1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 đến 1945 và đặc sắc phóng sự Kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng

52 1,3K 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 8,2 MB

Nội dung

LOI CAM ON Trong quá trình triển khai khoá luận với đề tài Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 — 1945 và đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ T

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HÀ NỘI 2

KHOA: NGU VAN

===000===

NGUYEN THI HAI YEN

THE LOAI PHONG SU TRONG TRAO LUU VAN HOC HIEN THUC PHE PHAN VIET NAM 1930 - 1945 VÀ ĐẶC SẮC PHONG SU “KY NGHE LAY TÂY”

CUA VU TRONG PHUNG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI Chuyén nganh: Van hoc Viét Nam

Ngườ hướng dẫn: Th.S GVC Vũ Văn Ký

HÀ NỘI - 2007

Trang 2

LOI CAM ON

Trong quá trình triển khai khoá luận với đề tài Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 — 1945 và đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng chúng tôi đã nhận được

sự giúp đỡ tạo điều kiện của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, của các thầy

cô giáo trong khoa Ngữ văn Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của

thầy giáo Th.S - GVC Vũ Văn Ký

Khoá luận được hoàn thành, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới nhà trường, khoa và đặc biệt tới thầy giáo Th.S - GVC Vũ

Văn Ký

Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa,

của các thầy cô và thầy giáo hướng dẫn trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu sau này

Hà Nội, Ngày 10 thang 05 nam 2007

Sinh viên Nguyễn Thị Hải Yến

Trang 3

Loi cam doan

Tôi xin cam đoan Khoá luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Khoá luận với đề tài Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 — 1945 và đặc sắc phóng sự Kỹ nghệ lay Tay của Vũ Trọng Phụng chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, Ngày 10 tháng 05 năm 2007

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

6 Phương pháp nghiên cứu

NOI DUNG Chương 1: Trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam

1930 — 1945 và thể loại phóng sự của trào lưu văn học này

1.1 Trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 — 1945

1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực phê phán

trong văn học Việt Nam 1930 - 1945

1.1.2 Quá trình vận động phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê

Trang 5

2.2 Thê loại phóng sự trong văn nghiệp Vũ Trọng Phụng

2.3 Đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng

2.3.1 Đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” về nội dung

2.3.2.2 Biện pháp nghệ thuật, lời văn nghệ thuật

Chương 3: Vấn đề xã hội và ý nghĩa thời sự từ phóng sự

“Kỹ nghệ lấy Tây” của nhà văn Vũ Trọng Phụng

3.1 Vấn đề xã hội từ phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng

3.2 Ý nghĩa thời sự từ phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng

Trang 6

MO DAU

1 Li DO CHON DE TAI

Trong tién trinh phat triển của lịch sử văn học Việt Nam, văn học hiện

thực phê phán (HTPP) 1930 — 1945 chiếm vị trí quan trọng góp phần vào sự hoàn chỉnh của toàn bộ nền văn học nước nhà Có thê khẳng định, những năm

30 của thé ki XX là giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ trào lưu văn học HTPP ở Việt Nam Có nhiều ý kiến khác nhau khi phân chia các chặng phát triển của văn học HTPP 1930 — 1945 nhưng đến nay có thé thống nhất chia thành ba chang: Chang 1930 — 1935; chang 1936 — 1939; Chặng 1940 —

1945 VỊ trí quan trọng của văn học HTPP được khẳng định qua giá trị các tác

phẩm ở đủ mọi thể loại như : Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và đặc biệt là

phóng sự Bằng ngòi bút sắc sảo, luồn lách vào mọi ung nhọt của xã hội bấy giờ các nhà văn đã cho ra đời những phóng sự có sức tố cáo lớn Những phóng sự ấy là những bản án đanh thép kết tội cái xã hội lai căng lỗ bịch với những tệ nạn vốn là hậu quả của một luồng văn hoá Âu Tây ô at tràn vào Việt Nam trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc

Nhắc đến thể loại phóng sự trong trào lưu văn học HTPP 1930 — 1945,

chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của Vũ Trọng Phụng, một tác gia

từng được suy tôn la “Ong vua phong su dat Bac”

Trước hết, cần khăng định Vũ Trọng Phụng là tác gia văn học lớn, một hiện tượng văn học phức tạp, đã từng là đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu phê bình cũng như trong dư luận bạn đọc Tuy thế, thời gian luôn

là người phán xét công bằng nhất cho mọi giá trị văn học Đã từng có lúc người ta ruồng bỏ, miệt thị, khinh rẻ những tác phân của Vũ Trọng Phụng nhưng thái độ ấy nhanh chóng bị lắp mờ đi cùng thời gian Bởi giản đơn, cái

mà Vũ Trọng Phụng nói đến là có thật, điều Vũ Trọng Phụng viết ra là chân

thật Chính tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như những “quả bom” có sức công

!, Nguyễn Đăng Mạnh, Tác giả trong Nhà trường — Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 2006

Trang 7

phá đữ dội vào thành trì xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, có vai trò

cứu rỗi loài người khỏi bóng đêm của sự tha hoá và vũng lầy của tội ác Vị trí của tác giả Vũ Trọng Phụng được khẳng định bằng sự nghiệp sáng tác tuy chỉ trong 9 năm của cuộc đời ngắn ngủi nhưng lại vô cùng đồ sộ và có giá trị to lớn Những tác phẩm mang giá trị sâu sắc ấy xuất hiện ở nhiều thê loại trong

sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đó là các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết,

kịch và đặc biệt là phóng sự Với thể loại phóng sự Vũ Trọng Phụng đã ghi

dấu tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam là một trong những cây bút viết phóng sự xuất sắc nhất trong trào lưu văn học HTPP nói riêng và trong nền

văn học Việt Nam hiện đại nói chung

Phóng sự là thể loại mà Vũ Trọng Phụng đã gặt hái được thành công trên ca hai phương diện: Nội dung và hình thức Với 27 tuổi đời và 9 năm

sáng tác mới thấy Vũ Trọng Phụng là nhà văn có bút lực dỗi đào và một tỉnh thần lao động nghiêm túc không mệt mỏi Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự đặc sắc, tiêu biểu hơn cả có thể kế đến như Cgm bấy người (1933);

Cơm thầy cơm cô (1936) Lục xì (1937), đặc biệt là phóng sự Kỹ nghệ lấy

Tây (1934) đã góp phần đưa ông lên vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam

Vũ Trọng Phụng là tác gia được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ

Trung học đến Cao đẳng và Đại học Điều đó chứng tỏ, tác gia văn học này không chỉ có đóng góp đối với lịch sử phát triển văn học mà tác phẩm của ông còn có ý nghĩa giáo dục nhân cách, tâm hồn thế hệ trẻ, góp phan dao tao con người — nhân tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Sau Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, vấn đề được mọi thế hệ tầng

lớp người Việt nam quan tâm là đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và những tệ nạn xã hội Vấn đề nóng bỏng này luôn có sự đóng góp

Trang 8

to lớn của van hoc, báo chí, đặc biệt là hàng loạt các phóng su của các nghệ

si, cac nha báo

Có thể nói, từ cuộc sống đương đại hôm nay, quan tâm tìm hiểu thẻ loại phóng sự trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 — 1945, ông vua

phóng sự Vũ Trọng Phụng và phóng sự được coi là xuất sắc của ông Kỹ nghệ

lấy Tây là vẫn đề có ý nghĩa cả về học thuật lẫn thực tiễn Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 — 1945 và đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng

2 LICH SU VAN DE

Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 -

1945 và đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng là vẫn

đề không mới Cho đến nay, đã có nhiều giáo trình, các công trình đề cập đến van dé nay

Văn học hiện thực phê phán là trào lưu văn học góp phần vào sự hoàn

chỉnh của diện mạo văn học Việt Nam Tuy nhiên, nói cụ thể về thể loại

phóng sự trong trào lưu văn học này thì các tài liệu đều dừng lại ở mức độ nhất định Vấn đề về thể loại phóng sự trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam thường được nghiên cứu, khai thác và trình bày xen vào trong các giáo

trình hoặc các tài liệu tham khảo cho toàn bộ giai đoạn văn học Nói như vậy

không có nghĩa thể loại phóng sự không có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của văn học giai đoạn này Ngược lại, thể loại phóng sự đã góp tiếng nói cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện

Trên thực tế, bàn đến trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945 các

nhà nghiên cứu, phê bình văn học cùng hàng nghìn độc giả xưa và nay không

thể không nhắc đến thể loại phóng sự với vai trò đặc biệt của nó Trên cơ sở

đó, chúng tôi có thê kê đến một số công trình nghiên cứu các tài liệu, các bài

báo có liên quan đến vân đê trên

Trang 9

Phạn Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo duc,

Hà Nội, 2006, chương XI, tác giả đã khái quát toàn bộ tình hình chung của

văn học HTPP 1930 - 1945 Những bài viết trong chương này đều tập trung làm nối bật quá trình phát triển, những bước tiến đáng kế của trào lưu văn học HTPP và những đóng góp của trào lưu văn học này với toàn bộ giai đoạn văn học 1930 - 1945 Trong khi trình bày, các tác giả đã đề cập đến thê loại phóng sự: Quá trình hình thành, sự phát triển và những đóng góp nhằm khẳng định vai trò của thể loại trong sự phát triển chung

Nguyễn Đăng Mạnh, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999 Trong giáo trình, tác giả đã trình bày cụ thể diện

mạo trào lưu văn học HTPP Việt Nam ở chương III (bài 3): “Bộ phận văn học

hợp pháp”

Như đã nói ở trên, nhắc đến thể loại phóng sự trong trào lưu văn học HTPP không thể không nhắc đến một tác gia tiêu biểu cho thể loại này là nhà văn Vũ Trọng Phụng Các vấn đề liên quan tới Vũ Trọng Phụng cho đến nay còn nhiều ý kiến khác nhau Qua thống kê chúng tôi thấy rằng đã có trên 200 công trình lớn, nhỏ nghiên cứ về Vũ Trọng Phụng Con số đó cho thấy lịch sử vấn đề Vũ Trọng Phụng quả là phong phú và phức tạp Chỉ nói riêng về lịch

sử phê bình nghiên cứu các thê loại trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thôi cũng đã khá bề bộn Có thể thống kê một số tài liệu, các công trình nghiên cứu phê bình về các tác phẩm Vũ Trọng Phụng nói chung và thể loại phóng

sự nói riêng như sau:

Nguyễn Xuân Sơn (Biên soạn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (tập 1 và tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội, 2006 Đây là tuyên tập khá đầy đủ các tác phẩm

của Vũ Trọng Phụng ở đủ mọi thể loại : Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, các

bài tiểu luận Riêng về thể loại phóng sự, tuyến tập đã in một số phóng sự nỗi tiếng nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng như: Cgm bấy người, Kỹ nghệ lấp Tây, Cơm thẩy cơm cô,Lục xì

Trang 10

Nhiều tác giả, Tác giả trong nhà trường - Vũ Trọng Phụng, Nxb Van

học, Hà Nội, 2006 Cuốn sách là sự khái quát những nét cơ bản nhất về cuộc

đời và văn nghiệp của nhà văn Vũ Trọng Phụng qua các bài phê bình nghiên cứu của các tác giả như : Phong Lê, Hoàng Thiếu Sơn Đặc biệt, phải ké đến bài viết của GS Nguyễn Đăng Mạnh với nhan đề Vữ Trọng Phụng, ông vua phóng sự đất Bắc đã khẳng định vi thế xứng đáng của Vũ Trọng Phụng trong làng phóng sự Việt Nam

Bên cạnh đó, trong các giáo trình vấn đề thể loại phóng sự của Vũ Trọng Phụng cũng được các tác giả trình bày với những nét cơ bản nhất Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã trình bày đặc điểm phóng sự Vũ Trọng Phụng trong mối tương quan với các phóng sự tiêu biểu của các nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, Tam Lang,

Nguyễn Đình Lạp

Cũng cần kể đến là những bài viết bàn về vấn đề Vũ Trọng Phụng cùng

những phóng sự tiêu biểu của nhà văn

Nguyễn Hoài Thanh, Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí văn học, tháng 02 năm 1996 Tác giả bài viết

đã đưa ra những nhận định cụ thể và sắc sảo về nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Theo tác giả trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng hiện thực thường được tiếp cận từ hai hướng : Từ góc độ cơ cấu

tổ chức và từ góc độ nghề nghiệp kỹ nghệ Tác giả cũng đã chứng minh các phát hiện của mình bằng lí luận và dẫn chứng xác đáng để thuyết phục bạn

đọc

Hà Minh Đức, Phóng sự cúa Vũ Trọng Phụng, Tạp chí văn học, số 1 năm 2000 Bài viết giới thiệu, phân tích những phóng sự tiêu biểu và đặc điểm phóng sự Vũ Trọng Phụng Tác giả bài báo đã cụ thể hoá các bước thăng tram trong quá trình phát triển của thể loại phóng sự Vũ Trọng Phụng

Trang 11

Nhìn chung, các bài viết tuy không dài nhưng đã thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của các tác giả về nhiều khía cạnh khác nhau trong

vấn đề Vũ Trọng Phụng, một vấn đề còn nhiều phức tạp cần được khai thác,

tìm hiểu

Tóm lại, qua các giáo trình, tài liệu, bài báo chúng ta thấy được phần nào thành quả rất đáng trân trọng trong việc nghiên cứu trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945 nói chung và đi sâu nghiên cứu phóng sự Vũ Trọng Phụng nói riêng Trên cơ sở là sự gợi ý của các công trình nghiên cứu, tác gia khoá luận tiến hành tìm hiểu vấn đề Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945 và đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” cúa Vũ Trọng Phụng với mong muốn ổi vào một vấn đề vừa

cụ thé vừa tổng quát nhằm trang bị cho mình vốn hiều biết sâu hơn về thể loại phóng sự và một phóng sự được coi là tiêu biểu của nhà văn Vũ Trọng Phụng

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thể loại phóng sự trong trào lưu văn học

HTPPViệt Nam 1930 - 1945 Cụ thể hơn tìm hiểu các phóng sự tiêu biểu của các nhà văn xuất sắc như Ngô Tất Tố, Tam Lang, Nguyễn Đình Lạp và đặc

biệt hơn cả là Vũ Trọng Phụng

Khoá luận đi sâu nghiên cứu thể loại phóng sự trong sự nghiệp sáng tác

của Vũ Trọng Phụng lấy trọng tâm là việc phân tích nét nổi bật độc đáo của

Trang 12

- Thể loại phóng sự trong văn nghiệp Vũ Trọng Phụng và tập trung vào đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”

- Sự so sánh liên hệ mở rộng của phạm vi trên đây nhằm mục đích hiểu

rõ hơn, sâu hơn đối tượng mà đề tài nghiên cứu đặt ra

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

- Đề tài khoá luận khái quát chung về các đặc điểm của thể loại phóng

sự trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945 Trên cơ sở đó, khẳng

định về đóng góp của thể loại phóng sự trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam thế kỷ XX

- Khoá luận tìm hiểu các đặc sắc phóng sự Vũ Trọng Phụng nói chung

và phân tích cụ thể phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” nói riêng Từ đó, khẳng định những đóng góp của Vũ Trọng Phụng với thê loại phóng sự trong trào lưu văn

học HTPP Việt Nam 1930 - 1945 và trong nền văn học dân tộc

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIÊN

Đề tài chúng tôi lựa chọn góp phần tìm hiểu về thể loại phóng sự trong

trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945, khẳng định sự thành công ở thé loại phóng sự trong văn nghiệp Vũ Trọng Phụng Đặc biệt dé tai sé phan

tích cụ thể nét độc đáo (nội dung và hình thức) của phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”

Mặt khác, khoá luận góp phần phục vụ công việc nghiên cứu về văn học hiện thực phê phán nói chung và giảng dạy các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong nhà trường phô thông nói riêng

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong khi tiến hành khoá luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp thống kê - tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp đối chiếu so sánh

Trang 13

- Phương pháp phân tích tác phẩm

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM

1930 - 1945 VÀ THẺ LOẠI PHÓNG SỰ CÚA TRÀO LƯU VĂN HỌC NÀY

1.1 TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 1930 -

1945

1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực (CNHT) và chủ nghĩa hiện thực phê phán (CNHTTPP) trong văn học Việt Nam 1930 — 1945

CNHT và CNHTPP là hai khái niệm rộng, là những vấn đề lớn đối với

các nhà nghiên cứu Trong khoá luận này, chúng tôi tìm hiểu khái niệm CNHT và CNHTPP Việt Nam 1930 - 1945

“Chủ nghĩa hiện thực là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ không tìm hiểu thế giới xa lạ nào Nó thường đi vào những đối tượng rất quen thuộc, khá phô biến của đời sống quanh ta, thậm chí đó còn là những mảnh đời tầm

thường, nhàm chán Vì nó muốn nói sự thực và muốn tìm hiểu cuộc đời hiện

thực”

Chủ đích của các nhà văn hiện thực không phải là phản ánh những hiện

tượng bể ngoài một cách đơn giản, mà cốt lõi là qua hiện thực để phát hiện

bản chất quy luật khách quan của đời sống Đó là sự “làm khoa học trong văn

chương”? Các nhà văn hiện thực đều cảm thấy hứng thú đặc biệt trong việc

nắm bắt hiện thực đến từng chi tiết chính xác của nó

Chủ nghĩa hiện thực thường thông qua điển hình để phản ánh bản chất

và quy luật khách quan của cuộc sống, đó là tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình Chính những hình tượng điển hình giúp người đọc nắm bắt được

Trang 14

bản chất của một loại người nào day trong xã hội hoặc một tư tưởng nào đó

đang chỉ phối đời sống Những điển hình bất hủ có những cấp độ khác nhau,

nghĩa là cùng một lúc phản ánh nhiều phương diện của xã hội, nhiều phạm vi

rộng hẹp khác nhau của cuộc đời

Ở Việt Nam, thuộc loại điển hình ấy có thể kế đến các nhân vật Xuân

tóc đó (“Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo (“Chí Phèo” - Nam Cao)

Điển hình đạt tính nghệ thuật sâu sắc phải kết hợp một cách tự nhiên hai mặt: Tính khái quát cao và tính cá biệt độc đáo Các nhân vật như Nghị

Hách (“Giông tố” - Vũ Trọng Phụng); Xuân tóc đỏ, bà Phó Đoan, cụ có Hồng

(“Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng) hay chị Dậu (

“Tắt đèn” - Ngô Tắt Tố) có thể xem là những điền hình đã đạt được phẩm chất nghệ thuật trên

CNHT tập trung hắn vào các vấn đề xã hội Vì thế, người ta thường gọi

các nhà văn hiện thực là các nhà văn xã hội Về điều kiện văn hoá, các nhà

văn hiện thực trực tiếp hay gián tiếp đều chịu ảnh hưởng của khoa học trong nước và thế giới Họ muốn vận dụng tỉnh thần và phương pháp khoa học vào sáng tác văn chương CNHT, do yêu cầu của nó, tìm đến các thê loại thích hợp nhất là phóng sự và tiểu thuyết, truyện ngắn

CNHT phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn văn học 1930 - 1945

Điều này lí giải tại sao ở Việt Nam giai đoạn này lại xuất hiện nhiều “Nhà văn

xã hội” đến thế Các nhà văn hiện thực đã giữ trọn vai trò và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người cầm bút bằng chính các tác phâm đặc biệt sâu

sắc của mình Bên cạnh truyện ngắn, phóng sự cũng là thể loại được các nhà văn dùng đề phản ánh hiện thực xã hội một cách cụ thê tạo nhiều ấn tượng tốt

đẹp nhờ sự độc đáo vốn có của thể loại

“Chủ nghĩa hiện thực phê phán là khái niệm đưa ra nhằm đặt tên cho

chủ nghĩa hiện thực không thuộc hệ ý thức vô sản, nghĩa là để phân biệt nó

Trang 15

với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”©) Chủ nghĩa hiện thực phê phán

thiên về phê phán, phủ định hiện thực xã hội tư sản, thực dân, phong kiến

Đồng thời, nó cũng khẳng định ca ngợi phâm chất tốt đẹp của nhân dân lao động dưới quyền thống trị của tư sản, thực dân phong kiến

Chủ nghĩa HTPP, nói chung, bi quan về lối thoát của xã hội Tiêu biểu

ở chủ nghĩa HTPP là các truyện ngắn của Nam Cao, Ngô Tắt Tố hoặc các phóng sự, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Những nhà văn hiện thực đã phủ

định xã hội thực dân nửa phong kiến một cách gay gắt Hiện thực xã hội hiện

ra trên trang văn thăng thắn nhức nhối bao nhiêu thì phẩm chất của những

người nông dân bị áp bức tốt đẹp bấy nhiêu Đó cũng chính là một điển hình

về nội dung tác phẩm trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam

1.1.2 Quá trình vận động và phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam

Khuynh hướng cảm hứng hiện thực xuất hiện sớm trong nền văn học nước ta Có thể kể đến tên tuổi các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực từ thời manh nha như : Nguyễn Bỉnh Khiêm với những bài thơ trào phúng, Nguyễn Dữ với “Truyền kỳ mạn lục”, Phạm Đình Hồ với “Vũ Trung tuỳ bút” Sang thế kỷ XVIII-XIX có thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Tuy nhiên, đến những năm 20 của thế ký XX chủ nghĩa hiện thực phê phán mới phát triển đầy đủ đặc trưng của nó cùng sự xuất hiện của những cây bút tiêu biểu như Hồ Biểu Chánh, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn Đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX,văn học HTPP phát triển mạnh

hơn, thành một trào lưu thực sự với đầy đủ đặc trưng của CNHT

Trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 - 1945 vận động và phát triển

qua ba chặng cụ thê như sau:

! Nguyễn Đăng Mạnh, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb ĐHQG HN, 2000, Tr 75

Trang 16

Chang đường từ 1930 đến 1935, tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn lên

ngôi, đồng thời xuất hiện một số nhà văn hiện thực xuất sắc Tiêu biểu có Nguyễn Công Hoan, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng .Tác phẩm của họ đặt ra

những vấn đề bức xúc của xã hội, thể hiện số phận cùng cực của người nông dân thấp cé bé họng trong xã hội

Chặng đường từ 1936 đến 1939, thời kỳ này các nhà văn hiện thực hầu hết đều đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Công Hoan viết tới hàng trăm truyện ngắn trào phúng; Vũ Trọng Phụng liên tục cho ra đời những tiểu thuyết, phóng sự nối tiếng; tên tuổi nhà văn Nguyên Hồng được độc giả nhắc đến với “Bi vỏ” và “ Những ngày thơ ấu” Văn học hiện thực thời kỳ này phản ánh xã hội trên bình diện rộng, có sức khái quát cao Nhiều tác phẩm mang tính chất thời sự vì đã chuyền tải được những sự kiện

nóng hồi của xã hội

Chặng đường từ 1940 đến 1945, các nhà văn hiện thực đã bớt đi một

số gương mặt tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng qua đời, Nguyễn Công Hoan hoang mang giao động quay sang viết một số tác phẩm ca ngợi chế độ phong kiến và đạo đức phong kiến, Ngô Tất Tố chuyển sang công việc khảo cứu địch thuật Song, bù vào đó là những cây bút trẻ đầy tài năng như Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân Nhìn chung văn học hiện thực chặng này thiên về hướng nội, giàu tính tự truyện Các tác phẩm hầu hết phê phán xã hội dưới hình thức sâu sắc và thấm thía hơn

Trong quá trình vận dụng phát trién của trào lưu văn học HTPP, cùng

sự xuất hiện của nhiều gương mặt nhà văn tiêu biểu, xuất sắc là sự phong phú,

da dang ở thể loại sáng tác

1.2 Vấn đề thể loại trong trào lưu văn học hiện thưc phê phán Việt Nam

1930 - 1945

1.2.1 Khái niệm

Trang 17

“Thể loại là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tổn tại tương đối én định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học thê hiện ở sự

giống về cách thức tổ chức tác phâm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống miêu tả và về tính chất của mối quan hệ giữa nhà văn đối với hiện thực đời sống ấy”©),

Dựa trên sự khái quát về khái niệm thể loại như trên, cần thấy vấn đề thể loại là một phạm trù của lí luận văn học Thể loại cũng là yếu tố đáng chú

ý trong trào lưu văn học Việt Nam 1930 - 1945

1.2.2 Các thể loại chính trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945

Để làm nhiệm vụ phán ánh thực tế phong phú, phức tạp của thời đại và tham gia vào cuộc đấu tranh chung, trào lưu văn học HTPP Việt Nam đã có

nhiều sáng tác tiêu biểu với các thể loại chính cụ thể sau:

Thể loại tiểu thuyết là một trong những thê loại tiêu biểu nhất Tiểu thuyết không được coi trọng ở thời kỳ văn học Việt Nam trung đại nhưng đến giai đoạn này tiểu thuyết là thể loại phát triển mạnh mẽ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng yêu văn học Nhiều cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng

ra đời trong giai đoạn này, ví dụ như : “Tắt đèn” (Ngô Tắt Tố); “Bước đường cùng” (Nguyễn Công Hoan); “Sống mòn” (Nam Cao); “Giông tố”, “Số đỏ”,

“Vỡ đê” (Vũ Trọng Phụng) Mỗi tiểu thuyết như một bức tranh thu nhỏ của

xã hội Việt Nam đương thời Chúng được các tác giả viết bằng ngòi bút hiện thực vô cùng sắc sảo từ những góc nhìn khác nhau của cuộc sống hiện thực Cùng với tiểu thuyết, thê loại truyện ngắn trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều và có nội dung phản ánh sâu sắc hơn Tác giả Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn trào phúng, “ Chân dung

độc đáo của Nguyễn Công Hoan được lịch sử văn học hiện đại nước ta ghi

Ị „ Lê Bá Hán, Trần Đình Sứ, Nguyên Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb VH,HN,2000,tr 253

Trang 18

nhận là chân dung một nhà truyện ngắn trào phúng lớn””) Cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cũng đóng góp vào thé loại truyện ngắn nhiều tác phẩm, tiêu biểu như: “ Một cái chết”, “Bà lão loà”, “Bội tình” (1931)

“Con người điêu toa” (1932); “Iình là dây oan” (1934); “Bộ răng vàng” (1936) “Cái ghen đàn ông” (1937) Bên cạnh đó còn có những truyện ngắn

đặc biệt xuất sắc của nhà văn Nam Cao như : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Một

bữa no”, sự phong phú về số lượng và chất lượng đã tạo cho thể loại truyện

ngắn một vai trò đặc biệt trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 -1945

Thơ tuy ít về số lượng nhưng đã có sự bứt phá về nội dung: Chính thức phê phán xã hội thực dân phong kiến Gương mặt tiêu biểu nhất của thơ trào phúng là Hồ Trọng Hiếu (bút danh Tú Mỡ) Những bài thơ trào phúng của Hồ Trong Hiếu đều mang nội dung phê phán xã hội sâu sắc

Kịch xuất hiện trong trào lưu văn học HTPP không nhiều nhưng một số

vở kịch ra đời đều mang sức nặng của thái độ tố cáo rõ ràng Tiêu biểu nhất

trong số đó là “Không một tiếng vang” (Vũ Trọng Phụng); “Kim tiền” (Vi Huyền Đắc)

Trong trào lưu văn học HTPP tạo được ấn tượng và cũng thu hút sự quan tâm của công chúng văn học là thể loại phóng sự Diện mạo văn học

hiện thực phê phán Việt Nam 1930 — 1945 sẽ thành không đầy đủ nếu không

có sự góp mặt của thê loại này

1.3 Thế loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945

1.3.1 Khái niệm

“Phóng sự là một thể thuộc loại hình kí Phóng sự ghi chép kịp thời

những vụ việc nham lam sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vân đê có

" Nguyễn Đăng Mạnh, Lịch sử VHVN 1930 -1945, Nxb ĐHQG HN, 2000,Tr 87

Trang 19

liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa đối với một địa phương hay toàn xã hội “

Phóng sự, cũng có thể được hiểu ngắn gọn hơn : “Phóng sự là nghiên

cứu, tìm hiểu một sự kiện rồi ghi chép lại cho thật đúng””?

Như vậy, chúng tôi đã có điều kiện tiếp xúc với ít nhất hai cách định nghĩa về thê loại phóng sự Chúng tôi tin rằng còn có nhiều cách định nghĩa

về thể loại phóng sự Tuy hình thức diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa

đều nhấn mạnh đến tính chân thực và tính thời sự của thể loại này Đó cũng

chính là đặc trưng thê loại giúp các nhà văn, nhà phóng sự ghi chép lại các sự kiện, hiện tượng thực tế trong xã hội việt nam những năm 30 — 40 của thế kỷ

XX một cách chân thực và sắc sảo nhất

1.3.2 Thể loại phóng sự trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 -1945

Thể loại phóng sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có ở trào lưu văn học

HTPP Việt Nam 1930 -1945 Từ những năm 1932, 1933 trở đi, phóng sự trở thành một nghệ thuật Trước những bị kịch lớn của xã hội Việt Nam, cảnh sống khổ cực, cảnh xa đoạ, cảnh xuống dốc đạo đức, cảnh tha hoá nhân cách

nhà văn muốn chụp ngay lấy và những phóng sự có sức vang động xuất hiện Trong nhiệm vụ phản ánh chân thật hiện thực, các nhà văn, nhà phóng sự đã vào tới hang cùng ngõ hẻm ở đô thị hoặc ở nông thôn, ở hầm mỏ đềể có thể ghi chép lại những cảnh thật trong cuộc sống đau thương của phu xe, của em

bé đi ở, của bác nông dân, của người thợ mỏ Họ cũng không ngần ngại đi vào bóng tối của các thành phố lớn, đến nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hát, sòng bạc Họ để tâm theo dõi quá trình trụy lạc sa ngã của thanh niên, cuộc sống khốn khổ của các me Tây, gái điểm, cảnh sát phạt lừa bịp của những kẻ chuyên sống bằng nghề đỏ đen

' Lé Ba Han, Tran dinh Sir, Tir dién thuật ngữ văn học, Nxb VH HN, 2004

an Nguyễn Dinh Lạp, Từ điên văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2000

Trang 20

Nhiều tác giả đã gặt hái được thành công xuất sắc khi viết thể loại phóng sự trong trào lưu văn học HTPP, cụ thể có:

- Ngô Tắt Tố với phóng sự “Việc làng” “Việc làng” là phóng sự được

đăng báo năm 1940 và in thành sách năm 1941 “Việc làng” là tập hợp những phóng sự ngắn, xâu chuỗi với nhau theo chủ đề chung Mỗi phóng sự đều mở

đầu bằng sự miêu tả hậu quả nghiêm trọng của một hủ tục lạc hậu có thật

trong xã hội đương thời Sau đó, tác giả quay lại giải thích cụ thể nguyên nhân dẫn đến hậu quả Tuy miêu tá như vậy có phần không linh hoạt nhưng điều quan trọng là “Việc làng” đã nhìn thắng vào sự thật, đám phản ánh những phong tục hủ lậu của xã hội Việt Nam thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ

Tam Lang — Vũ Đình Chí được nhiều người nhắc đến với cuốn “Tôi kéo xe” (1932) Phóng sự thuật lại 10 năm kéo xe của nhân vật Tư S Nghề

này buộc anh phải sành sỏi về tâm lí khách hàng đồng thời cũng đây anh trượt

mãi xuống cái dốc lưu manh, trụy lạc, mắt tư cách của con người

Tác giả Vũ Bằng viết nhiều phóng sự điều tra Nhưng tác giả qua đời

khi hầu hết các phóng sự chưa được đăng trọn vẹn trên báo

Hơn cả trong số đó, tiêu biểu là các phóng sự của Vũ Trọng Phụng

“Cơm thầy cơm cô”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Lục xì”, “Cạm bẫy người”

“Cơm thầy cơm cô”, là phóng sự về tình cảnh những người nông dân bị

phá sản Họ từ những nơi “Đồng khô có héo” đến Hà Nội làm con sen, vú em,

thằng nhỏ Không tìm được người mướn, họ trở thành lưu manh, gái điểm Phóng sự còn phản ánh sự sa doa trong các gia đình giàu có hoặc gia đình trung lưu ở Hà thành

“Lục xì” là phóng sự viết về những bệnh nhân trong một nhà “Lục

xi” lúc bấy giờ Trong phóng sự này, mặt trái của xã hội lai căng với bệnh

xã hội lan tràn được miêu tả cụ thể, rõ ràng và tỉ mỉ Qua đó, Vũ Trọng Phụng

đã giới thiệu về đủ cách kiếm ăn (trực tiếp hoặc gián tiếp) bằng nghề mại

! Bệnh viện chuyên trị các bệnh tình dục

Trang 21

dam “Vi rang một thiên phóng sự về nhà Lục xì thì đó lại có thể là một công cuộc khảo cứu về nạn mại dâm”),

“Cạm bẫy người” là phóng sự tả về những mánh khoé của những kẻ chuyên sống bằng nghề cờ bạc bịp: Tài bàn, xóc đĩa, xúc xắc Tất cả đều dưới sự điều khiến của tên trùm Ám B

“Kỹ nghệ lấy Tây”, là một trong những phóng sự đặc biệt thành công của nhà văn Vũ Trọng Phụng Đó là câu chuyện có thật về những người đàn

bà chuyên sống bằng nghề đặc biệt: Nghề lấy Tây, lâu ngày nghề này được các “me” nâng lên thành kỹ nghệ — một kỹ nghệ quái gở trong xã hội

Nhìn chung, trong trào lưu văn học HTPP Việt Nam 1930 — 1945 thé

loại phóng sự luôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng Thể loại phóng sự là

phương tiện hữu ích để nhà văn có thế đi sâu, đi sát cuộc sống xã hội Việt

Nam lúc bấy giờ Tận dụng ưu thế thể loại, các tác giả đã không ngần ngại

ném thắng vào xã hội lại căng, Âu hoá những lời tố cáo đanh thép đúng với

bản chất của nó Phóng sự, vì thế là một trong số ít thể loại giữ vị trí quan trọng trên văn đàn Việt Nam 1930 — 1945

Trong các tác giả viết phóng sự giai đoạn 1930 — 1945, Vũ Trọng

Phụng là người đã đạt được nhiều thành công hơn cả Các phóng sự đặc sắc

của Vũ Trọng Phụng đã tạo trong lòng người đọc bao thế hệ sự ngưỡng mộ

Và cũng từ đó Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “ông vua phóng sự đất Bắc” Cho đến nay, ngai vàng của “ông vua phóng sự” ấy vẫn là vị trí độc tôn của riêng Vũ Trọng Phụng

a Nghiêm Xuân Sơn (biên soạn), Tuyên tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, Nxb VH,2006, Tr 367

Trang 22

CHUONG 2

THE LOAI PHONG SU TRONG SU NGHIEP SANG TAC CUA VU TRONG PHUNG VA DAC SAC PHONG SU “KY NGHE LAY TAY” 2.1 Cuộc đời và văn nghiệp Vũ Trọng Phụng

2.1.1 Cuộc đời Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội, trong một gia đình mang một “thứ nghèo gia truyền” Chính quê nhà văn ở làng Hảo, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hưng Yên Ông bố là thợ tiện, 7 tháng tuổi Vũ Trọng Phụng phải mồ côi cha Mẹ Vũ Trọng Phụng làm nghề khâu vá thuê, khi chồng chết mới 24 tuổi,

bà ở vậy nuôi con Đó là một “Người mẹ chí tình của một người con chí

») _ da tan tụy hy sinh lặng lẽ vi con Vũ Trọng Phụng đã đỗ bằng Tiểu

hiểu

học nhưng vì nghèo túng nên phải thôi học để đi kiếm sống Ông làm nhiều nghề lương thiện cốt để kiếm tiền như làm thư kí toà soạn, đánh máy chữ cho nhà in, viết báo, viết văn nhưng gia đình vẫn phải sống cuộc sống bắp bênh, đầy khó khăn

Vũ Trọng Phụng lập gia đình đầu năm 1938, cuối năm đó vợ ông sinh con gái vì thế cuộc sống gia đình càng bắp bênh hơn

Ngày 13/10/1939 Vũ Trọng Phụng qua đời vì bệnh lao trong cảnh

nghèo túng, dé lại mẹ già, người vợ trẻ và mụn con gái chưa đầy một tuổi

' ` Ngô Tắt Tổ

?, Nguyễn Tuân, Điếu văn đọc trong đám tang mẹ nhà văn Vũ Trọng Phụng

Trang 23

“Cuộc đời Vũ Trọng Phụng như ngôi sao băng bừng sáng khác thường rồi vụt tắt”? dé lai bao ngỡ ngàng và tiếc thương trong lòng bạn đọc Cầm bút

sáng tác hối hả như rút ruột, như muốn vắt kiệt sức lực của mình trong chưa

đầy 10 năm, Vũ Trọng Phụng đã để lại số lượng tác phẩm không nhỏ Những

tác phẩm ấy không chỉ phong phú, sâu sắc về nội dung mà còn là sự độc đáo ở nghệ thuật thể hiện Chính yếu tố này làm nên sức sống tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong suốt 7 thập kỷ

2.1.2 Văn nghiệp Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sáng tác văn học ở nhiều thể loại khác nhau Cho dù ở thể loại nào nhà văn cũng có những tác phâm đặc biệt xuất sắc

Thẻ loại tiểu thuyết, “Dứt tình” (1934) là tiểu thuyết đầu tay của Vũ

Trọng Phụng Tác phẩm đánh dấu sự mở đầu cho nhiều thành công tiếp theo của nhà văn trong thể loại này Năm 1936, Vũ Trọng Phụng sáng tác hàng loạt tiểu thuyết đặc sắc như : “Giông tố”, “Số đỏ”, “Vỡ đê” Nhà văn hoàn

thành “Lay nhau vì tình” vào năm 1937, sau đó một năm “Trúng số độc đắc”

ra đời với tiếng vang lớn Các tác phẩm trên đã ghi lại dấu ấn của một nhà tiéu thuyết tài năng trên văn đàn Việt Nam Trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đã

có cái nhìn sắc sảo về xã hội Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX Với nội

dung tư tưởng sâu sắc, nghệ thuật thể hiện độc đáo hấp dẫn, thé loại tiểu thuyết được đánh giá cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Thể loại truyện ngắn cũng đã đem đến cho Vũ Trọng Phụng những thành công đáng kể Vũ Trọng Phụng sáng tác hơn 40 truyện ngắn,trong số đó

tiêu biểu là một số truyện : “Một cái chết”, “Bẫy tình”, “Bộ răng vàng”, “Cái

ghen đàn ông, “Đoạn tuyệt”

Nhà văn Vũ Trọng Phụng được giới viết kịch ca ngợi với vở kịch nổi

tiếng “Không một tiếng vang”(1931).Ngoài ra,ông còn là tác giả của một số

3, Trần Hữu Tá, Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay, Nxb TPHCM, 1992, Tr82

Trang 24

vở khác như “Tài Tử” (1931); “Chín đầu một lúc” (1934); “Phân bua” (1939) Tuy số lượng không nhiều nhưng thể loại kịch đã góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn nghiệp Vũ Trọng Phụng

Bên cạnh đó, Vũ Trọng Phụng còn tham gia dịch thuật và viết báo, viết

làm nên tên tuổi nhà văn Vũ Trọng Phụng trong hơn 70 năm qua

2.2 Thể loại phóng sự trong văn nghiệp Vũ Trọng Phụng

Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình xã hội bất ổn Trên các báo,thê loại phóng sự dài xuất hiện nhằm đem lại hiểu biết xã hội cho người đọc “Tôi kéo xe” (Tam Lang) là phóng sự nỗi tiếng đầu tiên và sớm được công chúng hoan nghênh đặc biệt, ngay sau đó là hiện tượng Vũ Trọng Phụng

và phóng sự Vũ Trọng Phụng

Phóng sự Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng lúc bấy giờ vì các phóng

sự của ông được đăng đều trên các báo đã gây một tiếng vang lớn cho giới văn sĩ cùng nhiều độc giả Tam Lang, nhà phóng sự đầu tiên của Việt Nam thời kỳ này đã nhận xét: “Đùng một cái tôi thấy xuất hiện trên tờ báo Nhật Tân thiên phóng sự “Cạm bẫy người” của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng Rồi liên tiếp hoặc trên tờ báo ấy hoặc trên tờ báo khác những thiên phóng sự kế tiếp nhau ra đời, nào “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô” Đọc những thiên phóng sự ấy tôi thấy rằng Vũ Trọng Phụng về mặt phóng sự - một lối văn do tôi, khởi xướng đầu tiên - đã bỏ tôi xa lắm” Tam Lang nhắn mạnh về một tài năng: chính sức sống những phóng sự của Vũ Trọng Phụng cũng là một lời khẳng định thuyết phục cho tài năng của nhà văn, lời giải thích rõ

!¡ Nguyễn Đăng Mạnh, Trích từ Lời giới thiệu - Kỹ nghệ lấy Tây, Nxb Hà Nội 1989, Tr 4

Trang 25

ràng nhất tại sao Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, mặc dù người khởi xướng ra thể loại này là Tam Lang

Tìm hiểu thể loại phóng sự trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng chúng tôi thống kê một số phóng sự trong văn nghiệp của ông : “Đời cạo giấy” (1932); “Cạm bẫy người” (1933); “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934), Hải

Phòng 1934 (1934), “Dân biểu và dân biểu” (1936); “Cơm thầy cơm cô”

(1936), “Vẽ nhọ bồi hề” (1937) “Lục xì” (1937), “Một huyện ăn tết” (1938),

để thấy được một khối lượng phóng sự khá đồ sộ trong hệ thống các sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng Có lẽ vì thế GS Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định “Vũ Trọng Phụng dường như sinh ra để viết phóng sự và tiêu thuyết” Trong đề tài khoá luận, chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thê về các phóng sự của nhà văn Đó là phóng sự : “Cạm bẫy người”, “Cơm thầy cơm cô”, “Lục

xì” và “Kỹ nghệ lấy Tây”0),

“Vũ Trọng Phụng, am hiểu cuộc đời thật thấu đáo sâu sắc lại có sức

tưởng tượng hư cấu mạnh Những phóng sự nỗi tiếng như “Cạm bẫy người”,

“Kỹ nghệ lấy Tây”, “Lục xì”, “Cơm thầy cơm cô” đã xác định tài năng và vị trí của ông trên văn đàn và được báo chí suy tôn là “ông Vua phóng sự đất Bắc”) Trong cả bốn phóng sự đặc biệt xuất sắc này Vũ Trọng Phụng có cách

tiếp cận xã hội thông minh sắc sảo đề từ đó có thê đi thắng vào cốt lõi của sự

thật, gan ruột của hiện tượng

Ở “Cạm bẫy người”, Vũ Trọng Phụng tiếp cận hệ thống tổ chức cờ bạc

từ sở chỉ huy của nó; Ở “Lục xì”, tác giả tiếp cận nạn mại dâm từ trong gan

ruột dơ bắn là nhà khám bệnh và cải huấn gái điểm đủ loại; với “Cơm thầy

cơm cô”, Vũ Trọng Phụng không tiếp cận hiện thực từ mặt tiền hoa lệ mà từ công hậu tối tăm, bân thiu Đặc biệt hơn cả là “Kỹ nghệ lấy Tây” với lối viết

sắc sảo, “lối trần thuật linh hoạt, nhiều đoạn đầy kịch tính hấp dẫn, nhiều

! Nội dung của 4 phóng sự đã khái quát trong chương 1, phần 3, mục 2 của khoá luận

?, Trần Hữu Tá, Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay, Nxb TPHCM, 1992, tr 20

Trang 26

trang như những thước phim tài liệu quay cận cánh, đặc tá”) Phải chăng thiên phóng sự này còn ấn sau nó nhiều đặc sắc và hấp dẫn?

2.3 Đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng

” của Vũ Trọng Phụng viết 1934 Phóng sự “Kỹ nghệ lay Tay’

Phóng sự này xuất hiện lần đầu tiên trên báo, đăng đều trên các số báo Nhật Tân, Hà Nội từ tháng 12/1934 Toàn bộ thiên phóng sự tác giá viết trong 10

phần với các tiêu mục: I, Đầu và tai; II, Cự môn thê thiếp; IH, Mày không muốn nhận tao là chồng; IV, Lá gió cành chim; V, Zuzasne muốn và không muốn; VỊ, May bức thư tình; VII, Ai muốn hoá ra sư tử ; VII, Son Tinh va Thuỷ Tình; IX, Tư tưởng độc quyền; X, Kết luận

“Kỹ nghệ lấy Tây” là phóng sự về cuộc đời của những người đàn bà Việt Nam, những “me” kiếm sống bằng những mối duyên tạm bo, bang những “hợp đồng vợ chồng” với bọn lính Tây Phóng sự viết trên sự khảo sát thực địa của một làng “me” Tây mọc bên cạnh trại lính lê đương ở Thị Cầu — Bắc Ninh Bằng tài năng của cây bút viết phóng sự hàng đầu đất Bắc Kỳ,

bằng sự quan sat tinh tế, tỉ mỉ, sự am hiểu tâm lí con người kết hợp với lối

viết sắc sảo, Vũ Trọng Phụng góp vào làng phóng sự Việt Nam một tác phẩm độc đáo ít thấy trong nền văn học nước ta

2.3.1 Đặc sắc phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” về nội dung

“Nội dung tác phẩm văn học là mối quan hệ nhất định của con người với các hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm Nó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc đánh giá với cuộc sống”) Nói cách khác, nội dung tác phâm văn học là thể thống nhất giữa cái khách quan

và cái chủ quan Nó vừa phản ánh thực hiện khách quan lại vừa bộc lộ nhiệt hứng lí tưởng, tình cảm thái độ của tác giả trước hiện thực đời sống Tuy

3) Nguyễn Đăng Mạnh, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 -I1945, Nxb ĐHQG, Hà Nội 2000, tr 94

* Nguyễn Xuân Sơn (Biên soạn), Tuyền tập vũ Trọng Phụng, Tập 1, Nxb Văn học, 2006, tr 297

! „ Phương Lựu, Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học, Nxb GD, 2006, tr 249

Ngày đăng: 30/09/2014, 19:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w