr 5]
Tác giả Đức Thành trong bài Những quyết định nhạy cảm viết: “Văn
học - Điện ảnh - Sân khấu mặc dù khác nhau về ngôn ngữ thể hiện nhưng xét
chung lại "họ" vẫn là những người hàng xóm thân thiết và lâu năm của nhau
Những cuộc viếng thăm bao giờ cũng đáng quý và chờ đợi những "nồng nàn"
từ những cuộc "giao tiếp" đó sẽ được thể hiện ” [61]
Trên báo Đại đoàn kết, nhà báo Hiền Thư viết: “Việc chuyển thể các
tác phẩm văn học nổi tiếng không chỉ đơn thuần nhằm mục đích khắc phục tình trạng khan hiến kịch bản hay hiện nay mà quan trọng hơn là góp phần lưu giữ những cái hay, cái đẹp của văn học, cũng như quảng bá những giá trị
đó đến với thế hệ khán giả trẻ” [64]
Cụ thể hơn, khi đánh giá về diễn xuất của diễn viên trong việc thể hiện
các nhân vật ở vở diễn Số đỏ, nhà báo Cát Vũ trong bài viết Kịch Bắc ở Sài
Gòn đã viết: “Vở đã tạo cho hầu hết diễn viên tham gia một vai diễn mới để
đời: Minh Béo với vai cậu Phước “em chã”, Thúy Nga gây ấn tượng mạnh với vai bà cố Hồng, Minh Hoàng - Cát Phượng trong vai ông bà Văn Minh, Hồng Vân khẳng định đẳng cấp trong vai bà phó Đoan [69]
Tác giả Trần Thanh Quang trong bài Đưa văn học đến với học sinh
qua sân khấu kịch, trên báo Giáo dục TP.HCM, đã tổng hợp một số ý kiến
đánh giá của giáo viên, học sinh khi xem xong vở diễn Số đỏ: “Vở kịch
chuyển tải được tinh thần cơ bản của tác phẩm Những nội dung thể hiện trên sân khấu đã lồng được những đoạn khác nhau trong tác phẩm mà văn bản tác phẩm bị dàn trải” [49]
“Diễn viên sử dụng ngôn ngữ bằng nhiều từ hiện đại chưa phù hợp với tác phẩm Về tính cách nhân vật, diễn viên đã lột tả được phần lớn tính cách nhân vật như tác phẩm thể hiện nhưng chưa hoàn toàn Giá như nhân vật Xuân Tóc Đỏ láu cá hơn một chút, tinh ranh hơn một chút sẽ phù hợp với nhân vật trong tác phẩm.” [49]
Nói về thành công của vở diễn Kỹ nghệ lấy Tây, tác giả Khôi Nguyên nhận xét: “Với nội dung hấp dẫn, cách dàn dựng độc đáo cùng sự tham gia
của một “dàn sao” quen thuộc, Kỹ nghệ lấy Tây đã thu hút khán giả ngay từ
những xuất diễn đầu tiên” [41]
Trang 7Bài Kỹ nghệ lấy Tây, “bàn thắng đúp” của Hồng Vân đưa ra nhận
định: “Bằng việc khai thác triệt để những yếu tố đối lập, từ ngoại cảnh cho
đến tâm lý nhân vật, Kỹ nghệ lấy Tây đã làm bật lên những bi hài trong xã
hội đương thời Tiếng cười qua đi nhưng nỗi niềm chua xót cho những kiếp
người vẫn đọng lại trong lòng khán giả sau khi màn nhung khép lại” [74]
Tác giả Văn Bảy nhìn nhận: “Như là một tác phẩm phái sinh từ phóng
sự, trừ nhân vật Vũ Trọng Phụng còn khá lạc lõng, nói chung đây là một vở
kịch đáng xem ” [7]
Bài Khóc, cười cùng Kỹ nghệ lấy Tây của Thanh Hiệp đánh giá: “ Kịch
Phú Nhuận không làm việc minh họa cho tác phẩm văn học, mà có những
sáng tạo để người xem cùng cười, cùng khóc với các nhân vật khi so sánh với
phóng sự mà mình đã đọc.” [19]
Trên báo Thế giới văn hóa, bài viết Đi xem Kỹ nghệ lấy Tây cho rằng:
“Với Kỹ nghệ lấy Tây, thực trạng xã hội của miền Bắc Việt Nam trước những
năm 1945 được tái hiện chân thật qua từng số phận Chuyển thể tác phẩm
cùng tên của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Lê Chí Trung giữ lại hầu hết nội dung
của nguyên tác văn học.” [73]
Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết như: Kịch Phú Nhuận tăng tốc
“hiện thực phê phán” (H.H) trên báo Tuổi trẻ [17], , Chính kịch hồi sinh
(Hiệp Thanh) [59], Cuộc “thay máu” thành công của sân khấu kịch Phú
Nhuận (Mai Trí) đăng trên báo Thanh niên [66], Thêm một Xuân Tóc Đỏ cho
Số đỏ (Nhật Lam) [31], bài Từ trang văn bước ra sân khấu (Song Minh) của
báo Giáo dục [39] Hầu hết các bài báo này đều đưa ra những ý kiến xoay
quanh việc chuyển thể tác phẩm văn học – những khó khăn và khúc mắc,
đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về hai vở diễn Số đỏ và Kỹ nghệ
lấy Tây trên sân khấu
Những bài viết, nhận định trên đã gợi ý, giúp người viết thực hiện việc tìm hiểu những nét khái quát cho đến việc khảo sát chi tiết, cụ thể và có hệ thống việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu (khảo sát
hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây) Để từ đó thấy rõ vai trò, sự gắn kết
của văn học và sân khấu trong việc sáng tạo vở diễn trên sân khấu
học và nghệ thuật sân khấu (nghệ thuật trình diễn)
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa vào kết quả tìm hiểu sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác
phẩm sân khấu: trường hợp Vũ Trọng Phụng (Khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và
Kỹ nghệ lấy Tây), tôi nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu mục đích và tiêu chí lựa chọn các tác phẩm văn học để chuyển thể thành kịch bản – phục vụ cho nghệ thuật sân khấu kịch
- Tìm hiểu các nguyên tắc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu
- Xem xét việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (hai tác
phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây) sang tác phẩm sân khấu
- So sánh mối tương quan giữa tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể
Trang 85 Đối tượng, giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu có hạn, để tìm hiểu về
sự chuyển thể từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu, đối tượng tìm hiểu
của đề tài là hai tác phẩm của Vũ Trọng Phụng : Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây
Hai tác phẩm này là những tác phẩm ít nhiều đã có vị trí nhất định trong dòng
chảy của văn học, sau đó được chuyển thể, công diễn trên sân khấu và đã
nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả trên sân khấu kịch Điều này
sẽ tạo những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu sự chuyển thể từ tác
phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu kịch của người thực hiện đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên,
trong luận văn tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp liên ngành: nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại
hình nghệ thuật (nói chung), mối quan hệ tác động qua lại giữa văn học và
nghệ thuật sân khấu (nói riêng)
- Nhóm các phương pháp phân loại, phân tích, so sánh: Nhóm các
phương pháp này giúp tôi hệ thống các cứ liệu để có thể đánh giá, nhận xét,
phân tích và rút ra kết luận, một số đề nghị cần thiết
- Phương pháp hệ thống và tổng hợp: nhằm giúp người nghiên cứu
làm rõ một cách hệ thống, đầy đủ những tương đồng và khác biệt của tác
phẩm văn học gốc và tác phẩm sân khấu trong quá trình thực hiện việc
chuyển thể, để từ đó nhận thấy rõ mối quan hệ giữa văn học và sân khấu
7 Những đóng góp mới của đề tài
Phần nghiên cứu quá trình sáng tạo vở diễn (kịch) trên sân khấu từ tác
phẩm văn học (khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây) chủ yếu kế
thừa những kết quả nghiên cứu đã có trước đây Tuy nhiên, luận văn đã cố gắng tìm hiểu thêm một số khía cạnh mới chưa được các nhà nghiên cứu đề cập, hoặc đã có đề cập nhưng chưa đi sâu Sau đây, là một số đóng góp mới của đề tài:
- Bước đầu thấy được những thuận lợi và khó khăn khi chuyển thể một tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu
- Thấy được những tương đồng, khác biệt trong việc xây dựng xung đột, nhân vật, ngôn ngữ từ văn học đến sân khấu
8 Cấu trúc của luận văn Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU (9 trang)
Gồm: Lí do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề, Mục đích nghiên cứu, Nhiệm vụ nghiên cứu, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Những đóng góp mới của đề tài, Cấu trúc của luận văn
Phần thứ hai : NỘI DUNG (88 trang) gồm bốn chương:
Chương 1 : VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
TÁC PHẨM SÂN KHẤU (29 trang)
Chương 2 : XUNG ĐỘT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”:
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU (21 trang)
Chương 3 : NHÂN VẬT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” :
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU (20 trang)
Chương 4 : NGÔN NGỮ TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”:
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU (18 trang) Phần thứ ba : KẾT LUẬN (5 trang)
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 9Chương 1 VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG
TÁC PHẨM SÂN KHẤU 1.1 S ự giao thoa giữa văn học và nghệ thuật sân khấu
Mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của
mĩ học và nghệ thuật học Đây là mối quan hệ giữa các loại hình cùng gắn bó
trong một hệ thống và quan hệ giữa loại hình này với loại hình khác thường
diễn ra ở dạng động và dạng tĩnh “Ở dạng tĩnh, đó là quan hệ so sánh để tìm
ra những điểm giống nhau (tương đồng) hoặc khác nhau (sự tương dị) Ở
dạng động, đó là quan hệ có sự hợp tác liên kết trong quá trình sáng tạo
(quan hệ tương tác)” [68, tr 10]
Văn học và sân khấu vốn dĩ đều là hình thái ý thức xã hội ý thức thẩm
mĩ – nghệ thuật, cùng có đặc tính chung, chức năng chung và cùng chịu sự chi
phối, quyết định của đời sống xã hội Giữa chúng có mối liên hệ khá mật
thiết, chặt chẽ Hai loại hình nghệ thuật này đều có chung đối tượng, đề tài,
chủ đề Nếu văn học lấy cuộc sống làm đối tượng để phản ánh, thì sân khấu
cũng thế Xét cho cùng, cả văn học và sân khấu đều là “tấm gương phản
chiếu” thực tiễn xã hội Chúng cùng hướng đến những giá trị Chân – Thiện –
Mĩ, giá trị nhân văn của cuộc sống
Chẳng hạn, khi khán giả xem vở kịch Làm , vốn được chuyển thể từ
tiểu thuyết Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, vẫn được thấy một câu chuyện còn
vẹn nguyên tính thời sự như thuở nào Vẫn là những tên nhà giàu, quan chức
đạo đức giả thao túng xã hội Vẫn là bi kịch của những cô gái mất trinh tiết
trước khi lập gia đình Vẫn là những bậc làm cha, làm mẹ giấu giếm, bưng bít
chuyện giới tính để những cô, cậu bé khi bước vào tuổi dậy thì hoang mang
đến lạc lối lúc nào không biết, và cũng tương tự như vậy ở những vở kịch
chuyển thể khác Đó là thông điệp cố gắng níu giữ hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ còn có cha có mẹ, đừng để chúng rơi vào hoàn cảnh côi cút không đáng như đôi vợ chồng Út Vũ đã làm Tình yêu thương tuy có vẻ bình thường nhưng nếu cuộc sống không có yêu thương, nó sẽ không tồn tại trong
vở Cánh đồng bất tận Là chuyện kể về thân phận bọt bèo của những tá điền
thuở trước, không chỉ cực nhọc vì gánh nặng tô thuế mà còn bị đám nhà giàu
hiếp đáp cả trong đời sống tình cảm trong vở Con nhà nghèo Còn với vở Nửa
đời ngơ ngác chuyển thể từ truyện ngắn Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư lại
là câu chuyện tình trái ngang vì người mẹ trọng giàu sang mà ép duyên con gái, khiến hư thai, người tình cũ ở tù oan trở về với lòng thù hận và sống trong hận thù (nhưng không trả) gần 20 năm
Giữa văn học và nghệ thuật sân khấu luôn có sự giao thoa nhuần nhuyễn Bởi lẽ, nhà văn, nhà biên kịch đều là những người nghệ sĩ có cùng sự
đa cảm, trí tưởng tượng, sự tinh nhạy điêu luyện, cảm quan nghệ thuật Tư duy của người nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật (nhà văn, nhà biên kịch) là tư duy nghệ thuật Họ phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính của nghệ thuật, phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp, cái thẩm mĩ nhằm thể hiện và tái tạo một cách sinh động hiện thực cuộc sống với những nhu cầu, khát vọng của con người Cách nhìn, cách cảm nhận, suy nghĩ của nhà biên kịch gần gũi với nhà văn cho nên khi tiếp cận tác phẩm văn học, nhà biên kịch dễ dàng tiếp nhận, đồng cảm với những tư tưởng, tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm văn học Chính sự “giao lưu” này đã làm nên tiếng nói chung, sự đồng điệu trong việc sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật Nhà văn khi viết tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn không hề nghĩ “đứa con tinh thần” của mình sẽ có “đời sống thứ hai” trên sân khấu Nhưng nghệ thuật là lĩnh vực của cảm xúc, của tình cảm nên tâm hồn người nghệ sĩ bao giờ cũng gặp nhau qua tác phẩm Vì lẽ đó, rất nhiều tác phẩm văn học đã trở thành
Trang 10niềm cảm hứng thôi thúc các tác giả sân khấu viết nên những vở diễn mang
đầy tính nhân văn, truyền tải những thông điệp đầy ý nghĩa Các nhà biên kịch
đã tìm thấy sự đồng điệu qua các tác phẩm văn học và họ mong muốn rằng
những tác phẩm văn học sẽ được cụ thể hóa và hiện hữu trên sân khấu
Nhà biên kịch Minh Nguyệt, khi chuyển thể truyện ngắn Cánh đồng
bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đã chia sẻ : “Ngay khi mới bắt đầu tôi đã nghĩ
để viết một kịch bản độc lập là rất khó, nên phải dựa vào văn học Thế nhưng,
để tìm chất liệu trong văn học cũng không dễ, vì truyện nhiều, nhưng không
phải tác giả nào mình cũng thích, nên khi gặp được Tư, tôi rất hạnh phúc,
truyện của bạn ấy mới và có cách xử lý thông minh Truyện nào cũng rõ cái
tứ, cách khai thác thân phận hay, thấm đẫm tình người… đọc xong thấy xốn
xang và luôn buộc mình nhớ lại Dù viết đề tài gì, Tư cũng có cách nhìn mới
lạ và sang trọng về mặt ý tưởng, không chỉ có éo le, đau khổ, bần cùng ” 1
Đạo diễn Doãn Hoàng Giang, người dựng vở kịch Số đỏ (chuyển thể từ tiểu
thuyết cùng tên của Vũ Trọng Phụng) lại cho biết : “Từ ngày còn đi học, tôi
đã bị hấp dẫn bởi Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, một tác phẩm văn học có cốt
truyện hay Các nhân vật được mô tả một cách cường điệu, khoa trương mà
vô cùng duyên dáng Sự nhố nhăng của xã hội hiện lên một cách tài hoa ” 2
Tác phẩm sân khấu được bắt đầu từ kịch bản văn học Thiếu kịch bản
văn học sẽ không thể hình thành vở diễn trên sân khấu Đó là yếu tố đầu tiên
đảm bảo chất lượng, sự thành công cho vở diễn trong tương lai Trong quá
trình “sáng tạo” ra tác phẩm để diễn trên sân khấu, giai đoạn sáng tác ra kịch
bản văn học là giai đoạn thể hiện tập trung nhất mối quan hệ mật thiết giữa
hai loại hình nghệ thuật – văn học và sân khấu (ở đây là sân khấu kịch nói)
Kịch bản văn học sân khấu là biểu hiện cụ thể của của tính văn học trong sân
1
Theo báo TT & VH, ngày 07/04/2012
2 Theo báo NLĐ, ngày 18/01/2002
khấu Kịch bản trước hết tự nó phải là một tác phẩm hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của một tác phẩm văn học Kịch bản là bước đầu tiên để hiện thực hóa những con chữ thành một câu chuyện trên sân khấu
Trần Đình Sử trong Lý luận văn học – Tập 2: Tác phẩm và thể loại
văn học cho rằng: “Kịch bản là bản kịch gốc mà người ta dựa vào để dựng thành vở diễn trên sân khấu Kịch bản văn học là nền tảng, là bộ phận quan trọng nhất làm nên một vở diễn Kịch bản văn học là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu và những điều kiện của sân khấu góp phần quyết định đặc điểm riêng của kịch bản văn học” [52, tr 323] Cho nên, một vở
kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học muốn có chất lượng, muốn thành công, tất nhiên phải có kịch bản chuyển thể đáp ứng được những yêu cầu đặc trưng của ngôn ngữ sân khấu Những yếu tố cơ bản trong văn học cũng là những yếu tố cơ bản trong kịch bản sân khấu như : xung đột, nhân vật, ngôn ngữ Các yếu tố trên được định hình trên giấy trước khi được chuyển thể thành vở diễn trên sân khấu Điều này lại càng đúng với những vở diễn được cải biên, chuyển thể từ tác phẩm văn học
Một vở diễn trên sân khấu cũng như một tác phẩm văn học, bao giờ cũng phải có tính xung đột Tác phẩm văn học và sân khấu chỉ có thể hình thành, phát triển thông qua các xung đột Việc lựa chọn, giải quyết các xung đột sẽ giúp chúng ta thấy được tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn, nhà biên kịch gửi gắm trong sáng tạo nghệ thuật của mình Cả văn học và kịch nếu không
có xung đột thì chỉ là những hoạt cảnh nhạt nhẽo mà thôi!
Đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cách đây hàng chục năm ta thấy được
sự xâm nhập của phong trào Âu hóa, những biến đổi đến không ngờ của con người trong xã hội thành thị; thì nay ở vở diễn trên sân khấu, cũng vẫn là những xung đột đó – xung đột giữa những Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, ông
bà Văn Minh với cái xã hội thành thị “nửa vời”, đồng thời đó còn là xung
Trang 11đột của chính nội tâm nhân vật! Những xung đột đó cứ như xoay vần, âm ỉ,
kéo dài mãi không thôi Giống như thế, vở kịch Làm (chuyển thể từ tiểu
thuyết Làm đĩ) nhằm tái hiện bi kịch của Huyền Chính cuộc hôn nhân gặp
nhiều tan vỡ trong đời sống gia đình với người chồng ăn chơi nổi tiếng đất Hà
Thành là Tham Kim, đã đẩy Huyền đến bi kịch “làm đĩ” như bà mẹ kế Còn
vở diễn Kỹ nghệ lấy Tây (chuyển thể từ phóng sự cùng tên) lại là câu chuyện
chuyện bi hài của các me hành nghề lấy Tây Bi kịch của những người phụ nữ
này là ở chỗ, họ “được tiếng” là “lấy Tây” nhưng lại chẳng sung sướng gì cho
cam mà ngược lại, phải chịu sự dè bỉu, khinh khi, cái nhìn soi mói của người
đời Không những thế, bi kịch đó được thực thi bằng “bản án” được truyền
đến cả đời con, đời cháu họ!
Tuy vậy, một tác phẩm và một vở diễn, tất nhiên không thể nào giống
nhau hoàn toàn Nếu trong tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn xung đột được
thể hiện thông qua ngòi bút của tác giả, qua cách sử dụng ngôn từ của nhà
văn, được hiện thực hóa, hữu hình trên trang sách; thì vở diễn, do đặc trưng,
chịu sự chi phối của nghệ thuật sân khấu, xung đột lại được cụ thể hóa thông
qua hành động kịch, mà ở đây, chủ yếu là thông qua diễn xuất, cử chỉ, điệu
bộ, ngôn ngữ của nhân vật, của diễn viên Văn học nói bằng ngôn ngữ hay
ngôn từ Đây là một dạng chất liệu đặc biệt bởi nó mang tính phi vật thể,
trong khi đó, chất liệu của nghệ thuật sân khấu lại là âm thanh, sân khấu, diễn
xuất của diễn viên Nếu chất liệu của văn học là phi vật thể; thì ngược lại, ở
sân khấu, đó lại là chất liệu vật thể Đọc một tác phẩm văn học, người đọc
cảm nhận vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm thông qua ngôn từ, qua cách sử dụng từ
ngữ của tác giả Còn vở diễn trên sân khấu, lẽ dĩ nhiên, cũng sử dụng ngôn
ngữ, nhưng lại theo một cách khác – ngôn ngữ của hiệu ứng âm thanh, ánh
sáng, của sân khấu và quan trọng đó là ngôn ngữ diễn xuất của diễn viên Ở
đó, ngôn ngữ diễn xuất của người diễn viên hóa thân thành ngôn ngữ nhân
vật Đó là ngôn ngữ mang tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp cao
Có thể nói, trên sân khấu, người diễn viên đóng vai trò vô cùng quan trọng Một kịch bản trở nên sống động, được khắc họa vào không gian - thời gian bằng đời sống tâm hồn, bằng trái tim nóng với nhịp đập đời sống tươi mới của những con người chỉ có thể dựa vào nghệ thuật diễn xuất của diễn viên trên sân khấu Một ý tưởng, một hình tượng nghệ thuật trong cấu tứ của tác giả và đạo diễn cũng chỉ có thể được thể hiện và biểu đạt bằng nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên Nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên sân khấu được biểu đạt bằng hành động sân khấu trong một không gian - thời gian
sân khấu “Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật của hành động Hành động sân
khấu chính là cơ sở sáng tạo, là phương tiện nghệ thuật của người diễn viên”
[ 48, tr.18] Cuộc sống sân khấu là quá trình hành động của các nhân vật, từ
sự khởi đầu cho đến kết thúc Sân khấu phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua hành động, bằng diễn xuất của người diễn viên
Đọc một tác phẩm văn học, người đọc có thể hình dung ra hình ảnh
của một Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cô Tuyết, vợ chồng Văn Minh trong Số
đỏ; hình ảnh của “đội quân” hành nghề “lấy Tây” trong Kỹ nghệ lấy Tây thông qua ngòi bút tài hoa, nhạy bén và sắc sảo của Vũ Trọng Phụng Bằng tài năng của mình, nhà văn đã dựng nên những nhân vật mang tính điển hình, khái quát cao Những vở diễn trên sân khấu (với tư cách là những tác phẩm chuyển thể), lẽ dĩ nhiên, với những ưu thế riêng, đã giúp những nhân vật từ trang sách được “tái tạo” lần nữa, để các nhân vật có “đời sống thứ hai” trên sân khấu Xem một vở diễn, khán giả có thể nhìn thấy nhân vật (vốn đã được tái hiện trong tác phẩm văn học) “bằng xương bằng thịt”, để từ đó họ có cái nhìn gần gũi, mới mẻ hơn về chính nhân vật văn học, về tác phẩm văn học
mà mình đã được đọc, được xem Để làm được điều này, bên cạnh sự hỗ trợ
Trang 12của cả một ê – kip thì vai trò của người diễn viên là vai trò trung tâm Bởi lẽ,
hơn ai hết, họ hiểu rằng, một nhân vật văn học từ tác phẩm văn học bước ra
sàn diễn xem như được “khai sinh lần nữa” Chẳng phải vì thế mà ta đã bắt
gặp một lần nữa hình ảnh của một Xuân Tóc Đỏ láu cá, xỏ xiên qua diễn xuất
của nghệ sĩ Đức Hải (vở Số đỏ), một bà Ách vừa đáng thương vừa đáng trách
qua tài nghệ diễn xuất của nghệ sĩ Hồng Vân, một me Tây Kiểm Lâm gai góc,
bất cần đời của diễn viên Trịnh Kim Chi (vở Kỹ nghệ lấy Tây)
Không chỉ vậy, nhờ lợi thế riêng của mình, đôi khi, tác phẩm sân
khấu, với tài diễn xuất của người diễn viên còn giúp làm đầy đặn hơn những
nhân vật – vốn chỉ được xem là nhân vật phụ, nhân vật làm nền cho sự xuất
hiện của nhân vật chính Nói về điều này, có thể kể đến trường hợp của cậu
Phước (Minh Béo), thầy bói (Quyền Linh), vợ chồng Văn Minh (Minh Hoàng
– Cát Phượng) trong Số đỏ; Duyên (Thúy Nga), Bond (Minh Nhí) trong Kỹ
nghệ lấy Tây hay Lan dẹo (Như Phúc), Hết (Quang Thảo), Hoài (Kim Phước)
trong vở Nửa đời ngơ ngác Chính sự xuất hiện của những nhân vật như thế
đã làm cho vở diễn thêm phần sinh động, nhiều màu sắc Và cũng nhờ thế mà
kịch tính của tác phẩm sân khấu được tăng lên
Nếu tác phẩm văn học miêu tả nhân vật bằng ngôn từ thì sân khấu là
nghệ thuật miêu tả hành động của con người bằng động tác Hệ thống hành
động sân khấu được coi là hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật diễn xuất, biểu hiện
ngữ nghĩa của sân khấu Hệ thống hành động sân khấu (tương tự như tác
phẩm văn học) bao gồm hành động hình thể, hành động ngôn ngữ và hành
động tâm lý v.v của người diễn viên sân khấu Hành động hình thể gồm
những động tác tạo nên từ hình thể người diễn viên Hành động ngôn ngữ là
đối thoại, độc thoại, lời nói riêng Hành động tâm lý chỉ những trạng thái có
thể ngừng lặng về ngôn từ của diễn viên, song cũng là lúc diễn viên hoàn toàn
dùng hành động biểu đạt thể hiện trạng thái sóng gió trong nội tâm nhân vật
Chẳng hạn, trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, nhân vật Duyên (trước khi lấy Tây) đã được miêu tả thế này qua lời kể của bà Cẩm: “Sao không ở
làng ấy mà lấy thằng cổ cầy vai bừa nào thì lấy có được không? Thân phận
đã thế lại còn chê chồng! Không biết bố mẹ mày ăn uống gì mà đẻ ra mày như thế chứ? Sào một xanh rau thì bắc lên hai con đỉa! Một tháng chưa tắm, rận chấy lúc nào cũng như sung! Ngồi ăn cơm, ho một cái bắn vung cơm ở mồm ra như mưa ấy! Chồng nó không chê thì thôi chưa lại còn chê chồng! Tưởng ta vàng ngọc lắm đấy!” [45, tr.43 – 44] Ấy vậy mà, Duyên đã thay
đổi Cô đã biết “đánh phấn, bôi môi, kẻ lông mày” [45, tr 47], lại còn biết
“liếc mắt một cái rồi cười” [45, tr 47] Lẽ dĩ nhiên, khi viết như thế, Vũ
Trọng Phụng muốn ta hình dung được một cô Duyên đã thay đổi như thế nào trước và sau khi được “xung vào đội quân kỹ nghệ lấy Tây”, nhưng tính tổng hợp của văn học diễn ra thông qua trí tưởng tượng của mỗi người đọc, được miêu tả qua ngữ nghĩa Sự hình dung đó đúng hay không đúng với sự vật được miêu tả còn tùy thuộc ở trình độ hiểu biết và sự từng trải, kinh nghiệm sống của mỗi người đọc Chính vì vậy, đôi khi, người đọc không thể nào mường tượng được hết những “ẩn chứa sâu kín” do ngôn từ mang lại và như thế, nhân vật sẽ chỉ là nhân vật tồn tại, hiển hiện trên trang sách mà thôi! Thế rồi, nhân vật sân khấu ra đời, khán giả lại có dịp thấy được một nhân vật Duyên có đời sống, hành động, ngôn ngữ, điệu bộ một Duyên
“người thật việc thật” hẳn hoi! Khác với ngôn từ phi vật thể của văn học, nghệ thuật sân khấu phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình ảnh cụ thể, bằng diễn xuất của người diễn viên, thông qua hiệu ứng sân khấu, âm thanh, ánh sáng khiến cho người xem tưởng như mình đang nhập cuộc vào câu chuyện Để rồi, từ đó, khán giả có thêm cái nhìn đồng cảm với nhân vật, với những gì đang diễn ra trên sân khấu, ngay trước mắt mình Tác phẩm văn học, nhờ thế, cũng được thẩm thấu dễ dàng, gần gũi hơn
Trang 13Duyên trong Kỹ nghệ lấy Tây trên sân khấu là một cô Duyên đầy biến
hóa Khi mới xuất hiện, trông Duyên thật quê mùa, xấu xí đến kinh ngạc với
bộ răng vẩu, tóc tai bù xù, quần áo thì “lôi thôi lếch thếch” Thế nhưng, khi
“ngấm” được những bài học “xương máu” từ dạo lấy chồng Tây, Duyên đã
thay đổi hẳn Cô ăn mặc diêm dúa và sành điệu trong bộ quần áo “hoa hòe
hoa sói”, đến nỗi chính bà Ách – người “huấn luyện” cô cũng phải thốt lên:
“Mày đấy hả Duyên Hết hồn Sao mày lạ thế?”[76] Và chính Duyên đã trả
lời với bà Ách thế này: “Cám ơn cô nhé Ngày xưa đấy, cô nhìn thấy không,
cháu lúc nào cũng như là con chuột chù, hôi hoa tỏi Nhưng từ ngày lấy Tây
bây giờ, nó cho một loại nước hoa gì, xịt vào xịt con chuột chết nó cũng
thơm, huống gì là con ”, hay “Xin lỗi cô, con Duyên này bây giờ đã khác
xưa rồi!” [76] Câu nói mang đầy sự chua chát đến không ngờ, sự thay đổi
của thành thị đã làm thay đổi cả số phận, tính cách của cả một con người!
Văn học nói chung sâu sắc và tinh tế hơn sân khấu, nhưng đọc một
cuốn truyện, nghe một bài thơ ta không thể thấy con người, cảnh vật hiện ra
một cách hiện hữu, cụ thể như trên sân khấu mà chỉ có thể mường tượng, cảm
nhận chúng qua thông qua trí tưởng tượng mà thôi Sự hình dung, tưởng
tượng đó đúng hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, vốn sống
cũng như sự từng trải của từng đối tượng độc giả Sân khấu, với tư cách là
nghệ thuật tổng hợp, tái hiện cuộc sống bằng những hình ảnh, điệu bộ cụ thể
của người diễn viên Đến với một vở kịch, khán giả có thể xem lại một cốt
truyện cũ, tình tiết vốn đã được viết trong tác phẩm văn học; thấy được những
nhân vật, vốn trước đây, chỉ được hình dung qua trang giấy, thì nay, bước ra
sân khấu, hiện diện trước mắt họ một cách đường hoàng, hẳn hoi!
Tóm lại, không thể phủ nhận rằng chính văn học là “mảnh đất màu
mỡ” cho sân khấu, còn sân khấu là nơi giúp văn học thăng hoa, đưa văn học
đến gần với độc giả, khán giả hơn
1.2 Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu 1.2.1 Nguyên tắc chuyển thể
Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản là yếu tố quyết định đến
sự thành công của vở diễn trên sân khấu Khi chuyển thể người chuyển thể (tác giả) cần chú ý tới các đặc trưng của kịch bản để tuân thủ và đảm bảo tính kịch trong kịch bản Cốt truyện của kịch bản phải mạch lạc rõ ràng, có các nhân vật với tính cách, hành động, ngôn ngữ của kịch Một kịch bản hấp dẫn phải khởi nguồn từ những tác phẩm văn học có chiều sâu, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, con người, xã hội – là thành quả lao động sáng tạo của những nhà văn tài năng Chỉ những tác phẩm như thế mới có thể tạo nên hồn cốt của một tác phẩm sân khấu vừa có chất, vừa có sức sống mãnh liệt qua thời gian
Chuyển thể là tác giả kịch bản kể lại câu chuyện của nhà văn bằng ngôn ngữ sân khấu và quan niệm riêng của họ; là sáng tác lần thứ hai dựa trên tác phẩm của người khác Tác giả kịch bản bao giờ cũng muốn giữ nguyên tác phẩm văn học nhưng điều đó rất khó Tất nhiên, chuyển thể không có nghĩa là minh họa bằng hình ảnh cho tác phẩm văn học Điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được tư tưởng của tác phẩm, làm sống dậy tính thời sự, đồng điệu, đồng cảm với nguyên tác nhưng phải đảm bảo gần gũi với đời sống hiện tại
Đó chính là chìa khóa!
Lợi thế của những vở diễn được chuyển thể từ tác phẩm văn học là có sẵn tính văn học vì hầu hết các tác giả đều chọn những tác phẩm hay, có tiếng vang trong văn đàn và được độc giả yêu thích Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực không nhỏ đối với người chuyển thể vì vừa phải đảm bảo được tính văn học vừa phải có tính sân khấu
Trang 14Mặt khác, sức hấp dẫn của những tác phẩm văn học là gợi lên trí
tưởng tượng, liên tưởng vô cùng phong phú đối với người đọc về thế giới
nhân vật trong tác phẩm Đưa lên sân khấu, bằng những hình tượng cụ thể,
nếu tác giả không chắc tay, diễn viên diễn không sâu sắc sẽ khiến cho khán
giả rơi vào cảm giác hụt hẫng do không đúng với trí tưởng tượng, cảm nhận
của họ.Về cơ bản, việc cải biên, chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác
phẩm sân khấu có thể chia ra thành hai loại:
+ Cải biên, chuyển thể sát nguyên bản - nghĩa là trung thành với
đường dây của cốt truyện, tôn trọng thậm chí cả hình thức của tác phẩm
Trường hợp này nhà biên kịch thường cố gắng bám sát cốt truyện
của tác phẩm văn học, tôn trọng tính nguyên bản của tác phẩm (cả về mặt
hình thức)
+ Cải biên, chuyển thể tự do - nghĩa là chỉ chọn những gì thích hợp,
tùy theo ý đồ của tác giả và đạo diễn sân khấu Cần lưu ý rằng, 60, 70% kịch
bản cải biên là thuộc loại này
Trường hợp này được gọi là “phỏng theo” Nhà biên kịch lựa chọn
trong tác phẩm gốc những yếu tố thích hợp theo cách riêng của mình, hoặc
theo ý đồ của đạo diễn để dựng thành vở diễn trên sân khấu Tùy theo từng
trường hợp, nhà biên kịch có thể thay đổi từng phần trong tác phẩm Hầu hết,
các vở diễn trên sân khấu TP.HCM hiện nay đều được cải biên, chuyển thể
theo hình thức này Có thể kể đến một số trường hợp như : Số đỏ, Kỹ nghệ lấy
Tây phỏng theo những tác phẩm cùng tên của Vũ Trọng Phụng, Làm dựa
trên tiểu thuyết Làm đĩ, Con nhà nghèo làm theo tiểu thuyết cùng tên của Hồ
Biểu Chánh, Nửa đời ngơ ngác cải biên từ truyện ngắn Chiều vắng – Nguyễn
Ngọc Tư, Hãy khóc đi em chuyển thể từ truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần Thùy Mai
Việc cải biên, chuyển thể một tác phẩm văn học sang sân khấu, về nguyên tắc, không được đặt ra một vấn đề gì, cả về kích thước câu chuyện, cả
về bình diện các nhân vật Việc đó giản đơn là một cuộc lựa chọn Nếu tác phẩm văn học được tạo nên bởi “quyền lựa chọn” của riêng cá nhân nhà văn, thì ở tác phẩm sân khấu, “quyền chọn lựa” tình tiết, chi tiết lại thuộc về nhà biên kịch Một tác phẩm có sẵn, dù có đặc sắc tới mấy, cũng cần phải nhào nặn lại Sự chuyển thể ấy đôi khi có thể chỉ tập trung khắc họa một cảnh, hay một nhân vật, nhưng căn bản là nhà biên kịch phải đánh giá được cái gì hấp dẫn đối với họ Và nhiệm vụ của họ là phải thay đổi “cách nào” của sự lý giải Chính lẽ đó, khi chuyển thể cần chú ý một số nguyên tắc:
+ Phải nghiên cứu, đọc kĩ tác phẩm văn học Nắm vững nội dung tư tưởng, các chi tiết, tình tiết cơ bản, các nhân vật chính phụ trong tác phẩm, lời nói, giọng điệu của nhân vật, tình huống xảy ra trong tác phẩm
+ Chuyển thể kịch nhưng phải tuyệt đối tôn trọng nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học
+ Không bê nguyên xi tác phẩm văn học, mà phải có sự sáng tạo
Sáng tạo nhưng không làm thay đổi nội dung tư tưởng của tác phẩm Khi đưa tác phẩm Vũ Trọng Phụng lên sân khấu, người đạo diễn không nô lệ quá khứ, mà thể hiện bằng cái nhìn của ngày hôm nay Chuyển thể không phải là cách né tránh hiện thực mà là thổi thêm hơi thở ngày nay vào những giá trị văn học trong quá khứ Nói cách khác, vở diễn trên sân khấu thổi vào tinh hoa của văn học quá khứ bằng hơi thở, nhịp điệu của đời
Trang 15sống chúng ta đang sống “Chuyển thể” không có nghĩa là bê tất tần tật những
gì đã có trong một tác phẩm văn học ra mà là “quá trình sáng tạo lần thứ hai”
Điều quan trọng nhất khi chuyển thể văn học lên sân khấu là phải nắm
bắt được tư tưởng của tác phẩm, cách thức để chuyển thể tư tưởng ấy lên sân
khấu một cách hiện đại, tạo được sự đồng cảm, đồng điệu với nguyên tác của
tác phẩm văn học Sau đó, lựa chọn trong những vấn đề của tác phẩm, vấn đề
nào là vấn đề cập nhật với thời đại nhất, từ đó tìm cách tái hiện câu chuyện
lên sân khấu Người ta có thể lược bớt những chi tiết rườm rà, không cần
thiết, những nhân vật phụ trong tác phẩm tránh cho sân khấu kịch “quá tải”,
tản mạn, thiếu tập trung trong việc khắc họa chủ đề, tư tưởng Với quan niệm
đó, kịch trên sân khấu có đôi chỗ khác với nguyên bản tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng Ở đây cần nhấn mạnh rằng, tác phẩm sân khấu chỉ làm “khác”
chứ không làm “méo mó” tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng
1.2.2 Phương thức chuyển thể
Hiện nay, phương thức chuyển thể các tác phẩm văn học sang kịch
bản là phương thức rất phổ biến trong việc xây dựng kịch bản sân khấu Đó
được xem như là giải pháp cho tình trạng khan hiếm, “khủng hoảng” kịch bản
hay như hiện nay
+ Yêu cầu đầu tiên để những tác phẩm văn học được chọn chuyển thể
là câu chuyện phải có kịch tính cao, vì khi lên sân khấu không thể đem lên cả
cái thế mạnh của văn học là nghệ thuật ngôn từ qua việc tả tình, tả cảnh Thời
lượng vở diễn chỉ chưa đầy 120 phút nhưng có khi là cả một đời người, với
bao xung đột, sự kiện Cảm xúc văn học được lấy ra từ ngôn ngữ viết, trong
khi sân khấu lấy cảm xúc khán giả bằng hình ảnh mà khán giả đang trực tiếp
nhìn và nghe Điều đó đòi hỏi tác giả phải cân nhắc từng lời thoại, tính toán
từng hành động của nhân vật, không thể thả nổi cảm xúc như người viết văn
Nói về tiểu thuyết Số đỏ, Đỗ Đức Hiểu đã có nhận định: “Số đỏ là một
cuốn phim đầy cú vấp, khấp khểnh, với nhịp độ khẩn cấp của một bút pháp phóng sự loang loáng, sắc nhọn mang tính thời sự nóng bỏng, đồng thời mang tính vĩnh trị ” [ 22, tr 191] Những khía cạnh mà tiểu thuyết Số đỏ đề
cập như chuyện cái anh Xuân chỉ đủ tài nhặt bóng trong “sân quần” nhưng được đẩy lên vị trí cao nhất, được tán tụng, tung hô đến không ngờ nay lại hiện diện trên sàn diễn thông qua cái nhìn của sân khấu làm cho khán giả vô cùng thích thú, tán thưởng Cuộc đời của Xuân trong tác phẩm văn học được miêu tả, tường thuật khá chi tiết, tỉ mỉ, xoay quanh hơn 60 nhân vật được thể hiện với dung lượng khoảng hơn 200 trang giấy, gồm rất nhiều chương, nhiều tình tiết hài hước, trào lộng Khi lên sàn diễn, do đặc trưng riêng của loại hình nghệ thuật, lẽ dĩ nhiên, sân khấu không thể nào đảm đương hết được Vì thế, khi đưa lên kịch, vở diễn chỉ gói gọn trong khoảng hơn 120 phút Các tình huống, hành động trong vở diễn chủ yếu minh họa cho hai nhân vật chính, vốn được xem là những nhân vật “linh hồn” của vở diễn - Xuân và bà Phó Đoan Các nhân vật khác cũng được đề cập, khắc họa, song cũng chỉ là những nét điểm xuyết
Còn phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây trong nguyên tác vốn khắc họa một
“kỹ nghệ” của các me mang tên “kỹ nghệ lấy Tây”, nhưng khi chuyển sang tác phẩm sân khấu bên cạnh việc tái hiện “nghề” lấy Tây, vở diễn chủ yếu tập trung thể hiện bi kịch của một đứa con Tây – nhân vật Suzanne Vở diễn chuyển tải thông điệp mang đầy tính nhân văn : xã hội cần có cái nhìn nhân ái hơn với hạng người “bán trôn nuôi miệng”, ẩn bên trong những con người tưởng chừng như nhơ nhớp, đáng khinh lại là những số phận vô cùng đáng thương Ở họ - những phụ nữ làm nghề me Tây, vẫn là những khát khao vô cùng chân chính Về điểm này, có lẽ tác phẩm sân khấu đã làm “tròn vai” hơn so với phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Trang 16Hay như vở Nửa đời ngơ ngác (SK Hoàng Thái Thanh) chuyển thể từ
truyện ngắn Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư xoay quanh câu chuyện về đi
tìm tình yêu của những người trẻ tuổi Lê – Tư Nhớ - Út Lý – Hết – Hoài Câu
chuyện đi tìm tình yêu vẫn lẩn quẩn trong họ, để rồi đi nửa cuộc đời họ mới
nhận ra Toàn bộ câu chuyện được thể hiện logic, dẫn dắt người xem đi từ
cảm xúc này đến cảm xúc khác Đọc tác phẩm văn học, người ta chỉ cảm nhận
được một phần nỗi đau của Tư Nhớ, sự vô vọng của Út Lý thì trong kịch, cái
giằng xé, đau đớn lẫn những mối hận của các nhân vật được thể hiện rất rõ
Khán giả có cảm giác như đang chứng kiến một câu chuyện thật đang diễn ra
+ Song song đó, tính thời đại của tác phẩm cũng là điều vô cùng quan
trọng Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng thành công của những nhà
văn nổi tiếng: “là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài Họ đã
biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của
con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi âu lo
bực bội, tủi hổ và những ước mơ tha thiết nhất của loài người Đó chính là
cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại” [70, tr 84] Chính họ đã
sáng tạo nên những tác phẩm có ý nghĩa, làm phong phú cho đời sống tinh
thần của con người Có những vấn đề rất nhân văn như ước nguyện bước tiếp
của phụ nữ góa chồng (nhân vật bà Phó Đoan trong tiểu thuyết Số đỏ, bà Ách
trong Kỹ nghệ lấy Tây ), trong thời kỳ trước, xã hội lên án họ với những định
kiến rất nghiệt ngã Nhưng khi lên sân khấu, nhà biên kịch lại có cái nhìn
rộng lượng, bao dung hơn Họ hy vọng khán giả ngày nay không chỉ hiểu mà
phải thực sự cảm được điều này
Kịch Hãy khóc đi em dựa trên nền truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng
của Trần Thùy Mai bàng bạc, buồn như sương khói Sân khấu đã vẽ nên
khung cảnh dị biệt của một gia đình sống tại Huế, với cảnh đời éo le, được
khắc họa rõ nétCái dấm dứt của nỗi đau thân phận con người, thân phận
người đàn bà, có chút gì đó cứ chìm trôi, xoáy vào da thịt với nỗi niềm và nỗi buồn thấm thía
+ Chúng ta cũng nhận thấy rằng các tác phẩm văn học được chuyển thể thành tác phẩm sân khấu đều là những tác phẩm có cấu trúc dưới dạng thức của một vở kịch Rõ ràng ở một mặt nào đó, tính kịch này góp phần chi phối và quyết định mức độ thành công của tác phẩm Nhiều tác phẩm văn học được đưa lên sân khấu chính kịch và trở nên ăn khách tại thị trường TP HCM, đó là, ngoài nội dung sâu sắc, nhân văn thì chính yếu là phải có kịch tính và nội dung gây xúc động Một cốt truyện hay đến đâu, đặc sắc và ẩn ý đến đâu nhưng khó lòng phù hợp để chuyển thành kịch nếu không có yếu tố tạo hiệu ứng về cảm xúc, và thực tế cho thấy các tác phẩm kịch đã nói ở trên đều làm rất tốt ở khâu này
Hình thức hài kịch khái quát của tiểu thuyết Số đỏ gợi nhớ cái khôi hài pha trò trên màn bạc Kết cấu của Số đỏ gần giống với các vở hài kịch châm
biếm của Molière Điển hình như trong đoạn bác sĩ Trực Ngôn lên diễn
thuyết, Vũ Trọng Phụng đã viết: “ Không! Không! Vì điều ấy thuộc quyền
tạo vật, chứ không còn thuộc cái ý chí của bọn phạm trần chúng ta! (vỗ tay)”
[44, tr 224], hay như đoạn: “Bàn về sự khủng hoảng tình dục của đám phụ nữ
nạ dòng (bà Phó Đoan hắt hơi) bác sĩ Vachet đã có những kinh nghiệm rất đúng thật” [44, tr.224] Khi viết tác phẩm, với việc thêm vào những phần chữ
in nghiêng trong ngoặc đơn, Vũ Trọng Phụng đã làm cho tác phẩm của mình trở thành một quyển “tiểu thuyết kịch” Tác phẩm có dạng thức rất gần với hình thức của sân khấu, vốn dĩ luôn có những lời chỉ dẫn hành động, diễn xuất cho người diễn viên
Tính kịch trong Số đỏ khởi nguồn từ những tình huống vô nghĩa lý Chuỗi cười dài Số đỏ cũng là chuỗi những tình huống ngược đời kế tiếp nhau
Do nạn khủng hoáng kinh tế, chính phủ buộc sở cảnh sát phạt dân thành phố
Trang 17bốn vạn đồng, Sở cảnh sát trung ương chia cho ty cảnh sát chi nhánh phạt
năm ngàn đồng, thế là màn bi hài kịch diễn ra với hai cái ngược đời Một là
cảnh sát bảo vệ pháp luật mà lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rồi, không ai
chịu đánh chửi nhau, không ai chịu phóng uế, đái bậy ra đường, tức là không
ai chịu phạm luật Thế là họ phải nghĩ ra một diệu kế: Cảnh sát phải nhè chính
mình ra mà phạt lẫn nhau để đủ tiền giao nộp cho đúng chỉ tiêu trên giao
Hay một cảnh ngược đời nữa diễn ra ở chương 5 cũng không kém
phần hay Ông Typn – nhà cải cách y phục đã sáng chế ra đủ mốt lẳng lơ
(Ngây thơ, Lưỡng lự, Hãy chờ một chút, Dậy thì, Lời hứa…) để cổ động
phong trào ăn mặc theo lối Âu hoá Thế nhưng khi bắt gặp vợ mình ăn mặc
theo lối ấy thì nổi cơn lôi đình, mắng vợ là “đồ đĩ”, “đồ khốn nạn” Đám ma
là chuyện buồn rầu, chuyện tang tóc nhưng đám ma cụ Tổ thì rất ngược đời
và bỗng trở thành ngày hội, đám rước linh đình: “Bọn con cháu vô tâm ai
cũng sung sướng thoả thích Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo
phó…” [44, tr.176] thật đúng là “hạnh phúc của một tang gia”…Lại một tình
huống nữa khi Xuân Tóc Đỏ thua quần vợt Dù thua nhưng hắn diễn thuyết
rất hùng hồn trước quần chúng, gọi quần chúng là “mi”, là kẻ “nông nổi”…
thế mà thiên hạ vẫn sốt sắng tung hô: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn
tuế” [44, tr 234]…Xây dựng kiểu tình huống ngược đời như vậy một mặt Vũ
Trọng Phụng muốn bóc trần cái xã hội đang suy đồi về đạo lý, nhân phẩm,
một mặt muốn phanh phui cuộc đời như một trò hề trong đó con người cũng
như những con rối, sắm một vai hề lố lăng múa may, cười khóc rất vô nghĩa
lý
Không chỉ có thế, khi nhìn từ phương diện bố cục, ta dễ nhận thấy
rằng tiểu thuyết Số đỏ có sự sắp xếp kiểu kịch trong kịch Mỗi chương, mỗi
đoạn là một vở kịch nhỏ, các mối mâu thuẫn thống nhất, tiếp nối nhau theo
hình xoáy trôn ốc, dồn nén, vận động tới đỉnh điểm Trong tác phẩm, ở
chương I khi nhân vật chính là Xuân Tóc Đỏ trình làng, bằng hành động lưu manh trêu chọc cô nàng hàng mía, tính hài của tác phẩm đã bắt đầu bộc lộ
Lần trải theo các chương tiếp theo, Số đỏ lần lượt đưa ra hàng loạt các sự kiện
và vụ việc có hàm chứa đầy ắp tính bi – hài: những hành vi nhố nhăng, quái
gở, ma cô của Xuân Tóc Đỏ; xoay quanh nhân vật này là sự quay cuồng, ngụp lặn của cả một nhân loại hỗn tạp Cái bi, cái hài cứ tiếp tục dồn nén tới đỉnh cao Đó là con đường phủ đầy hoa và vòng nguyệt quế để bước lên thang danh vọng, trở thành “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc” của Xuân Khi cái nút mâu thuẫn được giải tỏa cũng là lúc vở kịch tiểu thuyết được kết thúc
Ở Kỹ nghệ lấy Tây, tính kịch lại xuất phát từ một tình huống éo le, trắc
trở mang tính hài hước Đó là tình huống khó xử của anh phóng viên: suýt bị
một gã lê dương hành hung, vì cho rằng anh ta đến làng me để “ăn trộm ái
tình”, làm cho ngay từ đầu tác phẩm đã rất hài hước Và chính nhờ tình huống hài hước đó đã tạo nên “một cái cớ” khá hợp lý để anh chàng nhật trình xâm nhập, tìm hiểu thế giới của me Tây, của cái “kỹ nghệ” được gọi bằng cái tên lấy Tây! Ở làng Thị Cầu, mỗi me Tây mỗi một số phận, bên cạnh vẻ lọc
lừa, sõi đời của “đám đàn bà ma bùn” vẫn là những khát khao, ước mơ vô
cùng chính đáng của họ – khát vọng muốn được yêu thương, được lấy một người chồng An Nam!
Bằng ngòi bút của mình, Vũ Trọng Phụng đã phát hiện và thể hiện một cách sâu sắc những mâu thuẫn và xung đột có tính quy luật, tác động đến toàn bộ xu hướng phát triển của cuộc sống ấy Những xung đột và mâu thuẫn được dồn nén và tích tụ lại thành những tấn đại bi kịch, đại hài kịch Ông nhìn thấy các yếu tố bi – hài cả hai mặt thống nhất, chi phối mọi hoạt động trên tầm vĩ mô (toàn xã hội) cho đến tầm vi mô (đời sống của mỗi cá nhân) Nhà văn, thông qua cảm quan nghệ thuật nhạy bén của mình đã nhìn thấu bản chất xấu xa của xã hội, với tất cả những bi kịch lớn lao đang đè nặng lên cuộc
Trang 18sống Ông nhận rõ những mâu thuẫn và xung đột cơ bản đang bành trướng
trên phạm vi quốc gia, toàn dân tộc Chính con mắt nhanh nhạy và sắc bén đã
giúp nhà văn có cái nhìn bao quát và chân xác, phát hiện ra những mâu thuẫn
điển hình, đang tích tụ và dồn nén ở những đỉnh cao của xung đột Đó chính
là nguồn cảm hứng dẫn đến những tác phẩm đầy kịch tích
Vở Dòng nhớ chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Ngọc
Tư là câu chuyện của sông nước miền Tây Nam Bộ, có ngọt ngào, có cả nỗi
buồn thăm thẳm Những dòng sông đã trôi mênh mang suốt những đời người,
vừa chở che, vừa làm nguồn sống, cũng vừa bạo liệt, tàn phá.Trên dòng sông
và dòng đời ấy, bao nhiêu phận người cam chịu, vừa cao thượng, vừa cay
nghiệt Đôi khi họ vùng vẫy như dòng sông những mùa bão lũ, nhưng rồi đâu
lại vào đấy, lại chảy quanh, nhẫn nhịn
+ Ngoài ra, khi chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu,
một điểm rất dễ nhận thấy là sự kết hợp của hai yếu tố xung đột và trữ tình
trong một tác phẩm nào đó được lựa chọn Khi lựa chọn chuyển thể một tác
phẩm nào đó, các nhà biên kịch đều chú ý đến yếu tố xung đột và trữ tình là
vì sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp nên bên cạnh yếu tố kịch tính còn
có những giai điệu của âm nhạc, lời thoại Đây là hai yếu tố góp phần tạo nên
thành công cho một vở kịch Một vở kịch khi diễn trên sân khấu bao giờ xen
kẽ giữa các màn kịch cao trào cũng là những bản nhạc, đoạn nhạc, âm thanh
Sự xuất hiện của âm thanh đã tạo nên hiệu ứng rất lớn cho vở diễn Bởi lẽ, tác
phẩm sân khấu vốn dĩ là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp Tác phẩm
sân khấu chính là kết quả của sự cộng hưởng từ rất nhiều yếu tố: kịch bản,
diễn viên cho đến âm thanh, ánh sáng, hiệu ứng của sân khấu
Trong vở kịch Số đỏ, sân khấu được trang trí theo hai màu đỏ - đen,
tượng trưng cho những tình huống nghịch lý trong cuộc đời Từ đó, tạo ra
tiếng cười trên sân khấu Các nhân vật trong vở diễn cũng ăn vận những trang
phục mang phong cách Âu hóa ; quần áo trong tiệm may Văn Minh cũng được đặt tên là bộ Hãy chờ, bộ Chiến công, bộ Tàn phá Tất cả đã góp phần tạo nên ngụ ý, truyền tải thông điệp của vở diễn
Với Kỹ nghệ lấy Tây, tính xung đột – trữ tình của vở diễn là ngôn ngữ đối thoại xen kẽ với những bài ca trù , bản tình ca La vie en rose Là một xã
hội đậm chất Bắc thời Pháp thuộc vừa cổ điển vừa lai căng trong thiết kế sân khấu, phục trang đến điệu bộ, cách thoại của diễn viên Những điều đó đều nhằm khắc họa những lố bịch trong xã hội Tây Ta nửa mùa, gợi lên nỗi chua chát của những phận người bị xoay vần trong đó Tương tự như vậy, trong vở
Hãy khóc đi em, lời ca của Trịnh Công Sơn được chọn làm ca khúc chủ đề,
Hướng đã khuyên Hạnh: “Hãy khóc đi em, cuối cuộc tình, còn đâu những
mặn nồng” Và Hạnh khóc, khóc nức nở, nên người xem có thể nhận ra cô sẽ
có được bình yên
Còn câu chuyện Cô gái ăn cắp trên sân khấu lại là không khí của một
vùng đất Bắc thời Pháp thuộc được tái hiện bằng cây cầu sắt, bến tàu, xe kéo, đám phu khuân vác, những gã quan Tây và lính Việt “nói như chim hót”, ả đào hát mặc áo dài nhung trong nhà thổ Giữa không gian ấy, số phận của những con người như Tám Bính, Năm Sài Gòn, Tư Lập Lơ cứ thăng trầm như một trò đùa dai dẳng của xã hội thực dân nửa phong kiến
Vở Dòng nhớ khai thác triệt để các yếu tố về âm thanh, ánh sáng để
tăng kịch tính cho câu chuyện Trong vở kịch này, đạo diễn huy động tối đa tất cả các loại âm thanh: tiếng xào xạc khi múc nước từ thuyền đổ ra sông, tiếng côm cốp khi giã lá sống đời, tiếng đục đẽo khô khan… Nhưng có lẽ, ám ảnh nhất vẫn là tiếng nước réo rắt, xào xạc trong mỗi đêm khuya Nó vô hình nhưng đầy sức gợi Ở đây, âm thanh của tiếng nước trở thành một nhân vật phụ có sức mạnh thâu tóm tất cả các nhân vật chính, buộc họ phải đồng hành với mình trong một tâm trạng vật vã đầy khổ sở
Trang 19+ Bên cạnh đó, hầu hết các tác phẩm được nhà biên kịch lựa chọn và
chuyển thể đều là những tác phẩm nổi tiếng, có một vị trí nhất định trong lịch
sử văn học Việc lựa chọn những tác phẩm này sẽ thu hút rất nhiều khán giả
đến rạp vì sự tò mò Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, do ít nhiều họ đã biết
đến tác phẩm khi ở dạng nguyên bản nên khán giả muốn xem rằng tác phẩm
văn học sẽ ra sao, như thế nào khi được trình diễn trên sân khấu Chính vì vậy
mà những Chị Dậu, Chí Phèo – Thị Nở, Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cô gái ăn
cắp (Bỉ vỏ), Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận có dịp “sống lại” trên sàn diễn,
giúp sân khấu sáng đèn hàng đêm
Khi chuyển thể một loại hình nghệ thuật khác sang kịch bản sân khấu,
điều dễ nhận thấy là dù tác phẩm văn học thuộc thể loại nào: truyện thơ,
truyện kể dân gian, tiểu thuyết…cũng đều có sự thay đổi, sắp xếp lại nội dung
cho phù hợp với ý đồ của tác giả, của biên kịch, đạo diễn… làm cho tác
phẩm được chuyển thể có tính sân khấu hơn: tức là có xung đột, có hành
động, có tình huống thúc đẩy kịch bản và phải có cách giải quyết tình huống
hợp lý Không phải cứ là tác phẩm văn học nổi tiếng khi đưa lên sân khấu đều
thành công Khi tay nghề của đạo diễn “non”, diễn chưa tới…đều có tác dụng
ngược lại Đưa một tác phẩm văn học nổi tiếng lên sân khấu, mỗi đạo diễn
luôn phải đảm bảo được chất văn học mà vẫn thể hiện đầy đủ các yếu tố của
tác phẩm trên sân khấu Các nhân vật đi đứng trên sân khấu không chỉ khóc,
cười mà quan trọng hơn, diễn xuất của diễn viên phải thể hiện được chi tiết
“đắt” nhất mà đạo diễn muốn chuyển tải Phải đưa những gì của riêng đạo
diễn ngoài chất của tác phẩm, bởi có những cái rất hay trong văn học nhưng
lại không thể đưa lên sân khấu Nhà biên kịch muốn chuyển thể thành công
tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu thì bản thân họ phải đọc nhiều, cảm
nhiều Có như thế mới đảm bảo cho việc dàn dựng một vở kịch thành công
trên sàn diễn Một vở diễn nếu không có cách giải quyết tình huống hợp lý sẽ
không thể nào làm thỏa mãn, hài lòng khán giả Tất nhiên, khi khán giả quay lưng với tác phẩm sân khấu thì có thể xem đó là thất bại của nhà biên kịch
1.2.3 Việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sang tác phẩm sân khấu
Sân khấu từ xưa đến nay là loại hình nghệ thuật quen thuộc của mọi người Việc xem, thưởng thức các tác phẩm sân khấu nói chung, các vở kịch nói riêng đã trở thành một “món ăn tinh thần” quen thuộc trong đời sống văn hóa của người dân Trong vài năm trở lại đây nhiều sân khấu kịch ở TP.HCM đồng loạt đưa các tác phẩm văn học lên sân khấu Hàng loạt các vở kịch ăn
khách trên các sân khấu kịch TP.HCM hiện nay như : Cánh đồng bất tận,
Nửa đời ngơ ngác, Cô gái ăn cắp, Nỏ thần… hầu hết là các tác phẩm chuyển
thể từ văn học Sự nở rộ “kịch văn học” ở các sân khấu cho thấy các nhà làm sân khấu hiện nay đã nhạy bén khi tiếp cận những giá trị văn học và những hình tượng nhân vật có “tiềm năng sân khấu” trên những trang giấy
Không thể phủ nhận “kịch văn học” – những truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự đã được các tác giả, đạo diễn và diễn viên sáng tạo, chăm chút thành một tác phẩm sân khấu hoàn thiện đã thực sự làm cho đời sống sân
khấu càng trở nên phong phú, đa dạng với những hiệu quả tích cực - góp phần
giáo dục tình cảm, suy nghĩ hướng thiện cho công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ Từ đó cho công chúng có cái nhìn khác hơn về một nền văn học Việt Nam lành mạnh, đau đáu suy tư về thế thái nhân tình, đặc biệt là về tình yêu và những con người tiêu biểu của thời đại hôm qua, hôm nay Trong số
ấy, chúng ta phải kể đến trường hợp Vũ Trọng Phụng Việc chuyển thể những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lên sân khấu là quá trình tất yếu, dài lâu Bởi
vì, văn của ông đầy tính kịch, đầy xung đột và có khả năng tạo nên sự bùng
nổ của hàng chuỗi tiếng cười Tất nhiên, việc chuyển tải các tác phẩm của Vũ
Trang 20Trọng Phụng lên sân khấu là cả vấn đề đặt ra đối với những nhà đạo diễn,
những người làm nghề Mỗi một nhà đạo diễn, mỗi một người chuyển thể
kịch bản phải tìm ra trong đó đâu là yếu tố mình cần khai thác, đâu là những ý
tưởng của đạo diễn trên nền của tác phẩm Vũ Trọng Phụng để tạo nên sự
cộng hưởng giữa tác giả văn học, tác giả kịch bản và đạo diễn trên sân khấu
Các tác phẩm của ông như : Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây… khi chuyển thể thành
kịch bản, công diễn trên sân khấu đã nhận được sự đón nhận của khán giả Có
nhiều nguyên nhân đưa đến sự kết hợp này :
+ Đầu tiên, dễ nhận thấy rằng sự kết nối tác phẩm văn học của Vũ
Trọng Phụng và sân khấu là một biện pháp “ứng phó” với tình trạng khan
hiếm kịch bản hay hiện nay tại sân khấu TP.HCM Việc chuyển thể tác phẩm
văn học lên sân khấu không phải là điều mới mẻ Vào thập niên 20 - 30 của
thế kỷ trước, các soạn giả sân khấu cải lương đã chuyển thể rất nhiều tác
phẩm văn học của Pháp và trở thành một xu hướng rất phổ biến trong thời kì
đó Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa hai xu hướng này Trước đây, các
soạn giả chủ yếu “ăn theo” văn học, vì lúc đó, tiểu thuyết Pháp rất được các
cô chiêu cậu ấm ưa thích, là món ăn tinh thần không thể thiếu của họ trong
buổi giao thời Còn bây giờ, văn học không phải là loại hình thời thượng được
ưa thích Việc chuyển sang kịch văn học là dấu hiệu khủng hoảng nguồn kịch
bản Trong tình hình khan hiếm kịch bản hay thì việc “dựa” vào những tác
phẩm văn học nói chung là một cách làm sân khấu khôn ngoan Bởi các tác
giả đã có sẵn cái nền nhân vật và một câu chuyện kịch với những quan hệ có
thể phát triển thành vở kịch diễn trên sân khấu Nhiều ý kiến cho rằng, chính
việc thiếu và yếu những kịch bản hay nên các sân khấu chọn giải pháp chuyển
thể tác phẩm văn học Tuy vậy, điều cốt lõi là làm sao để có ngày càng nhiều
các tác phẩm văn học hay, thể hiện các vấn đề gai góc của xã hội lên sàn diễn
Đây vừa là tín hiệu vui, đồng thời cũng là một thử thách với chính những nhà làm sân khấu trong thời buổi khó khăn về kịch bản hay như hiện nay + Không chỉ vậy, một số đạo diễn cho biết, bản thân họ vốn thích tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chính những thông điệp nhân văn mỗi tác phẩm
chuyển tải đã làm họ“mê” nên đưa sang kịch Nhiều đạo diễn sân khấu cho
rằng, đưa tác phẩm văn học lên sân khấu là một lợi thế khi tác phẩm đã được thẩm định bởi thời gian và độc giả Nhưng cũng lại là sự trải nghiệm mạo hiểm nếu đạo diễn non nghề không chuyển tải được cái “thần” của tác phẩm, đặc biệt không làm nổi bật được nhân vật điển hình trong truyện
Nhà biên kịch Lê Chí Trung – người chuyển thể các tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng cho biết : “Trong số mấy chục tác phẩm của tôi, tôi chỉ chọn
chuyển thể ba tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng: Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Giông tố Trước hết, tôi yêu cách nhìn đời và con người - nhân vật trong các tác phẩm của ông Thứ hai, trong thế hệ các nhà văn thời lãng mạn, hiện thực phê phán theo cảm nhận của riêng tôi, Vũ Trọng Phụng là người gần chúng ta nhất” 1
Trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước
1945, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn còn gần gũi với thời đại chúng ta
Xã hội xoay vần như “mốt”, cứ sau một thời gian lại trở về với cái cũ
Không ít những con người Số đỏ vẫn hiện diện trong cuộc sống hiện nay
Không ít kẻ đang chạy theo những trào lưu nhố nhăng Đề tài như cái mắc áo, trên đó, ta có thể treo chiếc áo cổ lỗ, chiếc áo hiện đại Thử thách đối với người làm vở là làm sao để người xem tìm thấy những vấn đề hiện tại trong một cốt truyện quá khứ Loại người như Xuân Tóc Đỏ, ông bà Văn Minh, cô Duyên, cô Ái, tú bà Ách Nhoáng chẳng phải còn đầy rẫy trong xã hội chúng
ta ngày nay? Vẫn còn đó cái thói rởm đời, “trưởng giả học làm sang”, cái nhố
1 Theo báo NLĐ, ngày 06/04/2010
Trang 21nhăng của kẻ “thừa tiền lắm bạc”, cái lưu manh đóng vai trí thức của những
Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, Nghị Hách Nhìn lại những “siêu” nhân vật
trong tác phẩm của ông, từ những năm 30 của thế kỉ trước, những nhân vật
trong xã hội thời đó, từ thượng lưu trí thức Tây học đến hạ lưu dưới đáy xã
hội, thấy hình như vẫn đang tồn tại một cách sống động trong thời đại hiện
nay Họ là những chân dung biếm họa đã trở thành “thành ngữ” khái quát cho
những tính cách đại diện cho một lớp người trong xã hội hiện tại Lớp người
hàm chứa tất cả sự lố lăng, kệch cỡm và hài hước của một xã hội đầy nhiễu
nhương Nơi mọi thứ chuẩn mực của đạo đức truyền thống, quan hệ tôn ti trật
tự bị đảo lộn bởi trào lưu Tây hóa, bởi sức mạnh đồng tiền và sự tha hóa nhân
cách Khi xây dựng những nhân vật điển hình này, do còn kiếm sống bằng
nghề viết báo nên nhân vật của nhà văn họ Vũ rất đời, rất thật chứ không hoàn
toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng Vì thế, các nhà làm kịch càng muốn đưa
những nhân vật đó lên sân khấu
Đến với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, bao giờ độc giả, khán giả
cũng tìm thấy ở đấy sự đan xen giữa hai yếu tố bi – hài lẫn lộn Tác phẩm của
nhà văn họ Vũ đem đến nhiều điều đáng suy nghĩ Cười đấy mà nước mắt
trào, thương cho thân phận con người dù ở nấc thang nào của xã hội Cuộc
đời như một sân khấu lớn, ở đó mỗi người sắm một vai và trong mắt của
người đời ai cũng có cái đáng để cười, nhưng quan trọng là tùy vào thái độ
quan sát của mỗi người mà thôi Điều ấy cũng góp phần lý giải tại sao các tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng lại được nhà biên kịch ưa thích, chọn lựa để
chuyển thể sang kịch nói
Tuy vậy, mỗi tác phẩm văn học khi đưa lên sân khấu đòi hỏi phải
dựng cho được bối cảnh diễn ra câu chuyện của thời đó Nếu chỉ tượng trưng,
ước lệ thì xem ra vở kịch đã không chuyển tải hết cái “thần” của tác phẩm văn
học Để vượt ra ngoài cái “thần” vốn có của văn học thì người đạo diễn phải biết tìm tòi sáng tạo những cái mới mà không làm mất đi cái vẻ đẹp ban đầu của tác phẩm Cái khó mà các đạo diễn sân khấu thường gặp phải, đó là làm thế nào để một tác phẩm văn học với dung lượng khoảng mấy trăm trang giấy chỉ gói gọn chừng hai tiếng đồng hồ trên sân khấu Chính vì vậy, cho dù kịch chuyển thể có ưu thế nội dung hấp dẫn thì vẫn rất cần bản lĩnh của đạo diễn
Đạo diễn Ái Như chia sẻ: “Một tác phẩm văn học khi đã chuyển thể sang kịch
thì nó đã là sản phẩm của sân khấu Đạo diễn phải biết chọn lọc những tình tiết đắc địa và phải sáng tạo để nó thực sự mang ngôn ngữ kịch chứ không phải minh họa cho tác phẩm văn học bằng hình thức sân khấu Đó là lý do vì sao có vở chuyển thể thành công và có vở thì thất bại” 1
+ Cũng cần nói thêm rằng, trong tác phẩm của mình thì các nhân vật của Vũ Trọng Phụng thường có tính cách, sự gai góc rõ rệt Vì vậy, khi chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu, các nhân vật của Vũ Trọng Phụng sẽ giúp diễn viên có nhiều đất diễn hơn so với tác phẩm của các
nhà văn khác Vở Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây nhờ thế đều có hiệu quả khán giả
tốt Chúng tạo nên những vai diễn gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả như: Xuân Tóc Đỏ (Đức Hải), bà Phó Đoan (Hồng Vân), vợ chồng Văn Minh (Cát Phượng – Minh Hoàng), cậu Phước “em chã” (Minh Béo), Duyên (Thúy Nga), Suzanne (Lan Phương), Kiểm Lâm (Trịnh Kim Chi)
+ Bên cạnh đó, việc chuyển thể các tác phẩm văn học nói chung, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói riêng đã mở ra một hướng đi mới cho việc dạy – học Ngữ văn Nhiều năm qua, đội ngũ thầy cô giáo dạy văn đã sử dụng hình thức biểu diễn với mong muốn truyền đến học sinh sự cảm thụ tác phẩm thông qua những hoạt cảnh Hình thức này ít nhiều có hiệu quả và làm cho
1 Theo báo Đất Việt, ngày 15/06/2012
Trang 22người thầy hài lòng Tuy nhiên, để thực hiện được, người thầy phải tốn rất
nhiều công sức và tiền bạc cho kịch bản và trang phục Hầu hết thầy cô giáo
dạy văn đều mong muốn được thường xuyên dạy văn qua sân khấu hóa nhằm
hạn chế việc học sinh ít mặn mà với bộ môn văn; do đặc thù của bộ môn này
nặng về tư duy và cảm thụ Từ lâu nay, giáo viên rất khó để truyền đạt cho
các em học sinh hết cái hay cái đẹp ẩn chứa trong từng tác phẩm văn chương,
nếu các em không trực tiếp đọc, cảm nhận và đối chiếu với thực tế cuộc sống
Khán giả trẻ bây giờ lười đọc sách Họ có quá nhiều thú vui như chat, như
lướt web, xem truyền hình công nghệ cao, đến rạp xem phim 3D… Nhiều
khán giả trẻ chẳng còn nhớ đến những tác phẩm văn học nổi tiếng - vốn là
niềm tự hào của văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị nhưng giữa sự
bùng nổ của vô số các hình thức giải trí như hiện nay thì những tác phẩm dày
đặc chữ, kéo dài mấy mươi chương không còn là sự lựa chọn của lớp trẻ
Điều đó tạo ra trở ngại vô cùng lớn, góp phần hình thành nên thực trạng “sợ”
đọc văn, “sợ” học văn ở học sinh hiện nay Bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm văn học hoàn toàn xa lạ với các em Chính điều đó đã làm mất
đi giá trị sâu sắc của tác phẩm văn học mà chỉ được đặt trong bối cảnh lịch sử
nó ra đời mới thấy trọn vẹn Và trong một tiết học, nếu học sinh cứ nghe mãi
những lời giảng như mọi lần và không có gì mới dễ dẫn đến sự nhàm chán
Nhằm khắc phục và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn văn học, các tác phẩm
sân khấu được chuyển thể từ tác phẩm văn học đã được ra đời Mục đích của
việc này là nhằm giúp học sinh đến gần hơn với bộ môn văn Đây là một
trong những lối dẫn học sinh đến với văn học bằng sự yêu thích Sân khấu hóa
sẽ giúp học sinh hình tượng cụ thể hơn tác phẩm đã học Thông qua hình thức
sân khấu hóa, những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
sẽ được lưu truyền, để từ đó đưa văn học đến gần với công chúng hơn Đã có
một sự thay đổi lớn trong cảm nhận của độc giả khi đi từ ngôn ngữ văn chương sang ngôn ngữ sân khấu trong việc tiếp cận một tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại Những nhà làm sân khấu với việc lần lượt đưa lên sàn diễn những tác phẩm văn học nổi tiếng, hy vọng, khi tác phẩm sân khấu thành công, nhiều khán giả sẽ nhớ mãi, hoặc sẽ tìm đọc lại những tác phẩm văn học nổi tiếng này Quả thực, đó là một lối đi hoàn toàn mới, một luồng gió mới
đã làm thay đổi tư duy văn học của một bộ phận không nhỏ thế hệ bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường Tất nhiên, việc chuyển thể kịch bản vẫn phải toát được cái “hồn” trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Tiểu kết:
Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, văn học là loại hình nghệ thuật
ra đời sớm và là nghệ thuật làm cơ sở, nền tảng cho các ngành nghệ thuật khác kế thừa, trong đó có sân khấu Nghệ thuật văn học và sân khấu có mối quan hệ đặc biệt với nhau Cả văn học và sân khấu cùng là nghệ thuật nên có cùng ý thức thẩm mĩ nghệ thuật, cùng có đặc tính, chức năng chung và đều chịu sự tác động, chi phối của đời sống xã hội Chúng cùng phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật, cùng hướng đến những giá trị nhân văn, mang tính Chân – Thiện – Mĩ của cuộc sống
Mặc dù vậy, vì là hai loại hình nghệ thuật độc lập nên văn học và sân khấu cũng có những khác biệt cơ bản Nếu văn học xây dựng hình tượng nghệ
thuật thông qua chất liệu phi vật thể - ngôn từ, thì ngôn ngữ của sân khấu lại
là ngôn ngữ mang tính vật thể Đó là những gì mà ta có thể xem thấy, nghe được Câu chuyện trong tác phẩm văn học hiện hữu trên sân khấu thông qua hành động, ngôn ngữ, diễn xuất của diễn viên Mặt khác, tác phẩm văn học vốn dĩ là kết quả của quá trình lao động , sáng tạo của cá nhân nhà văn Còn
vở diễn trên sân khấu lại là quá trình lao động miệt mài của cả một tập thể tác
Trang 23giả (nhà văn, nhà biên kịch), thông qua sự chỉ huy của đạo diễn, diễn xuất của
diễn viên, đội ngũ ê – kíp, cộng sự để biến những câu chữ trong kịch bản
văn học thành một câu chuyện trên sân khấu! Một câu chuyện không còn đơn
thuần là sản phẩm của trí tưởng tượng mà là một câu chuyện có “người thật
việc thật” hẳn hoi, hiện hữu ngay trước mắt khán giả Đặc biệt, điều này lại
càng đúng với những vở diễn được chuyển thể từ tác phẩm văn học nói chung
và với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói riêng, mà điển hình là hai tác
phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, cần nhận thấy rằng, văn học và sân
khấu với những tương đồng và khác biệt đã làm thành điểm tựa vững chắc
cho nhau Chính văn học là “nguồn nguyên liệu” quý giá cho sân khấu, đặc
biệt là trong tình hình khó khăn kịch bản như hiện nay Song song đó, việc
chuyển thể các tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu đã đem lại một
“luồng gió mới”, tạo thành một “dòng chảy văn học” trên sân khấu, đem lại
một góc nhìn mới cho tác phẩm văn học - góc nhìn trong mối quan hệ liên
ngành với sân khấu
Chương 2 XUNG ĐỘT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU 2.1 Xung đột trong tác phẩm văn học
Xung đột là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các tính cách trong một tác phẩm Thông thường người ta hay đề cập đến xung đột trong tác phẩm kịch, thế nhưng trong tác phẩm văn học tự sự chính những xung đột cũng sẽ làm nên kịch tính của tác phẩm Có thể nói xung đột là một yếu tố quan trọng của tác phẩm văn học tự sự
Xung đột trong tác phẩm văn học thường được thể hiện thông qua nhân vật Đặt nhân vật vào mâu thuẫn, xung đột hay sự kiện nào đó là cơ sở
để bộc lộ phần sâu kín nhất của bản chất nhân vật Trong cuộc đời nhân vật có bao nhiêu biến cố, xung đột thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu biến cố, xung đột Và mỗi một biến cố, mỗi một xung đột lại làm lộ ra từng phần tính cách của con người Nhờ có xung đột, câu chuyện mới phát triển, tính cách nhân vật mới được bộc lộ Và qua sự lựa chọn, giải quyết những xung đột trong tác phẩm sẽ thấy được tư tưởng nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm Trong tác phẩm văn học tự sự, xung đột có thể là những xung đột của
cá nhân nhân vật, nhưng bản thân xung đột ấy đã mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc Ví dụ trong tác phẩm Othello của Shakespear, Othello và Desdemona
trước hết mang trong mình những xung đột có tính cá nhân, cá thể Nhưng những xung đột bi kịch ấy đã vượt khỏi phạm vi cá nhân vì nó đã tố cáo chủ nghĩa cá nhân tư sản đang chà đạp những ước mơ, lý tưởng của con người, hay như trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao - ở đó, không chỉ giản đơn là
những mâu thuẫn mang tính cá nhân giữa Chí Phèo và Bá Kiến, mà hơn hết,
Trang 24đó còn là tiếng nói tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những người
nông dân vốn lương thiện vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa
Xung đột không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà còn gửi gắm cả ý nghĩa
thời đại Lẽ dĩ nhiên, xung đột ở mỗi thời đại khác nhau thì khác nhau Chẳng
hạn như ở thời Hy Lạp cổ đại là xung đột giữa con người với thiên nhiên, con
người với số mệnh, ngay cả vị thần tối cao như Zeus cũng bị số mệnh đe dọa;
còn trong thời Phục Hưng là xung đột giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa
cá nhân tư sản, các thế lực phong kiến, đồng tiền, tôn giáo; các xung đột hiện
đại thường xoay quanh xung đột giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa cái
tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác
Xung đột có thể có nhiều phạm vi cấp độ khác nhau: xung đột nội
tâm, xung đột tư tưởng, xung đột giữa các tính cách và hoàn cảnh, xung đột
giữa các lực lượng xã hội, …Một tác phẩm văn học nếu không có xung đột thì
sẽ trở nên rất nhạt nhẽo
2.1.1 Số đỏ - Xung đột giữa cái vô nghĩa lý và cái nghĩa lý
Số đỏ, tác phẩm trào phúng được xem là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng,
xuất bản lần đầu dưới dạng đăng nhiều kỳ trên Hà Nội báo bắt đầu từ số 7,
tháng 10/1936, năm tháng sau khi Mặt trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp
Có thể nói, những thay đổi lớn lao của xã hội thành thị được thể hiện
khá rõ trong tác phẩm Số đỏ Đó là sự du nhập của văn hóa Tây phương, mà
điển hình là phong trào Âu hóa Với sự xuất hiện của những từ ngữ như “tiến
bộ, khoa học, cải cách xã hội, nữ quyền, phong trào thể thao, văn minh, tân
thời và Âu hoá” ta gần như thấy rằng dường như tư tưởng hiện đại hóa là tư
tưởng “thống trị” trong dân chúng thời bấy giờ Các nhóm công dân trong xã
hội lúc bấy giờ không còn đơn thuần là nông dân, địa phủ phong kiến mà
thay vào đó là: dân lang thang thành thị, nhà thể thao chuyên nghiệp, nhà tạo
mẫu thời trang, chuyên gia y tế, nghệ sĩ tiên phong (avant-garde), du học sinh,
nhà báo cải cách và người phụ nữ “tân thời” Họ là một lực lượng sinh động tiêu biểu, đại diện cho chủ nghĩa thực dân giai đoạn cuối
Xã hội trong Số đỏ có những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ như vũ
bão Không còn là những miền quê nông thôn nghèo nàn, lạc hậu nơi sản sinh
ra nền văn minh lúa nước với những người nông dân “chân lấm tay bùn”, mà
là những con đường hẻm quanh co, rối rắm, mỗi phố được đặt tên theo một mặt hàng được sản xuất hoặc bán ở đó Chen chúc sau những dãy cửa hàng mặt tiền là khu nhà để ở, kho chứa, xưởng sửa chữa và các khoảng sân Là
những vỉa hè rộng lát gạch ngăn cách đường và nhà Nơi ấy tập trung những cảnh buôn bán tấp nập, những sinh hoạt thường nhật trên vỉa hè Tập trung những dòng người bán rong, phu khuân vác, phu xe, trẻ đánh giày, bọn móc túi, gái điếm, cảnh sát, ăn xin, hát dạo, khách du lịch và dân lang thang từ tứ
xứ đổ tới Các hoạt động cá nhân, riêng tư, tất yếu cũng xoay quanh, diễn ra
trong những khu đô thị “mới” ấy
Xuất hiện trong chương mở đầu của tiểu thuyết là hình ảnh ông thầy
số, chị bán mía, là anh bán nước chanh và Xuân, thằng nhặt banh quần – trao đổi tin vặt, tán tỉnh, hóng hớt những tít thời sự quan trọng và mặc cả giá hàng
“ Trên hè, dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái cháp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử vi mẫu Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỉ với một chị hàng mía ” [44, tr.8], vượt
lên những tiếng om sòm đó, người ta có thể nghe thấy được “những câu hô
chen lẫn những tiếng bồm bộp của những quả ban bị đánh đi, như giữ nhịp cho khúc âm nhạc của mấy vạn con ve sầu ” [44, tr 7] vọng ra từ một sân
tennis gần đấy Những âm thanh ấy đối xứng với nhau, phản ánh mớ bòng bong, sự rối rắm phức tạp của các tầng lớp xã hội đang sống trong một đô thị
vô cùng hiện đại Hiện đại đến mức, người ta có cảm giác rằng mình đang sống ở đâu đâu bên tận phương Tây chứ không phải đang ở phương Đông
Trang 25Trong cái xã hội thành thị ấy, người ta coi trọng những giá trị “ảo”,
coi trọng những cái tân thời, “văn minh” Xuân Tóc Đỏ - nhân vật vốn xuất
thân từ tầng lớp bình dân, con người được đào luyện từ nền văn minh vỉa hè,
ấy vậy mà, đã biểu lộ thái độ khinh miệt đối với những nghề lỗi thời như bán
lạc, trèo sấu, câu cá, làm lính chạy cờ hiệu “Hỏi thì làm gì? Tôi thì danh giá
quái gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt ban quần, không đứng đắn, chỉ đáng nhổ
vào mặt!” [44, tr 167], “ Nhưng ông xét lại có nên không ( ) còn con thì,
như ông đã biết đấy, không cha không mẹ, lêu lổng từ bé, nhặt ban quần, bán
phá xa, đã làm nhiều nghề hèn Con nghĩ con không xứng đáng chút nào cả.”
[44, tr 184] Còn nhân viên sở cẩm thì phàn nàn rằng: “Tiếc lắm! Mười năm
trước đây, dân ta còn ngu Ngày nay dân ta văn minh mất rồi, rõ thảm hại!
Cái thời tốt đẹp của các cụ nhà ta không còn nữa! Thật là tai hại! Than ôi!”
[44, tr 21 – 22] Thật là bi hài! Chính cái sự “hiện đại hóa” gần đây trong đời
sống gia đình của người Việt đã làm hại kỷ lục phạt của họ Đến ngay cả
những lời bàn bạc về đám tang cha của cụ cố Hồng “tôi thì tôi nghĩ nên theo
cả lối cổ và lối mới, nghĩa là cứ minh tinh, nhà táng, kèn lầu, kiệu bát cống và
rõ nhiều câu đối Nếu chúng nó muốn thì chúng nó cứ đi thuê kèn bú rích Tây
đi, càng hay Nhưng không thể vì cái thích của chúng mà bỏ đi cái thích của
tôi được” [44, tr 76] cũng cho thấy có sự chia rẽ ý kiến về sự thích hợp của
các lễ nghi theo lối cổ và lối mới
Cả lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng thay đổi đến không ngờ Nếu trước
đây, diễn ngôn của các thành phần, tầng lớp trong xã hội chủ yếu bị ảnh
hưởng bởi Trung Hoa, thì giờ đã khác Không còn là những từ ngữ mang
nặng ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, chúng được thay bằng các diễn
ngôn hiện đại về cải cách xã hội và chính trị đại chúng, các diễn ngôn về khoa
học và y học, các diễn ngôn về tình yêu hiện đại và lãng mạn, rồi các diễn
ngôn về thơ ca, triết học và văn chương mới kiểu như:
“Tôi, từ hôm nay mà đi, là đã dự một phần vào cải cách xã hội rồi Vậy tôi phải chăm chỉ và nhất là phải hiểu những việc tôi làm Chưa được Âu hóa mấy! Một sự trở ngại trên đường tiến hóa Thể thao Nòi giống Hạnh phúc là cái gì khác nếu không là sức khỏe của vợ chồng? Gắng sức anh em luyện tập, không phải là cải cách bề ngoài như lối cổ hủ giữa buổi canh tân này, cái gì hủ lậu ta đào thải đi Chúng tôi rất được hân hạnh.” [44, tr 128], hoặc : “ Thưa bạn đồng nghiệp, vậy thì có phải bạn đồng nghiệp cũng công nhận những lý thuyết của Freud đó không? Cái triệu chứng nào của thần kinh hệ cũng là do quả thận, quả cật mà có, lắm khi thiên biến vạn hóa rất là kỳ kỳ quái quái ” [44, tr 150] Thôi thì đủ các loại diễn
ngôn, loại nào cũng mới, cũng tân thời
Phần lớn các tình huống hài hước trong Số đỏ nảy sinh từ những phản
ứng không hiểu ban đầu của Xuân Tóc Đỏ trước những diễn ngôn hiện đại này Xuân, do may mắn và lanh lợi đã mạo nhận thành công địa vị bác sĩ, nhà thiết kế thời trang, chính trị gia, nhà thể thao chuyên nghiệp, nhà báo và nhà
thơ Hắn đôi khi “ưỡn ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng, nghiêm
trang: Tôi? Là là một người dự một phần trong việc Âu hóa.” [44, tr 56],
có lúc “nhanh nhẩu nói như một nhà lang chính tông” [44, tr 74], lại cũng
có khi “nhớ ngay đến những bài thơ nó đã học lầu lầu mấy năm xưa, những khi còn làm n ghề bán nói trước máy phóng thanh cho những nhà bán thuốc”
[44, tr 116] “ngâm nga rất dõng dạc” [44, tr 116] Thế mà, ai ai cũng tin
hắn, tung hô hắn như một “bậc anh hùng”, “bậc vĩ nhân” Chính sự trái khoáy
đó, phần nào phản ánh được những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại âm ỉ trong xã hội lúc bấy giờ
Số đỏ là một màn sân khấu mà cái xung đột diễn ra đầy kịch tính Tác
phẩm là“ một cuốn tiểu thuyết trào phúng xuất sắc thể hiện tài năng bậc
thầy của Vũ Trọng Phụng trong việc phát hiện những mâu thuẫn trào phúng
Trang 26và xây dựng những tình huống trào phúng Mỗi chương sách của cuốn tiểu
thuyết “vô tiền khoáng hậu này” được tổ chức như một màn hài kịch, chứa
đựng một mâu thuẫn, một xung đột trào phúng nào đó ” [50, tr 134] Trong
xã hội đó, xã hội chó đểu, kẻ vô học được đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè
như Xuân bỗng nhiên trở thành “anh hùng cứu quốc, vĩ nhân” Lúc đầu do đột
ngột bị ném vào xã hội thượng lưu, quá xa lạ với môi trường sống quen thuộc,
Xuân hoàn toàn bị động trước cái số đỏ của mình nên hoặc không khai thác
được, hoặc bỏ lỡ dịp may bày sẵn Tuy nhiên, Xuân vốn tinh quái và thạo đời,
Xuân nhanh chóng hiểu ra rằng cái xã hội sang trọng mà hắn lọt được vào
cũng như cái xã hội lem luốc của hắn Bề ngoài tuy khác nhau nhưng cùng
chung một bản chất : dâm ô, đểu cáng, hám danh, bịp bợm Và khi đã hiểu
Xuân quyết định giành cho mình một vị trí trong xã hội đó Hắn đã sử dụng
tất cả những gì thu lượm được trong cõi đời lăn lóc dưới đáy xã hội để tiến
thân Với Xuân, hắn chỉ có trí thông minh và triết lí của một kẻ vô học!
Nhưng rồi, hắn đã thực sự thành công
Xuân đã bước lên những bậc thang của danh vọng Và sự ngu độn của
nó được người ta cho là nhũn nhặn, khiêm tốn Lúc đầu, Xuân chỉ là công cụ
của bọn lừa bịp, sau đó, Xuân trở thành kẻ lừa bịp Những ngôn ngữ của kẻ
vô học “nước mẹ gì, mẹ kiếp” được bọn người kia tôn sùng Xuân Tóc Đỏ
ngày càng lên tầm cao danh vọng, hắn kiêu ngạo, mọi người trở nên sợ hắn và
lấy lòng hắn Tiểu thuyết Số đỏ kết thúc khi Xuân đã leo lên nấc thang cuối
cùng của danh vọng: Xuân – “vĩ nhân, anh hùng cứu quốc” đang diễn thuyết
trước đông đảo quần chúng, gọi quần chúng là “mi” Bằng hành động bịp
bợm, tên nhặt ban quần ngày nào đã giả thua đối thủ nước Xiêm để tránh
thảm họa chiến tranh Trong xã hội tư sản nhố nhăng đó, kẻ vô học như Xuân
được biểu dương, tán tụng đến không ngờ, mà theo như nhận xét của Giáo sư
Phan Cự Đệ là: “Thông qua một kẻ hãnh tiến là Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng
Phụng đã lên án cái xã hội tư sản lố lăng, giả dối, vô nghĩa lí” [12, tr 38]
“Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả” Một câu như vậy quả đã thâu tóm
được quá trình vận động của xã hội, ở chỗ này có thể bảo Vũ Trọng Phụng là
“người thư kí thời đại” trung thành, đã ghi chép được những biến chuyển xảy
ra trong lòng xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, mặc dù ông không có ý thức đầy đủ khi làm công việc khó khăn và ít người chịu làm ấy
2.1.2 Kỹ nghệ lấy Tây - Xung đột giữa dục vọng và khát khao chân chính
Quan tâm đến “con người xã hội” là đặc điểm chung của văn học hiên
thực phê phán Khrapchenkô khẳng định: “Cá nhân con người, số phận của
nó, tất nhiên bao giờ cũng thu hút sự chú ý của các nhà hiện thực phê phán” [27, tr 358] Chính vì lẽ đó, con người trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường hiện lên với đủ các thói tật đáng khinh bỉ nhất: dâm đãng, đểu cáng, ích kỷ, giả dối Vũ Trọng Phụng, thông qua ngòi bút của mình, chẳng hề muốn che giấu cái nhìn con người trong bản chất sinh vật của
nó Với nhà văn, cái mục đích mà ngòi bút của ông và các nhà văn hiện thực
hướng đến là: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng
của bọn người có nhiều tiền, kêu ca sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị
áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế, dâm đãng” [3, tr 218 – 219]
Quan tâm đến mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong trạng thái đầy biến động của xã hội, Vũ Trọng Phụng đặc biệt quan tâm đến con người “tha hoá” (Alíenation) Vấn đề con người “tha hoá” trở thành nỗi ám ảnh, và là mối quan tâm đặc biệt trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng Con người tha hoá trong tác phẩm bị Vũ Trọng Phụng “phanh phui” ở tất cả các mặt trong cuộc sống Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn là cái nhìn vào mặt trái cuộc đời, mặt trái con người Con người bị phơi ra với tất cả sự đê tiện, thấp
Trang 27hèn.Với một cái nhìn như thế, lẽ cố nhiên, với Vũ Trọng Phụng, khi viết,
trước hết, nhà văn vẫn thường xoáy sâu đặc tả cái dâm của loài người Vì ở
đó, nhà văn mới có thể lật tẩy, phơi bày một cách sắc sảo và đích đáng nhất
cái phần con người dục tính hết sức lôi thôi, nhếch nhác và cũng là cái phần
những kẻ giả dối cố giấu giếm, ngụy trang bằng đủ mọi hành vi điêu trá Và
ông đã phát hiện ra rằng chính những dục vọng đen tối đã là nguyên nhân chủ
yếu gây nên sự phá hủy nhân cách mỗi con người
Dục vọng tội lỗi là mẫu số chung cho tất cả những kẻ tha hóa, trong
đó đồng tiền là hệ quy chiếu của những dục vọng tội lỗi, thấp hèn Những
nhân vật dị hình trong vòng tội lỗi và những con người tha hóa trong tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng đều là những con người chứa đầy dục vọng Chính
ông đã khám phá ra điều “bí mật” kinh hoàng: cùng với cái thực tại đen tối
hủy diệt “đơn vị” con người, thì chính con người, với những dục vọng thấp
hèn cũng đang tự hủy hoại cái “nhân tố người” của mình Năm 1934, Vũ
Trọng Phụng đã viết nên phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây làm rúng động các me
Tây – những người lấy chồng Tây – thời bấy giờ Tại đó, nhà văn đã chứng
kiến một xã hội Việt Nam đã bị thay đổi, mọi mối quan hệ xã hội cũng không
khỏi chuyển dịch
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhìn nhận: “Trong Kỹ nghệ
lấy Tây những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa đã thể hiện ở quan điểm sinh lí và lối
viết sống sượng; nhưng điều nổi lên trong toàn bộ phóng sự của Vũ Trọng
Phụng là lối viết chính luận nghệ thuật đanh sắc ( ) được phát huy ở thể loại
báo chí nghệ thuật này” [29, tr 212] Qua tác phẩm, ông trình bày con người
của mọi thời dưới khía cạnh thật nhất: đó sự thay lòng đổi dạ của con người
trong một môi trường xã hội mà tiền bạc, miếng ăn có thể chi phối tất cả Với
những người phụ nữ hành “nghề” lấy Tây, họ “không buồn nghĩ đến cách phủ
lên những sự thật nhơ bẩn một nước sơn bóng nhoáng nữa Người ta không thèm (cứu vớt) lấy cái bề ngoài nữa.” [45, tr 88]
Bà Kiểm Lâm buồn bã tâm sự: “chúng tôi lấy họ vì tiền chứ không
bao giờ vì tình” [45, tr 33] Họ lấy chồng hay bỏ chồng cũng như “tậu được một cái chén hoặc nhỡ tay đánh vỡ mất mà thôi” [45, tr 56] Còn những gã
chồng lê dương thì cũng chẳng cần úp mở : “tôi gọi ai tôi cũng coi như thuê
gái một hạn dài vậy Không còn bao giờ tưởng nhầm đến cái nghĩa cả: vợ
c hồng” [45, tr 25] Đối với bọn chúng, những me Tây “chỉ là những cái đồ chơi trong một hạn kha khá dài mà thôi” [45, tr 62] Thế là đã rõ Thực chất
của chuyện vợ chồng ở đây là “người đàn bà chỉ nghĩ đến tiền, đàn ông chỉ
nghĩ đến nhục dục.” [45, tr 65], và “Những lời ân ái tự đáy lòng thốt ra đều
bị coi là giả dối cả” [45, tr 66]
Sự quan tâm thể hiện con người tha hoá với những biểu hiện khác nhau của nó là bước đào sâu phát hiện của ông so với các nhà văn cùng thời
Vũ Trọng Phụng viết về sự tha hoá của con người một cách thật nhất, bản chất nhất trong khi các tác giả khác (cùng thời với nhà văn) mới chỉ đề ra
những nạn nhân của chế độ, như Loan trong Đoạn tuyệt (Nhất Linh), nạn nhân của chế độ mẹ chồng nàng dâu; chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), nạn nhân của sưu cao thuế thuế nặng, của quan lại dâm ô; Tám Bính trong Bỉ
vỏ (Nguyên Hồng), nạn nhân sự phản bội của người tình, sự tàn ác của cha
mẹ, sự đoạ đầy của xã hội, v.v Ông là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã phanh phui “thú tính” nơi con người, kể cả những người được coi là “hiền lành, chân thật”, trong khi những tác giả hiện thực cùng thời mới chỉ phân chia xã hội thành hai lớp tốt và xấu, đề cao cái tốt và hạ bệ cái xấu Khi “phanh phui” các nguyên nhân dẫn nhân vật đến tha hoá, Vũ Trọng Phụng cũng thể hiện những giản đơn trong nhận thức của mình Nhà văn nhìn thấy nguyên nhân hoàn cảnh, môi trường xã hội, nhưng đồng thời, ông còn gắn sự tha hoá với những
Trang 28“hèn yếu” mang tính bản năng của con người nói chung Vì vậy, nhân vật của
Vũ Trọng Phụng thường dễ dàng bị hoàn cảnh đè bẹp Đó là “Khi một người
đã sa ngã, hoặc tự mình, hoặc do người khác xô đẩy cũng vậy, đã sa ngã một
lần rồi cứ sa ngã mãi” [45, tr 65] Sự tha hóa trong các tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng có ý nghĩa như một sự hủy diệt hoàn toàn nhân cách, trong đó
có cả yếu tố tự hủy diệt
Cái nhìn bi quan của nhà văn khiến ta chỉ thấy cái cõi đời chỉ là một
thế giới của bao nhiêu cạm bẫy con người bày đặt sẵn để lường gạt nhau, hãm
hại nhau làm cho nhau điêu đứng, cho nhau khốn khổ, khốn nạn Đó là “cái
xã hội một nghìn lần khốn nạn” Nơi mà “Con đường “công danh” của
những thợ đàn bà trong kỹ nghệ lấy Tây này thật là gập ghềnh, khuất khúc
lầy lội và quanh co ” [45, tr 36] Trong cái thế giới đó, con người đối xử với
nhau theo nguyên tắc “cho vào tròng” Ở đó, một cô Ái “được bà chủ yêu,
yêu vô cùng Bà chủ yêu thì ông chủ lại yêu hơn Tai họa là ở đấy.” [45, tr
76] Rồi lại đến một cô Duyên vốn đang sống yên ổn cái đời cô gái quê, bỗng
một hôm gặp “anh đi đường cái quan, đi ba bước rồi dừng lại, nhìn ” [45,
tr 45] Người ấy nói với Duyên “những câu ngọt ngào làm sao, bùi tai làm
sao Người ấy mời Duyên vào nhà kia “trò chuyện” một đêm, Duyên đã gật
đầu” [45, tr 46] Sáng hôm sau người ấy không biết bảnh mắt đi đâu, làm cho
Duyên phải tháo đôi khuyên bạc và rồi Duyên phải sung vào cái đội quân
“lấy Tây” với “những ngày sống vất vưởng tại kinh thành” Họ - những người
phụ nữ bằng cách này hay cách khác, cuối cùng phải dấn thân vào con đường
lấy Tây, làm me Tây
Như vậy, trong xã hội đồng tiền thời thuộc địa, con người thực sự trở
thành một thứ hàng hóa được đem ra trao đổi, mua bán một cách lạnh lùng,
tàn nhẫn và công khai
2.2 Xung đột trong tác phẩm sân khấu
Xung đột kịch là đặc điểm về đề tài và chủ đề của kịch bản văn học Tác phẩm văn học thông qua việc phản ánh hiện thực, nêu lên một vấn đề trước mắt công chúng, những mâu thuẫn được đề cập đến trong cuộc sống Những mâu thuẫn này mặc dù có những trạng thái, mức độ tình cảm khác nhau nhưng đều tồn tại trong hiện thực Chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định thì những mâu thuẫn mới trở thành xung đột đối lập hoặc bộc lộ những bản chất của hiện thực Nhưng do không hạn chế về không gian, thời gian nên tác phẩm văn học có thể phản ánh những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách
tỉ mỉ và sâu rộng Nó có thể đề cập đến những mâu thuẫn trong trạng thái manh nha, âm ỉ cũng như ở giai đoạn đối lập đấu tranh, xung đột Tuy vậy, kịch bản văn học chủ yếu là để trình diễn trên sân khấu – xét từ hai mặt trình diễn cũng như thưởng thức, phải chịu hạn chế về không gian, thời gian Ta không thể đánh đồng một cách thô thiển không gian, thời gian đích thực với không gian, thời gian ước lệ trên sân khấu Cần thiết và có thể phân biệt một cách dễ dàng không gian và thời gian của câu chuyện ngoài đời được mô tả trong kịch bản là ba, bốn tiếng đồng hồ của một đêm diễn trong rạp kịch Các kịch tác gia xưa nay, với những thủ pháp ước lệ của nghệ thuật nói chung, của kịch nói riêng, có thể phóng đại không gian, thời gian sân khấu lên gấp nhiều lần để phù hợp với không gian, thời gian của câu chuyện kịch, nhất là với những thành tựu khoa học hiện đại Mặc dù vậy, kịch bản văn học không thể nào như tiểu thuyết, muốn mở ra bao nhiêu cảnh trí, trường diện với những thời gian và địa điểm khác nhau bao nhiêu cũng được Nhưng là nghệ sĩ, nhà văn, kịch tác gia vẫn mong muốn và cần phải phản ánh cuộc sống bản chất đến mức tối đa có thể được Chính vì thế họ buộc phải hướng vào những mâu thuẫn nào trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác Xung đột do đó là đặc
Trang 29điểm cơ bản của kịch Một vở diễn trên sân khấu, muốn thành công, trước hết,
phải xây dựng được những xung đột.Thông qua xung đột, hành động kịch
mới phát triển, tính cách của các nhân vật mới được bộc lộ Và nếu không có
xung đột thì kịch chỉ là những hoạt cảnh nhạt nhẽo mà thôi
2.2.1 Xung đột qua hành động và cốt truyện kịch
Mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, múa, âm nhạc, văn học…, tất cả các
loại hình nghệ thuật, đều lấy hiện thực cuộc sống làm đối tượng phản ánh
Phản ánh hiện thực như thế nào, bằng cách nào là do phương tiện nghệ thuật
và thẩm mỹ từng loại hình qui định Mỗi nghệ thuật đều có phương tiện ngôn
ngữ biểu đạt riêng của mình Phương tiện nghệ thuật loại hình luôn là điểm
tựa để người tiếp nhận, hay nghiên cứu nghệ thuật nhận thức được bản chất
vấn đề đang tiếp cận Phương tiện nghệ thuật quyết định đặc tính loại hình
nghệ thuật Với sân khấu, hành động là phương tiện nghệ thuật Hành động là
phương tiện nghệ thuật của sân khấu nói chung Theo Aristote thì “hành động
kịch là đối tượng (nội dung) bắt chước của kịch với nghĩa là một hệ thống
việc làm nhằm thay đổi một tình huống này sang một tình huống khác, còn
hành động sân khấu là phương thức bắt chước để thể hiện nội dung của hành
động” [ 1, tr.18 ] Kịch bản bao hàm một hành động kịch; diễn viên thể hiện
nhân vật là nhờ thông qua hành động sân khấu; đạo diễn chỉ đạo diễn viên
thực hiện hành động cho chính xác và hiệu quả
Trong lịch sử văn học Việt Nam, hiếm có tiểu thuyết nào gây tiếng
vang và có sức sống bền bỉ như Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng Thành
công của tác phẩm trước hết phải kể đến nghệ thuật trào phúng sắc bén bậc
thầy của nhà văn, mà qua đó sự châm biếm, đả kích xã hội thực dân đã đưa Số
đỏ trở thành tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán thời kỳ
1930 - 1945 Từ những ưu điểm đó, đạo diễn - NSND Doãn Hoàng Giang đã
đưa những nhân vật trong tác phẩm Số đỏ lên sân khấu
Trong vở kịch Số đỏ, ta thấy vẫn là xung đột của cái vô nghĩa lý và cái
có nghĩa lý mà trong đó nổi bật nhất vẫn là Xuân Tóc Đỏ…Những con người như bà Phó Đoan (Hồng Vân thủ vai), ông Văn Minh (Minh Hoàng thủ vai)
…đã “vô tình” tung hê, ca ngợi Xuân Tóc Đỏ (Đức Hải), để rồi đưa hắn từ một kẻ vô học, được đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè, trở thành một “bậc anh hùng, vĩ nhân” Từ một tên lang thang, bụi đời, vô đạo đức, Xuân Tóc Đỏ
bị môi trường lưu manh hóa, trở thành “trai tơ” trong mắt bà Phó Đoan (Hồng Vân), rồi nhờ có tài vặt rao thuốc, hắn ngang nhiên khoác chiếc áo cựu sinh viên trường y, rồi lọt vào gia đình ông bà Văn Minh (Minh Hoàng - Cát Phượng) để trở thành đốc - tờ, cứu sống cụ cố chỉ nhờ vào nước thánh (?!) Chưa hết, Xuân Tóc Đỏ còn trở thành ân nhân của nhiều người, được xem là bậc “vĩ nhân” khi chấp nhận thua trong một trận quần vợt để cứu quốc Những tình huống hài trong vở diễn được bóc trần, tuy có cường điệu nhưng
vô cùng hợp lý
Khán giả xem vở Số đỏ có thể sẽ chưa bằng lòng về nhiều lớp diễn
còn dài dòng, lời thoại còn mang tính sinh hoạt, song thành công lớn nhất của
vở chính là thủ pháp tương phản mà đạo diễn Doãn Hoàng Giang đã khai thác khi xây dựng tính cách các nhân vật Với cách phóng đại để tạo tiếng cười và
tô đậm tính cách các số phận, tác phẩm sân khấu đã tạo ra nhiều tình huống bất ngờ, mang lại cho người xem sự tưởng tượng phong phú về cái “thế giới ngầm” của những kẻ tân tiến nửa vời Đồng thời, qua hình tượng Xuân Tóc
Đỏ, vở diễn cũng muốn nhấn mạnh sự lọc lõi, sõi đời hơn của một loại người
mà dường như ở đâu đó trong cuộc sống hôm nay của chúng ta vẫn còn tồn tại Đó là những kẻ sống bám vào hư danh, bỡn cợt ý chí phấn đấu tạo dựng
sự nghiệp lương thiện
Ưu điểm của vở chính là cách thể hiện đúng tư tưởng mà nhà văn Vũ Trọng Phụng đã cảnh báo chúng ta cách đây hơn nửa thế kỷ Hành động và